watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục-Chính Biên-Quyển thứ III - tác giả Quốc Sử Quán Triều Nguyễn Quốc Sử Quán Triều Nguyễn

Quốc Sử Quán Triều Nguyễn

Chính Biên-Quyển thứ III

Tác giả: Quốc Sử Quán Triều Nguyễn

Từ Canh Thìn (1040), Lý Thái Tông, năm Kiền phù hữu đạo thứ 2 đến Tân Mùi (1091), Lý Nhân Tông, năm Quảng Hựu thứ 7, gồm 52 năm (1040-1091).


Canh Thìn, năm thứ 2 (1040). (Tống, năm Khang Định thứ 1).

Mồng 1, tháng giêng, mùa xuân. Nhật thực.

Tháng 2, phát gấm vóc, hàng của nhà Tống, cho bầy tôi.

Trước đó, nhà vua sai cung nữ dệt gấm vóc, họ đã dệt được thành những tấm hàng rồi; đến đây, sai đem những gấm vóc, hàng của nhà Tống, vẫn chứa trong kho, ban phát cho bầy tôi: từ ngũ phẩm trở lên thì áo gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo vóc, tỏ ý không dụng gấm vóc của Tống nữa.

Lời phê - Được! Tháng 4, mùa hạ. Xuống chiếu: phàm các việc kiện tụng đều giao cả cho Khai Hoàng vương Nhật Tôn xét xử, định đoạt rồi tâu lên.

Dùng điện Quảng Vũ làm nơi xử kiện. Phàm các việc kiện tụng trong nước đều do nơi đó xử đoán rồi tâu lên vua.

Lời chua - Điện Quảng Vũ: Ở phía tây sân rồng điện Thiên An.

Tháng 10, mùa đông. Tượng Phật đã tô xong. Đại xá.

Trước đây, nhà vua sai tạc hơn một nghìn pho tượng Phật và vẽ hơn một nghìn bức tranh Phật; lại làm hơn một vạn chiếc bảo phan360 ; đến đây, làm xong, mở hội, đại xá, tha cho những người phạm tội đồ lưu; xá một nửa tiền thuế cho cả nước.

Tân Tị, năm thứ 3 (1041). (Tống, năm Khánh Lịch thứ 1).

Tháng 6, mùa hạ. Điện Tiền chỉ huy sứ là bọn Đinh Lộc và Phùng Luật mưu làm phản, đều bị giết.

Lộc và Luật âm mưu làm phản, việc phát giác.

Nhà vua hạ chiếu bắt Đinh Lộc, Phùng Luật và đồ đảng chúng giao cho quan lại trị tội. Bọn Lộc, Luật đều bị giết cả.

Tháng 11, mùa đông. Xuống chiếu cho Uy Minh hầu Nhật Quang làm Tri châu Nghệ An.

Nhật Quang là con thứ 8 Lý Thái Tổ; khi nhậm chức ở Nghệ An, làm chính sự có ân huệ với dân. Đến lúc mất, người trong châu ấy lập đền thờ.

Lời chua - Đền Nhật Quang: Ở xã Bạch Đường và xã Hội Thống thuộc tỉnh Nghệ An; bây giờ vẫn còn.

Nùng Trí Cao làm phản. Nhà vua sai tướng đi đánh, bắt được Trí Cao, lại cho làm châu mục châu Quảng Nguyên.

Trí Cao trốn ở động núi, đến đây cùng với mẹ là Ả Nùng từ động Lôi Hỏa, lại ra giữ châu Thảng Do, đổi châu ấy là nước Đại Lịch. Nhà vua sai tướng đi đánh, bắt được Trí Cao điệu về kinh đô. Nhà vua thương tình vì cha và anh đều đã bị giết, nên tha tội và cho hắn làm chức châu mục Quảng Nguyên; lại lấy các động Lôi Hỏa và châu Tư Lang cho phụ thêm vào địa hạt Trí Cao cai trị.

Lời chua - Hai châu Quảng Nguyên, Thảng Do: Xem năm Thông Thụy thứ 5 (Chb. II, 43).

Động Lôi Hỏa: Theo sách Độc sử phương dư kỷ yếu của Cố Tố Vũ, động Lôi Hỏa ở phía tây bắc phủ Lạng Sơn, khoảng giữa châu Quảng Nguyên và châu Thảng Do. Bây giờ đổi lại ra sao, chưa rõ.

Tư Lang: Trước thuộc tỉnh Thái Nguyên, bây giờ thuộc tỉnh Cao Bằng. Nhà Lý gọi là Tư Lang; nhà Trần vẫn theo như trước; khi thuộc Minh chia làm Thượng Tư Lãng và Hạ Tư Lãng; nhà Lê đổi làm Thượng Lang và Hạ Lang, tức là huyện Thượng Lang và huyện Hạ Lang bây giờ.

Nhâm Ngọ năm Minh Đạo thứ 1 (1042). (Tống, năm Khánh Lịch thứ 2).

Tháng 3, mùa xuân. Nhà vua đi Kha Lãm chính mình cày ruộng tịch điền.

Lời phê361 - Trước đó, nhà Tống đã có niên hiệu là Minh Đạo362 , có lẽ nào vua Lý không biết mà lại đặt trùng? Thật đáng khinh bỉ! Lời chua - Kha Lãm: Tên đất, bây giờ không khảo được.

Tháng 9, mùa thu. Động đất.

Tháng 9 nhuận. Cấm quan lại thu thuế phù lạm.

Khi dân đóng thuế, ngoài mười phần phải nộp vào kho công rồi, quan lại được phép lấy một phần mười nữa, gọi là "hoành đầu". Nếu kẻ nào thu quá số ấy, thì bị xử theo tội ăn trộm. Quản giáp, chủ đô và người thu thuế nếu thu quá lệ đều bị xử tội giống thế cả. Nhà dân nào cáo tỏ sự thu thuế phù lạm thì nhà ấy được miễn dao dịch ba năm; người nào ở kinh thành mà cáo giác ra thì có thưởng.

Khố ti363 thu thuế lụa, nếu ăn lễ lấy lụa của người ta thì cứ mỗi thước lụa phạt 100 trượng; mỗi tấm lụa phạt phối dịch một năm. Còn trên số ấy trở lên thì cứ chiếu theo số tấm lụa đã lấy mà tăng thêm số năm phối dịch.

Lời chua - Quản giáp: Tên quan. Lý Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 16 (1025), định ra các sắc mục quản giáp.

Chủ đô: Không rõ.

Hoành đầu: Theo Kiến văn lục của Lê Quý Đôn, quản giáp, chủ đô và người thu thuế, ngoài mười phần thu thuế, được lấy một phần mười để làm bổng lộc, gọi là "hoành đầu". Sử của Ngô [Thì] Sĩ chua rằng: "Hoành đầu cũng như thể lệ thu thuế ở triều Lê, ngoài tiền thuế, có tiền giấy bút".

Văn Châu làm phản. Tháng 10, mùa đông. Nhà vua sai Khai Hoàng vương Nhật Tôn đi đánh.

Phong Khai Hoàng vương làm đô thống đại nguyên súy đem quân đi đánh.

Ban Hình thư.

Bấy giờ, việc kiện tụng bề bộn. Quan lại giữ pháp luật cứ câu nệ theo thành văn trong luật lệ, haylàm những điều quá khắc nghiệt; vì ậy có nhiều người bị oan uổng quá đáng. Nhà vua thấy thế, động lòng thương, mới sai viên Trung thư sửa định lại luật lệnh. Việc sửa định này phải tham bác châm chước cho thích hợp với thời thế, đặt ra từng môn, từng loại, phân ra từng điều, từng khoản, làm hẳn thành bộ Hình thư của một triều đại. Khi sách làm xong, nhà vua xuống chiếu cho ban hành: ai cũng khen là tiện lợi. Nhân đó đổi niên hiệu là Minh Đạo.

Bấy giờ lại định rõ điều mục về các lệnh cấm:

Phàm ai bán kẻ hoàng nam ở dân gian làm nô bộc tư gia, nếu đã bán rồi thì phạt 100 trượng và thích 20 chữ vào mặt; chưa bán mà đã phục dịch người ta thì phạt 100 trượng và thích 10 chữ vào mặt. Kẻ tri tình mà cứ mua, cũng phạm tội, nhưng giảm xuống một bậc.

Phàm ăn trộm trâu của công phải phạt 100 trượng; ăn trộm một con bắt phạt thành hai.

Đương đêm vào nhà người gian dâm vợ cả hay vợ lẽ người ta nếu chủ nhân giết chết ngay lúc bấy giờ thì không bị luận tội.

Kẻ trộm dùng sức mạnh để lấy được của người ta, phạt 100 trượng; nếu chưa lấy được của mà làm người ta bị thương thì phải tội lưu.

Lời chua - Hình thư: Theo Lịch triều hiến chương, Văn tịch chí , của Phan Huy Chú, sách Hình thư đời Lý Thái Tông, 3 quyển, bây giờ thất truyền.

Hoàng nam: Sử của Ngô [Thì] Sĩ chua rằng: Triều Lý, dân đinh đến 18 tuổi, ghi tên vào hoàng sách364 , gọi là "hoàng nam"; đến 20 tuổi trở lên gọi là "đại hoàng nam". Ai nuôi nô bộc riêng, chỉ được nuôi người nào chưa đến tuổi hoàng nam365 .

Tháng 11. Định rõ thể lệ cho chuộc tội.

Phàm nhân dân, người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống, người có nhược tật366 và người có họ thân với nhà vua phải để tang nhau từ chín tháng trở lên, nếu phạm tội thì đều được cho chuộc tội, chỉ trừ người nào phạm vào tội thập ác367 thì không tha.

Đói lớn.

Quý Mùi, năm thứ 2 (1043). (Tống, năm Khánh Lịch thứ 3).

Tháng 3, mùa xuân. Sai Khai Hoàng vương Nhật Tôn đi đánh Ái Châu, Phụng Kiền vương Nhật Trung đi đánh Văn Châu.

Bấy giờ Ái Châu và Văn Châu đều làm phản; nhà vua cho Khai Hoàng vương làm đô thống sứ đại nguyên súy, đi đánh Ái Châu, Phụng Kiền vương làm đô thống nguyên súy đi đánh Văn Châu. Khi Văn Châu đã dẹp yên, Phụng Kiền vương đem dâng bốn con ngựa ấy là: Tái Thiên, Quảng Thắng, Truy Phong và Nhật Ngự.

Lời chua - Ái Châu: Tức Thanh Hóa. Xem Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 10 (Chb. XXI, 20-21).

Văn Châu: Xem Lý Thái Tổ, năm Thuận Thiên thứ 18 (Chb. II, 25).

Tháng 9, mùa thu. Gia phong Nùng Trí Cao làm Thái bảo368 .

Trí Cao đã được làm Châu mục, đến đây, lại gia phong làm Thái bảo và ban cho quả ấn.

Đóng thuyền chiến.

Bấy giờ Chiêm Thành chống lại mệnh lệnh, nhà vua muốn đi đánh có bảo những người ở tả hữu rằng: "Chiêm Thành mười sáu năm, không giữ lễ cống, ý chừng uy đức của trẫm không tràn thấm đến chúng?". Mọi người đều nói: "Bệ hạ từ khi lên ngôi đến nay, nước kia chống lại mệnh lệnh, không đến triều cống mà triều đình chỉ ban ân đức để vỗ về thôi, chứ chưa hề dương uy diễu vũ, làm như thế, không phải cách để cho người phương xa phải sợ được. Chúng tôi chỉ e trong nước lại có chư hầu khác họ nào đó cũng như Chiêm Thành thì Bệ hạ sẽ dùng cách gì mà chế trị được?". Bấy giờ nhà vua bèn quyết chí đi đánh. Đến đây, xuống chiếu cho đóng các thuyền chiến hơn vài trăm chiếc mang các tên như Rồng, Phượng, Cá, Rắn, Hổ, Báo và Anh Vũ để chuẩn bị dùng vào việc điều bát đi trận.

Lời phê369 - Khơi gợi cái tính ưa nịnh thật quá lắm! Về việc dưới đây370 cũng thế . Tháng 12, mùa đông. Ban chiếu cho chư quân sửa binh khí và áo giáp.

Bấy giờ, ở điện Trường Xuân, cái mộc của vua tự nhiên rung động (vô cớ, tự nó động đậy). Nhà vua đem việc đó ra hỏi. Bầy tôi đều nói: "Trước khi có gió, chim loan bay liệng, trước khi có mưa, đá đổ mồ hôi, là cơ màu cảm thông đáp ứng lẫn nhau. Nay sắp dấy quân, binh khí tự nhiên rung động, thì còn có gì đáng nghi ngờ?". Nhà vua cho là phải, xuống chiếu cho chư quân sửa áo giáp và binh khí, hẹn đến mùa xuân sang năm, đi đánh Chiêm Thành.

Ban tiền Minh Đạo cho các quan.

Giáp Thân, năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 1 (1044). (Tống, năm Khánh Lịch thứ 4).

Tháng giêng, mùa xuân. Nhà vua tự làm tướng đi đánh và thắng được nước Chiêm Thành, chém chúa Chiêm là Sạ Đẩu. Vợ chúa Chiêm là Mị Ê giao mình xuống sông tự tử.

Giao cho Khai Hoàng vương Nhật Tôn trông coi việc nước, nhà vua thân đốc chư quân, hàng vạn chiếc thuyền cùng xuất phát. Khi thuyền đến cửa biển Đại Ác, gió êm sóng lặng, nhà vua sai đổi tên Đại Ác là Đại An. Khi đến núi Ma Cô, có đám mây tía đỡ lấy mặt trời. Khi qua vũng Hà Não, có một đám mây che trên thuyền vua, hễ thuyền đi thì đám mây cũng đi, thuyền đứng lại thì đám mây cũng đứng lại. Một ngày thuận gió, vượt qua bãi Đại Trường Sa và Tiểu Trường Sa, thẳng đến cửa biển Ô Long. Chúa Chiêm đem cả quân và voi bày trận ở bờ bên nam sông Ngũ Bồ để chống cự quan quân ta. Nhà vua ở bên bờ bắc sông ấy chia tướng sĩ ra từng bộ phận, mở cờ, gióng trống, đi tắt sang sông, đánh địch. Chưa giao chiến, quân Chiêm đã tự vỡ ngay. Quan quân đuổi đánh, chém được ba vạn thủ cấp. Quách Gia Di chém đầu chúa Chiêm Sạ Đẩu, tại trận, đem dâng; bắt sống tướng sĩ địch hơn năm nghìn người, và tước được hơn ba mươi thớt voi đã luyện tập thuần thuộc. Người Chiêm bị quan quân ta giết chết xác chất đầy nội. Nhà vua động lòng thương, ra lệnh cấm giết càn. Đoạn, kéo quân vào thành Phật Thệ, bắt được vợ cả, vợ lẽ của chúa Chiêm và những cung nữ giỏi ca múa khúc điệu Tây Thiên. Nhà vua sai sứ đi khắc các làng xóm, phủ dụ nhân dân.

Tháng 8, kéo quân về, đến hàng doanh Nghệ An, vời Uy minh hầu Nhật Quang ra yên uỷ, trao cho quyền tiết việt ở châu Nghệ An, lại gia phong tước vương. Trước đấy, nhà vua giao việc vận tải quân lương cho Nhật Quang; Nhật Quang đặt ra trại Bà Hòa, lại tùy từng nơi đặt ra những đồn bằng đất, thu tô thuế ở Nghệ An chứa đầy vào đó, nên khi nhà vua hành quân, việc tiếp tế lương ăn được đầy đủ, không thiếu; nhà vua khen lắm, nên có việc phong thưởng này.

Tháng 9, đến hành điện Lỵ Nhân, nhà vua cho vời vợ Sa Đẩu, chúa Chiêm Thành, là Mị Ê, lên hầu thuyền ngự. Mị Ê khôn xiết uất ức căm hờn, lẳng lặng quấn cái chiên vào người rồi gieo mình xuống sông tự tử. Nhà vua khen là trinh tiết, phong làm Hiệp Chính hựu thiện phu nhân.

Lời phê371 - Bây giờ không nghe nói có việc người Chiêm vào lấn cướp thì không phải là bất đắc dĩ mà dùng binh, thế mà muốn phô sức mình, thích lập công nghiệp, buông thả lòng dục, giết hại mạng người! Thậm chí cướp bắt phụ nữ để chứa đầy vào hậu cung: việc này lại càng thất đức! So với Mị Ê, thật đáng thẹn chết! Huống chi khúc điệu Tây Thiên là thanh âm mất nước, gây nên sự mê muội cho con cháu đời sau372 ! Thế thì trong sự thất đức lại càng thất đức hơn nữa! Thái Tông là bậc vua hiền mà làm như thế, thực đáng tiếc! Về phần bầy tôi bấy giờ cũng không sao tránh khỏi cái tội nống ác của vua! Lời chua - Đại Ác: Tức là Đại Nha. Xem Lý Hậu đế, năm thứ 1 (Tb. IV, 13).

Núi Ma Cô: Có tên nữa là Lễ Đễ, ở ngoài biển thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Cửa biển Ô Long: Ở phía đông nam huyện Phú Vinh, thuộc Thừa Thiên. Nhà Lý gọi là Ô Long; nhà Trần gọi là Tư Dung; nhà Mạc đổi là Tư Khách; nhà Lê gọi là Tư Dung, tức là cửa biển Tư Hiền bây giờ.

Thành Phật Thệ: Theo sách Thanh Nhất thống chí , mục An Nam cổ tích , thành Phật Thệ là kinh đô cũ của vua Chiêm, bây giờ ở về địa phận xã Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên.

Lỵ Nhân: Tức là Lợi373 Nhân. Xem Lý Nhân Tông, năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 6 (Chb. IV, 14).

Đại tiểu Trường Sa: Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn chép rằng: Theo ven biển, từ phía nam cửa Nhật Lệ đến cửa Minh Linh gọi là Đại Trường Sa; từ phía nam cửa Việt Hải đến cửa Tư Dung gọi là Tiểu Trường Sa.

Sông Ngũ Bồ, vùng Hà Não: Đều không khảo được.

Trại Bà Hòa: Ở sông Bà Hòa. Xem Lê Đại Hành, năm Thiên Phúc thứ 4 (Chb. I, 20).

Tháng 9, mùa thu. Nhà vua đi đánh Chiêm Thành về, làm lễ cáo nhà thái miếu về việc thắng trận.

Đem việc chiến thắng Chiêm Thành cáo nhà thái miếu, nhà vua ngự ở điện Thiên An, làm lễ "ẩm chí"374 . Bầy tôi dâng hơn năm nghìn người Chiêm bị bắt làm tù binh. Nhà vua xuống chiếu lấy trấn Vĩnh Khang và Đăng Châu đặt ra làng xóm phỏng theo như tên gọi cũ của Chiêm Thành, để họ cứ chiếu theo bộ thuộc, nhận lấy mà ở. Lại làm ra cung riêng để cho cung nữ Chiêm Thành ở.

Tuyên dương công lao bình Chiêm: Từ lục phẩm trở lên ban cho áo gấm, từ thất phẩm trở xuống ban cho áo the.

Bấy giờ các nước ở xa đến chầu, đặt ra trạm Hoài Viễn để cho họ tạm nghỉ. Lại đặt trấn Vọng Quốc và bảy trạm là Tuyên Hóa, Vĩnh Thông, Thanh Bình, Quy Đức, Bảo Ninh, Cảm Hóa và An Dân, mỗi trạm đều lập mốc tiêu đề để làm chỗ hành khách nghỉ ngơi.

Lời chua - Vĩnh Khang: Thuộc Nghệ An. Bây giờ là huyện Vĩnh Hòa, phủ Tương Dương.

Đăng Châu: Thuộc tỉnh Hưng Hóa. Nhà Lý gọi là Đăng Châu; nhà Trần gọi là trấn Thiên Hưng; khi thuộc Minh gọi là châu Quy Hóa; nhà Lê đổi làm phủ, tức là phủ Quy Hóa bây giờ.

Trấn Vọng Quốc: Không khảo được.

Tháng 11, mùa đông. Bầy tôi kính dâng tôn hiệu.

Dâng tôn hiệu nhà vua là Thánh Đức Thiên Cảm Tuyên Hóa Thánh Vũ. Nhân đó xin đổi niên hiệu. Nhà vua nghe theo.

Xuống chiếu xá cho dân một nửa tiền thuế năm nay.

Tờ chiếu rằng: "Mới rồi, vì có việc hành quân, trở ngại đến công việc canh nông; ngờ đâu vụ đông năm nay mùa màng lại được phong đăng. Trăm họ no đủ thì trẫm còn thiếu thốn với ai? Vậy xá cho dân một nửa tiền thuế".

Tháng 12. Định rõ lại pháp luật về tội đào ngũ.

Theo luật lệ định trước: phàm các quan chức hễ ai bỏ trốn, phạt 100 trượng, thích 50 chữ vào mặt, và phải tội đồ. Quân lính đào ngũ mà cướp của cải đồ vật của người khác, phạt 100 trượng, thích 30 chữ vào mặt. Người giữ trấn hay trại mà bỏ trốn, cũng bắt tội như vậy. Quân lính bỏ trốn hơn một năm, phạt 100 trượng, thích 50 chữ vào mặt. Người nào bỏ trốn không theo xa giá khi vua đi chơi, phạt 100 trượng, thích 10 chữ vào mặt.

Nay định rõ lại điều lệ về lệnh cấm: Quân lính bỏ trốn thì phải khép vào một tội trong ba hạng tội lưu375 . Kẻ coi ngục không được sai khiến tù nhân làm việc riêng của mình, nếu kẻ nào vi phạm, phạt 80 trượng và bắt đi phối dịch.

Ất Dậu, năm thứ 2 (1045). (Tống, năm Khánh Lịch thứ 5). Chế xe Thái Bình.

Dùng voi kéo xe; bộ bành voi kiểu Chiêm Thành (gọi là bồng la nga) thì trang sức bằng vàng. Lại đặt ra toán long quân theo hầu xe, dùng kiêu kỵ tướng quân Trần Nẫm quản lĩnh toán quân ấy.

Lời chua - Bồng la nga: Sử cũ chua "bồng la nga là cái yên voi (tượng yên) kiểu Chiêm Thành". Sử của Ngô [Thì] Sĩ chua rằng: "La nga là cái bành có mui đặt trên mình voi, chứ không phải yên voi".

Bính Tuất, năm thứ 3 (1046). (Tống, năm Khánh Lịch thứ 6).

Đinh Hợi, năm thứ 4 (1047). (Tống, năm Khánh Lịch thứ 7).

Mậu Tí, năm thứ 5 (1048). (Tống, năm Khánh Lịch thứ 8).

Tháng 9, mùa thu. Sai tướng quân Phùng Trí Năng đi đánh Ai Lao và thắng được.

Trí Năng bắt được người và súc vật Ai Lao đưa về.

Lời chua - Ai Lao: Xem Triệu Việt vương năm thứ 2 (Tb. IV, 9).

Nùng Trí Cao lại làm phản. Sai Quách Thịnh Dật đi đánh không được. Trí Cao tấn công sang đất Tống, đánh phá được Ung Châu.

Trí Cao giữ động Vật Ác, làm phản, tiếm xưng là nước Đại Nam, đổi niên hiệu là Cảnh Thuỵ. Nhà vua sai thái uý Quách Thịnh Dật đi đánh, không được, phải rút về. Nhân dịp đó, Trí Cao xin phụ theo nhà Tống; vua Tống không cho. Trí Cao bèn cùng đồ đảng định mưu lấn cướp bờ cõi nhà Tống. Một hôm, hắn đốt ngay chỗ ở, nói gạt mọi người rằng: "Của nả của chúng ta chứa chất từ bao lâu này đều bị lửa

trời đốt cháy mất cả, sinh kế cùng quẫn rồi! Bây giờ chỉ có cách là chi bằng sang đánh lấy Ung Châu và Quảng Châu của Tống, tự lập làm vua". Mọi người đều vâng theo. Trí Cao liền đem năm nghìn quân, theo ven sông, đổ xuống miền đông, đánh hãm được Ung Châu nhà Tống.

Lời cẩn án - Ở đây, Sử cũ chép rằng Trí Cao xin hàng nhà Lý. Nhưng nay xét Trí Cao bấy giờ đặt quốc hiệu, đổi niên hiệu, khí thế đang quá rông rỡ, một cánh quân của Thịnh Dật không thể hạ nổi. Nếu quả phải đầu hàng, Trí Cao sao lại xin theo về với nhà Tống để chống lại triều đình. Sử của Ngô [Thì] Sĩ sửa lại, chép là "đánh không được" nay cũng theo như vậy . Lập đàn Xã và đàn Tắc376 .

Lập đàn ở ngoài cửa Trường Quảng, bốn mùa cầu đảo cho được mùa.

Tháng 12, mùa đông. Mới làm lễ nghinh xuân.

Ngày lập xuân. Nhà vua sai các quan làm lễ nghinh xuân.

Kỷ Sửu, năm Sùng Hưng đại bảo thứ 1 (1049). (Tống, năm Hoàng Hựu thứ 1).

Tháng 10, mùa đông. Dựng chùa Diên Hựu.

Trước đây, nhà vua chiêm bao thấy phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt ngài cùng lên. Kịp lúc tỉnh dậy, vời bầy tôi đến nói chuyện mộng ấy và cho là không lành. Bấy giờ có nhà sư khuyên vua làm chùa. Ngài nghe theo, sai lập một cái cột đá, trên đó làm tòa sen thờ phật Quan Âm, rồi họp các sư tụng kinh để cầu cho nhà vua được sống lâu, gọi là chùa Diên Hựu.

Lời chua - Chùa Diên Hựu: Ở thôn Thanh Bảo, huyện Vĩnh Thuận, tức chùa Một Cột bây giờ.

Canh Dần, năm thứ 2 (1050). (Tống, năm Hoàng Hựu thứ 2).

Tháng 3, mùa xuân. Nước Chiêm Thành cống voi trắng.

Tháng 6, mùa hạ có nạn thủy tai lớn.

Tân Mão, năm thứ 3 (1051). (Tống, năm Hoàng Hựu thứ 3).

Tháng giêng, mùa xuân. Định phép khảo hạch các quan lại.

Các quan văn vũ, người nào làm việc lâu năm, không có lỗi gì, thì được thăng trật có thứ bậc khác nhau.

Tháng 8, mùa thu. Cử hành lễ cho toàn dân được uống rượu mừng.

Cho dân được uống rượu nhân dịp trong nước có việc vui mừng. Lại ban cho vải lụa tiền bạc nhiều ít khác nhau.

Tháng 11, mùa đông. Khai sông Lẫm.

Lời chua - Lẫm Cảng: Ở huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nhâm Thìn, năm thứ 4 (1052). (Tống, năm Hoàng Hựu thứ 4).

Tháng 3, mùa xuân. Đặt quả chuông lớn ở sân rồng.

Đúc chuông lớn để ở sân rồng điện Thiên An, cho dân hễ ai có điều gì oan ức không thông đạt được lên trên thì đánh chuông để thấu đến nhà vua.

Quý Tị, năm thứ 5 (1053). (Tống, năm Hoàng Hựu thứ 5).

Tháng giêng, mùa xuân. Động đất.

Rồng vàng hiện ra.

Rồng hiện ở gác Đoan Minh. Bầy tôi đều mừng. Riêng có sư Pháp Ngữ nói: "Rồng bay ở trên trời, bây giờ lại hiện ra ở dưới, đó là điều chẳng lành".

Tháng 7, mùa thu. Nạn thủy tai lớn.

Tháng 10, mùa đông. Trí Cao sai người đến xin giúp quân.

Nhà vua xuống chiếu cho Chỉ huy sứ377 Vũ Nhị đem quân đi cứu viện.

Trước đó, Trí Cao lấn cướp bờ cõi nhà Tống, quân Tống họp lại đánh. Nhà vua dâng biểu xin đem quân sang đánh giúp. Vua Tống ưng thuận. Nhà vua bèn sai tướng đem hai vạn quân theo đường thủy tiến sang. Khi quân ta sắp kéo vào cửa ải thì Địch Thanh nói với vua Tống: "Mượn quân nước ngoài để trừ giặc bên trong, không phải là điều lợi cho ta đâu. Đối với một Trí Cao, sức quân hai tỉnh Quảng378 còn không đủ chế trị? Thế mà phải mượn đến quân nước ngoài! Nếu nhân dịp đó nó nổi loạn, thì ta lấy gì ngăn cản được?". Theo lời Địch Thanh bàn, vua Tống xuống chiếu bảo quân ta thôi đừng sang nữa. Đến đây, Trí Cao xin giúp quân. Nhà vua y theo như lời Trí Cao cầu xin.

Theo Cương mục tục biên (Trung Quốc), Trí Cao đánh hãm Ung Châu, tới chốn châu lỵ, tự xưng là Nhân Huệ hoàng đế, đổi niên hiệu là Khải Lịch, rồi tung quân ra cướp bóc. Chúng kéo đến châu huyện nào thì châu huyện ấy bỏ thành, chạy cả. Chúng phá luôn được tám châu là Hoành, Quý, Đăng, Ngô, Khang, Đoan, Cung và Tầm; tiến vây Quảng Châu, đến sát chân thành, đánh mãi không hạ được, lại kéo vào Ung Châu. Vua Tống nghe biết việc ấy, bèn dùng bọn Dư Tĩnh, Dương Điền, Tôn Miện trù tính việc chống lại Trí Cao. Bây giờ Trí Cao ngày càng cướp bóc nhiễu loạn, mà bọn Dương Điền mãi không làm được công trạng gì, vua Tống lấy làm lo lắng. Trí Cao đưa thư xin làm Tiết độ sứ ở Ung Châu và Quế Châu. Vua Tống đã toan nhận cho Trí Cao đầu hàng, thì bấy giờ Xu mật phó sứ Địch Thanh dâng biểu xin đi đánh, vua Tống bèn cho Địch Thanh làm Tuyên phủ sứ, quản đốc các quân đi đánh dẹp. Địch Thanh đến Quảng Nam379 , hợp lại với quân Tôn Miện và Dư Tĩnh, tiến đóng Tân Châu, dặn các tướng tá không được liều lĩnh đánh nhau với địch. Bấy giờ, Trần Thự, kiềm hạt tỉnh Quảng Tây, tự tiện đem tám nghìn bộ binh ra đánh, bị tan vỡ ở cửa ải Côn Luân. Địch Thanh hội họp các tướng, xử tội Thự, đem chém. Rồi đóng binh, giữ vững dinh trại, cho quân nghỉ 10 ngày. Mọi người không ai lường biết ra sao. Quân do thám của địch về báo rằng quân Tống hãy còn chưa tiến ngay. Đến ngày hôm sau, Địch Thanh lập tức sắp quân qua cửa Côn Luân; Trí Cao dốc hết quân ra chống đánh. Địch Thanh phất cờ, thúc hai cánh tả hữu của đội kỵ binh xông ra đánh: Trí Cao thua chạy. Quân Tống đuổi theo năm mươi dặm, chém vài nghìn thủ cấp. Đồ đảng của Trí Cao là bọn Hoàng Sư Mật hơn một trăm năm mươi người đều tử trận cả. Trí Cao đốt thành, đang đêm lẩn trốn, chạy sang Đại Lý380 . Hai năm sau, Dư Tĩnh sai Đô giám Tiêu Chú vào đạo Đặc Ma, bắt sống được mẹ Trí Cao và em y là Trí Quang, con y là Kế Phong, v.v... Lại mộ những kẻ cảm tử cho vào Đại Lý để lùng tìm Trí Cao, nhưng bấy giờ Trí Cao đã chết rồi. Người Tống lấy đầu Trí Cao, đóng vào hòm đem về kinh đô, rồi giết mẹ y luôn với em và con y. Họ Nùng bị diệt từ đấy.

Lời phê381 - Ngang trái quá! Lời cẩn án - Sử cũ chỉ chép: "Tháng 10, mùa đông, Quý Tị, năm thứ 5 (1053), Lương Châu6 lại xin quân đi cứu. Nhà vua xuống chiếu cho Vũ Nhị đem quân đi cứu viện", nhưng không chép rõ là có hay không đánh nhau với quân Tống, hoặc vì cớ gì mà bãi binh. Nay xét sử Cương mục tục biên (Trung Quốc) chép rằng: "Tháng giêng, mùa xuân, năm Quý Tị (1053), Địch Thanh đánh cho Trí Cao đại bại, Trí Cao phải chạy vào

Đại Lý. Sau đó hai năm, Trí Cao chết". Còn từ tháng 10, mùa đông, năm Quý Tị (1053) trở về sau, không hề thấy chép việc Trí Cao xin quân cứu và quân nhà Lý đi cứu. Như thế, hoặc giả Trí Cao sau khi chạy đến Đại Lý, muốn nhờ quân Lý giúp mình, còn quân Lý sở dĩ đi cứu Trí Cao, chừng vì là giận người Tống, trước đó, từ chối không nhận cho quân mình đánh giúp, nên muốn nhân dịp để cầu lợi; kịp khi nghe biết Trí Cao không đủ sức chống được quân nhà Tống, nên quân cứu mới nửa vời ngừng lại mà không quả quyết cho đi nữa. Chứ nếu quả nhà Lý đã đem quân ra ngoài biên giới đánh nhau với Tống thì việc biên cương là trọng đại, người Tống há lại dìm đi được sao? Đoạn này Sử cũ ghi chép không rõ, vậy hãy để đó, sẽ khảo sau . Lời chua - Ung Châu: Xem Đinh Toàn, năm Thái Bình thứ 11 (Chb. I, 14).

Quảng Châu: Xem thuộc Lương, năm Đại Đồng thứ 7 (Tb. IV, 2).

Ngô Châu: Tức Thương Ngô. Xem Triệu Vương382 , năm Kiền Đức thứ 1 (Tb. II, 4).

Đằng Châu383 : Xem ngang với Tống Thái Tổ, năm Kiền Đức thứ 4 (Tb. III, 30).

Tầm Châu, Quý Châu, Cung Châu, Hoành Châu: Theo sách Thanh Nhất thống chí , mấy châu này đều thuộc tỉnh Quảng Tây: Quý Châu và Cung Châu thuộc phủ Tầm Châu; Quý Châu tức là Quý huyện bây giờ; Cung Châu tức là huyện Bình Nam bây giờ; Hoành Châu thuộc phủ Nam Ninh.

Quế Châu: Nay thuộc phủ Quế Lâm.

Đoan Châu, Khang Châu: Đều thuộc tỉnh Quảng Đông: Đoan Châu tức là phủ Triệu Khánh bây giờ; Khang Châu thuộc phủ Triệu Khánh bây giờ là lộ Đức Khánh.

Tầm Châu: Thuộc phủ Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây.

Cửa ải Côn Luân: Ở phía đông bắc huyện Tuyên Hóa, phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây. Xưa có cửa ải ở núi Côn Luân, nên gọi tên như vậy.

Đạo Đặc Ma: Thuộc tỉnh Vân Nam, tức là phủ Quảng Nam bây giờ.

Đại Lý: Tên nước. Theo Minh sử, Vân Nam thổ ti truyện , nước Đại Lý là đất huyện Diệp Du nhà Đường. Cuối niên hiệu Khai Nguyên (713-741), Bì La Các, người Mông Chiếu, đóng đô ở đấy, là Nam Chiếu, đặt quốc hiệu là Đại Mông, rồi lại đổi là Đại Lễ. Đến triều Tấn (936-946) đời Ngũ đại (907-959), Đoàn Tư Bình lên cầm quyền chính trong nước, đổi gọi là nước Đại Lý. Khoảng niên hiệu Hồng Vũ (1368-1398) nhà Minh, Đoàn Thế bị bắt, nhà Minh đổi nước của y làm phủ Đại Lý, đặt Vệ quân và Chỉ huy sứ ti, cho thuộc vào tỉnh Vân Nam.

Giáp Ngọ, năm thứ 6 (1054). (Tháng 10 trở về sau, là triều Lý Thánh Tông hoàng đế, niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ 1. Tống, năm Chí Hòa năm thứ 1).

Tháng 7, mùa thu.

Xuống chiếu cho Khai Hoàng vương Nhật Tôn thay vua ra ngự triều, nghe quần thần tâu bày chính sự.

Bấy giờ nhà vua se mình nên có mệnh lệnh này.

Tháng 10, mùa đông. Nhà vua mất.

Nhà vua mất ở điện Trường Xuân, miếu hiệu là Thái Tông, ở ngôi 27 năm, thọ 55 tuổi.

Lời cẩn án - Theo lệ trong sử Cương mục (Trung Quốc) thì đối với một ông vua, lúc chết, lúc táng đều có chép cả , Sử cũ về các vua triều Lý, chỉ có Thái Tổ và Nhân Tông là có chép an táng, còn thì không thấy chép . Sử của Ngô [Thì] Sĩ nói rằng các vua Lý khi mất, đem về táng ở phủ Thiên Đức, đều gọi là Thọ Lăng, nhưng không nói táng vào tháng nào, năm nào. Nay không khảo được. Thái tử Nhật Tôn lên ngôi, đổi lại niên hiệu (tức Lý Thánh Tông).

Đổi quốc hiệu là Đại Việt.

Trước kia, Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Các triều đại sau vẫn theo như thế; đến đây mới đổi lại.

Tôn mẹ là Mai thị làm Kim Thiên hoàng thái hậu.

Ban quan tước cho các cựu thần ở đông cung384 có thứ bậc khác nhau.

Năm Ất Mùi (1055). Lý Thánh Tông hoàng đế niên hiệu Long Thụy Thái Bình thứ 2. (Tống, năm Chí Hòa thứ 2).

Tháng 2, mùa xuân. Nước Chiêm Thành sai sứ sang cống.

Tháng 10, mùa đông. Ban ơn chẩn tế cho những tù bị giam trong ngục.

Bấy giờ rét dữ, nhà vua bảo những người ở tả hữu rằng: "Trẫm ở chốn cung sâu, sưởi thứ than chế bằng xương loài thú, mặc áo hồ cừu, mà còn rét thế này. Trẫm rất thương xót những người tù bị giam trong ngục kia: cơm không đủ no lòng, áo không đủ che cật, thì bị gió rét dằn vặt đến đâu! Vậy hạ lệnh cho viên quan có trách nhiệm phát chăn, chiếu cho họ và mỗi ngày cho ăn hai bữa.

Lời phê - Còn dân lành thì sao? Sứ nhà Tống sang.

Trước đó nhà vua sai sứ sang cáo phó với nhà Tống. Đến đây, sứ Tống sang làm lễ tế viếng Lý Thái Tông và sách phong Lý Thánh Tông làm Giao Chỉ quận vương.

Bính Thân, năm thứ 3 (1056). (Tống, năm Gia Hựu thứ 1).

Tháng giêng, mùa xuân. Nước Chân Lạp sai sứ sang cống.

Lời chua - Chân Lạp: Xem thuộc Đường, Tuyên Tông, năm Đại Trung thứ 12 (Tb. IV, 39).

Tháng 4, mùa hạ. Xuống chiếu khuyến nông.

Dựng chùa Sùng Khánh.

Làm chùa ở phường Báo Thiên, xây tháp 12 tầng, cao vài mươi trượng, trích trong kho lấy một vạn hai nghìn cân đồng, đúc quả chuông lớn. Chính nhà vua làm bài minh khắc vào chuông.

Lời chua - Phường Báo Thiên: Ở thôn Tiên Thị, huyện Thọ Xương tỉnh Hà Nội, dấu vết chùa vẫn còn.

Đinh Dậu, năm thứ 4 (1057). (Tống, năm Gia Hựu thứ 2).

Tháng giêng, mùa xuân. Sai sứ sang nhà Tống.

Đem con thú lạ sang tặng nhà Tống, nói gạt là con lân. Xu Mật sứ nhà Tống là Điền Huống nói rằng: "Đó chỉ à con thú lạ, chứ không phải con lân". Tư Mã Quang nói: "Nếu quả là con lân thực, mà xuất hiện không đúng lúc, cũng không phải là điềm lành; nếu lại là con lân giả thì chỉ tổ cho người phương xa cười thôi". Thế rồi nhà Tống tặng tiễn ưu hậu, bảo sứ giả về.

Mậu Tuất, năm thứ 5 (1058). (Tống, năm Gia Hựu thứ 3).

Mùa xuân. Sửa lại cửa Tường Phù.

Cửa Tường Phù là cửa Đông kinh thành, dựng lên từ năm Thuận Thiên thứ 1 (1010); đến đây sửa lại.

Kỷ Hợi, năm Chương thánh gia khánh thứ 1 (1059). (Tống, năm Gia Hựu thứ 4).

Tháng 3, mùa xuân. Sang đánh Tống, quân ta kéo đến Khâm Châu lại trở về.

Quân ta kéo đến Tư Lẫm doanh thuộc Khâm Châu, diễu võ dương uy rồi trở về. Việc hành quân này vì ghét nhà Tống tráo trở.

Lời cẩn án - Sử của Ngô [Thì] Sĩ chép: "Bấy giờ sứ Tống sang sách phong, sứ ta sang đáp lễ, chưa nghe có việc gì tráo trở, hoặc giả việc xuất quân sang Khâm Châu là ý của Lý Thái Tông định làm từ trước, mà Lý Thánh Tông nối theo ý cha, muốn thử giở võ với Tống, nhưng chưa làm được đấy thôi". Nay xét: Sử họ Ngô chép thế, không giống với Sử cũ, nhưng cũng chép cả để tham khảo . Lời phê385 - Vô lý! Lời chua - Khâm Châu: Xem Lê Đại Hành, năm Ứng Thiên thứ 10 (Chb. I, 36).

Tháng 8, mùa thu. Đặt ra kiểu mẫu triều phục.

Nhà vua ngự ở điện Thủy Tinh, sai các quan đội mũ phốc đầu386 đi giày và bí tất vào chầu. Tục đội mũ phốc đầu là trước từ đấy.

Sách Giao Chỉ di biên (không rõ họ tên người làm sách) chép: An Nam lúc mới dựng nước, mọi việc hãy còn đơn giản sơ sài; đến nhà Lý mới làm ra cung thất. Cung điện thì có điện Thủy Tinh, điện Thiên Quang. Quan trong và quan ngoài thì có những chức như phụ quốc thái uý, gián nghị đại phu, tả hữu ti lang trung, viên ngoại lang, xu mật sứ, kim ngô, lĩnh binh sứ. Lễ nhạc văn vật xem ra cũng đã đầy đủ.

Quy định quân hiệu.

Quân hiệu có: Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thần Điện, Phủng Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược, Vạn Tiệp, đều chia ra tả và hữu, trên trán đều thích chữ "Thiên tử quân".

Sách Vân đài loạn ngữ của Lê Quý Đôn có trích dẫn truyện Thái Diên Khánh nhà Tống: "Diên Khánh từng phỏng theo phép hành quân của An Nam: bộ đội chia ra chín tướng, gồm có các binh chủng như chính binh387 , tay cung tên388 , đoàn người ngựa389 . Mỗi tướng, từ quân bộ đến quân kỵ và khí giới, đều như nhau. Lại chia ra bốn bộ là Tả, Hữu, Tiền, Hậu, gộp lại là 100 đội. Mỗi đội đều có quân trú chiến390 và quân thác chiến391 . Còn người và ngựa của quân Phiên thì chia riêng làm đội khác, không cho lẫn lộn với quân khác để phòng sự biến loạn, gần đâu thì cho họ lệ thuộc vào đó. Hạng quân già yếu thì cho đóng ở thành trại. Diên Khánh đem binh pháp ấy trình bày tường tận trong bức thư dâng lên vua Tống. Tống Thần Tông (1068-1085) khen là hay". Binh pháp triều Lý được Trung Quốc phỏng theo là thế đấy. Nhà

Lý, phía bắc, phá được châu Ung, châu Liêm, phía nam, bình được Chiêm Thành, Chân Lạp, đánh đâu được đấy, thật là có cớ thế chứ!

Nay xét: quân hiệu triều Lý chỉ thấy tản mát trong sách, còn binh chế ra sao, không khảo được.

Lời phê392 - Gần như khoác lác! Canh Tí, năm thứ 2 (1060). (Tống, năm Gia Hựu thứ 5).

Tháng 7, mùa thu. Sai sứ sang Ung Châu nhà Tống.

Trước đó, châu mục Lạng Châu, Thân Thiệu Thái, đuổi bắt những kẻ trốn tránh, vượt sang đất Tống, bắt chỉ huy sứ Tống là Dương Bảo Tài đem về. Quân Tống tràn sang xâm lấn bên ta, nhưng thất bại. Đến đây, Tống sai Lại bộ thị lang Dư Tĩnh đến Ung Châu để hội nghị. Nhà vua sai Phí Gia Hựu sang dự hội. Dư Tĩnh lại đưa hậu lễ tặng biếu Gia Hựu, nhân tiện đưa thư xin ta trả lại Bảo Tài cho Tống, nhưng nhà vua không nghe.

Lời phê393 - Không tin được! Lời chua - Lạng Châu, Ung Châu: Xem Đinh Toàn, năm Thái Bình thứ 2 (Chb. I, 14).

Tháng 8. Làm hành cung ở bên hồ Dâm Đàm.

Làm hành cung ở bên hồ Dâm Đàm, để dùng khi ngự xem đánh cá.

Lời chua - Dâm Đàm: Còn tên nữa là hồ Lãng Bạc. Xem thuộc Hán, Quảng Vũ, năm Kiến Vũ thứ 18 (Tb. II, 2).

Tân Sửu, năm thứ 3 (1061). (Tống, năm Gia Hựu thứ 6).

Tháng 2, mùa xuân. Tuyển con gái dân gian đưa vào cung.

Tuyển 12 người con gái sung vào hậu cung.

Nhâm Dần, năm thứ 4 (1062). (Tống, năm Gia Hựu thứ 7).

Quý Mão, năm thứ 5 (1063). (Tống, năm Gia Hựu thứ 8).

Giáp Thìn, năm thứ 6 (1064). (Tống, Anh Tông, năm Trị Bình thứ 1).

Tháng giêng, mùa xuân. Sai sứ sang nhà Tống.

Sang mừng Tống Anh Tông lên ngôi.

Tháng 4, mùa hạ. Dụ bảo các viên quan coi việc hình ngục nên rộng tha cho những tội phạm lầm lẫn.

Nhà vua ngự điện Thiên Khánh, xử kiện. Công chúa Động Thiên hầu bên cạnh. Nhà vua trỏ vào công chúa mà bảo ngục lại: "Ta đem lòng làm cha mẹ đối với dân, cũng như lòng thương con ta đấy. Dân không biết gì, tự mình làm mình mắc phải tội lỗi, ta xót xa lắm. Từ nay, không cứ tội nặng hay nhẹ, cốt phải xét một cách rộng rãi, tha cho tội phạm lầm lẫn".

Lời phê - Thế cũng không phải . Ất Tị, năm thứ 7 (1065). (Tống, năm Trị Bình thứ 2).

Bính Ngọ, năm Long Chương Thiên Tự thứ 1 (1066). (Tống, năm Trị Bình thứ 3).

Tháng giêng, mùa xuân. Lập con là Kiền Đức làm thái tử. Đại xá.

Nhà vua 40 tuổi, chưa có con trai, thường đi các đền chùa để cầu tự; ngự giá đến đâu, người xem chật đường. Khi đến làng Thổ Lỗi, có người con gái hái dâu đứng tựa vào khóm cỏ lan, nhà vua lấy

làm lạ, cho vời vào cung, lập làm _ Lan phu nhân. Đến khi có mang, sinh hoàng tử Kiền Đức, nhà vua mừng lắm. Ngày hôm sau lập làm thái tử, đổi niên hiệu, đại xá, phong _ Lan phu nhân làm thần phi394 , lại gọi là nguyên phi395 , đổi làng Thổ Lỗi làm làng Siêu Loại, vì là sinh quán của nguyên phi.

Lời chua - Làng Siêu Loại: Ở huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh, tức là xã Thuận Quang bây giờ.

Đinh Mùi, năm thứ 2 (1067). (Tống, năm Trị Bình thứ 4).

Tháng 2, mùa xuân. Ngưu Hống và Ai Lao đều tiến cống.

Lễ cống gồm có vàng, bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi.

Lời chua - Ngưu Hống: Tên một dân tộc Mán. Theo Hưng Hóa phong thổ ký của Hoàng Trọng Chính396 , ngôn ngữ và văn tự của Ngưu Hống cũng giống của Ai Lao, Ngưu Hống bây giờ thuộc vào bản đồ nước ta, tức là Yên Châu, tỉnh Hưng Hóa.

Ai Lao: Xem Triệu Việt vương, năm thứ 2 (Tb. IV, 9-10).

Sứ nhà Tống sang.

Trước đó, Tống gia phong nhà vua làm khai phủ nghi đồng tam ti; đến đây, phong làm Nam Bình vương.

Cấp lương bổng cho những quan lại giữ việc hình ngục.

Dùng Ngụy Trọng Hòa và Đặng Thế Tư làm quan Đô hộ phủ sĩ sư, đổi mười người thư gia397 làm án ngục lại398 . Cho Trọng Hòa và Thế Tư mỗi năm mỗi người là năm mươi quan tiền, trăm bó lúa, cá và muối đủ dùng. Các ngục lại, mỗi người hai mươi quan tiền và trăm bó lúa. Việc cấp lương bổng này cốt để gây nuôi lòng thanh liêm của họ.

Theo Lịch triều hiến chương của Phan Huy Chú, dưới triều Lý, các quan trong triều và ngoài các lộ đều không có lương bổng: quan trong, thỉnh thoảng được vua ban thưởng; quan ngoài, được giao phó cho dân một làng để thu thuế ruộng đất, đầm, ao mà tự cung cấp cho mình. Đến đây, các quan lại giữ việc ngục tụng mới có lương bổng thường.

Lời chua - Đô hộ phủ sĩ tư: Theo phép nhà Đinh trước. Xem Đinh Tiên Hoàng, năm Thái Bình thứ 2 (Chb. I, 4).

Mậu Thân, năm Thiên Huống Bảo Tượng thứ 1 (1068). (Tống, Thần Tông, năm Hi Ninh thứ 1).

Tháng 2, mùa xuân. Châu Chân Đăng dâng con voi trắng.

Nhà vua thấy dâng hai con voi trắng, tự cho là điềm lành, do đó đổi lại niên hiệu.

Lời chua - Châu Chân Đăng: Xem Lý Thái Tông, năm Thiên Thành thứ 6 (Chb. II, 37).

Kỷ Dậu, năm Thần Vũ thứ 1 (1069). (Tống, năm Hi Ninh thứ 2).

Tháng 2, mùa xuân. Nhà vua tự làm tướng đi đánh Chiêm Thành, bắt được chúa Chiêm là Chế Củ đem về.

Bây giờ Chiêm Thành khuấy rối ở nơi biên giới, nhà vua giao cho Nguyên phi trông coi việc nước, tự làm tướng đi đánh, lâu mãi không hạ được, mới rút quân về. Khi đến châu Cư Liên, hay tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân vui vẻ, trong nước được yên, nhà vua khảng khái nói: "Kìa, một người đàn bà còn làm được như thế, ta là tài trai mà không hạ được nước Chiêm Thành nhỏ xíu, chả hóa ra xoàng lắm ru?". Nhà vua bèn quay lại đánh nữa, kết quả thắng trận, bắt chúa Chiêm là Chế Củ đem về.

Lời phê399 - Bấy giờ há lại không có đại thần để cho ở lại giữ nước hay sao? Mà phải đến đàn bà can dự chính sự, để chuốc lấy tiếng khen! Sử nói không đúng sự thực, đại loại như thế đấy! Tháng 7, mùa thu. Nhà vua đi đánh Chiêm Thành về, làm lễ dâng tù binh ở nhà thái miếu, đổi lại niên hiệu.

Chúa Chiêm Thành là Chế Củ dâng đất ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính để xin về nước: nhà vua ưng thuận.

Lời chua - Địa Lý: Xưa là đất Việt Thường; đời Hán, thuộc quận Nhật Nam; đời Tống, là châu Địa Lý thuộc Chiêm Thành; nhà Lý đổi là Lâm Bình, nhà Trần đổi là Tân Bình; khi thuộc Minh vẫn để tên như thế; nhà Lê đổi là Tiên Bình. Bấy giờ là đất phủ Quảng Ninh thuộc tỉnh Quảng Bình.

Ma Linh: Xưa là đất Việt Thường; đời Hán, thuộc quận Nhật Nam; đời Tống, là châu Ma Linh thuộc Chiêm Thành; nhà Lý đổi là Minh Linh; nhà Trần vẫn để tên như thế; thuộc Minh, đổi là châu Nam Linh; nhà Lê đặt làm huyện. Bây giờ là đất đai huyện Minh Linh và Do Linh thuộc tỉnh Quảng Trị.

Bố Chính: Xưa là châu Bố Chính; đời Hán là đất huyện Thọ Lãnh thuộc quận Nhật Nam; đời Tống là châu Bố Chính thuộc Chiêm Thành; nhà Lý vẫn để tên như thế; thuộc Minh đổi là châu Trấn Bình; nhà Lê chia làm hai châu Nội Bố Chính và Ngoại Bố Chính. Bây giờ là đất ba huyện Bình Chính, Minh Chính và Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình.

Canh Tuất, năm thứ 2 (1070). (Tống, năm Hi Ninh thứ 3).

Mùa xuân. Dựng điện Tử Thần.

Tháng 4, mùa hạ. Hạn hán. Đem tiền và thóc phát chẩn cho dân nghèo.

Tháng 8, mùa thu. Mới lập nhà Văn Miếu.

Tạc tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ Phối400 vẽ hình tượng Thất thập nhì hiền401 bày ở Văn Miếu, bốn mùa tế lễ. Sai Hoàng thái tử tới đó học tập.

Lời bàn của Ngô [Thì] Sĩ - Họ Lý làm vua đến đây đã năm mươi nhăm năm, thế mà bây giờ mới thấy tôn thờ thánh hiền, thế chẳng phải là trước trọng đạo Phật rồi sau mới đến đạo Nho đó dư? Lời chua - Văn Miếu: Ở phía nam thành Thăng Long, tức là Văn Miếu Hà Nội bây giờ.

Tân Hợi, năm thứ 3 (1071). (Tống, năm Hi Ninh thứ 4).

Từ mùa xuân đến mùa hạ, không mưa.

Nước Chiêm Thành đến dâng lễ cống.

Quy định lễ nộp tiền chuộc tội nhiều ít khác nhau.

Trước đó, Lý Thái Tông đặt ra pháp lệnh: phàm kẻ phạm tội, nếu là dân mà là người già hay trẻ con, nếu là người họ thân nhà vua mà còn phải để tang nhau từ 9 tháng trở lên, đều được nộp tiền chuộc cả402 . Đến đây, định lệ lại: phàm người được nộp tiền chuộc tội phải tùy theo tội nặng hay nhẹ mà bắt nộp tiền nhiều hay ít khác nhau.

Nhâm Tí, năm thứ 4 (1072). (Tháng giêng trở về sau, là triều Lý Nhân Tông hoàng đế, niên hiệu Thái Ninh năm thứ 1. (Tống, năm Hi Ninh thứ 5).

Tháng giêng, mùa xuân. Lý Thánh Tông mất.

Nhà vua mất ở điện Hội Tiên; đặt tên thụy là Ứng Thiên sùng nhân chí đạo uy Khánh long tường minh văn duệ vũ hiếu đức thánh thần hoàng đế, miếu hiệu là Thánh Tông, ở ngôi 17 năm, thọ 50 tuổi.

Thái tử Kiền Đức lên ngôi, đổi niên hiệu mới (tức là Lý Nhân Tông).

Tôn mẹ già (đích mẫu) là Thượng Dương thái hậu Dương thị làm hoàng thái hậu, mẹ đẻ là _ Lan nguyên phi (không rõ họ là gì) làm hoàng thái phi. Thái hậu buông mành403 , ngồi bên trong, nghe bầy tôi tâu bày và quyết đoán mọi việc chính sự.

Nhà vua mới bảy tuổi, thái hậu buông mành cùng tham dự chính sự. Thái sư Lý Đạo Thành làm phụ chính.

Lời chua - Đạo Thành: Người huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh.

Tháng 4, mùa hạ. Tha cho tù phạm còn bị giam cứu.

Nhà vua bắt đầu ra coi chầu, hạ lệnh thả cả những tù binh còn giam ở Đô hộ phủ.

Lời chua - Đô hộ phủ: Xem Đinh Tiên Hoàng, năm Thái Bình thứ 2 (Chb. I, 4).

Năm Quý Sửu (1073). Lý Nhân Tông hoàng đế, năm Thái Ninh thứ 2. (Tống, năm Hi Ninh thứ 6). Mưa dầm mãi không tạnh (không rõ tháng nào).

Nhà vua sai làm lễ ở chùa Pháp Vân và đền thờ núi Tản Viên để cầu được tạnh nắng.

Lời chua - Chùa Pháp Vân: Ở thôn Văn Giáp, huyện Thượng Phúc thuộc Hà Nội404 . Tương truyền một hôm, mưa gió sấm sét ầm ầm, cây đa bị đổ; người thôn ấy lấy gỗ đa tạc tượng405 rồi dựng chùa thờ, nên gọi là chùa Pháp Vân.

Núi Tản Viên: Ở huyện Bất Bạt tỉnh Sơn Tây. Đền thờ thầnTản Viên ở trên đỉnh núi. Tương truyền: Thần núi ấy là Hương Lang, tức là một trong năm mươi con Lạc Long Quân theo mẹ về miền núi.

Giam cầm rồi giết chết hoàng thái hậu Dương thị; tôn hoàng thái phi làm Linh nhân hoàng thái hậu.

Thái phi thấy một mình Dương thái hậu được tham dự chính sự, đem lòng bất bình, nói với vua rằng: "Mẹ đây khó nhọc mới có ngày nay, bây giờ để cho người khác ngồi hưởng phú quý, thì đặt mẹ ở địa vị nào?". Nhà vua còn nhỏ tuổi, không biết phân biệt thế nào là phải, bèn giam cầm Dương thị ở cung Thượng Dương, bắt ép phải chết để chôn theo ở lăng vua Thánh Tông, rồi tôn Thái phi làm hoàng thái hậu.

Lời phê - Xem thế thì biết trước đây nói Nguyên phi giúp được việc nội trị, rõ không phải là _ Lan. Còn Dương thị, dưới thời Thánh Tông, cũng không thấy được lập làm hoàng hậu; hoặc giả là do sử chép thiếu sót? Danh phận vợ cả với vợ thứ không được phân minh: thực đáng giận! Sứ nhà Tống sang.

Nhà Tống sách phong nhà vua làm Giao Chỉ quận vương.

Giáng truất Thái sư Lý Đạo Thành xuống làm Tả gián nghị đại phu406 , cho ra làm Tri châu Nghệ An.

Đạo Thành đến châu Nghệ An, lập viện Địa Tạng, đặt thần vị Lý Thánh Tông, sớm hôm thờ cúng.

Lời bàn của Ngô Sĩ Liên - Giam cầm giết chết Dương hậu là một tội lớn. Đạo Thành bị giáng ra trấn thủ ở ngoại châu, biết đâu không phải vì cớ đã nói đến việc đó! Lời phê407 - Lời nói đoán chừng! Giáp Dần, năm thứ 3 (1074). (Tống, năm Hi Ninh thứ 7).

Mùa xuân. Chim sẻ trắng đậu sân cung cấm.

Lời bàn của Nguyễn Nghiễm ở Tiên Điền - Chim sẻ trắng là vật nhỏ mọn, thế mà sử thần cũng chép. Đó chừng bấy giờ có ý khoe khoang về sự này. Về sau, nào rồng vàng, nào hươu đen, nào phượng đẹp, nào rùa lạ, nảy ra nhan nhản đều mở đầu từ đây408 . Lại dùng Lý Đạo Thành làm Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự409 .

Đạo Thành là người thẳng thắn, mỗi khi dâng tấu sớ thì thể nào cũng nói đến sự lợi hay hại ở dân gian. Đối với quan lại nào là người hiền tài, ông đều cất dùng. Đời bấy giờ rất kính trọng ông.

Xuống chiếu cho các công thần từ tám mươi tuổi trở lên khi vào chầu, được chống gậy và ngồi ghế.

Ất Mão, năm thứ 4 (1075). (Tống, năm Hi Ninh thứ 8).

Bắt đầu khảo thi học trò bằng ba kỳ thi410 .

Tuyển lấy những người minh kinh bác học và thi nho học bằng ba kỳ thi411 . Lê Văn Thịnh đỗ đầu, được lựa vào hầu vua học tập. Khoa cử nước ta bắt đầu từ đấy.

Theo sách Danh tiết lục của Trần Ký Đằng, Văn Thịnh người làng Đông Cứu, huyện Gia Định, tính ham học. Bấy giờ chưa có khoa cử, dầu ai thông minh lanh sáng đến đâu cũng phải do đường Phật giáo mà được lựa chọn đề bạt; riêng có Văn Thịnh chăm đọc các sách. Đến đây, mở khoa thi, hơn 10 người trúng tuyển, Văn Thịnh đỗ đầu. Đời truyền rằng họ Lê (Văn Thịnh) là người khai khoa đầu tiên.

Lời chua - Gia Định: Bây giờ là huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Ba kỳ thi (tam trường): Thể thức văn thi thế nào, không khảo được.

Mồng 1, tháng 8, mùa thu. Nhật thực.

Sai Lý Thường Kiệt đi đánh Chiêm Thành, không được, kéo quân về.

Chiêm Thành khuấy rối ở nơi biên giới. Nhà vua sai Thường Kiệt đi đánh, không được. Thường Kiệt vẽ bản đồ hình thế núi sông ở ba châu Bố Chính, Ma Linh, và Địa Lý, rồi kéo quân về.

Lời chua - Thường Kiệt: Người phường Thái Hòa, thành Thăng Long.

Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý: Xem Lý Thánh Tông, năm Thần Vũ thứ 1 (Chb. III, 29).

Lời phê - Thì ra bây giờ Chiêm Thành tuy đã dâng đất ba châu, nhưng triều Lý chưa đặt quan cai trị hay sao? Đổi Địa Lý làm châu Lâm Bình, Ma Linh làm châu Minh Linh, mộ dân đến ở.

Địa Lý và Ma Linh là đất mà Chế Củ đã hiến.

Dùng Lý Thường Kiệt làm Thái úy.

Tháng 11, mùa đông. Sai bọn Lý Thường Kiệt đem đại binh sang đánh nhà Tống, phá được Khâm Châu và Liêm Châu.

Nhà Tống từ khi Vương An Thạch lên cầm quyền, thường muốn lập công ở ngoài biên giới. Tiêu Chú, tri châu Ung Châu, đón biết ý An Thạch, dâng thư nói Giao Châu dầu giữ lễ triều cống, nhưng thực vẫn hai lòng, nếu nay bỏ lỡ không đánh lấy đi, chắc sẽ để lo về sau. Vua Tống tin lời, liền xuống chiếu cho Tiêu Chú lo việc ấy. Tiêu Chú lấy làm khó. Gặp bấy giờ có độ chi phán quan là Trầm Khởi dâng thư nói không có lý gì không thể lấy được Giao Châu. Nhà Tống mới cho Trầm Khởi làm tri châu Quế Châu. Trầm Khởi nhận lĩnh ý chỉ do An Thạch dặn bảo, chuyên để ý tấn công khuấy rối nước ta. Khi Trầm Khởi bị bãi, Lưu Di lên thay, biên xét hộ tịch các dân ở khê đôộng, sửa qua thuyền412 , để mưu sang lấn cướp. Nhà Tống lại nghiêm cấm các châu, các huyện không được trao đổi mua bán với ta. Nhà vua đưa thư sang Tống, thì Lưu Di lại dìm đi. Ngài giận lắm, sai bọn Lý Thường Kiệt, Tôn Đản thống lĩnh hơn 10 vạn quân, chia đường sang đánh Tống.

Quân Thường Kiệt đến Khâm Châu, Liêm Châu: tấn công và phá được. Quân Tống chết mất tám nghìn (8.000) người.

Bấy giờ Tôn Đản sang đánh Ung Châu, đô giám tỉnh Quảng Tây là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu, Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Luân, phá tan được địch, chép Thủ Tiết tại trận.

Lời cẩn án - Sử cũ chép tháng 2 năm ấy (Ất Mão, 1075), Thường Kiệt sang đánh nhà Tống, phá được Khâm Liêm. Tôn Đản vây Ung Châu hơn 40 ngày, phá được thành, nay theo sử Cương mục tục biên (Trung Quốc) thì tháng 11 mùa đông năm Ất Mão (1075), Giao Chỉ đem đại binh vào lấn cướp, phá Khâm Châu và Liêm Châu. Tháng giêng, mùa xuân, năm Bính Thìn (1076), phá Ung Châu. Như vậy thì việc sang đánh Tống là bắt đầu từ mùa đông, năm Ất Mão (1075); việc phá được Khâm, Liêm là vào tháng 11, việc phá được Ung Châu là vào tháng giêng năm Bính Thìn (1076). Sử cũ chép lầm, nay xin đính chính. Lại xét: theo sử Cương mục tục biên và sách Giao Chỉ di biên thì tháng 11 mùa đông, năm Ất Mão (1075), đi đánh Tống, kể tội nhà Tống. Thế thì việc kể tội nhà Tống là việc năm Ất Mão ấy, chứ không phải việc năm Đinh Tị (1077). Sử cũ , ở chỗ tháng 2, mùa xuân, năm Đinh Tị, chép: lại đem đại binh sang đánh Tống và kể tội của Tống. Thế là một việc mà chép làm hai, việc ở năm này chép lẫn sang năm sau. Nay xin đính chính. Lời chua - Ung Châu: Xem Đinh Toàn, năm Thái Bình thứ 11 (Chb. I, 14).

Giao Châu: Xem thuộc Đường, Cao Tông, năm Điều Lộ thứ 1 (Tb. IV, 19).

Quế Châu: Xem Lý Thái Tông, năm Sùng Hưng đại bảo thứ 5 (Chb. III, 19).

Khâm Châu: Xem Lê Đại Hành, năm Ứng Thiên thứ 10 (Chb. III, 36).

Liêm Châu: Tức Thái Bình quân. Xem Lê Đại Hành, năm Hưng Thống thứ 2 (Chb. I, 43).

Cửa Côn Luân: Xem Lý Thái Tông, năm Sùng Hưng đại bảo thứ 5 (Chb. III, 19).

Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 (1076). (Tống, năm Hi Ninh thứ 9).

Tháng giêng, mùa xuân. Tôn Đản phá được thành Ung Châu nhà Tống, giết sạch cả dân trong thành.

Tôn Đản vây Ung Châu hơn bốn mươi ngày; Tri châu Tô Giam đóng cửa thành cố giữ. Đến đây, quan quân xếp bao đất sát vào thành làm bậc thang mà leo lên: thành bị hạ. Tô Giam bắt ba mươi sáu người trong nhà hắn phải chết trước, hắn đem xác vùi cả xuống hố, rồi tự mình chết. Người trong thành cảm phục cao nghĩa của Tô Giam, không một ai chịu đầu hàng. Quan quân giết sạch số dân trong thành đến hơn năm vạn tám nghìn người cộng với số người bị chết ở Khâm, Liêm, tất cả tới mười vạn. Bọn Thường Kiệt bắt lấy người ba châu làm tù binh rồi kéo quân về. Việc này lên đến vua Tống, vua Tống truy tặng Tô Giam là Phụng quốc Tiết độ sứ.

Tháng 4, mùa hạ. Có ân xá.

Vì cớ đổi niên hiệu là Anh Vũ Chiêu Thắng.

Hạ chiếu trưng cầu lời nói thẳng.

Lập nhà Quốc Tử Giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó.

Lựa chọn nhân sĩ trong nước lấy những người có tài văn, võ, phân phối đi cai quản quân và dân.

Tháng 12, mùa đông. Quân nhà Tống sang xâm lược, chiếm lấy các châu ở Quảng Nguyên rồi rút về.

Trước đó, bọn Thường Kiệt đem quân sang đánh nhà Tống, có làm bài lộ bố413 , đại ý nói: Nhà Tống thi hành phép thanh miêu414 và trợ dịch415 làm cho dân Tống phải ngậm đắng nuốt cay! Ta nay dấy quân là cốt để sang cứu vớt dân chúng". Phàm những thành ấp nào mà quân của Thường Kiệt đi qua, đều được niêm yết bài lộ bố ấy ở bên đường. Kịp khi Ung Châu và Liêm Châu bị phá, An Thạch hay tin, giận lắm, bèn dùng Quách Quỳ làm Chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm Phó sứ, cầm đầu chín tướng quân, ước hẹn các nước Chiêm Thành và Chân Lạp cùng sang lấn cướp.

Nhà vua sai Thường Kiệt đem quân đón đánh, đến sông Như Nguyệt, đánh nhau kịch liệt, Thường Kiệt cả phá được địch: quân Tống chết đến hơn nghìn người, phải rút lui. Đến đây, bọn Quách Quỳ lại đem quân tiến về phía tây, kéo thẳng đến sông Phú Lương. Quan quân ta bơi thuyền đón đánh: quân Tống không sang được, mới chặt gỗ làm chiến cụ, đặt máy bật đá, liệng xuống như mưa. Thuyền bên ta đều bị hư nát, quan quân ta lại bị quân Tống đánh úp, chết đến vài nghìn người. Do đấy nhà vua phải sai sứ đến doanh trại quân Tống xin hòa để cầu nhà Tống hoãn lại việc binh. Lúc ấy người Tống đi sâu vào nơi lam chướng, tám vạn quân sĩ chết mất quá nửa, lại thêm nỗi đóng quân mãi ở bờ sông, không vượt sang sông được, bèn ưng theo lời xin, rút lui, chiếm lấy các châu Quảng Nguyên, Tư Lang, Tô Châu, Mậu Châu và huyện Quang Lang rồi kéo quân về.

Lời cẩn án - Theo sử Cương mục tục biên (Trung Quốc), tháng 2 năm ấy1, nhà Tống dùng Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó sứ. Tháng 12, mùa đông, quân Tống kéo đến sông Phú Lương, chiếm lấy các châu ở Quảng Nguyên. Thế thì Triệu Tiết là phó tướng của Quách Quỳ. Còn việc kéo quân đến sông Phú Lương, chiếm lấy châu Quảng Nguyên là việc ở tháng 12, năm Bính Thìn (1076). Sử cũ lại chép vào tháng 3; đến tháng 12, năm Đinh Tị (1077) lại chép Triệu Tiết nhà Tống sang xâm lấn, không đánh được, rút về. Thế là Sử cũ cho việc tháng 12 năm Bính Thìn (1076) làm việc tháng 12 năm Đinh Tị (1077), lại cho việc tháng 12 làm việc tháng 3: trước sau lầm lẫn như vậy đó. Nay xin đính chính. Lời chua - Quảng Nguyên: Xem Lý Thái Tông, năm Thông Thụy thứ 5 (Chb. II, 43).

Chiêm Thành: Tức Lâm Ấp. Xem thuộc Tấn, Mục đế, Vĩnh Hòa thứ 9 (Tb. III, 20- 22).

Chân Lạp: Xem thuộc Đường Tuyên Tông, Đại Trung thứ 12 (Tb. IV, 39).

Sông Như Nguyệt: Ở phía đông bắc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Gần đấy có xã Như Nguyệt nên gọi tên như vậy.

Sông Phú Lương: Xem Lý Thái Tổ, năm Thuận Thiên thứ 2 (Chb. III, 13).

Tư Lang: Xem Lý Thái Tông, năm Kiền Phù hữu đạo thứ 3 (Chb. II, 3).

Tô Châu, Mậu Châu: Chừng ở địa phận hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng ngày nay, nhưng thay đổi ra sao, không khảo được.

Quang Lang: Tên huyện. Nhà Lý gọi là huyện Quang Lang; nhà Trần gọi là châu Khưu Ôn; khi thuộc Minh gọi là Ôn Huyện; nhà Lê gọi là Ôn Châu, tức là Ôn Châu tỉnh Lạng Sơn bây giờ.

Đinh Tị, năm thứ 2 (1077). (Tống, năm Hi Ninh thứ 10).

Tháng 2, mùa xuân. Thi lại viên.

Thi bằng phép viết, phép tính và hình luật. Ai trúng tuyển thì được bổ.

Mậu Ngọ, năm thứ 3 (1078). (Tống, năm Nguyên Phong thứ 1).

Thành này đắp từ năm Thuận Thiên thứ 5 (1014), đến đây sửa lại.

Lời cẩn án - Đại La là tên thành cũ từ thời Cao Biền, Lý Thái Tổ đã đổi gọi là Thăng Long . Sử cũ cứ theo tên cũ chép là "thành Đại La" thì nhầm, nay xin đính chính . Lời chua - Thành Thăng Long: Xem Lý Thái Tổ, năm Thuận Thiên thứ 1 (Chb. II, 10).

Sai sứ sang nhà Tống.

Sai Đào Nguyên đem năm thớt voi thuần thuộc sang tặng nhà Tống; lại dâng biểu xin những châu huyện bị mất và những dân bị bắt ngày trước, vua Tống không cho. Nhà vua hẹn sẽ trả lại nhà Tống số người ba châu mà trước đây đã bị ta bắt, vua Tống bấy giờ mới y theo lời thỉnh cầu.

Lời chua - Ba Châu: Khâm, Liêm và Ung, đều thuộc tỉnh Quảng Đông.

Kỷ Mùi, năm thứ 4 (1079). (Tống, năm Nguyên Phong thứ 2).

Mùa xuân. Thả cho về nước những người Tống đã bị bắt làm tù binh.

Trước đó, nhà Tống đòi ta giao trả một nghìn người bị bắt; đến đây, ta thả cho về hai trăm hai mươi mốt người mà thôi. Đàn ông từ 15 tuổi trở lên thì thích vào trán là: "Thiên tử binh"416 20 tuổi trở lên thì thích là "Đầu Nam Triều"417 ; phụ nữ thì thích vào tay trái là "Quan khách". Dùng thuyền chở đi, nhưng trát bùn kín cả cửa và cửa sổ, trong thuyền thắp đèn đuốc, mỗi ngày chỉ đi độ một hai dặm thôi; vài tháng trời mới đến nơi. Có ý tỏ rằng đường biển xa khơi là thế.

Lời cẩn án - Sử Cương mục tục biên (Trung Quốc) chép rằng: Tháng 9, mùa thu, năm Nguyên Phong thứ 1 (Mậu Ngọ, 1078) triều Tống; Giao Chỉ dâng biểu xin lại những đất đã mất, nhà Tống không ưng thuận. Chưa được bao lâu, Kiền Đức3 trả lại những dân bị bắt ngày trước. Tống bèn ban cho Thuận Châu4. Sách An Nam chí của Cao Hùng Trưng chép rằng: năm Nguyên Phong thứ 1 (1078), Giao Chỉ vào cống, thỉnh cầu trả lại các châu Quảng Nguyên; nhà Tống hẹn rằng hễ trả lại số dân bị bắt trước đó thì sẽ làm theo lời xin. Qua năm sau, nhà Lý đem trả lại những người ba châu5; nhà Tống mới trả lại Thuận Châu. Như thế thì việc giao trả những người ba châu bị bắt là việc đáng phải ở vào năm này (Kỷ Mùi 1079), mà việc nhà Tống trả châu Quảng Nguyên lại ở vào sau việc ta giao trả tù binh của Tống. Nhà Tống bấy giờ dẫu suy yếu, nhưng đâu có chịu trước trả đất cho ta để cầu xin ta trả lại tù binh? Sử cũ chép năm ấy (Kỷ Mùi 1079), nhà Tống trả lại Thuận Châu: đến Tân Dậu, năm thứ 66, chép rằng trao trả nhà Tống quân và dân ba châu đã bị ta bắt, vì cớ Tống đã trả lại cho ta châu Quảng Nguyên rồi. Thế thì ghi chép thất thực, nay xin đính chính. Mưa đá.

Được mùa.

Nhà Tống trả lại châu Quảng Nguyên.

Trước đây, bọn Quách Quỳ sang xâm lấn các châu Quảng Nguyên đều mất về tay nhà Tống, Tống đổi Quảng Nguyên làm Thuận Châu, sai quan sang cai trị, hằng năm, trong số ba nghìn lính thú, chết đến năm sáu phần mười. Kịp khi ta trả lại tù binh ba châu cho Tống thì vua Tống nói: "Thuận Châu là nơi lam chướng, dẫu được cũng không lợi gì, há lại nên dồn quân lính vào chỗ chết ư?". Bèn trả lại cho ta.

Châu Quảng Nguyên sản nhiều vàng. Người Tống có câu thơ rằng: "Nhân tham Giao Chỉ tượng, khước thất Quảng Nguyên kim422 !" .

Canh Thân, năm thứ 5 (1080). (Tống, năm Nguyên Phong thứ 3).

Tháng 8, mùa thu. Nhà vua xem bơi trải.

Tân Dậu, năm thứ 6 (1081). (Tống, năm Nguyên Phong thứ 4).

Tháng 10, mùa đông. Thái phó Lý Đạo Thành mất.

Đạo Thành lấy tư cách là đại thần cùng họ với nhà vua, giúp chúa thơ ấu, từ chính sự trong triều đình đến kế hoạch nơi biên giới, ông có nhiều điều xây dựng sáng suốt; đến đây, ông mất, ai cũng thương tiếc.

Nhâm Tuất, năm thứ 7 (1082). (Tống, năm Nguyên Phong thứ 5).

Mùa xuân. Gả công chúa Khâm Thánh cho châu mục châu Vị Long là Hà Di Khánh.

Lời chua - Châu Vị Long: Xem Lý Thái Tổ, năm Thuận Thiên thứ 4 (Chb. II, 16).

Quý Hợi, năm thứ 8 (1083). (Tống, năm Nguyên Phong thứ 6).

Mùa xuân. Tuyển lính.

Tuyển trong hạng hoàng nam lấy những người khỏe mạnh, can đảm, đặt làm ba bậc.

Lời chua - Hoàng nam: Xem Lý Thái Tông, năm Minh Đạo thứ 1 (Chb. III, 5).

Giáp Tí, năm thứ 9 (1084). (Tống, năm Nguyên Phong thứ 7).

Tháng 6, mùa hạ. Sai Lê Văn Thịnh sang bên Tống, bàn định việc cương giới.

Bấy giờ, bờ cõi giữa nước ta và nhà Tống chưa được ngã ngũ. Nhà vua sai Binh Bộ thị lang423 Lê Văn Thịnh sang Tống để hội nghị, nhà Tống trả lại ta 6 huyện và 3 động.

Theo Danh tiết lục của Trần Ký Đằng, Lê Văn Thịnh sang Quảng Tây, hội nghị với tuần kiểm ti nhà Tống, là Thành Trác. Văn Thịnh thường giữ thái độ mền dẻo, từ từ lấy lý lẽ mà giải thích, và nói "kẻ bồi thần424 này không dám tranh giành". Vua Tống khen là biết cung kính, biết lẽ phải, bèn hạ chiếu trả lại cho ta 6 huyện Bảo Lạc và 6 động Túc Tang.

Lời cẩn án - Theo sử Cương mục tục biên (Trung Quốc) và sách Giao Chỉ di biên, quân Tống sang xâm lược, chiếm lấy các châu Quảng Nguyên, Tư Lang, Tô Châu, Mậu Châu và huyện Quang Lang, rồi đổi Quảng Nguyên làm Thuận Châu. Kịp khi nhà Lý trả lại những dân bị bắt thì mới trao trả Thuận Châu. Về sau, khi định lại cương giới, Tống trả lại ta 6 huyện, 3 động. So với Sử cũ trên chép nhà Tống trả Thuận Châu, đến đây chép nhà Tống trả 6 huyện 3 động, mà không nói rõ huyện nào động nào, thì hai chỗ chép cũng hơi giống nhau. Nay xét: Về châu Tư Lang và huyện Quang Lang không thấy các sách nói đến việc trả lại, mà từ đời Tống Thần Tông (1069-1085) trở về sau, hai châu ấy đã thuộc về đất nhà Lý rồi, hay là sau khi nhà Tống đổi Quảng Nguyên làm Thuận Châu, thì gộp cả Tư Lang và Quang Lang mà chia đặt làm huyện, làm động, vậy 6 huyện và 3 động nói đó đều là đất ấy chăng? Ban đầu, Tống chỉ trả Thuận Châu, đến đây, định rõ cương giới, bấy giờ mới trả lại hết, thế còn có lý, chứ nếu cứ trỏ vào 6 huyện Bảo Lạc và 6 động Túc Tang, thì người Tống chưa hề xâm chiếm, việc gì mà phải trả lại ta? Huống chi trả lại chỉ có 3 động, mà Trần Kỳ Đằng lại cho là 6 động, không biết bằng cứ vào đâu! Vậy hãy cứ chép lại đây để sẽ khảo sau. Lời chua - Bảo Lạc: Thuộc tỉnh Tuyên Quang; tức là huyện Vĩnh Điện và huyện Để Định bây giờ.

Sáu động Túc Tang: Không khảo được.

Ất Sửu, năm Quảng Hựu thứ 1 (1085). (Tống, năm Nguyên Phong thứ 8).

Gia phong Lê Văn Thịnh làm Thái sư.

Bính Dần, năm thứ 2 (1086). (Tống Triết Tông, năm Nguyên Hựu thứ 1).

Mùa xuân. Nguyễn Viễn dâng con rùa sáu chân.

Trên lưng con rùa này có hình đồ thư. Sau việc này, có nhiều người hay đem rùa lạ đến dâng.

Tháng 8, mùa thu. Tuyển lấy những người có văn học, sung vào Hàn lâm viện.

Thi những học trò có văn học trong cả nước. Ai đậu thì được bổ dùng. Mạc Hiển Tích đỗ đầu, được bổ làm Hàn lâm học sĩ.

Lời chua - Hiển Tích: Người làng Long Động, huyện Chí Linh425 .

Đinh Mão, năm thứ 3 (1087). (Tống, năm Nguyên Hựu thứ 2).

Tháng 3, mùa xuân. Bắt đầu làm Bí thư các.

Sứ nhà Tống sang.

Tống Triết Tông mới lên ngôi, gia phong nhà vua làm Nam bình vương.

Tháng 10, mùa đông. Mở yến tiệc thết các bầy tôi tại chùa Lãm Sơn.

Năm Quảng Hựu thứ 2 (1086), làm chùa này; đến đây ngự giá đến chơi, đêm mở yến tiệc thết quần thần. Nhà vua có làm thơ "Lãm sơn dạ yến".

Bấy giờ lại chia đặt ra các chùa trong nước làm ba hạng: đại danh lam, trung danh lam, tiểu danh lam. Chùa thì có điền nô426 kho chứa đồ vật. Dùng quan văn cấp cao kiêm làm chức Đề cử427 .

Lời chua - Chùa Lãm Sơn: Ở xã Lãm Sơn, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh.

Mậu Thìn, năm thứ 4 (1088). (Tống, năm Nguyên Hựu thứ 3).

Ban hiệu quốc sư cho thày chùa là Khô Đầu.

Nhà vua sùng đạo Phật, tôn thày chùa làm quốc sư, thường bàn hỏi về việc nước. Ấy cũng như Lê Đại Hành đối với Ngô Khuông Việt.

Lời chua - Khô Đầu: Không rõ là tên hay hiệu của nhà sư.

Kỷ Tị, năm thứ 5 (1089). (Tống, năm Nguyên Hựu thứ 4).

Tháng 3, mùa xuân. Quy định các chức của bách quan.

Đặt rõ tên gọi các chức của quan văn, quan võ, quan phụ thuộc và các tạp lưu.

Lời cẩn án - Sách Lịch triều hiến chương, Chức quan chí, của Phan Huy Chú, chép rằng: Xét quan chế triều Lý, đại lược thế này: Phẩm trật các hàng quan văn quan võ đều có chín bậc. Tam thái4, tam thiếu5 Thái úy, nội ngoại hành điện đô trị sự, Kiểm hiệu Bình chương sự, đều là trọng chức về văn võ đại thần cả. Hàng quan văn thì có: bộ thượng thư, tả hữu tham tri, tả hữu gián nghị, trung thư, thị lang, bộ thị lang, tả hữu Ti lang trung, Thượng thư sảnh viên ngoại lang, đông tây cáp môn sứ, tả hữu phúc tâm, Nội thường thị, Phủ sĩ sư, Điện học sĩ, Hàn lâm học sĩ, vệ đại phu, chư hỏa thư gia6, Thừa trực lang, Thừa tín lang, đều là các chức quan trong. Lại có Tri phủ, Phán phủ, Tri châu đều là các chức quan ngoài. Hàng võ thì có: Đô thống, Nguyên súy, Tổng quản, Xu mật sứ, Xu mật tả hữu sứ, Tả hữu kim ngô, Thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng, tướng quân các vệ7, chỉ huy sứ, vũ vệ, hỏa đầu, các binh tào Vũ Tiệp và Vũ Lâm, đều là những chức quan trọng. Lại có quan binh và Trấn thủ các lộ, các trấn, các trại; đó đều là những chức quan ngoài. Còn như phẩm trật và cấp bậc ra sao không thể khảo tường tận được. Lời chua - Chư hỏa thư gia: Tên chức quan, như là Nội hỏa thư gia, Chi hậu thư gia, Nội thư gia, Lệnh thư gia, vân vân... Còn "Chư hỏa" thì chưa rõ.

Các vệ: Uy vệ, Kiêu vệ, Định Thắng vệ.

Đào sông Lãnh Kinh.

Lời chua - Lãnh Kinh: Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, sông Lãnh Kinh thuộc tỉnh Thái Nguyên nay chưa biết đích ở chỗ nào.

Canh Ngọ, năm thứ 6 (1090). (Tống, năm Nguyên Hựu thứ 5). Làm cung Hợp Hoan.

Lời bàn của Ngô [Thì] Sĩ - Lý Nhân Tông xây dựng cung điện lâu đài đến năm lần428 , cung Hợp Hoan này là một, chắc không khỏi làm nhọc sức dân. Tân Mùi năm thứ 7 (1091). (Tống, Nguyên Hựu thứ 6). Mùa xuân. Nhà vua lên Lạng Sơn, xem săn voi.

Lời bàn của Ngô [Thì] Sĩ - Lý Nhân Tông xem bắt voi đến ba lần: Năm này429 đi Lạng Sơn; năm Hội Tường thứ 10430 đi Khoái Trường; năm Thiên Phù duệ vũ thứ 4431 đi Long Thủy Hiệp: đều là đi du ngoạn cả. Lời chua - Lạng Sơn: Xem Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 10 (Chb. XXI, 31).

Núi Long Thủy Hiệp: Ở châu Đà Bắc thuộc Hưng Hóa, tức là núi Long Môn bây giờ.
360 Ta gọi đây là phướn, làm bằng vải hoặc bằng tơ, thân phướn hình chữ nhật đứng, nhỏ bản mà dài, lòng phướn có những chữ như "Nam vô A di đà phật", đuôi phướn có mấy dải dài lê thê trông như đuôi diều. Có hai hạng: hạng lớn, treo ở gian giữa chùa thẳng từ dưới cái nóc rủ xuống; hạng nhỏ, mắc vào cán tre để các bà vãi cầm trong những khi đi rước Phật hoặc đi đưa đám tang, niệm Phật.
361 Chỉ niên hiệu Minh Đạo.
362 Một niên hiệu của Tống Nhân Tông, từ 1032 đến 1033.
363 Người coi kho.
364 Sổ bìa vàng.
365 Tức dưới 18 tuổi.
366 Người bị bệnh hao mòn, thân thể gầy yếu, đi đứng không vững.
367 Hình luật cũ có mười tội ác sau đây hễ ai phạm vào thì không được tha: 1) âm mưu phản quốc; 2) âm mưu làm việc đại nghịch (giết vua, giết cha); 3) âm mưu phản bội; 4) hung ác bạo nghịch; 5) bất đạo đức; 6) đại bất kính; 7) bất hiếu với cha mẹ; 8) không hòa thuận với anh em; 9) bất nghĩa; 10) loạn luân.
368 Theo quan chế nhà Chu, Thái bảo thuộc hàng tam công. Thời Lý đặt ra để làm danh hiệu gia thêm cho các trọng thần, không phải là những chức làm việc.
369 Chỉ việc trình bày ý kiến đi đánh Chiêm Thành.
370 Xem đoạn sử sau đây chép việc quân thần tâu bày về cái mộc của Lý Thái Tông tự nhiên rung động.
371 Chỉ việc đi đánh Chiêm Thành, giết người, bắt phụ nữ.
372 Chỉ Lý Cao Tông. Xem thêm Chb. V, 28.
373 Chữ "lợi", theo Hán văn, cũng âm là "lỵ", nhưng vì kiêng húy lâu ngày, đọc quen là "lợi", nên nay cũng phiên âm là "lợi", cho dễ hiểu.
374 Mỗi lễ thời xưa: sau khi thắng trận, về uống rượu ăn mừng ở nhà thờ tổ tiên.
375 Ba hạng tội lưu: 1) Đày đi cận châu (như Nghệ An, Thanh Hóa, ...); 2) Đày đi ngoại châu (như châu Bố Chính); 3) Đày đi viễn châu (như châu Tân Bình, ...).
376 Xã là thần Đất hay nền tế thần Đất. Tắc là thần Ngũ Cốc hay nền tế thần Ngũ Cốc. Xưa, người ta thường gọi quốc gia là xã tắc. Cho nên, xã tắc, ngoài việc dùng để thờ cúng, còn có tác dụng làm tượng trưng cho một nước.
377 Một chức quan chỉ huy trong quân đội, đứng ở hàng tam phẩm.
378 Quảng Đông và Quảng Tây.
379 Xem chú thích ở Chb. I, 42.
380 Nay là Vân Nam.
381 Chi việc cho quân đi cứu viện Trí Cao.
382 Người của Nùng Trí Cao.
382 Cương mục in là "Triệu Việt vương" (thừa chữ Việt ).
383 Đằng Châu đây là đất Trung Quốc, nay là Đằng huyện thuộc Quảng Tây chứ không phải là Hưng Yên ở Việt Nam như sử Cương mục đã chua lầm.
384 Chổ ở của một người con vua được lập làm thái tử, sau sẽ lên ngôi vua. Theo Thần dị kinh , ngoài Biển Đông, có núi Đông Minh, trên núi có cung điện xây bằng đá xanh, có biển đề sáu chữ "Thiên địa trưởng nam chi cung", (cung điện con trai trưởng của trời đất), vì thế mới gọi thái tử là "đông cung".
385 Phê phán câu trong sử Ngô Thì Sĩ nói việc này là do Lý Thánh Tông làm theo chí trước của cha.
386 Thứ mũ có từ đời Đường: Ban đầu làm bằng the lượt, sau vì thấy nó mềm nát, nên làm cốt bằng nan gỗ. Kiểu mũ phốc đầu, người ta cho là Ngư Triều Ân (hoạn quan đời Đường Đại Tông, 763-779) chế ra trước: ban đầu bốn góc mũ có tai, hai tai vểnh về phía trước và hai tai vểnh về phía sau. Về sau, làm hai tai ngang ra, có dây thép đỡ cho cứng (tức là kiểu mũ cánh chuồn).
387 Quân chính quy.
388 Quân chuyên bắn cung.
389 Đoàn quân kỵ.
390 Chiến đấu trong khi đóng giữ.
391 Chiến đấu trong khi tấn công.
392 Chỉ việc nhà Tống phỏng theo binh pháp nhà Lý.
393 Chỉ việc nhà Lý bắt chỉ huy sứ của Tống mà không thả về.
394 Thần phi là quý phi của vua; Nguyên phi là một người phi đứng đầu các hàng phu nhân. Theo chế độ phong kiến, trong các vợ của vua có nhiều cấp bậc: vợ cả gọi là hoàng hậu, dưới hoàng hậu có ba người vợ nữa gọi là "phi" hoặc "phu nhân", v.v...
395 -nt-
396 Hoàng Trọng Chính, người đời Hậu Lê, làm đến Đốc đồng (theo lời Tựa của Phạm Thận Duật trong quyển Hưng Hóa ký lược ).
397 Người giữ việc biên chép giấy tờ sổ sách công.
398 Người giúp việc xét hỏi về các ngục tụng.
399 Chỉ việc Nguyên phi trông coi việc nước.
400 Bốn vị được phối hưởng trong khi cúng tế: Nhan tử, Tăng tử, Tử tư, Mạnh tử, đều là bậc hiền triết xưa của Trung Quốc, nối tiếp truyền tống đạo nho.
401 Bảy mươi hai người học trò của Khổng Tử đều có tiếng hiền tài.
402 Xem thêm Chb. III, 5.
403 Nguyên văn là "thủy liêm". Chế độ phong kiến, lúc vua nối ngôi còn bé, thì ở triều đường có buông bức mành, thái hậu ngồi trong mành, nghe quần thần tâu bày và quyết đoán chính sự trong nước. Vì theo lễ giáo phong kiến đàn bà không được ra triều đường, hội kiến quần thần, nên phải ngồi che khuất bằng tấm mành mành.
404 Chùa Pháp Vân (còn gọi là chùa Dâu) ở xã Khương Tự, huyện Siêu Loại, naylà xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Còn chùa Pháp Vũ (còn gọi là chùa Đậu) ở thôn Gia Phúc, huyện Thượng Phúc, nay là thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
405 Tục gọi là "tượng Tứ pháp": Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.
406 Chức quan ở chính sảnh, có nhiệm vụ can gián, nói thẳng với nhà vua.
407 Chỉ lời bàn của Ngô Sĩ Liên về việc Lý Đạo Thành.
408 Trên chỗ lời bàn của Nguyễn Nghiễm, Cương mục có nêu hai chữ "ngự điểm", nghĩa là Tự Đức điểm những chấm son bên bài bàn của Nguyễn Nghiễm để tỏ ý tán thưởng.
409 Tức Tể tướng, nhưng được trọng hơn.
410 Nguyên văn là "tam trường".
411 Câu này nguyên văn Cương mục , không được sáng nghĩa, chúng tôi phải dựa theo Sử ký, Bản ký 3 , 13 mà dịch cho lọn.
412 Có hai thuyết: 1) Thứ thuyền dưới đáy có đặt đồ binh khí để chống loài giao long làm hại; 2) Thứ thuyền để chở đồ can qua, như giáo, mác, lá mộc,...
413 Bài hịch kể rõ tội ác của bên địch và nêu nghĩa vụ mình phải đi đánh dẹp để cứu dân.
414 Phép "Thanh miêu" do Vương An Thạch đặt: nhà nước bỏ tiền cho nông dân vay trong khi lúa hãy còn xanh, đến lúc được gặt thì phải trả và chịu lãi hai phân. Hàng năm, cứ tháng giêng cho vay thì mùa hạ phải trả, tháng năm cho vay thì mùa thu phải nộp.
415 Phép "trợ dịch" cũng do Vương An Thạch đặt: những nhà có con vị thành niên, hoặc con một, hoặc nhà đàn bà không có con, hoặc người ở chùa, hoặc người có quan chức, v.v... những người này trước kia không phải đóng góp làm tạm dịch, nay cũng đóng tiền "miễn dịch" theo với các người khác.
416 Bính Thìn (1076).
416 Quân lính của thiên tử.
417 Theo về với Nam triều.
418 Tên Lý Nhân Tông.
419 Tức là Quảng Nguyên. Thuận Châu là tên người Tống đổi gọi trong khi tạm chiếm Quảng Nguyên.
420 Khâm, Liêm, Ung.
421 Lý Nhân Tông năm Anh Vũ chiêu thắng thứ 6 (1081).
422 "Tham voi Giao Chỉ, mất vàng Quảng Nguyên" ( Đại Nam quốc sử diễn ca ).
423 Như Thứ trưởng Bộ Quốc phòng bây giờ.
424 Tiếng bầy tôi của chư hầu tự xưng đối với thiên tử.
425 Nay là xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
426 Nô bộc làm ruộng.
427 Chức quan coi quản về việc đền chùa.
428 Thái sư, Thái bảo, Thái phó.
429 Thiếu sư, thiếu bảo, thiếu phó.
430 Xem "Lời chua" ở dưới của Cương mục .
431 Xem "Lời chua" ở dưới của Cương mục .
428 Năm lần xây dựng cung điện: - Cung Hợp Hoan dựng năm Quang Hựu thứ 6 (1090). - Đài Động Linh dựng năm Long Phù thứ 9 (1109). - Đài Chúng Tiên dựng năm Thiên Phù duệ vũ thứ 1 (1120). - Đài Tử Tiêu dựng năm Thiên Phù duệ vũ thứ 4 (1123). - Đài Uất La dựng năm Thiên Phù duệ vũ thứ 5 (1124).
429 Năm Tân Mùi, 1091.
430 Tức là Hội Tường đại khánh thứ 10 (Kỷ Hợi, 1119).
431 Năm Quý Mão, 1123.
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục
Tiền Biên-Quyển thứ I
Tiền Biên-Quyển thứ II
Tiền Biên-Quyển thứ III
Tiền Biên-Quyển thứ IV
Tiền Biên-Quyển thứ V
Chính Biên-Quyển thứ I
Chính Biên-Quyển thứ II
Chính Biên-Quyển thứ III