watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bị Thiêu Sống-- 12 - - tác giả Souad Souad

Souad

- 12 -

Tác giả: Souad

“Em trai em rất tốt. Nó đã tìm cách mang chuối vào cho em nhưng bác sĩ đã bảo nó đừng quay lại nữa.
– Thế ai đã làm em ra nông nỗi này?
– Đấy là anh rể em, anh Hussein, chồng của chị em. Mẹ em đựng thuốc độc trong cái cốc….”
Tôi được biết thêm một chút về những chuyện đã xảy ra với Souad. Cô ấy nói chuyện nhiều với tôi, nhưng đối với cô ấy, điều kiện chăm sóc của bệnh viện vẫn còn rất kinh khủng. Người ta tắm cho cô ấy được một lần bằng cách túm lấy mớ tóc ít ỏi còn dính trên đầu cô. Những vết bỏng bị nhiễm trùng, rỉ nước và chảy máu thường xuyên. Tôi đã nhìn thấy phần thân trên của cô ấy: đầu lúc nào cũng cúi gập xuống như người đang cầu nguyện, cằm bị dính chặt vào ngực. Cô ấy không cử động được hai tay. Người ta đã đổ xăng hay dầu hỏa lên đầu cô ấy. Nó bốc cháy rồi lan xuống cổ, xuống hai vành tai, xuống lưng, xuống hai tay và phía trên ngực. Có lẽ cô ấy nằm co quắp như xác ướp từ lúc người ta đưa cô ấy vào bệnh viện, và cô ấy vẫn trong tình trạng như vậy từ hơn mười lăm ngày trước. Ấy là chưa kể đến việc cô ấy sinh con trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê và đứa bé ấy đã biến mất. Có lẽ cô trợ tá xã hội đã mang nó vào trại trẻ mồ côi như gửi một gói hàng, nhưng trại mồ côi nào? Ở đâu? Tôi biết rất rõ tương lai của những đứa bé bị xem là con hoang. Nó không có hy vọng.
Kế hoạch của tôi quả thực điên rồ. Giai đoạn đầu, tôi muốn đưa Souad và Bethléem, thành phố đang nằm dưới quyền kiểm soát của Israel nhưng tôi và Souad vẫn có thể đến được. Chỉ đến đây chứ không phải nơi nào khác. Tôi biết ở đấy không có những phương tiện cần thiết để điều trị cho những bệnh nhân bỏng nặng. Nhưng trong giai đoạn hai ở Bethléem, Souad có thể được hưởng những điều kiện chăm sóc tối thiểu. Giai đoạn ba của kế hoạch: đưa cố ấy sang châu Âu với sự đồng ý của tổ chức Terre des hommes, lúc này tôi vẫn chưa báo cáo tổ chức về việc của Souad.
Đó là chưa kể đứa bé, tôi dự định trong lúc làm thủ tục cho Souad sẽ tranh thủ tìm đứa con của cô ấy.
Hôm anh bác sĩ Hassan được lên ôtô của tôi để thực hiện chuyến đi thứ hai đến nhà bố mẹ Souad, tôi thấy anh ta vẫn còn lo lắng. Vẫn cách tiếp đón ấy, ngoài sân, dưới bóng cây, vẫn kiểu mở đầu câu chuyện sáo rỗng ấy, nhưng lần này tôi hỏi đến những người con mà tôi và Hassan chưa từng gặp.
“Bác có đông con lắm phải không? Họ đâu cả rồi?
– Chúng nó đều ra đồng cả. Chúng tôi có một đứa con gái đã lấy chồng. Nó có hai thằng cu, và một đứa con trai đã có vợ, thằng này cũng sinh được hai thằng cu.”
Sinh được con trai thì còn gì bằng. Cần phải chúc mừng ông chủ gia đình. Và cũng phải phàn nàn hộ ông ta.
“Cháu nghe nói bác có một cô con gái khiến bác phiền lòng nhiều phải không?
– Ya haram[3]”! Chuyện xảy đến với chúng tôi thật kinh khủng! Thật bất hạnh!
– Vâng, thật đáng tiếc cho gia đình ta.
– Phải, rất đáng tiếc. Allah karim[4]! Chỉ có đấng Allah là cao cả!
– Ở trong làng, ai gặp phải những vấn đề khó khăn như thế cũng sẽ rất đau buồn…
– Phải … chúng tôi rất khổ sở.”
Bà mẹ không nói gì. Vẫn đứng thẳng, không nhúc nhích.
“Bác ạ, dù sao chăng nữa cô ấy cũng sắp chết, tình trạng cô ấy nguy cấp lắm rồi.
– Phải, Allah karim!”
Và anh bác sĩ Hassan tiếp thêm bằng một câu rất chuyên môn:
“Vâng, thật sự cô ấy nguy lắm rồi.”
Anh ta đã hiểu mục đích của cuộc mặc cả kỳ quặc về cái chết của một cô gái trẻ. Anh ta giúp tôi bằng cách tỏ rõ cho gia đình này thấy Souad trước sau gì thì cũng phải chết, trong khi cả anh ta và tôi đều mong điều ngược lại…. Anh ta thay phiên tiếp sức cho tôi. Rốt cuộc, ông bố thổ lộ cho Hassan biết mối lo âu chính của cả nhà:
“Tôi chỉ mong chúng tôi được yên thân sống trong làng.
– Chuyện ấy thì chắc chắn rồi. Dù thế nào đi chăng nữa, cô ấy cũng sắp chết.
– Nếu Đấng Tối cao muốn như vậy thì cũng là số mệnh cả thôi! Chúng ta không thể cưỡng lại.”
Nhưng ông ta không hề đả động những chuyện đã xảy đến với Souad. Và tôi đợi thời điểm thuận tiện để tiến thêm một bước trên bàn cờ:
“Nhưng nếu cô ấy chết ở đây thì bác vẫn phải tốn kém nhiều. Bác sẽ cho chôn cất như thế nào? Và ở đâu kia?
– Chôn cất ngay đây, ở ngoài vườn.
– Hay là thế này bác ạ. Nếu cháu mang cô ấy theo, cô ấy sẽ chết ở nơi khác và bác sẽ không phải lo nghĩ đến bất cứ vấn đề gì nữa.”
Đối với cha mẹ Souad, việc tôi đưa cô ấy đi chết ở nơi khác rõ ràng chẳng có ý nghĩa gì với họ. Cả đời họ chưa từng nghe một việc như thế. Hassan cũng nhận thấy điều này, anh nhấn mạnh thêm:
“Tính kỹ lại, nếu làm như thế sẽ bớt được nhiều phiền hà cho bác và cho tất cả mọi người trong làng…
– Phải, nhưng chúng tôi cứ chôn cất nó như thế, nếu Đấng Tối cao muốn vậy, và chúng tôi nói với mọi người là đã chôn cất rồi, thế là xong.
Cháu không biết, nhưng xin bác cứ suy nghĩ kỹ lại. Cháu có thể để cô ấy chết ở nơi khác. Cháu có thể làm như thế, nếu bác thấy tiện cho gia đình ta….”
Thật tàn nhẫn, nhưng trong trò chơi quái đản này, tôi có thể đặt cược trên cái chết mà thôi. Nếu tôi bàn đến chuyện cứu sống và chữa trị cho Souad thì họ sẽ hoảng sợ ngay. Thế là, họ nói với Hassan và tôi rằng họ cần trao đổi với nhau. Một cách gián tiếp để chúng tôi hiểu đã đến lúc phải ra về. Sau khi cúi chào theo phong tục, chúng tôi hẹn sẽ quay trở lại. Phải nghĩ ra sao về toan tính của chúng tôi lúc ấy? Liệu chúng tôi đã đi đúng hướng chưa? Một mặt, Souad sẽ biến mất, mặt khác, gia đình cô ấy sẽ phục hồi danh dự trong mắt mọi người trong làng.
Thánh Allah luôn cao cả, chính ông bố đã nói thế. Cần phải biết kiên nhẫn.
Trong khoảng thời gian ấy, ngày nào tôi cũng đến bệnh viện tìm cách xin cho Souad những điều kiện chăm sóc tối thiểu. Nhờ sự có mặt của tôi mà những người ở bệnh viện bắt buộc phải cố gắng. Chẳng hạn như tẩy trùng những vết bỏng thường xuyên hơn. Nhưng vẫn không có thuốc giảm đau cũng như các loại thuốc đặc trị. Da của cô gái đáng thương vẫn còn là vết bỏng khổng lồ, gây nhiều đau đớn cho cô ấy và rất khó chấp nhận trong mắt người ngoài. Nhiều lúc tôi nghĩ đến, như trong giấc mơ của câu chuyện cổ tích, những bệnh viện ở đất nước tôi, ở Pháp, ở Navarre hoặc ở nước nào đó, nơi mà những bệnh nhân bỏng nặng được chăm sóc, chữa trị rất cẩn thận và tận tình để hạn chế tối đa những cơn đau….
Và chúng tôi trở lại với cuộc thương thuyết, vẫn là hai chúng tôi, anh bác sĩ Hassan can đảm và tôi. Thỏi sắt đang nóng thì phải rèn ngay, đề xuất đưa ra phải vừa tế nhị vừa chắc chắn:
“Nếu cô ấy chết tại đây, mọi chuyện sẽ không ổn. Ngay cả chết trong bệnh viện chăng nữa, thì vẫn không tiện cho bác đâu. Nhưng chúng cháu có thể mang cô ấy đi thật xa, đến một nước nào đó. Và như thế, tất cả sẽ kết thúc, bác có thể nói với mọi người trong làng là cô ấy đã chết. Cô ấy chết ở một đất nước khác và nhà ra sẽ không bao giờ nghe nói đến cô ấy nữa.”
Lúc này, cuộc thương lượng càng trở nên căng thẳng. Nếu không có loại giấy tờ thì dù có được họ đồng ý tôi cũng sẽ không làm được gì. Mà tôi thì đã sắp đạt được mục đích. Tôi không hỏi thêm chuyện gì khác, không hỏi ai đã gây ra chuyện này cũng không hỏi ai là bố đứa trẻ. Những chuyện như thế đều không đáng kể trong cuộc thương lượng này, có nhắc đến cũng chỉ làm hoen ố danh dự của họ mà thôi. Điều tôi quan tâm là thuyết phục thế nào để họ tin rằng con gái họ sắp chết, nhưng chết ở một nơi khác. Để họ nghĩ rằng tôi là một con điên, một người nước ngoài kỳ quái mà họ nên lợi dụng theo chiều hướng có lợi cho họ.
Tôi cảm thấy câu chuyện có vẻ tiến triển. Nếu họ bằng lòng thì ngay sau khi chúng tôi ra về, họ có thể tuyên bố với cả làng rằng con gái họ đã chết, không cần phải giải thích thêm chi tiết nào, không cần phải tổ chức chôn cất trong vườn. Họ có thể kể bất cứ chuyện gì họ muốn và thậm chí, họ còn có thể báo thù cho danh dự của mình theo cách riêng của họ. Quả thực rất điên rồ nếu ra nghĩ đến chuyện này theo lối tư duy của người phương Tây… và không tưởng tượng nổi khi ta đạt được mục đích trong những điều kiện như vậy. Như thế, sự mặc cả này không làm lương tâm họ cắn rứt một chút nào. Ở đây, đạo đức và luân lý có điểm đặc biệt là chỉ chống lại đàn bà con gái, buộc họ phải tuân theo những luật lệ có lợi cho cánh đàn ông trong bộ tộc. Chính bà mẹ đã chấp nhận đạo luật này khi muốn đứa con gái của mình phải chết và biến mất vĩnh viễn. Bà ta không thể làm khác và trong thâm tâm, tôi cảm thấy thương bà ta. Nếu không, tôi sẽ không còn cảm thấy gì khác. Dù ở châu Phi, Ấn Độ, Jordanie hoặc ở Cisjordanie, tôi đều phải tự thích ứng với các nền văn hóa và tôn trọng những phong tục cổ truyền. Mục đích duy nhất của tôi là giúp đỡ nạn nhân của những hủ tục ấy, không phân biệt họ là nam hay nữ. Nhưng trong đời tôi, đây là lần đầu tiên tôi thương lượng một mạng người theo cách này. Họ đã nhượng bộ.
Ông bố bắt tôi phải hứa và bà mẹ cũng bắt tôi phải hứa là không bao giờ để họ phải thấy lại cô con gái nữa! KHÔNG BAO GIỜ nữa ư!
“Không! Không bao giờ nữa! KHÔNG ĐỜI NÀO!”
Tôi hứa. Nhưng để giữ được lời hứa của mình, để đưa được Souad ra nước ngoài tôi cần phải làm đủ giấy tờ cho cô ấy.
“Cháu xin bác giúp cho việc này nữa… Có lẽ cũng khó khăn cho bác một chút, nhưng cháu sẽ cùng đi với bác và cháu sẽ giúp bác. Chúng ta phải đến cơ quan cấp giấy tờ căn cước và xuất nhập cảnh”.
Trở ngại mới này ngay lập tức khiến họ lo lắng. Mọi sự tiếp xúc với cộng đồng Israel, nhất là đối với các nhà chức trách Israel đều là vấn đề rất đáng ngại đối với họ.
“Hai bác sẽ cùng đi với cháu đến Jérusalem, cả bác và bác gái, cùng ký tên.
– Nhưng chúng tôi không biết đọc, biết viết!
– Không sao cả, bác chỉ cần lấy dấu vân tay điểm chỉ cũng được….
– Được rồi, chúng tôi sẽ đi với cô.”
Lần này, tôi phải dọn đường với nhà chức trách Israel trước khi quay lại tìm cha mẹ Souad. Thật may là tôi có quen với rất nhiều người làm việc ở bộ phận cấp thị thực tại Jérusalem. Ở đây, tôi trình bày ý định của tôi và các nhân viên cũng biết rõ những việc tôi làm cho trẻ em. Vả lại, tôi đang cứu một đứa trẻ. Souad bảo với tôi là mười bảy tuổi nhưng có hề chi, cô ấy vẫn còn là một đứa trẻ. Tôi cho các viên chức Israel biết tôi sẽ đưa đến chỗ cha mẹ của một cô gái đang bệnh nặng và nhắc họ không nên để hai người này phải đợi đến ba tiếng đồng hồ vì như thế, họ sẽ bỏ về ngay mà không chịu ký gì cả. Họ là những người không biết chữ và tôi cần phải có mặt để giúp họ làm thủ tục. Tôi sẽ đưa họ đến, nếu họ có giấy khai sinh, họ sẽ mang theo và cơ quan ở đây chỉ cần xác nhận tuổi cô gái trên giấy thông hành. Một lần nữa, tôi thấy mình quá liều lĩnh khi nói thêm rằng cô ấy sẽ ra nước ngoài với một đứa con. Trong khi tôi vẫn chưa biết hiện đứa bé đang ở đâu và làm thế nào để tìm ra nó.
Nhưng đó không phải là vấn đề lúc này: cứ lần lượt giải quyết từng việc một. Vấn đề duy nhất hiện nay là thúc giục cha mẹ Souad nhanh hơn và làm thế nào để Souad được chăm sóc nhiều hơn.
Dĩ nhiên, nhân viên hành chính Israel hỏi tôi:
“Nhưng chị có biết tên của cha đứa bé không?
– Không, tôi không biết.
– Thế có phải ghi là con hoang không?”
Lối gọi ấy áp dụng đối với giấy tờ hành chính làm tôi bực mình.
“Không, anh không nên ghi như thế. Mẹ đứa bé sẽ ra nước ngoài và tại các nước ấy chuyện con hoang của các anh không có giá trị gì đâu!”
Tờ giấy thông hành mà tôi xin cho Souad và con của cô ấy không phải là hộ chiếu mà chỉ là một tờ giấy cho phép đi khỏi lãnh thổ Palestine để đến một nước khác. Và Souad sẽ không bao giờ trở lại Palestine nữa. Nghĩa là, cô ấy không còn tồn tại trên đất nước của mình, sẽ bị gạch tên trong sổ quản lý nhân khẩu, cô gái bị thiêu sống ấy. Như đã chết.
“Anh làm cho tôi hai giấy thông hành, một cho người mẹ và một cho đứa bé.
Nhưng đứa bé ấy đâu?
– Tôi sẽ đi tìm.”
Thời gian dần trôi, nhưng khoảng một giờ sau, nhà chức trách Israel đã bật đèn xanh cho tôi. Và ngay sáng hôm sau, tôi đi đón bố mẹ Souad, lần này tôi đi một mình, như một chiến thắng lớn. Cả hai người lẳng lặng bước lên xe, như hai chiếc mặt nạ, và một lát sau, chúng tôi đến Jérusalem, đi thẳng vào phòng cấp thị thực. Đối với bố mẹ Souad, đây là vùng đất của kẻ thù, nơi mà theo lệ thường, họ vẫn bị đối xử chẳng ra gì.
Tôi ngồi bên cạnh họ và chờ. Đối với người Israel, tôi được xem là vật bảo đảm rằng hai người đi cùng với tôi không mang theo bom. Ở đây, kể từ ngày tôi làm việc với cộng đồng người Palestine và Israel, ai cũng biết tôi. Bỗng một nữ nhân viên đang xác lập giấy tờ vẫy tôi lại gần:
“Giấy khai sinh của cô gái là mười chín tuổi! Thế mà em bảo với bọn chị là cô ấy chỉ mới mười bảy!
– Chúng ta không nên cãi nhau vì chuyện nhỏ nhặt này, vả lại, cô ấy mười bảy hay mười chín thì cũng có thay đổi gì đâu….
– Sao em không đưa cô ấy đến đây? Cô ấy cũng phải ký tên chứ.
– Em không thể đưa cô ấy đến đây được vì cô ấy đang sắp chết trong bệnh viện.
– Thế còn đứa bé?
– Chị ơi, chị có thể bỏ qua tất cả được không. Trước mặt ông bố và bà mẹ này, chị đưa giấy thông hành của cô gái để họ ký tên vào, còn riêng cái giấy của đứa bé, em sẽ cung cấp cho chị đầy đủ các chi tiết và em sẽ đến lấy sau.”
Với những trường hợp không liên quan đến an ninh quốc gia, các nhân viên Israel đều tỏ ra hợp tác. Dạo tôi mới đến bắt đầu làm việc với tổ chức nhân đạo, mỗi lần đi công tác tại các vùng bị chiếm đóng, tôi thường bị binh sĩ Israel gọi lại. Mỗi lần như thế tôi phải tự xoay sở với họ. Nhưng khi biết tôi cũng lo cho những trẻ em Israel bị khuyết tật nghiêm trọng, kết quả của cuộc hôn phối giữa những người có cùng huyết thống trong một số cộng đồng thì mọi việc đối với tôi cũng được cải thiện rõ rệt. Khổ nhất là những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình sùng đạo đến mức cực đoan, anh em trong họ thường lấy nha nên đẻ ra những đứa con thiểu năng trí tuệ hoặc bị khuyết tật nghiêm trọng. Chuyện này cũng xảy ra trong một số gia đình Ả Rập sùng đạo. Công việc của tôi dạo ấy chủ yếu là giải quyết vấn đề này trong hai cộng đồng Israel và Ả Rập. Nhờ thế tôi có thể làm việc trong bầu không khí tin cậy lẫn nhau, đặc biệt với các cơ quan hành chính.
Cơ quan cấp giấy thông hành nằm bên ngoài khu vực tường thành, bên cạnh thành cổ Jérusalem. Cầm tờ giấy thông hành quý giá trong tay, tôi cùng cha mẹ Souad – từ bấy đến giờ chưa hề hé một lời – đi bộ giữa binh lính Israel súng ống đầy người, để lên ôtô. Lúc sáng vào làng đón họ đi như nào thì bây giờ tôi đưa họ về tận nhà như thế. Ông bố người thấp bé, tóc hung đỏ, cặp mắt xanh biếc trong bộ quần áo Keffieh màu trắng với chiếc gậy trong tay và bà mẹ mặc toàn màu đen, mắt lúc nào cũng cúi nhìn gấu áo dài.
Ít nhất cũng phải mất một tiếng để đi từ Jérusalem về đến ngôi làng. Lần đầu tiên, tuy cố tỏ vẻ xông xáo nhưng thực ra, tôi rất sợ gặp mặt họ. Còn bây giờ, tôi không sợ nữa, tôi cũng không phán xét họ mà tôi chỉ thầm nghĩ: “Những con người đáng thương.” Tất cả chúng ta đều là những con cờ trong tay định mệnh.
Trong lượt đi cũng như lượt về, họ lẳng lặng đi theo tôi, không nói một lời. Khi đến Jérusalem, họ tỏ ra lo sợ người Israel sẽ gây phiền hà. Tôi nói với họ là không phải sợ và mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp thôi. Ngoài một vài câu trao đổi cần thiết, tôi không có cuộc nói chuyện nào với họ. Tôi cũng không gặp những thành viên khác trong gia đình, cũng không xem bên trong ngôi nhà họ. Nhìn kỹ cha mẹ Souad, tôi thấy khó có thể tin được họ đã định giết con gái họ. Mặc dù kẻ ra tay giết người là người anh rể nhưng chính họ mới là người ra quyết định… Về sau, từ kinh nghiệm đầu tiên này, tôi có cùng những cảm nhận khi tiếp xúc với những ông bố và bà mẹ khác trong những trường hợp tương tự trường hợp của Souad. Tôi không thể xem họ là những kẻ giết người. Cha mẹ Souad không khóc nhưng tôi thấy nhiều người khóc vì chính họ là tù nhân của hủ tục kinh khủng ấy: giết người vì danh dự.
Khi xe dừng trước ngôi nhà gia đình họ, ngôi nhà lúc nào cũng đóng cửa im ỉm để che giấu những bí mật, những bất hạnh, họ lẳng lặng bước xuống. Tôi cũng lẳng lặng bước xuống. Tôi cũng lẳng lặng ra về. Kể từ đấy, tôi và họ không còn gặp nhau nữa.

o0o

Tôi có rất nhiều việc phải làm. Trước tiên, cần phải gặp sếp của tôi.
Edmod Kaiser là người sáng lập tổ chức Terre des hommes. Tôi chưa nói cho ông ấy biết về ý tưởng điên rồ của tôi. Trong bước thứ nhất, tôi phải “chung kết hóa”, nếu tôi có thể gọi như thế, về mặt hành chính. Thế rồi tôi xin gặp Edmond Kaiser. Hồi ấy Kaiser chưa hề nghe nói đến những chuyện như thế này. Tôi trình bày tóm lược tình hình với ông:
“Thế này, tôi có một cô gái bị thiêu sống, và cô ấy mới sinh một đứa bé. Tôi có ý định đưa cô ấy sang châu Âu nhưng tôi không biết đứa bé đang ở đâu. Ông có đồng ý làm vậy không?
– Dĩ nhiên là tôi đồng ý."
Edmond Kaiser là như thế. Một con người tuyệt vời, rất nhạy bén trước những trường hợp khẩn cấp. Câu hỏi vừa đặt ra là ông có câu trả lời ngay. Người ta có thể nói chuyện với ông một cách ngắn gọn như thế.
Tôi vội đưa Souad ra khỏi phòng cách ly vì ở đấy, Souad phải chịu đau đớn khổ sở như một con vật. Nhưng cũng chính tại nơi này, Souad và tôi đã may mắn nhận được sự giúp đỡ to lớn của cá nhân bác sĩ Hassan. Nếu không có sự tốt bụng và lòng can đảm của anh, chỉ Chúa mới biết tôi có thành công được hay không.
Cả hai chúng tôi quyết định đợi đến đêm để âm thầm đưa Souad ra ngoài trên một chiếc cáng cứu thương. Tôi cũng đồng ý với giám đốc bệnh viện là phải làm thế nào để không bị ai trông thấy. Tôi không biết họ có phao tin là Souad đã chết trong đêm ấy hay không, nhưng có lẽ họ đã làm vậy.
Tôi đặt Souad nằm ở ghế sau, khi đó vào khoảng ba hay bốn giờ sáng, và chúng tôi chạy thẳng đến một bệnh viện khác. Hồi ấy, chưa có nhiều hàng rào kiểm soát như khi xuất hiện phong trào nổi dậy của người Palestine. Chuyến đi không gặp trở ngại gì và tảng sáng, tôi đã đến nơi. Ở bệnh viện này, mọi thứ đã được chuẩn bị từ trước. Giám đốc bệnh viện đã được báo trước và tôi cũng đề nghị ở bệnh viện, đừng ai hỏi Souad về gia đình, về cha mẹ cô ấy.
Bệnh viện này được trang bị đầy đủ hơn, đặc biệt là sạch sẽ hơn. Họ nhận được sự giúp đỡ của Hội Nhân Đạo Malte. Souad được đưa vào một phòng riêng biệt. Hàng ngày, trong khi chờ đợi xin được thị thực đi châu Âu và nhất là chờ tim được đứa bé, tôi đều đến thăm cô ấy.
Cô ấy không nhắc gì đến đứa bé. Hình như với cô ấy, chỉ cần biết nó còn sống ở một nơi nào đó là đủ và vẻ dửng dưng bề ngoài ấy kể ra cũng rất dễ hiểu. Đau đớn, tủi nhục, lo lắng, áp lực: xét cả về tâm lý lẫn thể chất, cô ấy không thể tự xem mình là một người mẹ. Cần phải biết rằng, những điều kiện để người ta tiếp nhận một đứa con hoang do người mẹ có tội, cụ thể là bị thiêu sống vì danh dự sinh ra, khắc nghiệt đến nỗi tốt hơn hết là tách nó ra khỏi cộng đồng này. Nếu trên đất nước của mình, đứa bé có thể sống trong những điều kiện tốt thì có lẽ tôi đã quyết định để con của Souad lại. Đối với đứa bé cũng như đối với mẹ nó, đó sẽ là giải pháp đau lòng hơn cả. Nhưng buồn thay, đó là điều không thể. Suốt đời, đứa bé ấy sẽ phải sống với những nỗi nhục của mẹ nó, trong một trại mồ côi và sẽ bị mọi người khinh bỉ. Tôi phải đưa nó ra khỏi nơi ấy, cũng như Souad.
“Bao giờ chúng ta đi?”
Souad chỉ nghĩ đến chuyện ra đi, mỗi lần tôi vào thăm, cô ấy đều hỏi tôi câu đó.
“Khi nào có thị thực chúng ta sẽ đi. Nhất định sẽ có, em đừng lo gì cả.”
Cô ấy phàn nàn với tôi về những cô y tá không cẩn thận khi tháo băng, mỗi lần trông thấy họ đến gần, cô ấy hét lên, và cảm thấy bị ngược đãi. Tôi ngờ rằng các điều kiện chăm sóc ở đây, tuy có vệ sinh hơn, vẫn chưa đáng được gọi là lý tưởng. Nhưng làm sao có thể khác được khi thị thực còn chưa xong? Những giấy tờ kiểu này không bao giờ làm nhanh được.
Và trong lúc ấy, tôi vận động những chỗ quen biết để tìm đứa bé. Chị bạn tôi, người trước đây đã báo với tôi về trường hợp của Souad, liền liên hệ với một nữ trợ tá xã hội với thái độ hết sức dè dặt. Cô này còn tỏ ra dè dặt hơn. Chị bạn tôi đã thuật lại rất rõ ràng:
“Cô ấy bảo cô ấy biết đứa bé đang ở đâu, đó là một bé trai, nhưng không thể mang nó ra ngoài dễ dàng như thế được, đó là điều không thể. Cô ấy còn cho là chị sai lầm khi muốn xen vào chuyện đứa bé. Nó sẽ là một gánh nặng nữa cho chị và sau đó là cho mẹ nó!”
Tôi đi hỏi ý kiến của Souad:
“Con trai em tên gì?
– Tên nó là Marouan.
– Em đặt cho nó cái tên ấy phải không?
– Vâng. Em đã đặt tên cho nó. Lúc ấy, ông bác sĩ đã hỏi em tên của nó….”
Cô ấy có những lúc mất trí nhớ xen với những lúc tỉnh táo lạ thường thành ra nhiều khi tôi không biết đâu mà lần. Cô ấy đã quên những giây phút khủng khiếp nhất khi đứa con được sinh ra, quên là người ta nói đó là con trai và chưa bao giờ nói với tôi về tên của nó. Thế mà đột nhiên, bằng một câu hỏi bình thường, tôi đã có ngay câu trả lời chính xác. Tôi tiếp tục theo hướng ấy:
“Em nghĩ thế nào về việc này? Chị cho rằng chúng ta sẽ không đi nếu không có Marouan. Chị sẽ đi tìm nó, chúng ta không thể bỏ nó ở lại đây được…”
Souad len lén nhìn tôi, nhìn một cách khó khăn vì cằm vẫn dính chặt vào ngực.
“Chị tin như thế ư?
– Phải, chị tin. Em, em sắp đi, em sắp được cứu thoát. Nhưng Marouan thì sao? Chị biết rõ nếu bị bỏ lại, nó sẽ sống trong những điều kiện như thế nào, đó sẽ là địa ngục đối với nó.”
Nó sẽ mãi là con trai của một charmuta. Con trai của một con đĩ. Tôi không nói ra nhưng chắc chắn Souad đã biết. Tôi hiểu điều đó qua câu: “Chị tin như thế ư?” đầy thảng thốt. Cô ấy rất thực tế.
Thế là tôi đi tìm đứa bé. Trước tiên, tôi đến thăm một, hai trại mồ côi, cố tìm dấu vết của một đứa bé hiện giờ được khoảng hai tháng tuổi và có tên là Marouan. Nhưng tôi không thấy và tôi cũng không có được những điều kiện thuận lợi để có thể tìm ra đứa bé. Cô trợ tá xã hội lại không ưa những cô gái như Souad. Cô ta là người Palestine, thuộc một gia đình tử tế, nhưng truyền thống vẫn là truyền thống. Nếu không có cô ta giúp, có lẽ tôi sẽ không làm gì được. Do tôi năn nỉ mãi, và nhất là để làm vui lòng chị bạn tôi, cô ta đã cho tôi biết trung tâm nơi thằng bé được gửi vào. Hồi ấy, đó thật sự là một ổ chuột chứ không phải là trại mồ côi. Và đưa thằng bé ra khỏi đấy là một việc vô cùng phức tạp. Nó là tù nhân của chính hệ thống đã đưa nó vào đây.
Tôi bèn đi vận động khắp nơi, và cuối cùng, khoảng mười lăm ngày sau, tôi đã tìm thấy lối thoát. Tôi đến gặp rất nhiều người. Có người chủ trương để thằng bé chịu chung số phận với mẹ nó, có người muốn gạt bỏ một vấn đề rắc rối đồng thời bớt đi một miệng ăn. Rốt cuộc cũng có người có lòng nhân ái và hiểu được sự bướng bỉnh của tôi. Sau cùng, tôi được bế trên tay một đứa bé hai tháng tuổi, một cái đầu bé xíu, trông như quả lê, trên trán có một cục u, hậu quả của sự ra đời sớm hơn thời hạn tự nhiên. Nhưng nó có sức khỏe tốt, về phần nó, như thế có thể xem là một kỳ tích. Nó không được nằm trong lồng ấp dành cho trẻ sinh thiếu tháng, cũng không được âu yếm vỗ về. Nó chỉ còn dấu vết của bệnh vàng da thường thấy ở trẻ sơ sinh. Tôi chỉ sợ nó có những vấn đề nghiêm trọng hơn. Mẹ nó đã bốc cháy như ngọn đuốc với cái thai trong bụng và sinh nó trong những điều kiện rùng rợn như cơn ác mộng. Nó gầy nhưng vẫn ổn. Nó giương đôi mắt tròn nhìn tôi, không khóc, không quấy.
Tôi là ai được nhỉ? Zorro chăng? Tôi ngốc thật, nó làm sao biết Zorro là ai…
Tôi đã quen với những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng. Hồi ấy, trong một nhà tình thương, chúng tôi có sáu mươi đứa như thế. Nhưng tôi vẫn đưa Marouan về nhà, ở đấy tôi có đủ những thứ cần thiết để chăm sóc bé. Tôi đã từng đưa những đứa trẻ bị bệnh nặng sang châu Âu phẫu thuật. Ban đêm, tôi cho Marouan nằm ngủ trong một cái giỏ, quấn tã, mặc quần áo và cho bé bú sữa. Tôi đã nhận được thị thực. Tôi đã có mọi thứ cần thiết. Edmond Kaiser đang chờ chúng tôi ở Lausanne, trụ sở của CHU[5], trong khu dành riêng cho bệnh nhân bỏng nặng.
Sáng mai, chuyến khởi hành vô cùng quan trọng sẽ bắt đầu. Người mẹ được chở trên chiếc cáng cứu thương để đáp máy bay từ Tel–Aviv. Souad ngoan ngoãn như một cô bé. Xem chừng cô ấy đau lắm nhưng khi tôi hỏi: “Ổn chứ? Em không quá đau chứ?” Cô ấy đã trả lời tôi rất đơn giản: “Có, em đau”. Thế thôi.
“Hay chị xoay cho em nằm nghiêng một chút nhé, như thế đỡ hơn chứ?
– Vâng, như thế sẽ đỡ hơn. Cảm ơn chị.”
Lúc nào cũng “cảm ơn”. Cảm ơn về cái xe lăn ngoài sân bay, loại xe mà cả đời Souad chưa từng nhìn thấy. Cảm ơn về cốc cà phê uống bằng ống hút. Cảm ơn vì được đặt nằm nghỉ trong một góc, trong khi chờ được kiểm tra vé. Do tôi phải bế thằng bé và như thế sẽ rất vướng víu khi làm những thủ tục thường mất khá thời gian, nên tôi bảo Souad: “Này, chị để thằng bé nằm trên người em đấy, em đừng nhúc nhích nhé…”
Ánh mắt của Souad thoáng chút hoảng hốt. Những vết bỏng không cho phép cô ấy có thể ôm đứa bé trong tay. Cô ấy chỉ có thể nhấc hai tay sát vào người đứa bé với nét mặt căng thẳng. Lúc tôi giao thằng bé cho cô ấy, cô ấy phác một cử chỉ lộ rõ vẻ sợ hãi. Quả thực rất khó khăn đối với cô ấy.
“Em cứ nằm yên như thế. Chị quay lại ngay.”
Tôi buộc phải để cô ấy trông thằng bé. Một mình tôi không thể vừa đẩy chiếc xe lăn, vừa bế thằng bé vừa đến từng bàn ở sân bay để trình hộ chiếu, thị thực, giấy thông hành và giải thích về những người đi kèm kỳ lạ của tôi.
Và đó quả là một cơn ác mộng vì hành khách đi qua chỗ Souad nằm đều cất tiếng trầm trồ như bất cứ ai khi nhìn thấy một đứa bé: “Ôi, thằng bé kháu nhỉ! Ôi, dễ thương quá!”.
Họ thậm chí không nhìn người mẹ, khuôn mặt biến dạng, đang gục đầu trên thằng bé ấy. Dưới lớp áo bệnh nhân, cả phần trên cơ thể Souad đều quấn băng kín. Rất khó có thể mặc quần áo cho cô ấy, cô ấy chỉ mặc một trong những cái áo vest bằng len của tôi và một cái chăn đắp ngang người. Cô ấy không thể ngẩng đầu lên để nói “cảm ơn” những người đi qua, và tôi biết đứa bé mà người này cho là kháu khỉnh đã làm Souad hoảng sợ đến thế nào.
Khi để Souad nằm đấy với đứa bé để đi làm thủ tục, tôi tự nhủ rằng cảnh tượng vừa rồi thật siêu thực. Cô ấy nằm đó, bị bỏng toàn thân, với thằng bé trong tay. Cô ấy đã sống trong địa ngục, thằng bé cũng thế và mọi người đi ngang qua thì mỉm cười: “Ôi! Đứa bé xinh ghê!”
Lúc lên máy bay, một vấn đề khác bỗng nảy sinh: Làm thế nào để đưa Souad vào bên trong máy bay. Tôi đã đẩy chiếc xe lăn lên cầu thang máy bay nhưng rồi tôi không biết phải tiếp tục xoay sở ra sao. Nhiều người Israel đã có kỹ thuật riêng của họ. Họ đưa một chiếc cần trục khổng lồ đến và Souad được ngồi vào một cái “cabin” treo lơ lửng ở đầu cầu trục. “Cabin” từ từ lên cao, đến ngang tầm cửa máy bay thì hai nhân viên đón chiếc xe lăn của Souad rồi đẩy vào trong.
Tôi đặt sẵn ba chỗ ở phía trước để cô ấy có chỗ nằm và các tiếp viên hàng không đã căng một tấm màn để hành khách khác không nhìn thấy cô ấy. Marouan thì nằm trong một cái nôi do công ty hàng không cung cấp. Bay thẳng đến Lausanne.
Souad không hề than phiền lấy một lời. Chốc chốc, tôi lại cố giúp cô ấy thay đổi tư thế nằm nhưng không có cách gì giúp cô ấy bớt đau được. Những viên thuốc giảm đau không giúp được nhiều. Trông cô ấy hơi phờ phạc, có vẻ buồn ngủ nhưng đầy tự tin. Cô ấy đang chờ. Tôi không thể cho cô ấy ăn được, chỉ cho cô ấy uống bằng một ống hút. Tôi lo thay tã cho Marouan, còn Souad vẫn tránh không dám nhìn thằng bé.
Cô ấy đã chịu đựng rất nhiều chuyện vô cùng phức tạp. Cô ấy không hề biết Thụy Sĩ, đất nước mà tôi đưa cô ấy đến chữa trị, là gì. Chưa bao giờ cô ấy trông thấy một chiếc máy bay, một chiếc cần trục, và nhiều người đến thế tại sân bay. Tôi đã mang theo một cô gái “hoang dã”, mù chữ nhưng không ngừng khám phá mọi vật, những vật có thể sẽ rất kinh khủng đối với cô ấy. Và tôi cũng biết rằng những đau đớn đó còn lâu mới có thể kết thúc được. Phải mất nhiều thời gian thì sự sống sót ấy mới có thể dần trở thành một cuộc sống bình thường. Tôi cũng không biết người ta có thể phẫu thuật được cho cô ấy hay không, cũng không biết còn có thể ghép da cho cô ấy hay không. Sau đấy sẽ là hòa nhập với thế giới phương Tây, học một ngôn ngữ mới và tất cả những điều khác. Mỗi khi “đánh tháo” cho một nạn nhân, chúng tôi biết đó là trách nhiệm phải đảm nhận suốt đời, như Edmond Kaiser vẫn còn.
Souad nằm xoay đầu về phía cửa sổ máy bay. Trong tình trạng hiện nay, tôi không tin cô ấy có khả năng nghĩ đến những gì đang chờ đợi mình trong những ngày sắp tới. Cô ấy đang hy vọng mà không biết chính xác mình đang hy vọng điều gì.
“Em nhìn thấy gì kia không? Người ta gọi là mây đấy.”
Cô ấy đang ngủ. Tuy có lớp màn bao quanh nhưng một vài hành khách vẫn phàn nàn có mùi khó chịu trên máy bay. Kể từ lần đầu tiên tôi đến thăm Souad trong gian phòng cách ly và chết chóc ấy, tính đến nay đã hai tháng. Mỗi centimet da nửa người phía trên và hai cánh tay Souad đã phân hủy thành một vết thương rộng hoác, rỉ mủ. Những hành khách đi cùng chuyến bay có thể đã bịt mũi và nhăn mặt với các nữ tiếp viên để tỏ ý ghê tởm, nhưng tôi không bận tâm chuyện đó. Tôi đưa sang châu Âu một cô gái bị thiêu sống và đứa con của cô ấy, một ngày kia họ sẽ biết ra sao. Họ cũng sẽ biết rằng, ở tất cả những nước có tục lệ giết người vì danh dự theo luật của những người đàn ông, đã có nhiều cô gái khác bị giết hoặc sẽ bị giết. Chuyện ấy xảy ra tại Cisjordanie nhưng cũng có thể tại Jordanie, Thổ Nhĩ Kỳ, Irak, Yémen, Ấn Độ, Pakistan, thậm chí tại Israel và cả châu Âu nữa. Họ sẽ biết rằng rất ít phụ nữ thoát chết sau đó đã phải trốn tránh suốt đời để không bị những kẻ sát nhân tìm thấy. Bởi vì có nhiều trường hợp bọn sát nhân tìm được nạn nhân của chúng. Họ sẽ biết được rằng phần lớn các tổ chức nhân đạo không quan tâm đến những phụ nữ ấy vì đó là những trường hợp xã hội cá biệt, mang đặc thù “văn hóa”! Và rằng, tại một số quốc gia, luật pháp bảo vệ những kẻ sát nhân. Những trường hợp này không nằm trong khuôn khổ các chiến dịch lớn được phát động nhằm đẩy lùi nạn đói và chiến tranh, giúp đỡ những người tị nạn hoặc đối phó với đại dịch. Tôi có thể hiểu và chấp nhận điều ấy. Trên công trường thế giới buồn thảm này, mỗi người trong chúng ta ai cũng có vai trò của riêng mình. Và kinh nghiệm mà tôi vừa trải qua chứng tỏ rằng phải rất khó khăn và mất thời gian hơn nữa mới có thể bí mật thâm nhập vào một quốc gia, tìm dấu vết của những nạn nhân của tội ác vì danh dự, và giúp đỡ họ, bất chấp mọi nguy hiểm rủi ro.
Souad là vụ “đánh tháo” đầu tiên của tôi, nhưng nhiệm vụ của tôi vẫn chưa kết thúc. Ngăn không để cho Souad phải chết là một chuyện, nhưng để cho cô ấy sống lại là một chuyện khác.
Chú Thích:
[3] Haram (tiếng Ả Rập): Khốn nạn thay!
[4] Allah karim (tiếng Ả Rập): Lạy thánh Allah!
[5] CHU: Trung tâm điều trị của phân viện y khoa.



“Em trai em rất tốt. Nó đã tìm cách mang chuối vào cho em nhưng bác sĩ đã bảo nó đừng quay lại nữa.

– Thế ai đã làm em ra nông nỗi này?

– Đấy là anh rể em, anh Hussein, chồng của chị em. Mẹ em đựng thuốc độc trong cái cốc….”

Tôi được biết thêm một chút về những chuyện đã xảy ra với Souad. Cô ấy nói chuyện nhiều với tôi, nhưng đối với cô ấy, điều kiện chăm sóc của bệnh viện vẫn còn rất kinh khủng. Người ta tắm cho cô ấy được một lần bằng cách túm lấy mớ tóc ít ỏi còn dính trên đầu cô. Những vết bỏng bị nhiễm trùng, rỉ nước và chảy máu thường xuyên. Tôi đã nhìn thấy phần thân trên của cô ấy: đầu lúc nào cũng cúi gập xuống như người đang cầu nguyện, cằm bị dính chặt vào ngực. Cô ấy không cử động được hai tay. Người ta đã đổ xăng hay dầu hỏa lên đầu cô ấy. Nó bốc cháy rồi lan xuống cổ, xuống hai vành tai, xuống lưng, xuống hai tay và phía trên ngực. Có lẽ cô ấy nằm co quắp như xác ướp từ lúc người ta đưa cô ấy vào bệnh viện, và cô ấy vẫn trong tình trạng như vậy từ hơn mười lăm ngày trước. Ấy là chưa kể đến việc cô ấy sinh con trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê và đứa bé ấy đã biến mất. Có lẽ cô trợ tá xã hội đã mang nó vào trại trẻ mồ côi như gửi một gói hàng, nhưng trại mồ côi nào? Ở đâu? Tôi biết rất rõ tương lai của những đứa bé bị xem là con hoang. Nó không có hy vọng.

Kế hoạch của tôi quả thực điên rồ. Giai đoạn đầu, tôi muốn đưa Souad và Bethléem, thành phố đang nằm dưới quyền kiểm soát của Israel nhưng tôi và Souad vẫn có thể đến được. Chỉ đến đây chứ không phải nơi nào khác. Tôi biết ở đấy không có những phương tiện cần thiết để điều trị cho những bệnh nhân bỏng nặng. Nhưng trong giai đoạn hai ở Bethléem, Souad có thể được hưởng những điều kiện chăm sóc tối thiểu. Giai đoạn ba của kế hoạch: đưa cố ấy sang châu Âu với sự đồng ý của tổ chức Terre des hommes, lúc này tôi vẫn chưa báo cáo tổ chức về việc của Souad.

Đó là chưa kể đứa bé, tôi dự định trong lúc làm thủ tục cho Souad sẽ tranh thủ tìm đứa con của cô ấy.

Hôm anh bác sĩ Hassan được lên ôtô của tôi để thực hiện chuyến đi thứ hai đến nhà bố mẹ Souad, tôi thấy anh ta vẫn còn lo lắng. Vẫn cách tiếp đón ấy, ngoài sân, dưới bóng cây, vẫn kiểu mở đầu câu chuyện sáo rỗng ấy, nhưng lần này tôi hỏi đến những người con mà tôi và Hassan chưa từng gặp.

“Bác có đông con lắm phải không? Họ đâu cả rồi?

– Chúng nó đều ra đồng cả. Chúng tôi có một đứa con gái đã lấy chồng. Nó có hai thằng cu, và một đứa con trai đã có vợ, thằng này cũng sinh được hai thằng cu.”

Sinh được con trai thì còn gì bằng. Cần phải chúc mừng ông chủ gia đình. Và cũng phải phàn nàn hộ ông ta.

“Cháu nghe nói bác có một cô con gái khiến bác phiền lòng nhiều phải không?

– Ya haram[3]”! Chuyện xảy đến với chúng tôi thật kinh khủng! Thật bất hạnh!

– Vâng, thật đáng tiếc cho gia đình ta.

– Phải, rất đáng tiếc. Allah karim[4]! Chỉ có đấng Allah là cao cả!

– Ở trong làng, ai gặp phải những vấn đề khó khăn như thế cũng sẽ rất đau buồn…

– Phải … chúng tôi rất khổ sở.”

Bà mẹ không nói gì. Vẫn đứng thẳng, không nhúc nhích.

“Bác ạ, dù sao chăng nữa cô ấy cũng sắp chết, tình trạng cô ấy nguy cấp lắm rồi.

– Phải, Allah karim!”

Và anh bác sĩ Hassan tiếp thêm bằng một câu rất chuyên môn:

“Vâng, thật sự cô ấy nguy lắm rồi.”

Anh ta đã hiểu mục đích của cuộc mặc cả kỳ quặc về cái chết của một cô gái trẻ. Anh ta giúp tôi bằng cách tỏ rõ cho gia đình này thấy Souad trước sau gì thì cũng phải chết, trong khi cả anh ta và tôi đều mong điều ngược lại…. Anh ta thay phiên tiếp sức cho tôi. Rốt cuộc, ông bố thổ lộ cho Hassan biết mối lo âu chính của cả nhà:

“Tôi chỉ mong chúng tôi được yên thân sống trong làng.

– Chuyện ấy thì chắc chắn rồi. Dù thế nào đi chăng nữa, cô ấy cũng sắp chết.

– Nếu Đấng Tối cao muốn như vậy thì cũng là số mệnh cả thôi! Chúng ta không thể cưỡng lại.”

Nhưng ông ta không hề đả động những chuyện đã xảy đến với Souad. Và tôi đợi thời điểm thuận tiện để tiến thêm một bước trên bàn cờ:

“Nhưng nếu cô ấy chết ở đây thì bác vẫn phải tốn kém nhiều. Bác sẽ cho chôn cất như thế nào? Và ở đâu kia?

– Chôn cất ngay đây, ở ngoài vườn.

– Hay là thế này bác ạ. Nếu cháu mang cô ấy theo, cô ấy sẽ chết ở nơi khác và bác sẽ không phải lo nghĩ đến bất cứ vấn đề gì nữa.”

Đối với cha mẹ Souad, việc tôi đưa cô ấy đi chết ở nơi khác rõ ràng chẳng có ý nghĩa gì với họ. Cả đời họ chưa từng nghe một việc như thế. Hassan cũng nhận thấy điều này, anh nhấn mạnh thêm:

“Tính kỹ lại, nếu làm như thế sẽ bớt được nhiều phiền hà cho bác và cho tất cả mọi người trong làng…

– Phải, nhưng chúng tôi cứ chôn cất nó như thế, nếu Đấng Tối cao muốn vậy, và chúng tôi nói với mọi người là đã chôn cất rồi, thế là xong.

Cháu không biết, nhưng xin bác cứ suy nghĩ kỹ lại. Cháu có thể để cô ấy chết ở nơi khác. Cháu có thể làm như thế, nếu bác thấy tiện cho gia đình ta….”

Thật tàn nhẫn, nhưng trong trò chơi quái đản này, tôi có thể đặt cược trên cái chết mà thôi. Nếu tôi bàn đến chuyện cứu sống và chữa trị cho Souad thì họ sẽ hoảng sợ ngay. Thế là, họ nói với Hassan và tôi rằng họ cần trao đổi với nhau. Một cách gián tiếp để chúng tôi hiểu đã đến lúc phải ra về. Sau khi cúi chào theo phong tục, chúng tôi hẹn sẽ quay trở lại. Phải nghĩ ra sao về toan tính của chúng tôi lúc ấy? Liệu chúng tôi đã đi đúng hướng chưa? Một mặt, Souad sẽ biến mất, mặt khác, gia đình cô ấy sẽ phục hồi danh dự trong mắt mọi người trong làng.

Thánh Allah luôn cao cả, chính ông bố đã nói thế. Cần phải biết kiên nhẫn.

Trong khoảng thời gian ấy, ngày nào tôi cũng đến bệnh viện tìm cách xin cho Souad những điều kiện chăm sóc tối thiểu. Nhờ sự có mặt của tôi mà những người ở bệnh viện bắt buộc phải cố gắng. Chẳng hạn như tẩy trùng những vết bỏng thường xuyên hơn. Nhưng vẫn không có thuốc giảm đau cũng như các loại thuốc đặc trị. Da của cô gái đáng thương vẫn còn là vết bỏng khổng lồ, gây nhiều đau đớn cho cô ấy và rất khó chấp nhận trong mắt người ngoài. Nhiều lúc tôi nghĩ đến, như trong giấc mơ của câu chuyện cổ tích, những bệnh viện ở đất nước tôi, ở Pháp, ở Navarre hoặc ở nước nào đó, nơi mà những bệnh nhân bỏng nặng được chăm sóc, chữa trị rất cẩn thận và tận tình để hạn chế tối đa những cơn đau….

Và chúng tôi trở lại với cuộc thương thuyết, vẫn là hai chúng tôi, anh bác sĩ Hassan can đảm và tôi. Thỏi sắt đang nóng thì phải rèn ngay, đề xuất đưa ra phải vừa tế nhị vừa chắc chắn:

“Nếu cô ấy chết tại đây, mọi chuyện sẽ không ổn. Ngay cả chết trong bệnh viện chăng nữa, thì vẫn không tiện cho bác đâu. Nhưng chúng cháu có thể mang cô ấy đi thật xa, đến một nước nào đó. Và như thế, tất cả sẽ kết thúc, bác có thể nói với mọi người trong làng là cô ấy đã chết. Cô ấy chết ở một đất nước khác và nhà ra sẽ không bao giờ nghe nói đến cô ấy nữa.”

Lúc này, cuộc thương lượng càng trở nên căng thẳng. Nếu không có loại giấy tờ thì dù có được họ đồng ý tôi cũng sẽ không làm được gì. Mà tôi thì đã sắp đạt được mục đích. Tôi không hỏi thêm chuyện gì khác, không hỏi ai đã gây ra chuyện này cũng không hỏi ai là bố đứa trẻ. Những chuyện như thế đều không đáng kể trong cuộc thương lượng này, có nhắc đến cũng chỉ làm hoen ố danh dự của họ mà thôi. Điều tôi quan tâm là thuyết phục thế nào để họ tin rằng con gái họ sắp chết, nhưng chết ở một nơi khác. Để họ nghĩ rằng tôi là một con điên, một người nước ngoài kỳ quái mà họ nên lợi dụng theo chiều hướng có lợi cho họ.

Tôi cảm thấy câu chuyện có vẻ tiến triển. Nếu họ bằng lòng thì ngay sau khi chúng tôi ra về, họ có thể tuyên bố với cả làng rằng con gái họ đã chết, không cần phải giải thích thêm chi tiết nào, không cần phải tổ chức chôn cất trong vườn. Họ có thể kể bất cứ chuyện gì họ muốn và thậm chí, họ còn có thể báo thù cho danh dự của mình theo cách riêng của họ. Quả thực rất điên rồ nếu ra nghĩ đến chuyện này theo lối tư duy của người phương Tây… và không tưởng tượng nổi khi ta đạt được mục đích trong những điều kiện như vậy. Như thế, sự mặc cả này không làm lương tâm họ cắn rứt một chút nào. Ở đây, đạo đức và luân lý có điểm đặc biệt là chỉ chống lại đàn bà con gái, buộc họ phải tuân theo những luật lệ có lợi cho cánh đàn ông trong bộ tộc. Chính bà mẹ đã chấp nhận đạo luật này khi muốn đứa con gái của mình phải chết và biến mất vĩnh viễn. Bà ta không thể làm khác và trong thâm tâm, tôi cảm thấy thương bà ta. Nếu không, tôi sẽ không còn cảm thấy gì khác. Dù ở châu Phi, Ấn Độ, Jordanie hoặc ở Cisjordanie, tôi đều phải tự thích ứng với các nền văn hóa và tôn trọng những phong tục cổ truyền. Mục đích duy nhất của tôi là giúp đỡ nạn nhân của những hủ tục ấy, không phân biệt họ là nam hay nữ. Nhưng trong đời tôi, đây là lần đầu tiên tôi thương lượng một mạng người theo cách này. Họ đã nhượng bộ.

Ông bố bắt tôi phải hứa và bà mẹ cũng bắt tôi phải hứa là không bao giờ để họ phải thấy lại cô con gái nữa! KHÔNG BAO GIỜ nữa ư!

“Không! Không bao giờ nữa! KHÔNG ĐỜI NÀO!”

Tôi hứa. Nhưng để giữ được lời hứa của mình, để đưa được Souad ra nước ngoài tôi cần phải làm đủ giấy tờ cho cô ấy.

“Cháu xin bác giúp cho việc này nữa… Có lẽ cũng khó khăn cho bác một chút, nhưng cháu sẽ cùng đi với bác và cháu sẽ giúp bác. Chúng ta phải đến cơ quan cấp giấy tờ căn cước và xuất nhập cảnh”.

Trở ngại mới này ngay lập tức khiến họ lo lắng. Mọi sự tiếp xúc với cộng đồng Israel, nhất là đối với các nhà chức trách Israel đều là vấn đề rất đáng ngại đối với họ.

“Hai bác sẽ cùng đi với cháu đến Jérusalem, cả bác và bác gái, cùng ký tên.

– Nhưng chúng tôi không biết đọc, biết viết!

– Không sao cả, bác chỉ cần lấy dấu vân tay điểm chỉ cũng được….

– Được rồi, chúng tôi sẽ đi với cô.”

Lần này, tôi phải dọn đường với nhà chức trách Israel trước khi quay lại tìm cha mẹ Souad. Thật may là tôi có quen với rất nhiều người làm việc ở bộ phận cấp thị thực tại Jérusalem. Ở đây, tôi trình bày ý định của tôi và các nhân viên cũng biết rõ những việc tôi làm cho trẻ em. Vả lại, tôi đang cứu một đứa trẻ. Souad bảo với tôi là mười bảy tuổi nhưng có hề chi, cô ấy vẫn còn là một đứa trẻ. Tôi cho các viên chức Israel biết tôi sẽ đưa đến chỗ cha mẹ của một cô gái đang bệnh nặng và nhắc họ không nên để hai người này phải đợi đến ba tiếng đồng hồ vì như thế, họ sẽ bỏ về ngay mà không chịu ký gì cả. Họ là những người không biết chữ và tôi cần phải có mặt để giúp họ làm thủ tục. Tôi sẽ đưa họ đến, nếu họ có giấy khai sinh, họ sẽ mang theo và cơ quan ở đây chỉ cần xác nhận tuổi cô gái trên giấy thông hành. Một lần nữa, tôi thấy mình quá liều lĩnh khi nói thêm rằng cô ấy sẽ ra nước ngoài với một đứa con. Trong khi tôi vẫn chưa biết hiện đứa bé đang ở đâu và làm thế nào để tìm ra nó.

Nhưng đó không phải là vấn đề lúc này: cứ lần lượt giải quyết từng việc một. Vấn đề duy nhất hiện nay là thúc giục cha mẹ Souad nhanh hơn và làm thế nào để Souad được chăm sóc nhiều hơn.

Dĩ nhiên, nhân viên hành chính Israel hỏi tôi:

“Nhưng chị có biết tên của cha đứa bé không?

– Không, tôi không biết.

– Thế có phải ghi là con hoang không?”

Lối gọi ấy áp dụng đối với giấy tờ hành chính làm tôi bực mình.

“Không, anh không nên ghi như thế. Mẹ đứa bé sẽ ra nước ngoài và tại các nước ấy chuyện con hoang của các anh không có giá trị gì đâu!”

Tờ giấy thông hành mà tôi xin cho Souad và con của cô ấy không phải là hộ chiếu mà chỉ là một tờ giấy cho phép đi khỏi lãnh thổ Palestine để đến một nước khác. Và Souad sẽ không bao giờ trở lại Palestine nữa. Nghĩa là, cô ấy không còn tồn tại trên đất nước của mình, sẽ bị gạch tên trong sổ quản lý nhân khẩu, cô gái bị thiêu sống ấy. Như đã chết.

“Anh làm cho tôi hai giấy thông hành, một cho người mẹ và một cho đứa bé.

Nhưng đứa bé ấy đâu?

– Tôi sẽ đi tìm.”

Thời gian dần trôi, nhưng khoảng một giờ sau, nhà chức trách Israel đã bật đèn xanh cho tôi. Và ngay sáng hôm sau, tôi đi đón bố mẹ Souad, lần này tôi đi một mình, như một chiến thắng lớn. Cả hai người lẳng lặng bước lên xe, như hai chiếc mặt nạ, và một lát sau, chúng tôi đến Jérusalem, đi thẳng vào phòng cấp thị thực. Đối với bố mẹ Souad, đây là vùng đất của kẻ thù, nơi mà theo lệ thường, họ vẫn bị đối xử chẳng ra gì.

Tôi ngồi bên cạnh họ và chờ. Đối với người Israel, tôi được xem là vật bảo đảm rằng hai người đi cùng với tôi không mang theo bom. Ở đây, kể từ ngày tôi làm việc với cộng đồng người Palestine và Israel, ai cũng biết tôi. Bỗng một nữ nhân viên đang xác lập giấy tờ vẫy tôi lại gần:

“Giấy khai sinh của cô gái là mười chín tuổi! Thế mà em bảo với bọn chị là cô ấy chỉ mới mười bảy!

– Chúng ta không nên cãi nhau vì chuyện nhỏ nhặt này, vả lại, cô ấy mười bảy hay mười chín thì cũng có thay đổi gì đâu….

– Sao em không đưa cô ấy đến đây? Cô ấy cũng phải ký tên chứ.

– Em không thể đưa cô ấy đến đây được vì cô ấy đang sắp chết trong bệnh viện.

– Thế còn đứa bé?

– Chị ơi, chị có thể bỏ qua tất cả được không. Trước mặt ông bố và bà mẹ này, chị đưa giấy thông hành của cô gái để họ ký tên vào, còn riêng cái giấy của đứa bé, em sẽ cung cấp cho chị đầy đủ các chi tiết và em sẽ đến lấy sau.”

Với những trường hợp không liên quan đến an ninh quốc gia, các nhân viên Israel đều tỏ ra hợp tác. Dạo tôi mới đến bắt đầu làm việc với tổ chức nhân đạo, mỗi lần đi công tác tại các vùng bị chiếm đóng, tôi thường bị binh sĩ Israel gọi lại. Mỗi lần như thế tôi phải tự xoay sở với họ. Nhưng khi biết tôi cũng lo cho những trẻ em Israel bị khuyết tật nghiêm trọng, kết quả của cuộc hôn phối giữa những người có cùng huyết thống trong một số cộng đồng thì mọi việc đối với tôi cũng được cải thiện rõ rệt. Khổ nhất là những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình sùng đạo đến mức cực đoan, anh em trong họ thường lấy nha nên đẻ ra những đứa con thiểu năng trí tuệ hoặc bị khuyết tật nghiêm trọng. Chuyện này cũng xảy ra trong một số gia đình Ả Rập sùng đạo. Công việc của tôi dạo ấy chủ yếu là giải quyết vấn đề này trong hai cộng đồng Israel và Ả Rập. Nhờ thế tôi có thể làm việc trong bầu không khí tin cậy lẫn nhau, đặc biệt với các cơ quan hành chính.

Cơ quan cấp giấy thông hành nằm bên ngoài khu vực tường thành, bên cạnh thành cổ Jérusalem. Cầm tờ giấy thông hành quý giá trong tay, tôi cùng cha mẹ Souad – từ bấy đến giờ chưa hề hé một lời – đi bộ giữa binh lính Israel súng ống đầy người, để lên ôtô. Lúc sáng vào làng đón họ đi như nào thì bây giờ tôi đưa họ về tận nhà như thế. Ông bố người thấp bé, tóc hung đỏ, cặp mắt xanh biếc trong bộ quần áo Keffieh màu trắng với chiếc gậy trong tay và bà mẹ mặc toàn màu đen, mắt lúc nào cũng cúi nhìn gấu áo dài.

Ít nhất cũng phải mất một tiếng để đi từ Jérusalem về đến ngôi làng. Lần đầu tiên, tuy cố tỏ vẻ xông xáo nhưng thực ra, tôi rất sợ gặp mặt họ. Còn bây giờ, tôi không sợ nữa, tôi cũng không phán xét họ mà tôi chỉ thầm nghĩ: “Những con người đáng thương.” Tất cả chúng ta đều là những con cờ trong tay định mệnh.

Trong lượt đi cũng như lượt về, họ lẳng lặng đi theo tôi, không nói một lời. Khi đến Jérusalem, họ tỏ ra lo sợ người Israel sẽ gây phiền hà. Tôi nói với họ là không phải sợ và mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp thôi. Ngoài một vài câu trao đổi cần thiết, tôi không có cuộc nói chuyện nào với họ. Tôi cũng không gặp những thành viên khác trong gia đình, cũng không xem bên trong ngôi nhà họ. Nhìn kỹ cha mẹ Souad, tôi thấy khó có thể tin được họ đã định giết con gái họ. Mặc dù kẻ ra tay giết người là người anh rể nhưng chính họ mới là người ra quyết định… Về sau, từ kinh nghiệm đầu tiên này, tôi có cùng những cảm nhận khi tiếp xúc với những ông bố và bà mẹ khác trong những trường hợp tương tự trường hợp của Souad. Tôi không thể xem họ là những kẻ giết người. Cha mẹ Souad không khóc nhưng tôi thấy nhiều người khóc vì chính họ là tù nhân của hủ tục kinh khủng ấy: giết người vì danh dự.

Khi xe dừng trước ngôi nhà gia đình họ, ngôi nhà lúc nào cũng đóng cửa im ỉm để che giấu những bí mật, những bất hạnh, họ lẳng lặng bước xuống. Tôi cũng lẳng lặng bước xuống. Tôi cũng lẳng lặng ra về. Kể từ đấy, tôi và họ không còn gặp nhau nữa.


o0o


Tôi có rất nhiều việc phải làm. Trước tiên, cần phải gặp sếp của tôi.

Edmod Kaiser là người sáng lập tổ chức Terre des hommes. Tôi chưa nói cho ông ấy biết về ý tưởng điên rồ của tôi. Trong bước thứ nhất, tôi phải “chung kết hóa”, nếu tôi có thể gọi như thế, về mặt hành chính. Thế rồi tôi xin gặp Edmond Kaiser. Hồi ấy Kaiser chưa hề nghe nói đến những chuyện như thế này. Tôi trình bày tóm lược tình hình với ông:

“Thế này, tôi có một cô gái bị thiêu sống, và cô ấy mới sinh một đứa bé. Tôi có ý định đưa cô ấy sang châu Âu nhưng tôi không biết đứa bé đang ở đâu. Ông có đồng ý làm vậy không?

– Dĩ nhiên là tôi đồng ý."

Edmond Kaiser là như thế. Một con người tuyệt vời, rất nhạy bén trước những trường hợp khẩn cấp. Câu hỏi vừa đặt ra là ông có câu trả lời ngay. Người ta có thể nói chuyện với ông một cách ngắn gọn như thế.

Tôi vội đưa Souad ra khỏi phòng cách ly vì ở đấy, Souad phải chịu đau đớn khổ sở như một con vật. Nhưng cũng chính tại nơi này, Souad và tôi đã may mắn nhận được sự giúp đỡ to lớn của cá nhân bác sĩ Hassan. Nếu không có sự tốt bụng và lòng can đảm của anh, chỉ Chúa mới biết tôi có thành công được hay không.

Cả hai chúng tôi quyết định đợi đến đêm để âm thầm đưa Souad ra ngoài trên một chiếc cáng cứu thương. Tôi cũng đồng ý với giám đốc bệnh viện là phải làm thế nào để không bị ai trông thấy. Tôi không biết họ có phao tin là Souad đã chết trong đêm ấy hay không, nhưng có lẽ họ đã làm vậy.

Tôi đặt Souad nằm ở ghế sau, khi đó vào khoảng ba hay bốn giờ sáng, và chúng tôi chạy thẳng đến một bệnh viện khác. Hồi ấy, chưa có nhiều hàng rào kiểm soát như khi xuất hiện phong trào nổi dậy của người Palestine. Chuyến đi không gặp trở ngại gì và tảng sáng, tôi đã đến nơi. Ở bệnh viện này, mọi thứ đã được chuẩn bị từ trước. Giám đốc bệnh viện đã được báo trước và tôi cũng đề nghị ở bệnh viện, đừng ai hỏi Souad về gia đình, về cha mẹ cô ấy.

Bệnh viện này được trang bị đầy đủ hơn, đặc biệt là sạch sẽ hơn. Họ nhận được sự giúp đỡ của Hội Nhân Đạo Malte. Souad được đưa vào một phòng riêng biệt. Hàng ngày, trong khi chờ đợi xin được thị thực đi châu Âu và nhất là chờ tim được đứa bé, tôi đều đến thăm cô ấy.

Cô ấy không nhắc gì đến đứa bé. Hình như với cô ấy, chỉ cần biết nó còn sống ở một nơi nào đó là đủ và vẻ dửng dưng bề ngoài ấy kể ra cũng rất dễ hiểu. Đau đớn, tủi nhục, lo lắng, áp lực: xét cả về tâm lý lẫn thể chất, cô ấy không thể tự xem mình là một người mẹ. Cần phải biết rằng, những điều kiện để người ta tiếp nhận một đứa con hoang do người mẹ có tội, cụ thể là bị thiêu sống vì danh dự sinh ra, khắc nghiệt đến nỗi tốt hơn hết là tách nó ra khỏi cộng đồng này. Nếu trên đất nước của mình, đứa bé có thể sống trong những điều kiện tốt thì có lẽ tôi đã quyết định để con của Souad lại. Đối với đứa bé cũng như đối với mẹ nó, đó sẽ là giải pháp đau lòng hơn cả. Nhưng buồn thay, đó là điều không thể. Suốt đời, đứa bé ấy sẽ phải sống với những nỗi nhục của mẹ nó, trong một trại mồ côi và sẽ bị mọi người khinh bỉ. Tôi phải đưa nó ra khỏi nơi ấy, cũng như Souad.

“Bao giờ chúng ta đi?”

Souad chỉ nghĩ đến chuyện ra đi, mỗi lần tôi vào thăm, cô ấy đều hỏi tôi câu đó.

“Khi nào có thị thực chúng ta sẽ đi. Nhất định sẽ có, em đừng lo gì cả.”

Cô ấy phàn nàn với tôi về những cô y tá không cẩn thận khi tháo băng, mỗi lần trông thấy họ đến gần, cô ấy hét lên, và cảm thấy bị ngược đãi. Tôi ngờ rằng các điều kiện chăm sóc ở đây, tuy có vệ sinh hơn, vẫn chưa đáng được gọi là lý tưởng. Nhưng làm sao có thể khác được khi thị thực còn chưa xong? Những giấy tờ kiểu này không bao giờ làm nhanh được.

Và trong lúc ấy, tôi vận động những chỗ quen biết để tìm đứa bé. Chị bạn tôi, người trước đây đã báo với tôi về trường hợp của Souad, liền liên hệ với một nữ trợ tá xã hội với thái độ hết sức dè dặt. Cô này còn tỏ ra dè dặt hơn. Chị bạn tôi đã thuật lại rất rõ ràng:

“Cô ấy bảo cô ấy biết đứa bé đang ở đâu, đó là một bé trai, nhưng không thể mang nó ra ngoài dễ dàng như thế được, đó là điều không thể. Cô ấy còn cho là chị sai lầm khi muốn xen vào chuyện đứa bé. Nó sẽ là một gánh nặng nữa cho chị và sau đó là cho mẹ nó!”

Tôi đi hỏi ý kiến của Souad:

“Con trai em tên gì?

– Tên nó là Marouan.

– Em đặt cho nó cái tên ấy phải không?

– Vâng. Em đã đặt tên cho nó. Lúc ấy, ông bác sĩ đã hỏi em tên của nó….”

Cô ấy có những lúc mất trí nhớ xen với những lúc tỉnh táo lạ thường thành ra nhiều khi tôi không biết đâu mà lần. Cô ấy đã quên những giây phút khủng khiếp nhất khi đứa con được sinh ra, quên là người ta nói đó là con trai và chưa bao giờ nói với tôi về tên của nó. Thế mà đột nhiên, bằng một câu hỏi bình thường, tôi đã có ngay câu trả lời chính xác. Tôi tiếp tục theo hướng ấy:

“Em nghĩ thế nào về việc này? Chị cho rằng chúng ta sẽ không đi nếu không có Marouan. Chị sẽ đi tìm nó, chúng ta không thể bỏ nó ở lại đây được…”

Souad len lén nhìn tôi, nhìn một cách khó khăn vì cằm vẫn dính chặt vào ngực.

“Chị tin như thế ư?

– Phải, chị tin. Em, em sắp đi, em sắp được cứu thoát. Nhưng Marouan thì sao? Chị biết rõ nếu bị bỏ lại, nó sẽ sống trong những điều kiện như thế nào, đó sẽ là địa ngục đối với nó.”

Nó sẽ mãi là con trai của một charmuta. Con trai của một con đĩ. Tôi không nói ra nhưng chắc chắn Souad đã biết. Tôi hiểu điều đó qua câu: “Chị tin như thế ư?” đầy thảng thốt. Cô ấy rất thực tế.

Thế là tôi đi tìm đứa bé. Trước tiên, tôi đến thăm một, hai trại mồ côi, cố tìm dấu vết của một đứa bé hiện giờ được khoảng hai tháng tuổi và có tên là Marouan. Nhưng tôi không thấy và tôi cũng không có được những điều kiện thuận lợi để có thể tìm ra đứa bé. Cô trợ tá xã hội lại không ưa những cô gái như Souad. Cô ta là người Palestine, thuộc một gia đình tử tế, nhưng truyền thống vẫn là truyền thống. Nếu không có cô ta giúp, có lẽ tôi sẽ không làm gì được. Do tôi năn nỉ mãi, và nhất là để làm vui lòng chị bạn tôi, cô ta đã cho tôi biết trung tâm nơi thằng bé được gửi vào. Hồi ấy, đó thật sự là một ổ chuột chứ không phải là trại mồ côi. Và đưa thằng bé ra khỏi đấy là một việc vô cùng phức tạp. Nó là tù nhân của chính hệ thống đã đưa nó vào đây.

Tôi bèn đi vận động khắp nơi, và cuối cùng, khoảng mười lăm ngày sau, tôi đã tìm thấy lối thoát. Tôi đến gặp rất nhiều người. Có người chủ trương để thằng bé chịu chung số phận với mẹ nó, có người muốn gạt bỏ một vấn đề rắc rối đồng thời bớt đi một miệng ăn. Rốt cuộc cũng có người có lòng nhân ái và hiểu được sự bướng bỉnh của tôi. Sau cùng, tôi được bế trên tay một đứa bé hai tháng tuổi, một cái đầu bé xíu, trông như quả lê, trên trán có một cục u, hậu quả của sự ra đời sớm hơn thời hạn tự nhiên. Nhưng nó có sức khỏe tốt, về phần nó, như thế có thể xem là một kỳ tích. Nó không được nằm trong lồng ấp dành cho trẻ sinh thiếu tháng, cũng không được âu yếm vỗ về. Nó chỉ còn dấu vết của bệnh vàng da thường thấy ở trẻ sơ sinh. Tôi chỉ sợ nó có những vấn đề nghiêm trọng hơn. Mẹ nó đã bốc cháy như ngọn đuốc với cái thai trong bụng và sinh nó trong những điều kiện rùng rợn như cơn ác mộng. Nó gầy nhưng vẫn ổn. Nó giương đôi mắt tròn nhìn tôi, không khóc, không quấy.

Tôi là ai được nhỉ? Zorro chăng? Tôi ngốc thật, nó làm sao biết Zorro là ai…

Tôi đã quen với những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng. Hồi ấy, trong một nhà tình thương, chúng tôi có sáu mươi đứa như thế. Nhưng tôi vẫn đưa Marouan về nhà, ở đấy tôi có đủ những thứ cần thiết để chăm sóc bé. Tôi đã từng đưa những đứa trẻ bị bệnh nặng sang châu Âu phẫu thuật. Ban đêm, tôi cho Marouan nằm ngủ trong một cái giỏ, quấn tã, mặc quần áo và cho bé bú sữa. Tôi đã nhận được thị thực. Tôi đã có mọi thứ cần thiết. Edmond Kaiser đang chờ chúng tôi ở Lausanne, trụ sở của CHU[5], trong khu dành riêng cho bệnh nhân bỏng nặng.

Sáng mai, chuyến khởi hành vô cùng quan trọng sẽ bắt đầu. Người mẹ được chở trên chiếc cáng cứu thương để đáp máy bay từ Tel–Aviv. Souad ngoan ngoãn như một cô bé. Xem chừng cô ấy đau lắm nhưng khi tôi hỏi: “Ổn chứ? Em không quá đau chứ?” Cô ấy đã trả lời tôi rất đơn giản: “Có, em đau”. Thế thôi.

“Hay chị xoay cho em nằm nghiêng một chút nhé, như thế đỡ hơn chứ?

– Vâng, như thế sẽ đỡ hơn. Cảm ơn chị.”

Lúc nào cũng “cảm ơn”. Cảm ơn về cái xe lăn ngoài sân bay, loại xe mà cả đời Souad chưa từng nhìn thấy. Cảm ơn về cốc cà phê uống bằng ống hút. Cảm ơn vì được đặt nằm nghỉ trong một góc, trong khi chờ được kiểm tra vé. Do tôi phải bế thằng bé và như thế sẽ rất vướng víu khi làm những thủ tục thường mất khá thời gian, nên tôi bảo Souad: “Này, chị để thằng bé nằm trên người em đấy, em đừng nhúc nhích nhé…”

Ánh mắt của Souad thoáng chút hoảng hốt. Những vết bỏng không cho phép cô ấy có thể ôm đứa bé trong tay. Cô ấy chỉ có thể nhấc hai tay sát vào người đứa bé với nét mặt căng thẳng. Lúc tôi giao thằng bé cho cô ấy, cô ấy phác một cử chỉ lộ rõ vẻ sợ hãi. Quả thực rất khó khăn đối với cô ấy.

“Em cứ nằm yên như thế. Chị quay lại ngay.”

Tôi buộc phải để cô ấy trông thằng bé. Một mình tôi không thể vừa đẩy chiếc xe lăn, vừa bế thằng bé vừa đến từng bàn ở sân bay để trình hộ chiếu, thị thực, giấy thông hành và giải thích về những người đi kèm kỳ lạ của tôi.

Và đó quả là một cơn ác mộng vì hành khách đi qua chỗ Souad nằm đều cất tiếng trầm trồ như bất cứ ai khi nhìn thấy một đứa bé: “Ôi, thằng bé kháu nhỉ! Ôi, dễ thương quá!”.

Họ thậm chí không nhìn người mẹ, khuôn mặt biến dạng, đang gục đầu trên thằng bé ấy. Dưới lớp áo bệnh nhân, cả phần trên cơ thể Souad đều quấn băng kín. Rất khó có thể mặc quần áo cho cô ấy, cô ấy chỉ mặc một trong những cái áo vest bằng len của tôi và một cái chăn đắp ngang người. Cô ấy không thể ngẩng đầu lên để nói “cảm ơn” những người đi qua, và tôi biết đứa bé mà người này cho là kháu khỉnh đã làm Souad hoảng sợ đến thế nào.

Khi để Souad nằm đấy với đứa bé để đi làm thủ tục, tôi tự nhủ rằng cảnh tượng vừa rồi thật siêu thực. Cô ấy nằm đó, bị bỏng toàn thân, với thằng bé trong tay. Cô ấy đã sống trong địa ngục, thằng bé cũng thế và mọi người đi ngang qua thì mỉm cười: “Ôi! Đứa bé xinh ghê!”

Lúc lên máy bay, một vấn đề khác bỗng nảy sinh: Làm thế nào để đưa Souad vào bên trong máy bay. Tôi đã đẩy chiếc xe lăn lên cầu thang máy bay nhưng rồi tôi không biết phải tiếp tục xoay sở ra sao. Nhiều người Israel đã có kỹ thuật riêng của họ. Họ đưa một chiếc cần trục khổng lồ đến và Souad được ngồi vào một cái “cabin” treo lơ lửng ở đầu cầu trục. “Cabin” từ từ lên cao, đến ngang tầm cửa máy bay thì hai nhân viên đón chiếc xe lăn của Souad rồi đẩy vào trong.

Tôi đặt sẵn ba chỗ ở phía trước để cô ấy có chỗ nằm và các tiếp viên hàng không đã căng một tấm màn để hành khách khác không nhìn thấy cô ấy. Marouan thì nằm trong một cái nôi do công ty hàng không cung cấp. Bay thẳng đến Lausanne.

Souad không hề than phiền lấy một lời. Chốc chốc, tôi lại cố giúp cô ấy thay đổi tư thế nằm nhưng không có cách gì giúp cô ấy bớt đau được. Những viên thuốc giảm đau không giúp được nhiều. Trông cô ấy hơi phờ phạc, có vẻ buồn ngủ nhưng đầy tự tin. Cô ấy đang chờ. Tôi không thể cho cô ấy ăn được, chỉ cho cô ấy uống bằng một ống hút. Tôi lo thay tã cho Marouan, còn Souad vẫn tránh không dám nhìn thằng bé.

Cô ấy đã chịu đựng rất nhiều chuyện vô cùng phức tạp. Cô ấy không hề biết Thụy Sĩ, đất nước mà tôi đưa cô ấy đến chữa trị, là gì. Chưa bao giờ cô ấy trông thấy một chiếc máy bay, một chiếc cần trục, và nhiều người đến thế tại sân bay. Tôi đã mang theo một cô gái “hoang dã”, mù chữ nhưng không ngừng khám phá mọi vật, những vật có thể sẽ rất kinh khủng đối với cô ấy. Và tôi cũng biết rằng những đau đớn đó còn lâu mới có thể kết thúc được. Phải mất nhiều thời gian thì sự sống sót ấy mới có thể dần trở thành một cuộc sống bình thường. Tôi cũng không biết người ta có thể phẫu thuật được cho cô ấy hay không, cũng không biết còn có thể ghép da cho cô ấy hay không. Sau đấy sẽ là hòa nhập với thế giới phương Tây, học một ngôn ngữ mới và tất cả những điều khác. Mỗi khi “đánh tháo” cho một nạn nhân, chúng tôi biết đó là trách nhiệm phải đảm nhận suốt đời, như Edmond Kaiser vẫn còn.

Souad nằm xoay đầu về phía cửa sổ máy bay. Trong tình trạng hiện nay, tôi không tin cô ấy có khả năng nghĩ đến những gì đang chờ đợi mình trong những ngày sắp tới. Cô ấy đang hy vọng mà không biết chính xác mình đang hy vọng điều gì.

“Em nhìn thấy gì kia không? Người ta gọi là mây đấy.”

Cô ấy đang ngủ. Tuy có lớp màn bao quanh nhưng một vài hành khách vẫn phàn nàn có mùi khó chịu trên máy bay. Kể từ lần đầu tiên tôi đến thăm Souad trong gian phòng cách ly và chết chóc ấy, tính đến nay đã hai tháng. Mỗi centimet da nửa người phía trên và hai cánh tay Souad đã phân hủy thành một vết thương rộng hoác, rỉ mủ. Những hành khách đi cùng chuyến bay có thể đã bịt mũi và nhăn mặt với các nữ tiếp viên để tỏ ý ghê tởm, nhưng tôi không bận tâm chuyện đó. Tôi đưa sang châu Âu một cô gái bị thiêu sống và đứa con của cô ấy, một ngày kia họ sẽ biết ra sao. Họ cũng sẽ biết rằng, ở tất cả những nước có tục lệ giết người vì danh dự theo luật của những người đàn ông, đã có nhiều cô gái khác bị giết hoặc sẽ bị giết. Chuyện ấy xảy ra tại Cisjordanie nhưng cũng có thể tại Jordanie, Thổ Nhĩ Kỳ, Irak, Yémen, Ấn Độ, Pakistan, thậm chí tại Israel và cả châu Âu nữa. Họ sẽ biết rằng rất ít phụ nữ thoát chết sau đó đã phải trốn tránh suốt đời để không bị những kẻ sát nhân tìm thấy. Bởi vì có nhiều trường hợp bọn sát nhân tìm được nạn nhân của chúng. Họ sẽ biết được rằng phần lớn các tổ chức nhân đạo không quan tâm đến những phụ nữ ấy vì đó là những trường hợp xã hội cá biệt, mang đặc thù “văn hóa”! Và rằng, tại một số quốc gia, luật pháp bảo vệ những kẻ sát nhân. Những trường hợp này không nằm trong khuôn khổ các chiến dịch lớn được phát động nhằm đẩy lùi nạn đói và chiến tranh, giúp đỡ những người tị nạn hoặc đối phó với đại dịch. Tôi có thể hiểu và chấp nhận điều ấy. Trên công trường thế giới buồn thảm này, mỗi người trong chúng ta ai cũng có vai trò của riêng mình. Và kinh nghiệm mà tôi vừa trải qua chứng tỏ rằng phải rất khó khăn và mất thời gian hơn nữa mới có thể bí mật thâm nhập vào một quốc gia, tìm dấu vết của những nạn nhân của tội ác vì danh dự, và giúp đỡ họ, bất chấp mọi nguy hiểm rủi ro.

Souad là vụ “đánh tháo” đầu tiên của tôi, nhưng nhiệm vụ của tôi vẫn chưa kết thúc. Ngăn không để cho Souad phải chết là một chuyện, nhưng để cho cô ấy sống lại là một chuyện khác.

Chú Thích:

[3] Haram (tiếng Ả Rập): Khốn nạn thay!
[4] Allah karim (tiếng Ả Rập): Lạy thánh Allah!
[5] CHU: Trung tâm điều trị của phân viện y khoa.
Bị Thiêu Sống
Giới thiệu
- 1 -
- 2 -
- 3 -
- 4 -
- 5 -
- 6 -
- 7 -
- 8 -
- 9 -
- 10 -
- 11 -
- 12 -
- 13 -
- 14 -
- 15 -
- 16 -
- 17 -
- 18 -
- 19 -