watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tình Sơn nữ-Chương XVI - tác giả TCHYA (Đái Đức Tuấn) TCHYA (Đái Đức Tuấn)

TCHYA (Đái Đức Tuấn)

Chương XVI

Tác giả: TCHYA (Đái Đức Tuấn)

Mùa hè ở trên thượng du rất dễ chịu và mát mẻ. Thường thường nhiệt độ chỉ lên tới một độ ấm áp, ít khi nắng quá quắt như miền xuôi.
Không khí trong sạch, nhè nhẹ, do đó người sơn cước không cần phải đi đâu nghỉ mát, họ ở chính đất họ là đầy đủ qua những ngày hè.
Péng đang lúi húi mài dao, bỗng nàng ngoảnh mặt lên rồi gọi Hàm:
- Hàm ơi ! Nóng quá, chúng mình đi lên rừng đẫu củi rồi tắm.
Có tiếng vọng từ trên nhà xuống đáp lại:
- Thế Péng đã mài dao cho Hàm và Chừ chưa?
- Rồi, dao Hàm em mài, còn thằng Chừ nó mài lấy. Sắc như nước ấy, hôm nay anh tha hồ chặt đóm nhanh.
Tiếng chân người nện hùynh huỵch trên dát nhà, dần dần tới cầu thang.
Khi trông thấy Péng, Hàm nhe răng cười:
- Cám ơn em nhé! Em tôi mài dao đến nỗi mặt đỏ nhừ như anh em Lưu Bị.
Nàng chưa bao giờ được nghe tên lạ nên hỏi:
- Lưu Bị là cái gì hử anh?
Biết mình trót nhỡ nhời ví mặt nàng đỏ nhừ như anh em Lưu Bị nên chàng nói tránh đi.
- Không, anh bảo em mặt đỏ nhừ, thế thôi.
- Anh nói đỏ nhừ như anh em Lưu Bị. Em hỏi anh lại không nói. Anh còn chối cãi sao được? Thôi không giảng giải cho em nghe thời lần sau nhất định em chẳng bảo anh một cái gì nữa. Anh đã hứa với em điều gì chóng quên thế!
Chàng đành gật đầu để đối phương bằng lòng .
- Được rồi, anh sẽ nhớ và trả nhời cho em hiểu. Thôi em gọi thằng Chừ rồi chúng ta cùng đi và anh sẽ nói cho mà nghe.
Mặt Péng vui lên, nàng không phụng phịu và giận dỗi nữa.
Ba bóng người trải dài trên sườn đường, ngược với ánh mặt trời phía tây.
Ai cũng có vỏ dao đeo bên mình, thỉnh thoảng vang lên canh cách. Péng nói đùa:
- Anh lấy lá cây vo tròn cài vào hai bên sườn dao tránh tiếng kêu ấy đi, kêu giống như đuôi ông Hùm gõ vào cây nứa.
Anh không biết à, ông Hùm ngủ trưa, đuôi bao giờ cũng gõ tanh tách vào cây nứa giống như cái dao của anh kêu đấy.
- Thế à?
Bỗng nàng chợt nhớ ra điều gì rồi nàng nhăn nhó kêu:
- Anh tệ lắm, hứa cái gì lại quên béng ngay được.
Hàm giả tảng lờ không biết ngước mắt nhìn trời, cảnh rừng suy nghĩ.
Còn thằng Chừ rũ ra cười:
- À, anh nhớ ra rồi, anh quên trả nhời em về mặt đỏ nhừ như anh em Lưu Bị. Bây giờ kể đến nhé!
- Ngày xưa bên Tàu có ba người ký kết với nhau làm anh em. Họ quý nhau như ruột thịt. Lưu Bị là anh và hai người kia là Quan Công và Trương Phi.
Lưu Bị là anh rất giỏi giang, đa mưu lắm kế, còn hai người em dư sức vô mưu.
Trong số ấy, Quan Công là người tính nóng như lửa, mặt lúc nào cũng đỏ nhừ nên anh vừa ví mặt em giống quan Công là thế ấy.
Nàng ngẩn người ra lặng tai nghe rất chăm chú. Khi thấy Hàm ngừng kể, nàng hỏi:
- Có thế thôi à, chuyện có hay không anh? Bao giờ em được về xuôi, quê anh để xem truỵên thú lắm nhỉ.
Nhưng anh có cho em về theo không? Hay là anh lại nói dối em.
Thằng Chừ thỉnh thoảng mới nghe lỏm được một vài tiếng, nó chẳng hiểu gì hết.
Péng nhìn thương hại và bảo người yêu:
Chúng mình tha hồ nói chuyện, nó chẳng hiểu chi hết. Tỷ dụ chúng ta bàn nhau chuyện cười nó cũng chỉ đành lắc đầu nhìn thôi. Tại vì chúng ta nói tiếng Việt.
Hàm lặng lẽ không nói năng, chàng thầm nghĩ lại: Ờ, người đàn bà con gái thực tế lắm, ngay cả đến người Thái cũng vậy. Họ yêu đều có mục đích, yêu rồi nghĩ đến ngày cưới xin, lập gia đình.
Từ ngày có người yêu, ta cảm thấy rằng bất cứ lúc nào người yêu của ta cũng nói chuyện đến hôn nhân, cưới xin, ngày vui đẹp nhất của hai người.
Còn đàn ông, như mình chẳng hạn rất ít khi nghĩ tới. Phải chăng ái tình chưa phải là một mục tiêu chánh trong đời. Đàn ông còn nghĩ đến nhiều điều quan trọng khác hay sao? Đàn ông cho tình yêu chỉ là một điều giải trí trong lúc sầu muộn, chẳng thế Khái Hưng nói rằng: đố tìm thấy một người đàn ông nào trinh trắng trong xã hội. Thật là chí lý.
Có nhiều người khi được yêu và luc người yêu nói đến ngày cưới, họ lại rùng mình sợ hãi như cọp đuổi. Như vậy nghĩ họ cũng có lý và nghĩ lại cũng lãi là ý tưởng phá hoại.
Ta yêu đàn bà ư? Luc đầu say lắm; nhưng tại sao lúc đề cập đến hôn nhân lại sợ là tại sao? Dã được yêu, họ thấy rằng đã đưa vào vòng suy nghĩ, nào là cơm áo cho vợ, làm cách gì cho vợ con đủ ăn, đủ mặc, đủ diện bằng người.
Nếu chồng có thiếu thốn một chút, bà vợ réo lên những tiếng kinh khủng của tàu bay trước khi nhả bom.
Xã hội tỉnh thành rất ít người đàn bà chịu thương, chịu khó đi làm để cùng chung nỗi lo nghĩ của chồng con. Đa số ra chỉ trông mong vào chồng con đi làm về lấy tiềng ăn diện.
Mùa hè như bây giờ ư? Trong lúc các đức lang quân lúi húi làm việc vất vả trong các công sở hay ngoài ánh mặt trời gay gắt, thì các bà vợ ngồi nhà với buồng quạt máy để chát phấn, bôi vôi vào mặt, mặc quần áo mỏng như tờ hở hênh da thịt phô diễu qua các phố phường.
Khi chồng về nào có được nghỉ ngơi. Vợ làm nũng kêu mệt nhọc, mặc dầu khi vắng chồng các bà đã chén thập cẩm. Chồng sợ hãi hốt hoảng bỏ cơm nứơc, chạy đi mời đốc-tơ hoặc y tá đến khám bệnh và săn sóc vợ rất chu đáo.
Như thế, hỏi rằng người con giai ở tỉnh thành sợ lấy vợ cũng là điều có lý hẳn hòi, ta không nên chỉ trích họ quá đáng! Có đi vào vòng ấy mới hiểu cho tình cảnh người đó!
Yêu mà không hái lấy tình yêu lại là phá hoại. Thật cũng là một điều khó suy nghĩ. Nếu yêu một người đàn bà ư? Khi đã được đền đáp lại rồi mà lãng quên ngày cưới cũng mắc một trọng tội với đàn bà. Họ sẽ cho ta là đùa với tình yêu.
Và không những thế, họ sẽ gán cho bạn giai một danh từ rất ghê gớm “chưa đủ bản năng để đảm bảo tình yêu”, hoặc danh từ của bạn giai vẫn tự gán cho mình là “phá hoại tình yêu”
Trong lúc đôi bên gần nhau có khác nào lửa kề rơm lâu ngày cũng bén; sẽ xảy ra nhiều tội lỗi trong lúc tình yêu quá bồng bột.
Do lẽ đó phải có ngày cưới xin ngay, khi cả hai bên đã yêu nhau.
Hàm nhớ lại những mẩu tâm tình của các bạn học chàng ở tỉnh thành xưa, mỗi lúc đi chơi với nhau ở các nơi chùa chiền hoặc những nơi thắng cảnh.
Hàm vẫn cho tư tưởng mình sống là với dĩ vãng, nhưng tuy khi đó Péng không để cho chàng yên lặng và bắt quay về với nàng.
- Hàm ! Em khó hiểu anh quá đi mất! Có lắm khi em nói chuyện anh chẳng để ý gì cả. Anh mải miết nghĩ ở đâu đâu, chẳng hạn như lúc vừa rồi, anh lặng lẽ nghĩ điều gì ấy?
Nói cho em nghe nếu không em quay về nhà đây. Em không đi chặt củi với anh nữa.
Thằng Chừ chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, nhưng nó cũng nhận thấy hai người qua những cử chỉ đối với nhau. Nó kết luận. Cả hai có điều gì xích mích với nhau.
Nó chạy lại bảo Péng:
- Tại sao Péng lại giận dỗi người tháy giáo như vậy. Có điều gì không bằng lòng, nói tao nghe nhé. Hôm nọ tao thấy Péng yêu thầy lắm cơ mà!
Péng đang giận dỗi cũng phải bật cười và không hiểu tại sao cái thừng đần độn nhất, hôm nay nói những câu rất chững chạc và khôi hài hết sức.
Hàm trả nhời gắt gỏng:
- Tôi đang bận nghĩ, tại sao Péng lại cấm tôi yên lặng suy nghĩ. Tôi vẫn nghe chuyện em kể là được rồi chứ gì.
Péng nhăn nhó đáp:
- Nhưng mà anh phải cười nói hoặc tỏ ra những cử chỉ để Péng nhận thấy kia!
Dứt lời, nàng quay lại với thái độ khủng khẳng, Hàm ví nàng như đứa bé giận dỗi mỗi khi tranh quà cả bố mẹ so sánh phần hơn kém.
Chàng cứ để mặc Péng đi và bảo Chừ:
- Mày cứ mặc cho Péng quay về, tao và mày đi lấy củi đóm cũng được rồi.
Nó không nghe nhời chàng chừng một lát rồi chạy theo Péng gọi:
- Péng, thày bảo tao mời Péng quay lại với thày đấy. Ai lại bỏ hai người để về một mình. Về nhà không sợ người ta cười à?
- Không, mày bảo thày lại đây đón tao kia.
Hàm lắng tai nghe, chàng bật cười. Rồi chàng tiến lại phía Péng:
- Thôi Hàm xin lỗi rồi, Hàm sẽ nghe những câu chuyện của Péng kể và để cho Péng nhận thấy qua cử chỉ.
Nàng cười khanh khách như tiếng khướu hót. Rồi nàng lại còn chế riễu Hàm.
- Người ta mới đùa có thế mà đã phải sợ rồi. Thôi em nói đùa đấy, lúc nãy Hàm nghĩ gì phải nói cho em nghe.
Hàm suy nghĩ một lát, chàng nhận định cơ hội trong việc tìm hiểu tâm lý nàng. Chàng gật đầu kể:
- Trong khi chờ Péng nói, nhờ lời của Péng, Hàm đã nhớ tới câu chuyện yêu đương của nngười con trai đối với các nàng thiếu nữ ở tỉnh thành.
Péng vỗ tay:
- Hay quá! Thế anh nói ngay cho em nghe .
Nàng vui qua nên chẳng giữ ý tứ chi thế, nàng nhảy múa ngay ở dọc đường và hát hổng như một đứa bé đang trong tuổi thơ ngây bồng bột, không bao giờ làm một việc gì lại sợ người khác chê cười mình.
- Ở tỉnh thành, con giai rất sợ lấy vợ. Họ cho rằng khi đã được các cô yêu thường hay làm nũng nịu. Từng một đồng tiền mảnh quần, tấm áo, đồng phấn sáp, đều trông mong vào chồng con, không bao giờ họ chịu tự làm lấy để tiêu pha cả.
Trong lúc chồng con làm ăn mửa mặt, vợ phá phách ăn không ngồi rồi.
Péng bĩu môi đáp:
- Thế đáng ghét lắm anh ạ. Đàn bà cũng là một người trong gia đình. Họ phải gánh vác công việc nhà đỡ chồng con; không một lẽ nào chồng đi làm toát mồ hôi, vợ ở nhà ăn bám.
Người chúng em không ưa một chút nào đâu. Anh xem ở làng em chẳng có một ai măc bệnh ấy. Đàn bà lười nhất họ cũng còn biết giúp đỡ những việc thường nhất như dệt cửi may quần áo cho chồng con.
Hàm trêu tức nàng:
- Còn em đấy, mai sau anh mới tin rằng điều ấy có thực. Bay giờ em nói hay cho người làng em sao mà chẳng được nhỉ.
- Từ ngày anh đến làng này, thế chẳng thu thập tìm hiểu được một tí gì về người dân à? Anh dốt lắm, em nói thưc đấy .
Hàm không tưởng câu đáp của Péng là hiểm hóc và đắng cay như vậy.
Hàm cười, cái cười chứa bao nỗi tức bực.
Rồi hàm bảo Péng:
- Câu nói của Péng làm anh bực lắm, nhưng cũng rất phục tài sâu sắc ý nghĩa.
Nàng cũng không muốn đáp lại hoặc nhận lời khen kia, nàng quay về nói câu chuyện của người sơn nữ Bản Bắc.
- Anh biết đấy, bất cứ một người đàn bà bào khi đi lấy chồng rồi đều làm việc chăm chỉ. Họ luôn luôn đi sát với chồng để chung sức làm mọi việc đồng ánh, làm nương rẫy. Anh có bao giờ trông thấy người chồng nào mới cưới vợ đi làm một mình không.
- Vâng, tôi công nhận đúng. Thôi chúng ta lên rừng chặt củi đã tới hôm nọ rồi.
- Tắm đã, nước trong như lọc, mát thế kia, ai không tắm cũng dại. Anh Hàm nghe em một tí nào.
Hàm bác lời đề nghị của Péng rất khéo léo:
- Em ạ, lên rừng chặt củi đã. Bây giờ em tắm rồi sau khi lấy củi xong lại phải tắm một lần nữa cũng tội. Theo anh, một khi tắm rồi, tức là mọi công việc xong xuôi, chứ tắm rồi mà phài đi đẵn củi thì bực lắm.
- Phải đấy.
Cả ba lên rừng. Mỗi người đi theo một lối, nhưng bao giờ cũng gần nhau cách độ năm sáu thước là tột bực.
Nếu một ai đi quá xa rất có thể sợ sự nguy hiểm xay ra mà không ai biết. Ở trên rừng hổ báo rất sẵn, bất cứ một nơi nào rậm rạp, cây cỏ mọc um tùm.
Péng bảo Hàm:
- Anh đừng đi xa chúng em nhé; chỗ này củi tốt lắm. Nứa khô như vậy chắc đem ngay được. Mai nhà ta sửa soạn bữa tiệc để mời các người nhổ mạ giúp và ngày kia mời các cô, các bà đến cấy không lấy công ăn uống.
Hàm ngạc nhiên đáp:
- Thế à! Sao em không bảo anh.
- Em nói anh có thèm nghe đâu. Chẳng thế lúc nãy em phải cau có, giận dỗi với anh.
- Ai bắt em giận?
- Lúc em giận anh, em càng thấy yêu anh nhiều.
Hàm vẫn vừa đóm vẫn lăng tai nghe Péng nói chuyện:
- Mỗi năm về vụ cấy, hoắc vụ gặt, nhà ta đều phải nhờ dân làng làm giúp đấy. Ruộng nương nhiều không làm thế chẳng bao giờ xong được.
Chắc anh cho rằng làm ruộng theo một kiểu lạ lùng đấy nhỉ? Hôm nọ anh hỏi thằng Chừ là: “tại sao ruộng nhà bừa kỹ thế mà lại không nhổ mạ cấy là thế nào”. Nó nói chuyện với em như vậy.
Hàm ngắt lời:
- Hôm nọ, nó cũng trả nhời anh, nhưng không rõ ràng, anh có hiểu được đâu? Bây giờ em nói anh hiểu rồi.
- Mấy chục thửa ruộng làm sẵn để đấy, mạ có sẵn thì đem trầu cau đi mời dân làng đến nhổ mạ rồi cấy giúp cho một buổi. Hàng trăm người làm giúp, chỉ non một buổi là xong xuôi tất cả.
- Như vậy cũng tiện đấy em nhỉ. Và chắc chỉ có nhà quan lại mới lại mới được hương tập quán như vậy.
- Hôm ấy vui lắm, nhiều nam, nữ đến làm giúp. Ngăn, mẹ em đem trầu đi mời từ sáng sớm hôm qua. Anh không thấy mẹ về ăn cơm trưa đấy thôi.
Tiếng động phát ra rừng vắng mỗi lúc một vang thêm. Chừ chẳng nói chuyện với ai hết, nó thui thủi chặt đóm và hát nghêu ngao.
Một lát sau, nó đã chặt xong được ba bó củi lớn lao xuống suối. Lúc bấy giờ nó mới đi tìm Péng để hỏi chuyện:
- Tao được ba rồi, Péng được mấy mà nói nhiều chuyện thế
- Ba
- Thế thầy giáo đâu, được bằng mày chứ.
- Ờ, ba rồi!
- Lấy thêm ba bó nữa chúng mình đi đóng mảng.
- Mày đi chặt nốt đi.
Thằng Chừ lại lủi thủi vào rừng. Nó chặt củi và kéo đến nỗi cành cây sồi rung chuyển như gió bão thổi.
Péng bảo Hàm:
- Thằng Chừ chịu khó lắm Hàm ạ. Nó làm nhanh lắm, đã xong ba bó củi rồi đấy nhe. Nó hỏi chúng mình bằn nó chưa và sao nói nhiều chuyện thế!
Hàm khen thêm:
- Đừng khinh nó ngu dốt đâu, lắm lúc nói ăn người phải biết đấy. Nó ở với nhà ta đã lâu chưa?
Anh chẳng thấy nó về thăm quê quán lần nào cả.
Péng trả nhời và cũng là một dịp kể cho chàng nghe câu chuyện gia đình của nó.
- Nó có bố cũng hóa ra chẳn có bố. Mẹ nó chết đi, nó mới lên ba, lên bốn tuổi. Được đi săn sóc thày mẹ cho đến lúc nó lên chín, mười thồi bố nó đi lấy người vợ kế. Làm ăn sa sút, sưu cao, thuế nặng, không đóng được cả thuế thân, dân làng phải đem con hắn đi bán lấy ba đồng bạc.
Anh tuấn tráng làng Đỗng, tức là cách làng ta vài chục cây số về phía nam, chỗ có nhiều tôm đem nó đến nhà nói với bố để nó ở đời đời kiếp kiếp với giá ba đồng
- Từ lúc nó trở nên vật sở hữu của nhà em, sao Péng không cho phép nó về thăm gia đình. Em phải biết rằng tình phụ tử rất nặng.
Chàng nói lên bộ đạo đức, khiến cho Péng hơi khó chịu:
- Sao anh lại bảo em không cho nó về thăm gia đình? Em cấm nó bao giờ đâu? Hôm nọ em bảo cho tiền về thăm nhà nó trả nhời đén Tết hẵng hay. Nó nói như thế này:
“Có bố, nhưng bố lấy người khác rồi. Nó bán tao đi để lấy tiền thì Tết tao mới về thăm nhà một lần thôi. Ngáy thường miễn cho tao đi thăm. Nó còn nói thêm: tình bố con đã được trả bằng ba đồng rồi” nó cũng có hiểu lầm, hôm mùng một vừa rồi nó xin phép bố em về bảnĐõng thăm mả mẹ và nhân tiên đén chào bà dì
Bố em thường bảo nó rằng phải chịu thương chịu khó làm ăn, lúc nhớn sẽ cưới vợ rồi cho ra ở riêng.
- Chắc thế nào bố chẳng chia ruộng cho nó.
- Có chứ! Các cô trong làng yêu nó lắm đấy nhé. Chẳng tốt số lắm sao!
- Ừ, trời cũng có mắt không ai ở với ai. Nó đã chịu nhiều điều khổ ải, trời phải phú cho nó một vài đặc tính để còn hy vọng sống với đời chứ! Và những đặc tính ấy rất hiếm người được ban.
Péng gật đầu, tay bó củi, miệng vẫn kể chuyện với người chồng:
- Hôm nào anh rỗi phải kể chuyện quê anh cho em nghe. Nhớ rằng mai sau em về làm dâu không biết cách ăn, cách làm ở quê anh, người ta cười em thì sao?
Em đang nói chuyện về thằng Chừ với anh chưa xong mà em nói lảng sang chuyện khác.
Có anh ạ. Nhưng trước hết ta phải nghe chuyện của hai người đã rồi mới bàn đến chuyện người khác.
- Em tôi cãi là giỏi lắm. Ví dụ nếu em vào trường hợp ấy lại bù lu, bù loa làm nũng quấy rầy, giận dỗi. Thôi, anh không nói đến chuyện ấy nữa, cần cắt đứt để xuống suối tắm và đóng mảng thôi.
- Anh xong rồi.
- Ừ! Cả sáu bó tất cả.
- Em cũng thế!
Rồi nàng lên tiếng gọi thằng Chừ:
- Xong chưa?
- Xong rồi, có lên đây ăn ngõa thì đến. Ở đây cày ngõa ngọt lắm thày, Péng ạ.
Péng nhìn Hàm nói:
- Thằng ấy nhanh thật. Có thả nó ra đời chẳng bao giờ chịu chết đói.
- Anh cũng thấy thế. Bất cứ một người nào ở đây, dù nhớn, bé, từ bảy, tám tuổi trở lên cũng đã biết một công viêc tói thiểu để sinh sống.
Khi chúng lên sáu, bẩy, chúng đã biết chăn trâu kiếm miếng cơm, manh quàn tấm áo ấm thân.
Từ mười tuổi trở lên, chúng đã có thể cầm nổi cái bừa gỗ theo sau con trâu.
Ngoài ra, hơn cái tuổi ấy, chúng hết cày bừa, nhổ mạ, lên rừng chặt củi, làm nương rẫy sống.
Như vậy rất ít người ở đây đi vào con đường thất nghiệp, nghèo đói.
Câu chuyện của Hàm bị đứt ngay khi Chừ đến với mấy quả ngõa chín. Nó bảo hai người:
- Đây là phần hai người đay. Ăn đi rồi còn tắm táp và đóng mảng về. Trời tối rồi.
- Láo nào! Mặt trời còn cách núi một con sào, thong thả cũng kịp chán.
Péng nói xong, nàng cầm hai quả ngõa boc vỏ đưa cho Hàm.
Cả bọn ngồi trên mõm đá ăn ngõa, hai chân buông thõng xuống nước suối trong mát.
Tình Sơn nữ
Chương I
Chương II
Chương III
Chương IV
Chương V
Chương VI
Chương VII
Chương VIII
Chương IX
Chương X
Chương XI
Chương XII
Chương XIII
Chương XIV
Chương XV
Chương XVI
Chương XVII
Chương XVIII
Chương XIX
Chương XX
Chương XXI
Chương XXII
Chương XXIII
Chương XXIV ( kết)