watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Biết Tỏ Cùng Ai-Chương 6 - tác giả QUỲNH DAO QUỲNH DAO

QUỲNH DAO

Chương 6

Tác giả: QUỲNH DAO

Trong buổi cơm tối, Vũ Vi lại đối diện với ông Nghị. Vì sức khỏe kém ông Nghị chẳng thể xuống lầu, nên bữa cơm được dọn nơi phòng khách ở tầng hai, dưới ánh đèn nhạt gian phòng trông thật ấm cúng, khuôn mặt của ông Nghị có vẻ dễ chịu hơn lúc ở bệnh viện.
- Cô Vi, cô thấy gian phòng dành cho cô thế nào?
Ông Nghị hỏi, Vũ Vi thành thật
- Với tôi nó có vẻ sang trọng quá! Từ ngày gia đình bị phá sản đến nay, tôi chưa hề dám mơ được ở một căn phòng như vậy.
Ông Nghị nhìn Vi với ánh mắt thông cảm.
- Người dễ thương như cô phải có một căn phòng như vậy mới thích hợp.
Vũ Vi yên lặng, bây giờ nàng có vẻ dễ thương hơn. Chiếc balouse trắng đã được xếp vào ngăn tủ. Vi mặc chiếc pull cổ cao màu đen với quần tây dài màu đỏ, áo quần tuy cũ nhưng vẫn không làm cho Vi mất đi vẻ trẻ trung.
- Cô phải ở trong một ngôi nhà thế này mới thich hợp. Nhất là với người thích đọc sách và ưa mơ mộng như cô...
Vũ Vi cười tươi.
- Theo ông tôi là người thích mơ mộng lắm à?
- Ở vào tuổi của cô không phân trai hay gái ai cũng đều thích mơ mộng cả. Ngay cả tôi khi xưa cũng vậy.
Vũ Vi lắc đầu.
- Đáng tiếc thật, thế mà tôi cứ nghĩ là mình không hề có được những giây phút như vậy chứ. Ông nghĩ xem suốt ngày tôi phải quây cuồng trong công việc thì làm sao rỗi rảnh được để mơ mộng chứ? Tôi chỉ mong sao hai đứa em mình có cơm ăn và mỗi năm có tiền để đóng học phí là yên lòng rồi.
Ông Nghị yên lặng nhìn Vi.
- Từ đây cô khỏi phải lo chuyện đó nữa cô Vi ạ. Và Ông rót một cốc rượu nâng cao lên, nói.
- Nếu tôi sống thêm được một ít năm thì lương của tôi sẽ đủ cung cấp cho mấy cậu em cô. Vậy cô hãy nâng ly lên để cầu cho tôi được sống lâu đi chứ.
Vũ Vi đưa tay chận lại.
- Đừng ông, bác sĩ bảo không nên để ông uống rượu.
Ông Nghị cười.
- Tạm thời quên chức vụ y tá của cô một chút không được sao? Vả lại đây chỉ là rượu chát thôi chứ không phải rượu mạnh đâu. Nâng ly được chứ?
- Nhưng tôi không biết uống rượu.
- Vậy thì hôm nay tập uống một tí đi.
Vũ Vi hất nhẹ mái tóc ra sau.
- Vâng, nhưng một ly thôi nhé, một ly để mừng cho sức khỏe và hạnh phúc của ông.
Ông Nghị cười sau khi hớp một hớp rượu, ông bắt đầu ăn. Bữa cơm thật ngon, toàn là những thức ăn Tứ Xuyên. Gắp một miếng cá chà bông Vũ Vi cười nói.
- Thế mà tôi tưởng ông là người phương Bắc chứ.
- Vâng tôi người Bắc nhưng thích ăn thức ăn trong Nam hơn. Bà Lý giỏi lắm, thức ăn gì bà cũng biết làm cả. Lúc trước, khi tôi còn mạnh gần như ngày nào ở đây cũng có tiệc, khách bốn năm chục người vẫn do một tay bà ấy nấu.
Nghĩ đến một người thích thù tạc như ông Nghị mà Bây giờ phải dùng cơm một mình, Vi thấy cảm động vô cùng.
- Tiệc không còn tổ chức không phải chỉ từ lúc tôi ngã bệnh, mà ngay từ khi con tôi nó bỏ đi...
Vũ Vi nhìn thẳng ông Nghị, nàng bạo dạn hơn.
- Sao không gọi ông ấy trở về?
Bỗng nhiên ông Nghị buông đũa xuống, mặt ông đổi sắc ngay.
- Cô nói gì thế. Cô bảo gọi ai về?
Vũ Vi chẳng bối rối.
- Con trai của ông.
- Cô nói đứa nào? Cô muốn khuyên tôi đem hai cái thằng con trời đánh, chỉ biết tiền đó về hay sao?
Vũ Vi nhã nhặn.
- Không phải, tôi muốn nói đến một người khác.
- Một người khác, cô có điên không!
- Dạ không, tôi không điên; tôi muốn nói đến đứa con trai quí nhất của ông. Anh Nhược Trần.
Hai chữ Nhược Trần vừa thoát ra khỏi miệng Vi, gian phòng bỗng như tối hẳn lại. Vi nghe tiếng gió vi vu ngoài cửa. Tiếng kèn khẽ vẳng từ xa, tiếng tích tắc của đồng hồ trên tường và cả những hơi thở giận dữ. Vũ Vi ngồi yên nơi bàn, nàng có cảm giác như vừa phạm tội. Vi không dám nhìn thẳng vào ông Nghị nữa.
- Nhìn tôi đây cô Vi.
Giọng nói của ông Nghị sắc và lạnh.
- Cô đã biết những gì về gia đình tôỉ
Vi chậm rãi đưa mắt nhìn lên, nàng chợt thấy hối tiếc với hành động dại dột vừa qua của mình.
- Tại sao cô biết được chuyện đó?
- Nhờ quyển sách này.
Vi nâng quyển sách mà nàng mang theo lên bàn ăn. Nàng mở ra và trao bức họa cho ông Nghị.
Ông Nghị nhìn chằm chằm vào bức tranh, khuôn mặt ông thay đổi dần, nét buồn hiện rõ trong khóe mắt, ông cắn nhẹ môi.
- Vâng con trai tôi đấy. một thằng tôi yêu nhất nhưng cũng giận nhất.
Vi nhớ lại dáng dấp lo âu của gã thanh niên ở đầu phố. Nàng hối tiếc.
- Đúng ra tôi phải biết ngay như vậy.
- Cô nói gì? Cô đã trông thấy nó rồi à?
- Dạ.. dạ.. Vi lúng túng.
- Cô đã trong thấy nó ở đâu?
- Dạ..
- Nói đi cô còn dấu diếm gì nữa chớ? Cô gặp hắn ở đâu?
Vũ Vi tránh ánh mắt của ông Nghị.
- Dạ trong bệnh viện.
Ông Nghị kêu lên.
- Cái gì? Trong bệnh viện à?
- Ở bệnh viện cũng có mà ở ngoài cũng có. Anh ấy có gặp tôi hai, ba lần để hỏi thăm bệnh tình của ông, hình như ông ấy cũng không muốn ông biết nên chỉ đón tôi ở xa xa.
Vi không dấu nữa và luôn tiện nàng tỏ luôn thái độ của mình.
- Theo tôi, nếu tôi là ông, tôi sẽ gọi anh ấy về ngay vì hình như chỉ có anh ấy mới thật tình lo cho ông mà thôi.
Không đợi ông Nghị phản ứng. Vi đứng dậy đi về phòng.
Vũ Vi ở luôn trong phòng tới khuya. Bản tính dễ bị xúc động khiến nàng lo nghĩ vẩn vơ và nàng cũng không hiểu tại sao mình lại lạ lùng như vậy chuyện riêng của gia đình người ta lại giận dữ phiền muộn... Vũ Vi cảm thấy đêm thật dài giữa lúc đang nghĩ vẩn vơ, Vi chợt nghe có tiếng người gọi cửa.
- Ai đấy? vào đi.
Người bước vào là bà Lý, trên tay chiếc mâm nhỏ với miếng Sandwich, một chai sữa tươi và hai trứng chiên.
- Ông chủ bảo tôi mang vào cho cô. Ông ấy nói bữa cơm chiều cô không ăn miếng nào cả.
Vũ Vi ngỡ ngàng nhìn thức ăn, nàng không biết phải nói gì, mùi bánh nướng và trứng nghẹt mũi.
- Ăn đi cô, để không nó lạnh.
Bà Lý có vẻ chăm sóc nói. Vũ Vi ngồi vào bàn, cơn đói không còn làm nàng giữ gìn gì cả, nàng ăn ngấu nghiến, khiến bà Lý phải cười.
- Ông chủ còn nói: Bao giờ cô ăn xong làm ơn sang tiêm thuốc dùm cho ông ấy, vì ông ấy không tự tiêm lấy được.
- À! Vũ Vi suýt đã sặc, khi nhớ ra mình chưa thi hành xong bổn phận.
- Cô cứ ăn xong đi không sao đâu, riêng mâm cứ để đó tôi sẽ dẹp sau.
Bà Lý cáo từ bước ra cửa. Đến cửa bà lại quay lại.
- Cô Vi, chúng tôi thích cô lắm!
Vũ Vi cười.
- Cám ơn bà, nếu không có tôi ông chủ cũng có cô tá khác vậy.
Bà Lý lắc đầu.
- Không đâu, y tá khác chưa chắc chúng tôi đã thích, ở đây chưa có ai dám nói thẳng với ông chủ như cô.
Rồi như sợ Vi không hiểu, bà giải thích.
- Tôi muốn nói đến những lời cô vừa nói với ông chủ trong bữa cơm. Nếu mà... cô có thể nói giúp để ông chủ cho người gọi cậu Ba về thì hay biết mấy.
Vũ Vi ngạc nhiên nhìn bà Lý, nàng không ngờ bà lại nghe hết tất cả câu chuyện của nàng và ông Nghị. Nhưng nàng làm gì có thể giúp được. Cậu Ba. Thì ra hắn là người con thứ ba của ông Nghị Nhưng tại sao không gọi là Bồi Trung, Bồi Hoa, Bồi Vũ hay Bồi gì đó, mà lại là Nhược Trần? Cái tên kỳ cục. Vi ngẩn ngơ nhìn dĩa trứng. Bà Lý ra khỏi phòng lúc nào Vi không biết. Thôi thì mặc, phép lịch sự không cho ta xen vào chuyện của người khác. Vả lại vai trò ta nơi đây chỉ là y tá thôi.
Sau khi dùng xong, Vi vội sang phòng ông Nghị Ông đang nằm trên giường chờ đợi.
- Xin lỗi ông nhé.
Vi nói, ông Nghị cười
- Bây giờ cô no chưa?
- Dạ no rồi.
Mặt Vi nóng bừng, nàng đến bàn mở chiếc sắc đựng thuốc lấy kim và ống tiêm. Bây giờ Vi mới thấy công dụng của loại ống chích bằng nylon, không cần phải nấu nướng gì lôi thôi, chỉ cần tháo ra và gắn kim vào bơm thuốc là xong.
Ông Nghị ngoan ngoãn để nàng tiêm thuốc, Vi hỏi.
- Hôm nay ông thấy chân thế nào?
- Hơi nhức.
- Có cảm giác dù sao vẫn hơn.
Ông Nghị nhìn về phía Vi.
- Cô nói gì?
Vũ Vi không đáp ra lệnh.
- Ông nằm yên nhé, để tôi xoa đôi chân cho máu đều một tí.
Ông Nghị ngoan ngoãn nằm yên.
- Hôm nay cô có vẻ khó chịu rồi đấy nhé.
Vi cười.
- Có lẽ bệnh bạo chúa của ông đã lây cho tôi rồi đấy.
Ông Nghị thích thú.
- Cô đã cười, thế là chúng ta hòa vậy.
Vũ Vi nhún vai.
- Tôi có cãi vã với ông bao giờ đâu mà hòa với không, vả lại bổn phận của tôi chỉ là một y tá...
Ông Nghị cắt ngang.
- Thôi, đừng đem cái nghề y tá của cô ra nói mãi, tôi sợ hai tiếng đó lắm rồi.
- Chứ nói gì khác nữa bây giờ, mỗi lần đề cập đến một chuyện khác là tôi với ông lại có sóng gió, chắc là tôi làm việc ở đây chẳng lâu được đâu.
Ông Nghị yên lặng, Vi tiếp tục xoa chân cho ông ta. Gian phòng lắng xuống, màu xanh tràn lan, chỉ có bình hoa cúc là nở vàng.
- Có lẽ cô ngạc nhiên khi thấy hai thằng con trai lớn tôi đều bắt đầu tên chúng bằng chữ Bồi, trong khi thằng Út lại có tên là Nhược Trần thì phảỉ?
Ông Nghị đột ngột hỏi.
- Thật ra, chuyện khác biệt đó, là vì Nhược Trần không phải là con của vợ tôi. Nói khác đi nó là con riêng của tôi, chắc cô hiểu hai chữ con riêng chứ?
Vi ngừng tay một chút, rồi lại tiếp tục công việc.
- Mẹ Nhược Trần nguyên là cô thư ký riêng của tôi, nàng rất đẹp và hay mơ mộng như bao nhiêu người con gái khác. Nàng không hề đòi hỏi tôi một cái gì ngay cả việc muốn tôi ly dị vợ cũng như lấy của tôi một đồng bạc chỉ có khi Nhược Trần ra đời nàng mới khóc mà nói: "Đời của con em chắc rồi sẽ như cát bụi vậy thì cho nó cái tên Nhược Trần nhé".
Ông Nghị nhắm mắt.
- Thằng bé rất thông minh, đẹp trai nhưng lại ương ngạnh và hay tự phụ. Tính nó giống tôi như đúc, phải nói nó là chiếc bóng của tôi mới đúng. Tôi thương nó vô cùng. Năm Nhược Trần được 6 tuổi một hôm nó trở về mặt mũi lấm lem, mẹ nó hỏi "con vừa đập lộn với người ta à?". Nó yên lặng một lúc rồi đột nhiên quay sang mẹ: "Có phải mẹ làm đĩ không?". Tôi không thấy ai dễ xúc động như nàng.
Kiểu Gia đã ôm Nhược Trần trong người khóc nức nở. Sáng hôm sau nàng đến gặp tôi, van xin tôi thừa nhận Nhược Trần. "Anh làm ơn cho nó một cái họ" tôi đã thề. Lúc bấy giờ tôi cũng muốn ly dị vợ để cưới nàng, nhưng vì mới thành công trên đường sự nghiệp tôi cũng có chút ít tên tuổi trên xã hội, nên rất sợ dư luận. Do đó tôi chỉ biết sống lén lút với Kiểu Gia.
- Mẹ Nhược Trần sau khi tôi thừa nhận Nhược Trần, mẹ nó cũng bỏ đi mất tích, chỉ còn để lại cho tôi một mảnh giấy với mấy chữ.
"Yêu nhau không thành mộng.
Thương nhau không trọn tình.
Ngày xưa nào ai đi.
Ngày xuân nào ai chờ!
Thương người không trọn kiếp.
Xa người vẫn ướt mi.
Mơ hồ nghe tiếng gọi.
Mưa hồ trên vành mi."
Và Kiểu Gia bỏ đi. Đi không bỏ lại một vết tích, công việc bề bộn của hãng cũng khiến tôi dù vẫn yêu nhưng không làm sao đi tìm được. Cho đến một hôm tôi nghe tin nàng đã lấy một huê kiều sống trên đất Nhật. Tôi tiếc tôi thương. Nhưng bấy giờ làm sao gọi nàng trở vể Tình yêu dành cho nàng tôi đổ hết cho Nhược Trần, tôi yêu nó hơn bất cứ đứa con nào trong gia đình của tôi.
Ông Nghị nhìn lên trần nhà mắt vướng buồn.
- Theo thời gian Nhược Trần lớn dần, cá tính nó càng lúc càng hiện rõ, nó là một thứ khuôn đúc của tôi; Tự phụ, ương ngạnh, nóng nảy. Nhưng nó có thêm sự thông minh và đa sầu đa cảm của mẹ, nó thích văn chương, nghệ thuật năm mười mấy tuổi đã biết làm thơ và trang trí nhà cửa. Sự hơn người của nó làm tôi hãnh diện. Nó là nguồn sống và hy vọng của tôi.
Ông ngưng lại một chút. Vũ Vi rót ly nước đưa đến, sau khi uống xong, ông Nghị tiếp.
- Trong nhà tôi cấm nhặt không cho bất cứ một người nào khơi lại thân thế của Nhược Trần, nhưng không hiểu sao Nhược Trần nó lại biết, có điều nó tưởng mẹ nó đã chết, trong nhà không khi nào nghe nó gọi mẹ của Bồi Trung với Bồi Hoa bằng mẹ dù nó rất kính trọng. Sự hoàn hảo của Trần khiến tôi không thể không thương nó, có điều tôi không ngờ sự tâng tiu của mình đã dồn nó vào một vị trí khó xử, nó đã trở thành một cây đinh trước mắt vợ tôi, Bồi Trung và Bồi Hoa. Lúc nào họ cũng tìm cách nói xấu Nhược Trần, không khí gia đình bắt đầu khó thở, nhưng sự dại dột nhất của tôi phải kể đến là lúc Nhược Trần vừa được 20, tôi đã cho nó làm phó giám đốc trong công ty của mình, trong khi Bồi Trung và Bồi Hoa không được giao phó một chức vụ gì cả. Kết quả là sự bất mãn của vợ tôi và hai con tôi càng lớn, họ liên kết nhau để đối phó với Nhược Trần. Vừa lo quản trị công ty vừa lo học nên Nhược Trần lúc nào cũng bận rộn vì còn trẻ lại thiếu kinh nghiệm quản trị nên nó đã để công ty thất thoát trên triệu bạc.
Ông Nghị thở dài.
- Tôi đã giận dữ và mắng nó thậm tệ, cô cũng biết tánh tôi nóng, lại có Bồi Trung nói thêm vào nên tôi càng giận. Nhược Trần một mực nói không biết gì đến chuyện thất thoát. Nhưng trong cơn giận tôi đâu có đếm xỉa đến lời giải thích, sau cùng Trần nói.
- Con biết con chỉ là một đứa con rơi, trong nhà nầy cũng xốn mắt nên vu tôi trộm tiền để có cớ đuổi tôi. Đừng tưởng tôi ham tiền của mấy người, tôi ghê tởm nó lắm, tôi thù cả cái họ Định và thân thế tôi nữa. Bắt đầu từ hôm nay tôi sẽ không ở trong gia đình này, cũng như không muốn thấy mặt một người họ Định nào khác.
Rồi nó giận dữ bỏ đi. Đó là lần đầu tiên cô cũng biết tính tôi nóng nảy, làm sao dung thứ được cho những câu nói xấc xược được, chuyện xảy ra khiến tôi tức tối. Có điều tôi chắc chắn là mình không thể lầm lẫn Nhược Trần được, nên xét kỹ lại sổ sách kết quả tôi tìm ra thủ phạm không ai khác hơn là vợ và hai đứa con tôi.. Còn thằng con rơi; tội nghiệp nó chẳng biết gì cả.
Ông Nghị thở dài.
- Rồi sau đó?
- Tôi là một người cao ngạo, làm sao tôi có thể nhận sự lầm lẫn của mình với con được? Nên trút cơn giận lên đầu hai thằng con lớn, tôi hạ lệnh cho chúng phải đi gọi Nhược Trần về. Chúng sợ hãi đi tìm nhưng Nhược Trần cự tuyệt. Giận quá tôi đuổi cả vợ tôi với Bồi Trung, Bồi Hoa ra khỏi nhà, tôi còn đăng báo từ họ. Nhược Trần xem báo nó trở về. Tôi còn nhớ hôm đó nó đứng trước mắt tôi, nói.
- Thưa cha, cha đã tàn nhẫn đối với mẹ con, đã bạc đãi con, một bi kịch chưa kết thúc, con không muốn cha tạo thêm một bi kịch khác. Tại sao cha lại đuổi mẹ con Bồi Trung chớ?
Sự thật mục đích tôi chẳng qua chỉ để gọi Nhược Trần trở về, bây giờ nó đã về rồi tôi còn mong gì hơn. Thế là tôi gọi vợ tôi, Bồi Trung và Bồi Hoa trở về, tôi tưởng rằng sau đấy Bồi Trung, Bồi Hoa và Nhược Trần phải yêu nhau hơn bao giờ hết. Không ngờ sự thù hận giữa chúng càng ngày càng đậm, không phải chỉ có sự xung đột của chúng với nhau mà ngay cả giữa tôi và Nhược Trần cũng có sự cay đắng. Nó ương ngạnh cố chấp thì làm sao tôi có thể tha thứ cho nó được. Giữa lúc đó thì một chuyện khác lại xảy ra.
Ông Nghị nằm nghiên một bên tiếp.
- Mùa đông năm ấy, đột nhiên tôi nhận được một bức thư từ Nhật gửi sang, đó là bức thư tuyệt mệnh của Kiểu Gia. Nàng đã chết trong mệt bệnh viện gần Osaka, Kiểu Gia chết vì chứng bệnh lao. Sau đó tôi mới biết khi lấy chồng được ba năm nàng đã bị chồng bỏ. Tự ái khiến Kiểu Gia dù sống khổ cực nơi Nhật vẫn cắn răng chịu đựng chứ chẳng cần xin xỏ hay than van với tôi. Chính sự lao lực quá sức đã khiến nàng ngã xuống. Tôi chua xót và bay ngay qua Nhật thu nhận mảnh xương tàn của nàng. Còn Nhược Trần khi được tin nó đã lồng lộn lên như một gã điên; nó nắm lấy áo tôi nói.
- Thì ra mẹ tôi vẫn còn sống, thế mà ông nhẫn tâm để mẹ tôi phải bơ vơ chết trong sự nghèo khổ. Ông là một thứ con người vô lương tâm, một thứ thú mặc áo người!
Lúc đó tôi đang đau khổ, trong cơn đau khổ cùng cực tôi không ngờ Nhược Trần lại dám nói với tôi những lời như vậy. Tôi tát cho nó hai tát tai và nó giận dữ bỏ đi.
Lần này nó đi suốt một năm, cũng trong năm này Bồi Hoa lấy vợ, riêng Bồi Trung thì đã lấy vợ trước đó ít lâu, tôi chẳng ưa hai con dâu này tí nào vì sự chua ngoa và ích kỷ của chúng. Đến lúc đứa con thứ 3 của Bồi Trung ra đời, tôi không còn chịu nổi nữa nên cho mỗi đứa một số tiền rồi bảo chúng ra riêng. Bồi Hoa không chịu, cha con chúng tôi lại xảy ra một trận cải vã kịch liệt. Trong lúc giận, Hoa đã hỏi tôi.
- Cha định đuổi chúng con đi để rước thằng con rơi của cha về phải không?
Tôi lại cho chúng mấy tát tai. Hôm sau Bồi Trung và Bồi Hoa dọn ra khỏi nhà, riêng tôi, tôi cũng phải vào nằm bệnh viện, đấy là lần đầu tiên bệnh tôi bộc phát.
Tôi đã mê sảng hơn một tuần, và khi mở mắt ra đã thấy Nhược Trần ngồi cạnh giường và đôi mắt quầng đen.
Ông Nghị ngưng lại, nụ cười buồn thoáng trên môi, hình như có cả những giọt lệ.
Nhìn đồng hồ 12:15. Đêm đã khuya rồi, bên ngoài cửa đèn phố Đài Bắc đã tắt. Nhưng sao vẫn sáng trên nền trời đen. Vi nói.
- Thôi ngày mai kể tiếp đi, giờ này ông cũng nên nghỉ.
Ông Nghị lắc đầu.
- Khoan, cô hãy ngồi nán lại để nghe tôi kể hết, chuyện cũng sắp xong rồi, biết ngày mai tôi còn hứng kể tiếp không?
Vũ Vi cười nhẹ
- Vâng, thế thì ông kể tiếp đi.
- Nhược Trần lại trở về Vườn mưa gió nhưng nó không còn như xưa nữa, nó đã thay đổi. Ít nói hơn, thường buồn và hay nổi nóng, nó buông xuôi tất cả công việc. Tôi biết nó còn giận, còn căm thù tôi. Cũng như lúc nào cũng sẵn sàng để xa tôi. Khoảng cách cha con càng lúc càng lớn, lúc nào gặp nhau cũng cãi lẫy. Bồi Trung và Bồi Hoa được dịp lại đổ dầu vào lửa chúng nó bảo: "Nhược Trần trở về là vì cái gia tài của tôi". Điều này càng khiến cho Trần tức giận, nó bắt đầu uống rượu và mỗi lần cũng là về gặp tôi hét.
- Tại sao tôi không thể xa ông được chứ. Ông là cái gì mà cứ cột chặt tôi mãi thế này.
- Tôi hiểu tại sao nó không thể xa tôi vì nó là con của Kiểu Gia, trong cơ thể nó còn có dòng máu của tôi luân lưu, sự ràng buột huyết hệ khiến nó rứt tôi không được. Tôi cũng thương nó lắm nên nghe những tiếng hét của nó mà tôi đau lòng. Nhìn sự sa đọa của con tôi khổ hơn, tôi bắt đầu mắng nó và giữa chúng tôi thù hận khoảng cách như càng lúc càng rộng.
Ông Nghị thở dài.
- Cô có thấy cha con ai lại kỳ cục như vậy không? Sau đó vợ lớn tôi qua đời, trong vườn mưa gió chỉ còn lại tôi và Nhược Trần, tôi trở thành kẻ cô đơn, và chúng tôi làm hòa nhau, nhưng không may vì Nhược Trần đã bắt đầu biết yêu.
Ông Nghị cắn nhẹ môi.
- Đứa con gái đó tên là Cát Hà, tôi không bao giờ quên được cái tên đó. Cô ta lớn hơn Nhược Trần 3 tuổi, là thứ gái làng chơi, lần đầu tiên khi Nhược Trần mang con bé về nhà là tôi đã biết ngay mưu đồ của nó, tôi cảnh cáo Nhược Trần, tôi bảo con bé này không tốt, không phải thật tình yêu nó. Nhưng Nhược Trần không tin, nó còn lớn giọng bảo tôi làm nhục bạn gái nó, coi thường tình yêu vĩ đại của nó và bảo tôi là một thứ người máy chỉ biết có tiền, nó nhắc lại chuyện mẹ ruột của nó phải chết trong nghèo khổ. Vết thương trong tim tôi lại bị xé to, tôi không chịu được, tôi đuổi nó đi và bảo nó đừng bao giờ trở về nữa. Và đây là lần cuối cùng.
Vũ Vi chăm chú nhìn ông Nghị.
- Chuyện đó xảy ra bao lâu rồi thưa ông?
- Bốn năm.
Vũ Vi ngạc nhiên.
- Bốn năm? Thế anh ấy sống ra sao? Ông có theo dõi chứ?
Ông Nghị quay lại.
- Vâng, dù sao nó cũng là con tôi chứ? Tôi có cho người theo dõi, nhưng chẳng biết gì cả.
- Anh ấy có còn ở chung với người đàn bà kia không?
- Không, con điếm đó cũng khôn lắm, khi biết không kiếm chác được gì nó cũng bỏ thằng Trần. Trước đó nó có đến đây làm tiền tôi nó bảo nếu tôi đưa cho nó một số tiền nó sẽ buông thằng Trần, nhưng tôi đâu có dại.
- Thế cô ấy bây giờ làm gì?
- Làm bé cho một ông giám đốc hãng X.
Vũ Vi suy nghĩ một chút.
- Vậy thì đúng rồi. Đó chính là nguyên nhân anh Trần không trở về nhà. Bản tính anh ấy cao ngạo, đầy tự phụ, thì làm sao chịu về gặp lại ông để nhìn sự đắc thắng của ông chứ?
Ông Nghị gật đầu,
- Cô nói đúng tôi với nó thuộc loại típ người tự ái quá cao vì vậy chẳng ai chịu ai được cả.
Ông cười buồn tiếp:
- Thôi được rồi, tối nay cô đã nghe hết tất cả những gì uẩn khúc trong gia đình tôi. Chuyện cha con thù hận lạ quá phải không?
Vũ Vi đứng dậy:
- Không đâu ông Nghị, tôi không biết rõ sự thật, nhưng tôi dám chắc anh ấy không bao giờ thù ông.
- Cô muốn nói thằng Nhược Trần đấy chứ?
- Vâng.
Vũ Vi lấy thuốc an thần cho ông Nghị đợi ông uống xong tiếp:
- Theo tôi nghĩ chỉ cần mỗi người bớt tự ái của mình một tí là sẽ hòa ngay, tôi đoán thế nào anh ấy cũng trở về.
Ông Nghị gật gù:
- Vâng tôi cũng mong thế.
- Nếu anh ấy có về lần này, xin ông hãy cố bình thản một tí đừng để anh ấy đi nữa.
- Vâng cám ơn cô.
Vũ Vi bước ra khỏi phòng, khép hờ cửa lại, đầu óc nàng mênh mang với câu chuyện, khi lên giường Vi biết rằng rồi mình sẽ thức sáng đêm nay.



Trong buổi cơm tối, Vũ Vi lại đối diện với ông Nghị. Vì sức khỏe kém ông Nghị chẳng thể xuống lầu, nên bữa cơm được dọn nơi phòng khách ở tầng hai, dưới ánh đèn nhạt gian phòng trông thật ấm cúng, khuôn mặt của ông Nghị có vẻ dễ chịu hơn lúc ở bệnh viện.

- Cô Vi, cô thấy gian phòng dành cho cô thế nào?

Ông Nghị hỏi, Vũ Vi thành thật

- Với tôi nó có vẻ sang trọng quá! Từ ngày gia đình bị phá sản đến nay, tôi chưa hề dám mơ được ở một căn phòng như vậy.

Ông Nghị nhìn Vi với ánh mắt thông cảm.

- Người dễ thương như cô phải có một căn phòng như vậy mới thích hợp.

Vũ Vi yên lặng, bây giờ nàng có vẻ dễ thương hơn. Chiếc balouse trắng đã được xếp vào ngăn tủ. Vi mặc chiếc pull cổ cao màu đen với quần tây dài màu đỏ, áo quần tuy cũ nhưng vẫn không làm cho Vi mất đi vẻ trẻ trung.

- Cô phải ở trong một ngôi nhà thế này mới thich hợp. Nhất là với người thích đọc sách và ưa mơ mộng như cô...

Vũ Vi cười tươi.

- Theo ông tôi là người thích mơ mộng lắm à?

- Ở vào tuổi của cô không phân trai hay gái ai cũng đều thích mơ mộng cả. Ngay cả tôi khi xưa cũng vậy.

Vũ Vi lắc đầu.

- Đáng tiếc thật, thế mà tôi cứ nghĩ là mình không hề có được những giây phút như vậy chứ. Ông nghĩ xem suốt ngày tôi phải quây cuồng trong công việc thì làm sao rỗi rảnh được để mơ mộng chứ? Tôi chỉ mong sao hai đứa em mình có cơm ăn và mỗi năm có tiền để đóng học phí là yên lòng rồi.

Ông Nghị yên lặng nhìn Vi.

- Từ đây cô khỏi phải lo chuyện đó nữa cô Vi ạ. Và Ông rót một cốc rượu nâng cao lên, nói.

- Nếu tôi sống thêm được một ít năm thì lương của tôi sẽ đủ cung cấp cho mấy cậu em cô. Vậy cô hãy nâng ly lên để cầu cho tôi được sống lâu đi chứ.

Vũ Vi đưa tay chận lại.

- Đừng ông, bác sĩ bảo không nên để ông uống rượu.

Ông Nghị cười.

- Tạm thời quên chức vụ y tá của cô một chút không được sao? Vả lại đây chỉ là rượu chát thôi chứ không phải rượu mạnh đâu. Nâng ly được chứ?

- Nhưng tôi không biết uống rượu.

- Vậy thì hôm nay tập uống một tí đi.

Vũ Vi hất nhẹ mái tóc ra sau.

- Vâng, nhưng một ly thôi nhé, một ly để mừng cho sức khỏe và hạnh phúc của ông.

Ông Nghị cười sau khi hớp một hớp rượu, ông bắt đầu ăn. Bữa cơm thật ngon, toàn là những thức ăn Tứ Xuyên. Gắp một miếng cá chà bông Vũ Vi cười nói.

- Thế mà tôi tưởng ông là người phương Bắc chứ.

- Vâng tôi người Bắc nhưng thích ăn thức ăn trong Nam hơn. Bà Lý giỏi lắm, thức ăn gì bà cũng biết làm cả. Lúc trước, khi tôi còn mạnh gần như ngày nào ở đây cũng có tiệc, khách bốn năm chục người vẫn do một tay bà ấy nấu.

Nghĩ đến một người thích thù tạc như ông Nghị mà Bây giờ phải dùng cơm một mình, Vi thấy cảm động vô cùng.

- Tiệc không còn tổ chức không phải chỉ từ lúc tôi ngã bệnh, mà ngay từ khi con tôi nó bỏ đi...

Vũ Vi nhìn thẳng ông Nghị, nàng bạo dạn hơn.

- Sao không gọi ông ấy trở về?

Bỗng nhiên ông Nghị buông đũa xuống, mặt ông đổi sắc ngay.

- Cô nói gì thế. Cô bảo gọi ai về?

Vũ Vi chẳng bối rối.

- Con trai của ông.

- Cô nói đứa nào? Cô muốn khuyên tôi đem hai cái thằng con trời đánh, chỉ biết tiền đó về hay sao?

Vũ Vi nhã nhặn.

- Không phải, tôi muốn nói đến một người khác.

- Một người khác, cô có điên không!

- Dạ không, tôi không điên; tôi muốn nói đến đứa con trai quí nhất của ông. Anh Nhược Trần.

Hai chữ Nhược Trần vừa thoát ra khỏi miệng Vi, gian phòng bỗng như tối hẳn lại. Vi nghe tiếng gió vi vu ngoài cửa. Tiếng kèn khẽ vẳng từ xa, tiếng tích tắc của đồng hồ trên tường và cả những hơi thở giận dữ. Vũ Vi ngồi yên nơi bàn, nàng có cảm giác như vừa phạm tội. Vi không dám nhìn thẳng vào ông Nghị nữa.

- Nhìn tôi đây cô Vi.

Giọng nói của ông Nghị sắc và lạnh.

- Cô đã biết những gì về gia đình tôỉ

Vi chậm rãi đưa mắt nhìn lên, nàng chợt thấy hối tiếc với hành động dại dột vừa qua của mình.

- Tại sao cô biết được chuyện đó?

- Nhờ quyển sách này.

Vi nâng quyển sách mà nàng mang theo lên bàn ăn. Nàng mở ra và trao bức họa cho ông Nghị.

Ông Nghị nhìn chằm chằm vào bức tranh, khuôn mặt ông thay đổi dần, nét buồn hiện rõ trong khóe mắt, ông cắn nhẹ môi.

- Vâng con trai tôi đấy. một thằng tôi yêu nhất nhưng cũng giận nhất.

Vi nhớ lại dáng dấp lo âu của gã thanh niên ở đầu phố. Nàng hối tiếc.

- Đúng ra tôi phải biết ngay như vậy.

- Cô nói gì? Cô đã trông thấy nó rồi à?

- Dạ.. dạ.. Vi lúng túng.

- Cô đã trong thấy nó ở đâu?

- Dạ..

- Nói đi cô còn dấu diếm gì nữa chớ? Cô gặp hắn ở đâu?

Vũ Vi tránh ánh mắt của ông Nghị.

- Dạ trong bệnh viện.

Ông Nghị kêu lên.

- Cái gì? Trong bệnh viện à?

- Ở bệnh viện cũng có mà ở ngoài cũng có. Anh ấy có gặp tôi hai, ba lần để hỏi thăm bệnh tình của ông, hình như ông ấy cũng không muốn ông biết nên chỉ đón tôi ở xa xa.

Vi không dấu nữa và luôn tiện nàng tỏ luôn thái độ của mình.

- Theo tôi, nếu tôi là ông, tôi sẽ gọi anh ấy về ngay vì hình như chỉ có anh ấy mới thật tình lo cho ông mà thôi.

Không đợi ông Nghị phản ứng. Vi đứng dậy đi về phòng.

Vũ Vi ở luôn trong phòng tới khuya. Bản tính dễ bị xúc động khiến nàng lo nghĩ vẩn vơ và nàng cũng không hiểu tại sao mình lại lạ lùng như vậy chuyện riêng của gia đình người ta lại giận dữ phiền muộn... Vũ Vi cảm thấy đêm thật dài giữa lúc đang nghĩ vẩn vơ, Vi chợt nghe có tiếng người gọi cửa.

- Ai đấy? vào đi.

Người bước vào là bà Lý, trên tay chiếc mâm nhỏ với miếng Sandwich, một chai sữa tươi và hai trứng chiên.

- Ông chủ bảo tôi mang vào cho cô. Ông ấy nói bữa cơm chiều cô không ăn miếng nào cả.

Vũ Vi ngỡ ngàng nhìn thức ăn, nàng không biết phải nói gì, mùi bánh nướng và trứng nghẹt mũi.

- Ăn đi cô, để không nó lạnh.

Bà Lý có vẻ chăm sóc nói. Vũ Vi ngồi vào bàn, cơn đói không còn làm nàng giữ gìn gì cả, nàng ăn ngấu nghiến, khiến bà Lý phải cười.

- Ông chủ còn nói: Bao giờ cô ăn xong làm ơn sang tiêm thuốc dùm cho ông ấy, vì ông ấy không tự tiêm lấy được.

- À! Vũ Vi suýt đã sặc, khi nhớ ra mình chưa thi hành xong bổn phận.

- Cô cứ ăn xong đi không sao đâu, riêng mâm cứ để đó tôi sẽ dẹp sau.

Bà Lý cáo từ bước ra cửa. Đến cửa bà lại quay lại.

- Cô Vi, chúng tôi thích cô lắm!

Vũ Vi cười.

- Cám ơn bà, nếu không có tôi ông chủ cũng có cô tá khác vậy.

Bà Lý lắc đầu.

- Không đâu, y tá khác chưa chắc chúng tôi đã thích, ở đây chưa có ai dám nói thẳng với ông chủ như cô.

Rồi như sợ Vi không hiểu, bà giải thích.

- Tôi muốn nói đến những lời cô vừa nói với ông chủ trong bữa cơm. Nếu mà... cô có thể nói giúp để ông chủ cho người gọi cậu Ba về thì hay biết mấy.

Vũ Vi ngạc nhiên nhìn bà Lý, nàng không ngờ bà lại nghe hết tất cả câu chuyện của nàng và ông Nghị. Nhưng nàng làm gì có thể giúp được. Cậu Ba. Thì ra hắn là người con thứ ba của ông Nghị Nhưng tại sao không gọi là Bồi Trung, Bồi Hoa, Bồi Vũ hay Bồi gì đó, mà lại là Nhược Trần? Cái tên kỳ cục. Vi ngẩn ngơ nhìn dĩa trứng. Bà Lý ra khỏi phòng lúc nào Vi không biết. Thôi thì mặc, phép lịch sự không cho ta xen vào chuyện của người khác. Vả lại vai trò ta nơi đây chỉ là y tá thôi.

Sau khi dùng xong, Vi vội sang phòng ông Nghị Ông đang nằm trên giường chờ đợi.

- Xin lỗi ông nhé.

Vi nói, ông Nghị cười

- Bây giờ cô no chưa?

- Dạ no rồi.

Mặt Vi nóng bừng, nàng đến bàn mở chiếc sắc đựng thuốc lấy kim và ống tiêm. Bây giờ Vi mới thấy công dụng của loại ống chích bằng nylon, không cần phải nấu nướng gì lôi thôi, chỉ cần tháo ra và gắn kim vào bơm thuốc là xong.

Ông Nghị ngoan ngoãn để nàng tiêm thuốc, Vi hỏi.

- Hôm nay ông thấy chân thế nào?

- Hơi nhức.

- Có cảm giác dù sao vẫn hơn.

Ông Nghị nhìn về phía Vi.

- Cô nói gì?

Vũ Vi không đáp ra lệnh.

- Ông nằm yên nhé, để tôi xoa đôi chân cho máu đều một tí.

Ông Nghị ngoan ngoãn nằm yên.

- Hôm nay cô có vẻ khó chịu rồi đấy nhé.

Vi cười.

- Có lẽ bệnh bạo chúa của ông đã lây cho tôi rồi đấy.

Ông Nghị thích thú.

- Cô đã cười, thế là chúng ta hòa vậy.

Vũ Vi nhún vai.

- Tôi có cãi vã với ông bao giờ đâu mà hòa với không, vả lại bổn phận của tôi chỉ là một y tá...

Ông Nghị cắt ngang.

- Thôi, đừng đem cái nghề y tá của cô ra nói mãi, tôi sợ hai tiếng đó lắm rồi.

- Chứ nói gì khác nữa bây giờ, mỗi lần đề cập đến một chuyện khác là tôi với ông lại có sóng gió, chắc là tôi làm việc ở đây chẳng lâu được đâu.

Ông Nghị yên lặng, Vi tiếp tục xoa chân cho ông ta. Gian phòng lắng xuống, màu xanh tràn lan, chỉ có bình hoa cúc là nở vàng.

- Có lẽ cô ngạc nhiên khi thấy hai thằng con trai lớn tôi đều bắt đầu tên chúng bằng chữ Bồi, trong khi thằng Út lại có tên là Nhược Trần thì phảỉ?

Ông Nghị đột ngột hỏi.

- Thật ra, chuyện khác biệt đó, là vì Nhược Trần không phải là con của vợ tôi. Nói khác đi nó là con riêng của tôi, chắc cô hiểu hai chữ con riêng chứ?

Vi ngừng tay một chút, rồi lại tiếp tục công việc.

- Mẹ Nhược Trần nguyên là cô thư ký riêng của tôi, nàng rất đẹp và hay mơ mộng như bao nhiêu người con gái khác. Nàng không hề đòi hỏi tôi một cái gì ngay cả việc muốn tôi ly dị vợ cũng như lấy của tôi một đồng bạc chỉ có khi Nhược Trần ra đời nàng mới khóc mà nói: "Đời của con em chắc rồi sẽ như cát bụi vậy thì cho nó cái tên Nhược Trần nhé".

Ông Nghị nhắm mắt.

- Thằng bé rất thông minh, đẹp trai nhưng lại ương ngạnh và hay tự phụ. Tính nó giống tôi như đúc, phải nói nó là chiếc bóng của tôi mới đúng. Tôi thương nó vô cùng. Năm Nhược Trần được 6 tuổi một hôm nó trở về mặt mũi lấm lem, mẹ nó hỏi "con vừa đập lộn với người ta à?". Nó yên lặng một lúc rồi đột nhiên quay sang mẹ: "Có phải mẹ làm đĩ không?". Tôi không thấy ai dễ xúc động như nàng.

Kiểu Gia đã ôm Nhược Trần trong người khóc nức nở. Sáng hôm sau nàng đến gặp tôi, van xin tôi thừa nhận Nhược Trần. "Anh làm ơn cho nó một cái họ" tôi đã thề. Lúc bấy giờ tôi cũng muốn ly dị vợ để cưới nàng, nhưng vì mới thành công trên đường sự nghiệp tôi cũng có chút ít tên tuổi trên xã hội, nên rất sợ dư luận. Do đó tôi chỉ biết sống lén lút với Kiểu Gia.

- Mẹ Nhược Trần sau khi tôi thừa nhận Nhược Trần, mẹ nó cũng bỏ đi mất tích, chỉ còn để lại cho tôi một mảnh giấy với mấy chữ.

"Yêu nhau không thành mộng.

Thương nhau không trọn tình.

Ngày xưa nào ai đi.

Ngày xuân nào ai chờ!

Thương người không trọn kiếp.

Xa người vẫn ướt mi.

Mơ hồ nghe tiếng gọi.

Mưa hồ trên vành mi."

Và Kiểu Gia bỏ đi. Đi không bỏ lại một vết tích, công việc bề bộn của hãng cũng khiến tôi dù vẫn yêu nhưng không làm sao đi tìm được. Cho đến một hôm tôi nghe tin nàng đã lấy một huê kiều sống trên đất Nhật. Tôi tiếc tôi thương. Nhưng bấy giờ làm sao gọi nàng trở vể Tình yêu dành cho nàng tôi đổ hết cho Nhược Trần, tôi yêu nó hơn bất cứ đứa con nào trong gia đình của tôi.

Ông Nghị nhìn lên trần nhà mắt vướng buồn.

- Theo thời gian Nhược Trần lớn dần, cá tính nó càng lúc càng hiện rõ, nó là một thứ khuôn đúc của tôi; Tự phụ, ương ngạnh, nóng nảy. Nhưng nó có thêm sự thông minh và đa sầu đa cảm của mẹ, nó thích văn chương, nghệ thuật năm mười mấy tuổi đã biết làm thơ và trang trí nhà cửa. Sự hơn người của nó làm tôi hãnh diện. Nó là nguồn sống và hy vọng của tôi.

Ông ngưng lại một chút. Vũ Vi rót ly nước đưa đến, sau khi uống xong, ông Nghị tiếp.

- Trong nhà tôi cấm nhặt không cho bất cứ một người nào khơi lại thân thế của Nhược Trần, nhưng không hiểu sao Nhược Trần nó lại biết, có điều nó tưởng mẹ nó đã chết, trong nhà không khi nào nghe nó gọi mẹ của Bồi Trung với Bồi Hoa bằng mẹ dù nó rất kính trọng. Sự hoàn hảo của Trần khiến tôi không thể không thương nó, có điều tôi không ngờ sự tâng tiu của mình đã dồn nó vào một vị trí khó xử, nó đã trở thành một cây đinh trước mắt vợ tôi, Bồi Trung và Bồi Hoa. Lúc nào họ cũng tìm cách nói xấu Nhược Trần, không khí gia đình bắt đầu khó thở, nhưng sự dại dột nhất của tôi phải kể đến là lúc Nhược Trần vừa được 20, tôi đã cho nó làm phó giám đốc trong công ty của mình, trong khi Bồi Trung và Bồi Hoa không được giao phó một chức vụ gì cả. Kết quả là sự bất mãn của vợ tôi và hai con tôi càng lớn, họ liên kết nhau để đối phó với Nhược Trần. Vừa lo quản trị công ty vừa lo học nên Nhược Trần lúc nào cũng bận rộn vì còn trẻ lại thiếu kinh nghiệm quản trị nên nó đã để công ty thất thoát trên triệu bạc.

Ông Nghị thở dài.

- Tôi đã giận dữ và mắng nó thậm tệ, cô cũng biết tánh tôi nóng, lại có Bồi Trung nói thêm vào nên tôi càng giận. Nhược Trần một mực nói không biết gì đến chuyện thất thoát. Nhưng trong cơn giận tôi đâu có đếm xỉa đến lời giải thích, sau cùng Trần nói.

- Con biết con chỉ là một đứa con rơi, trong nhà nầy cũng xốn mắt nên vu tôi trộm tiền để có cớ đuổi tôi. Đừng tưởng tôi ham tiền của mấy người, tôi ghê tởm nó lắm, tôi thù cả cái họ Định và thân thế tôi nữa. Bắt đầu từ hôm nay tôi sẽ không ở trong gia đình này, cũng như không muốn thấy mặt một người họ Định nào khác.

Rồi nó giận dữ bỏ đi. Đó là lần đầu tiên cô cũng biết tính tôi nóng nảy, làm sao dung thứ được cho những câu nói xấc xược được, chuyện xảy ra khiến tôi tức tối. Có điều tôi chắc chắn là mình không thể lầm lẫn Nhược Trần được, nên xét kỹ lại sổ sách kết quả tôi tìm ra thủ phạm không ai khác hơn là vợ và hai đứa con tôi.. Còn thằng con rơi; tội nghiệp nó chẳng biết gì cả.

Ông Nghị thở dài.

- Rồi sau đó?

- Tôi là một người cao ngạo, làm sao tôi có thể nhận sự lầm lẫn của mình với con được? Nên trút cơn giận lên đầu hai thằng con lớn, tôi hạ lệnh cho chúng phải đi gọi Nhược Trần về. Chúng sợ hãi đi tìm nhưng Nhược Trần cự tuyệt. Giận quá tôi đuổi cả vợ tôi với Bồi Trung, Bồi Hoa ra khỏi nhà, tôi còn đăng báo từ họ. Nhược Trần xem báo nó trở về. Tôi còn nhớ hôm đó nó đứng trước mắt tôi, nói.

- Thưa cha, cha đã tàn nhẫn đối với mẹ con, đã bạc đãi con, một bi kịch chưa kết thúc, con không muốn cha tạo thêm một bi kịch khác. Tại sao cha lại đuổi mẹ con Bồi Trung chớ?

Sự thật mục đích tôi chẳng qua chỉ để gọi Nhược Trần trở về, bây giờ nó đã về rồi tôi còn mong gì hơn. Thế là tôi gọi vợ tôi, Bồi Trung và Bồi Hoa trở về, tôi tưởng rằng sau đấy Bồi Trung, Bồi Hoa và Nhược Trần phải yêu nhau hơn bao giờ hết. Không ngờ sự thù hận giữa chúng càng ngày càng đậm, không phải chỉ có sự xung đột của chúng với nhau mà ngay cả giữa tôi và Nhược Trần cũng có sự cay đắng. Nó ương ngạnh cố chấp thì làm sao tôi có thể tha thứ cho nó được. Giữa lúc đó thì một chuyện khác lại xảy ra.

Ông Nghị nằm nghiên một bên tiếp.

- Mùa đông năm ấy, đột nhiên tôi nhận được một bức thư từ Nhật gửi sang, đó là bức thư tuyệt mệnh của Kiểu Gia. Nàng đã chết trong mệt bệnh viện gần Osaka, Kiểu Gia chết vì chứng bệnh lao. Sau đó tôi mới biết khi lấy chồng được ba năm nàng đã bị chồng bỏ. Tự ái khiến Kiểu Gia dù sống khổ cực nơi Nhật vẫn cắn răng chịu đựng chứ chẳng cần xin xỏ hay than van với tôi. Chính sự lao lực quá sức đã khiến nàng ngã xuống. Tôi chua xót và bay ngay qua Nhật thu nhận mảnh xương tàn của nàng. Còn Nhược Trần khi được tin nó đã lồng lộn lên như một gã điên; nó nắm lấy áo tôi nói.

- Thì ra mẹ tôi vẫn còn sống, thế mà ông nhẫn tâm để mẹ tôi phải bơ vơ chết trong sự nghèo khổ. Ông là một thứ con người vô lương tâm, một thứ thú mặc áo người!

Lúc đó tôi đang đau khổ, trong cơn đau khổ cùng cực tôi không ngờ Nhược Trần lại dám nói với tôi những lời như vậy. Tôi tát cho nó hai tát tai và nó giận dữ bỏ đi.

Lần này nó đi suốt một năm, cũng trong năm này Bồi Hoa lấy vợ, riêng Bồi Trung thì đã lấy vợ trước đó ít lâu, tôi chẳng ưa hai con dâu này tí nào vì sự chua ngoa và ích kỷ của chúng. Đến lúc đứa con thứ 3 của Bồi Trung ra đời, tôi không còn chịu nổi nữa nên cho mỗi đứa một số tiền rồi bảo chúng ra riêng. Bồi Hoa không chịu, cha con chúng tôi lại xảy ra một trận cải vã kịch liệt. Trong lúc giận, Hoa đã hỏi tôi.

- Cha định đuổi chúng con đi để rước thằng con rơi của cha về phải không?

Tôi lại cho chúng mấy tát tai. Hôm sau Bồi Trung và Bồi Hoa dọn ra khỏi nhà, riêng tôi, tôi cũng phải vào nằm bệnh viện, đấy là lần đầu tiên bệnh tôi bộc phát.

Tôi đã mê sảng hơn một tuần, và khi mở mắt ra đã thấy Nhược Trần ngồi cạnh giường và đôi mắt quầng đen.

Ông Nghị ngưng lại, nụ cười buồn thoáng trên môi, hình như có cả những giọt lệ.

Nhìn đồng hồ 12:15. Đêm đã khuya rồi, bên ngoài cửa đèn phố Đài Bắc đã tắt. Nhưng sao vẫn sáng trên nền trời đen. Vi nói.

- Thôi ngày mai kể tiếp đi, giờ này ông cũng nên nghỉ.

Ông Nghị lắc đầu.

- Khoan, cô hãy ngồi nán lại để nghe tôi kể hết, chuyện cũng sắp xong rồi, biết ngày mai tôi còn hứng kể tiếp không?

Vũ Vi cười nhẹ

- Vâng, thế thì ông kể tiếp đi.

- Nhược Trần lại trở về Vườn mưa gió nhưng nó không còn như xưa nữa, nó đã thay đổi. Ít nói hơn, thường buồn và hay nổi nóng, nó buông xuôi tất cả công việc. Tôi biết nó còn giận, còn căm thù tôi. Cũng như lúc nào cũng sẵn sàng để xa tôi. Khoảng cách cha con càng lúc càng lớn, lúc nào gặp nhau cũng cãi lẫy. Bồi Trung và Bồi Hoa được dịp lại đổ dầu vào lửa chúng nó bảo: "Nhược Trần trở về là vì cái gia tài của tôi". Điều này càng khiến cho Trần tức giận, nó bắt đầu uống rượu và mỗi lần cũng là về gặp tôi hét.

- Tại sao tôi không thể xa ông được chứ. Ông là cái gì mà cứ cột chặt tôi mãi thế này.

- Tôi hiểu tại sao nó không thể xa tôi vì nó là con của Kiểu Gia, trong cơ thể nó còn có dòng máu của tôi luân lưu, sự ràng buột huyết hệ khiến nó rứt tôi không được. Tôi cũng thương nó lắm nên nghe những tiếng hét của nó mà tôi đau lòng. Nhìn sự sa đọa của con tôi khổ hơn, tôi bắt đầu mắng nó và giữa chúng tôi thù hận khoảng cách như càng lúc càng rộng.

Ông Nghị thở dài.

- Cô có thấy cha con ai lại kỳ cục như vậy không? Sau đó vợ lớn tôi qua đời, trong vườn mưa gió chỉ còn lại tôi và Nhược Trần, tôi trở thành kẻ cô đơn, và chúng tôi làm hòa nhau, nhưng không may vì Nhược Trần đã bắt đầu biết yêu.

Ông Nghị cắn nhẹ môi.

- Đứa con gái đó tên là Cát Hà, tôi không bao giờ quên được cái tên đó. Cô ta lớn hơn Nhược Trần 3 tuổi, là thứ gái làng chơi, lần đầu tiên khi Nhược Trần mang con bé về nhà là tôi đã biết ngay mưu đồ của nó, tôi cảnh cáo Nhược Trần, tôi bảo con bé này không tốt, không phải thật tình yêu nó. Nhưng Nhược Trần không tin, nó còn lớn giọng bảo tôi làm nhục bạn gái nó, coi thường tình yêu vĩ đại của nó và bảo tôi là một thứ người máy chỉ biết có tiền, nó nhắc lại chuyện mẹ ruột của nó phải chết trong nghèo khổ. Vết thương trong tim tôi lại bị xé to, tôi không chịu được, tôi đuổi nó đi và bảo nó đừng bao giờ trở về nữa. Và đây là lần cuối cùng.

Vũ Vi chăm chú nhìn ông Nghị.

- Chuyện đó xảy ra bao lâu rồi thưa ông?

- Bốn năm.

Vũ Vi ngạc nhiên.

- Bốn năm? Thế anh ấy sống ra sao? Ông có theo dõi chứ?

Ông Nghị quay lại.

- Vâng, dù sao nó cũng là con tôi chứ? Tôi có cho người theo dõi, nhưng chẳng biết gì cả.

- Anh ấy có còn ở chung với người đàn bà kia không?

- Không, con điếm đó cũng khôn lắm, khi biết không kiếm chác được gì nó cũng bỏ thằng Trần. Trước đó nó có đến đây làm tiền tôi nó bảo nếu tôi đưa cho nó một số tiền nó sẽ buông thằng Trần, nhưng tôi đâu có dại.

- Thế cô ấy bây giờ làm gì?

- Làm bé cho một ông giám đốc hãng X.

Vũ Vi suy nghĩ một chút.

- Vậy thì đúng rồi. Đó chính là nguyên nhân anh Trần không trở về nhà. Bản tính anh ấy cao ngạo, đầy tự phụ, thì làm sao chịu về gặp lại ông để nhìn sự đắc thắng của ông chứ?

Ông Nghị gật đầu,

- Cô nói đúng tôi với nó thuộc loại típ người tự ái quá cao vì vậy chẳng ai chịu ai được cả.

Ông cười buồn tiếp:

- Thôi được rồi, tối nay cô đã nghe hết tất cả những gì uẩn khúc trong gia đình tôi. Chuyện cha con thù hận lạ quá phải không?

Vũ Vi đứng dậy:

- Không đâu ông Nghị, tôi không biết rõ sự thật, nhưng tôi dám chắc anh ấy không bao giờ thù ông.

- Cô muốn nói thằng Nhược Trần đấy chứ?

- Vâng.

Vũ Vi lấy thuốc an thần cho ông Nghị đợi ông uống xong tiếp:

- Theo tôi nghĩ chỉ cần mỗi người bớt tự ái của mình một tí là sẽ hòa ngay, tôi đoán thế nào anh ấy cũng trở về.

Ông Nghị gật gù:

- Vâng tôi cũng mong thế.

- Nếu anh ấy có về lần này, xin ông hãy cố bình thản một tí đừng để anh ấy đi nữa.

- Vâng cám ơn cô.

Vũ Vi bước ra khỏi phòng, khép hờ cửa lại, đầu óc nàng mênh mang với câu chuyện, khi lên giường Vi biết rằng rồi mình sẽ thức sáng đêm nay.
Biết Tỏ Cùng Ai
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương Kết