watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Song Ngoại-Chương 5 - tác giả QUỲNH DAO QUỲNH DAO

QUỲNH DAO

Chương 5

Tác giả: QUỲNH DAO

Lớp học thật yên lặng, năm mươi mấy nữ sinh đang say sưa theo dõi bài giảng của Nam. Đây là một bài phú về Cung A Phòng của Đỗ Mục. ý nghĩa thật thâm sâu, lời văn lại trác tuyệt. Nam say sưa giảng giải, chàng cố dùng cả những khả năng sẵn có của mình để giải thích cho các học sinh nghẹ "Bốp!" một tiếng vang từ dưới lớp nơi chỗ bàn Vân dội lên. Mọi người giật mình quay lại, thấy một quyển sách rơi bên dưới bàn, trong khi Vân mải mê say ngủ. Việc ngủ gục trong lớp của Vân là việc thường xảy ra trong giờ học, trái hẳn những lúc tươi tỉnh vui đùa trong giờ ra chơị

Nam nhìn vào đồng hồ, chỉ còn 5 phút nữa là đã tan học. Buổi học đã kéo dài bốn tiếng của buổi sáng, học sinh đã quá mệt mỏị Nam thấy thương hại đám học trò nhỏ của mình vô cùng. Học sinh đã quá mệt mỏi với việc học bây giờ, thế mà nhà trường vì sợ sĩ số học sinh đậu thấp, nên đã dồn nhét vào đầu những đứa bé này một số bài học mới như Tứ Thư, viết nhật ký ...

Nam nhìn đám học trò bảo:

- Tôi biết các em đã quá mệt, nếu giảng thêm chắc lại có vở rơi xuống nữạ

Các cô cùng cười, trong khi Vân vẫn bình yên trong giấc ngủ. Dung ngồi cạnh vội lay nhẹ bạn, Vân giật mình ngơ ngác.

Nam chờ tiếng cười loãng dần, chàng nói:

- Tôi xin báo cáo cho các bạn biết, hôm qua hội đồng giáo sư đã quyết định là bắt đầu ngày mai chúng ta sẽ học thêm phần Tứ thư, vậy mai các bạn nhớ đem theo sách. Tôi bắt đầu giảng cho quý bạn phần Mẫn Tử trước, sau đó chúng ta sẽ học về phần luận ngữ. Ngoài ra, các bạn cũng phải viết nhật ký mỗi ngày để nộp cho tôi, đối với vấn đề này tôi hiểu các bạn đã quá mệt nên cho phép ai muốn nộp thì nộp, không thì thôi, thà như vậy còn hơn để các bạn miễn cưỡng viết chẳng ra cái gì cả.

Chàng yên lặng nhìn khắp lớp, đoạn tiếp:

- Bây giờ còn năm phút nữa tan học, vậy bạn nào có ý kiến gì xin cho biết, để tôi giải đáp.

Học sinh bắt đầu ồn lên, sự yên lặng lớp học đã mất. Nam đi qua đi lại trên bục gỗ mắt nhìn xuống lớp, chạm phải đôi mắt Dung đang nhìn chàng. Dung bẽn lẽn quay đi nơi khác.

Con bé thật lạ lùng, Nam nghĩ, niên học đã trôi qua quá nửa, chàng có thể tự hào là mình hiểu rất rõ về bản tính từng đứa học sinh của chàng. Chỉ riêng có Dung, đứa bé mang một trạng thái cô độc, yếu đuối này là cả một bí mật đối với chàng. Nam nghĩ rằng nhất định là Dung phải mang một tâm trạng đau khổ nào đó. Dung khác với những nữ sinh khác. Nàng rất thầm kín, không thích đem tâm sự mình giải bày cho kẻ khác nghẹ Dung thường đến phòng chàng, đôi khi vì bổn phận nộp sổ, đôi khi cặp bạn với Tần hay Vân, nhưng Dung thường ít nóị Tuy nhiên mỗi lần Dung rời đi là mỗi lần Nam cảm thấy như mình đã mất mát một cái gì, mà chàng vẫn không hiểu rõ. Chàng cũng không hiểu được tại sao mình quá chú tâm đến Dung như thế.

Tiếng chuông tan học vừa vang, các nữ sinh giống như đàn chim non vỡ tổ chíu chít kéo nhau ra khỏi phòng. Tần bận rộn tìm người trực phòng số một, nhưng không ai chịu nhận, vội kéo Dung, nhưng Vân không cho, nhảy lên bàn la lớn:

- Phận sự ai nấy làm, sao bắt buộc người ta thế.

Nói xong Vân kéo Dung theo mình.

Nam xuống lầu, Yến chạy theo giao chồng vở châu ký cho chàng.

Đến phòng trọ Nam đặt chồng vở trên bàn đi rửa mặt. Giờ này các bạn chàng có lẽ đang hiện diện ở phòng ăn. Nam tính đi dùng cơm, nhưng sực nhớ ra chồng vở trên bàn, chàng vội lôi quyển của Dung ra xem.

Châu ký là bài ghi lại những việc cần thiết trong một tuần. Thường gồm bốn cột: kiểm thảo sinh hoạt trong tuần, phương thức học tập, chuyện trong tuần và mục tạp ghị Mỗi tuần phải nộp cho giáo sư để kiểm soát. Bài của Dung lại không phân cột, mà lại ghi riêng theo cảm nghĩ của nàng:

"Hôm nay, ngày sinh nhật thứ 18, một cái tuổi mà biết bao nhiêu văn thi sĩ đã ca tụng là tuổi của hoa mộng. Buổi sáng mẹ đón mình với câu: sống lâu trăm tuổị Mình chỉ cười vì không mong gì sống đến đó. Tuổi hoa mộng đâu không thấy mà chỉ thấy toàn ác mộng, những ác mộng đáng thương. Vì tôi có những cơn mộng giản dị mà lòng vẫn không thực hiện được. Thí dụ tôi chỉ mong ước được thanh thản như con mèo con đang nằm trên hầm núp bom kia với quyển sách của Shakespear, Tolstoị..mà tôi có thể nằm xem một cách sảng khoái không bị quấy rầỵ Nhưng tôi nào được vậy, vì nếu làm thế cha tôi sẽ bảo: con muốn làm cái trò gì vậỷ Hoặc mẹ tôi sẽ la: con không muốn tiếp tục học đại học hay saỏ Tôi thấy cuộc sống này quá khó khăn, bổn phận quá nhiềụ Nhiều khi tôi nghĩ, không hiểu có phải tôi đang sống cho chính tôi hay không? Cái tuổi 18 đáng thương kia đang bị định luật Newton vây kín, bị cản trở. Vì vậy nguyện vọng duy nhất trong sinh nhật này là làm thế nào trẻ hơn cái tuổi 18 hôm nay”.

Nam xếp tập Dung lại, đoạn lấy vở Vân ra xem, chàng thấy:

1. Kiểm thảo sinh hoạt trong tuần: Từ rày trở về sau nếu tôi còn ngủ gục trong lớp nữa, tôi là đứa tồi, nhưng coi bộ làm đứa tồi dễ hơn là không ngủ gục.

2. Phương thức học tập: Dung bảo toán đại số giống như đĩa khổ qua, khó nuốt quá. Tôi lại cho rằng nó là đĩa mì khét, không ăn thì đói, mà ăn thì khó trôị

3. Chuyện trong tuần: xin lỗi, vì suốt tuần không đọc báo nên không biết.

4. Mục tạp ghi: Tần lại giận tôi, nhưng tôi là kẻ dễ tha thứ tội người, vì thế khi Tần rủ tôi ăn kem, tôi đã sẵn sàng quên việc đã đoạn giao với nó. Ngoài ra, khi giữ chức trưởng ban kỷ luật đến nay tôi thấy tôi là đứa dễ thương nhất, nhưng văn phòng không đồng ý như thế.
Nam bỏ vở xuống, chàng đến phòng dùng cơm. Lòng thắc mắc không hiểu tại sao Dung và Vân bản tính trái ngược nhau như thế, lại chơi thân nhau vậy được? Chàng lại nghi ngờ cả chánh sách giáo dục từ chương như vầỵ Những quyển sách quá nặng nề đã áp chế cả thiên năng của học trò. Dung viết văn khá lại bị ngộp thở vì toán, Vân vẽ giỏi lại bê bối bài vở. Cái lối giáo dục phổ thông quá ôm đồm này đã làm hao mòn không biết bao nhiêu đứa trẻ tài danh.

Nơi lớp học, các nữ sinh tụ năm tụ ba ngồi chung dùng cơm trưa, vừa ăn vừa cười đùa vui vẻ. Tần, Vân và Dung ngồi kề.

Tần kể nỗi khổ của mình cho Dung nghe:

- Hôm qua tao lại xực lộn với bà dì, tức quá chỉ muốn đi nơi khác ở cho xong. Nhưng trước khi đi, tao phải trả đũa bà ta mới được. Mầy có kế gì không, Dung?

Tần nhà ở tận miền Nam, lên tỉnh trọ tại nhà bà dì để đi học.

Vân hỏi Tần:

- Bà dì của mầy sợ chi nhất?

- Sợ mạ

- Vậy mầy làm ma nhát bả. Để tao dạy mầy cách hóa trang, hôm vừa qua tao cũng khiến bà chị họ tao cuống cuồng một trận.

- Không được đâu! Tao cũng sợ ma, rủi làm ma giả gặp ma thiệt thì saỏ

Dung bảo:

- Vậy mầy viết bức thư nặc danh chửi bả là xong chứ gì.

- Chửi làm sao chớ?

- Thì chửi bả là con rùa chết, con két thối, dân ba xạọ..

Tần đau khổ:

- Tao nói thiệt mà bây cứ đùa mãị

Vân bảo:

- Thôi tao dạy mày, mai mày bắt một túi sâu rọm bỏ vào giường bả, tao bảo đảm sáng hôm sau thế nào mày cũng được thưởng thức màn hài kịch haỵ

- Sâu rọm chỉ thấy không cũng đủ khiếp, đừng nói chi đến bắt.

Rốt cuộc rồi cũng không giải quyết được gì cả, Vân đành tự mình tìm giải pháp riêng:

- Được rồi, để hôm ấy tao sẽ núp dưới chân cầu đợi bả đi ngang, chỉ cần hù một cái cũng đủ làm bả khiếp rơi xuống sông.

Câu chuyện lại bắt đầu thay đổi đề tài, Vân và Tần nói về những tật xấu cũng như biệt danh của từng giáo sự Dung ăn vội cơm, bảo các bạn:

- Tao còn bài đại số chưa làm, không nói xàm với bây nữạ

Tần bảo:

- Ối! Hơi đâu mà làm, đến lấy bài của tao chép lại là xong, nhưng tao không bảo đảm đâu nhé, vì cũng là tái bản mà thôị

- Mặc tao, để tao làm.

Vân bảo Tần:

- Mầy để mặc nó, một lát giải không được lại khóc cho mà xem.

Dung lẳng lặng mang tập ra làm bài, để mặc Vân và Tần.

- Tao sợ nhất là vào phòng thầy Nam, phòng gì mà mù cả khói thuốc.

- Khói thuốc thì ai chẳng ghét, nhưng thầy Nam lại dễ thương, có điều gì thắc mắc tao vẫn nhờ thầy giải bàỵ

Tần lảng sang chuyện khác:

- Nghe bảo thầy Giang đau phổi phải không?

- Chắc vậy, tao thấy ổng ốm quá, cách dạy của ông ta thật buồn cười, để tao học bộ mày xem nhé.

Vân nhẩy lên bàn, vói tay ra sau lấy chiếc kính cận của Yến mang vào, nhìn quanh phòng, đoạn nhíu nhíu mày, ho một tiếng, giả giọng thầy Giang nói:

- Các bạn đã hiểu "dỏ" chưả Tiếng rõ đọc trại ra dỏ khiến Tần ôm bụng cườị

Dung liệng bút xuống càu nhàu:

- Tụi bây làm ồn thế, ai làm việc được?

- Hứ! Bộ đợi đến tao làm ồn mày mới giải không ra à? Thôi nghỉ đi bồ ơi, trưa mà không chịu nghỉ thì thật là khùng.

- Kệ tao là đứa khùng cũng được.

An từ sau đi đến, vỗ vai Dung. Dung quay sang nhìn bạn. Đôi mắt An nhìn ra bầu trời bên ngoài một cách buồn bã. Dung hiểu ý bạn, cất tập vào tủ đi rạ Vân níu Dung lại bảo:

- ê! đi đâủ Sao con An đến rủ một cái là đi liền vậỷ Không làm tính nữa đỉ

- Đừng lộn xộn, tụi tao có việc riêng.

Dung nắm tay An xuống lầu, đến hồ sen công viên. Đứng tựa người lên thành cầu nhìn xuống nước, bây giờ trời đã sang đông, hoa sen đã tàn, chỉ còn trơ lại những chiếc lá sen vàng úạ An ngắt đâu một đóa hoa cúc vàng đến tựa cạnh bạn, đoạn bóp nát cả cánh hoa, khiến những tàn hoa rơi lả tả trên mặt hồ. Dung nhìn bạn bất nhẫn:

- Sao lại ác thế?

- Cúc mọc nơi hóc kẹt của vườn hoa, lúc bình thường vẫn không được người chú ý đến, để hoa khô kéo rồi tàn lụn nơi đó, chi bằng để nó trôi trên giòng nước như thế này có nghĩa hơn không?

- Hôm nay, sao mày lại có tư tưởng như vậỷ - Dung nhìn bạn cườị

An lẳng lặng không đáp, một lúc sau chậm rãi bảo:

- Từ đã bỏ tao, hắn đã có người bạn gái khác.

Dung quay sang nhìn bạn, gương mặt An lạnh lùng xa xăm trông có vẻ rất hận đờị

- Sao mầy biết?

- Chú tao hôm qua ra chợ bắt gặp chúng nó.

- Bây giờ tính saỏ

- Tao chỉ muốn giết hắn.

Dung đặt tay lên vai bạn an ủi:

- Tao thấy nó chưa xứng đáng để mày giết.

Mắt An đã lưng tròng, những hạt nước mắt chực chờ rơi xuống.

- Mầy không thể khóc được, con người cương nghị và thể thao như mầy, không thể nào chảy những giọt nước mắt thế kia, tao không muốn nhìn mầy khóc.

An thì thầm:

- Tao không khóc, và sẽ không bao giờ khóc, thôi mình đến thầy Nam, nhờ thầy coi tay dùm cho mình, để xem cuộc đời sẽ trôi chảy đến đâu, nghe Dung?

- Tao tin rằng sẽ không có tên thằng Từ trong bàn tay của mầy đâu, mầy nên quên nó, cũng như quên cả những gì liên quan đến nó. Cuộc tình hôm nay không phải là cả cuộc đời mà chỉ là một phần nhỏ mà thôị Một ngày không xa, tình yêu rồi sẽ lại đến với mối tình trưởng thành hơn.

- Dung! đừng an ủi tao với những lời lẽ đó. Vì chỉ có mầy là hiểu được tình yêu đáng quí biết bao với taọ Sự an ủi chả giúp ích được gì!

- Tao biết nói thế nào với mầy bây giờ? Hãy cho tao biết, tao phải làm gì để chia xẻ nỗi buồn của mầy
Song Ngoại
Chương 2
Chương 1
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 14
Chương 13
Chương 15
Chương 18
Chương 16
Chương 17
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 23
Chương 22
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33