watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Anh Sẽ Đến-Chương 3 - tác giả Song Mai & Song Châu Song Mai & Song Châu

Song Mai & Song Châu

Chương 3

Tác giả: Song Mai & Song Châu

Hôm sau cô gái kiêu sa đến phòng triển lãm gặp Mẫn Huy, cứ như là Mẫn Huy đã hứa với rồi vậy.

– Em đến để anh tạo tranh cát cho em. Nhớ làm sao em hiện lên tranh giống hệt nghe!

Mẫn Huy điềm tĩnh đáp:

– Tôi chưa hứa mà!

– Thì bây giờ anh hứa anh làm đi!

Cô gái nói như phán lại còn khích bác Mẫn Huy:

– Chẳng lẽ anh biết tạo chân dung cô người yêu của anh thôi?

– Tôi làm tạo tất cả mọi hình ảnh chứ!

Cô gái buông gọn:

– Vậy thì thống nhất. Anh đồng ý rồi chừng nào bắt tay làm việc?

Mần Huy thầm nhủ: “cũng nên tạo chân dung cô gái nầy, xem sao”. Cô gái sắc sảo kiêu sa nầy lên tranh cát sẽ thế nào nhỉ? Mẫn Huy thắc mắc và muốn tạo hình ngay. Một phần anh muốn tiếp xúc với gương mặt Hồng Cát.

Cô gái lại thúc hối Mẫn Huy:

– Anh làm ngay nhé!

Mẫn Huy tỉnh tỉnh đáp:

– Tôi sẽ làm khi nào có cảm hứng.

Cô gái reo lên:

– Ôi! Biết khi nào anh có cảm hứng mà em đến làm mẫu.

Ngẫm nghĩ một lúc, Mẫn Huy bảo:

– Cô có thể đưa cho tôi tấm ảnh cũng được.

– Thế thì tuyệt quá!

Cô gái vừa thích thú kêu lên, vừa mở ví tay lấy ra tấm ảnh xinh đẹp đưa cho Mẫn Huy giọng tự hào:

– Đây là ảnh mới nhất của tôi. Anh tạo tranh giống hệt nhé!

Rồi cô căn dặn:

– Tạo tranh xong, anh nhớ để phía dưới ''chân dung Lê Đỗ Đan Uyên'' nghe.

''Đan Uyên!''. Tên cô gái đã thành nỗi ám ảnh Mẫn Huy bấy lâu nay. Mẫn Huy trố mắt nhìn Đan Uyên từ đầu đến chân.

Đan Uyên đấy ư?

Chẳng lẽ Đan Uyên là cô gái mà bà nội và cha ép Mẫn Huy cưới đây sao?

Phải cô ấy không, hay là trùng tên?

Quan sát Đan Uyên nhưng Mẫn Huy không để lộ điều gì cả. Và anh tin chắc đây là cô gái mà bà nội và ba ép anh cưới.

Trời ạ! Mẫn Huy đã chạy tuốt lên Đồng Nai để trốn sao lại gặp cô ta?

Còn Đan Uyên thì đáp lại tia nhìn của Mẫn Huy một cách kiêu hãnh. Cô cho là Mẫn Huy đang ghi nhận từng đường nét trên gương mặt cô để tạo hình tranh cát.

Mẫn Huy hỏi lại:

– Cô tên là Đan Uyên à?

– Tên khai sinh của em đấy.

– Tên em đẹp quá!

– Anh cũng quan tâm đến tên của em ư?

Mẫn Huy đáp tỉnh bơ:

– Tên đẹp thì lên tranh cát sẽ đẹp.

Đan Uyên ra điều kiện:

– Tranh đẹp thì em mới nhận và trả tiền cho anh.

– Cô đặt hàng thì phải nhận thôi. Không trả tiền cũng được.

Đan Uyên lại hất mặt lên một cách kiêu kỳ.

– Nói thế chứ Đan Uyên nầy thừa tiền trả cho anh. Không có nhận tranh quỵt đâu.

Để chứng tỏ lời nói của mình có giá trị, Đan Uyên lại mở ví lấy tiền cho Mẫn Huy:

– Đây là tiền tôi đặt cọc bức tranh.

Mẫn Huy lắc đầu:

– Chừng nào giao tranh, tôi mới nhận.

– Chừng nào anh làm xong?

– Hơn tháng.

– Lâu dữ vậy?

Mẫn Huy từ tốn giải thích:

– Phải chọn lọc cát, làm rất tỉ mỉ và công phu tranh mới có chất lượng chứ.

Đan Uyên lại hỏi:

– Anh làm ở đây hả?

– Phòng triển lãm sẽ trả lại. Tôi về nhà thằng bạn làm tranh.

Đan Uyên thắc mắc:

– Nhà anh ở đâu sao không ở?

Mẫn Huy trả lời tỉnh bơ:

– Tôi thích ở nhà bạn hơn.

Đan Uyên liến thoắng:

– Chứ không phải anh có vấn đề với gia đình à?

– Cô nghĩ thế cũng được.

Đan Uyên mỉm cười điệu đàng:

– Đùa thôi. Anh ở đâu cũng được miễn hoàn tất bức tranh cát cho em.

Mẫn Huy không mấy nhiệt tình:

– Tôi sẽ hoàn tất nếu có cảm hứng.

Chiếu cho anh một tia nhìn sắc lẻm, Đan Uyên phán gọn:

– Bắt buộc anh phải hoàn tất.

Mẫn Huy vặn lại:

– Cô phán lệnh cho tôi đó à?

Đan Uyên hất hất mái tóc vẻ kiêu hãnh.

– Có nhiều người rất muốn được làm theo lệnh phán của phái đẹp đó nghe!

– Tôi ngoại lệ!

– Đàn ông, ai cũng giống nhau anh ơi!

Đan Uyên thản nhiên bình luận rồi tâng bốc Mẫn Huy:

– Anh có tài năng nên để cho người ta thưởng thức chứ.

Mẫn Huy phủ nhận.

– Tôi có tài gì đâu?

– Tài làm tranh bằng cát!

– Cũng nhiều người làm tranh cát chứ đâu phải mình tôi.

– Nhưng em mới biết đến tranh cát của anh là người đầu tiên. Nhất định anh phải sáng tạo chân dung em thật đẹp nhé. Em sẽ giới thiệu nhiều người đến đặt hàng anh.

– Cảm ơn cô trước!

Đan Uyên ra điều kiện:

– Có gì đâu, mỗi bức tranh anh trả huê hồng cho em đầy đủ.

Mẫn Huy thản nhiên:

– Được thôi.

– Làm ăn thì phải sòng phẳng.

Cứ như hai người đã thỏa thuận làm ăn với nhau rồi vậy. Mẫn Huy vẫn chưa biết Đan Uyên là một cô gái như thế nào nhưng qua cách ăn diện và thái độ kênh kiệu kiểu cách của cô, anh thấy cô sống và nghĩ đến cá nhân mình nhiều hơn.

Đan Uyên dặn Mẫn Huy:

– Xong bức tranh, anh giao tận nhà em nhé! Đây là địa chỉ và số phone của em.

Vừa nói, cô vừa chìa danh thiếp cho Mẫn Huy. Anh thờ ơ cầm lấy.

– Để tôi xem!

Đan Uyên kiêu kỳ hỏi lại:

– Chẳng lẽ anh gọi em đến nhà bạn anh lấy?

– Cô đặt hàng thì đến lấy chứ sao?

– Thế địa chỉ nhà bạn anh đâu?

Đan Uyên giận dỗi hỏi. Mẫn Huy mỉm cười. Thật ra, anh cũng chẳng muốn Đan Uyên đến nhà Khánh Toàn làm gì. Nhà của hai gã đàn ông độc thân sống lại là nghệ sĩ phóng túng.

Mẫn Huy trả lời cho Đan Uyên giật mình:

– Nhà bạn tôi ở Đồng Nai.

Đan Uyên kêu lên ngay:

– Ở tận Đồng Nai à?

Mẫn Huy giải quyết nhanh:

– Được rồi, tôi sẽ lo sáng tạo tranh, còn việc giao cho cô thì tính sau.

– Anh tính sao cũng được, miễn trao tranh tận tay cho em.

Xem như hai người đã thảo thuận nhau.

Đan Uyên thích vì sẽ có bức dung tuyệt đẹp bằng tranh cát nên phấn khởi ra về. Còn Mẫn huy thì tranh thủ khoảng thời gian còn ở thành phố tìm hiểu về Đan Uyên. Mẫn Huy phone cho bạn bè hỏi thăm về Đan Uyên.

Tất cả những thông tin anh nắm được về Đan Uyên khá rõ. Đan Uyên đúng là cô gái mà bà nội và cha Mẫn Huy ép cưới. Ai xui chi Đan Uyên đến xem triển lãm tranh cát của Mẫn Huy thế nhỉ. Lại còn đặt tranh chân dung nữa.

Có lẽ Đan Uyên ganh tỵ với chân dung Hồng Cát trên tranh nên muốn có một bức chân dung tranh rất đẹp hơn thế nữa. Tưởng Đan Uyên mê tranh cát, đồng điệu đồng cảm với Mẫn Huy. Nhưng không, Đan Uyên chỉ thích chơi nổi thôi. Đan Uyên hiện nay chẳng làm gì ra hồn. Thời gian của cô là ở các vũ trường, quán bar nhiều hơn ở nhà. Cuộc sống vật chất đầy đủ, Đan Uyên chỉ biết vui chơi hưởng. Một cô gái như thế tại sao bà nội và cha bắt Mẫn Huy cưới nhỉ? Mẫn Huy tắc lưỡi chán nản.

Mẫn Huy không dối lòng là anh rất thích gặp Đan Uyên, tiếp xúc với cô. Vì qua khuôn mặt, ánh mắt của Đan Uyên, Mẫn Huy như được nhìn thấy Hồng Cát.

Ôi! Chẳng lẽ Hồng Cát đã biến mất khỏi đời Mẫn Huy? Chẳng lẽ Mẫn Huy không bao giờ gặp lại Hồng Cát nữa?

Khánh Toàn đã trả phòng triển lãm. Mẫn Huy cũng theo bạn trở về Đồng Nai. Cuộc triển lãm khá thành công, bán được nhiều tranh khiến hai người rất phấn khởi. Mẫn Huy tiếp tục sáng tác tranh cát với những màu sắc khác, phong cảnh thiên nhiên đẹp hòa. Vẫn giữ lời hứa, Mẫn Huy tạo bức chân dung Đan Uyên. Đan Uyên là Đan Uyên. Đan Uyên không phải là Hồng Cát. Mẫn Huy vẫn tiến hành bức chân dung Đan Uyên lên tranh cát.

Khánh Toàn thỉnh thoảng ghé nhìn và thắc mắc:

– Bộ có thêm một Hồng Cát thứ hai nữa hả?

– Thì cô ta đó!

– Đan Uyên, thiên kim tiểu thư đó à? Cô vợ mà mầy bảo tao gọi điện về hỏi thăm bà nội.

– Vợ đâu thằng quỷ?

– Đích thị Đan Uyên của mầy rồi còn gì.

Mẫn Huy nhăn mầy:

– Sao lại của tao.

Nheo mắt với Mẫn Huy, Khánh Toàn châm chọc:

– Không chịu phủ nhận chối mà bây giờ lên tranh cát chân dung Đan Uyên?

Mẫn Huy gãi đầu đính chính:

– Tại cô ta giống Hồng Cát.

– Giống gì giống chứ?

– Người ta đặt hàng thì tao sản xuất.

Thân mật vỗ vai Mẫn Huy, Khánh Toàn vui vẻ chuyện:

– Tao thấy cô ta cũng được. Mầy hãy ưng đi cho yên ổn với Hoàng thái hậu và phụ vương.

Mẫn Huy nhún vai phàn nàn:

– Cái thằng, lại xúi giục nữa!

– Xúi mầy cưới vợ chứ tao có xúi mầy phạm pháp đâu.

Mẫn Huy triết lý:

– Xúi người ta điều ngưởi ta không muốn cũng là phạm pháp đấy.

Khánh Toàn vội tiên tri:

– Không muốn à? Để tao xem mầy né tránh đến bao giờ thì đồng ý.

Mẫn Huy nghĩ là ở đây với Khánh Toàn là ổn. Mẫn Huy đã trốn, không nghe thấy bà nội và cha nói gì hết, anh cũng hơi yên tâm.

Với Đan Uyên, Mẫn Huy đã phớt lờ. Đan Uyên có biết gì về cuộc hôn nhân sắp đặt của người lớn? Có lẽ cô cũng như Mẫn Huy đều là nạn nhân của sự ép buộc. Lạy trời cho Đan Uyên cũng chẳng biết Mẫn Huy là ai. Hay cô ta biết rồi và cũng đang giả vờ như Mẫn Huy. Biết hay không mặc kệ cô ta, Mẫn Huy vẫn là Mẫn Huy. Anh sẽ nói thẳng cho cô ta biết là anh không bao giờ chấp nhận cuộc hôn nhân sắp đặt nầy.

Mẫn Huy lánh nạn ở Đồng Nai với Khánh Toàn mong là sẽ được yên thân.

Nếu nội và cha buộc phải về thì Mẫn Huy sẽ bay đi nơi khác nữa. Anh sẽ làm một gã lãng tử phiêu bạt như Khánh Toàn nói.

Tạo chân dung Đan Uyên trên tranh cát mà Mẫn Huy thấy nao nao nhớ Hồng Cát. Tại sao? Em chừ xa khuất, chẳng biết tìm nơi đâu ...

“Nếu em trở về từ miền đá

Tôi dám rằng

Em mềm mại như cỏ cây

Nếu em trở về từ miền say

Tôi dám rằng

Em tỉnh như dòng thác

Và tôi biết rằng em từ miền gió cát

Mang trong lòng cơn lốc của miền tôi

Để cho em

Cho người

Một nụ cười ngút ngát ...”.

Nụ cười ngút ngát em đã mang đi đâu?

Bức tranh cát thiếu nữ Đan Uyên sắp hoàn thành thì bất chợt Đan Uyên xuất hiện. Lộng lẫy trẻ trung trong chiếc váy đỏ ngắn, áo thun lưng hở vai. Đan Uyên mang theo giọng cười khúc khích khi vào nhà.

– Ngạc nhiên là em đã tìm được nhà trọ của anh phải không?

Mẫn Huy trố mắt nhìn Đan Uyên. Không tin là cô lên tận Đồng Nai tìm anh, thật ra không phải tìm anh mà cô tìm tranh lấy tranh.

Hiểu tia nhìn của Mẫn Huy, Đan Uyên cười thú vị khoe:

– Anh ngạc nhiên phải không. Em lặn lội tìm được đến nơi anh ở là kỳ công đó nghe. Hỏi thăm nhiều lắm.

Mẫn Huy nghiêm giọng:

– Có gấp gì đâu. Xong bức tranh tôi sẽ gửi cho cô mà.

Đan Uyên cười thản nhiên:

– Em muốn xem tận mắt tranh anh làm.

Mẫn Huy châm chọc:

– Cô có xem cũng chẳng làm được đâu.

Đan Uyên cong cớn đôi môi đỏ màu chocolat:

– Xí! Đừng tưởng một mình anh biết làm.

Rồi cô ta đưa mắt nhìn quanh căn nhà, hạ giọng:

– Ôi! Một họa sĩ tranh cát khá giỏi mà ở căn nhà tuềnh toàng thế nầy sao?

Mẫn Huy đáp nhanh:

– Nhà sao cũng được, tôi không quan trọng. Miễn mình không tuềnh toàng thôi.

– Nhưng ít ra chỗ ở của anh phải tươm tất chứ.

– Tôi nghĩ bản thân mình tươm tất là được.

– Anh thật là ...

– Tôi sao?

– Gàn quá đi!

Mẫn Huy cười dung dị:

– Bạn tôi cũng nói như cô:

– Bạn anh đâu rồi?

– Nó đi vẽ rồi.

– Vẽ bên ngoài à? Anh ấy là họa sĩ hả?

– Khánh Toàn là họa sĩ. Nó vẽ tranh lụa và cả sơn dầu nữa.

Đan Uyên chép miệng giọng tiếc rẻ:

– Tiếc quá. Không có bạn anh ở nhà em sẽ làm mẫu nhờ anh ấy vẽ chân dung sơn dầu, lụa nữa chứ.

Đúng là cô ham lên tranh. Đã cát rồi còn lụa, sơn dầu.

Mẫn Huy bảo:

– Cô đã có chân dung tranh cát rồi.

Đan Uyên thản nhiên:

– Được lên tranh càng nhiều càng tốt, tranh gì em cũng thích cả.

Mẫn Huy buột miệng:

– Cũng phải. Người đẹp càng phải được trưng bày để mọi người chiêm ngưỡng.

Thích thú như câu nói khen tặng của Mẫn Huy, Đan Uyên cười tươi bảo:

– Bạn anh không có ở nhà, vậy anh cùng đi ăn với em nhé!

Mẫn Huy từ chối:

– Tôi đang bận.

– Bận gì cũng phải nghỉ ngơi dùng bữa chứ.

Mẫn Huy đưa tay chỉ:

– Bức chân dung của cô đang dỡ dang kia kìa.

Nở nụ cười tươi, Đan Uyên ra vẻ dễ dãi:

– Em có thúc hối anh đâu. Chừng nào hoàn tất cũng được, quan trọng là phải đẹp tuyệt vời.

Mẫn Huy cười đáp trả:

– Cô yên tâm! Người đẹp thì lên tranh đẹp còn người xấu thì dĩ nhiên tranh xấu.

Đan Uyên nghiêng đầu nhìn Mẫn Huy:

– Người xấu mà anh đưa lên tranh đẹp thì mới tài.

– Chắc tôi không tài được kiểu đó.

– Người ta có nhiều kỹ xảo làm đẹp mà xấu cũng thành đẹp.

Bất ngờ, Mẫn Huy hỏi Đan Uyên:

– Cô đẹp có nhờ kỹ xảo không?

Đan Uyên đỏ mặt:

– Anh nầy kỳ ghê?

Rồi cô rất thản nhiên:

– Cho dù em có đi thẩm mỹ viện chỉnh trang sắc đẹp cũng là điều bình thường của nữ giới. Có ai truy vấn đâu mà khai, cho dù Đan Uyên đẹp tự nhiên hay đẹp nhờ dao kéo của thẩm mỹ viện cũng vậy thôi.

Mẫn Huy thấy Hồng Cát mới có vẻ đẹp tự nhiên cô gái dung dị mộc mạc của miền biển. Em hiền hậu như cô Tấm từ quả thị chui ra:

“Em nghiêng tóc hạ ngỡ ngàng

Sương mai rớt hột bàng hoàng trong tôi

Chút thương chút nhớ một đời

Chút im lặng đó rã rời trong mưa

Tôi về gom hết buồn xưa thắp đuôi đom đó soi vừa nỗi riêng”.

Em đã đến rồi em lại mất hút "

Có một ngày như thế

Em không về bên tôi

Tâm hồn còn một nữa

Nỗi buồn hóa thành đôi ...

Có một ngày như thế

Em đi về qua tôi

Vu vơ như kẻ lạ

Chợt mất nhau trong đời ...

Chẳng lẽ Mẫn Huy lạc mất rồi cô gái miền biển mới vừa quen?

Trước mặt Mẫn Huy giờ đây là Đan Uyên. Không phải Hồng Cát.

Hồng Cát vắng xa rồi!

Mẫn Huy không thể chú tâm vào công việc nữa khi Đan Uyên cứ giục anh đi ăn. Cuối cùng, Mẫn Huy phải rời nhà đưa Đan Uyên đi ăn ngoài phố chợ. Đan Uyên có vẻ thích lắm. Nhưng vào quán ăn chỉ được một lúc thì cô chê Đồng Nai không vui bằng Sài Gòn, quán ăn không sang trọng bằng nhà hàng ở Sài Gòn.

Đúng như thế, ở nơi đây đâu có thích hợp với một cô gái sành điệu ăn chơi như Đan Uyên.

Bức tranh cát chân dung Đan Uyên chưa kịp hoàn thành thì Mẫn Huy được điện nhắn về Sài Gòn gấp.

Mẹ của Mẫn Huy là bà Huệ Ngân trở bệnh tim khá nặng. Mẫn Huy chia tay Khánh Toàn, vọt về thành phố ngay.

Bà Huệ Ngân bị bệnh tim trước nay, cũng uống thuốc bình thường. Bà ở nhà làm tròn vai trò nội trợ của người phụ nữ trong gia đình. Bà sống âm thầm như chiếc bóng. Mọi chuyện gì cũng do bà nội và cha Mẫn Huy quyết định. Mẫn Huy thương mẹ vô cùng. Lúc Mẫn Huy bị nội và cha ép cưới Đan Uyên bà không có ý kiến gì cả mà chỉ bảo:

– Tùy con!

Nhưng Mẫn Huy đâu có được tùy ý từ chối. Thế cho nên anh mới bỏ nhà đi.

Ông Mẫn Kha cương quyết cắt nguồn viện trợ để Mẫn Huy trắng tay thiếu thốn mà đầu hàng, mà trở về. Tuy nhiên, Mẫn Huy vẫn xa nhà và sống được. Về nhà, Mẫn Huy được bà nội cho biết là mẹ đang nằm viện. Thế là Mẫn Huy lại lao vào bệnh viện thăm mẹ.

Bà Huệ Ngân nằm trên giường bệnh trông thấy gầy gò tiều tụy. Chỉ có chị Xuân giúp việc ớ cạnh bên bà.

Nhìn mẹ mà lòng Mẫn Huy trào dâng nỗi thương cảm xót xa.

– Mẹ! Mẹ đã đỡ nhiều chưa?

Thấy Mẫn Huy, bà Huệ Ngân mừng rỡ, dù còn đang mệt mỏi vẫn trả lời con trai:

– Mẹ đỡ nhiều rồi!

Chị Xuân thì rối rít kêu lên:

– Có cậu về may quá! Cậu trông nom bà, tôi còn về nhà một chút.

Mẫn Huy lớ ngớ, anh biết gì mà trông nom người bệnh đây? Tạo tranh cát thì được, còn chăm sóc người bệnh thật là khó, anh chẳng biết làm gì.

Chị Xuân nói xong thì đã đi ngay. Mẫn Huy ngồi xuống cạnh giường bà Huệ Ngân:

– Mẹ gầy quá! Mẹ có ăn uống gì không?

– Mẹ uống sữa. Có ăn cháo, ăn súp do chị Xuân mang vào.

– Mẹ ráng ăn cho mau lành bệnh mẹ ạ.

Bà Huệ Ngân mỉm cười:

– Có con về thì mẹ vui rồi.

Mẫn Huy thật lòng đáp:

– Con đâu có hay mẹ bệnh. Đưa mắt nhìn con trai, bà Huệ Ngân từ tốn bảo:

– Từ nay hãy ở nhà, đừng đi nữa con à!

Mẫn Huy gãi đầu gãi tai:

– Nhưng ...

Bà Huệ Ngân cất giọng ôn tồn khuyên nhủ.

– Con hãy ở nhà cưới Đan Uyên và quản lý công ty với ba.

– Sao lại phải cưới Đan Uyên?

Mẫn Huy ngạc nhiên kêu lên:

– Trước nay, mẹ đâu có đứng về phe nội và cha mà ép buộc Mẫn Huy.

Bà Huệ Ngân nhẹ nhàng giải thích:

– Con hãy cưới Đan Uyên để mẹ yên tâm. Thấy con thành gia thất, dù mẹ có nhắm mắt cũng ...

Hoảng hốt, Mẫn Huy ngăn bà Huệ Ngân:

– Kìa, sao mẹ lại nói thế? Mẹ vẫn khỏe.

Bà Huệ Ngân cười gượng:

– Bệnh của mẹ biết sao mà nói hở con? Con phải cưới Đan Uyên mẹ mới yên lòng.

– Nhưng tại sao con phải cưới Đan Uyên?

Bà Huệ Ngân nói nhanh:

– Gia đình Đan Uyên và gia đình mình có quan hệ với nhau. Đây là quyết định của bà nội và cha con phải nghe theo.

Mẫn Huy phản đối:

– Tại sao cả nhà cứ ép buộc con cưới Đan Uyên?

Bà Huệ Ngân vẫn kiên nhẫn giải thích:

– Nội và cha mẹ chỉ có mình con. Con hãy sớm cưới vợ cho cả nhà vui lòng, nội còn có cháu ẵm bồng, còn mẹ cũng yên lòng khi nhắm mắt.

Mẫn Huy càu nhàu:

– Mẹ cứ nói thế! Cưới ai chẳng được, sao cứ nhất thiết bắt con phải cưới Đan Uyên?

Bà Huệ Ngân mệt mỏi đáp:

– Đây là quyết định của nội, con đừng hỏi nữa. Làm con phải biết nghe lời.

Thật là phi lý. Mẫn Huy bực dọc nhưng không thể phản ứng mạnh, chứng bệnh tim của bà Huệ Ngân có thể mệt lên bất cứ lúc nào. Mẫn Huy mong là lúc mẹ khỏe, anh sẽ thuyết phục bà đừng ép buộc ... Nhưng trái lại bà Huệ Ngân cố thuyết phục Mẫn Huy:

– Con cưới Đan Uyên là cứu mẹ khỏi bệnh đó.

Làm như Mẫn Huy là bác sĩ không bằng. Cứu mẹ, chữa bệnh cho mẹ là tài năng của bác sĩ chứ Mẫn Huy thì làm gì được. Nếu Mẫn Huy cưới Đan Uyên mà bà Huệ Ngân khỏi bệnh ngay chắc anh cũng cưới liền.

– Mẹ con nói phải đó Mẫn Huy. Con cưới Đan Uyên mẹ con sẽ khỏi bệnh ngay.

Ông Mẫn Kha bước vào phòng, nghe hai mẹ con bà Huệ Ngân trò chuyện đã khẳng định như thế.

Mẫn Huy quay ra:

– Ba mới vào!

Đưa mắt nhìn Mẫn Huy, ông Mẫn Kha dằn trước:

– Ba không muốn nghe con nói tiếng từ chối cưới Đan Uyên đâu!

Mẫn Huy bí xị:

– Ép buộc con như thế không ổn ba à.

– Sao không ổn? Đây là ba lo cho tương lai của con.

– Con có công việc của con.

– Dẹp cái việc làm tranh cát vớ vẩn ấy đi!

Ông Mẫn Kha đâu có biết là Mẫn Huy đã triển lãm tranh cát rất thành công.

Anh đã quyết đi theo con đường nghệ thuật của thể loại tạo hình mới nầy. Tranh cát là niềm đam mê của Mẫn Huy.

Mẫn Huy nói nhanh:

– Con làm tranh cát khá tốt ba à.

Ông Mẫn Kha nghiêm mặt:

– Ba không cần biết chuyện tranh cát của con. Con hãy cưới Đan Uyên rồi lo làm ăn, ba giao cho con quản lý công ty địa ốc.

– Công ty của ba thì ba cứ quản lý.

Ông Mẫn Kha phàn nàn:

– Cái thằng, nói thế mà nghe được!

Bà Huệ Ngân lại bảo:

– Nếu con muốn làm tranh cát thì cứ mở công ty sản xuất. Hai vợ chồng cùng trông coi.

Ông Mẫn Kha tán thành:

– Ý kiến của bà cũng hay đó. Con cưới Đan Uyên rồi mở công ty sản xuất tranh cát.

Mẫn Huy nhăn mặt:

– Sao cứ bắt con cưới Đan Uyên hả ba?

Ông Mẫn Kha nhấn mạnh:

– Thì cưới Đan Uyên chứ chẳng lẽ con muốn cưới cô gái khác.

Mẫn Huy buột miệng tỉnh bơ:

– Con sẽ cưới cô gái con yêu.

Ông Mẫn Kha kêu lên gay gắt:

– Hả. Con yêu cô gái nào?

Rồi ông hăm he:

– Ba không bao giờ chấp nhận. Đừng nói với ba chuyện đó nghe chưa.

Bà Huệ Ngân ngồi bật dậy:

– Nếu con không chịu cưới Đan Uyên thì mẹ chết cho con vừa lòng.

Mẫn Huy không ngờ bà Huệ Ngân lại đặt anh vào tình huống như thế.

– Kìa, sao mẹ lại nói như vậy?

Bà Huệ Ngân thở mệt nhọc:

– Mẹ bệnh hoạn sống nay chết mai. Con không muốn cho mẹ khỏe mạnh thì mẹ chết cho rồi.

Mẫn Huy phân trần:

– Con luôn muốn mẹ mạnh khỏe sống lâu.

Ông Mẫn Kha nghiêm khắc nhắc nhở:

– Vậy thì hãy làm con có hiếu cho mẹ vui lòng, mẹ khỏi bệnh.

Bà Huệ Ngân làm áp lực:

– Con hãy hứa cho mẹ vui lòng.

Mặt Mẫn Huy bí xị như quả bóng xì hơi:

– Mẹ cứ dồn con vào thế bí.

Ông Mẫn Kha cáu kỉnh:

– Cái thằng! Bảo cưới vợ mà làm như ai bắt lên đoạn đầu đài.

Bà Huệ Ngân đưa tay ôm ngực thở dốc từng cơn:

– Con không hứa với mẹ sao Mẫn Huy?

Thấy mặt mẹ trắng bệch, Mẫn Huy lo sợ, vội gật đầu mà không kịp suy nghĩ gì cả.

– Được! Con hứa!

Mặt bà Huệ Ngân lộ vẻ hân hoan bà lại nằm xuống giường.

Ông Mẫn Kha bảo:

– Để ba gọi bác sĩ bác khám bệnh cho mẹ con.

Cha đã bước ra ngoài, còn mẹ thì thiu thiu ngủ, Mẫn Huy cảm thấy choáng váng quay cuồng. Anh đang đối đầu với một sự thật trớ trêu. Đồng ý cưới Đan Uyên.

Tại sao Mẫn Huy lại đồng ý? Anh đồng ý cưới Đan Uyên dễ dàng đến vậy sao? Vì sợ, bà Huệ Ngân có mệnh hệ nào, Mẫn Huy nhận lời cưới Đan Uyên.

Anh phải đối phó với chuyện nầy ra sao?

Có thể nào đây chỉ là một lời hứa mà không phải thực?

Mẫn Huy mong điều đó biết bao.

Nhưng không!

Chỉ hai ngày sau bà Huệ Ngân đòi xuất viện về nhà.

Cả nhà bắt đầu bàn chuyện đám cưới của Mẫn Huy với Đan Uyên.

Mẫn Huy né tránh cũng không được.
Anh Sẽ Đến
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10 (chương kết)