Hồi 4
Tác giả: Sơn Linh
Hai chàng dũng sĩ ở thôn Cao Đồng, đến Phiên Ngung nhằm đêm hội hoa
đăng, mừng ngày lễ thọ của Cù Thái Hậu. Từ bốn cửa thành, dân chúng lũ lượt
kéo vào để vui chơi trong đêm hội. Khắp các ngả, đèn lồng treo sáng rực, trên các
lề đường đầy đủ mọi thứ trò vui và nhất là trong các hàng quán thì đông đầy quan
khách. Người tứ xứ, mấy hôm nay đã có mặt nơi đây, để dự đêm hoa đăng hiếm
có
Tiểu Lý Bá và Hà Minh cho ngựa chen lấn trong đám đông đang tưng bừng
rước lễ Cả hai đều không ngờ được dịp dò biết lòng dạ của số đông dân chúng,
trước vận nước suy vị.
Bỗng Tiểu Lý Bá cho ngựa đi song đôi với Hà Minh bảo nhỏ:
- Thật là cả một âm mưu?
Hà Minh ngơ ngác nhìn bạn, không hiểu Tiểu Lý Bá định ám chỉ việc gì.
Tiểu Lý Bá tiếp lời:
- Hà đệ thấy không? Cả một âm mưu được sắp đặt trước. Cù thị lợi dụng ngay
đêm hoa đăng, chúc mừng lễ thọ của mình, để quân Hán triều vượt biên giới, xâm
nhập nước ta. Gặp cảnh tưng bừng náo nhiệt, vui chơi thỏa thích có ai còn bận tâm
nghĩ đến việc nước đang lâm nguy, dân tình đồ thán? Cả triều thần văn võ, cả dân
chúng hoàng thành say mê trong đêm hội, mặc cho quân Hán triều tự tung, tự tác.
Thế mới biết sứ giả An Quốc Thiếu Quý là kẻ mưu thần chước quỷ?
Hà Minh nhìn bạn cảm phục vô cùng.
Từ khi kết nghĩa đệ huynh với nhau, chưa bao giờ chàng thấy Tiểu Lý Bá bí
lối trước vấn đề gì? Bất kỳ câu chuyện ở đâu, hễ hỏi đến chàng thì chàng trả lời
thao thao bất tuyệt. Trí thông minh và tài học rộng của chàng có thể đoán xét được
chuyện vị lai . . .
Dân chúng mỗi lúc một đông nên đôi ngựa không còn tiến xa được nữa.
Hà Minh bảo bạn:
- Chúng ta nên ghé quán trọ gởi ngựa và đồ đạc hành trang, rồi sẽ tìm dinh
Hoàng Đề đốc ? Đại huynh nghĩ được không?
Tiểu Lý Bá gật gù ưng thuận.
Giữa lúc ấy, dân chúng bỗng dưng ùn ùn chạy tán loạn, vẹt sang hai bên
đường, nhường chỗ cho một đoàn người ngựa chạy như bay vào nội thành. Đó là
tốp ky sĩ Tàu hộ tống một viên tướng, đội mão, mặc giáp vàng, râu dài, đang đi
đến cung điện.
Tiểu Lý Bá lộ vẻ lo âu, khẽ hỏi một chàng thanh niên đứng bên cạnh.
- Viên tường kia là ai thế tráng sĩ?
Chàng thanh niên ngạc nhiên, nhìn Tiểu Lý Bá rồi đáp:
- Đại nhân ở vùng xa mới đến, sao không biết sứ giả An Quốc Thiếu Quý?
Tiểu Lý Bá mỉm cười và nói với Hà Minh:
- An Quốc Thiếu Quý đi đâu mà trở về có vẻ vội vàng để kịp giờ hành lễ trong
nội điện? Anh nghi quân nhà Hán đã kéo gần đến hoàng thành? Phải chăng hắn
đến giáp mặt Cù Lạc?
Chàng thấy cần gặp Hoàng Đề đốc ngay mới được.
Hai người gởi ngựa và hành trang rồi vội vã theo sự chỉ dẫn của Anh Kiệt tìm
đến dinh thự Hoàng Quốc Kính.
Đề đốc xây cất dinh thự trong một khu vườn rộng lớn cách xa cung điện nhà
vua, biệt lập hẳn một nơi trong kinh thành nên tránh được phần nào sự ồn ào của
đêm hội tưng bừng.
Tuy nhiên, gần đến nơi. Tiểu Lý Bá và Hà Minh ngạc nhiên thấy trong dinh
đông đầy quan khách, toàn là những thượng quan cao tuổi, quyền quý bậc nhất
kinh thành và những vị công tử đang gấm ghé mắt xanh của Lệ Hồng, ái nữ quan
Đề đốc
Xem qua tình thế, Tiểu Lý Bá cùng Hà Minh mạnh dạn tiến vào cổng dinh.
Bọn lính canh thấy hai tráng sĩ đều có vẻ khôi ngô, tuấn tú, lầm tưởng là một trong
những hàng công tử nên yên lặng cho vào, không dám xét hỏi.
Bên trong quan khách, quần áo sặc sỡ tề tựu quanh bàn tiệc hay đi dạo từng
tốp trong vườn. Các vị công tử người nào cũng mang bảo kiếm bên cạnh sườn,
trông rất uy nghi.
Tiểu Lý Bá khẽ thở dài, nhủ thầm:
- Giữa lúc nguy hiểm đến nơi rồi mà cả triều thần đều không hay biết. Nhừng
người đầy đủ quyền lực, để chống giữ sơn hà lại bận vui đùa trong đêm hội hoa
đăng? Thật đáng phàn nàn biết chừng nào?
Tiểu Lý Bá đứng lặng hồi lâu không biết phải hành động ra sao để khỏi bị
nghi ngờ, có thể bị liên lụy đến Hoàng Đề đốc. Vì biết đâu trong đám quan khách
này lại không có bọn nội gián hèn mạt, tay sai của Cù Thái Hậu?
Hà Minh bỗng ghé sát vào tai Tiểu Lý Bá:
- Đại huynh? Chúng ta vào sâu trong vườn đi.
Tiểu Lý Bá không đáp, theo chân bạn qua các con đường nhỏ trong vườn, nhìn
kỹ từng nơi, từng người để nhớ đường đi, lối bước và mong gặp được Hoàng Đề
đốc
Hai người qua khỏi những giàn hoa dạ lý hương thì đến một khoảng vườn khá
trống, cạnh hồ sen. Quan khách ở đây càng đông đảo hơn nhiều.
Hàng nghìn chiếc đèn lồng sáng đẹp, giăng trên một cái đài cao vừa mới dựng,
tỏa sáng khắp nơi.
Từ nhà thủy tạ dưới hồ, bỗng nổi lên tiếng loa truyền lanh lảnh:
- Thưa quý vị công tử. Cuộc tỷ thí võ nghệ, kiếm cung, nhân ngày lễ thọ của
Hoàng Thái Hậu sắp bắt đầu. Mời quý vị dự cuộc đến cạnh đài để ra mắt quan
khách. Xin nhắc lại một lần nữa: Cuộc tỷ thí đêm nay do Hoàng Lệ Hồng tiểu thư
làm đài chủ.
Từ trong đám đông tiếng hoan hô nhiệt liệt vang lên.
Tiểu Lý Bá nhìn xuống nhà thủy tạ thì thấy một thiếu nữ vận võ phục nghiêm
trang ngồi cạnh một võ tướng quắc thước hiên ngang, râu dài tới ngực. Chàng
thầm đoán là Hoàng Đề đốc và tiểu thư Hoàng Lệ Hồng.
Tiểu Lý Bá khẽ bảo Hà Minh:
- Hoàng Đề đốc rất cao kiến. Ngài lợi dụng đêm hoa đăng để tuyển chọn vũ sĩ
và dùng Lệ Hồng tiểu thư để quy tụ những kẻ anh tài. Nhưng, anh chỉ sợ Lệ Hồng
không đủ sức giữ nổi vũ đài, nếu bọn phản nghịch tìm cách phá?
Một lúc sau chàng bảo Hà Minh:
- Hà đệ nên đến sát góc đài, đề phòng khi bất trắc phải tiếp tay với Lệ Hồng.
Nhưng hãy chờ lệnh anh đấy nhé?
Hà Minh hỏi lại:
- Bây giờ đại huynh đi đâu?
- Anh xuống nhà thủy tạ, đến gần Hoàng Đề đốc ?
Đợi Hà Minh đi rồi, Tiểu Lý Bá chen lần xuống bên hồ sen, tìm cách vào nhà
thủy tạ.
Nhiều vị công tử nhìn chàng nhưng thấy Tiểu Lý Bá tươi cười có vẻ hiền lành
dễ thương nên họ cũng không chú ý.
Tiểu Lý Bá nhìn lên đài nhưng chân bước đến gần Hoàng Đề đốc và Lệ Hồng.
Nhờ các quan khách, không ai nhìn thấy hành động của chàng, nên một lúc sau,
Tiểu Lý Bá đã đứng cạnh Hoàng Đề đốc.
Giữa khi ấy, Lệ Hồng đứng dậy để lên đài.
Hoàng Đề đốc dặn dò;
- Lệ Hồng? Ráng thận trọng nghe con!
Lệ Hồng nhìn cha mỉm cười:
- Cha yên lòng ?
Nàng vừa bước lên đài thì tiếng hoan hô vang dội cả một góc trời. Quan khách
trong vườn đều đổ xô đến xem cuộc tỷ thí.
Mọi người náo nức muốn biết tài nghệ của Lệ Hồng cao diệu đến bực nào mà
dám giữ địa vị đài chủ. Một số đông các vị công tử có mặt nơi đây là mong thắng
được Lệ Hồng để mắt xanh nàng chú ý đến...
Trên kia Lệ Hồng đã thượng đài, nhẹ nhàng xinh xắn trong bộ võ phục màu
xanh. Mặt nàng đẹp như đóa hoa vừa mới nở, miệng cười chúm chím làm say mê
tất cả những tay anh hùng hào kiệt.
Đợi cho phút ồn ào, náo nức đã qua, Lệ Hồng chậm rãi cất tiếng, giọng nàng
trong như tiếng chuông ngân thánh thót và dịu dàng làm mát những trái tim:
- Hời chư vị tráng sĩ? Thiếp tài sức hèn yếu, nhưng dám đường đột nhận chức
chủ đài vì đây là lệnh của phụ thân thiếp. Mong chư vị hiểu cho và đừng cho thiếp
là kẻ kiêu căng.
Mọi người càng cười và thầm khen phục tánh tình khiêm nhượng của Lệ
Hồng.
Trên đài, thiếu nữ đã tuốt thanh bảo kiếm lưu truyền của dòng họ Hoàng quay
đi một vòng sắc xanh ngời phản chiếu dưới ánh đèn đêm.
Lệ Hồng nhún mình nhảy vụt qua giữa đài múa một đường kiếm tuyệt vời làm
hoa mắt quan khách, để mở đầu buổi tỷ thí.
Thanh kiếm trên tay nàng vùn vụt như gió bão, đôi khi nhanh quá rít lên ghê
rợn. Bóng nàng như chìm dần, chìm dần trong một vòng sáng rộng, lấp lánh dưới
ánh đèn đêm như muôn vạn vì sao đang bao bọc quanh mình.
Khắp các quan khách đều khiếp đảm kinh hồn vì tài nghệ tuyệt luân của Lệ
Hồng trong một đường kiếm lạ lùng chưa từng thấy.
Tiểu Lý Bá buột miệng kêu lên:
- O ? "Vạn tinh kiếm" ?
Hoàng Đề đốc đang chăm chú nhìn theo đường kiếm của Lệ Hồng, nghe tiếng
nói ngạc nhiên quay nhìn lại.
Chàng thanh niên lạ mặt đó đứng cạnh ông ta tự bao giờ.
Thanh niên có vẻ nho nhã, dáng điệu khoan thai, đôi mắt long lanh sáng biểu
lộ một tư chất thông minh.
Hoàng Đề đốc không khỏi lấy làm lạ: Thanh niên thuộc hạng người nào mà
ông không được biết? Kể ra thì hầu hết những vị công tử trong thành Phiên
Ngung, Đề đốc đều quen tên biết mặt. Hơn nữa, chàng thanh niên, phải là một tay
kiếm pháp tinh thông mới có thể nhìn thoáng qua đường kiếm của Lệ Hồng, đã
biết ngay là "Vạn tinh kiếm".
Tiểu Lý Bá thấy Đề đốc dò xét mình, cố giữ vẻ thản nhiên, nhìn lên đài xem
Lệ Hồng múa kiếm.
Rồi bỗng nhiên, chàng quay nhìn Hoàng Đề đốc, bắt gặp đôi mắt của ông
khiến Đề đốc lúng túng vì tự dưng đi nhìn trộm một kẻ xa lạ.
Tiểu Lý Bá chắp tay cung kính chào, bắt buộc Hoàng Đề đốc phải đáp lễ.
Đề đốc vội nhìn đi nơi khác nhưng trong lòng không khỏi phân vân? Người lạ
mặt quả tinh muốn cầu thân với ông nên cố làm cho ông phải chú ý.
Hắn là hạng người nào? Tại sao dám ngang nhiên vào dự tiệc mà bọn lính
canh không xét hỏi?
Đề đốc khẩn soát lại ký ức, một lần nữa, nhưng tuyệt nhiên không nhớ gặp gã
thanh niên này. ông bắt đầu lo ngại.
Giữa lúc ấy một vị công tử bước xuống nhà thủy tạ, nhìn dáo dác như tìm
kiếm ai.
Hoàng Đề đốc vừa thoáng thấy chàng đã lộ vẻ vui mừng cất tiếng:
- Công tử Lữ Kỳ?...
Tiểu Lý Bá chăm chú nhìn Lữ Kỳ và thầm đoán đây có lẽ là dòng dõi của
Quốc Công Lữ Gia, quan tể tướng đương triều.
Lữ Kỳ vui mừng đến trước Hoàng Đề đốc vái chào, Đề đốc bảo Lữ Kỳ ngồi
xuống bên cạnh rồi hỏi:
- Tại sao công tử đến trễ vậy? Lệ Hồng đã thượng đài rồi kia?
Tiểu Lý Bá đứng im lìm, nhưng vẫn chú ý nghe câu chuyện giữa hai người.
Lữ Kỳ quay nhìn lên đài rồi nói, với giọng châm biếm:
- Dạ thưa bác, cháu bận xem sứ giả An Quốc chúc thọ Hoàng Thái Hậu...
Đề đốc trừng mắt liếc Tiểu Lý Bá cố ý bảo Lữ Kỳ nên thận trọng với người lạ
mặt. Lữ Kỳ ngước nhìn Tiểu Lý Bá tay nắm lấy chuôi gươm.
Đề đốc khẽ bảo:
- Công tử đừng làm kinh động không nên? Chưa có gì rõ rệt cả.
Tiểu Lý Bá vẫn điềm tĩnh nhìn lên đài.
Giữa lúc ấy, Lệ Hồng đang chìm mình trong đường kiếm "Vạn tinh". Nàng
càng múa, lưỡi kiếm càng bay nhanh vùn vụt.
Bây giờ quan khách chỉ thấy một vòng ánh sáng chấp chóa, từng lằn bay khắp
bốn phía như những ánh sao băng? Các tay kiếm khách đều thấy rõ sự lợi hại của
đường kiếm vì mỗi lằn ánh sáng nhỏ kia cũng đủ kết liễu cuộc đời kẻ địch. Đường
kiếm đó có thể giúp Lệ Hồng đương đầu với hàng trăm đối thủ.
Nhiếu vị công tử ngẩn ngơ trước đường kiếm tuyệt luân và tự lượng sức mình
không thắng được, họ lẳng lặng rút tên bỏ cuộc giao đấu.
Dưới chân đài bây giờ chỉ còn lại ba người, một thanh niên mặt như ngọc, môi
đỏ như son, dáng điệu ẻo lả như một trang tiểu thư đài các và hai vị hảo hán, một
gã râu ria, hung ác, một gã mặt đen như lọ chảo.
Chàng thanh niên mặt trắng đẹp, đắm đuối nhìn Lệ Hồng múa kiếm, biểu lộ sự
cảm tình trong đôi mắt, riêng hai vị hảo hán đều tỏ vẻ khinh thị rõ rệt.
Hà Minh vâng lời Tiểu Lý Bá đứng trong góc đài, chăm chú dò xét cử chỉ của
những người có dáng điệu khả nghi. Chàng nhìn Lệ Hồng múa bài "Vạn tinh
kiếm", lòng khâm phục nàng tài ba xuất chúng, nhưng không khỏi lo ngại cho
nàng đơn thân ở trên đài . . .
Bỗng dưng, Hà Minh chú ý đến hai tên hảo hán dự cuộc tỷ thí? Chàng ngạc
nhiên khi thấy chúng thỉnh thoảng lại nháy nhó với vị công tử đang ngồi trong bàn
tiệc
Chàng nghĩ rằng Tiểu Lý Bá có lý nên càng chú ý đề phòng? Bọn hảo hán này
đang định phá rối chi đây?
Chàng thanh niên mặt hoa da phấn vẫn đứng cạnh hai tên hảo hán, nhưng
không có vẻ gì là đồng bọn với chúng.
Trái lại chàng còn lấm lét nhìn chúng và vị công tử ngồi trong bàn tiệc.
Mỗi lần vị công tử nhìn hai tên hảo hán, thanh niên lại quay mặt đi. Một lúc
sau, Hà Minh thấy thanh niên bước gần mình như cố tránh đôi mắt của kẻ lạ.
Hà Minh hết sức ngạc nhiên và chàng thừa dịp ấy, đứng sát mình hai tên hảo
hán, hy vọng nghe được câu chuyện trao đổi giữa hai đứa.
Chúng khinh thường cuộc giao đấu và nhạo báng những tay anh hùng hào kiệt
có mặt nơi đây.
Tên "Râu xồm" bỗng nói:
- Sá gì con nhãi... Ranh này mà Phi công tử phải bận tâm, mượn đến hai đứa
ta? Hắc Tử Hoành có biết chăng?
Tên "Râu đen" có vẻ thận trọng hơn.
Cả hai nhìn quanh dò xét mọi người xem có ai để ý đến câu chuyện của chúng
không ? Hà Minh ra bộ thản nhiên chăm chú nhìn lên đài.
Tên "Râu ria" lại nói:
- Hắc Tử Hoành, sao nhát gan thế? Anh không tin tài tôi ư? Tất cả vũ sư trong
thành Phiên Ngung này, tôi xem cũng chẳng ra gì, đừng nói là. . .
Hắn chưa nói dút câu, tên Hắc Tử Hoành, mặt mày đen đúa đã gạt ngang:
- Anh nghĩ vậy là lầm ? Thân này còn biết sợ ai đâu? Nhưng công tử Phi Hồng
Phong đã thâm thù con bé ấy đến tận xương tủy? Tôi không muốn làm sơ sẩy việc
của công tử, anh hiểu chưa?
Cả hai đứa đều nín lặng.
Hà Minh thầm đoán được vài phần. Thì ra hai tên hảo hán này không đến dự
cuộc tỷ thí mà chỉ lợi dụng cơ hội để hạ sát Lệ Hồng theo lệnh công tử Phi Hồng
Phong mà chàng chắc chắn đang ngồi trong bàn tiệc kia.
Hà Minh nôn nao trong dạ. Chàng muốn sấn đến cho bọn côn đồ một trận
nhưng xét thấy không có bằng cớ, nên chàng cố nhẫn nhục xem chúng hành động
ra sao? Chàng không biết làm cách nào thông tin cho Tiểu Lý Bá được rõ.
Hà Minh nhìn xuống nhà thủy tạ và nhìn thấy Tiểu Lý Bá vẫn điềm nhiên xem
Lệ Hồng múa kiếm trên đài, như một vị quan khách vô tư thì không khỏi lo ngại.
Chàng chợt nhớ lời anh dặn phải đợi lệnh trước khi hành động nên cũng yên lòng
vì Tiểu Lý Bá ít khi sai lầm một việc gì.
Trên đài Lệ Hồng vừa múa xong đường kiếm "Vạn tinh".
Nàng nhảy vút lên không, quay tít lưỡi kiếm bọc lấy thân mình. Rồi như chiếc
lá rụng, nàng nhẹ nhàng gieo mình xuống đài giữa tiếng hoan hô vang trời dậy đất
của các quan khách.
Lệ Hồng cúi đầu cảm tạ rồi từ từ cất tiếng, không biểu lộ một chút nhọc mệt:
- Kính thưa quý vị quan khách. Sau đường kiếm ra mắt, thiếp xin nói rõ về
cuộc tỷ thí đêm nay. Đây là cuộc vui trong ngày lễ thọ của đức Cù Thái Hậu,
nhưng cũng là một dịp để các vương tôn công tử thi thố tài năng và các bậc kỳ tài
còn ẩn mặt, xuất hiện. Cuộc tỷ thí gồm đủ ba phần: Cung, kiếm, mã.
Lệ Hồng ngừng lại một chút rồi tiếp:
- Cung, phải bắn được "Chim nhạn" đang bay;
- kiếm, phải thắng được đài chủ;
- mã, phải phi ngựa không yên và chịu cho đoàn xạ tốt bắn tên. Giải thưởng
mỗi người là một trăm lạng vàng.
Thiếu nữ khẽ mỉm cười nói:
- Giải thưởng không có nghĩa gì đối với hàng vương tôn, công tử, nhưng đấy
là lời khen tặng của Quốc Công Lữ Gia vì chính người treo giải thưởng.
Tiếng hoan hô Quốc Công Lữ Gia lại vang lên. Lệ Hồng đợi cho mọi người
bình lặng trở lại mới cất tiếng:
- Bây giờ, nhân danh đài chủ, thiếp xin mời chư hùng hào kiệt thượng đài...
Lệ Hồng vừa dút lời thì một cái bóng trắng từ dưới đất nhảy vọt lên. Chàng
thanh niên võ sinh mảnh khảnh đã đứng đấy tự bao giờ cúi đầu chào quan khách.
Lệ Hồng ngỡ ngàng nhìn thanh niên, cất tiếng hỏi:
- Tráng sĩ danh tánh là chi? Từ phương nào lại?
Chàng thanh niên chúm chím cười, mặt đẹp như hoa:
- Tiểu sinh, người ở huyện Vụ Bản, tên là Kiều Ly.
Thanh niên vừa cất tiến, Lệ Hồng đã biến sắc, nhìn khắp chung quanh.
Thiếu nữ ngạc nhiên, thốt ra một câu đủ lọt vào tai chàng võ sinh:
- Phi Hồng Yến? Có việc gì cô nương cải nam trang đến đây?
Thanh niên lạ mặt vẫn cười như hoa nở, cất tiếng nói to lên để che giấu sự
lúng túng của đài chủ:
- Kìa tiểu thư? Tiểu sinh phải qua cuộc thi nào trước?
Thanh niên giúp Lệ Hồng giữ được sự bình tĩnh vì trong lúc ấy hàng nghìn đôi
mắt đang chăm chú nhìn hai người.
Lệ Hồng đáp:
- Mời tráng sĩ thử tài bắn nhạn bay?
Nàng.truyền quân sĩ mang lồng nhạn lên đài. Thừa dịp ấy, thanh niên đứng sát
bên Lệ Hồng bảo nhỏ:
- Xin tiểu thư thứ lỗi! Chuyện quá cấp bách, đành cải nam trang để gặp mặt.
Lệ Hồng hỏi nhanh:
- Xin cô nương cho biết ngay đi.
Hồng Yến toan mở lời thì quân sĩ đã mang chim nhạn lên đài. Cả hai buộc
lòng phải rời nhau.
Lệ Hồng truyền quân sĩ mở nắp lồng nôn nao trong dạ. Phi Hồng Yến chưa
kịp nói chuyện lành dữ thế nào, nàng bồn chồn lắm?
Quan khách trong vườn đều im lặng đợi xem tài thần tiễn của chàng võ sinh.
Phi Hồng Yến vẫn điềm nhiên tươi cười, tay dương cung chờ bóng nhạn bay,
mọi người như nín thở trong phút giây hồi hộp đó.
Nhất là Lệ Hồng, nếu Phi Hồng Yến bắn trượt chim nhạn, theo lệ nàng phải
xuống đài, thì mình làm sao rõ được chuyện cấp bách ấy.
Nhưng Hồng Yến là bậc kỳ tài, chim nhạn vừa sổ lồng vọt mình bay lên, thì
cánh cung trên tay nàng bật dây, tên vút xuyên ngang cổ họng con vật xấu số,
chim nhạn lộn đầu nhào xuống giữa tiếng hoan hô vang trời dậy đất của quan
khách dưới chân đài.
Lệ Hồng giả bộ vui mừng bước tới vái chào Phi Hồng Yến.
Thiếu nữ vừa đáp lễ vừa bảo:
- Anh thiếp thù hận tiểu thư vì việc cũ, đã nhờ hai tên Hắc Tử Hoành và Lưu
Hán hạ sát tiểu thư đêm nay trên đài. Tiểu thư nên thận trọng, chúng tài giỏi và có
ám khí
Lệ Hồng nhìn Hồng Yến hết sức cảm kích. Nàng gật đầu đáp nhỏ:
- Xin đa tạ ơn cô nương ?
Hai người không là bạn thân nhưng thầm mến tiếng và giao thiệp từ bao nhiêu
lâu
Hồng Yến là con ĐÔ thống Phi Hồng Xà, viên hầu cận thân nhất của Cù Thái
Hậu. Tuy làm chức nhỏ nhưng các thượng quan đều nể mặt và Hồng Xà dựa
quyền Thái Hậu hống hách vô cùng.
ĐÔ thống có hai người con, Phi Hồng Phong và Phi Hồng Yến, tánh tình khác
hẳn nhau như nước với lửa. Phi Hồng Yến dịu dàng, nhã nhặn bao nhiêu thì Phi
Hồng Phong hung hăng dâm ác bấy nhiêu.
Từ lâu rồi, hắn tìm đủ cách mua chuộc lòng Lệ Hồng nhưng thất bại, hắn định
bụng làm càn. Một lần, giữa ngày "Lễ cầu mưa", Hồng Phong dẫn thủ hạ chặn
đường trêu ghẹo Lệ Hồng bị nàng dùng kiếm thuật làm nhục giữa chỗ đông người
nên hắn căm thù đến cực độ, ngày đêm lo tìm những tay vũ dũng để giết cho được
Lệ Hồng rửa hận.
Thấy Lệ Hồng mãi đứng ngẩn ngơ, Hồng Yến nói to lên:
- Bắn nhạn xong rồi, xin đài chủ cho được hầu kiếm pháp ?
Lệ Hồng thối lui ba bước, rút kiếm ra, cúi chào có lệ rồi nói:
- Xin mời... Tráng sĩ.
Đằng kia Hồng Yến cũng rút kiếm ra định bụng sẽ đánh vài hiệp rồi tìm cách
thối lui Phận sự của nàng đã xong, ở lâu sợ bị bại lộ vì Phi Hồng Phong hiện có
mặt dưới đài . . .
Nàng nhảy vụt tới, rút kiếm chém vào đầu Lệ Hồng một nhát. Lệ Hồng đưa
kiếm lên đỡ đã nghe tiếng nói bên tai rất nhỏ:
- Tiểu thư nên dùng ngay độc thế cho thiếp kiếu về dinh, ở lâu bất tiện.
Hiểu ý bạn, Lệ Hồng đánh rộng đường kiếm ra và dùng toàn những thế võ bí
truyền để dồn Hồng Yến vào một góc.
Tất cả quan khách dưới đài đều kinh khiếp tài nghệ xuất chúng của Lệ Hồng.
Chỉ riêng Đề đốc là hết sức phân vân. ông không hiểu vì sao, mới giao đấu
chưa đầy hiệp mà Lệ Hồng đã dùng ngay những thế võ bí truyền để áp đảo địch
thủ? Nàng đã mệt hay sợ kẻ địch tài hơn mình muốn làm cho hắn khiếp đảm?
Chính Hà Minh và Tiểu Lý Bá là những tay kiếm pháp cao cường, cũng tỏ vẻ
ngạc nhiên.
Phàm khi giao đấu, phải đánh từ từ và gặp khi cần thiết lắm mới dùng đến
những thê kiếm cao diệu để hạ địch thủ. Như vậy mới đúng với tinh thần thượng
võ
Đằng này Lệ Hồng đi ngược lại kiếm luật một cách bất ngờ khiến Hà Minh và
Tiểu Lý Bá phải ngạc nhiên.
Họ càng lạ lùng hơn khi thấy kiếm pháp của chàng thanh niên bỗng dưng rối
loạn nên để cho Lệ Hồng đoạt kiếm một cách dễ dàng.
Tiểu Lý Bá đâm ra ngờ vực.
Người luyện cung tên đến hàng tuyệt luân như vậy không thể là tay bản l~nh
tầm thường ?
Chắc có điều gì bí ẩn chi đây?
Trên kia, Phi Hồng Yến đánh rơi kiếm giả thua, liền thối bộ, cúi chào Lệ
Hồng:
- Bái phục đài chủ? Tiểu sinh xin từ biệt.
Nói xong, nàng buông mình nhảy xuống đài nhẹ nhàng như lá rụng và lẩn mất
trong đám đông.
Thấy Lệ Hồng thắng chàng vũ sinh nhẹ nhàng quá, quan khách hoan hô nhiệt
liệt Những người chưa biết được tài nghệ của nàng giờ đây càng khiếp phục hơn.
Nhưng mọi người bỗng dưng nín lặng?
Từ dưới chân đài, một bóng người nhảy vọt lên, cất tiếng cười khanh khách:
- Ha? Ha? Đài chủ múa men như vậy mà đã tự cho mình xuất chúng rồi chăng?
Lệ Hồng liếc nhìn kẻ mới lên đài mà cất giọng xấc xược. Nàng thấy một tên
hảo hán mặt đen như lọ chảo, nhưng đôi mắt sắc bén lạ thường.
Nàng độ chừng đây là một trong hai tên kiếm khách mà Phi Hồng Yến đã báo
trước cho nàng đề phòng.
Lệ Hồng cúi đầu nhã nhặn:
- Hảo hán tên gọi là chi và từ đâu đến?
- Ta ư? Ta là con người của bốn phương trời, không nhà, không cửa, khách
giang hồ thường gọi là Hắc Tử Hoành đó.
Lệ Hồng làm ra vẻ cung kính đáp:
- Vạn hạnh? Vạn hạnh? Không ngờ thiếp được may mắn tiếp kiến một bậc mã
thượng anh hùng.
Rồi quay về phía các quan khách, như muốn cho mọi người chú ý đến bộ mặt
Hắc Tử Hoành, Lệ Hồng cất tiếng:
- xin giới thiệu cùng quý vị, hảo hán đây là Hắc Tử Hoành, một tay giang hồ
kiếm khách từng phiêu bạt khắp nơi. Hôm nay, đến dự cuộc tỉ thí này thật rất hân
hạnh cho nhà thiếp.
Quan khách cất tiếng hoan hô, bắt buộc Hắc Tử Hoành phải đáp lễ.
Bỗng dưng hắn cảm thấy lúng túng. Hắn không ngờ, dưới chân đài lúc bấy giờ
lố nhố những đầu người: Hàng nghìn đôi mắt đang chăm chú nhìn hắn.
Lãnh mạng giết Lệ Hồng, hắn tưởng công việc dễ dàng lắm, nào biết đâu phải
hành động trước mắt bao nhiêu người. Giữa chốn này mà hạ sát một thiếu nữ như
Lệ Hồng thì trắng trợn quá, chắc gì thoát chết.
Nhưng nghĩ đến số tiền thưởng: Nghìn lượng vàng, hắn đành nhắm mắt làm
liều
Chờ cho mọi người dút tiếng hoan hô, Lệ Hồng truyền quân sĩ mang lồng
chim nhạn ra giữa đài. Nàng vừa toan thả nhạn thì Hắc Tử Hoành bỗng nói:
- Hãy khoan? Đài chủ từ từ đợi ta lắp tên đã chứ?
Rồi hắn phì cười tự đắc:
- Bắn một con chim nhạn, ta bắn không quen? Phiền đài chủ thả một lần ba
con vậy?
Lệ Hồng hơi lo ngại trong lòng.
Nếu hắn bắn tên tài tình như thế chắc chắn kiếm pháp tuyệt diệu hơn nhiều.
Nàng mở nắp lồng chim liên tiếp ba lần, ba con chim nhạn vụt bay ra... Hắc
Tử Hoành cũng bật dây cung ba lần thì đàn chim nhạn đều bổ nhào xuống đất.
Quan khách lặng thinh trước sự lạ lùng ấy. Một lúc sau họ mới cất tiếng hoan
hô vang dậy một góc trời.
Thật là bất ngờ, lần thứ nhất trong đời, họ mới thấy một tay thiện xạ kỳ tài đến
như vậy
Đến như Đề đốc Hoàng Quốc Kính còn phải khiếp phục tên hảo hán vì trong
đội hộ thành của ngài, chưa một tên quân nào bắn hơn.
Riêng Tiểu Lý Bá khẽ lẩm bẩm một mình:
- Phải chi có Hà Thiệu cho bắn thử tài một phen.
Lệ Hồng chắp tay vái chào Hắc Tử Hoành một lần nữa rồi nói:
- Tài xạ tiễn của hảo hán thật là độc nhất vô nhị, không hổ danh những bậc mã
thượng giang hồ.
Hắc Tử Hoành bỗng nhìn về phía vị công tử bí mật thì thấy chàng cau mặt như
thúc giục hắn hành động mau lên.
Gã liền nói:
- xin đài chủ được cho giao đấu đi thôi? Trời sắp sáng rồi?
Lệ Hồng cũng nhìn xuống đài và thấy ngay bộ mặt hiểm ác của Phi Hồng
Phong. Nàng hiểu ngay vì sao Hắc Tử Hoành có thái độ như vậy: Chủ hắn nóng
lòng giết cho được nàng, thì hắn phải đòi giao đấu chứ sao ?
Tuy nhiên, Lệ Hồng vẫn điềm tĩnh và cố tình nói khích Hắc Tử Hoành:
- Kìa hảo hán? Tài nghệ của người tuyệt luân như vậy, việc lãnh thưởng đã
cầm chắc trong tay, can chi mà nóng nảy.
Và nhỏ nhẹ hơn, Lệ Hồng hỏi:
- Nhưng tại sao hảo hán không ra phò vua, giúp nước mà đem thân phiêu bạt
giang hồ?
Hắc Tử Hoành cười khanh khách:
- Phò vua, giúp nước? Hà? Hà? Lời nàng nghe hay lắm? Nhưng ta chỉ cần
"Giúp" ta là đủ "Phò" những ai có thể nuôi sống được ta. Nhưng thôi, nàng đừng
nhiều lời nữa, hãy đỡ này!
Hắn nói xong, rút kiếm chém thẳng vào đầu Lệ Hồng.
Thiếu nữ nghĩ rằng tên kia không còn biết đâu là lẽ phải nữa nên vội vàng rút
kiếm ra nghinh địch. Lệ Hồng đỡ bật lưỡi kiếm của Hắc Tử Hoành rồi vùn mình
xuống vét ngang bụng hắn một nhát.
Tên hảo hán liền thoái bộ, quay mình đi một vòng đâm thốc tới trước.
Thật là độc hiểm.
Lệ Hồng cũng không vừa. Nàng thuận đà tay, hoành lưỡi kiếm chém xuống
thật mạnh. Một tiếng "Kẻng" phát ra: Thanh kiếm của Hắc Tử Hoành bị chém
nhằm sống lưng khiến hắn muốn buông rơi khí giới.
Cả kinh, tên hảo hán nhảy vụt ra xa, nhìn thanh kiếm của mình rồi nhìn thiếu
nữ, ngạc nhiên đến không ngờ kiếm pháp của nàng cao diệu đến vậy.
Quan khách bao quanh đài được dịp trông thấy tài biến hóa thần tốc của Lệ
Hồng, hoan hô vang dậy. Bấy giờ, họ mới thấy nàng xứng đáng với chức vị "đài
chử' mà không có người hơn.
Trái lại, trên nhà thủy tạ, Hoàng Đề đốc hết sức lo ngại ở trong lòng và hối
hận đã để Lệ Hồng c áng đáng trách nhiệm nặng nề ấy. . .
Qua một hiệp đầu Đề đốc đã nhận thấy kiếm thuật của Hắc Tử Hoành không
phải tầm thường. Hắn không có vẻ lúng túng như chàng thanh niên võ sinh lúc
nãy; ngược lại sự tấn thối nhanh nhẹn, chắc chắn của hắn chừng tỏ đấy là một tay
lão luyện trong hàng kiếm khách. Hắn giao đấu nhiều, học được những "Thế hiểm
độc" của các tay mã thượng giang hồ, nên Lệ Hồng dù tài giỏi, nhưng thiếu kinh
nghiệm cũng khó qua được hắn.
Lữ Kỳ bỗng nói vào tai Đề đốc:
- Thúc phụ để cháu lên đài, phòng khi bất trắc tiếp ứng tiểu thư?
Hoàng Đề đốc phân vân trước lời nói ấy? Đành rằng Lữ Kỳ có lòng tốt, nhưng
tài nghệ của chàng còn kém Lệ Hồng rất xa, có thêm chàng cũng chẳng giúp được
gì, không khéo phạm luật giữ đài, anh hùng hào kiệt trong thiên hạ có thể chê trách
được
ông lắc đầu đáp:
- Hãy khoan? Lệ Hồng chưa đến nỗi nào ?
Tiểu Lý Bá quay nhìn Hoàng Đề đốc và khi thấy ông lộ vẻ lo âu rõ rệt, chàng
e ngại lắm.
Từ nãy giờ chàng cũng thầm lo Hắc Tử Hoành dùng mưu chước hạ Lệ Hồng,
chứ tài đo tài, sức đo sức thì hắn không thể qua được nàng.
Chàng chú ý nhìn Hà Minh thì thấy nét mặt bạn đấy vẻ lo âu.
Tiểu Lý Bá nghi ngờ có chuyện gì xảy ra dưới chân đài, nên vội làm hiệu cho
Hà Minh toàn quyền hành động. Chàng tự hỏi thầm:
- "Bọn phản nghịch toan phá đài chăng? Nếu vậy tên mặt đen kia chắc chắn là
người của bọn chúng".
Tiểu Lý Bá muốn qua giúp bạn, nhưng thấy Hà Minh không ngỏ ý kêu gọi sự
tiếp ứng của mình nên cũng an lòng. Nếu cần kíp, chàng cũng có thể đến chân đài,
trong nháy mắt.
Trên kia, Lệ Hồng và Hắc Tử Hoành đã xông vào giao đấu trở lại. Thế kiếm
của hai người có phần độc hại hơn trước.
Hắc Tử Hoành thì mong mỏi giết Lệ Hồng nhanh chóng. Thiếu nữ lại muốn
hạ ngay hắn để còn đủ thì giờ và sức lực để giao đấu với tên thứ hai còn lảng vảng
dưới chân đài.
Tên hảo hán bỗng dưng thay đổi kiếm pháp, tấn công liên tiếp, chém bổ xuống
nhiều nhát thật mạnh, khiến Lệ Hồng vừa đỡ vừa thối lui, nhưng vẫn để tâm xem
kẻ địch giở trò gì?
Mắt nàng sáng long lanh, nhìn thẳng vào tay trái của hắn.
Lệ Hồng nghi ngờ, đã đến lúc Hắc Tử Hoành dùng ám khí để hại mình.
Quả đúng như sự dự đoán của nàng, kẻ địch lắc tay áo rộng, lòi ra mấy viên
đạn sáng ngời, lăm le cầm nơi tay trái, còn tay mặt vẫn cầm kiếm giao đấu cầm
chừng.
Hắc Tử Hoành bỗng nhảy vụt lên chém mạnh xuống một nhát rồi tiện tay
liệng ba viên đạn vun vút vào mình Lệ Hồng.
Thiếu nữ thấy điệu bộ hắn từ lúc nãy đã biết ngay, vội vã hoành thân quay tít
lưỡi kiếm bao bọc xung quanh.
ám khí bay tới, chạm vào đường kiếm xẹt đi như những làn chớp.
Mọi việc xảy ra nhanh quá, quan khách đứng xa không nhìn thấy được.
Hắc Tử Hoành nào ngờ Phi Hồng Yến đã báo tin trước cho Lệ Hồng nên ám
khí của hắn trở nên vô dụng. Trong lòng hắn bắt đầu khiếp sợ tài nghệ của thiếu
nữ. Tuy nhiên, hắn vẫn cố sức tấn công, quyết dùng kiếm pháp hạ thủ Lệ Hồng.
Trước sự ồn ào đó, Lệ Hồng vẫn điềm nhiên, giữ thế thủ? Và chờ dịp phản
công hạ tên khốn kiếp đó.
Dưới nhà thủy tạ, quan Đề đốc và công tử Lữ Kỳ càng lo sợ hơn lên. Tại sao
bỗng dưng Lệ Hồng trở về thế thủ? Nàng bỏ thế tấn công trong lúc cuộc giao đấu
đến hồi quyết liệt như vậy ư?
Riêng Tiểu Lý Bá, mắt sáng như sao, đứng đằng xa hàng bao nhiêu thước mà
vẫn thấy được tên hảo hán toan hại Lệ Hồng một cách hèn nhát.
Chàng buột miệng thốt ra:
- Khốn nạn ? Hắn dùng ám khí ?
Chàng toan nhảy vụt đi tiếp cứu Lệ Hồng thì đã thấy nàng quay tít mũi kiếm
bao bọc thân mình. Chàng thầm mến phục tài nghệ thiếu nữ.
Câu nói của Tiểu Lý Bá làm cho Hoàng Đề đốc và công tử Lữ Kỳ chú ý và
khiếp đảm khi thấy Lệ Hồng đánh vẹt đi ba viên đạn.
Đề đốc vội đứng lên toan hạ lệnh ngưng cuộc giao đấu. Tiểu Lý Bá đoán được
ý tưởng của người, bước tới ngăn lại với lời lẽ hết sức chân thành:
- Xin Đề đốc tha thứ. Hãy để cho chúng hành động, ta mới có thể bắt hết đồng
đảng của chúng ? Ti ểu thư không hề gì đâu ?
Đề đốc nhìn Tiểu Lý Bá phân vân, nửa tin, nửa ngờ, chưa biết định lẽ nào thì
Lữ Kỳ cất tiếng hỏi:
- Tráng sĩ là người ở đâu? Tại sao lại can thiệp vào việc này?
Tiểu Lý Bá liếc nhìn xung quanh rồi đáp nhỏ:
- Câu chuyện còn dài, xin nói sau? Công tử đừng làm cho họ chú ý?
Trên đài, giữa lúc ấy, Hắc Tử Hoành đã không hạ nổi Lệ Hồng mà khí thế cứ
yếu lần đi. Đến giờ phút này, Lệ Hồng mới khởi sự tấn công kẻ địch bằng những
thế kiếm bí truyền của nhà họ Hoàng.
Cánh tay nàng bỗng dưng như thêm sức mạnh, múa tít thanh kiếm thành nhiều
đường sáng chói, biến đổi vô chừng, khiến tên Hắc Tử Hoành hoa cả mắt, làm
tăng thêm sự mệt mỏi.
Lệ Hồng khẽ cất tiếng cười:
- Hắc Tử Hoành? Mi đã tận số rồi mới dám dùng ám khí hại ta?
Tên hảo hán cả sợ vì không còn nhìn thấy kẻ địch đâu nữa. Hắn chống đỡ
quanh mình và tìm cách lùi dần, lùi dần ra góc đài.
Giữa khi ấy, Lệ Hồng tấn công ráo riết. Quan khách thấy Lệ Hồng cả thắng,
reo hò ầm ĩ. . .
Nhưng, mọi người đều kinh ngạc và thấy một bóng người từ dưới chân đài
nhảy vọt lên. Hàng nghìn đôi mắt đều nhìn thấy một gã râu ria đang hươi đoản đao
xông vào cản ngăn hai đối thủ.
Lệ Hồng biết ngay là tên Lưu Hán sợ nàng giết chết đồng bạn của hắn nên lên
đài can thiệp Nàng vội nhảy ra vòng chiến giữ thế thủ.
Quan khách dưới chân đài xôn xao về sự có mặt của tên hảo hán? Đề đốc và
Lữ Kỳ đều đứng dậy toan lên đài nhưng Tiểu Lý Bá lại khẩn khoản:
- Xin Đề đốc bình tĩnh. Nếu hành động sớm quá, chúng ta khó bắt lũ khốn
kiếp? Về phần tiểu thư đã có người bảo vệ, xin Đề đốc chớ lo.
Trên kia, Lệ Hồng đã cất tiếng hỏi:
- Trận đấu đang tiếp diễn, hảo hán muốn gì?
Tên râu ria cười ha hả:
- Đài chủ thật là bậc kỳ tài? Đường kiếm tuyệt luân ấy đủ cho hắn khiếp sợ rồi.
Bây giờ tôi muốn giao đấu với nàng được chăng?
Lệ Hồng hiểu ngay dã tâm của tên Lưu Hán. Hắn muốn thay bạn giao chiến
liên tiếp để cho nàng mệt nhoài mà hạ thủ. Lệ Hồng thoáng chút lo ngại vì cảm
thấy sức mình giảm đi ít nhiều sau trận giao chiến với Hắc Tử Hoành. Nhưng
trong giờ phút này, nàng không còn chọn con đường nào khác hơn là phải tử chiến
với chúng, nên vội đáp:
- Được rồi? Dù trái với thể lệ cuộc tỷ thí đêm nay nhưng ta cũng sẳn sàng, để
vừa lòng các ngươi.
Nàng vừa dứt lời, đã bị tên Lưu Hán dùng đoản đao chém vút vào đầu, trong
lúc tên Hắc Tử Hoành cầm kiếm lăm le bên ngoài. Lệ Hồng vội đưa kiếm lên đỡ
rồi phản công ngay.
Kể ra thì tài nghệ của Lưu Hán có phần hơn Hắc Tử Hoành nên nàng phải
dùng toàn độc thế để giao đấu. Tuy nhiên, sức Lưu Hán quá mạnh, chỉ qua hiệp
đầu, hắn đã đàn áp được Lệ Hồng.
Hắc Tử Hoành hơi yên lòng, quay nhìn xuống đài thì công tử Phi Hồng Phong
đã đi mất tự bao giờ. Hắn kinh hoàng vì mưu mô bất thành, muốn hạ thủ Lệ Hồng
gấp rút hơn, vội thét Lưu Hán:
- Nhanh lên Lưu huynh, công tử đã đi rồi ?
Mấy tiếng sau cùng như có một mãnh lực phi thường, thúc đẩy Lưu Hán. Hắn
vội chém liên tiếp nhiều nhát rồi hoành thân nhảy vút lên không, giũ tay áo phóng
luôn ba lười dao nhỏ vào mình Lệ Hồng.
Thiếu nữ choáng váng trước sự tấn công bất ngờ ấy, bỗng lại thấy ám khí bay
tới, nàng cả kinh ngã nhào ra phía sau để tránh, chứ không còn cách nào đỡ kịp
nữa.
Lệ Hồng chưa đứng lên thì Lưu Hán đã phóng tới chém ngang cuống họng
nàng. Thiếu nữ rú lên một tiếng thất thanh nhắm nghiền mắt chờ chết...
Quan khách dưới đài thấy rõ cơn nguy của Lệ Hồng kêu thét lên...
Chính Hoàng Đề đốc và công tử Lữ Kỳ còn không bình tĩnh được nữa, nhảy
vọt lên nhà thủy tạ.
Nhưng cả hai đều ngạc nhiên đứng dừng lại khi nghe một tiếng "Kẻng" vang
động và thấy một thanh niên võ sinh đứng trên đài, hiên ngang dùng kiếm đàn áp
hai tên "Mặt đen", "Râu ria" về một góc.
Lệ Hồng lăn tròn đi một vòng, ngồi nhổm dậy nhìn chàng thanh niên vừa cứu
mạng, với đôi mắt cám ơn.
Nàng liền xông vào trợ chiến với thanh niên, đánh Hắc Tử Hoành và gọi quân
sĩ tiếp tay bắt kẻ gian phi.
Nhưng chàng thanh niên vội ngăn:
- Đừng ? Tiểu thư đừng làm vậy, chúng sẽ cho ta kém tài hơn ? Cứ để chúng
giao đấu lo gì ?
Rồi chàng lại bảo Lưu Hán:
- Chúng bây giờ tự xưng là giang hồ hiệp khách mà đi thầm lén hại người, thật
xấu lây đến các tay hào kiệt. Ta quyết trừng trị bọn bây.
Chàng quay tít lười kiếm bao quanh mình Lưu Hán khiến hắn chết điếng trong
lòng. Cả hai tên khốn kiếp đều thấy rõ thế nguy của mình vì khán quan không tha
việc chúng phạm luật đài, dùng ám khí hại đài chủ. Ba lưỡi dao còn ràng ràng đó,
chối thế nào được. Các vị công tử, các tay hào kiệt có mặt dưới đài đều tức giận,
vây chặt bốn phía.
Hắc Tử Hoành và Lưu Hán vừa giao đấu vừa run sợ nên nắm chắc phần thua.
Tuy nhiên, muốn cẩn thận hơn, Hoàng Đề đốc toan lên đài tiếp tay thì Tiểu Lý
Bá đã đến bên ngoài bảo nhỏ:
- Hoàng thúc phụ chớ lo, Hà Minh đủ tài để bắt hai tên ấy.
Hoàng Đề đốc kinh hãi nhìn kẻ lạ mặt. Hắn thuộc vào hạng người gì mà đoán
trước được những ý nghĩ trong lòng mình?
Tại sao hắn lại cho người bảo vệ Lệ Hồng và gọi mình bằng thúc phụ?
Quá đổi ngạc nhiên, Hoàng Đề đốc toan hỏi, thì Tiểu Lý Bá đã tiếp:
- Thúc phụ chớ nghi ngờ, con về đây có mang thư của Vũ Anh Kiệt hiền
huynh, để ra mắt thúc phụ.
Hoàng Đề đốc thốt lên:
- Anh Kiệt đã về Hạnh Hoa thôn à?
Tiểu Lý Bá nhìn dáo dác xung quanh rồi đáp nhỏ:
- Vâng? Việc này rất quan trọng, xin thúc phụ cẩn thận, xem chừng bọn dọ
thám Cù Thái Hậu. Chốc nữa, các quan khách về rồi, con đợi thúc phụ nơi nhà
thủy tạ để nói rõ hơn.
Hoàng Đề đốc chưa kịp hỏi thêm điều gì thì Tiểu Lý Bá đã lẫn mất.
Giữa lúc ấy, trên đài, Hà Minh đã hạ được Lưu Hán và Lệ Hồng đã bắt trói
được Hắc Tử Hoành.
Nàng toan cảm tạ người ấy thì Hà Minh chợt nhìn xuống đài thấy Tiểu Lý Bá
ra hiệu đi ngay, vội phóng mình xuống đám đông mất dạng.
Quân lính ùa vào bắt trói Lưu Hán, còn Lệ Hồng nhìn theo chàng tráng sĩ bí
mật gọi vang lừng:
- ân nhân, ân nhân, cho thiếp nói vài lời...
Nhưng Hà Minh đã mất hút trong đám đông quan khách đang reo hò tỡ mỡ.
Lệ Hồng đứng ngẩn ngơ, trong lòng phân vân nhiều nỗi. Chàng thanh niên lạ
mặt kia là ai, tại sao lại ra sức cứu nàng?
Bỗng dưng, nàng vụt nhớ đến Vũ Anh Kiệt. Phải chi đêm nay có chàng ở
Phiên Ngung thì nàng đâu có chết như vậy?
Một bàn tay khẽ đặt lên vai nàng, khiến Lệ Hồng giật mình quay lại. Hoàng
Đề đốc âm yếm nhìn nàng hỏi:
- Con có làm sao không?
Lệ Hồng nhỏ nhẹ đáp:
- Thưa cha không ạ? Nhưng mà chàng đã đi rồi?
Hoàng Đề đốc gật đầu:
- Cha đã biết? Thế nào chàng cũng sẽ gặp con.
Lệ Hồng ngước nhìn cha, tỏ ý không hiểu, trong lúc Hoàng Đề đốc truyền
lệnh cho quân sĩ giam hai tên Lưu Hán và HắcTử Hoành vào ngục chờ ngày tra
hỏi.
Hai chàng dũng sĩ ở thôn Cao Đồng, đến Phiên Ngung nhằm đêm hội hoa
đăng, mừng ngày lễ thọ của Cù Thái Hậu. Từ bốn cửa thành, dân chúng lũ lượt
kéo vào để vui chơi trong đêm hội. Khắp các ngả, đèn lồng treo sáng rực, trên các
lề đường đầy đủ mọi thứ trò vui và nhất là trong các hàng quán thì đông đầy quan
khách. Người tứ xứ, mấy hôm nay đã có mặt nơi đây, để dự đêm hoa đăng hiếm
có
Tiểu Lý Bá và Hà Minh cho ngựa chen lấn trong đám đông đang tưng bừng
rước lễ Cả hai đều không ngờ được dịp dò biết lòng dạ của số đông dân chúng,
trước vận nước suy vị.
Bỗng Tiểu Lý Bá cho ngựa đi song đôi với Hà Minh bảo nhỏ:
- Thật là cả một âm mưu?
Hà Minh ngơ ngác nhìn bạn, không hiểu Tiểu Lý Bá định ám chỉ việc gì.
Tiểu Lý Bá tiếp lời:
- Hà đệ thấy không? Cả một âm mưu được sắp đặt trước. Cù thị lợi dụng ngay
đêm hoa đăng, chúc mừng lễ thọ của mình, để quân Hán triều vượt biên giới, xâm
nhập nước ta. Gặp cảnh tưng bừng náo nhiệt, vui chơi thỏa thích có ai còn bận tâm
nghĩ đến việc nước đang lâm nguy, dân tình đồ thán? Cả triều thần văn võ, cả dân
chúng hoàng thành say mê trong đêm hội, mặc cho quân Hán triều tự tung, tự tác.
Thế mới biết sứ giả An Quốc Thiếu Quý là kẻ mưu thần chước quỷ?
Hà Minh nhìn bạn cảm phục vô cùng.
Từ khi kết nghĩa đệ huynh với nhau, chưa bao giờ chàng thấy Tiểu Lý Bá bí
lối trước vấn đề gì? Bất kỳ câu chuyện ở đâu, hễ hỏi đến chàng thì chàng trả lời
thao thao bất tuyệt. Trí thông minh và tài học rộng của chàng có thể đoán xét được
chuyện vị lai . . .
Dân chúng mỗi lúc một đông nên đôi ngựa không còn tiến xa được nữa.
Hà Minh bảo bạn:
- Chúng ta nên ghé quán trọ gởi ngựa và đồ đạc hành trang, rồi sẽ tìm dinh
Hoàng Đề đốc ? Đại huynh nghĩ được không?
Tiểu Lý Bá gật gù ưng thuận.
Giữa lúc ấy, dân chúng bỗng dưng ùn ùn chạy tán loạn, vẹt sang hai bên
đường, nhường chỗ cho một đoàn người ngựa chạy như bay vào nội thành. Đó là
tốp ky sĩ Tàu hộ tống một viên tướng, đội mão, mặc giáp vàng, râu dài, đang đi
đến cung điện.
Tiểu Lý Bá lộ vẻ lo âu, khẽ hỏi một chàng thanh niên đứng bên cạnh.
- Viên tường kia là ai thế tráng sĩ?
Chàng thanh niên ngạc nhiên, nhìn Tiểu Lý Bá rồi đáp:
- Đại nhân ở vùng xa mới đến, sao không biết sứ giả An Quốc Thiếu Quý?
Tiểu Lý Bá mỉm cười và nói với Hà Minh:
- An Quốc Thiếu Quý đi đâu mà trở về có vẻ vội vàng để kịp giờ hành lễ trong
nội điện? Anh nghi quân nhà Hán đã kéo gần đến hoàng thành? Phải chăng hắn
đến giáp mặt Cù Lạc?
Chàng thấy cần gặp Hoàng Đề đốc ngay mới được.
Hai người gởi ngựa và hành trang rồi vội vã theo sự chỉ dẫn của Anh Kiệt tìm
đến dinh thự Hoàng Quốc Kính.
Đề đốc xây cất dinh thự trong một khu vườn rộng lớn cách xa cung điện nhà
vua, biệt lập hẳn một nơi trong kinh thành nên tránh được phần nào sự ồn ào của
đêm hội tưng bừng.
Tuy nhiên, gần đến nơi. Tiểu Lý Bá và Hà Minh ngạc nhiên thấy trong dinh
đông đầy quan khách, toàn là những thượng quan cao tuổi, quyền quý bậc nhất
kinh thành và những vị công tử đang gấm ghé mắt xanh của Lệ Hồng, ái nữ quan
Đề đốc
Xem qua tình thế, Tiểu Lý Bá cùng Hà Minh mạnh dạn tiến vào cổng dinh.
Bọn lính canh thấy hai tráng sĩ đều có vẻ khôi ngô, tuấn tú, lầm tưởng là một trong
những hàng công tử nên yên lặng cho vào, không dám xét hỏi.
Bên trong quan khách, quần áo sặc sỡ tề tựu quanh bàn tiệc hay đi dạo từng
tốp trong vườn. Các vị công tử người nào cũng mang bảo kiếm bên cạnh sườn,
trông rất uy nghi.
Tiểu Lý Bá khẽ thở dài, nhủ thầm:
- Giữa lúc nguy hiểm đến nơi rồi mà cả triều thần đều không hay biết. Nhừng
người đầy đủ quyền lực, để chống giữ sơn hà lại bận vui đùa trong đêm hội hoa
đăng? Thật đáng phàn nàn biết chừng nào?
Tiểu Lý Bá đứng lặng hồi lâu không biết phải hành động ra sao để khỏi bị
nghi ngờ, có thể bị liên lụy đến Hoàng Đề đốc. Vì biết đâu trong đám quan khách
này lại không có bọn nội gián hèn mạt, tay sai của Cù Thái Hậu?
Hà Minh bỗng ghé sát vào tai Tiểu Lý Bá:
- Đại huynh? Chúng ta vào sâu trong vườn đi.
Tiểu Lý Bá không đáp, theo chân bạn qua các con đường nhỏ trong vườn, nhìn
kỹ từng nơi, từng người để nhớ đường đi, lối bước và mong gặp được Hoàng Đề
đốc
Hai người qua khỏi những giàn hoa dạ lý hương thì đến một khoảng vườn khá
trống, cạnh hồ sen. Quan khách ở đây càng đông đảo hơn nhiều.
Hàng nghìn chiếc đèn lồng sáng đẹp, giăng trên một cái đài cao vừa mới dựng,
tỏa sáng khắp nơi.
Từ nhà thủy tạ dưới hồ, bỗng nổi lên tiếng loa truyền lanh lảnh:
- Thưa quý vị công tử. Cuộc tỷ thí võ nghệ, kiếm cung, nhân ngày lễ thọ của
Hoàng Thái Hậu sắp bắt đầu. Mời quý vị dự cuộc đến cạnh đài để ra mắt quan
khách. Xin nhắc lại một lần nữa: Cuộc tỷ thí đêm nay do Hoàng Lệ Hồng tiểu thư
làm đài chủ.
Từ trong đám đông tiếng hoan hô nhiệt liệt vang lên.
Tiểu Lý Bá nhìn xuống nhà thủy tạ thì thấy một thiếu nữ vận võ phục nghiêm
trang ngồi cạnh một võ tướng quắc thước hiên ngang, râu dài tới ngực. Chàng
thầm đoán là Hoàng Đề đốc và tiểu thư Hoàng Lệ Hồng.
Tiểu Lý Bá khẽ bảo Hà Minh:
- Hoàng Đề đốc rất cao kiến. Ngài lợi dụng đêm hoa đăng để tuyển chọn vũ sĩ
và dùng Lệ Hồng tiểu thư để quy tụ những kẻ anh tài. Nhưng, anh chỉ sợ Lệ Hồng
không đủ sức giữ nổi vũ đài, nếu bọn phản nghịch tìm cách phá?
Một lúc sau chàng bảo Hà Minh:
- Hà đệ nên đến sát góc đài, đề phòng khi bất trắc phải tiếp tay với Lệ Hồng.
Nhưng hãy chờ lệnh anh đấy nhé?
Hà Minh hỏi lại:
- Bây giờ đại huynh đi đâu?
- Anh xuống nhà thủy tạ, đến gần Hoàng Đề đốc ?
Đợi Hà Minh đi rồi, Tiểu Lý Bá chen lần xuống bên hồ sen, tìm cách vào nhà
thủy tạ.
Nhiều vị công tử nhìn chàng nhưng thấy Tiểu Lý Bá tươi cười có vẻ hiền lành
dễ thương nên họ cũng không chú ý.
Tiểu Lý Bá nhìn lên đài nhưng chân bước đến gần Hoàng Đề đốc và Lệ Hồng.
Nhờ các quan khách, không ai nhìn thấy hành động của chàng, nên một lúc sau,
Tiểu Lý Bá đã đứng cạnh Hoàng Đề đốc.
Giữa khi ấy, Lệ Hồng đứng dậy để lên đài.
Hoàng Đề đốc dặn dò;
- Lệ Hồng? Ráng thận trọng nghe con!
Lệ Hồng nhìn cha mỉm cười:
- Cha yên lòng ?
Nàng vừa bước lên đài thì tiếng hoan hô vang dội cả một góc trời. Quan khách
trong vườn đều đổ xô đến xem cuộc tỷ thí.
Mọi người náo nức muốn biết tài nghệ của Lệ Hồng cao diệu đến bực nào mà
dám giữ địa vị đài chủ. Một số đông các vị công tử có mặt nơi đây là mong thắng
được Lệ Hồng để mắt xanh nàng chú ý đến...
Trên kia Lệ Hồng đã thượng đài, nhẹ nhàng xinh xắn trong bộ võ phục màu
xanh. Mặt nàng đẹp như đóa hoa vừa mới nở, miệng cười chúm chím làm say mê
tất cả những tay anh hùng hào kiệt.
Đợi cho phút ồn ào, náo nức đã qua, Lệ Hồng chậm rãi cất tiếng, giọng nàng
trong như tiếng chuông ngân thánh thót và dịu dàng làm mát những trái tim:
- Hời chư vị tráng sĩ? Thiếp tài sức hèn yếu, nhưng dám đường đột nhận chức
chủ đài vì đây là lệnh của phụ thân thiếp. Mong chư vị hiểu cho và đừng cho thiếp
là kẻ kiêu căng.
Mọi người càng cười và thầm khen phục tánh tình khiêm nhượng của Lệ
Hồng.
Trên đài, thiếu nữ đã tuốt thanh bảo kiếm lưu truyền của dòng họ Hoàng quay
đi một vòng sắc xanh ngời phản chiếu dưới ánh đèn đêm.
Lệ Hồng nhún mình nhảy vụt qua giữa đài múa một đường kiếm tuyệt vời làm
hoa mắt quan khách, để mở đầu buổi tỷ thí.
Thanh kiếm trên tay nàng vùn vụt như gió bão, đôi khi nhanh quá rít lên ghê
rợn. Bóng nàng như chìm dần, chìm dần trong một vòng sáng rộng, lấp lánh dưới
ánh đèn đêm như muôn vạn vì sao đang bao bọc quanh mình.
Khắp các quan khách đều khiếp đảm kinh hồn vì tài nghệ tuyệt luân của Lệ
Hồng trong một đường kiếm lạ lùng chưa từng thấy.
Tiểu Lý Bá buột miệng kêu lên:
- O ? "Vạn tinh kiếm" ?
Hoàng Đề đốc đang chăm chú nhìn theo đường kiếm của Lệ Hồng, nghe tiếng
nói ngạc nhiên quay nhìn lại.
Chàng thanh niên lạ mặt đó đứng cạnh ông ta tự bao giờ.
Thanh niên có vẻ nho nhã, dáng điệu khoan thai, đôi mắt long lanh sáng biểu
lộ một tư chất thông minh.
Hoàng Đề đốc không khỏi lấy làm lạ: Thanh niên thuộc hạng người nào mà
ông không được biết? Kể ra thì hầu hết những vị công tử trong thành Phiên
Ngung, Đề đốc đều quen tên biết mặt. Hơn nữa, chàng thanh niên, phải là một tay
kiếm pháp tinh thông mới có thể nhìn thoáng qua đường kiếm của Lệ Hồng, đã
biết ngay là "Vạn tinh kiếm".
Tiểu Lý Bá thấy Đề đốc dò xét mình, cố giữ vẻ thản nhiên, nhìn lên đài xem
Lệ Hồng múa kiếm.
Rồi bỗng nhiên, chàng quay nhìn Hoàng Đề đốc, bắt gặp đôi mắt của ông
khiến Đề đốc lúng túng vì tự dưng đi nhìn trộm một kẻ xa lạ.
Tiểu Lý Bá chắp tay cung kính chào, bắt buộc Hoàng Đề đốc phải đáp lễ.
Đề đốc vội nhìn đi nơi khác nhưng trong lòng không khỏi phân vân? Người lạ
mặt quả tinh muốn cầu thân với ông nên cố làm cho ông phải chú ý.
Hắn là hạng người nào? Tại sao dám ngang nhiên vào dự tiệc mà bọn lính
canh không xét hỏi?
Đề đốc khẩn soát lại ký ức, một lần nữa, nhưng tuyệt nhiên không nhớ gặp gã
thanh niên này. ông bắt đầu lo ngại.
Giữa lúc ấy một vị công tử bước xuống nhà thủy tạ, nhìn dáo dác như tìm
kiếm ai.
Hoàng Đề đốc vừa thoáng thấy chàng đã lộ vẻ vui mừng cất tiếng:
- Công tử Lữ Kỳ?...
Tiểu Lý Bá chăm chú nhìn Lữ Kỳ và thầm đoán đây có lẽ là dòng dõi của
Quốc Công Lữ Gia, quan tể tướng đương triều.
Lữ Kỳ vui mừng đến trước Hoàng Đề đốc vái chào, Đề đốc bảo Lữ Kỳ ngồi
xuống bên cạnh rồi hỏi:
- Tại sao công tử đến trễ vậy? Lệ Hồng đã thượng đài rồi kia?
Tiểu Lý Bá đứng im lìm, nhưng vẫn chú ý nghe câu chuyện giữa hai người.
Lữ Kỳ quay nhìn lên đài rồi nói, với giọng châm biếm:
- Dạ thưa bác, cháu bận xem sứ giả An Quốc chúc thọ Hoàng Thái Hậu...
Đề đốc trừng mắt liếc Tiểu Lý Bá cố ý bảo Lữ Kỳ nên thận trọng với người lạ
mặt. Lữ Kỳ ngước nhìn Tiểu Lý Bá tay nắm lấy chuôi gươm.
Đề đốc khẽ bảo:
- Công tử đừng làm kinh động không nên? Chưa có gì rõ rệt cả.
Tiểu Lý Bá vẫn điềm tĩnh nhìn lên đài.
Giữa lúc ấy, Lệ Hồng đang chìm mình trong đường kiếm "Vạn tinh". Nàng
càng múa, lưỡi kiếm càng bay nhanh vùn vụt.
Bây giờ quan khách chỉ thấy một vòng ánh sáng chấp chóa, từng lằn bay khắp
bốn phía như những ánh sao băng? Các tay kiếm khách đều thấy rõ sự lợi hại của
đường kiếm vì mỗi lằn ánh sáng nhỏ kia cũng đủ kết liễu cuộc đời kẻ địch. Đường
kiếm đó có thể giúp Lệ Hồng đương đầu với hàng trăm đối thủ.
Nhiếu vị công tử ngẩn ngơ trước đường kiếm tuyệt luân và tự lượng sức mình
không thắng được, họ lẳng lặng rút tên bỏ cuộc giao đấu.
Dưới chân đài bây giờ chỉ còn lại ba người, một thanh niên mặt như ngọc, môi
đỏ như son, dáng điệu ẻo lả như một trang tiểu thư đài các và hai vị hảo hán, một
gã râu ria, hung ác, một gã mặt đen như lọ chảo.
Chàng thanh niên mặt trắng đẹp, đắm đuối nhìn Lệ Hồng múa kiếm, biểu lộ sự
cảm tình trong đôi mắt, riêng hai vị hảo hán đều tỏ vẻ khinh thị rõ rệt.
Hà Minh vâng lời Tiểu Lý Bá đứng trong góc đài, chăm chú dò xét cử chỉ của
những người có dáng điệu khả nghi. Chàng nhìn Lệ Hồng múa bài "Vạn tinh
kiếm", lòng khâm phục nàng tài ba xuất chúng, nhưng không khỏi lo ngại cho
nàng đơn thân ở trên đài . . .
Bỗng dưng, Hà Minh chú ý đến hai tên hảo hán dự cuộc tỷ thí? Chàng ngạc
nhiên khi thấy chúng thỉnh thoảng lại nháy nhó với vị công tử đang ngồi trong bàn
tiệc
Chàng nghĩ rằng Tiểu Lý Bá có lý nên càng chú ý đề phòng? Bọn hảo hán này
đang định phá rối chi đây?
Chàng thanh niên mặt hoa da phấn vẫn đứng cạnh hai tên hảo hán, nhưng
không có vẻ gì là đồng bọn với chúng.
Trái lại chàng còn lấm lét nhìn chúng và vị công tử ngồi trong bàn tiệc.
Mỗi lần vị công tử nhìn hai tên hảo hán, thanh niên lại quay mặt đi. Một lúc
sau, Hà Minh thấy thanh niên bước gần mình như cố tránh đôi mắt của kẻ lạ.
Hà Minh hết sức ngạc nhiên và chàng thừa dịp ấy, đứng sát mình hai tên hảo
hán, hy vọng nghe được câu chuyện trao đổi giữa hai đứa.
Chúng khinh thường cuộc giao đấu và nhạo báng những tay anh hùng hào kiệt
có mặt nơi đây.
Tên "Râu xồm" bỗng nói:
- Sá gì con nhãi... Ranh này mà Phi công tử phải bận tâm, mượn đến hai đứa
ta? Hắc Tử Hoành có biết chăng?
Tên "Râu đen" có vẻ thận trọng hơn.
Cả hai nhìn quanh dò xét mọi người xem có ai để ý đến câu chuyện của chúng
không ? Hà Minh ra bộ thản nhiên chăm chú nhìn lên đài.
Tên "Râu ria" lại nói:
- Hắc Tử Hoành, sao nhát gan thế? Anh không tin tài tôi ư? Tất cả vũ sư trong
thành Phiên Ngung này, tôi xem cũng chẳng ra gì, đừng nói là. . .
Hắn chưa nói dút câu, tên Hắc Tử Hoành, mặt mày đen đúa đã gạt ngang:
- Anh nghĩ vậy là lầm ? Thân này còn biết sợ ai đâu? Nhưng công tử Phi Hồng
Phong đã thâm thù con bé ấy đến tận xương tủy? Tôi không muốn làm sơ sẩy việc
của công tử, anh hiểu chưa?
Cả hai đứa đều nín lặng.
Hà Minh thầm đoán được vài phần. Thì ra hai tên hảo hán này không đến dự
cuộc tỷ thí mà chỉ lợi dụng cơ hội để hạ sát Lệ Hồng theo lệnh công tử Phi Hồng
Phong mà chàng chắc chắn đang ngồi trong bàn tiệc kia.
Hà Minh nôn nao trong dạ. Chàng muốn sấn đến cho bọn côn đồ một trận
nhưng xét thấy không có bằng cớ, nên chàng cố nhẫn nhục xem chúng hành động
ra sao? Chàng không biết làm cách nào thông tin cho Tiểu Lý Bá được rõ.
Hà Minh nhìn xuống nhà thủy tạ và nhìn thấy Tiểu Lý Bá vẫn điềm nhiên xem
Lệ Hồng múa kiếm trên đài, như một vị quan khách vô tư thì không khỏi lo ngại.
Chàng chợt nhớ lời anh dặn phải đợi lệnh trước khi hành động nên cũng yên lòng
vì Tiểu Lý Bá ít khi sai lầm một việc gì.
Trên đài Lệ Hồng vừa múa xong đường kiếm "Vạn tinh".
Nàng nhảy vút lên không, quay tít lưỡi kiếm bọc lấy thân mình. Rồi như chiếc
lá rụng, nàng nhẹ nhàng gieo mình xuống đài giữa tiếng hoan hô vang trời dậy đất
của các quan khách.
Lệ Hồng cúi đầu cảm tạ rồi từ từ cất tiếng, không biểu lộ một chút nhọc mệt:
- Kính thưa quý vị quan khách. Sau đường kiếm ra mắt, thiếp xin nói rõ về
cuộc tỷ thí đêm nay. Đây là cuộc vui trong ngày lễ thọ của đức Cù Thái Hậu,
nhưng cũng là một dịp để các vương tôn công tử thi thố tài năng và các bậc kỳ tài
còn ẩn mặt, xuất hiện. Cuộc tỷ thí gồm đủ ba phần: Cung, kiếm, mã.
Lệ Hồng ngừng lại một chút rồi tiếp:
- Cung, phải bắn được "Chim nhạn" đang bay;
- kiếm, phải thắng được đài chủ;
- mã, phải phi ngựa không yên và chịu cho đoàn xạ tốt bắn tên. Giải thưởng
mỗi người là một trăm lạng vàng.
Thiếu nữ khẽ mỉm cười nói:
- Giải thưởng không có nghĩa gì đối với hàng vương tôn, công tử, nhưng đấy
là lời khen tặng của Quốc Công Lữ Gia vì chính người treo giải thưởng.
Tiếng hoan hô Quốc Công Lữ Gia lại vang lên. Lệ Hồng đợi cho mọi người
bình lặng trở lại mới cất tiếng:
- Bây giờ, nhân danh đài chủ, thiếp xin mời chư hùng hào kiệt thượng đài...
Lệ Hồng vừa dút lời thì một cái bóng trắng từ dưới đất nhảy vọt lên. Chàng
thanh niên võ sinh mảnh khảnh đã đứng đấy tự bao giờ cúi đầu chào quan khách.
Lệ Hồng ngỡ ngàng nhìn thanh niên, cất tiếng hỏi:
- Tráng sĩ danh tánh là chi? Từ phương nào lại?
Chàng thanh niên chúm chím cười, mặt đẹp như hoa:
- Tiểu sinh, người ở huyện Vụ Bản, tên là Kiều Ly.
Thanh niên vừa cất tiến, Lệ Hồng đã biến sắc, nhìn khắp chung quanh.
Thiếu nữ ngạc nhiên, thốt ra một câu đủ lọt vào tai chàng võ sinh:
- Phi Hồng Yến? Có việc gì cô nương cải nam trang đến đây?
Thanh niên lạ mặt vẫn cười như hoa nở, cất tiếng nói to lên để che giấu sự
lúng túng của đài chủ:
- Kìa tiểu thư? Tiểu sinh phải qua cuộc thi nào trước?
Thanh niên giúp Lệ Hồng giữ được sự bình tĩnh vì trong lúc ấy hàng nghìn đôi
mắt đang chăm chú nhìn hai người.
Lệ Hồng đáp:
- Mời tráng sĩ thử tài bắn nhạn bay?
Nàng.truyền quân sĩ mang lồng nhạn lên đài. Thừa dịp ấy, thanh niên đứng sát
bên Lệ Hồng bảo nhỏ:
- Xin tiểu thư thứ lỗi! Chuyện quá cấp bách, đành cải nam trang để gặp mặt.
Lệ Hồng hỏi nhanh:
- Xin cô nương cho biết ngay đi.
Hồng Yến toan mở lời thì quân sĩ đã mang chim nhạn lên đài. Cả hai buộc
lòng phải rời nhau.
Lệ Hồng truyền quân sĩ mở nắp lồng nôn nao trong dạ. Phi Hồng Yến chưa
kịp nói chuyện lành dữ thế nào, nàng bồn chồn lắm?
Quan khách trong vườn đều im lặng đợi xem tài thần tiễn của chàng võ sinh.
Phi Hồng Yến vẫn điềm nhiên tươi cười, tay dương cung chờ bóng nhạn bay,
mọi người như nín thở trong phút giây hồi hộp đó.
Nhất là Lệ Hồng, nếu Phi Hồng Yến bắn trượt chim nhạn, theo lệ nàng phải
xuống đài, thì mình làm sao rõ được chuyện cấp bách ấy.
Nhưng Hồng Yến là bậc kỳ tài, chim nhạn vừa sổ lồng vọt mình bay lên, thì
cánh cung trên tay nàng bật dây, tên vút xuyên ngang cổ họng con vật xấu số,
chim nhạn lộn đầu nhào xuống giữa tiếng hoan hô vang trời dậy đất của quan
khách dưới chân đài.
Lệ Hồng giả bộ vui mừng bước tới vái chào Phi Hồng Yến.
Thiếu nữ vừa đáp lễ vừa bảo:
- Anh thiếp thù hận tiểu thư vì việc cũ, đã nhờ hai tên Hắc Tử Hoành và Lưu
Hán hạ sát tiểu thư đêm nay trên đài. Tiểu thư nên thận trọng, chúng tài giỏi và có
ám khí
Lệ Hồng nhìn Hồng Yến hết sức cảm kích. Nàng gật đầu đáp nhỏ:
- Xin đa tạ ơn cô nương ?
Hai người không là bạn thân nhưng thầm mến tiếng và giao thiệp từ bao nhiêu
lâu
Hồng Yến là con ĐÔ thống Phi Hồng Xà, viên hầu cận thân nhất của Cù Thái
Hậu. Tuy làm chức nhỏ nhưng các thượng quan đều nể mặt và Hồng Xà dựa
quyền Thái Hậu hống hách vô cùng.
ĐÔ thống có hai người con, Phi Hồng Phong và Phi Hồng Yến, tánh tình khác
hẳn nhau như nước với lửa. Phi Hồng Yến dịu dàng, nhã nhặn bao nhiêu thì Phi
Hồng Phong hung hăng dâm ác bấy nhiêu.
Từ lâu rồi, hắn tìm đủ cách mua chuộc lòng Lệ Hồng nhưng thất bại, hắn định
bụng làm càn. Một lần, giữa ngày "Lễ cầu mưa", Hồng Phong dẫn thủ hạ chặn
đường trêu ghẹo Lệ Hồng bị nàng dùng kiếm thuật làm nhục giữa chỗ đông người
nên hắn căm thù đến cực độ, ngày đêm lo tìm những tay vũ dũng để giết cho được
Lệ Hồng rửa hận.
Thấy Lệ Hồng mãi đứng ngẩn ngơ, Hồng Yến nói to lên:
- Bắn nhạn xong rồi, xin đài chủ cho được hầu kiếm pháp ?
Lệ Hồng thối lui ba bước, rút kiếm ra, cúi chào có lệ rồi nói:
- Xin mời... Tráng sĩ.
Đằng kia Hồng Yến cũng rút kiếm ra định bụng sẽ đánh vài hiệp rồi tìm cách
thối lui Phận sự của nàng đã xong, ở lâu sợ bị bại lộ vì Phi Hồng Phong hiện có
mặt dưới đài . . .
Nàng nhảy vụt tới, rút kiếm chém vào đầu Lệ Hồng một nhát. Lệ Hồng đưa
kiếm lên đỡ đã nghe tiếng nói bên tai rất nhỏ:
- Tiểu thư nên dùng ngay độc thế cho thiếp kiếu về dinh, ở lâu bất tiện.
Hiểu ý bạn, Lệ Hồng đánh rộng đường kiếm ra và dùng toàn những thế võ bí
truyền để dồn Hồng Yến vào một góc.
Tất cả quan khách dưới đài đều kinh khiếp tài nghệ xuất chúng của Lệ Hồng.
Chỉ riêng Đề đốc là hết sức phân vân. ông không hiểu vì sao, mới giao đấu
chưa đầy hiệp mà Lệ Hồng đã dùng ngay những thế võ bí truyền để áp đảo địch
thủ? Nàng đã mệt hay sợ kẻ địch tài hơn mình muốn làm cho hắn khiếp đảm?
Chính Hà Minh và Tiểu Lý Bá là những tay kiếm pháp cao cường, cũng tỏ vẻ
ngạc nhiên.
Phàm khi giao đấu, phải đánh từ từ và gặp khi cần thiết lắm mới dùng đến
những thê kiếm cao diệu để hạ địch thủ. Như vậy mới đúng với tinh thần thượng
võ
Đằng này Lệ Hồng đi ngược lại kiếm luật một cách bất ngờ khiến Hà Minh và
Tiểu Lý Bá phải ngạc nhiên.
Họ càng lạ lùng hơn khi thấy kiếm pháp của chàng thanh niên bỗng dưng rối
loạn nên để cho Lệ Hồng đoạt kiếm một cách dễ dàng.
Tiểu Lý Bá đâm ra ngờ vực.
Người luyện cung tên đến hàng tuyệt luân như vậy không thể là tay bản l~nh
tầm thường ?
Chắc có điều gì bí ẩn chi đây?
Trên kia, Phi Hồng Yến đánh rơi kiếm giả thua, liền thối bộ, cúi chào Lệ
Hồng:
- Bái phục đài chủ? Tiểu sinh xin từ biệt.
Nói xong, nàng buông mình nhảy xuống đài nhẹ nhàng như lá rụng và lẩn mất
trong đám đông.
Thấy Lệ Hồng thắng chàng vũ sinh nhẹ nhàng quá, quan khách hoan hô nhiệt
liệt Những người chưa biết được tài nghệ của nàng giờ đây càng khiếp phục hơn.
Nhưng mọi người bỗng dưng nín lặng?
Từ dưới chân đài, một bóng người nhảy vọt lên, cất tiếng cười khanh khách:
- Ha? Ha? Đài chủ múa men như vậy mà đã tự cho mình xuất chúng rồi chăng?
Lệ Hồng liếc nhìn kẻ mới lên đài mà cất giọng xấc xược. Nàng thấy một tên
hảo hán mặt đen như lọ chảo, nhưng đôi mắt sắc bén lạ thường.
Nàng độ chừng đây là một trong hai tên kiếm khách mà Phi Hồng Yến đã báo
trước cho nàng đề phòng.
Lệ Hồng cúi đầu nhã nhặn:
- Hảo hán tên gọi là chi và từ đâu đến?
- Ta ư? Ta là con người của bốn phương trời, không nhà, không cửa, khách
giang hồ thường gọi là Hắc Tử Hoành đó.
Lệ Hồng làm ra vẻ cung kính đáp:
- Vạn hạnh? Vạn hạnh? Không ngờ thiếp được may mắn tiếp kiến một bậc mã
thượng anh hùng.
Rồi quay về phía các quan khách, như muốn cho mọi người chú ý đến bộ mặt
Hắc Tử Hoành, Lệ Hồng cất tiếng:
- xin giới thiệu cùng quý vị, hảo hán đây là Hắc Tử Hoành, một tay giang hồ
kiếm khách từng phiêu bạt khắp nơi. Hôm nay, đến dự cuộc tỉ thí này thật rất hân
hạnh cho nhà thiếp.
Quan khách cất tiếng hoan hô, bắt buộc Hắc Tử Hoành phải đáp lễ.
Bỗng dưng hắn cảm thấy lúng túng. Hắn không ngờ, dưới chân đài lúc bấy giờ
lố nhố những đầu người: Hàng nghìn đôi mắt đang chăm chú nhìn hắn.
Lãnh mạng giết Lệ Hồng, hắn tưởng công việc dễ dàng lắm, nào biết đâu phải
hành động trước mắt bao nhiêu người. Giữa chốn này mà hạ sát một thiếu nữ như
Lệ Hồng thì trắng trợn quá, chắc gì thoát chết.
Nhưng nghĩ đến số tiền thưởng: Nghìn lượng vàng, hắn đành nhắm mắt làm
liều
Chờ cho mọi người dút tiếng hoan hô, Lệ Hồng truyền quân sĩ mang lồng
chim nhạn ra giữa đài. Nàng vừa toan thả nhạn thì Hắc Tử Hoành bỗng nói:
- Hãy khoan? Đài chủ từ từ đợi ta lắp tên đã chứ?
Rồi hắn phì cười tự đắc:
- Bắn một con chim nhạn, ta bắn không quen? Phiền đài chủ thả một lần ba
con vậy?
Lệ Hồng hơi lo ngại trong lòng.
Nếu hắn bắn tên tài tình như thế chắc chắn kiếm pháp tuyệt diệu hơn nhiều.
Nàng mở nắp lồng chim liên tiếp ba lần, ba con chim nhạn vụt bay ra... Hắc
Tử Hoành cũng bật dây cung ba lần thì đàn chim nhạn đều bổ nhào xuống đất.
Quan khách lặng thinh trước sự lạ lùng ấy. Một lúc sau họ mới cất tiếng hoan
hô vang dậy một góc trời.
Thật là bất ngờ, lần thứ nhất trong đời, họ mới thấy một tay thiện xạ kỳ tài đến
như vậy
Đến như Đề đốc Hoàng Quốc Kính còn phải khiếp phục tên hảo hán vì trong
đội hộ thành của ngài, chưa một tên quân nào bắn hơn.
Riêng Tiểu Lý Bá khẽ lẩm bẩm một mình:
- Phải chi có Hà Thiệu cho bắn thử tài một phen.
Lệ Hồng chắp tay vái chào Hắc Tử Hoành một lần nữa rồi nói:
- Tài xạ tiễn của hảo hán thật là độc nhất vô nhị, không hổ danh những bậc mã
thượng giang hồ.
Hắc Tử Hoành bỗng nhìn về phía vị công tử bí mật thì thấy chàng cau mặt như
thúc giục hắn hành động mau lên.
Gã liền nói:
- xin đài chủ được cho giao đấu đi thôi? Trời sắp sáng rồi?
Lệ Hồng cũng nhìn xuống đài và thấy ngay bộ mặt hiểm ác của Phi Hồng
Phong. Nàng hiểu ngay vì sao Hắc Tử Hoành có thái độ như vậy: Chủ hắn nóng
lòng giết cho được nàng, thì hắn phải đòi giao đấu chứ sao ?
Tuy nhiên, Lệ Hồng vẫn điềm tĩnh và cố tình nói khích Hắc Tử Hoành:
- Kìa hảo hán? Tài nghệ của người tuyệt luân như vậy, việc lãnh thưởng đã
cầm chắc trong tay, can chi mà nóng nảy.
Và nhỏ nhẹ hơn, Lệ Hồng hỏi:
- Nhưng tại sao hảo hán không ra phò vua, giúp nước mà đem thân phiêu bạt
giang hồ?
Hắc Tử Hoành cười khanh khách:
- Phò vua, giúp nước? Hà? Hà? Lời nàng nghe hay lắm? Nhưng ta chỉ cần
"Giúp" ta là đủ "Phò" những ai có thể nuôi sống được ta. Nhưng thôi, nàng đừng
nhiều lời nữa, hãy đỡ này!
Hắn nói xong, rút kiếm chém thẳng vào đầu Lệ Hồng.
Thiếu nữ nghĩ rằng tên kia không còn biết đâu là lẽ phải nữa nên vội vàng rút
kiếm ra nghinh địch. Lệ Hồng đỡ bật lưỡi kiếm của Hắc Tử Hoành rồi vùn mình
xuống vét ngang bụng hắn một nhát.
Tên hảo hán liền thoái bộ, quay mình đi một vòng đâm thốc tới trước.
Thật là độc hiểm.
Lệ Hồng cũng không vừa. Nàng thuận đà tay, hoành lưỡi kiếm chém xuống
thật mạnh. Một tiếng "Kẻng" phát ra: Thanh kiếm của Hắc Tử Hoành bị chém
nhằm sống lưng khiến hắn muốn buông rơi khí giới.
Cả kinh, tên hảo hán nhảy vụt ra xa, nhìn thanh kiếm của mình rồi nhìn thiếu
nữ, ngạc nhiên đến không ngờ kiếm pháp của nàng cao diệu đến vậy.
Quan khách bao quanh đài được dịp trông thấy tài biến hóa thần tốc của Lệ
Hồng, hoan hô vang dậy. Bấy giờ, họ mới thấy nàng xứng đáng với chức vị "đài
chử' mà không có người hơn.
Trái lại, trên nhà thủy tạ, Hoàng Đề đốc hết sức lo ngại ở trong lòng và hối
hận đã để Lệ Hồng c áng đáng trách nhiệm nặng nề ấy. . .
Qua một hiệp đầu Đề đốc đã nhận thấy kiếm thuật của Hắc Tử Hoành không
phải tầm thường. Hắn không có vẻ lúng túng như chàng thanh niên võ sinh lúc
nãy; ngược lại sự tấn thối nhanh nhẹn, chắc chắn của hắn chừng tỏ đấy là một tay
lão luyện trong hàng kiếm khách. Hắn giao đấu nhiều, học được những "Thế hiểm
độc" của các tay mã thượng giang hồ, nên Lệ Hồng dù tài giỏi, nhưng thiếu kinh
nghiệm cũng khó qua được hắn.
Lữ Kỳ bỗng nói vào tai Đề đốc:
- Thúc phụ để cháu lên đài, phòng khi bất trắc tiếp ứng tiểu thư?
Hoàng Đề đốc phân vân trước lời nói ấy? Đành rằng Lữ Kỳ có lòng tốt, nhưng
tài nghệ của chàng còn kém Lệ Hồng rất xa, có thêm chàng cũng chẳng giúp được
gì, không khéo phạm luật giữ đài, anh hùng hào kiệt trong thiên hạ có thể chê trách
được
ông lắc đầu đáp:
- Hãy khoan? Lệ Hồng chưa đến nỗi nào ?
Tiểu Lý Bá quay nhìn Hoàng Đề đốc và khi thấy ông lộ vẻ lo âu rõ rệt, chàng
e ngại lắm.
Từ nãy giờ chàng cũng thầm lo Hắc Tử Hoành dùng mưu chước hạ Lệ Hồng,
chứ tài đo tài, sức đo sức thì hắn không thể qua được nàng.
Chàng chú ý nhìn Hà Minh thì thấy nét mặt bạn đấy vẻ lo âu.
Tiểu Lý Bá nghi ngờ có chuyện gì xảy ra dưới chân đài, nên vội làm hiệu cho
Hà Minh toàn quyền hành động. Chàng tự hỏi thầm:
- "Bọn phản nghịch toan phá đài chăng? Nếu vậy tên mặt đen kia chắc chắn là
người của bọn chúng".
Tiểu Lý Bá muốn qua giúp bạn, nhưng thấy Hà Minh không ngỏ ý kêu gọi sự
tiếp ứng của mình nên cũng an lòng. Nếu cần kíp, chàng cũng có thể đến chân đài,
trong nháy mắt.
Trên kia, Lệ Hồng và Hắc Tử Hoành đã xông vào giao đấu trở lại. Thế kiếm
của hai người có phần độc hại hơn trước.
Hắc Tử Hoành thì mong mỏi giết Lệ Hồng nhanh chóng. Thiếu nữ lại muốn
hạ ngay hắn để còn đủ thì giờ và sức lực để giao đấu với tên thứ hai còn lảng vảng
dưới chân đài.
Tên hảo hán bỗng dưng thay đổi kiếm pháp, tấn công liên tiếp, chém bổ xuống
nhiều nhát thật mạnh, khiến Lệ Hồng vừa đỡ vừa thối lui, nhưng vẫn để tâm xem
kẻ địch giở trò gì?
Mắt nàng sáng long lanh, nhìn thẳng vào tay trái của hắn.
Lệ Hồng nghi ngờ, đã đến lúc Hắc Tử Hoành dùng ám khí để hại mình.
Quả đúng như sự dự đoán của nàng, kẻ địch lắc tay áo rộng, lòi ra mấy viên
đạn sáng ngời, lăm le cầm nơi tay trái, còn tay mặt vẫn cầm kiếm giao đấu cầm
chừng.
Hắc Tử Hoành bỗng nhảy vụt lên chém mạnh xuống một nhát rồi tiện tay
liệng ba viên đạn vun vút vào mình Lệ Hồng.
Thiếu nữ thấy điệu bộ hắn từ lúc nãy đã biết ngay, vội vã hoành thân quay tít
lưỡi kiếm bao bọc xung quanh.
ám khí bay tới, chạm vào đường kiếm xẹt đi như những làn chớp.
Mọi việc xảy ra nhanh quá, quan khách đứng xa không nhìn thấy được.
Hắc Tử Hoành nào ngờ Phi Hồng Yến đã báo tin trước cho Lệ Hồng nên ám
khí của hắn trở nên vô dụng. Trong lòng hắn bắt đầu khiếp sợ tài nghệ của thiếu
nữ. Tuy nhiên, hắn vẫn cố sức tấn công, quyết dùng kiếm pháp hạ thủ Lệ Hồng.
Trước sự ồn ào đó, Lệ Hồng vẫn điềm nhiên, giữ thế thủ? Và chờ dịp phản
công hạ tên khốn kiếp đó.
Dưới nhà thủy tạ, quan Đề đốc và công tử Lữ Kỳ càng lo sợ hơn lên. Tại sao
bỗng dưng Lệ Hồng trở về thế thủ? Nàng bỏ thế tấn công trong lúc cuộc giao đấu
đến hồi quyết liệt như vậy ư?
Riêng Tiểu Lý Bá, mắt sáng như sao, đứng đằng xa hàng bao nhiêu thước mà
vẫn thấy được tên hảo hán toan hại Lệ Hồng một cách hèn nhát.
Chàng buột miệng thốt ra:
- Khốn nạn ? Hắn dùng ám khí ?
Chàng toan nhảy vụt đi tiếp cứu Lệ Hồng thì đã thấy nàng quay tít mũi kiếm
bao bọc thân mình. Chàng thầm mến phục tài nghệ thiếu nữ.
Câu nói của Tiểu Lý Bá làm cho Hoàng Đề đốc và công tử Lữ Kỳ chú ý và
khiếp đảm khi thấy Lệ Hồng đánh vẹt đi ba viên đạn.
Đề đốc vội đứng lên toan hạ lệnh ngưng cuộc giao đấu. Tiểu Lý Bá đoán được
ý tưởng của người, bước tới ngăn lại với lời lẽ hết sức chân thành:
- Xin Đề đốc tha thứ. Hãy để cho chúng hành động, ta mới có thể bắt hết đồng
đảng của chúng ? Ti ểu thư không hề gì đâu ?
Đề đốc nhìn Tiểu Lý Bá phân vân, nửa tin, nửa ngờ, chưa biết định lẽ nào thì
Lữ Kỳ cất tiếng hỏi:
- Tráng sĩ là người ở đâu? Tại sao lại can thiệp vào việc này?
Tiểu Lý Bá liếc nhìn xung quanh rồi đáp nhỏ:
- Câu chuyện còn dài, xin nói sau? Công tử đừng làm cho họ chú ý?
Trên đài, giữa lúc ấy, Hắc Tử Hoành đã không hạ nổi Lệ Hồng mà khí thế cứ
yếu lần đi. Đến giờ phút này, Lệ Hồng mới khởi sự tấn công kẻ địch bằng những
thế kiếm bí truyền của nhà họ Hoàng.
Cánh tay nàng bỗng dưng như thêm sức mạnh, múa tít thanh kiếm thành nhiều
đường sáng chói, biến đổi vô chừng, khiến tên Hắc Tử Hoành hoa cả mắt, làm
tăng thêm sự mệt mỏi.
Lệ Hồng khẽ cất tiếng cười:
- Hắc Tử Hoành? Mi đã tận số rồi mới dám dùng ám khí hại ta?
Tên hảo hán cả sợ vì không còn nhìn thấy kẻ địch đâu nữa. Hắn chống đỡ
quanh mình và tìm cách lùi dần, lùi dần ra góc đài.
Giữa khi ấy, Lệ Hồng tấn công ráo riết. Quan khách thấy Lệ Hồng cả thắng,
reo hò ầm ĩ. . .
Nhưng, mọi người đều kinh ngạc và thấy một bóng người từ dưới chân đài
nhảy vọt lên. Hàng nghìn đôi mắt đều nhìn thấy một gã râu ria đang hươi đoản đao
xông vào cản ngăn hai đối thủ.
Lệ Hồng biết ngay là tên Lưu Hán sợ nàng giết chết đồng bạn của hắn nên lên
đài can thiệp Nàng vội nhảy ra vòng chiến giữ thế thủ.
Quan khách dưới chân đài xôn xao về sự có mặt của tên hảo hán? Đề đốc và
Lữ Kỳ đều đứng dậy toan lên đài nhưng Tiểu Lý Bá lại khẩn khoản:
- Xin Đề đốc bình tĩnh. Nếu hành động sớm quá, chúng ta khó bắt lũ khốn
kiếp? Về phần tiểu thư đã có người bảo vệ, xin Đề đốc chớ lo.
Trên kia, Lệ Hồng đã cất tiếng hỏi:
- Trận đấu đang tiếp diễn, hảo hán muốn gì?
Tên râu ria cười ha hả:
- Đài chủ thật là bậc kỳ tài? Đường kiếm tuyệt luân ấy đủ cho hắn khiếp sợ rồi.
Bây giờ tôi muốn giao đấu với nàng được chăng?
Lệ Hồng hiểu ngay dã tâm của tên Lưu Hán. Hắn muốn thay bạn giao chiến
liên tiếp để cho nàng mệt nhoài mà hạ thủ. Lệ Hồng thoáng chút lo ngại vì cảm
thấy sức mình giảm đi ít nhiều sau trận giao chiến với Hắc Tử Hoành. Nhưng
trong giờ phút này, nàng không còn chọn con đường nào khác hơn là phải tử chiến
với chúng, nên vội đáp:
- Được rồi? Dù trái với thể lệ cuộc tỷ thí đêm nay nhưng ta cũng sẳn sàng, để
vừa lòng các ngươi.
Nàng vừa dứt lời, đã bị tên Lưu Hán dùng đoản đao chém vút vào đầu, trong
lúc tên Hắc Tử Hoành cầm kiếm lăm le bên ngoài. Lệ Hồng vội đưa kiếm lên đỡ
rồi phản công ngay.
Kể ra thì tài nghệ của Lưu Hán có phần hơn Hắc Tử Hoành nên nàng phải
dùng toàn độc thế để giao đấu. Tuy nhiên, sức Lưu Hán quá mạnh, chỉ qua hiệp
đầu, hắn đã đàn áp được Lệ Hồng.
Hắc Tử Hoành hơi yên lòng, quay nhìn xuống đài thì công tử Phi Hồng Phong
đã đi mất tự bao giờ. Hắn kinh hoàng vì mưu mô bất thành, muốn hạ thủ Lệ Hồng
gấp rút hơn, vội thét Lưu Hán:
- Nhanh lên Lưu huynh, công tử đã đi rồi ?
Mấy tiếng sau cùng như có một mãnh lực phi thường, thúc đẩy Lưu Hán. Hắn
vội chém liên tiếp nhiều nhát rồi hoành thân nhảy vút lên không, giũ tay áo phóng
luôn ba lười dao nhỏ vào mình Lệ Hồng.
Thiếu nữ choáng váng trước sự tấn công bất ngờ ấy, bỗng lại thấy ám khí bay
tới, nàng cả kinh ngã nhào ra phía sau để tránh, chứ không còn cách nào đỡ kịp
nữa.
Lệ Hồng chưa đứng lên thì Lưu Hán đã phóng tới chém ngang cuống họng
nàng. Thiếu nữ rú lên một tiếng thất thanh nhắm nghiền mắt chờ chết...
Quan khách dưới đài thấy rõ cơn nguy của Lệ Hồng kêu thét lên...
Chính Hoàng Đề đốc và công tử Lữ Kỳ còn không bình tĩnh được nữa, nhảy
vọt lên nhà thủy tạ.
Nhưng cả hai đều ngạc nhiên đứng dừng lại khi nghe một tiếng "Kẻng" vang
động và thấy một thanh niên võ sinh đứng trên đài, hiên ngang dùng kiếm đàn áp
hai tên "Mặt đen", "Râu ria" về một góc.
Lệ Hồng lăn tròn đi một vòng, ngồi nhổm dậy nhìn chàng thanh niên vừa cứu
mạng, với đôi mắt cám ơn.
Nàng liền xông vào trợ chiến với thanh niên, đánh Hắc Tử Hoành và gọi quân
sĩ tiếp tay bắt kẻ gian phi.
Nhưng chàng thanh niên vội ngăn:
- Đừng ? Tiểu thư đừng làm vậy, chúng sẽ cho ta kém tài hơn ? Cứ để chúng
giao đấu lo gì ?
Rồi chàng lại bảo Lưu Hán:
- Chúng bây giờ tự xưng là giang hồ hiệp khách mà đi thầm lén hại người, thật
xấu lây đến các tay hào kiệt. Ta quyết trừng trị bọn bây.
Chàng quay tít lười kiếm bao quanh mình Lưu Hán khiến hắn chết điếng trong
lòng. Cả hai tên khốn kiếp đều thấy rõ thế nguy của mình vì khán quan không tha
việc chúng phạm luật đài, dùng ám khí hại đài chủ. Ba lưỡi dao còn ràng ràng đó,
chối thế nào được. Các vị công tử, các tay hào kiệt có mặt dưới đài đều tức giận,
vây chặt bốn phía.
Hắc Tử Hoành và Lưu Hán vừa giao đấu vừa run sợ nên nắm chắc phần thua.
Tuy nhiên, muốn cẩn thận hơn, Hoàng Đề đốc toan lên đài tiếp tay thì Tiểu Lý
Bá đã đến bên ngoài bảo nhỏ:
- Hoàng thúc phụ chớ lo, Hà Minh đủ tài để bắt hai tên ấy.
Hoàng Đề đốc kinh hãi nhìn kẻ lạ mặt. Hắn thuộc vào hạng người gì mà đoán
trước được những ý nghĩ trong lòng mình?
Tại sao hắn lại cho người bảo vệ Lệ Hồng và gọi mình bằng thúc phụ?
Quá đổi ngạc nhiên, Hoàng Đề đốc toan hỏi, thì Tiểu Lý Bá đã tiếp:
- Thúc phụ chớ nghi ngờ, con về đây có mang thư của Vũ Anh Kiệt hiền
huynh, để ra mắt thúc phụ.
Hoàng Đề đốc thốt lên:
- Anh Kiệt đã về Hạnh Hoa thôn à?
Tiểu Lý Bá nhìn dáo dác xung quanh rồi đáp nhỏ:
- Vâng? Việc này rất quan trọng, xin thúc phụ cẩn thận, xem chừng bọn dọ
thám Cù Thái Hậu. Chốc nữa, các quan khách về rồi, con đợi thúc phụ nơi nhà
thủy tạ để nói rõ hơn.
Hoàng Đề đốc chưa kịp hỏi thêm điều gì thì Tiểu Lý Bá đã lẫn mất.
Giữa lúc ấy, trên đài, Hà Minh đã hạ được Lưu Hán và Lệ Hồng đã bắt trói
được Hắc Tử Hoành.
Nàng toan cảm tạ người ấy thì Hà Minh chợt nhìn xuống đài thấy Tiểu Lý Bá
ra hiệu đi ngay, vội phóng mình xuống đám đông mất dạng.
Quân lính ùa vào bắt trói Lưu Hán, còn Lệ Hồng nhìn theo chàng tráng sĩ bí
mật gọi vang lừng:
- ân nhân, ân nhân, cho thiếp nói vài lời...
Nhưng Hà Minh đã mất hút trong đám đông quan khách đang reo hò tỡ mỡ.
Lệ Hồng đứng ngẩn ngơ, trong lòng phân vân nhiều nỗi. Chàng thanh niên lạ
mặt kia là ai, tại sao lại ra sức cứu nàng?
Bỗng dưng, nàng vụt nhớ đến Vũ Anh Kiệt. Phải chi đêm nay có chàng ở
Phiên Ngung thì nàng đâu có chết như vậy?
Một bàn tay khẽ đặt lên vai nàng, khiến Lệ Hồng giật mình quay lại. Hoàng
Đề đốc âm yếm nhìn nàng hỏi:
- Con có làm sao không?
Lệ Hồng nhỏ nhẹ đáp:
- Thưa cha không ạ? Nhưng mà chàng đã đi rồi?
Hoàng Đề đốc gật đầu:
- Cha đã biết? Thế nào chàng cũng sẽ gặp con.
Lệ Hồng ngước nhìn cha, tỏ ý không hiểu, trong lúc Hoàng Đề đốc truyền
lệnh cho quân sĩ giam hai tên Lưu Hán và HắcTử Hoành vào ngục chờ ngày tra
hỏi.