TRƯỚC ĐÊM TRỞ LẠI
Tác giả: Sái Tuấn
Ngày 19 tháng… năm 2005
âu chuyện này xảy ra sau “Địa ngục tầng thứ 19”, và trước “Bí mật của Margaret”.
Nói chính xác hơn, câu chuyện này xảy ra sau khi xuất bản “Quán trọ Hoang thôn” và “Địa ngục tầng thứ 19”.
Trong cuốn “Quán trọ Hoang thôn” có kẹp thêm một tấm thẻ - vé một chiều của người dũng cảm tới quán trọ Hoang thôn. Sau khi bạn cắt tấm vé, có thể lấy giấy biên nhận bưu kiện của người mê sách gửi lại cho nhà xuất bản là sẽ có cơ hội nhận được cuốn “Địa ngục tầng thứ 19” có chữ kí của tác giả.
Do trong thời gian chưa tới một tháng, nhà xuất bản chuyển cho tôi vô số thư của độc giả, tuyệt đại đa số trong thư đều có giấy biên nhận bưu kiện của người mê sách, ngoài ra còn có rất nhiều lớn nhắn nhủ và thư kèm theo của độc giả. Trong đó có những bức thư thực sự đã khiến tôi xúc động, nhưng tôi cũng cảm nhận ra rất nhiều vấn đề vô cùng kỳ quái, ví dụ như có rất nhiều người hỏi tôi cách tới Hoang thôn, tốt nhất là nên có cả vé khứ hồi, cũng có người hỏi thăm tôi cách liên lạc với Xuân Vũ, còn có cả người nói rằng họ cũng đã từng đến Hoang thôn.
Vẫn may, đến nay tôi vẫn chưa nhận được một bức thư nào tới từ Hoang thôn.
Nhưng cũng có thể có một bức thư ngoại lệ, bởi tôi không biết nó được gửi từ đâu tới, trên phong bì không có tem cũng chẳng có dấu ngày tháng, càng không có họ tên và địa chỉ người gửi thư, chỉ có họ tên và địa chỉ người nhận – có trời mới biết được bức thư này sao lại có thể gửi tới được nhà xuất bản!
Tội nhận được bức thư này vào tối ngày 19, một đêm lạnh giá của Bắc Kinh. Mấy ngày hôm đó đúng dịp nhà xuất bản mới tôi tới Bắc Kinh để tuyên truyền cho hai cuốn sách mới và nhân tiện đón tiếp luôn giới truyền thông tới phỏng vấn. Tối hôm đó sau khi đã xong xuôi các hoạt động, tôi mệt mỏi rã rời nên liền chạy tới “Trà mã cổ đạo” bên bờ biển Hậu Hải, cùng em gái phụ trách biên tập uống rượu gạo thơm phưng phức để phục hồi sự mệt mỏi.
Ngày mai tôi phải rời khỏi Bắc Kinh trở về Thường Hải rồi. Em gái phụ trách biên tập đưa cho tôi một xấp thư dày cộm của độc giả, càng thu hút ở chỗ những bức thư này không biết từ đâu tới. Phong bì loại màu trắng thông thường, chữ viết và địa chỉ người nhận cũng rất phổ thông, nhìn không ra kiểu người nào viết.
Tôi cầm phong bì lật đi lật lại, thực sự không tưởng tượng nổi nó được gửi bưu điện kiểu gì, lẽ nào trên thế gian này thực sự tồn tại một hòm thư thần kỳ nào đó?
Có lẽ là do sự nhảy cảm bẩm sinh của nhà văn, tôi bỗng có một giác quan thứ sáu rất kỳ quái, quay đầu nhìn biển đóng băng, có một người đàn ông trượt băng rất cừ, không ngừng lướt thành hình vòng tròn trên mặt băng. Nhìn người đàn ông trượt băng đó, trong đầu tôi lập tức xuất hiện một vòng tròn lóe lên, trắng trẻo trong veo như mặt băng vậy.
“Ấy, nghĩ gì thế?”
Em gái phụ trách biên tập kéo tôi ra khỏi sự suy tưởng, tôi hít một hơi thật sâu nói: “Không có gì, chỉ nghĩ tới một thứ.”
Tôi không nói tiếp nữa mà nhẹ nhàng xé chiếc phong bì ra, bên trong vẫn là giấy biên nhận bưu kiện của hội người mê sách, một tấm thẻ cứng, độc giả sẽ để lại họ tên và phương thức liên lạc trên đó.
Khi tôi lấy cái thẻ đặc biệt này ra, em gái phụ trách biên tập bỗng nhiên chau mày nói: “Ây, một mùi thơm thật kỳ lạ.”
Quả nhiên, tôi cũng ngửi thấy một mùi hương kỳ dị, nồng nặc tỏa ra từ trong tấm thiệp, mùi hương hoàn toàn khác hẳn với rượu gạo trong cốc của chúng tôi.
Nhưng hương thơm này chỉ duy trì khoảng vài giây, chớp mắt cái đã bay mất trong quán ăn “Trà mã cổ đạo”. Em gái phụ trách biên tập vẫn khịt khịt mũi nói: “Bay mất trong giây lát rồi này.”
Tôi lại di chuyển ánh mắt lên chiếc thẻ đặc biệt, bởi vì nó thực sự quá đặc sắc – trong mục họ tên có viết một kí hiệu:
Đây chính là họ tên của đối phương? Hình như không tồm tại chữ Hán nào thế này, theo như tôi biết thì trong bất cứ văn tự nước ngoài nào hình như cũng không có cái này, đại khá chi trong giáp cốt văn hoặc chữ tượng hình Ai Cập cổ mới có mà thôi.
“Kỳ lạ, giống như một miệng giếng”
Em gái phụ trách biên tập thu lại nụ cười đáng yêu, nhìn chằm chằm vào cái “họ tên” kỳ dị nói.
Thực sự giống một miệng giếng, là góc độ đứng trên miệng giếng nhìn từ trên cáo xuống. Tôi gật gật đầu nói: “Trong sân sau của Tiến Sỹ Đệ Hoang thôn cũng có một miệng giếng”.
“Miệng giếng trong tiểu thuyết của anh mà vợ thế bị dìm chết trong đó!”
“Đúng, đây chính là một chi tiết bị anh bỏ sót trong ‘Quán trọ Hoang thôn’ của mình, có lẽ miệng giếng đó cũng ẩn giấu một câu chuyện thê luong mà đẹp đẽ”.
“Hay là một… u hồn?”
Tim bất giác giật thót một cái, hết cách rồi, lời của cô ấy toàn nhắm trúng nỗi sợ hãi của tôi. Tôi chỉ biết cúi đầu tiếp tục nhìn tấm thẻ, dưới mục họ tên lần lượt là giới tính, tuổi tác, trình độ văn hóa, điện thoại và e-mail liên lạc, tất cả những mục này đều để trống không điền, chỉ trong mục địa chỉ cụ thể (gồm cả mã bưu điện) có viết một dòng…. Tôi không biết có nên gọi chúng là “chữ” hay không, có lẽ gọi là ký hiệu thì chính xác hơn.
Bất luận bạn tin hay không, tôi thực sự nhìn thấy những kí hiệu này trên tấm thẻ, bàn phím không thể nào gõ ra những kí hiệu đó, sau này tôi phải dùng cách scan để quét lên máy tính.
Em gái phụ trách biên tập nhấp một ngụm rượu gạo, hỏi: “Đây là cái gì nhỉ?”
Sau đó tôi trầm ngâm hồi lâu, hai mắt nhìn chằm chằm vào những kí hiệu này, trong lòng âm thầm đếm, tổng cộng có bảy kí hiệu, chúng giống như bảy chú lùn tà ác, lắc lư thân mình trên thẻ biên nhận bưu kiện người mê sách của tôi, múa may một điệu nhảy ma thuật cổ xưa nào đó.
Đôi môi mất tự chủ bắt đầu run rẩy, tôi chỉ biết ép mình phải trấn tĩnh lại, tì mỉ quan sát bảy kí hiệu này. Đây rút cuộc là loại văn tự cổ xưa nòa, hay là một loại mật mã đặc biệt nào đó, hoặc là một nhóm tranh hàm chứa thâm ý gì chăng?
Nhưng tôi không đoán ra được chút nào, càng nhìn chằm chằm vào chúng, mắt tôi càng đau nhức, chúng như kim châm đạm chọc vào con ngươi của tôi. Còn trong đầu tôi lại không ngừng mọc lên các kiểu suy nghĩ kỳ quái, dường như bảy kí hiệu này có thể đem tôi tới một thế giới khác.
“Xem này, kí hiệu vòng tròn cuối cùng giống hệt với họ tên”.
Đúng là tinh như mắt con gái, lời nhắc nhở của cô ấy khiến tôi chú ý tới kí hiệu thứ bảy đó – , và trong mục họ tên điền trên tấm thẻ cũng là .
Như thế này nghĩa là gì chứ? Chắc là trong mục địa chỉ cũng điền thêm họ tên nhỉ? Trời ơi, đây lại là địa chỉ và họ tên của môn tử nào đây?
Tôi lòng đầy nghi ngờ lắc lắc đầu, quả thực bất lực với bức thư không rõ lai lịch này. Tôi lại nhìn vào trong phong bì, hình như chẳng còn thứ gì khác cả. Khi tôi đang chuẩn bị nhét giấy biên nhận bưu kiện lại vào trong phong bì, em gái phụ trách biên tập lại nhắc nhở tôi: “Xem xem phía sau tấm thẻ”.
Vẫn là cô ấy kịp thời nhắc nhở, tôi lập tức lật lại tấm thẻ, chỉ thấy sau mặt thẻ có in một bức ảnh.
Không đúng, phía sau tất cả các tấm thẻ đều bỏ trống, sao lại có ảnh chứ?
Vậy là tôi trợn tròn mắt, nhìn chằm chằm vào bức ảnh mặt sau tấm thẻ, bỗng chốc giống như bị điện giật, toàn thân tê liệt cứng đờ.
“Cô ấy là ai?” em gái phụ trách biên tập nghi ngờ nhìn bức ảnh “Đẹp quá, ánh mắt cô ấy có một khí chất đặc biệt”.
Hóa ra mặt sau tấm thẻ có in hình khuôn mặt một cô gái, nền phía sau chính là màu trắng của tấm thẻ, giống như cô ấy hiện lên trên tấm thẻ vậy. Cô gái trong tấm thẻ có mái tóc dài đen óng, một khuôn mặt thanh tú, ánh mắt phảng phất xa xăm vô định. Đặc biệt nhất là đôi mắt của cô ấy, vừa có cả sự bí ẩn cuốn hút, lại ẩn chứa cả chút u buồn và hoảng hốt, giống như Nhiếp Tiểu Sảnh trong “Liêu trai chí dị”, khiến người ta bất giác nảy sinh lòng thương cảm.
Em gái phụ trách biên tập không đợi tôi trả lời, tiếp tục phân tích nói: “Cảm giác không giống với người thường, em cảm thấy cô ấy có chút gì đó giống với Tiểu Chi dưới ngòi bút của anh trong Quán trọ Hoang thôn”.
Trời ơi, phụ trách biên tập của tôi lại lần nữa nhắm trùng tôi rồi, khiến tim tôi vốn đang đóng băng bỗng đập thình thịch trở lại…
Trầm tư một hồi lâu, tôi rút cuộc đáp lại: “Không sai, cô ấy chính là Tiểu Chi!”
Cô ấy chính là Tiểu Chi!
Lại một lần nữa đối diện với khuôn mặt sau tấm thẻ, rút cuộc là cảnh trong giấc mơ hay là hiện thực? Là mùa hạ Thượng Hải nửa năm trước hay là đêm đông Bắc Kinh thời khắc này?
Tôi ra sức dụi mắt, không sai, chính là khuôn mặt in trên mặt sau tấm thẻ này, khuôn mặt khiến người ta vĩnh viễn không thể nào quên, khuôn mặt lúc ẩn lúc hiện trên tấm kính cửa sổ tàu điện ngầm.
Em gái phụ trách biên tập cũng tròn xoe mắt, kinh ngạc hỏi: “Trời ơi, cô ấy chính là Tiểu Chi? Em cứ nghĩ rằng Tiểu Chi chỉ là nhân vật trong tiểu thuyết, vốn không tồn tại trong nhân gian”.
“Đúng vậy, cô ấy giờ đây đã không còn trên nhân gian nữa rồi. Nhưng cô ấy đã từng tồn tại trên thế giới này, đã từng mặt đối mặt với anh…”
Nói tới đây tôi dừng lại, cúi đầu nhìn cô gái trong tấm thẻ, im lặng hồi lâu.
“Nhưng là ảnh của Tiểu Chi, sao lại in lên phía sau thẻ biên nhận bưu kiện của người mê sách chứ?”
“Em không biết. Từ trước tới nay em chưa từng nhìn thấy ảnh cô ấy, những hình dung về cô ấy vĩnh viễn nằm trong trí óc em, mãi mãi không phai nhòa”.
“Kỳ lạ, là ai có được bức ảnh của Tiểu Chi lúc còn sống rồi in nó lên mặt sau tấm thẻ và viết cả lên đây những ký hiệu kỳ quái này, lại còn không cần phải dán tem gửi tới nhà xuất bản của chúng ta?”
Lúc này, ngoài cửa sổ “Trà mã cổ đạo”, mặt băng trên bờ biển Hậu Hải tỏa ra ánh sáng phản quan le lói.
Tôi nhìn chăm chăm vào tấm thể này, lật lại xem xem, nó giống như bưu thiếp của một u hồn, và đã đưa đến tay tôi thế này đây.
Cuối cùng, tôi từ từ bỏ chiếc thẻ vào lại phong bì, sau đó nhét vào túi áo, nói: “Tính tiền”.
Ra khỏi “Trà mã cổ đạo”, chúng tôi đi men theo con đường ven bờ biển Hậu Hải, hướng về phía trước. Tôi đã chẳng còn tâm trí nào để thưởng thức cảnh sắc của mặt biển đóng băng, chỉ biết không ngừng sờ lên túi áo ngực, bên trong có đừng “bức thư u hồn”, và tấm ảnh của Tiểu Chi trên mặt sau tấm thẻ chắc cũng đang đặt đúng trước vị trí trái tim tôi.
Tên cô ấy là Tiểu Chi.
Âu Dương Tiểu Chi.
Cái tên này là băng trong đêm tối.
Trong suốt và trí mạng, chớp mắt cái sẽ tan chảy thành nước.
Tiểu Chi đến từ Hoang thôn.
Theo như miêu tả trong tiểu thuyết của tôi. Hoang thôn thuộc thị trấn Tây Lãnh của thành phố K, tỉnh Chiết Giang, tọa lạc “giữa biển và nghĩa trang”, do mặt thôn hướng về một vùng bờ biển hoang sơ nên gọi là Hoang thôn.
Tại cổng vào Hoang thôn, có một tấm bia tiết hạnh – “Trinh Liệt Âm Dương” được hoàng đế triều Minh ngự giá ban tặng. Nó giống như một cái khóa khổng lồ khóa chặt lấy Hoang thôn, những người trong thôn hiếm khi ra ngoài, cũng rất hiếm có người ngoài bước vào Hoang thôn. Truyền thuyết đáng sợ hơn đó là: phàm là những người từ nơi khác tới tự ý xông vào Hoang thôn, đều sẽ chết một cách bí ẩn trong một thời gian ngắn.
Ngôi nhà cổ “Tiến Sỹ Đệ” trong Hoang thôn, do có một người đỗ tiến sỹ triều Minh mà được đặt tên như vậy. Âu Dương gia của “Tiến Sỹ Đệ” là gia tộc lâu đời nhất Hoang thôn. Âu Dương tiên sinh – chủ nhân của ngôi nhà cổ, có một cô con gái duy nhất tên là Tiểu Chi, cô là người đầu tiên rời Hoang thôn lên Thượng Hải học đại học.
Thật không may, trong một sự cố tàu điện ngầm ngoài ý muốn xảy ra năm 2003, Tiểu Chi khi đó đang đứng đợi tàu ở bến đã bị đâm chết, không lâu sau, cha cô cũng lâm bệnh qua đời. Gia tộc lâu đời Âu Dương kể từ khi đoạn tuyệt hương hỏa. “Tiến Sỹ Đệ” cũng trở thành một ngôi nhà để không bí ẩn. Trong vô số những đêm đen, u hồn lặng lẽ ẩn hiện trong góc nào đó của ngôi nhà cổ này…
Truyện ngắn “Hoang thôn” của tôi đăng trên tạp chí “Chồi non” số tháng 4 năm 2004, kể từ đây cuộc sống của tôi đã bị quấy rối bởi các kiểu ghé thăm của độc giả. Một ngày mùa hạ, bốn sinh viên của trường đại học S đột nhiên ghé thăm nhà tôi, tên của họ lần lượt là Hoắc Cường, Tô Thiên Bình, Hàn Tiểu Phong và Xuân Vũ. Sau khi đọc “Chồi non”, họ đã vô cùng hứng thú với Hoang thôn, quyết định tới Hoang thôn thám hiểm, nhưng tôi từ chối nói cho họ biết vị trí của Hoang thôn.
Không thể tưởng tượng nổi, bốn sinh viên này đã tự mình tìm thấy Hoang thôn. Bốn người đã gặp phải những trải nghiệm đáng sợ, rút cuộc họ cũng đã trở lại Thượng Hải. Nhưng vận đen hình như đeo bám không buông tha cho họ, chỉ trong vòng mấy ngày ngắn ngủi, bốn người lần lượt xảy ra chuyển: Hoắc Cường và Hàn Tiểu Phong chết trong cơn ác mộng, Xuân Vũ bị đưa vào bệnh viện tâm thần, còn Tô Thiên Bình lại mất tích, bặt vô âm tín một cách bí ẩn.
Hiện giờ, trở lại đêm đông Bắc Kinh ngày 19 tháng… năm 2005, tôi và em gái phụ trách biên tập đi qua bờ biển đóng băng, bên đường kín mít những quán rượu nhỏ, bên tai không ngừng vang vọng tiếng đàn ghita, còn có cả không ít khẩu âm Đông Bắc ồn ào của những bác bán rượu đang mời gọi khách. Trong đó có một quán rượu sáng tạo nhất treo tấm biển trước cửa – “Vây quanh lò sưởi ấm, miễn phí khoang lang”, thật buồn cười.
Yê! Cuối cùng cũng đã nhìn thấy cầu Ngân Đính mà tôi đã ngưỡng mộ từ lâu rồi!
Tôi chạy tới bên lan can xinh xắn của chiếc cầu, nhìn xuống mặt băng phía dưới nói: “Chỉ là cầu hơi nhỏ một chút, hình như cũng chỉ đến thế này mà thôi”.
Em gái phụ trách biên tập cười trách móc: “Anh không phải là Diệp Công thích rồng sao?”
Đúng lúc tôi tạm thời quên đi "nghi ngờ” ban nãy, muốn thư giãn cười lên thì nhạc tin nhắn điện thoại lại vang lên không đúng lúc.
Tôi chầm chậm móc điện thoại ra, nhìn thấy người nhắn tin hóa ra là Tô Thiên Bình!
Phút chốc, trên cầu Ngân Đính giữa mùa đông Bắc Kinh, tôi cảm thấy tim mình lại chìm xuống đáy nước, giống như mặt nước Hậu Hải đang đóng băng dưới chân cầu này.
Sao lại là Tô Thiên Bình? Cậu ta chính là một trong số bốn sinh viên đã từng tới Hoang thôn nửa năm trước, sau khi từ Hoang thôn trở về chưa được bao lâu, cậu ấy đã trải qua những ngày tháng khủng hoảng. Để trốn tránh ác mộng trí mạng, cậu ấy đã trốn trong tiệm internet không biết tới ngày đêm, kết quả là bị ngất lịm đi. Cậu ấy hôn mê mười mấy ngày trong bệnh viện, rút cuộc lại tỉnh dậy như một kỳ tích rồi quay trở lại trường đại học S.
Sau khi Tô Thiên Bình mất tích trở về đã từng một lần đích thân tới tìm tôi, nhưng sau này, cậu ấy không còn liên lạc với tôi thêm bất cứ lần nào nữa, tôi gần như cũng quên mất cậu ấy rồi.
Kỳ lạ, bao lâu nay không liên lạc, sao đột nhiên lại nhắn tin cho tôi vào lúc này?
Tôi nghi ngờ mở tin nhắn ra, nội dung chỉ có ba chữ.
Cứu tôi với!
Bỗng chốc, ba chữ trí mạng trên màn hình điện thoại khiến mắt tôi bị “giật” một cái, dường như “giật” lên cả khuôn mặt phảng phất bị tâm thần và cả đôi mắt sâu thẳm như miệng giếng cổ của cậu ta.
Mùa động Bắc Kinh ngày 19 tháng… năm 2005, tôi nắm điện thoại đứng trên cầu Ngân Đính Hậu Hải, nhìn chằm chằm vào tin nhắn có thể được gửi tới từ Thượng Hải – Tô Thiên Bình, người may mắn còn sống sót sau khi từng tới Hoang thôn đang cầu cứu tôi từ khoảng cách 1380 kilômét.
Lại một cơn gió phương bắc lạnh buốt từ mặt băng Hậu Hải thổi tới, tôi run rẩy lập cập ngửa mặt lên trời, chỉ thấy nửa vàng trăng treo lơ lửng cao cao trên không trung, bên tai dường như lại vang lên tiếng “Cứu tôi với”.
“Thẫn thờ gì thế?”
Em gái phụ trách biên tập nhẹ nhàng vỗ tôi một cái, tôi quay đầu lại, chầm chậm nói: “Xảy ra chuyện rồi”.
Chưa kịp đợi cô ấy hiểu ra, tôi đã cho cô ấy xem màn hình điện thoại. Em gái phụ trách biên tập chay mày nói: “Tô Thiên Bình? Là sinh viên trong ‘Quán trọ Hoang thôn’? Anh thật là một gã hay ho đấy, sao nhân vật trong tiểu thuyết của anh lại toàn chạy hết ra tìm anh thế?”
Tôi tiếp tục tựa vào lan can cầu Ngân Đính, những tiếng đàn ghita chốc chốc lại vọng lên từ những quán rượu cạnh bờ biển Hậu Hải khiến tim tôi càng trở nên loạn nhịp, đối diện với tiếng kêu cứu của Tô Thiên Bình, trả lời hay không trả lời đây?
Nhưng đối với tôi mà nói, câu chuyện Hoang thôn đã qua đi rồi. Tôi vĩnh viễn không muốn quay trở lại nơi đó nữa, cũng vĩnh viễn không muốn cuốn vào đó nữa, giống như lời ấn định của tôi để lại trong phần mở đầu của “Quán trọ Hoang thôn”:
Các bạn độc giả thân mến, bất luận bạn kích động thế nào sau khi đọc cuốn truyện này, nhưng hãy luôn ghi nhớ lời cảnh báo của tác giả - nhất định không được tới Hoang thôn. Nếu như bạn không nghe lời cảnh báo này, hậu quả xảy ra tác giả sẽ không chịu trách nhiệm.
Đây là lần đầu tiên tôi lòng dạ sắt đá như vậy, nghĩ tới nghĩ lui mãi, tôi vẫn dằn lòng lắc đầu nói: “Không, đêm nay anh không muốn trả lời cậu ấy”.
Em gái phụ trách biên tập lập tức nói: “Có khi cậu ấy sẽ trực tiếp gọi điện cho anh đấy”.
Tôi cúi đầu trầm ngâm hồi lâu, sau đó tắt điện thoại: “Anh không nghe thấy”.
“Sao anh lại như thế chứ?”
“Đừng nói nữa”. Tôi cười đau khổ một tiếng, bước nhanh xuống cầu Ngân Đính. “Chúng ta rời khỏi đây thôi”.
Tuy làm ra vẻ bất cần, nhưng trong lòng tôi lại vô cùng lo lắng. Tôi nắm chặt chiếc điện thoại đã tắt rời khỏi Hậu Hải, sau khi từ iệt em gái phụ trách biên tập, tôi liền vội vàng bắt tắc xi trở về khách sạn.
Sáng mai là phải trở về Thượng Hải rồi, tôi thu dọn hành lý trong phòng khách, nhưng trong lòng thấp thỏm không yên, cuối cùng thì thực sự không thể chịu được nữa nên liền bật laptop lên để ghi lại chút gì đó.
Nhưng đối diện với màn hình máy tính hồi lâu, tôi không gõ ra được lấy một chữ, đầu óc đã bị chiếm giữ bởi ba chữ mà Tô Thiên Bình nhắn tới. Tôi chỉ còn cách đứng lên đi lại một lúc, đột nhiên nhớ tới bức thư trong túi áo. Tôi lại lấy bức thư bí ẩn này ra, nhưng không lấy tấm thể trong đó ra nữa, chỉ nhẹ nhàng vuốt lên phía ngoài phong bì, đầu ngón tay cảm giác tê tê giống như sờ lên làn da trơn mịn của ai đó vậy.
A, ngón tay tôi lập tức co lại, tiện tay vớ lấy chiếc điện thoại bên cạnh, màn hình điện thoại tối om biểu thị tắt máy. Tôi có thể tưởng tượng ra Tô Thiên Bình ở đầu sóng bên kia, có lẽ cậu ta đang nóng lòng chờ đợi tin nhắn lại, thậm chí đang liên tục gọi vào máy tôi nhưng chỉ toàn nghe thấy “Xin lỗi, thuê bao quý khách đang gọi hiện tắt máy” cũng nên.
Rút cuộc vẫn là “trái tim yếu mềm”, tôi run rẩy bật điện thoại lên, nhưng không hề có hiển thị tin nhắn mới. Tôi do dự hồi lâu, cứ gọi vào số của Tô Thiên Bình vậy.
Tôi nghe thấy điện thoại bên kia đổ chuông, nhưng Tô Thiên Bình nhất quyết không nghe máy. Tôi gọi lại liên tục vài lần nữa cho tới tận sau 12 giờ đêm, nhưng đều chỉ nghe thấy tiếng chuông không thấy tiếng người.
Không được, sáng mai còn phải bắt kịp chuyến bay nữa, tôi đành phải quẳng điện thoại sang một bên đi ngủ.
Đêm cuối cùng tại Bắc Kinh, tôi mơ thấy…