Hồi 2
Tác giả: Sơn Linh
Hoàng Đề đốc nắm hai vai Anh Kiệt dặn dò:
- Thôi cháu lên đường nhớ lời ta khuyên bảo, tuy ở xa nhưng ta sẽ theo dõi
cháu luôn. Đừng bao giờ quên mình là người của hai dòng họ Vũ, Hoàng.
Anh Kiệt cúi đầu chào thúc phụ, lên yên.
Con tuấn mã hí lên một tiếng vui mừng như sẳn sàng đưa chủ qua vạn dặm
đường
Đề đốc bỗng gọi giật lại:
- Hiền điệt, cho ta gởi lời thăm mẫu thân cháu nhé ?
Anh Kiệt vâng dạ và khẽ liếc nhìn lên lầu hoa như tìm kiếm một người. Bức
màn the lay động, bóng ai vội vã trở vào phòng.
Anh Kiệt cúi chào Đề đốc lần sau cùng rồi ra roi cho ngựa rời khỏi dinh thự
nhà họ Hoàng.
Ngồi trên lưng ngựa, chàng nhớ lại những chuyện đã xảy ra. Mấy hôm nay
chàng đã sống trong sự thắc mắc, khổ tâm: "Lệ Hồng cáo bệnh ở mãi trong phòng
riêng không cho chàng gặp mặt để giải bày hay xin lỗi về chuyện đã qua". Anh
Kiệt hết sức ngạc nhiên về thái độ cố chấp của Lệ Hồng. Nàng tức giận đến nỗi
không muốn nhìn mặt chàng nữa ư?
Đã mấy lần Anh Kiệt xin phép vào thăm, Lệ Hồng đều cáo thác, sai tỳ nữ ra
bảo nàng đang ngủ hay đang mệt để chàng trở về phòng riêng.
Anh Kiệt buồn lắm. Trong bao nhiêu năm trời sống chung, anh em rất thuận
hòa, nay vì một câu nói đùa không suy nghĩ mà chàng lại làm phật lòng đứa em
gái nhỏ rất quý mếm của mình ? . . . Chàng muốn đem c âu chuyện thưa với thúc phụ
nhưng lại sợ Lệ Hồng sẽ giận nhiều hơn.
Bỗng nhiên sáng nay, chàng đang ngồi trong thư phòng đọc sách thì tên tiểu
đồng vào gọi chàng lên hầu Đề đốc.
Anh Kiệt vội vã đi ngay, trong lòng lo lắng vô cùng. Chàng không hiểu
chuyện lành, dữ thế nào?
Khi chàng bước vào phòng riêng của Đề đốc thì gặp lúc ông đang ngồi xem
các công văn từ các nơi gởi đến. Thấy Anh Kiệt, Đề đốc xếp gọn đồ đạc, chỉ ghế
bảo chàng ngồi.
Anh Kiệt không dám đường đột ngồi đối diện nên khoanh tay đứng hầu. Đề
đốc mỉm cười bảo:
- Cháu cứ tự nhiên, đừng giữ lễ nữa, chúng ta sắp phải xa nhau rồi đấy!
Anh Kiệt kinh ngạc nhìn thúc phụ không chớp mắt.
Đề đốc lại hỏi:
- Có phải cháu muốn về Hạnh Hoa thôn thăm mẹ không? Tại sao cháu không
thố lộ cho ta biết?
Anh Kiệt ngơ ngác chưa hiểu sự thể ra thế nào thì Đề đốc gật gù như tự bảo
mình:
- Năm, sáu năm trời còn gì nữa? Ta bận luyện tập cho cháu nên người, để khỏi
phụ lời gởi gấm của Vũ huynh mà quên nghĩ đến việc cho cháu về thăm nhà? Chắc
mẫu thân cũng buồn phiền ta nhiều lắm. Nếu không có Lệ Hồng nhắc nhở...
Anh Kiệt bỗng thốt ra:
- Lệ Hồng, thưa thúc phụ. . .
Đề đốc hơi ngạc nhiên, vì từ khi Anh Kiệt vào gia đình này, đây là lấn đầu tiên
chàng sơ suất đến ngắt ngang lời nói của ông. Đề đốc nhìn chàng nói:
- Phải, chính Lệ Hồng nhắc nhở ta? Cháu muốn hỏi gì?
Biết mình lỡ lời, Anh Kiệt vội vàng thưa:
- Bẩm thúc phụ, cháu nghe tin hiền muội thọ bịnh, nhưng biết đã qua khỏi
chưa. Vì nóng lòng cháu đã sơ suất, mong thúc phụ khoan dung...
Hoàng Đề đốc mỉm cười dễ dãi:
- Không sao, cháu đừng ngại, Lệ Hồng đã bình phục rồi.
Và ông tiếp theo câu chuyện:
- Đêm qua nhờ Lệ Hồng nhắc nhở, ta mới nhớ ra. Vậy cháu kịp sửa soạn về
Hạnh Hoa thôn đi.
Anh Kiệt bàng hoàng trước quan Đề đốc vì sự mong muốn của chàng bỗng
dưng được thực hiện một cách bất ngờ.
Chàng chắp tay thưa:
- Bẩm thúc phụ? Cháu xin được về Hạnh Hoa thôn trong ít lâu rồi trở lại Phiên
Ngung để hầu thúc phụ và học thêm kiếm pháp.
Đề đốc vuốt râu bạc, lộ vẻ cảm động.
- Ta hiểu lòng cháu lắm? Cháu muốn đền ơn, đáp nghĩa ta ư? Đừng bận tâm
đến việc đó. Ta còn mạnh khỏe lắm? Hơn nữa, có thím cháu và em Lệ Hồng luôn
luôn ở bên ta. Cháu yên lòng về Hạnh Hoa thôn phụng dưỡng mẫu thân cháu thì ta
đẹp dạ lắm rồi.
Đề đốc ngừng lại, ngước nhìn ra ngoài nói tiếp:
- Kiếm pháp của cháu ngày nay không phải học thêm nữa, chỉ cần được luyện
tập luôn luôn cho thuần phục. Vả lại, ta muốn cháu giao tiếp với đời, tìm kết giao
với những tay anh hùng hào kiệt, trừ gian, diệt ác. Cháu phải học nhiều ở ngoài
đời hơn là ở đây.
Đề đốc nhìn xem có ai ở trong phòng không rồi tiếp, giọng nghiêm nghị hơn:
- Tổ quốc ta rồi đây không thoát khỏi thời ly loạn. Đức vua thì còn nhỏ mà
Hoàng thái hậu lại quá chuyên quyền, dung dưỡng cho quân Hán hoành hành trên
đất nước.
Các quan trong triều ai nấy đều phẫn uất. Ta ngày đêm hằng lo nghĩ đến việc
đó mà mất ăn mất ngủ song dù muốn làm gì đi nữa, cũng chỉ cốt ở lòng dân.
Đề đốc nắm lấy vai Anh Kiệt thốt ra lulullg lời tâm huyết:
- Cháu nhớ lời ta dặn. Khi về Hạnh Hoa thôn rồi phải tìm cách kết giao với tất
cả những tay anh kiệt trong vùng, quy tụ trong những kẻ tài giỏi đồng chí hướng
như ngày xưa ta và phụ thân cháu đã làm và lúc nào cũng lấy tinh thần hiệp sĩ đặt
lên trên hết... Biết đâu rồi cũng có ngày ta sẽ cần sự giúp đỡ của các cháu.
Đề đốc dút lời, Anh Kiệt cúi đầu vâng dạ. Chàng nghĩ đến một ngày nào đó,
chàng sẽ có dịp giúp ích cho thúc phụ để đền đáp ơn dưỡng dục của người.
Hoàng Đề đốc đứng lên bảo Anh Kiệt:
- Thôi cháu về phòng lo thu xếp hành lý để lên đường cho sớm và nhớ kỹ
lulullg lời căn dặn của ta.
Anh Kiệt sụp xuống đất lạy hai lạy rồi lui ra.
Chàng đi dọc theo hành lang, cốt ý tìm Lệ Hồng lần cuối cùng để từ giã nàng.
Thái độ của Lệ Hồng làm cho chàng nghĩ ngợi rất nhiều. Bên ngoài, nàng tỏ ra
oán giận Anh Kiệt nhưng luôn luôn lo nghĩ đến chàng.
Tại sao nàng lại thưa chuyện với Đề đốc để giúp chàng sớm trở về Hạnh Hoa
thôn? Hay là. . . Một ý nghĩ vụt đến trong óc chàng làm cho Anh Kiệt vô cùng chua
xót? Hay là Lệ Hồng không muốn gặp mặt chàng nữa nên tìm cách đuổi chàng đi
đó thôi? Anh Kiệt không tin như vậy. Bao năm trời sống gần nhau, chàng hiểu rõ
tâm tánh của Lệ Hồng: Nàng không thể tệ bạc như thế.
Anh Kiệt bước qua phòng riêng của Lệ Hồng và chàng vô cùng thất vọng.
Cửa phòng vẫn đóng im lìm như mấy ngày qua. Chàng kêu cửa một hồi lâu vẫn
không có tiếng đáp. Lệ Hồng nhất định không tiếp chàng dù biết chắc chắn hôm
nay Anh Kiệt sẽ rời bỏ Phiên Ngung ?
Anh Kiệt buồn bã trở về phòng, chàng không ngờ Lệ Hồng lại oán ghét chàng
đến như vậy.
Nhưng làm sao chàng cũng phải giải tỏ được nỗi lòng, chứ biết mai kia trên
đường đời, hai người có còn gặp được nữa chăng? Chàng lấy giấy bút viết một búc
thư để gửi Lệ Hồng, mong nàng xóa bỏ những lầm lỗi của chàng.
Và không biết có phải vì bức thư đó mà có người đứng nép bên rèm the, giữa
lúc Anh Kiệt lên đường về Hạnh Hoa thôn?
Ra khỏi cửa Nam thành Phiên Ngung, con tuấn mã phi nước đại, đưa Anh Kiệt
về Hạnh Hoa thôn.
Đường từ kinh đô về quê hương xa diệu vợi. Anh Kiệt không dám chậm trễ
một phút nào. Chàng ruổi ngựa qua bao đoạn đường thênh thang, bao gò nổng gồ
ghề, bao đường mòn khúc khuỷu và đến thôn Cao Đồng khi mặt trời chếch bóng.
Tuy nhiên, ánh nắng trưa vẫn còn gay gắt làm sùi bọt mép con tuấn mã, dù nó
vẫn còn chạy rất hăng.
Anh Kiệt không đành để cho ngựa mệt nhọc, vì còn phải trải qua nhiều đoạn
đường dài, nên chàng trai tìm chỗ nghỉ chân.
ở đây dân cư đông đúc, nhưng họ sống về nghề ruộng rẫy, rất khó tìm một
hàng quán bên đường.
Bỗng Anh Kiệt thoáng thấy phía trước một gian lều khá rộng, nép mình dưới
một tàn cây to lớn. Trước lều có ba ngựa cột trên mé cỏ.
Có lẽ là một gian hàng nước? Anh Kiệt thầm đoán như vậy. Chàng ghì cương
xuống ngựa và bước vào lều.
Nhìn qua một lượt, Anh Kiệt thấy rằng mình đoán đúng.
Bếp lửa phía trong, có chủ quán và bà mẹ đang thì thầm cạnh một con gà đang
nướng chín vàng. Thỉnh thoảng hai mẹ con lại liếc nhìn ba ông khách mà trông
qua cách ăn mặc, Anh Kiệt biết ngay là bọn lính Tàu.
Chàng hơi ngạc nhiên không hiểu tại sao chúng lai vãng đến vùng này?
Anh Kiệt bước vào, làm cho mọi người chú ý. CÔ chủ quán bước tới nhìn
chàng rụt rè; ba người Tàu quay lại ngó chàng, thiếu thiện cảm.
Anh Kiệt ngồi xuống ghế và bảo thiếu nữ:
- CÔ cho tôi bình trà?
Thiếu nữ dạ một tiếng nhỏ, quay vào trong. Ba người khách chùm hum lại nói
bằng tiếng Tàu, nhưng không ngờ Anh Kiệt hiểu được rất nhiều, nhờ sự truyền
dạy của Hoàng Đề đốc.
Tên cao lớn vạm vỡ nhất trong bọn nói:
- Thằng kia có vẻ là tay kiếm khách? ở cái nước tồi tệ này, cũng có bọn đó
nữa ư?
Tên còn trẻ có vẻ xấc láo, bĩu môi đáp:
- Kiếm khách? Thằng bé chưa ráo máu đầu mà anh cho là kiếm khách à? Phải
nó tới sớm một chút nữa, tôi mượn kiếm nó cắt cổ gà cho anh xem?
Cả bọn cười lên khanh khách vì câu pha trò ý nhị.
Anh Kiệt vẫn nín lặng ngồi nghe nhưng trong lòng chàng sự tức giận đã lên
đến cực độ. Chàng nghĩ rằng cần phải trừng phạt bọn này một phen cho chúng bớt
hống hách.
Đây là lần đầu tiên mà chàng được nghe những lời khinh miệt của quân nhà
Hán đối với dân mình.
Từ lâu rồi, chàng vẫn thường nghe nói tới sự hống hách của bộ hạ sứ giả Hán
triều: An Quốc Thiếu Quý, mãi đến ngày nay, chàng mới được dịp gặp chúng.
Tiếng than van của dân chúng trong thành Phiên Ngung về bọn này không ít,
và chính Hoàng Đề đốc đã nhiều lần thổ lộ với Anh Kiệt về nỗi khốn khổ của
đồng bào trước hành đông vô lương của chúng.
Làm đến chức vị Đề đốc hộ thành mà ông không đủ sức để giữ an bình cho
dân chúng nên ông rất khổ tâm.
Bọn bộ hạ của An Quốc Thiếu Quý dựa hơi Cù Thái Hậu, xem các quan trong
triều không ra gì. Chúng tha hồ tung hoành trong các phố.
Bao lần Đề đốc bắt tội chúng thì An Quốc Thiếu Quý can thiệp, Cù Thái Hậu
nói vào, nhà vua lại bảo tha...
Ai Vương quá nhỏ không hiểu được mối nguy cơ đang hăm dọa nước nhà
trong khi tất cả quyền hành đều giao về tay Cù Thái Hậu.
Các quan trong triều bất mãn, dân chúng xầm xì bàn tán về sự có mặt của vị
sứ giả Hán triều và quyền lực của hắn ngày càng rộng ra thêm...
Có nhiều đồn đãi không hay trong hoàng cung, khiến cho dân tình chấn động.
Người ta bảo Cù Thái Hậu ngày xưa, lúc còn ở bên Tàu là người tình của An Quốc
Thiếu Quý? Cho nên ngày nay sứ giả Tàu sang đây hai người lại tư thông với nhau
để làm điên đảo sơn hà đất Việt.
Đó là cái họa lớn của nước nhà, thực hư thế nào ai biết, nhưng cái họa nhỏ
hằng ngày do bọn bộ hạ của sứ giả nhà Hán gây ra, cũng đủ cho dân tình khốn khổ
lắm rồi. Hằng ngày chúng đi nghênh ngang trong thành phố phá phách, cướp giụt,
bắt cóc phụ nữ gây xáo trộn khắp nơi. Bắt được chúng thì không được quyền trị tội
nên càng ngày chúng càng lộng hành hơn, chẳng kể gì luật pháp.
Anh Kiệt hiểu rõ nỗi khổ tâm của Đề đốc, nhưng bấy lâu, bận học tập kiếm
cung, chàng đành gác bỏ mọi việc ngoài tai.
Ngày nay, bọn chúng gặp phải tay chàng, kể ra cũng không được may mắn
lắm
Trong khi đó, ba tên bộ tướng của sứ giả Tàu vẫn huênh hoang cười nói.
Chúng không ngờ có người hiểu được tiếng Tàu và đang để tâm dò xét từng cử
chỉ, từng hành động của cả bọn.
Tên ngồi sát trong góc nhà, ốm tong ốm teo, bỗng nói:
- Chúng bây đừng làm ồn quá? Mình đi chỗ xa, cần thận trọng cho lắm mới
được
Tên trẻ tuổi nhất trong bọn vội phản đối:
- Anh điên rồi à? ở đây còn ai dám động tới bọn ta? Vua Ai Vương kia mà ta
còn không xem ra gì, thì nói chi đến những kẻ hèn mọn.
Tên ốm nhom b~u môi:
- Mi đừng khinh thường quá. Đêm hôm qua, năm thằng ra cửa Bắc thành
Phiên Ngung, nhậu say, bị giết chết liệng xác trong rừng kia? Liệu hồn mi, rồi
cũng có ngày rã xương nơi đất này. . .
Tên trẻ tuổi cụt hừng, nhưng vẫn còn hống hách:
- Bọn nó bất tài mới chết? Gặp tay tôi, anh phải biết, tôi chém không còn sót
một đứa.
- ử giỏi ? Mi anh hùng lắm ? Để rồi tao chống mắt lên xem.
Tên cao lớn vạm vỡ, từ nãy giờ bận uống rượn, không góp phần cãi vã, bỗng
cười lên khanh khách mắt liếc về phía cô chủ quán rồi bảo bạn:
- Thôi, xin can các cha, bàn chuyện khác vui hơn... Tôi tính bắt con bé này về
Phiên Ngung hú hí cho vui, các cha nghĩ sao?
Tên ốm nhom toan cất tiếng cản ngăn nhưng khi nhìn lại người thiếu nữ thấy
da mặt hồng hào tươi tắn, thân thể gọn gàng, chắc nịch thì trong lòng hắn cũng ưa
thích, nên im lặng.
Tên trẻ tuổi thấy bạn đồng ý liền xúi thêm:
- Ư, được à Phà Thón? Anh bắt nó đi, tôi tiếp một tay.
Anh Kiệt cảm thấy máu giận sôi lên sùng sục. Chàng toan nhảy vào chém chết
lũ khốn kiếp ấy, nhưng chàng cố dằn, để đợi xem bọn chúng còn giở thêm những
trò gì
Người thiếu nữ bán quán không hay biết gì hết. Cả bà mẹ cô ta đang cặm cụi
sang lửa than cho gà mau chín, có ngờ đâu rằng bọn hung thần kia đang toan tính
hãm hại con bà.
Bỗng một tiếng gọi vang lên:
- Chủ quán?
Thiếu nữ ngước nhìn về phía bàn ba ông khách, sợ sệt.
Gã Phà Thón cười to lên một cách khả ố rồi hỏi thiếu nữ bằng tiếng Việt,
giọng trại hẳn đi.
- Hà cô nàng, gà đâu? Mang ra đi cô em...
Thiếu nữ vội thưa:
- Bẩm các ngài nán đợi một chút, gà chưa được chín ạ?
Hắn liền trỗi giọng bông lơn:
- Mau lên đi cô em? Bộ muốn qua đây ngủ với cô em sao?
Rồi cả bọn cười lên sặc sụa khiến cô bán quán thẹn quá cúi đầu...
Tên ốm nhom bỗng nín cười khều tay Phà Thón chỉ về phía bàn Anh Kiệt.
- Coi chừng tên kiếm khách ấy? Tại sao hắn chưa chịu đi mà cứ lẩn quẩn đây,
như muốn dò xét bọn ta.
Phà Thón quay nhìn Anh Kiệt. Chàng thanh niên biết bọn chúng chú ý đến
mình, vẫn điềm nhiên không tỏ vẻ gì khác lạ, mắt đăm đăm nhìn ra ngoài trời như
đang suy tính việc gì.
Phà Thón thấy Anh Kiệt nhỏ thó, ngồi im lìm không dám động đậy thì có ý
khinh thường, nói với bạn:
- Đại huynh đừng ngại? Thằng này có nhằm gì đâu? Nó có biết mình nói
chuyện chi mà chú ý.
Rồi hắn tặc lười, nắm bàn tay hô pháp để lên bàn tiếp:
- Dù cho nó muốn sinh sự đi nữa, tôi chỉ búng ngón tay cũng đủ giết nó rồi.
Đến lúc này, Anh Kiệt nghĩ rằng mình cần phải nói khẩy chúng vài câu cho bõ
ghét, miễn làm sao cho chúng đừng tưởng mình khiêu khích là được. Chàng hiểu
chúng biết bập bẹ tiếng Việt, nên gọi cô chủ quán:
- CÔ hàng ơi? Quán cô sao nhiều ruồi thế này ? Làm sao tôi đuổi chúng đi bây
giờ đây?
Thấy cô chủ quán ngơ ngác, Anh Kiệt làm bộ đập ruồi đậu trên bàn, rồi tiếp:
- Bộ mày muốn chết cả lũ sao cứ bu quanh hũ đường.
CÔ chủ quán càng không hiểu người khách võ sinh muốn nói gì? Nhưng ba tên
bộ tướng của sứ giả Tàu nhìn nhau, ngầm hiểu là Anh Kiệt muốn ám chỉ bọn
mình.
Tên Phà Thón không dằn được sự tức giận, đứng lên, đi thẳng lại bàn Anh
Kiệt.
Anh Kiệt vẫn ngồi yên. Chàng làm như không chú ý đến hành động của tên
lính Tàu vạm vỡ ấy.
Phà Thón bước đến bên bàn, quắc mắt nhìn chàng rồi thét hỏi bằng tiếng Tàu:
- Thất phu? Mi muốn gây sự hả?
Anh Kiệt đứng lên, giả vờ sợ hãi. Chàng lại ngơ ngác hỏi bằng tiếng Việt:
- Thưa ông ? ông muốn gì ạ?
Thái độ của Anh Kiệt và câu hỏi bằng tiếng Nam làm cho Phà Thón tin tưởng
rằng chàng thanh niên kia không nghe được tiếng nói của y.
Nhưng y cũng hỏi thêm cho chắc chắn:
- Mi biết tiếng Tàu không?
Anh Kiệt mỉm cười lắc đầu:
- Không ạ?
Phà Thón quay lại hỏi hai đồng bạn:
- Các anh nghe chưa? Hắn có biết gì đâu?
Anh Kiệt khẽ hỏi:
- Các ông có cần tôi giúp việc gì chăng?
Phà Thón nghiêm trang đáp:
- Không !
Y trở lại bàn và cả ba đứa cười sằng sặc:
Tên ốm nhom trong góc nhà, gật gù:
- Chúng mình đa nghi quá. Hắn nói thật, cũng tưởng ám chỉ bọn mình. Ta
không ngờ bộ tịch hắn có vẻ là tay kiếm khách mà lại hèn nhát đến thế?
Tên trẻ tuổi càng kiêu ngạo hơn:
- Sá gì bọn chuột này, tôi gặp chúng đầy đường ở Phiên Ngung. Bên ngoài coi
bộ hùng dũng lắm nhưng chưa nạt đã chạy mất.
Đằng kia, Anh Kiệt giả vờ cúi gầm mặt xuống bàn. Chàng không muốn nhìn
thấy đôi mắt thương hại của người thiếu nữ bán quán. Nàng làm sao hiểu được
hành động bí mật của chàng dũng sĩ.
Lúc này khi thấy bọn lính Tàu đến gây sự với Anh Kiệt thiếu nữ lo sợ lắm.
Nàng cầu mong cho đừng có việc gì xảy ra, nhưng đến khi thấy chàng thanh niên
có vẻ sợ sệt, nàng đâm ra khó chịu và xót xa trong lòng.
Giữa lúc ấy, đôi mắt thiếu nữ vụt sáng lên khác thường. Từ bên ngoài, một
thanh niên tuấn tú khôi nhô, lưng đeo trường kiếm, vai mang cung tên bước vào.
Chàng nhìn thiếu nữ mỉm cười và cúi đầu cung kính chào bà mẹ.
Bà lão lộ vẻ vui mừng hỏi:
- Kìa tráng sĩ đi Phiên Ngung về rồi đấy à?
Khi bà lão bước vào trong buồng thì thiếu nữ tiến đến gần chàng thanh niên,
lấy tay xoa nhẹ chuôi kiếm hỏi rất nhỏ, nhưng cũng đủ lọt vào tai Anh Kiệt:
- Anh đi đường có mệt lắm không?
Thanh niên nhìn chàng đáp:
- Cám ơn em? Không mệt lắm nhưng nhớ em rất nhiều.
Thiếu nữ quay đi e thẹn rồi vụt chạy ra nhà sau. Chàng thanh niên nhìn theo
nàng bằng đôi mắt trìu mến.
Nhưng chàng bỗng sa sầm nét mặt, khi nhìn thấy ba tên lính Tàu đang ngồi
bên kia bàn.
Chàng quay nhìn đi nơi khác song tất cả những cử chỉ của chàng từ khi bước
vào quán đều không lọt qua cặp mắt của tên lính Tàu ốm nhom đang ngồi trong
góc.
Hắn thì thầm bên tai Phà Thón:
- Cái thằng này đáng ghét thật? Nó lộ vẻ khinh khi chúng mình ra mặt.
Phà Thón cúi xuống nốc hết ly rượn đáp:
- Không cần biết chuyện đó ? Nó dám cười tình với con bé kia thì đủ khiến cho
tôi giết nó rồi mà.
Và như nổi xung lên, hắn hét vang nhà:
- Chủ quán?
Hắn loạng choạng đứng dậy trong lúc mọi người hoảng kinh quay nhìn hắn.
Thiếu nữ từ trong bếp chạy ra hớt hải.
Phà Thón hất hàm gọi:
- Lại đây?
Thiếu nữ khiếp đảm quá, chưa biết tính sao, đôi mắt nàng cứ nhìn người yêu
như muốn hỏi xem mình hành động cách nào?
Bà mẹ từ trong buồng chạy ra đáp thế cho con:
- Dạ? Dạ, các ông hỏi gì?
- Không ai hỏi bà? Biểu con kia lại đây.
Thiếu nữ bước tới vài bước rồi dừng hẳn lại, thu hết can đảm nói:
- Mấy ông muốn gì?
- Lại đây biểu?
Thiếu nữ đáp cứng rắn:
- Không? Mấy ông muốn gì cứ nói.
Phà Thón tức giận đến cực độ, nhảy xổ tới, nắm lấy tay thiếu nữ lôi về phía
bàn, miệng la hét:
- à, con này gan thật? Mi dám trái lệnh các ông hả?
Thiếu nữ kêu la thảm thiết. Chàng thanh niên vụt đứng phắt lên, chụp lấy
chuôi gươm rút ra khỏi vỏ.
Thiếu nữ kinh hoảng, cố vùng vẫy thoát khỏi bàn tay hộ pháp của Phà Thón,
chạy về phía người yêu khuyên can:
- Đừng, anh ơi ? Đừng gây sự với chúng ? Anh chưa thật hết bệnh mà.
Thanh niên, đôi mắt như nảy lửa, xô thiếu nữ sang bên, bước tới.
Ba người Tàu cũng rút đoản đao ra. Phà Thón nghiến răng ken két, hầm hừ
bảo:
- Nhãi con? Mi đã tận số rồi?
Thanh niên không nói một lời, vung kiếm lên, chém bổ vào đầu hắn. Phà Thón
né mình sang bên, chém phạt ngang hông địch thủ một nhát nhanh như gió, bắt
buộc chàng thanh niên phải luôn tay kiếm bọc theo mình đỡ một miếng đòn bất
ngờ. Một tiếng "Keng" vang lên.
Phà Thón ngạc nhiên nhìn chàng thanh niên. Mới qua hiệp đầu, hắn thấy rõ kẻ
địch không phải là tay vừa và hắn không thể thắng dễ dàng như đã tưởng.
Hai tên kia, như hiểu rõ tình thế, vội vàng xông vào trợ chiến. Thanh niên vẫn
điềm t~nh giao đấu, không chút nao núng.
Chàng đánh càng lúc càng hăng, đường kiếm biến hóa nhanh nhẹn khác
thường làm cho cả ba người Tàu đều kinh hồn khiếp vía.
Anh Kiệt đứng sát vào vách nhà, bình t~nh xem trận đấu và thầm khen kiếm
pháp của người thanh niên.
Chàng nguyện trong lòng sẽ tìm cách kết giao với kẻ tài hoa ấy.
Nhưng chỉ một lúc Anh Kiệt lo sợ. Tự dưng kiếm pháp của chàng thanh niên
đâm ra rời rạc và mặt chàng tái mét hẳn đi. Chàng loạng choạng vài bước rồi bổ
nhào xuống cạnh bàn.
Thấy thế Phà Thón cả mừng giơ cao lưỡi dao, sẳn sàng chém xuống. Anh Kiệt
toan nhảy vào cứu chàng tráng sĩ, thì một tiếng thét vang lên làm cho mọi người
đều quay lại.
Thiếu nữ chủ quán liều chết lăn xả vào ôm choàng lấy người yêu, khóc nức
nở. Nàng ngước nhìn Phà Thón cầu khẩn van xin:
- Đừng giết anh ấy ông ơi? Anh ấy đang bệnh mà...
Phà Thón rút đao về, Anh Kiệt càng theo sát chúng hơn. Chàng chỉ sợ chậm
trễ một phút sẽ nguy đến tính mạng của đôi thanh niên nam nữ.
Tên lính ốm nhom vụt nhìn ra ngoài trời bảo bạn:
- Chiều rồi Phà Thón ạ? Chúng ta đi thôi.
Phà Thón như hiểu ý, cúi xuống ôm ngang lưng thiếu nữ.
Nàng vùng vẫy la hét:
- Buông tôi ra? Buông ra? Mẹ ơi là mẹ ơi? Cứu con với?
Bà lão từ nãy giờ quá khiếp sợ, núp trong buồng, nghe tiếng con gọi vội chạy
ra, lăn xả vào ôm chân Phà Thón.
- Trời ơi? Đừng bắt con tôi... Già nua tuổi tác, chỉ còn một mẹ một con ông ơi.
Phà Thón lấy chân hất bà lão nhưng bà vẫn ôm chặt cứng. Thiếu nữ trên tay
hắn cũng giãy giụa mạnh hơn, Phà Thón tức giận lắm, không cần suy nghĩ, đưa
cây đoản đao lên toan bổ xuống đầu bà lão.
Nhưng thình lình một lằn sáng lóe dài dưới ánh nắng chiều xuyên kẽ lá. Một
tiếng "Cạch" khô khan vụt nổi lên, cây đoản đao của Phà Thón gãy làm hai đoạn.
Ngay lúc ấy Anh Kiệt đã đứng đấy tự bao giờ. Chàng khẽ mỉm cười nhìn Phà
Thón đang hốt hoảng buông thiếu nữ ra, mắt nhìn cây đoản đao cụt ngủn và lùi
dần, về phía hai tên đồng bọn.
Anh Kiệt ôn tồn và nhã nhặn cất tiếng:
- Thôi chứ mấy ông? Hiếp bức người ta quá sao đành?
Gã tuổi trẻ nhất trong bọn vẫn kiêu ngạo và xem thường Anh Kiệt từ khi
chàng mới bước chân vào quán. Hắn sấn tới, thét:
- Thằng chết bầm này? Mày cũng muốn can thiệp vào chuyện riêng của bọn ta
nữa phải không?
Anh Kiệt cười khanh khách:
- Bạn còn nhỏ quá mà kiêu căng tự phụ thì chắc chắn sẽ không khỏi bị hại. à,
lúc nãy, hình như lúc nãy bạn muốn mượn kiếm của ta để cắt cổ gà chứ gì? Hà, hà,
kiếm này bén lắm? Chém sắt như chém bùn bạn ạ?
Rồi làm ra vẻ thân thiện. Anh Kiệt tiếp lời:
- Bạn chưa tin hả? Để tôi cắt thử một bên tai bạn xem có đúng không?
Anh Kiệt quay lưỡi kiếm vùn vụt nhiều vòng, làm cho tên lính trẻ tuổi mờ mắt
đi, không thấy đường nữa.
Thình lình hắn thét lên một tiếng, quăng kiếm, ôm lấy đầu kêu la thảm thiết.
Phà Thón nhìn bạn và khiếp đảm vô cùng, khi thấy một lỗ tai của hắn đã bị
Anh Kiệt xẻo mất tự bao giờ?
Nàng thiếu nữ và bà mẹ quá khiếp sợ chạy vào trong.
Hai gã lính Tàu, trước sự đau đớn của bạn, nghĩ ngay đến phiên mình bị hại,
liền xông vào một lượt, vây chặt kẻ địch.
Phà Thón hăng hái nhất, chụp thanh kiếm của chàng thanh niên dưới đất,
chém bổ vào đầu Anh Kiệt.
Chàng dũng sĩ cười dòn tan, không cần né tránh, đưa kiếm đỡ. Một tiếng
xoảng vang lên, hai thanh kiếm chạm vào nhau nảy lửa.
Phà Thón tê buốt cả cánh tay, loạng choạng suýt té. Thanh kiếm của chàng
thanh niên rất tốt, nên không sút mẻ chút nào.
Tên lính gầy ốm, toan sấn tới giúp bạn, nhưng không hiểu nghĩ sao, hắn thối
lui, đứng sát vào vách, mò trong áo như tìm vật gì.
Anh Kiệt đưa kiếm chỉ vào mặt Phà Thón nói:
- Anh nóng nảy lắm nhưng rất ngu dại. Đừng nên tin vào sự sợ sệt bên ngoài
của kẻ lạ mà đôi khi bị hại. Lần này ta dạy cho bài học để chừa bớt tính hung
hăng.
Anh Kiệt nói xong vung kiếm chém thẳng vào mặt Phà Thón. Và đợi khi hắn
đưa kiếm lên đỡ, chàng nhanh nhẹn rút kiếm lại chém đứt "Cùi chỏ" của hắn.
Phà Thón hét to lên, xuôi tay, buông rơi thanh kiếm.
Anh Kiệt nói tiếp:
- Từ nay, anh sẽ không bao giờ còn cầm được vũ khí để giết người nữa.
Anh Kiệt vừa dút lời, bỗng nhiên quay đầu lại, xoay tròn lười kiếm bao bọc
thân mình. Từ phía trước ba lười dao vùn vụt bay tới, đụng nhằm lưỡi kiếm bắn
vẹt đi
Tên lính gầy ốm thấy ám hại chàng không được, vội chạy ra cửa toan thoát
thân, nhưng Anh Kiệt đã nhảy tới nắm cổ hắn kéo lại.
Chàng tức giận lắm, nhưng cố dằn xuống nói:
- Đừng trốn chạy, ta không giết mi đâu. Bình thường ta nể những tay mưu sĩ
nhưng rất ghét lulullg thăng giêt lén. Ta cần phải làm dấu lên mặt mi cho dễ nhớ.
Anh Kiệt đưa kiếm lên gạch tréo vào mặt hắn rồi buông tay ra. Chàng hành
động trong nháy mắt, khiến tên lính Tàu không ngờ trước được.
Hắn chỉ kịp la lên một tiếng đau đớn, rồi ôm chầm lấy mặt, lăn lộn dưới đất.
Trừng trị xong bọn khốn kiếp, Anh Kiệt liền gọi thiếu nữ.
- CÔ chủ quán?
Thiếu nữ vẫn còn run sợ bước ra, nhưng khi nhìn ba tên lính Tàu đều bị
thương nhăn nhó rên la, thì nàng yên lòng.
Anh Kiệt cất tiếng hỏi:
- CÔ đành bỏ chàng tráng sĩ ấy ư?
Sau phút kinh hoàng thiếu nữ chợt nhớ ra, vội chạy đến vực người yêu dậy, và
gọi mẹ nàng. Bà lão tiếp tay với thiếu nữ đem chàng tráng sĩ vào trong cứu chữa.
Anh Kiệt bước đến gần ba tên lính Tàu nói từ từ:
- Ta không giết chết các ngươi vì đây là lần thứ nhất. Các ngươi là kẻ ngoại
bang, đến đây cần phải giữ lễ độ với người trong xứ, đừng hống hách quá, chỉ đem
họa vào thân.
Chàng nhìn thẳng vào mặt tên lính kiêu ngạo nhất nói tiếp:
- Lúc nãy, mi cho rằng vua Ai Vương sợ chúng bây thì dân chúng là đồ hèn
mọn cả, mặc tình cho chúng bây tung hoành ra sao cũng được, phải không? Mi
lầm lắm? Ta tha chết cho mà về bảo với tất cả rằng "Dân Nam không hèn mọn như
bây tưởng đâu? Liệu mà bớt hống hách không thì có ngày bỏ xác ở đất này".
Ba tên lính Tàu nín lặng cúi đầu. Chúng cắn răng chịu đựng sự đau đớn của
lulullg vêt thương.
Anh Kiệt bỗng im lặng chú ý nghe. Xa xa hình như có tiếng vó ngựa dồn dập,
mỗi lúc một gần.
Chàng nhìn ra cửa và thấy một đoàn ky sĩ đang tiến gần về phía quán. Tướng
đi đầu mặc giáp trắng rất uy nghi.
Anh Kiệt lo sợ vô cùng, không khéo chàng nguy mất vì đoàn ky sĩ kia là binh
lính của triều đình đi tuần tiểu quanh vùng. Nếu gặp chàng đang hành hạ lũ bộ
tướng sứ giả Hán triều thì chàng không thoát khỏi tội.
Theo lệnh Ai Vương và Cù Thị, bất cứ người ở cấp nào cũng không được
quyền trị tội quân sĩ nhà Hán. Dù chúng đang phá rối, cướp của, giết người đi nữa,
quân lính chỉ được phép bắt chúng giải về triều cho vua xét xử mà thôi. Ai giết
chết một tên lính Tàu có thể bị xử tử hình. Nghiêm lệnh bất công ấy, các tướng
đều biết do An Quốc Thiếu Quý bày ra để bảo vệ quân lính của hắn, nhưng đã là
lệnh vua truyền thì mọi người chỉ biết răm rắp tuân theo.
Tiếng vó ngựa của đoàn ky sĩ dồn dập nện trên đường, càng đến gần càng làm
cho Anh Kiệt bối rối.
Bây giờ, chàng chỉ lên ngựa phóng đi là xong, nhưng đã gây ra cớ sự này
không lý lại để liên lụy cho bà chủ quán ư? Còn chàng tráng sĩ bị bệnh thình lình
ngã lăn ra kia rồi sẽ ra sao?
Chắc chắn, người này sẽ bị bọn lính Tàu trả thù? Dù sao thì chàng cũng không
thể bỏ họ nửa chừng.
Anh Kiệt bước lại cửa buồng hối mẹ con người thiếu nữ:
- Bà và cô nên đem chàng thanh niên này đi nơi khác. Quân triều đình đã đến
kia rồi. Hãy ra ngã sau mà trốn mau lên?
Thiếu nữ và bà lão đều kinh hoàng chưa biết tính sao thì chàng tráng sĩ bỗng
cựa mình. Thiếu nữ thấy thế vụt reo mừng:
- Kìa? Anh ấy đã tỉnh rồi mẹ ơi?
Chàng tráng sĩ từ từ mở mắt như vừa qua một cơn ác mộng. Chàng nhớ lại tất
cả mọi việc, vội đứng phắt dậy, nhìn Anh Kiệt.
Anh Kiệt cũng bớt lo, chàng nói nhanh:
- Vậy bà và cô đi mau lên để không còn kịp nữa.
Chàng tráng sĩ chợt nghe tiếng vó câu và nhìn thấy ba người Tàu đang ôm
lulullg vêt thương thì thầm đoán được hiện tình bèn nói:
- Bác và em đi ngay đừng chần chờ nữa. Cháu đã bình phục rồi.
Tiếng vó ngựa bỗng chậm lại rồi rộn rịp trước cửa quán. Mẹ con bà lão kinh
hoàng bỏ chạy ra ngã sau hướng về phía ngọn đồi. Họ đi tắt ra con đường khá rộng
rồi lẩn mất.
Bây giờ đám lính tuần đã xuống ngựa và rầm rộ kéo vào quán. Ba tên lính Tàu
vụt kêu cứu vang ầm và chỉ tay về phía Anh Kiệt và chàng tráng sĩ. . .
Đám lính tuần kinh ngạc khi thấy bọn lính Tàu bị thương, máu đổ đầm đìa...
Anh Kiệt và chàng tráng sĩ biết là cơ nguy đã đến vội bước ra ngoài giữ thế
thủ.
Đằng kia, bọn lính tuần chợt hiểu là hai người này đã hành hạ quân sĩ nhà
Hán? Và như vậy là phạm phép vua nên chúng thét lên, rút binh khí xông vào vây
chặt lấy hai người.
Chàng tráng sĩ chụp vội lấy thanh kiếm của mình đang nằm dưới đất để phòng
thân, còn Anh Kiệt quát to lên:
- Bọn khốn kiếp kia toan giở trò áp bức một cô gái hiền lành, ta là kẻ đi đường
thấy chuyện bất bình phải ra tay can thiệp, các ngươi hãy vì lẽ phải mà làm tội
chúng đi, cớ sao lại vây bắt bọn ta?
Nhưng bọn lính không nghe lời chàng. Viên tướng mặc giáp trắng đi đầu lúc
nãy vội nói:
- Đừng nhiều lời? Chúng bây đã phạm phải luật vua thì hãy giơ tay chịu trói.
Bằng không, khó tránh khỏi chết.
Trước những lời nói oai vệ ấy, chàng tráng sĩ không chịu được nữa. Chàng
vung kiếm lên để mở vòng vây. Quân lính bên ngoài đổ ập vào, giáo mác dày đặc.
Anh Kiệt không dừng được nữa đành đưa kiếm lên đỡ gạt khí giới quanh mình
và gọi chàng tráng sĩ:
- Nhân huynh, chúng ta mau rời khỏi nơi này đi thôi.
Thanh kiếm chàng vung mạnh lên, đánh bật giáo gươm của bọn lính tuần
khiến chúng phải lùi lại. Nhưng khi chàng ra trước cửa quán thì một tiếng thét
vang lên, lính vẹt ra hết, nhường chỗ cho viên tướng mặc giáp trắng, múa trường
côn vùn vụt đập vào đầu Anh Kiệt. Chàng kinh hoàng nhảy lùi lại thì đà côn vụt
sát mặt chàng. Anh Kiệt trông thế côn mãnh liệt, biến chuyển mau lẹ thì biết ngay
là mình gặp phải một tay bản lãnh cao cường, nên vội né tránh thêm lần nữa.
Nhưng viên tướng kia sử dụng cây côn rất lẹ làng, vừa đánh hụt đã hoành thân
bổ tiếp xuống đầu chàng một côn nữa nhanh chớp nhoáng.
Không thể tránh kịp, Anh Kiệt phải vung gươm lên gạt mạnh ra. Trường côn
dội ngược trở lại khiến tên kia ngạc nhiên nhìn Anh Kiệt, và không ngờ sức chàng
mạnh đến thế . . .
Anh Kiệt toan đánh trả ngay nhưng giữa lúc ấy chàng tráng sĩ kia bị bọn lính
bao vây rất nguy khốn. Chàng đang lo đỡ gạt phía trước mặt thì sau lưng, một tên
lính dùng giáo đâm tới rất nhanh.
Anh Kiệt không dám chần chừ vội thối bộ và đưa kiếm gạt phăng ngọn giáo,
rồi phóng chân đá nhào tên lính đó.
Chàng mở rộng đường kiếm đánh dạt bọn lính để cứu nguy cho chàng tráng sĩ
thì tên lính cầm giáo đã ngồi dậy được, tức tối đâm mạnh ngọn giáo vào yết hầu
chàng.
Anh Kiệt khinh thường đưa kiếm chém cụt lười giáo, và chém tạt xuống đầu
tên nọ một phát nhanh như gió.
Chỉ nghe một tiếng rú ghê hồn là tên kia ôm đầu, máu ra có giọt, một lỗ tai
của anh ta đứt lìa rơi xuống đất, khiến bọn lính tuần khiếp đảm vì tài nghệ của
Anh Kiệt.
Viên tướng cầm đầu tức giận điên người, xốc tới vung côn vùn vụt áp đảo Anh
Kiệt làm cho chàng phải chống đỡ liên hồi. Nhân đó bọn lính mới xông vào vây
chàng và tráng sĩ kia khắp bốn phía.
Anh Kiệt thấy đánh lâu rất có hại cho chàng thanh niên, nên không dám chần
chừ nữa, vội kêu lên:
- Nhân huynh, hãy theo tôi.
Chàng thay đổi kiếm pháp, thanh gươm theo đà tay mở rộng ra, đánh dạt bọn
lính tuần về một phía.
Chàng tráng sĩ cũng vung kiếm chém như mưa bấc, khiến quân sĩ sợ hãi lùi ra
xa. Viên tướng cầm đầu bực tức hét lên. Chúng lại liều chết sấn vào.
Anh Kiệt cứ lo thầm vì đường côn của viên tướng kia không phải tầm thường,
cứ thay đổi thế đánh luôn luôn. Trong giây phút chàng thấy mình bị khốn trong
lulullg 'lLằn'l côn nguy hiểm đó, nên đành phải đem hết tài nghệ ra chống đỡ.
Giữa lúc ấy, viên tướng kia chuyển đường côn ào ạt xuống đầu chàng tới tấp.
Anh Kiệt không tránh nữa, xuống tấn rồi đưa kiếm lên gạt mạnh.
Đầu côn vừa dội trở lại thì mũi kiếm của Anh Kiệt đã đâm thẳng vào yết hầu
đối thủ, khiến viên tướng phải dùng côn bên tay kia chống đỡ nhưng may mắn làm
sao Anh Kiệt đã thu gươm về, rồi chém vụt vào hông kẻ địch.
Viên tướng mặc giáp trắng đổ mồ hôi khắp thân mình. Anh ta quá khiếp sợ,
uốn mình nhảy vọt lên tránh thế kiếm độc hiểm đó và quét ngay một côn ngang
đầu Anh Kiệt, khi chân anh ta chưa chấm đất.
Anh Kiệt ghen thầm tài nghệ kẻ địch quá cao, vừa thoát độc thế đã trả đòn liền
bắt buộc kẻ địch không tấn công thêm được nữa.
Còn viên tướng kia cũng khiếp sợ tài Anh Kiệt và thấy cơ nguy cho mình càng
thúc bọn lính xông vào trợ giúp.
Từ lúc giao đấu đến giờ, bọn lính đứng gần đoàn ngựa, tin tưởng nơi tài nghệ
của chủ tướng và các bạn nên không vào, bây giờ chúng mới áp tới trợ lực.
Vòng vây bên ngoài lại thêm chặt chẽ hơn.
Anh Kiệt vẫn không nao núng. Chàng dùng toàn thế độc, đánh dạt bọn chúng
ra, khiến tướng cầm côn vừa sợ, vừa ngạc nhiên.
Anh ta nhớ đường kiếm của kẻ địch, dường như rất quen với mình. Viên
tướng biết mình không thể lầm được, phải rồi những thế kiếm kia trong bài kiếm
bí truyền của dòng họ Hoàng? Nhưng tên này là ai mà học được đường kiếm ấy?
Anh ta phân vân lắm và lo sợ nghĩ thầm:
- Thế này thì ta nguy mất, mà sẩy nó thì còn gì là danh dự của ta?
Đằng kia, Anh Kiệt không dám đánh lâu nữa. Chàng xoay kiếm nhanh như
chớp khiến bọn lính và chủ tướng chúng đều hoa cả mắt. Bọn lính tưởng chừng
như xung quanh mình có hàng vạn lười kiếm lấp lánh sáng, chực đâm vào mình
khiến chúng hoảng sợ lùi trở lại.
Nhân cơ hội đó, Anh Kiệt vung mạnh kiếm chém đút lìa mấy lưỡi giáo và phạt
mất một đầu côn cửa viên tướng khiến cả bọn quá khiếp mất hết tinh thân.
Anh Kiệt vội kéo tay chàng tráng sĩ chạy về chỗ buộc ngựa, thét lên:
- Lên ngựa đi, để chúng đó, mặc tôi.
Tráng sĩ y lời phóng lên mình ngựa của tên chủ tướng kẻ địch rồi chụp lấy
cung tên máng lên hông ngựa quay đầu lại. Tráng sĩ, không chạy vội, lắp tên vào
cung nhắm bắn vào bọn lính đang tràn tới. Sau một tiếng rú kinh khủng, một tên
ngã lăn ra.
Tráng sĩ lại lắp tên vào mà bắn tiếp theo khiến cho bọn lính bận đỡ thân mình,
không dám sấn tới nữa... Tráng sĩ thắng thế hét to lên:
- Lùi lại mau, tên nào chần chừ, ta bắn ngay vào cổ họng.
Thấy chàng bắn không sai một phát nào, bọn lính tuần kinh sợ không dám tràn
lên nữa.
Thừa cơ hội, Anh Kiệt phóng mình lên ngựa ra roi.
Viên tướng giáp trắng, mất một cây côn không còn bám chặt vào Anh Kiệt
như trước, nhưng thấy Anh Kiệt lên ngựa tẩu thoát, anh ta cũng liều nhảy theo...
Nhưng, người tráng sĩ buông dây cung, một mũi tên bay vào ngực viên tướng,
anh ta phải đưa côn lên đỡ và chưa kịp hạ côn, mũi tên thứ nhì đã bay tới... Viên
tướng biết mình đỡ không kịp nữa, hét to lên một tiếng, ngã nhào ra phía sau. . .
Mũi tên bay vút qua, ghim thẳng vào yết hầu một tên lính đứng gần đấy.
Anh Kiệt thầm khen chàng tráng sĩ.
Chàng vội gọi:
- Nhân huynh? Chúng ta đi thôi.
Thanh niên bắn thêm một mũi tên nữa rồi thúc gót chân vào hông tuấn mã,
cho phóng tới như bay. Cả hai thẳng đường về phía mặt trời lặn.
Viên tướng mặc áo giáp trắng, vừa hoàn hồn, đã lồm cồm bò dậy, la hét vang
trời:
- Đuổi theo chúng nó mau lên. Lấy cung tên bắn chết hai đứa cho ta.
Mấy mươi tên lính được lệnh phóng lên mình ngựa, đuổi theo tức khắc.
Chạy được một quãng khá xa, Anh Kiệt nhìn lại thấy bọn lính tuần vẫn đuổi
theo ráo riết. Chàng toan quay lại cho chúng một trận thì thanh niên đã nói:
- ân nhân đừng bận tâm, để chúng mặc đệ.
Tráng sĩ lắp tên và vẫn cho ngựa phi nước đại chàng bắn ngược trở lại nhiều
phát. Mỗi lần chàng quay đầu là một tên lính kêu rú lên ngã gục xuống.
Bọn lính phía sau, thấy đồng bọn chết quá nhiều, kinh sợ không dám đuổi theo nữa.
Hoàng Đề đốc nắm hai vai Anh Kiệt dặn dò:
- Thôi cháu lên đường nhớ lời ta khuyên bảo, tuy ở xa nhưng ta sẽ theo dõi
cháu luôn. Đừng bao giờ quên mình là người của hai dòng họ Vũ, Hoàng.
Anh Kiệt cúi đầu chào thúc phụ, lên yên.
Con tuấn mã hí lên một tiếng vui mừng như sẳn sàng đưa chủ qua vạn dặm
đường
Đề đốc bỗng gọi giật lại:
- Hiền điệt, cho ta gởi lời thăm mẫu thân cháu nhé ?
Anh Kiệt vâng dạ và khẽ liếc nhìn lên lầu hoa như tìm kiếm một người. Bức
màn the lay động, bóng ai vội vã trở vào phòng.
Anh Kiệt cúi chào Đề đốc lần sau cùng rồi ra roi cho ngựa rời khỏi dinh thự
nhà họ Hoàng.
Ngồi trên lưng ngựa, chàng nhớ lại những chuyện đã xảy ra. Mấy hôm nay
chàng đã sống trong sự thắc mắc, khổ tâm: "Lệ Hồng cáo bệnh ở mãi trong phòng
riêng không cho chàng gặp mặt để giải bày hay xin lỗi về chuyện đã qua". Anh
Kiệt hết sức ngạc nhiên về thái độ cố chấp của Lệ Hồng. Nàng tức giận đến nỗi
không muốn nhìn mặt chàng nữa ư?
Đã mấy lần Anh Kiệt xin phép vào thăm, Lệ Hồng đều cáo thác, sai tỳ nữ ra
bảo nàng đang ngủ hay đang mệt để chàng trở về phòng riêng.
Anh Kiệt buồn lắm. Trong bao nhiêu năm trời sống chung, anh em rất thuận
hòa, nay vì một câu nói đùa không suy nghĩ mà chàng lại làm phật lòng đứa em
gái nhỏ rất quý mếm của mình ? . . . Chàng muốn đem c âu chuyện thưa với thúc phụ
nhưng lại sợ Lệ Hồng sẽ giận nhiều hơn.
Bỗng nhiên sáng nay, chàng đang ngồi trong thư phòng đọc sách thì tên tiểu
đồng vào gọi chàng lên hầu Đề đốc.
Anh Kiệt vội vã đi ngay, trong lòng lo lắng vô cùng. Chàng không hiểu
chuyện lành, dữ thế nào?
Khi chàng bước vào phòng riêng của Đề đốc thì gặp lúc ông đang ngồi xem
các công văn từ các nơi gởi đến. Thấy Anh Kiệt, Đề đốc xếp gọn đồ đạc, chỉ ghế
bảo chàng ngồi.
Anh Kiệt không dám đường đột ngồi đối diện nên khoanh tay đứng hầu. Đề
đốc mỉm cười bảo:
- Cháu cứ tự nhiên, đừng giữ lễ nữa, chúng ta sắp phải xa nhau rồi đấy!
Anh Kiệt kinh ngạc nhìn thúc phụ không chớp mắt.
Đề đốc lại hỏi:
- Có phải cháu muốn về Hạnh Hoa thôn thăm mẹ không? Tại sao cháu không
thố lộ cho ta biết?
Anh Kiệt ngơ ngác chưa hiểu sự thể ra thế nào thì Đề đốc gật gù như tự bảo
mình:
- Năm, sáu năm trời còn gì nữa? Ta bận luyện tập cho cháu nên người, để khỏi
phụ lời gởi gấm của Vũ huynh mà quên nghĩ đến việc cho cháu về thăm nhà? Chắc
mẫu thân cũng buồn phiền ta nhiều lắm. Nếu không có Lệ Hồng nhắc nhở...
Anh Kiệt bỗng thốt ra:
- Lệ Hồng, thưa thúc phụ. . .
Đề đốc hơi ngạc nhiên, vì từ khi Anh Kiệt vào gia đình này, đây là lấn đầu tiên
chàng sơ suất đến ngắt ngang lời nói của ông. Đề đốc nhìn chàng nói:
- Phải, chính Lệ Hồng nhắc nhở ta? Cháu muốn hỏi gì?
Biết mình lỡ lời, Anh Kiệt vội vàng thưa:
- Bẩm thúc phụ, cháu nghe tin hiền muội thọ bịnh, nhưng biết đã qua khỏi
chưa. Vì nóng lòng cháu đã sơ suất, mong thúc phụ khoan dung...
Hoàng Đề đốc mỉm cười dễ dãi:
- Không sao, cháu đừng ngại, Lệ Hồng đã bình phục rồi.
Và ông tiếp theo câu chuyện:
- Đêm qua nhờ Lệ Hồng nhắc nhở, ta mới nhớ ra. Vậy cháu kịp sửa soạn về
Hạnh Hoa thôn đi.
Anh Kiệt bàng hoàng trước quan Đề đốc vì sự mong muốn của chàng bỗng
dưng được thực hiện một cách bất ngờ.
Chàng chắp tay thưa:
- Bẩm thúc phụ? Cháu xin được về Hạnh Hoa thôn trong ít lâu rồi trở lại Phiên
Ngung để hầu thúc phụ và học thêm kiếm pháp.
Đề đốc vuốt râu bạc, lộ vẻ cảm động.
- Ta hiểu lòng cháu lắm? Cháu muốn đền ơn, đáp nghĩa ta ư? Đừng bận tâm
đến việc đó. Ta còn mạnh khỏe lắm? Hơn nữa, có thím cháu và em Lệ Hồng luôn
luôn ở bên ta. Cháu yên lòng về Hạnh Hoa thôn phụng dưỡng mẫu thân cháu thì ta
đẹp dạ lắm rồi.
Đề đốc ngừng lại, ngước nhìn ra ngoài nói tiếp:
- Kiếm pháp của cháu ngày nay không phải học thêm nữa, chỉ cần được luyện
tập luôn luôn cho thuần phục. Vả lại, ta muốn cháu giao tiếp với đời, tìm kết giao
với những tay anh hùng hào kiệt, trừ gian, diệt ác. Cháu phải học nhiều ở ngoài
đời hơn là ở đây.
Đề đốc nhìn xem có ai ở trong phòng không rồi tiếp, giọng nghiêm nghị hơn:
- Tổ quốc ta rồi đây không thoát khỏi thời ly loạn. Đức vua thì còn nhỏ mà
Hoàng thái hậu lại quá chuyên quyền, dung dưỡng cho quân Hán hoành hành trên
đất nước.
Các quan trong triều ai nấy đều phẫn uất. Ta ngày đêm hằng lo nghĩ đến việc
đó mà mất ăn mất ngủ song dù muốn làm gì đi nữa, cũng chỉ cốt ở lòng dân.
Đề đốc nắm lấy vai Anh Kiệt thốt ra lulullg lời tâm huyết:
- Cháu nhớ lời ta dặn. Khi về Hạnh Hoa thôn rồi phải tìm cách kết giao với tất
cả những tay anh kiệt trong vùng, quy tụ trong những kẻ tài giỏi đồng chí hướng
như ngày xưa ta và phụ thân cháu đã làm và lúc nào cũng lấy tinh thần hiệp sĩ đặt
lên trên hết... Biết đâu rồi cũng có ngày ta sẽ cần sự giúp đỡ của các cháu.
Đề đốc dút lời, Anh Kiệt cúi đầu vâng dạ. Chàng nghĩ đến một ngày nào đó,
chàng sẽ có dịp giúp ích cho thúc phụ để đền đáp ơn dưỡng dục của người.
Hoàng Đề đốc đứng lên bảo Anh Kiệt:
- Thôi cháu về phòng lo thu xếp hành lý để lên đường cho sớm và nhớ kỹ
lulullg lời căn dặn của ta.
Anh Kiệt sụp xuống đất lạy hai lạy rồi lui ra.
Chàng đi dọc theo hành lang, cốt ý tìm Lệ Hồng lần cuối cùng để từ giã nàng.
Thái độ của Lệ Hồng làm cho chàng nghĩ ngợi rất nhiều. Bên ngoài, nàng tỏ ra
oán giận Anh Kiệt nhưng luôn luôn lo nghĩ đến chàng.
Tại sao nàng lại thưa chuyện với Đề đốc để giúp chàng sớm trở về Hạnh Hoa
thôn? Hay là. . . Một ý nghĩ vụt đến trong óc chàng làm cho Anh Kiệt vô cùng chua
xót? Hay là Lệ Hồng không muốn gặp mặt chàng nữa nên tìm cách đuổi chàng đi
đó thôi? Anh Kiệt không tin như vậy. Bao năm trời sống gần nhau, chàng hiểu rõ
tâm tánh của Lệ Hồng: Nàng không thể tệ bạc như thế.
Anh Kiệt bước qua phòng riêng của Lệ Hồng và chàng vô cùng thất vọng.
Cửa phòng vẫn đóng im lìm như mấy ngày qua. Chàng kêu cửa một hồi lâu vẫn
không có tiếng đáp. Lệ Hồng nhất định không tiếp chàng dù biết chắc chắn hôm
nay Anh Kiệt sẽ rời bỏ Phiên Ngung ?
Anh Kiệt buồn bã trở về phòng, chàng không ngờ Lệ Hồng lại oán ghét chàng
đến như vậy.
Nhưng làm sao chàng cũng phải giải tỏ được nỗi lòng, chứ biết mai kia trên
đường đời, hai người có còn gặp được nữa chăng? Chàng lấy giấy bút viết một búc
thư để gửi Lệ Hồng, mong nàng xóa bỏ những lầm lỗi của chàng.
Và không biết có phải vì bức thư đó mà có người đứng nép bên rèm the, giữa
lúc Anh Kiệt lên đường về Hạnh Hoa thôn?
Ra khỏi cửa Nam thành Phiên Ngung, con tuấn mã phi nước đại, đưa Anh Kiệt
về Hạnh Hoa thôn.
Đường từ kinh đô về quê hương xa diệu vợi. Anh Kiệt không dám chậm trễ
một phút nào. Chàng ruổi ngựa qua bao đoạn đường thênh thang, bao gò nổng gồ
ghề, bao đường mòn khúc khuỷu và đến thôn Cao Đồng khi mặt trời chếch bóng.
Tuy nhiên, ánh nắng trưa vẫn còn gay gắt làm sùi bọt mép con tuấn mã, dù nó
vẫn còn chạy rất hăng.
Anh Kiệt không đành để cho ngựa mệt nhọc, vì còn phải trải qua nhiều đoạn
đường dài, nên chàng trai tìm chỗ nghỉ chân.
ở đây dân cư đông đúc, nhưng họ sống về nghề ruộng rẫy, rất khó tìm một
hàng quán bên đường.
Bỗng Anh Kiệt thoáng thấy phía trước một gian lều khá rộng, nép mình dưới
một tàn cây to lớn. Trước lều có ba ngựa cột trên mé cỏ.
Có lẽ là một gian hàng nước? Anh Kiệt thầm đoán như vậy. Chàng ghì cương
xuống ngựa và bước vào lều.
Nhìn qua một lượt, Anh Kiệt thấy rằng mình đoán đúng.
Bếp lửa phía trong, có chủ quán và bà mẹ đang thì thầm cạnh một con gà đang
nướng chín vàng. Thỉnh thoảng hai mẹ con lại liếc nhìn ba ông khách mà trông
qua cách ăn mặc, Anh Kiệt biết ngay là bọn lính Tàu.
Chàng hơi ngạc nhiên không hiểu tại sao chúng lai vãng đến vùng này?
Anh Kiệt bước vào, làm cho mọi người chú ý. CÔ chủ quán bước tới nhìn
chàng rụt rè; ba người Tàu quay lại ngó chàng, thiếu thiện cảm.
Anh Kiệt ngồi xuống ghế và bảo thiếu nữ:
- CÔ cho tôi bình trà?
Thiếu nữ dạ một tiếng nhỏ, quay vào trong. Ba người khách chùm hum lại nói
bằng tiếng Tàu, nhưng không ngờ Anh Kiệt hiểu được rất nhiều, nhờ sự truyền
dạy của Hoàng Đề đốc.
Tên cao lớn vạm vỡ nhất trong bọn nói:
- Thằng kia có vẻ là tay kiếm khách? ở cái nước tồi tệ này, cũng có bọn đó
nữa ư?
Tên còn trẻ có vẻ xấc láo, bĩu môi đáp:
- Kiếm khách? Thằng bé chưa ráo máu đầu mà anh cho là kiếm khách à? Phải
nó tới sớm một chút nữa, tôi mượn kiếm nó cắt cổ gà cho anh xem?
Cả bọn cười lên khanh khách vì câu pha trò ý nhị.
Anh Kiệt vẫn nín lặng ngồi nghe nhưng trong lòng chàng sự tức giận đã lên
đến cực độ. Chàng nghĩ rằng cần phải trừng phạt bọn này một phen cho chúng bớt
hống hách.
Đây là lần đầu tiên mà chàng được nghe những lời khinh miệt của quân nhà
Hán đối với dân mình.
Từ lâu rồi, chàng vẫn thường nghe nói tới sự hống hách của bộ hạ sứ giả Hán
triều: An Quốc Thiếu Quý, mãi đến ngày nay, chàng mới được dịp gặp chúng.
Tiếng than van của dân chúng trong thành Phiên Ngung về bọn này không ít,
và chính Hoàng Đề đốc đã nhiều lần thổ lộ với Anh Kiệt về nỗi khốn khổ của
đồng bào trước hành đông vô lương của chúng.
Làm đến chức vị Đề đốc hộ thành mà ông không đủ sức để giữ an bình cho
dân chúng nên ông rất khổ tâm.
Bọn bộ hạ của An Quốc Thiếu Quý dựa hơi Cù Thái Hậu, xem các quan trong
triều không ra gì. Chúng tha hồ tung hoành trong các phố.
Bao lần Đề đốc bắt tội chúng thì An Quốc Thiếu Quý can thiệp, Cù Thái Hậu
nói vào, nhà vua lại bảo tha...
Ai Vương quá nhỏ không hiểu được mối nguy cơ đang hăm dọa nước nhà
trong khi tất cả quyền hành đều giao về tay Cù Thái Hậu.
Các quan trong triều bất mãn, dân chúng xầm xì bàn tán về sự có mặt của vị
sứ giả Hán triều và quyền lực của hắn ngày càng rộng ra thêm...
Có nhiều đồn đãi không hay trong hoàng cung, khiến cho dân tình chấn động.
Người ta bảo Cù Thái Hậu ngày xưa, lúc còn ở bên Tàu là người tình của An Quốc
Thiếu Quý? Cho nên ngày nay sứ giả Tàu sang đây hai người lại tư thông với nhau
để làm điên đảo sơn hà đất Việt.
Đó là cái họa lớn của nước nhà, thực hư thế nào ai biết, nhưng cái họa nhỏ
hằng ngày do bọn bộ hạ của sứ giả nhà Hán gây ra, cũng đủ cho dân tình khốn khổ
lắm rồi. Hằng ngày chúng đi nghênh ngang trong thành phố phá phách, cướp giụt,
bắt cóc phụ nữ gây xáo trộn khắp nơi. Bắt được chúng thì không được quyền trị tội
nên càng ngày chúng càng lộng hành hơn, chẳng kể gì luật pháp.
Anh Kiệt hiểu rõ nỗi khổ tâm của Đề đốc, nhưng bấy lâu, bận học tập kiếm
cung, chàng đành gác bỏ mọi việc ngoài tai.
Ngày nay, bọn chúng gặp phải tay chàng, kể ra cũng không được may mắn
lắm
Trong khi đó, ba tên bộ tướng của sứ giả Tàu vẫn huênh hoang cười nói.
Chúng không ngờ có người hiểu được tiếng Tàu và đang để tâm dò xét từng cử
chỉ, từng hành động của cả bọn.
Tên ngồi sát trong góc nhà, ốm tong ốm teo, bỗng nói:
- Chúng bây đừng làm ồn quá? Mình đi chỗ xa, cần thận trọng cho lắm mới
được
Tên trẻ tuổi nhất trong bọn vội phản đối:
- Anh điên rồi à? ở đây còn ai dám động tới bọn ta? Vua Ai Vương kia mà ta
còn không xem ra gì, thì nói chi đến những kẻ hèn mọn.
Tên ốm nhom b~u môi:
- Mi đừng khinh thường quá. Đêm hôm qua, năm thằng ra cửa Bắc thành
Phiên Ngung, nhậu say, bị giết chết liệng xác trong rừng kia? Liệu hồn mi, rồi
cũng có ngày rã xương nơi đất này. . .
Tên trẻ tuổi cụt hừng, nhưng vẫn còn hống hách:
- Bọn nó bất tài mới chết? Gặp tay tôi, anh phải biết, tôi chém không còn sót
một đứa.
- ử giỏi ? Mi anh hùng lắm ? Để rồi tao chống mắt lên xem.
Tên cao lớn vạm vỡ, từ nãy giờ bận uống rượn, không góp phần cãi vã, bỗng
cười lên khanh khách mắt liếc về phía cô chủ quán rồi bảo bạn:
- Thôi, xin can các cha, bàn chuyện khác vui hơn... Tôi tính bắt con bé này về
Phiên Ngung hú hí cho vui, các cha nghĩ sao?
Tên ốm nhom toan cất tiếng cản ngăn nhưng khi nhìn lại người thiếu nữ thấy
da mặt hồng hào tươi tắn, thân thể gọn gàng, chắc nịch thì trong lòng hắn cũng ưa
thích, nên im lặng.
Tên trẻ tuổi thấy bạn đồng ý liền xúi thêm:
- Ư, được à Phà Thón? Anh bắt nó đi, tôi tiếp một tay.
Anh Kiệt cảm thấy máu giận sôi lên sùng sục. Chàng toan nhảy vào chém chết
lũ khốn kiếp ấy, nhưng chàng cố dằn, để đợi xem bọn chúng còn giở thêm những
trò gì
Người thiếu nữ bán quán không hay biết gì hết. Cả bà mẹ cô ta đang cặm cụi
sang lửa than cho gà mau chín, có ngờ đâu rằng bọn hung thần kia đang toan tính
hãm hại con bà.
Bỗng một tiếng gọi vang lên:
- Chủ quán?
Thiếu nữ ngước nhìn về phía bàn ba ông khách, sợ sệt.
Gã Phà Thón cười to lên một cách khả ố rồi hỏi thiếu nữ bằng tiếng Việt,
giọng trại hẳn đi.
- Hà cô nàng, gà đâu? Mang ra đi cô em...
Thiếu nữ vội thưa:
- Bẩm các ngài nán đợi một chút, gà chưa được chín ạ?
Hắn liền trỗi giọng bông lơn:
- Mau lên đi cô em? Bộ muốn qua đây ngủ với cô em sao?
Rồi cả bọn cười lên sặc sụa khiến cô bán quán thẹn quá cúi đầu...
Tên ốm nhom bỗng nín cười khều tay Phà Thón chỉ về phía bàn Anh Kiệt.
- Coi chừng tên kiếm khách ấy? Tại sao hắn chưa chịu đi mà cứ lẩn quẩn đây,
như muốn dò xét bọn ta.
Phà Thón quay nhìn Anh Kiệt. Chàng thanh niên biết bọn chúng chú ý đến
mình, vẫn điềm nhiên không tỏ vẻ gì khác lạ, mắt đăm đăm nhìn ra ngoài trời như
đang suy tính việc gì.
Phà Thón thấy Anh Kiệt nhỏ thó, ngồi im lìm không dám động đậy thì có ý
khinh thường, nói với bạn:
- Đại huynh đừng ngại? Thằng này có nhằm gì đâu? Nó có biết mình nói
chuyện chi mà chú ý.
Rồi hắn tặc lười, nắm bàn tay hô pháp để lên bàn tiếp:
- Dù cho nó muốn sinh sự đi nữa, tôi chỉ búng ngón tay cũng đủ giết nó rồi.
Đến lúc này, Anh Kiệt nghĩ rằng mình cần phải nói khẩy chúng vài câu cho bõ
ghét, miễn làm sao cho chúng đừng tưởng mình khiêu khích là được. Chàng hiểu
chúng biết bập bẹ tiếng Việt, nên gọi cô chủ quán:
- CÔ hàng ơi? Quán cô sao nhiều ruồi thế này ? Làm sao tôi đuổi chúng đi bây
giờ đây?
Thấy cô chủ quán ngơ ngác, Anh Kiệt làm bộ đập ruồi đậu trên bàn, rồi tiếp:
- Bộ mày muốn chết cả lũ sao cứ bu quanh hũ đường.
CÔ chủ quán càng không hiểu người khách võ sinh muốn nói gì? Nhưng ba tên
bộ tướng của sứ giả Tàu nhìn nhau, ngầm hiểu là Anh Kiệt muốn ám chỉ bọn
mình.
Tên Phà Thón không dằn được sự tức giận, đứng lên, đi thẳng lại bàn Anh
Kiệt.
Anh Kiệt vẫn ngồi yên. Chàng làm như không chú ý đến hành động của tên
lính Tàu vạm vỡ ấy.
Phà Thón bước đến bên bàn, quắc mắt nhìn chàng rồi thét hỏi bằng tiếng Tàu:
- Thất phu? Mi muốn gây sự hả?
Anh Kiệt đứng lên, giả vờ sợ hãi. Chàng lại ngơ ngác hỏi bằng tiếng Việt:
- Thưa ông ? ông muốn gì ạ?
Thái độ của Anh Kiệt và câu hỏi bằng tiếng Nam làm cho Phà Thón tin tưởng
rằng chàng thanh niên kia không nghe được tiếng nói của y.
Nhưng y cũng hỏi thêm cho chắc chắn:
- Mi biết tiếng Tàu không?
Anh Kiệt mỉm cười lắc đầu:
- Không ạ?
Phà Thón quay lại hỏi hai đồng bạn:
- Các anh nghe chưa? Hắn có biết gì đâu?
Anh Kiệt khẽ hỏi:
- Các ông có cần tôi giúp việc gì chăng?
Phà Thón nghiêm trang đáp:
- Không !
Y trở lại bàn và cả ba đứa cười sằng sặc:
Tên ốm nhom trong góc nhà, gật gù:
- Chúng mình đa nghi quá. Hắn nói thật, cũng tưởng ám chỉ bọn mình. Ta
không ngờ bộ tịch hắn có vẻ là tay kiếm khách mà lại hèn nhát đến thế?
Tên trẻ tuổi càng kiêu ngạo hơn:
- Sá gì bọn chuột này, tôi gặp chúng đầy đường ở Phiên Ngung. Bên ngoài coi
bộ hùng dũng lắm nhưng chưa nạt đã chạy mất.
Đằng kia, Anh Kiệt giả vờ cúi gầm mặt xuống bàn. Chàng không muốn nhìn
thấy đôi mắt thương hại của người thiếu nữ bán quán. Nàng làm sao hiểu được
hành động bí mật của chàng dũng sĩ.
Lúc này khi thấy bọn lính Tàu đến gây sự với Anh Kiệt thiếu nữ lo sợ lắm.
Nàng cầu mong cho đừng có việc gì xảy ra, nhưng đến khi thấy chàng thanh niên
có vẻ sợ sệt, nàng đâm ra khó chịu và xót xa trong lòng.
Giữa lúc ấy, đôi mắt thiếu nữ vụt sáng lên khác thường. Từ bên ngoài, một
thanh niên tuấn tú khôi nhô, lưng đeo trường kiếm, vai mang cung tên bước vào.
Chàng nhìn thiếu nữ mỉm cười và cúi đầu cung kính chào bà mẹ.
Bà lão lộ vẻ vui mừng hỏi:
- Kìa tráng sĩ đi Phiên Ngung về rồi đấy à?
Khi bà lão bước vào trong buồng thì thiếu nữ tiến đến gần chàng thanh niên,
lấy tay xoa nhẹ chuôi kiếm hỏi rất nhỏ, nhưng cũng đủ lọt vào tai Anh Kiệt:
- Anh đi đường có mệt lắm không?
Thanh niên nhìn chàng đáp:
- Cám ơn em? Không mệt lắm nhưng nhớ em rất nhiều.
Thiếu nữ quay đi e thẹn rồi vụt chạy ra nhà sau. Chàng thanh niên nhìn theo
nàng bằng đôi mắt trìu mến.
Nhưng chàng bỗng sa sầm nét mặt, khi nhìn thấy ba tên lính Tàu đang ngồi
bên kia bàn.
Chàng quay nhìn đi nơi khác song tất cả những cử chỉ của chàng từ khi bước
vào quán đều không lọt qua cặp mắt của tên lính Tàu ốm nhom đang ngồi trong
góc.
Hắn thì thầm bên tai Phà Thón:
- Cái thằng này đáng ghét thật? Nó lộ vẻ khinh khi chúng mình ra mặt.
Phà Thón cúi xuống nốc hết ly rượn đáp:
- Không cần biết chuyện đó ? Nó dám cười tình với con bé kia thì đủ khiến cho
tôi giết nó rồi mà.
Và như nổi xung lên, hắn hét vang nhà:
- Chủ quán?
Hắn loạng choạng đứng dậy trong lúc mọi người hoảng kinh quay nhìn hắn.
Thiếu nữ từ trong bếp chạy ra hớt hải.
Phà Thón hất hàm gọi:
- Lại đây?
Thiếu nữ khiếp đảm quá, chưa biết tính sao, đôi mắt nàng cứ nhìn người yêu
như muốn hỏi xem mình hành động cách nào?
Bà mẹ từ trong buồng chạy ra đáp thế cho con:
- Dạ? Dạ, các ông hỏi gì?
- Không ai hỏi bà? Biểu con kia lại đây.
Thiếu nữ bước tới vài bước rồi dừng hẳn lại, thu hết can đảm nói:
- Mấy ông muốn gì?
- Lại đây biểu?
Thiếu nữ đáp cứng rắn:
- Không? Mấy ông muốn gì cứ nói.
Phà Thón tức giận đến cực độ, nhảy xổ tới, nắm lấy tay thiếu nữ lôi về phía
bàn, miệng la hét:
- à, con này gan thật? Mi dám trái lệnh các ông hả?
Thiếu nữ kêu la thảm thiết. Chàng thanh niên vụt đứng phắt lên, chụp lấy
chuôi gươm rút ra khỏi vỏ.
Thiếu nữ kinh hoảng, cố vùng vẫy thoát khỏi bàn tay hộ pháp của Phà Thón,
chạy về phía người yêu khuyên can:
- Đừng, anh ơi ? Đừng gây sự với chúng ? Anh chưa thật hết bệnh mà.
Thanh niên, đôi mắt như nảy lửa, xô thiếu nữ sang bên, bước tới.
Ba người Tàu cũng rút đoản đao ra. Phà Thón nghiến răng ken két, hầm hừ
bảo:
- Nhãi con? Mi đã tận số rồi?
Thanh niên không nói một lời, vung kiếm lên, chém bổ vào đầu hắn. Phà Thón
né mình sang bên, chém phạt ngang hông địch thủ một nhát nhanh như gió, bắt
buộc chàng thanh niên phải luôn tay kiếm bọc theo mình đỡ một miếng đòn bất
ngờ. Một tiếng "Keng" vang lên.
Phà Thón ngạc nhiên nhìn chàng thanh niên. Mới qua hiệp đầu, hắn thấy rõ kẻ
địch không phải là tay vừa và hắn không thể thắng dễ dàng như đã tưởng.
Hai tên kia, như hiểu rõ tình thế, vội vàng xông vào trợ chiến. Thanh niên vẫn
điềm t~nh giao đấu, không chút nao núng.
Chàng đánh càng lúc càng hăng, đường kiếm biến hóa nhanh nhẹn khác
thường làm cho cả ba người Tàu đều kinh hồn khiếp vía.
Anh Kiệt đứng sát vào vách nhà, bình t~nh xem trận đấu và thầm khen kiếm
pháp của người thanh niên.
Chàng nguyện trong lòng sẽ tìm cách kết giao với kẻ tài hoa ấy.
Nhưng chỉ một lúc Anh Kiệt lo sợ. Tự dưng kiếm pháp của chàng thanh niên
đâm ra rời rạc và mặt chàng tái mét hẳn đi. Chàng loạng choạng vài bước rồi bổ
nhào xuống cạnh bàn.
Thấy thế Phà Thón cả mừng giơ cao lưỡi dao, sẳn sàng chém xuống. Anh Kiệt
toan nhảy vào cứu chàng tráng sĩ, thì một tiếng thét vang lên làm cho mọi người
đều quay lại.
Thiếu nữ chủ quán liều chết lăn xả vào ôm choàng lấy người yêu, khóc nức
nở. Nàng ngước nhìn Phà Thón cầu khẩn van xin:
- Đừng giết anh ấy ông ơi? Anh ấy đang bệnh mà...
Phà Thón rút đao về, Anh Kiệt càng theo sát chúng hơn. Chàng chỉ sợ chậm
trễ một phút sẽ nguy đến tính mạng của đôi thanh niên nam nữ.
Tên lính ốm nhom vụt nhìn ra ngoài trời bảo bạn:
- Chiều rồi Phà Thón ạ? Chúng ta đi thôi.
Phà Thón như hiểu ý, cúi xuống ôm ngang lưng thiếu nữ.
Nàng vùng vẫy la hét:
- Buông tôi ra? Buông ra? Mẹ ơi là mẹ ơi? Cứu con với?
Bà lão từ nãy giờ quá khiếp sợ, núp trong buồng, nghe tiếng con gọi vội chạy
ra, lăn xả vào ôm chân Phà Thón.
- Trời ơi? Đừng bắt con tôi... Già nua tuổi tác, chỉ còn một mẹ một con ông ơi.
Phà Thón lấy chân hất bà lão nhưng bà vẫn ôm chặt cứng. Thiếu nữ trên tay
hắn cũng giãy giụa mạnh hơn, Phà Thón tức giận lắm, không cần suy nghĩ, đưa
cây đoản đao lên toan bổ xuống đầu bà lão.
Nhưng thình lình một lằn sáng lóe dài dưới ánh nắng chiều xuyên kẽ lá. Một
tiếng "Cạch" khô khan vụt nổi lên, cây đoản đao của Phà Thón gãy làm hai đoạn.
Ngay lúc ấy Anh Kiệt đã đứng đấy tự bao giờ. Chàng khẽ mỉm cười nhìn Phà
Thón đang hốt hoảng buông thiếu nữ ra, mắt nhìn cây đoản đao cụt ngủn và lùi
dần, về phía hai tên đồng bọn.
Anh Kiệt ôn tồn và nhã nhặn cất tiếng:
- Thôi chứ mấy ông? Hiếp bức người ta quá sao đành?
Gã tuổi trẻ nhất trong bọn vẫn kiêu ngạo và xem thường Anh Kiệt từ khi
chàng mới bước chân vào quán. Hắn sấn tới, thét:
- Thằng chết bầm này? Mày cũng muốn can thiệp vào chuyện riêng của bọn ta
nữa phải không?
Anh Kiệt cười khanh khách:
- Bạn còn nhỏ quá mà kiêu căng tự phụ thì chắc chắn sẽ không khỏi bị hại. à,
lúc nãy, hình như lúc nãy bạn muốn mượn kiếm của ta để cắt cổ gà chứ gì? Hà, hà,
kiếm này bén lắm? Chém sắt như chém bùn bạn ạ?
Rồi làm ra vẻ thân thiện. Anh Kiệt tiếp lời:
- Bạn chưa tin hả? Để tôi cắt thử một bên tai bạn xem có đúng không?
Anh Kiệt quay lưỡi kiếm vùn vụt nhiều vòng, làm cho tên lính trẻ tuổi mờ mắt
đi, không thấy đường nữa.
Thình lình hắn thét lên một tiếng, quăng kiếm, ôm lấy đầu kêu la thảm thiết.
Phà Thón nhìn bạn và khiếp đảm vô cùng, khi thấy một lỗ tai của hắn đã bị
Anh Kiệt xẻo mất tự bao giờ?
Nàng thiếu nữ và bà mẹ quá khiếp sợ chạy vào trong.
Hai gã lính Tàu, trước sự đau đớn của bạn, nghĩ ngay đến phiên mình bị hại,
liền xông vào một lượt, vây chặt kẻ địch.
Phà Thón hăng hái nhất, chụp thanh kiếm của chàng thanh niên dưới đất,
chém bổ vào đầu Anh Kiệt.
Chàng dũng sĩ cười dòn tan, không cần né tránh, đưa kiếm đỡ. Một tiếng
xoảng vang lên, hai thanh kiếm chạm vào nhau nảy lửa.
Phà Thón tê buốt cả cánh tay, loạng choạng suýt té. Thanh kiếm của chàng
thanh niên rất tốt, nên không sút mẻ chút nào.
Tên lính gầy ốm, toan sấn tới giúp bạn, nhưng không hiểu nghĩ sao, hắn thối
lui, đứng sát vào vách, mò trong áo như tìm vật gì.
Anh Kiệt đưa kiếm chỉ vào mặt Phà Thón nói:
- Anh nóng nảy lắm nhưng rất ngu dại. Đừng nên tin vào sự sợ sệt bên ngoài
của kẻ lạ mà đôi khi bị hại. Lần này ta dạy cho bài học để chừa bớt tính hung
hăng.
Anh Kiệt nói xong vung kiếm chém thẳng vào mặt Phà Thón. Và đợi khi hắn
đưa kiếm lên đỡ, chàng nhanh nhẹn rút kiếm lại chém đứt "Cùi chỏ" của hắn.
Phà Thón hét to lên, xuôi tay, buông rơi thanh kiếm.
Anh Kiệt nói tiếp:
- Từ nay, anh sẽ không bao giờ còn cầm được vũ khí để giết người nữa.
Anh Kiệt vừa dút lời, bỗng nhiên quay đầu lại, xoay tròn lười kiếm bao bọc
thân mình. Từ phía trước ba lười dao vùn vụt bay tới, đụng nhằm lưỡi kiếm bắn
vẹt đi
Tên lính gầy ốm thấy ám hại chàng không được, vội chạy ra cửa toan thoát
thân, nhưng Anh Kiệt đã nhảy tới nắm cổ hắn kéo lại.
Chàng tức giận lắm, nhưng cố dằn xuống nói:
- Đừng trốn chạy, ta không giết mi đâu. Bình thường ta nể những tay mưu sĩ
nhưng rất ghét lulullg thăng giêt lén. Ta cần phải làm dấu lên mặt mi cho dễ nhớ.
Anh Kiệt đưa kiếm lên gạch tréo vào mặt hắn rồi buông tay ra. Chàng hành
động trong nháy mắt, khiến tên lính Tàu không ngờ trước được.
Hắn chỉ kịp la lên một tiếng đau đớn, rồi ôm chầm lấy mặt, lăn lộn dưới đất.
Trừng trị xong bọn khốn kiếp, Anh Kiệt liền gọi thiếu nữ.
- CÔ chủ quán?
Thiếu nữ vẫn còn run sợ bước ra, nhưng khi nhìn ba tên lính Tàu đều bị
thương nhăn nhó rên la, thì nàng yên lòng.
Anh Kiệt cất tiếng hỏi:
- CÔ đành bỏ chàng tráng sĩ ấy ư?
Sau phút kinh hoàng thiếu nữ chợt nhớ ra, vội chạy đến vực người yêu dậy, và
gọi mẹ nàng. Bà lão tiếp tay với thiếu nữ đem chàng tráng sĩ vào trong cứu chữa.
Anh Kiệt bước đến gần ba tên lính Tàu nói từ từ:
- Ta không giết chết các ngươi vì đây là lần thứ nhất. Các ngươi là kẻ ngoại
bang, đến đây cần phải giữ lễ độ với người trong xứ, đừng hống hách quá, chỉ đem
họa vào thân.
Chàng nhìn thẳng vào mặt tên lính kiêu ngạo nhất nói tiếp:
- Lúc nãy, mi cho rằng vua Ai Vương sợ chúng bây thì dân chúng là đồ hèn
mọn cả, mặc tình cho chúng bây tung hoành ra sao cũng được, phải không? Mi
lầm lắm? Ta tha chết cho mà về bảo với tất cả rằng "Dân Nam không hèn mọn như
bây tưởng đâu? Liệu mà bớt hống hách không thì có ngày bỏ xác ở đất này".
Ba tên lính Tàu nín lặng cúi đầu. Chúng cắn răng chịu đựng sự đau đớn của
lulullg vêt thương.
Anh Kiệt bỗng im lặng chú ý nghe. Xa xa hình như có tiếng vó ngựa dồn dập,
mỗi lúc một gần.
Chàng nhìn ra cửa và thấy một đoàn ky sĩ đang tiến gần về phía quán. Tướng
đi đầu mặc giáp trắng rất uy nghi.
Anh Kiệt lo sợ vô cùng, không khéo chàng nguy mất vì đoàn ky sĩ kia là binh
lính của triều đình đi tuần tiểu quanh vùng. Nếu gặp chàng đang hành hạ lũ bộ
tướng sứ giả Hán triều thì chàng không thoát khỏi tội.
Theo lệnh Ai Vương và Cù Thị, bất cứ người ở cấp nào cũng không được
quyền trị tội quân sĩ nhà Hán. Dù chúng đang phá rối, cướp của, giết người đi nữa,
quân lính chỉ được phép bắt chúng giải về triều cho vua xét xử mà thôi. Ai giết
chết một tên lính Tàu có thể bị xử tử hình. Nghiêm lệnh bất công ấy, các tướng
đều biết do An Quốc Thiếu Quý bày ra để bảo vệ quân lính của hắn, nhưng đã là
lệnh vua truyền thì mọi người chỉ biết răm rắp tuân theo.
Tiếng vó ngựa của đoàn ky sĩ dồn dập nện trên đường, càng đến gần càng làm
cho Anh Kiệt bối rối.
Bây giờ, chàng chỉ lên ngựa phóng đi là xong, nhưng đã gây ra cớ sự này
không lý lại để liên lụy cho bà chủ quán ư? Còn chàng tráng sĩ bị bệnh thình lình
ngã lăn ra kia rồi sẽ ra sao?
Chắc chắn, người này sẽ bị bọn lính Tàu trả thù? Dù sao thì chàng cũng không
thể bỏ họ nửa chừng.
Anh Kiệt bước lại cửa buồng hối mẹ con người thiếu nữ:
- Bà và cô nên đem chàng thanh niên này đi nơi khác. Quân triều đình đã đến
kia rồi. Hãy ra ngã sau mà trốn mau lên?
Thiếu nữ và bà lão đều kinh hoàng chưa biết tính sao thì chàng tráng sĩ bỗng
cựa mình. Thiếu nữ thấy thế vụt reo mừng:
- Kìa? Anh ấy đã tỉnh rồi mẹ ơi?
Chàng tráng sĩ từ từ mở mắt như vừa qua một cơn ác mộng. Chàng nhớ lại tất
cả mọi việc, vội đứng phắt dậy, nhìn Anh Kiệt.
Anh Kiệt cũng bớt lo, chàng nói nhanh:
- Vậy bà và cô đi mau lên để không còn kịp nữa.
Chàng tráng sĩ chợt nghe tiếng vó câu và nhìn thấy ba người Tàu đang ôm
lulullg vêt thương thì thầm đoán được hiện tình bèn nói:
- Bác và em đi ngay đừng chần chờ nữa. Cháu đã bình phục rồi.
Tiếng vó ngựa bỗng chậm lại rồi rộn rịp trước cửa quán. Mẹ con bà lão kinh
hoàng bỏ chạy ra ngã sau hướng về phía ngọn đồi. Họ đi tắt ra con đường khá rộng
rồi lẩn mất.
Bây giờ đám lính tuần đã xuống ngựa và rầm rộ kéo vào quán. Ba tên lính Tàu
vụt kêu cứu vang ầm và chỉ tay về phía Anh Kiệt và chàng tráng sĩ. . .
Đám lính tuần kinh ngạc khi thấy bọn lính Tàu bị thương, máu đổ đầm đìa...
Anh Kiệt và chàng tráng sĩ biết là cơ nguy đã đến vội bước ra ngoài giữ thế
thủ.
Đằng kia, bọn lính tuần chợt hiểu là hai người này đã hành hạ quân sĩ nhà
Hán? Và như vậy là phạm phép vua nên chúng thét lên, rút binh khí xông vào vây
chặt lấy hai người.
Chàng tráng sĩ chụp vội lấy thanh kiếm của mình đang nằm dưới đất để phòng
thân, còn Anh Kiệt quát to lên:
- Bọn khốn kiếp kia toan giở trò áp bức một cô gái hiền lành, ta là kẻ đi đường
thấy chuyện bất bình phải ra tay can thiệp, các ngươi hãy vì lẽ phải mà làm tội
chúng đi, cớ sao lại vây bắt bọn ta?
Nhưng bọn lính không nghe lời chàng. Viên tướng mặc giáp trắng đi đầu lúc
nãy vội nói:
- Đừng nhiều lời? Chúng bây đã phạm phải luật vua thì hãy giơ tay chịu trói.
Bằng không, khó tránh khỏi chết.
Trước những lời nói oai vệ ấy, chàng tráng sĩ không chịu được nữa. Chàng
vung kiếm lên để mở vòng vây. Quân lính bên ngoài đổ ập vào, giáo mác dày đặc.
Anh Kiệt không dừng được nữa đành đưa kiếm lên đỡ gạt khí giới quanh mình
và gọi chàng tráng sĩ:
- Nhân huynh, chúng ta mau rời khỏi nơi này đi thôi.
Thanh kiếm chàng vung mạnh lên, đánh bật giáo gươm của bọn lính tuần
khiến chúng phải lùi lại. Nhưng khi chàng ra trước cửa quán thì một tiếng thét
vang lên, lính vẹt ra hết, nhường chỗ cho viên tướng mặc giáp trắng, múa trường
côn vùn vụt đập vào đầu Anh Kiệt. Chàng kinh hoàng nhảy lùi lại thì đà côn vụt
sát mặt chàng. Anh Kiệt trông thế côn mãnh liệt, biến chuyển mau lẹ thì biết ngay
là mình gặp phải một tay bản lãnh cao cường, nên vội né tránh thêm lần nữa.
Nhưng viên tướng kia sử dụng cây côn rất lẹ làng, vừa đánh hụt đã hoành thân
bổ tiếp xuống đầu chàng một côn nữa nhanh chớp nhoáng.
Không thể tránh kịp, Anh Kiệt phải vung gươm lên gạt mạnh ra. Trường côn
dội ngược trở lại khiến tên kia ngạc nhiên nhìn Anh Kiệt, và không ngờ sức chàng
mạnh đến thế . . .
Anh Kiệt toan đánh trả ngay nhưng giữa lúc ấy chàng tráng sĩ kia bị bọn lính
bao vây rất nguy khốn. Chàng đang lo đỡ gạt phía trước mặt thì sau lưng, một tên
lính dùng giáo đâm tới rất nhanh.
Anh Kiệt không dám chần chừ vội thối bộ và đưa kiếm gạt phăng ngọn giáo,
rồi phóng chân đá nhào tên lính đó.
Chàng mở rộng đường kiếm đánh dạt bọn lính để cứu nguy cho chàng tráng sĩ
thì tên lính cầm giáo đã ngồi dậy được, tức tối đâm mạnh ngọn giáo vào yết hầu
chàng.
Anh Kiệt khinh thường đưa kiếm chém cụt lười giáo, và chém tạt xuống đầu
tên nọ một phát nhanh như gió.
Chỉ nghe một tiếng rú ghê hồn là tên kia ôm đầu, máu ra có giọt, một lỗ tai
của anh ta đứt lìa rơi xuống đất, khiến bọn lính tuần khiếp đảm vì tài nghệ của
Anh Kiệt.
Viên tướng cầm đầu tức giận điên người, xốc tới vung côn vùn vụt áp đảo Anh
Kiệt làm cho chàng phải chống đỡ liên hồi. Nhân đó bọn lính mới xông vào vây
chàng và tráng sĩ kia khắp bốn phía.
Anh Kiệt thấy đánh lâu rất có hại cho chàng thanh niên, nên không dám chần
chừ nữa, vội kêu lên:
- Nhân huynh, hãy theo tôi.
Chàng thay đổi kiếm pháp, thanh gươm theo đà tay mở rộng ra, đánh dạt bọn
lính tuần về một phía.
Chàng tráng sĩ cũng vung kiếm chém như mưa bấc, khiến quân sĩ sợ hãi lùi ra
xa. Viên tướng cầm đầu bực tức hét lên. Chúng lại liều chết sấn vào.
Anh Kiệt cứ lo thầm vì đường côn của viên tướng kia không phải tầm thường,
cứ thay đổi thế đánh luôn luôn. Trong giây phút chàng thấy mình bị khốn trong
lulullg 'lLằn'l côn nguy hiểm đó, nên đành phải đem hết tài nghệ ra chống đỡ.
Giữa lúc ấy, viên tướng kia chuyển đường côn ào ạt xuống đầu chàng tới tấp.
Anh Kiệt không tránh nữa, xuống tấn rồi đưa kiếm lên gạt mạnh.
Đầu côn vừa dội trở lại thì mũi kiếm của Anh Kiệt đã đâm thẳng vào yết hầu
đối thủ, khiến viên tướng phải dùng côn bên tay kia chống đỡ nhưng may mắn làm
sao Anh Kiệt đã thu gươm về, rồi chém vụt vào hông kẻ địch.
Viên tướng mặc giáp trắng đổ mồ hôi khắp thân mình. Anh ta quá khiếp sợ,
uốn mình nhảy vọt lên tránh thế kiếm độc hiểm đó và quét ngay một côn ngang
đầu Anh Kiệt, khi chân anh ta chưa chấm đất.
Anh Kiệt ghen thầm tài nghệ kẻ địch quá cao, vừa thoát độc thế đã trả đòn liền
bắt buộc kẻ địch không tấn công thêm được nữa.
Còn viên tướng kia cũng khiếp sợ tài Anh Kiệt và thấy cơ nguy cho mình càng
thúc bọn lính xông vào trợ giúp.
Từ lúc giao đấu đến giờ, bọn lính đứng gần đoàn ngựa, tin tưởng nơi tài nghệ
của chủ tướng và các bạn nên không vào, bây giờ chúng mới áp tới trợ lực.
Vòng vây bên ngoài lại thêm chặt chẽ hơn.
Anh Kiệt vẫn không nao núng. Chàng dùng toàn thế độc, đánh dạt bọn chúng
ra, khiến tướng cầm côn vừa sợ, vừa ngạc nhiên.
Anh ta nhớ đường kiếm của kẻ địch, dường như rất quen với mình. Viên
tướng biết mình không thể lầm được, phải rồi những thế kiếm kia trong bài kiếm
bí truyền của dòng họ Hoàng? Nhưng tên này là ai mà học được đường kiếm ấy?
Anh ta phân vân lắm và lo sợ nghĩ thầm:
- Thế này thì ta nguy mất, mà sẩy nó thì còn gì là danh dự của ta?
Đằng kia, Anh Kiệt không dám đánh lâu nữa. Chàng xoay kiếm nhanh như
chớp khiến bọn lính và chủ tướng chúng đều hoa cả mắt. Bọn lính tưởng chừng
như xung quanh mình có hàng vạn lười kiếm lấp lánh sáng, chực đâm vào mình
khiến chúng hoảng sợ lùi trở lại.
Nhân cơ hội đó, Anh Kiệt vung mạnh kiếm chém đút lìa mấy lưỡi giáo và phạt
mất một đầu côn cửa viên tướng khiến cả bọn quá khiếp mất hết tinh thân.
Anh Kiệt vội kéo tay chàng tráng sĩ chạy về chỗ buộc ngựa, thét lên:
- Lên ngựa đi, để chúng đó, mặc tôi.
Tráng sĩ y lời phóng lên mình ngựa của tên chủ tướng kẻ địch rồi chụp lấy
cung tên máng lên hông ngựa quay đầu lại. Tráng sĩ, không chạy vội, lắp tên vào
cung nhắm bắn vào bọn lính đang tràn tới. Sau một tiếng rú kinh khủng, một tên
ngã lăn ra.
Tráng sĩ lại lắp tên vào mà bắn tiếp theo khiến cho bọn lính bận đỡ thân mình,
không dám sấn tới nữa... Tráng sĩ thắng thế hét to lên:
- Lùi lại mau, tên nào chần chừ, ta bắn ngay vào cổ họng.
Thấy chàng bắn không sai một phát nào, bọn lính tuần kinh sợ không dám tràn
lên nữa.
Thừa cơ hội, Anh Kiệt phóng mình lên ngựa ra roi.
Viên tướng giáp trắng, mất một cây côn không còn bám chặt vào Anh Kiệt
như trước, nhưng thấy Anh Kiệt lên ngựa tẩu thoát, anh ta cũng liều nhảy theo...
Nhưng, người tráng sĩ buông dây cung, một mũi tên bay vào ngực viên tướng,
anh ta phải đưa côn lên đỡ và chưa kịp hạ côn, mũi tên thứ nhì đã bay tới... Viên
tướng biết mình đỡ không kịp nữa, hét to lên một tiếng, ngã nhào ra phía sau. . .
Mũi tên bay vút qua, ghim thẳng vào yết hầu một tên lính đứng gần đấy.
Anh Kiệt thầm khen chàng tráng sĩ.
Chàng vội gọi:
- Nhân huynh? Chúng ta đi thôi.
Thanh niên bắn thêm một mũi tên nữa rồi thúc gót chân vào hông tuấn mã,
cho phóng tới như bay. Cả hai thẳng đường về phía mặt trời lặn.
Viên tướng mặc áo giáp trắng, vừa hoàn hồn, đã lồm cồm bò dậy, la hét vang
trời:
- Đuổi theo chúng nó mau lên. Lấy cung tên bắn chết hai đứa cho ta.
Mấy mươi tên lính được lệnh phóng lên mình ngựa, đuổi theo tức khắc.
Chạy được một quãng khá xa, Anh Kiệt nhìn lại thấy bọn lính tuần vẫn đuổi
theo ráo riết. Chàng toan quay lại cho chúng một trận thì thanh niên đã nói:
- ân nhân đừng bận tâm, để chúng mặc đệ.
Tráng sĩ lắp tên và vẫn cho ngựa phi nước đại chàng bắn ngược trở lại nhiều
phát. Mỗi lần chàng quay đầu là một tên lính kêu rú lên ngã gục xuống.
Bọn lính phía sau, thấy đồng bọn chết quá nhiều, kinh sợ không dám đuổi theo nữa.