watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bị Thiêu Sống-- 13 - - tác giả Souad Souad

Souad

- 13 -

Tác giả: Souad

Nằm trong máy bay, tôi có thể ngắm nhìn khuôn mặt bé xíu, dài, ngăm đen nhưng rất xinh của nó với cái mũ vải mềm màu trắng đội trên đầu. Tôi đã mất khái niệm thời gian và tôi có cảm tưởng nó mới chỉ được ba tuần tuổi trong khi Marouan đã được hai tháng tuổi. Chị Jacquelien bảo chúng tôi đến Genève vào ngày 20 tháng Chạp.
Khi chị đặt Marouan nằm trên người tôi, tôi đã rất sợ. Hai tôi không thể giữ nó và tôi cảm thấy một cảm xúc lẫn lộn, vừa xấu hổ vừa đau đớn, và tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Tôi đã ngủ rất nhiều. Tôi không nhớ mình được đưa xuống khỏi máy bay bằng cách nào và cũng không nhớ gì về chiếc xe cứu thương đã chở tôi đến bệnh viện. Mãi đến ngày hôm sau, tôi mới biết mình đang ở đâu.
Về cái ngày đặc biệt ấy, cuối cùng tôi chỉ nhớ được khuôn mặt của Marouan và hình ảnh đám mây. Tôi đã tự hỏi không biết những vật lạ lùng màu trắng ở phía bên kia cửa sổ máy bay là gì, và chị Jacqueline đã giải thích rằng chúng tôi đang bay trên trời. Tôi biết rõ là chúng tôi đang trên đường đến Thụy Sĩ nhưng hồi ấy, hai chữ Thụy Sĩ đối với tôi chẳng ý nghĩa gì. Tôi nhầm lẫn giữa Thụy Sĩ với Israel vì tôi vẫn nghe nói tất cả những nơi nằm ngoài ranh giới làng tôi, nghĩa là nằm về phía Bắc, đều là xứ sở của kẻ thù.
Hồi ấy tôi không biết gì về thế giới, về các quốc gia, và những cái tên khác nhau. Ngay đến tên nước của mình, tôi cũng không biết. Tôi đã lớn lên và chỉ hiểu được một điều: có lãnh thổ của nước tôi và phần còn lại của thế giới. Vùng đất của kẻ thù, cha tôi thường nói, và ở đấy người ta ăn thịt lợn!
Vậy mà tôi lại đến sống trên vùng đất của kẻ thù nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng bởi chị Jacqueline cũng ở đó.
Những người xung quanh, trong bệnh viện này, không hề biết câu chuyện của tôi. Chị Jacqueline và ông Edmond Kaiser không nói gì. Tôi là một bệnh nhân bị bỏng nặng, đó là điều duy nhất quan trọng ở đây.
Ngay trong ngày hôm sau, bệnh viện đã tiến hành ca phẫu thuật đầu tiên để gỡ cằm tôi ra, và để tôi có thể ngẩng đầu lên. Thịt bên trong trơ hẳn ra ngoài, tôi chỉ nặng ba mươi tư cân, toàn thân đầy những vết bỏng, những chỗ trơ xương và những mảng da nhăn nhúm. Mỗi lần trông thấy cô y tá đẩy chiếc xe đựng dụng cụ và thuốc men điều trị, tôi liền bật khóc. Nhưng họ tiêm cho tôi thuốc giảm đau và cô y tá tỏ ra rất dịu dàng. Cô ta nhẹ nhàng cắt bỏ lớp da chết, rồi dùng một cái kẹp nhỏ gắp nó ra. Cô ta cho tôi uống thuốc kháng sinh và người tôi được bôi đầy thuốc mỡ. Không còn cảnh tắm rửa cưỡng ép, hay lớp vải gạc bị giật thô bạo mà tôi từng chịu đựng trong những bệnh viện ở đất nước tôi. Sau đấy, các bác sĩ đã kéo hai tay tôi ra để tôi có thể cử động bình thường. Ban đầu, hai cánh tay tôi buông thõng xuống hai bên mạn sườn, cứng nhắc và thẳng đơ như hai tay búp bê.
Rồi tôi bắt đầu tập đứng thẳng, tập đi trong hành lang bệnh viện, tập sử dụng hai bàn tay và tập khám phá thế giới mới mà tôi không nói được ngôn ngữ của nó. Do tôi không biết đọc cũng không biết viết, ngay đến chữ Ả Rập cũng vậy, nên tôi tự thu mình trong sự im lặng thận trọng, mãi cho đến khi tôi hiểu được một vài từ cơ bản.
Tôi chỉ có thể nói chuyện được với chị Jacqueline và Hoda vì cả hai đều nói được tiếng Ả Rập. Edmond Kaiser rất tuyệt vời. Tôi kính phục ông và trong đời tôi, tôi chưa bao giờ kính phục một người đàn ông như thế. Ông là người cha thực sự của tôi. Bây giờ tôi mới hiểu chính ông đã quyết định cho tôi cuộc đời mới, chính ông đã cử chị Jacqueline đến với tôi.
Điều khiến tôi vô cùng ngạc nhiên, khi tôi đi từ phòng mình đến thăm Marouan trong phòng trẻ, chính là sự tự do của các cô gái ở đây. Có hai cô y tá đi cùng tôi. Cả hai đều trang điểm, làm tóc, mặc váy ngắn và họ nói chuyện với đàn ông. Tôi tự nhủ: “Họ nói chuyện với đàn ông. Họ chết mất!”Tôi thấy bị sốc đến mức đã tìm cách nói với chị Jacqueline và ông Edmond Kaiser ngay khi có dịp:
“Chị xem cô gái ở đằng kia, cô ta đang nói chuyện với một người đàn ông! Họ sẽ giết cô ta mất.”
Vừa nói tôi vừa làm cử chỉ giơ tay như bị chặt đầu.
“Không phải thế đâu. Chúng ta đang ở Thụy sĩ, mọi thứ không giống như ở đất nước của em, không ai chặt đầu cô ta cả, ở đây, đó là chuyện hoàn toàn bình thường.
– Nhưng chị nhìn xem, hai chân cô ta để hở ra trước mắt mọi người, thật không bình thường khi để hở chân cho người ta nhìn như thế.
– Không sao, cũng bình thường thôi mà, cô ta mặc áo blouse để đi làm.
– Còn hai mắt cô ta nữa. Kẻ mắt như thế là tội nặng lắm phải không chị?
– Không đâu, ở đây phụ nữ đều trang điểm, họ đi chơi, họ có quyền có bạn trai. Nhưng ở đất nước em thì không thể. Em đang ở đây chứ không phải ở đất nước em, em đang ở Thụy Sĩ.”
Tôi không tài nào hiểu được, đầu óc tôi không tài nào tiếp nhận việc ấy được. Tôi nghĩ có lẽ mình đã khiến ông Edmond Kaiser phải mệt óc vì tôi hỏi đi hỏi lại những câu đó. Ngay lần đầu tiên, tôi đã nói: “Mình sẽ không còn gặp lại cô gái này nữa. Vì cô ta thế nào cũng chết”.
Nhưng ngày hôm sau, tôi thấy cô ta vẫn còn sống và tôi rất mừng cho cô ta. Tôi tự nhủ: “Cảm ơn trời, cô ta vẫn còn sống. Cô ấy vẫn mặc áo blouse trắng như hôm trước, người ta nhìn thấy chân cô ấy, vậy là người ta nói thật, không phải vì thế mà người ta phải chết”. Trước đây, tôi cứ tưởng ở các nước khác, mọi thứ đều giống ở nước tôi. Hễ con gái mà nói chuyện với đàn ông và bị người khác bắt gặp, cô ta sẽ chết.
Tôi cũng cảm thấy rất sốc vì cách đi đứng của những cô gái ấy. Họ tươi cười, tỏ ra rất thoải mái và bước đi cùng đàn ông…. Tôi trông thấy rất nhiều cô tóc vàng:
“Tại sao tóc của các cô lại vàng? Tại sao lại không đen như em? Vì ở đây không nắng chói chang bằng ư? Nếu trời nóng hơn, liệu tóc họ có bị đen không, có bị quăn tít không? Ôi! Họ còn mặc áo ngắn tay nữa chứ. Chị xem kìa, hai người phụ nữ đang cười ấy! Ở làng em, một phụ nữ không bao giờ được cười với một phụ nữ khác, đàn bà con gái không bao giờ được mặc áo tay ngắn….. Và họ còn đi giày nữa chứ!
– Nhưng đấy là em còn chưa nhìn thấy tất cả mọi thứ đó!’

o0o

Tôi còn nhớ lần đầu tiên được ông Edmond Kaiser dẫn đi thăm thú thành phố. Lúc ấy chị Jacqueline phải trở lại Trung Đông để làm việc. Tôi nhìn thấy nhiều phụ nữ trong nhà hàng ngồi hút thuốc lá, hai cánh tay để trần với làn da trắng muốt trông rất đẹp. Tôi chỉ nhìn thấy những cô gái tóc vàng da trắng, tôi ngắm nhìn họ hệt như bị thôi miên. Ở nước tôi, những cô gái tóc vàng như thế rất ít nên đàn ông rất thích họ, vì vậy tôi nghĩ là họ có thể gặp nguy hiểm. Ông Edmond Kaiser giảng giải cho tôi bài học địa lý đầu tiên.
“Họ được sinh ra với màu da trắng, những người sinh ra ở nước khác sẽ có màu da khác. Nhưng ở đây, ngay tại châu Âu, cũng có phụ nữ da đen, phụ nữ da trắng, phụ nữ tóc hung với những đốm tàn nhang trên mặt….
– Những vết như cháu à?
– Không. Không phải những vết bỏng như cháu, mà là những vết rất nhỏ do ánh mặt trời để lại trên làn da trắng của họ!”
Tôi nhìn quanh, lúc nào tôi cũng chú ý tìm một cô gái nào đấy giống như tôi và tôi nói với ông Kaiser: “Xin Đấng Tối cao tha lỗi cho cháu, cháu chỉ muốn gặp một cô gái nào khác cũng bị thiêu sống như cháu, nhưng cháu chưa gặp ai cả. Tại sao cháu lại là người duy nhất bị thiêu sống chứ?”
Mãi cho đến hôm nay, tôi vẫn có cảm tưởng mình là người phụ nữ duy nhất trên trái đất bị thiêu sống. sống. Nếu tôi là nạn nhân của một vụ tai nạn, thì đó lại là chuyện khác. Đó là số phận và chúng ta không thể oán trách số phận.
Ban đêm, tôi hay gặp ác mộng và gương mặt của anh rể tôi lại xuất hiện. Tôi cảm thấy anh ta đi vòng quanh tôi và tôi nghe thấy tiếng anh ta nói với tôi: “Tôi sẽ lo cho cô…”
Và tôi chạy với ngọn lửa trên người. Ban ngày, tôi cũng đột nhiên nghĩ đến chuyện ấy, và ước muốn được chết bỗng trở lại, để không còn bị đau đớn nữa.
Suốt đời, tôi luôn cảm thấy mình đang bị thiêu đốt, theo một cách khác. Suốt đời, tôi sẽ phải lẩn trốn, phải mặc áo tay dài trong khi tôi luôn mơ ước được mặc những chiếc áo tay ngắn như những người phụ nữ khác, phải mặc áo sơ mi cài kín cổ trong khi vẫn mơ đến những kiểu áo hở cổ như những người phụ nữ khác. Những người phụ nữ ấy được tự do. Tôi bị cầm tù ngay trong chính làn da của tôi, ngay cả khi tôi tự do bước đi trong cùng một thành phố tự do ấy.
Lúc ấy, vì tôi rất muốn nên tôi hỏi ông Kaiser rằng một ngày nào đó, tôi có thể có một cái răng vàng rực rỡ hay không? Và ông Kaiser mỉm cười trả lời: “Cháu phải chữa bệnh trước đã, sau đó chúng ta mới nói đến chuyện răng của cháu."
Ở đất nước tôi, một chiếc răng vàng, đó là một điều tuyệt diệu. Tất cả những gì sáng lấp lánh đều tuyệt diệu. Nhưng có lẽ tôi đã làm ông ngạc nhiên với lời cầu xin kỳ quặc ấy. Tôi không có thứ gì gọi là của riêng mình, mình, tôi phải nằm thường xuyên và thỉnh thoảng, giữa những đợt điều trị, tôi được đưa ra ngoài đi dạo, và tuần lễ tôi mới được tắm rửa một lần. Khi nào những vết bỏng còn chưa lành thì chưa có chuyện mặc quần áo tươm tất, tôi chỉ được khoác một chiếc áo sơ mi và cả người tôi quấn băng kín mít. Tôi không đọc sách được vì tôi không biết đọc. Tôi không nói chuyện được vì các cô y tá không hiểu tôi nói gì. Chị Jacqueline có để lại những mẩu giấy phiên âm tiếng Ả Rập và nghĩa của những từ ấy bằng tiếng Pháp. Ăn, ngủ, đi vệ sinh, đau, không đau, tất cả những tiếng cần thiết để họ có thể chăm sóc tôi. Khi tự mình đứng lên được, tôi thường ra đứng gần cửa sổ. Tôi ngắm nhìn thành phố, ánh đèn và ngọn núi ở đằng xa. Thật tuyệt vời. Tôi há hốc mồm chiêm ngưỡng quang cảnh xung quanh. Tôi muốn ra khỏi phòng và đi dạo, tôi chưa bao giờ nhìn thấy những thứ như thế, những gì tôi nhìn thấy đều tươi đẹp vô cùng.
Mỗi sáng tôi đều đến thăm Marouan. Tôi phải rời khu nhà điều trị để đi sang nhà trẻ. Tôi cảm thấy lạnh. Tôi chỉ mặc một chiếc áo bệnh viện cấp cho có khóa kéo phía sau lưng, một chiếc áo khoác của bệnh viện và đôi giày của bệnh viện. Với chiếc bàn chải đánh răng của bệnh viện, tài sản của tôi vẻn vẹn chỉ có thế. Thế nên tôi cắm cúi bước thật nhanh, như ngày còn ở trong làng. Cô y tá bảo tôi vận động nhẹ nhàng khi ra ngoài vì tôi vẫn còn sống, ngay cả khi tôi vẫn sợ. Về việc này, các cô y tá và bác sĩ không thể làm gì ngăn lại. Tôi có cảm tưởng mình là người phụ nữ duy nhất bị thiêu sống trên thế giới. Tôi bị hạ nhục, bị xem là có tội và tôi không thể xóa bỏ những ý nghĩ ấy được. Nhiều khi nằm một mình trên giường, tôi nghĩ rằng lẽ ra hồi ấy tôi nên chết đi vì tôi đáng bị như thế. Tôi nhớ, lúc chị Jacqueline đưa tôi từ bệnh viện ra sân bay để đi Lausanne, tôi có cảm tưởng mình như một cái túi rác. Lẽ ra chị nên vứt tôi vào một góc để tôi chết đi. Ý nghĩ ấy và nỗi xấu hổ khi thấy mình vẫn tiếp tục sống thường trở về dằn vặt tôi.
Thế là tôi bắt đầu quên đi đoạn đời trước của tôi. Tôi muốn trở thành một con người khác ở đất nước này. Như nước phụ nữ tự do kia, muốn hòa nhập với họ, muốn học hỏi cách sống ở đây thật nhanh. Trong suốt nhiều năm, tôi đã chôn chặt những kỷ niệm cũ. Nhưng còn Marouan, các cô y tá đã dạy tôi cách cho con bú bình, dạy tôi cách thay tã cho nó và dạy tôi trở thành một bà mẹ mỗi ngày vài phút trong khả năng sức khỏe cho phép. Tôi muốn con tôi tha lỗi cho tôi vì tôi thấy rất khó khăn mỗi khi làm những công việc ấy theo yêu cầu của người khác. Trong vô thức, tôi cảm thấy có tội vì đã là mẹ nó. Ai có thể hiểu được điều này? Tôi không đảm nhận được vai trò làm mẹ, không tưởng tượng được tương lai của nó với vết bỏng trên cơ thể của mình. Sau này làm thế nào để nói với nó rằng cha nó là một kẻ hèn nhát? Làm thế nào để nó không cảm thấy có lỗi trong việc tôi trở nên như thế này? Một thân thể bị tàn phá, trông vô cùng kinh khủng. Chính tôi, tôi cũng không còn tưởng tượng được tôi “trước đây” nữa. Ngày trước, tôi có xinh đẹp không? Da tôi có mịn màng không? Tôi có mềm mại và ngực tôi có gợi cảm không? Có những chiếc gương, cả ánh mắt của nhiều người khác. Nhìn vào đó, tôi thấy mình xấu xí và đáng khinh, cả trong lẫn ngoài. Một cái túi rác. Tôi vẫn còn đau. Ở bệnh viện, người ta chăm sóc cơ thể tôi, giúp tôi lấy lại sức khỏe thể chất nhưng trong đầu tôi, mọi thứ vẫn chưa ổn. Không những tôi không biết phải diễn tả như thế nào, nào, mà ngay cả từ “suy sụp tinh thần” vẫn còn rất xa lạ đối với tôi. Phải mất đến nhiều năm tôi mới biết. Tôi chỉ nghĩ mình không nên kêu ca nữa và bằng cách ấy, tôi đã chôn chặt hai mươi năm phần đời của tôi, chôn sâu đến nỗi bây giờ tôi phải rất khó khăn mới làm sống dậy được những kỷ niệm đó. Tôi có rằng để được sống sót, đầu óc tôi không thể làm khác được.
Rồi sau đấy, trong nhiều tháng dài đằng đẵng, tôi trải qua nhiều cuộc phẫu thuật ghép da. Tổng cộng hai mươi tư cuộc phẫu thuật. Do chân tôi không bị bỏng nên các bác sĩ đã lấy ở đấy ghép cho nửa người phía trên. Mỗi lần phẫu thuật xong phải chờ cho da lành lại rồi mới bắt đầu phẫu thuật tiếp. Mãi đến lúc chân tôi không còn da để phẫu thuật thì thôi.
Mảng da ghép vẫn còn yếu nên tôi rất cần được chăm sóc để nó mềm và giữ ẩm được và tôi luôn cần được chăm sóc.
Edmond Kaiser quyết định sắm quần áo cho tôi. Ông đưa tôi đến một cửa hàng lớn. Vô cùng lớn và có rất nhiều giầy dép, quần áo, nhiều đến mức tôi không biết phải nhìn vào đâu. Về giầy dép, tôi không thích những chiếc dép thêu như ở đất nước tôi. Tôi thích có một chiếc quần thực sự, chứ không phải một chiếc saroual. Hồi còn đi chợ với cha tôi trên chiếc xe tải nhỏ chở đầy hoa quả và rau củ, tôi đã trông thấy bọn con gái mặc loại quần đó. Họ mặc loại quần thời trang, rất rộng phía dưới, và người ta gọi đó là quần “ống loe”. Đó là loại con gái hư hỏng, và tôi không được phép mặc loại quần đó ở đất nước tôi.
Tôi không muốn mua quần “ống loe”. Ông Kaiser mua cho tôi một đôi giầy đen gót thấp, một chiếc quần Jean bình thường và một chiếc áo chui đầu rất đẹp. Tôi thất vọng. Từ chín tháng nay, tôi đã đợi và luôn mơ về bộ quần áo mới. Nhưng tôi vẫn mỉm cười và nói cám ơn. Tôi có thói quen mỉm cười với mọi người, luôn mỉm cười, điều đó khiến họ rất ngạc nhiên và tôi cảm ơn về mọi thứ. Mỉm cười, đó là cách tôi đáp lại lòng tốt của họ, mà cũng là cách giao tiếp duy nhất của tôi trong suốt một thời gian dài. Mỗi lần muốn khóc, tôi trốn vào một góc… một thói quen có từ ngày xưa. Ở đây, ai cũng tươi cười kể cả những người đàn ông. Tôi muốn mỉm cười càng nhiều càng tốt. Nói cám ơn là một cử chỉ tối thiểu trong giao tiếp. Trước đây, chưa có ai nói cám ơn với tôi. Tôi làm quần quật như một nô lệ nhưng cha tôi, em trai tôi và nhiều người khác, không một ai cảm ơn tôi. Tôi quen bị đánh đập chứ không quen nhận lời cảm ơn.
Tôi nhận thấy “cảm ơn” là một cách giao tiếp lịch sự, một cách bày tỏ sự tôn trọng. Tôi thích nói cảm ơn với mọi người vì mọi người cũng nói cảm ơn tôi. Cảm ơn vì đã quấn băng cho tôi, vì đã cho thuốc giúp tôi dễ ngủ, vì đã bôi kem để da tôi không bị rách, vì đã mang bữa ăn đến và nhất là vì đã đưa cho tôi thỏi socola…. Chúng vô cùng ngon, và giúp tôi nhanh lấy sức.
Thế nên tôi đã cảm ơn ông Edmond Kaiser về cái quần Jean, về đôi giầy, về cái áo chui đầu rất đẹp.
“Ở đây cháu là một phụ nữ tự do, Souad ạ. Cháu có thể làm bất cứ việc gì cháu muốn nhưng bác khuyên cháu nên ăn mặc giản dị, những bộ quần áo thích hợp với cháu, những bộ quần áo không gây kích ứng da và không nên có điều gì thái quá làm mọi người chú ý.”
Ông có lý. Ở đất nước đã có lòng tốt đón nhận tôi, tôi vẫn là một con bé chăn cừu của miền Cisjordanie, không văn hóa, thất học, không có gia đình, và vẫn mơ mộng đến chiếc răng vàng óng ánh!

o0o

Tôi đến Thụy Sĩ vừa tròn một năm. Cuối năm ấy tôi từ giã bệnh viện để đến một trung tâm tiếp nhận.
Những cuộc phẫu thuật ghép da cứ nối tiếp nhau. Tôi quay lại bệnh viện để tiếp tục chịu đau. Dẫu tôi chưa hoàn toàn bình phục, nhưng tôi đã sống. Tôi không thể đòi hỏi gì hơn. Tôi mày mò học tiếng Pháp mỗi khi có thể, những cấu trúc, các mẫu câu mà tôi nhắc đi nhắc lại như con vẹt, mặc dù tôi chưa biết con vẹt là con gì!
Sau này, chị Jacqueline nói cho tôi biết, khi mới đưa tôi sang châu Âu, vì tôi phải liên tục vào bệnh viện để chữa trị nên không thể theo học các lớp dạy tiếng Pháp chính quy. Khi ấy, cứu mạng sống của tôi quan trọng hơn việc cho tôi đến trường. Mặt khác, tôi cũng không nghĩ đến việc đó. Ở làng tôi ngày nào cũng có hai đứa con gái đón xe khác đi học ngoài thành phố và bị mọi người chế nhạo. Chính tôi cũng chế nhạo chúng, vì như các chị tôi, tôi tin rằng chúng đi học thì sẽ không bao giờ lấy được chồng!
Từ trong sâu thẳm tâm can, nỗi xấu hổ lớn nhất của tôi là không lấy được chồng. Tôi vẫn giữ quan niệm chung của những người trong làng tôi, nó đã ăn sâu vào tâm trí khiến tôi không cưỡng lại được. Và tôi cho rằng, không có người đàn ông nào muốn lấy tôi làm vợ. Mà đối với phụ nữ ở đất nước tôi, không lấy được chồng được xem là một hình phạt chung thân.
Trong ngôi nhà tiếp nhận tôi và Marouan, mọi người nghĩ rằng tôi sẽ quen dần với hình phạt kép: xấu xí đến phát sợ và không được đàn ông ham muốn. Họ nghĩ rằng tôi có thể chăm sóc con trai tôi khi tôi có khả năng làm việc để nuôi dạy nó. Riêng chị Jacqueline biết tôi hoàn toàn không có khả năng cáng đáng công việc ấy. Trước tiên, tôi phải mất nhiều năm mới lấy lại được hình hài một con người và chấp nhận mình trong chính hình hài ấy. Và suốt những năm ấy, con trai tôi, sẽ phải lớn lên một cách lệch lạc. Hơn nữa, tuy đã hai mươi tuổi, tôi vẫn là một đứa trẻ. Tôi không biết gì về cuộc sống, trách nhiệm và tự lập.
Đó cũng chính là lúc tôi rời Thụy Sĩ. Công việc điều trị đã xong, tôi có thể đến nơi khác sống. Chị Jacquelien đã tìm được một gia đình tiếp nhận tôi, đâu đó ở châu Âu. Đó là bố mẹ nuôi mà tôi rất yêu mến và tôi gọi họ là bố mẹ, giống như Marouan. Hai ông bà đã nhận nuôi nhiều trẻ do tổ chức Terre des hommes đưa đến. Có một số trẻ ở lại đây khá lâu, một số được gia đình khác nhận làm con nuôi. Gia đình chúng tôi lúc nào cũng rất đông người. Phải chăm sóc những đứa trẻ nhỏ hơn và tôi cố gắng làm tất cả những gì có thể để phụ giúp họ. Một hôm “mẹ” bảo tôi là chăm sóc Marouan quá nhiều và không mấy chú ý đến những trẻ khác. Nhận xét đó làm tôi ngạc nhiên vì tôi không hề có ý chăm sóc con trai nhiều hơn. Tôi đã quá chăm chú vào chuyện đó. Những lúc cô đơn, tôi thường đi dạo dọc bờ sông, với Marouan nằm trong xe đẩy. Tôi cần đi bộ, cần được ra ngoài. Tôi không biết tại sao tôi lại muốn đi bộ một mình ngoài đồng đến thế, có lẽ do thói quen chăn cừu trước đây. Cũng như trước đây, tôi mang theo một ít nước, một chút đồ ăn và tôi đẩy chiếc xe chở Marouan, bước thật nhanh, thẳng người đầy vẻ tự hào. Trong tôi có hai con người, một con người bước đi thật nhanh như dạo còn ở trong làng và một con người khác, thẳng người và tự hào như lúc sống ở châu Âu.
Tôi cố sức làm những việc mẹ bảo tôi làm, nghĩa là cùng bà làm việc nhiều hơn để chăm sóc những đứa trẻ khác. Tôi lớn tuổi nhất nên đó cũng là việc bình thường. Nhưng mỗi khi bận rộn như bị giam trong ngôi nhà ấy, ấy, tôi lại muốn thoát ra, muốn đi thăm những người bên ngoài, muốn nói chuyện, muốn khiêu vũ, muốn gặp một người đàn ông để xem mình còn có thể là phụ nữ được không.
Tôi cần phải thử. Tôi điên lên vì hy vọng nhưng không sao kiềm chế bản thân, tôi muốn thử sống.



Nằm trong máy bay, tôi có thể ngắm nhìn khuôn mặt bé xíu, dài, ngăm đen nhưng rất xinh của nó với cái mũ vải mềm màu trắng đội trên đầu. Tôi đã mất khái niệm thời gian và tôi có cảm tưởng nó mới chỉ được ba tuần tuổi trong khi Marouan đã được hai tháng tuổi. Chị Jacquelien bảo chúng tôi đến Genève vào ngày 20 tháng Chạp.

Khi chị đặt Marouan nằm trên người tôi, tôi đã rất sợ. Hai tôi không thể giữ nó và tôi cảm thấy một cảm xúc lẫn lộn, vừa xấu hổ vừa đau đớn, và tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Tôi đã ngủ rất nhiều. Tôi không nhớ mình được đưa xuống khỏi máy bay bằng cách nào và cũng không nhớ gì về chiếc xe cứu thương đã chở tôi đến bệnh viện. Mãi đến ngày hôm sau, tôi mới biết mình đang ở đâu.

Về cái ngày đặc biệt ấy, cuối cùng tôi chỉ nhớ được khuôn mặt của Marouan và hình ảnh đám mây. Tôi đã tự hỏi không biết những vật lạ lùng màu trắng ở phía bên kia cửa sổ máy bay là gì, và chị Jacqueline đã giải thích rằng chúng tôi đang bay trên trời. Tôi biết rõ là chúng tôi đang trên đường đến Thụy Sĩ nhưng hồi ấy, hai chữ Thụy Sĩ đối với tôi chẳng ý nghĩa gì. Tôi nhầm lẫn giữa Thụy Sĩ với Israel vì tôi vẫn nghe nói tất cả những nơi nằm ngoài ranh giới làng tôi, nghĩa là nằm về phía Bắc, đều là xứ sở của kẻ thù.

Hồi ấy tôi không biết gì về thế giới, về các quốc gia, và những cái tên khác nhau. Ngay đến tên nước của mình, tôi cũng không biết. Tôi đã lớn lên và chỉ hiểu được một điều: có lãnh thổ của nước tôi và phần còn lại của thế giới. Vùng đất của kẻ thù, cha tôi thường nói, và ở đấy người ta ăn thịt lợn!

Vậy mà tôi lại đến sống trên vùng đất của kẻ thù nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng bởi chị Jacqueline cũng ở đó.

Những người xung quanh, trong bệnh viện này, không hề biết câu chuyện của tôi. Chị Jacqueline và ông Edmond Kaiser không nói gì. Tôi là một bệnh nhân bị bỏng nặng, đó là điều duy nhất quan trọng ở đây.

Ngay trong ngày hôm sau, bệnh viện đã tiến hành ca phẫu thuật đầu tiên để gỡ cằm tôi ra, và để tôi có thể ngẩng đầu lên. Thịt bên trong trơ hẳn ra ngoài, tôi chỉ nặng ba mươi tư cân, toàn thân đầy những vết bỏng, những chỗ trơ xương và những mảng da nhăn nhúm. Mỗi lần trông thấy cô y tá đẩy chiếc xe đựng dụng cụ và thuốc men điều trị, tôi liền bật khóc. Nhưng họ tiêm cho tôi thuốc giảm đau và cô y tá tỏ ra rất dịu dàng. Cô ta nhẹ nhàng cắt bỏ lớp da chết, rồi dùng một cái kẹp nhỏ gắp nó ra. Cô ta cho tôi uống thuốc kháng sinh và người tôi được bôi đầy thuốc mỡ. Không còn cảnh tắm rửa cưỡng ép, hay lớp vải gạc bị giật thô bạo mà tôi từng chịu đựng trong những bệnh viện ở đất nước tôi. Sau đấy, các bác sĩ đã kéo hai tay tôi ra để tôi có thể cử động bình thường. Ban đầu, hai cánh tay tôi buông thõng xuống hai bên mạn sườn, cứng nhắc và thẳng đơ như hai tay búp bê.

Rồi tôi bắt đầu tập đứng thẳng, tập đi trong hành lang bệnh viện, tập sử dụng hai bàn tay và tập khám phá thế giới mới mà tôi không nói được ngôn ngữ của nó. Do tôi không biết đọc cũng không biết viết, ngay đến chữ Ả Rập cũng vậy, nên tôi tự thu mình trong sự im lặng thận trọng, mãi cho đến khi tôi hiểu được một vài từ cơ bản.

Tôi chỉ có thể nói chuyện được với chị Jacqueline và Hoda vì cả hai đều nói được tiếng Ả Rập. Edmond Kaiser rất tuyệt vời. Tôi kính phục ông và trong đời tôi, tôi chưa bao giờ kính phục một người đàn ông như thế. Ông là người cha thực sự của tôi. Bây giờ tôi mới hiểu chính ông đã quyết định cho tôi cuộc đời mới, chính ông đã cử chị Jacqueline đến với tôi.

Điều khiến tôi vô cùng ngạc nhiên, khi tôi đi từ phòng mình đến thăm Marouan trong phòng trẻ, chính là sự tự do của các cô gái ở đây. Có hai cô y tá đi cùng tôi. Cả hai đều trang điểm, làm tóc, mặc váy ngắn và họ nói chuyện với đàn ông. Tôi tự nhủ: “Họ nói chuyện với đàn ông. Họ chết mất!”Tôi thấy bị sốc đến mức đã tìm cách nói với chị Jacqueline và ông Edmond Kaiser ngay khi có dịp:

“Chị xem cô gái ở đằng kia, cô ta đang nói chuyện với một người đàn ông! Họ sẽ giết cô ta mất.”

Vừa nói tôi vừa làm cử chỉ giơ tay như bị chặt đầu.

“Không phải thế đâu. Chúng ta đang ở Thụy sĩ, mọi thứ không giống như ở đất nước của em, không ai chặt đầu cô ta cả, ở đây, đó là chuyện hoàn toàn bình thường.

– Nhưng chị nhìn xem, hai chân cô ta để hở ra trước mắt mọi người, thật không bình thường khi để hở chân cho người ta nhìn như thế.

– Không sao, cũng bình thường thôi mà, cô ta mặc áo blouse để đi làm.

– Còn hai mắt cô ta nữa. Kẻ mắt như thế là tội nặng lắm phải không chị?

– Không đâu, ở đây phụ nữ đều trang điểm, họ đi chơi, họ có quyền có bạn trai. Nhưng ở đất nước em thì không thể. Em đang ở đây chứ không phải ở đất nước em, em đang ở Thụy Sĩ.”

Tôi không tài nào hiểu được, đầu óc tôi không tài nào tiếp nhận việc ấy được. Tôi nghĩ có lẽ mình đã khiến ông Edmond Kaiser phải mệt óc vì tôi hỏi đi hỏi lại những câu đó. Ngay lần đầu tiên, tôi đã nói: “Mình sẽ không còn gặp lại cô gái này nữa. Vì cô ta thế nào cũng chết”.

Nhưng ngày hôm sau, tôi thấy cô ta vẫn còn sống và tôi rất mừng cho cô ta. Tôi tự nhủ: “Cảm ơn trời, cô ta vẫn còn sống. Cô ấy vẫn mặc áo blouse trắng như hôm trước, người ta nhìn thấy chân cô ấy, vậy là người ta nói thật, không phải vì thế mà người ta phải chết”. Trước đây, tôi cứ tưởng ở các nước khác, mọi thứ đều giống ở nước tôi. Hễ con gái mà nói chuyện với đàn ông và bị người khác bắt gặp, cô ta sẽ chết.

Tôi cũng cảm thấy rất sốc vì cách đi đứng của những cô gái ấy. Họ tươi cười, tỏ ra rất thoải mái và bước đi cùng đàn ông…. Tôi trông thấy rất nhiều cô tóc vàng:

“Tại sao tóc của các cô lại vàng? Tại sao lại không đen như em? Vì ở đây không nắng chói chang bằng ư? Nếu trời nóng hơn, liệu tóc họ có bị đen không, có bị quăn tít không? Ôi! Họ còn mặc áo ngắn tay nữa chứ. Chị xem kìa, hai người phụ nữ đang cười ấy! Ở làng em, một phụ nữ không bao giờ được cười với một phụ nữ khác, đàn bà con gái không bao giờ được mặc áo tay ngắn….. Và họ còn đi giày nữa chứ!

– Nhưng đấy là em còn chưa nhìn thấy tất cả mọi thứ đó!’


o0o


Tôi còn nhớ lần đầu tiên được ông Edmond Kaiser dẫn đi thăm thú thành phố. Lúc ấy chị Jacqueline phải trở lại Trung Đông để làm việc. Tôi nhìn thấy nhiều phụ nữ trong nhà hàng ngồi hút thuốc lá, hai cánh tay để trần với làn da trắng muốt trông rất đẹp. Tôi chỉ nhìn thấy những cô gái tóc vàng da trắng, tôi ngắm nhìn họ hệt như bị thôi miên. Ở nước tôi, những cô gái tóc vàng như thế rất ít nên đàn ông rất thích họ, vì vậy tôi nghĩ là họ có thể gặp nguy hiểm. Ông Edmond Kaiser giảng giải cho tôi bài học địa lý đầu tiên.

“Họ được sinh ra với màu da trắng, những người sinh ra ở nước khác sẽ có màu da khác. Nhưng ở đây, ngay tại châu Âu, cũng có phụ nữ da đen, phụ nữ da trắng, phụ nữ tóc hung với những đốm tàn nhang trên mặt….

– Những vết như cháu à?

– Không. Không phải những vết bỏng như cháu, mà là những vết rất nhỏ do ánh mặt trời để lại trên làn da trắng của họ!”

Tôi nhìn quanh, lúc nào tôi cũng chú ý tìm một cô gái nào đấy giống như tôi và tôi nói với ông Kaiser: “Xin Đấng Tối cao tha lỗi cho cháu, cháu chỉ muốn gặp một cô gái nào khác cũng bị thiêu sống như cháu, nhưng cháu chưa gặp ai cả. Tại sao cháu lại là người duy nhất bị thiêu sống chứ?”

Mãi cho đến hôm nay, tôi vẫn có cảm tưởng mình là người phụ nữ duy nhất trên trái đất bị thiêu sống. sống. Nếu tôi là nạn nhân của một vụ tai nạn, thì đó lại là chuyện khác. Đó là số phận và chúng ta không thể oán trách số phận.

Ban đêm, tôi hay gặp ác mộng và gương mặt của anh rể tôi lại xuất hiện. Tôi cảm thấy anh ta đi vòng quanh tôi và tôi nghe thấy tiếng anh ta nói với tôi: “Tôi sẽ lo cho cô…”

Và tôi chạy với ngọn lửa trên người. Ban ngày, tôi cũng đột nhiên nghĩ đến chuyện ấy, và ước muốn được chết bỗng trở lại, để không còn bị đau đớn nữa.

Suốt đời, tôi luôn cảm thấy mình đang bị thiêu đốt, theo một cách khác. Suốt đời, tôi sẽ phải lẩn trốn, phải mặc áo tay dài trong khi tôi luôn mơ ước được mặc những chiếc áo tay ngắn như những người phụ nữ khác, phải mặc áo sơ mi cài kín cổ trong khi vẫn mơ đến những kiểu áo hở cổ như những người phụ nữ khác. Những người phụ nữ ấy được tự do. Tôi bị cầm tù ngay trong chính làn da của tôi, ngay cả khi tôi tự do bước đi trong cùng một thành phố tự do ấy.

Lúc ấy, vì tôi rất muốn nên tôi hỏi ông Kaiser rằng một ngày nào đó, tôi có thể có một cái răng vàng rực rỡ hay không? Và ông Kaiser mỉm cười trả lời: “Cháu phải chữa bệnh trước đã, sau đó chúng ta mới nói đến chuyện răng của cháu."

Ở đất nước tôi, một chiếc răng vàng, đó là một điều tuyệt diệu. Tất cả những gì sáng lấp lánh đều tuyệt diệu. Nhưng có lẽ tôi đã làm ông ngạc nhiên với lời cầu xin kỳ quặc ấy. Tôi không có thứ gì gọi là của riêng mình, mình, tôi phải nằm thường xuyên và thỉnh thoảng, giữa những đợt điều trị, tôi được đưa ra ngoài đi dạo, và tuần lễ tôi mới được tắm rửa một lần. Khi nào những vết bỏng còn chưa lành thì chưa có chuyện mặc quần áo tươm tất, tôi chỉ được khoác một chiếc áo sơ mi và cả người tôi quấn băng kín mít. Tôi không đọc sách được vì tôi không biết đọc. Tôi không nói chuyện được vì các cô y tá không hiểu tôi nói gì. Chị Jacqueline có để lại những mẩu giấy phiên âm tiếng Ả Rập và nghĩa của những từ ấy bằng tiếng Pháp. Ăn, ngủ, đi vệ sinh, đau, không đau, tất cả những tiếng cần thiết để họ có thể chăm sóc tôi. Khi tự mình đứng lên được, tôi thường ra đứng gần cửa sổ. Tôi ngắm nhìn thành phố, ánh đèn và ngọn núi ở đằng xa. Thật tuyệt vời. Tôi há hốc mồm chiêm ngưỡng quang cảnh xung quanh. Tôi muốn ra khỏi phòng và đi dạo, tôi chưa bao giờ nhìn thấy những thứ như thế, những gì tôi nhìn thấy đều tươi đẹp vô cùng.

Mỗi sáng tôi đều đến thăm Marouan. Tôi phải rời khu nhà điều trị để đi sang nhà trẻ. Tôi cảm thấy lạnh. Tôi chỉ mặc một chiếc áo bệnh viện cấp cho có khóa kéo phía sau lưng, một chiếc áo khoác của bệnh viện và đôi giày của bệnh viện. Với chiếc bàn chải đánh răng của bệnh viện, tài sản của tôi vẻn vẹn chỉ có thế. Thế nên tôi cắm cúi bước thật nhanh, như ngày còn ở trong làng. Cô y tá bảo tôi vận động nhẹ nhàng khi ra ngoài vì tôi vẫn còn sống, ngay cả khi tôi vẫn sợ. Về việc này, các cô y tá và bác sĩ không thể làm gì ngăn lại. Tôi có cảm tưởng mình là người phụ nữ duy nhất bị thiêu sống trên thế giới. Tôi bị hạ nhục, bị xem là có tội và tôi không thể xóa bỏ những ý nghĩ ấy được. Nhiều khi nằm một mình trên giường, tôi nghĩ rằng lẽ ra hồi ấy tôi nên chết đi vì tôi đáng bị như thế. Tôi nhớ, lúc chị Jacqueline đưa tôi từ bệnh viện ra sân bay để đi Lausanne, tôi có cảm tưởng mình như một cái túi rác. Lẽ ra chị nên vứt tôi vào một góc để tôi chết đi. Ý nghĩ ấy và nỗi xấu hổ khi thấy mình vẫn tiếp tục sống thường trở về dằn vặt tôi.

Thế là tôi bắt đầu quên đi đoạn đời trước của tôi. Tôi muốn trở thành một con người khác ở đất nước này. Như nước phụ nữ tự do kia, muốn hòa nhập với họ, muốn học hỏi cách sống ở đây thật nhanh. Trong suốt nhiều năm, tôi đã chôn chặt những kỷ niệm cũ. Nhưng còn Marouan, các cô y tá đã dạy tôi cách cho con bú bình, dạy tôi cách thay tã cho nó và dạy tôi trở thành một bà mẹ mỗi ngày vài phút trong khả năng sức khỏe cho phép. Tôi muốn con tôi tha lỗi cho tôi vì tôi thấy rất khó khăn mỗi khi làm những công việc ấy theo yêu cầu của người khác. Trong vô thức, tôi cảm thấy có tội vì đã là mẹ nó. Ai có thể hiểu được điều này? Tôi không đảm nhận được vai trò làm mẹ, không tưởng tượng được tương lai của nó với vết bỏng trên cơ thể của mình. Sau này làm thế nào để nói với nó rằng cha nó là một kẻ hèn nhát? Làm thế nào để nó không cảm thấy có lỗi trong việc tôi trở nên như thế này? Một thân thể bị tàn phá, trông vô cùng kinh khủng. Chính tôi, tôi cũng không còn tưởng tượng được tôi “trước đây” nữa. Ngày trước, tôi có xinh đẹp không? Da tôi có mịn màng không? Tôi có mềm mại và ngực tôi có gợi cảm không? Có những chiếc gương, cả ánh mắt của nhiều người khác. Nhìn vào đó, tôi thấy mình xấu xí và đáng khinh, cả trong lẫn ngoài. Một cái túi rác. Tôi vẫn còn đau. Ở bệnh viện, người ta chăm sóc cơ thể tôi, giúp tôi lấy lại sức khỏe thể chất nhưng trong đầu tôi, mọi thứ vẫn chưa ổn. Không những tôi không biết phải diễn tả như thế nào, nào, mà ngay cả từ “suy sụp tinh thần” vẫn còn rất xa lạ đối với tôi. Phải mất đến nhiều năm tôi mới biết. Tôi chỉ nghĩ mình không nên kêu ca nữa và bằng cách ấy, tôi đã chôn chặt hai mươi năm phần đời của tôi, chôn sâu đến nỗi bây giờ tôi phải rất khó khăn mới làm sống dậy được những kỷ niệm đó. Tôi có rằng để được sống sót, đầu óc tôi không thể làm khác được.

Rồi sau đấy, trong nhiều tháng dài đằng đẵng, tôi trải qua nhiều cuộc phẫu thuật ghép da. Tổng cộng hai mươi tư cuộc phẫu thuật. Do chân tôi không bị bỏng nên các bác sĩ đã lấy ở đấy ghép cho nửa người phía trên. Mỗi lần phẫu thuật xong phải chờ cho da lành lại rồi mới bắt đầu phẫu thuật tiếp. Mãi đến lúc chân tôi không còn da để phẫu thuật thì thôi.

Mảng da ghép vẫn còn yếu nên tôi rất cần được chăm sóc để nó mềm và giữ ẩm được và tôi luôn cần được chăm sóc.

Edmond Kaiser quyết định sắm quần áo cho tôi. Ông đưa tôi đến một cửa hàng lớn. Vô cùng lớn và có rất nhiều giầy dép, quần áo, nhiều đến mức tôi không biết phải nhìn vào đâu. Về giầy dép, tôi không thích những chiếc dép thêu như ở đất nước tôi. Tôi thích có một chiếc quần thực sự, chứ không phải một chiếc saroual. Hồi còn đi chợ với cha tôi trên chiếc xe tải nhỏ chở đầy hoa quả và rau củ, tôi đã trông thấy bọn con gái mặc loại quần đó. Họ mặc loại quần thời trang, rất rộng phía dưới, và người ta gọi đó là quần “ống loe”. Đó là loại con gái hư hỏng, và tôi không được phép mặc loại quần đó ở đất nước tôi.

Tôi không muốn mua quần “ống loe”. Ông Kaiser mua cho tôi một đôi giầy đen gót thấp, một chiếc quần Jean bình thường và một chiếc áo chui đầu rất đẹp. Tôi thất vọng. Từ chín tháng nay, tôi đã đợi và luôn mơ về bộ quần áo mới. Nhưng tôi vẫn mỉm cười và nói cám ơn. Tôi có thói quen mỉm cười với mọi người, luôn mỉm cười, điều đó khiến họ rất ngạc nhiên và tôi cảm ơn về mọi thứ. Mỉm cười, đó là cách tôi đáp lại lòng tốt của họ, mà cũng là cách giao tiếp duy nhất của tôi trong suốt một thời gian dài. Mỗi lần muốn khóc, tôi trốn vào một góc… một thói quen có từ ngày xưa. Ở đây, ai cũng tươi cười kể cả những người đàn ông. Tôi muốn mỉm cười càng nhiều càng tốt. Nói cám ơn là một cử chỉ tối thiểu trong giao tiếp. Trước đây, chưa có ai nói cám ơn với tôi. Tôi làm quần quật như một nô lệ nhưng cha tôi, em trai tôi và nhiều người khác, không một ai cảm ơn tôi. Tôi quen bị đánh đập chứ không quen nhận lời cảm ơn.

Tôi nhận thấy “cảm ơn” là một cách giao tiếp lịch sự, một cách bày tỏ sự tôn trọng. Tôi thích nói cảm ơn với mọi người vì mọi người cũng nói cảm ơn tôi. Cảm ơn vì đã quấn băng cho tôi, vì đã cho thuốc giúp tôi dễ ngủ, vì đã bôi kem để da tôi không bị rách, vì đã mang bữa ăn đến và nhất là vì đã đưa cho tôi thỏi socola…. Chúng vô cùng ngon, và giúp tôi nhanh lấy sức.

Thế nên tôi đã cảm ơn ông Edmond Kaiser về cái quần Jean, về đôi giầy, về cái áo chui đầu rất đẹp.

“Ở đây cháu là một phụ nữ tự do, Souad ạ. Cháu có thể làm bất cứ việc gì cháu muốn nhưng bác khuyên cháu nên ăn mặc giản dị, những bộ quần áo thích hợp với cháu, những bộ quần áo không gây kích ứng da và không nên có điều gì thái quá làm mọi người chú ý.”

Ông có lý. Ở đất nước đã có lòng tốt đón nhận tôi, tôi vẫn là một con bé chăn cừu của miền Cisjordanie, không văn hóa, thất học, không có gia đình, và vẫn mơ mộng đến chiếc răng vàng óng ánh!


o0o


Tôi đến Thụy Sĩ vừa tròn một năm. Cuối năm ấy tôi từ giã bệnh viện để đến một trung tâm tiếp nhận.

Những cuộc phẫu thuật ghép da cứ nối tiếp nhau. Tôi quay lại bệnh viện để tiếp tục chịu đau. Dẫu tôi chưa hoàn toàn bình phục, nhưng tôi đã sống. Tôi không thể đòi hỏi gì hơn. Tôi mày mò học tiếng Pháp mỗi khi có thể, những cấu trúc, các mẫu câu mà tôi nhắc đi nhắc lại như con vẹt, mặc dù tôi chưa biết con vẹt là con gì!

Sau này, chị Jacqueline nói cho tôi biết, khi mới đưa tôi sang châu Âu, vì tôi phải liên tục vào bệnh viện để chữa trị nên không thể theo học các lớp dạy tiếng Pháp chính quy. Khi ấy, cứu mạng sống của tôi quan trọng hơn việc cho tôi đến trường. Mặt khác, tôi cũng không nghĩ đến việc đó. Ở làng tôi ngày nào cũng có hai đứa con gái đón xe khác đi học ngoài thành phố và bị mọi người chế nhạo. Chính tôi cũng chế nhạo chúng, vì như các chị tôi, tôi tin rằng chúng đi học thì sẽ không bao giờ lấy được chồng!

Từ trong sâu thẳm tâm can, nỗi xấu hổ lớn nhất của tôi là không lấy được chồng. Tôi vẫn giữ quan niệm chung của những người trong làng tôi, nó đã ăn sâu vào tâm trí khiến tôi không cưỡng lại được. Và tôi cho rằng, không có người đàn ông nào muốn lấy tôi làm vợ. Mà đối với phụ nữ ở đất nước tôi, không lấy được chồng được xem là một hình phạt chung thân.

Trong ngôi nhà tiếp nhận tôi và Marouan, mọi người nghĩ rằng tôi sẽ quen dần với hình phạt kép: xấu xí đến phát sợ và không được đàn ông ham muốn. Họ nghĩ rằng tôi có thể chăm sóc con trai tôi khi tôi có khả năng làm việc để nuôi dạy nó. Riêng chị Jacqueline biết tôi hoàn toàn không có khả năng cáng đáng công việc ấy. Trước tiên, tôi phải mất nhiều năm mới lấy lại được hình hài một con người và chấp nhận mình trong chính hình hài ấy. Và suốt những năm ấy, con trai tôi, sẽ phải lớn lên một cách lệch lạc. Hơn nữa, tuy đã hai mươi tuổi, tôi vẫn là một đứa trẻ. Tôi không biết gì về cuộc sống, trách nhiệm và tự lập.

Đó cũng chính là lúc tôi rời Thụy Sĩ. Công việc điều trị đã xong, tôi có thể đến nơi khác sống. Chị Jacquelien đã tìm được một gia đình tiếp nhận tôi, đâu đó ở châu Âu. Đó là bố mẹ nuôi mà tôi rất yêu mến và tôi gọi họ là bố mẹ, giống như Marouan. Hai ông bà đã nhận nuôi nhiều trẻ do tổ chức Terre des hommes đưa đến. Có một số trẻ ở lại đây khá lâu, một số được gia đình khác nhận làm con nuôi. Gia đình chúng tôi lúc nào cũng rất đông người. Phải chăm sóc những đứa trẻ nhỏ hơn và tôi cố gắng làm tất cả những gì có thể để phụ giúp họ. Một hôm “mẹ” bảo tôi là chăm sóc Marouan quá nhiều và không mấy chú ý đến những trẻ khác. Nhận xét đó làm tôi ngạc nhiên vì tôi không hề có ý chăm sóc con trai nhiều hơn. Tôi đã quá chăm chú vào chuyện đó. Những lúc cô đơn, tôi thường đi dạo dọc bờ sông, với Marouan nằm trong xe đẩy. Tôi cần đi bộ, cần được ra ngoài. Tôi không biết tại sao tôi lại muốn đi bộ một mình ngoài đồng đến thế, có lẽ do thói quen chăn cừu trước đây. Cũng như trước đây, tôi mang theo một ít nước, một chút đồ ăn và tôi đẩy chiếc xe chở Marouan, bước thật nhanh, thẳng người đầy vẻ tự hào. Trong tôi có hai con người, một con người bước đi thật nhanh như dạo còn ở trong làng và một con người khác, thẳng người và tự hào như lúc sống ở châu Âu.

Tôi cố sức làm những việc mẹ bảo tôi làm, nghĩa là cùng bà làm việc nhiều hơn để chăm sóc những đứa trẻ khác. Tôi lớn tuổi nhất nên đó cũng là việc bình thường. Nhưng mỗi khi bận rộn như bị giam trong ngôi nhà ấy, ấy, tôi lại muốn thoát ra, muốn đi thăm những người bên ngoài, muốn nói chuyện, muốn khiêu vũ, muốn gặp một người đàn ông để xem mình còn có thể là phụ nữ được không.

Tôi cần phải thử. Tôi điên lên vì hy vọng nhưng không sao kiềm chế bản thân, tôi muốn thử sống.
Bị Thiêu Sống
Giới thiệu
- 1 -
- 2 -
- 3 -
- 4 -
- 5 -
- 6 -
- 7 -
- 8 -
- 9 -
- 10 -
- 11 -
- 12 -
- 13 -
- 14 -
- 15 -
- 16 -
- 17 -
- 18 -
- 19 -