watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tình Sơn nữ-Chương XXI - tác giả TCHYA (Đái Đức Tuấn) TCHYA (Đái Đức Tuấn)

TCHYA (Đái Đức Tuấn)

Chương XXI

Tác giả: TCHYA (Đái Đức Tuấn)

Hai hôm sau, khi chú Hàm đến đây, ông Bang ở nghĩa lộ về nhà. Vừa kịp tới suối khe Dung, một khe nước trong, mát lạnh uốn quanh Bản Bắc, thì con gái ông đã ra đón vừa dắt tay bố vừa kể chuyện chồng nàng sắp phải xuôi. Nàng đem những lý do mà đã được Hàm kể lại trình bày cho ông Bang hay. Bố nàng cũng buồn lây và bảo con:
- Phải để cho anh ấy về chứ! Bố mẹ, chị, gia đình người ta chết gần hết xót lắm! Sao mày không bảo anh về sớm đợi bố làm gì?
Nàng nũng nịu đáp:
- Nhưng anh ấy bảo đợi bố về.
Hai bố con lững thững trèo dốc, theo sau là tên lính dõng dắt ngựa.
Sau khi gặp chú Hàm và được nghe thông câu chuyện gia đình con rễ tương lai, ông bà Bang đều cảm động hết sức:
- Ông ạ, cháu nó có hiếu với bố mẹ đẻ thì rồi cái hiếu ấy mới đến chúng tôi sau.
Chú Hàm nghe câu nói đanh thép của ông Bang với niềm cảm phục lòng tốt của hai ông bà.
Vài chục ngựa trong làng sửa soạn ở dưới suối để tiễn chú cháu Hàm về quê. Dân làng bỏ hẳn một công để đưa người con rể quan Bang về quê thăm nhà.
Bộ mặt vui vẻ của buổi ăn hỏi ngày nào đã biến theo thời gian và giờ này đổi thành ủ rũ, u buồn và cảm động đến khóc mếu.
Qua dốc Bản Phưa, nơi gianh giới Làng Bửu (1) với lang Chấn Thịnh, họ quay về sau những câu chào tha thiết, cảm động, nhớ tiếc:
- Chiếng sáy pay đui Mướng keo!
Péng bảo chàng:
- Anh xem người ta “chào anh về đất kinh” có quyến luyến không?
Chàng gật đầu và lặng nhìn bọn họ. Trong lúc ấy chàng thấy Tón, Tó, Ngăn và bà chánh cơm nắm, cơm gói đưa chàng ra bến đò Vân Hội.
Khi đến đây, bà bảo con gái, cô Ngăn:
- Có lẽ anh mày về chuyến này lâu đấy. Péng chẳng nói rằng nhà cửa anh ấy tan nát hết là gì? Sao mày cứ khóc mãi; nó đi thì nó lại về. Nếu một khi lâu về mày cũng chung một nỗi buồn như nó, có phải một mình mày chịu đâu?
Hai cô bạn đi bên Ngăn hết sức khuyên; nhưng Ngăn không thể ngăn nổi nước mắt tiễn biệt nhớ nhung.
Péng và thím Păn, thằng Chừ tiễn Hàm và chú chàng xa nhất! ga Đoan Thượng, nơi con tàu hỏa sẽ đưa chàng về chốn xa miền rừng núi.
Qua buổi chiều ở lại để rồi xa nhau, Hàm và Péng rủ nhau ra phố chợ chơi bời và tâm sự.
Đôi vợ chồng trẻ dẫn nhau qua chợ Đoan Thượng chỉ là một vật kỳ lạ cho những người ở đấy bình phẩm:
- Hai anh chị “lai” đẹp đôi đấy chứ. Trông thằng chồng có vẻ học thức đấy, nhưng tại sao nó lại rước cô vợ Thái về xuôi.
Péng bảo chàng:
- Người ta đang nói chúng mình đấy.
- Mặc họ. Việc mình mình làm, anh không quan tâm đến những lời bình phẩm đó.
Péng nghe chàng và đề cập đến chuyện xảy đến:
- Anh ạ, chỉ trong mấy tiếng đồng hồ nữa anh và em sẽ phải xa nhau nhiều quá.
Nói đến đây nàng lại sụt sùi khóc lóc. Nàng lại hỏi người yêu:
- Thế bao giờ anh lên đón em?
- Anh sẽ lên đón em một ngày rất gần đây, chỉ ngoài tết ra thôi em ạ. Bây giờ đã đầu mùa đông rồi.
- Lâu quá, một ngày em còn thấy dài huống chi ba tháng.
- Thôi em chịu khó vậy. Em anh có thể chịu đựng được mọi việc gai góc to lớn hơn nhiều, huống chi việc nhỏ mọn này.
- Quê anh có đẹp không? Có giống Bản Bắc chúng ta một điểm nào không?
- Có phụ lưu sông Ninh Cơ chạy quanh làng chẳng khác gì suối khe Dung chạy quanh làng.
- Thế thì vui đấy nhỉ. Anh nhớ chóng lên đón em. Tình của chúng ta có trời đất núi sông chứng nhận đấy nhé.
Hàm nhìn đồng hồ, sắp đến chuyến tàu 8 giờ đêm, chàng bảo Péng:
- Thôi, anh sắp phải ra ga chờ tàu rồi. Chúng ta về nhà rủ chú cùng đi một thể và cũng là một dịp cho thím Păn và Chừ được ngắm xe hỏa.
Péng gật đầu tán thành ý kiến của chồng; cả hai rảo bước trên con đường quay về nhà trọ.
***

Đợi mãi con tàu xuôi, Hàm bảo nàng:
- Hôm nay tàu về muộn quá em ạ.
Tâm trạng Hàm muốn xuôi nên trong một phút chậm lại chàng cũng thấy nóng lòng sốt ruột.
Còn Péng, nàng ưa thời gian quay lại một quãng xa về quá khứ để nàng có dịp lâu với chàng.
Hai thái cực, hai ý tưởng đồng dị, Péng giả nhời.
- Em lại sợ tàu về sớm vì nó sẽ mang anh đi; nghĩa là em phải lẻ loi cô độc.
Chàng cố tìm một câu an ủi để người vợ tương lai của chàng tin tưởng. Bỗng chàng vui hẳn lên, trong lòng hứng khởi nói thao thao bất tuyệt:
- Em ạ, nếu chúng ta cứ gần với nhau mãi; e rằng không sung sướng bằng xa nhau trong một thời gian lại gặp.
Em thử tưởng tượng đợi ngày anh trở lại có vui biết bao nhiêu! Khoảng thời gian xa cách, em nhớ đến anh, em tin tưởng hy vọng khi anh lên cũng như anh tin ngày gặp em; như vậy cả hai đều hy vọng.
Người ta phải sống về hy vọng; có hy vọng người ta mới ham sống. Riêng anh, xa em trong lòng anh mong mỏi ngày về Bản Bắc để đặt chân trước tiên lên suôid khe Dung, nước trong xanh; quay lại nhà em bao niềm vui sướng. Em và anh lại được cùng nhau ngồi bên nương sắn hưởng ngày cưới tươi đẹp dưới ánh trăng rừng. Anh chỉ lấy một vợ, người ấy là em.
Hy vọng ấy sẽ giúp cả hai chúng ta. Cười lên nào!
Con tàu vừa rú còi tới ga Đoan Thượng. Người xếp ga chạy ra cầm chiếc cờ đỏ vẫy. Con tàu rú một hồi còi cuối cùng rối dừng lại trước ga.
Hành khách tranh nhau xuống lên đông đúc, tấp nập, nhộn nhịp.
Hàm theo chú bước lên toa tàu hạng nhất, phía sau một người sơn nữ nhìn không chớp mắt. Nàng muốn rằng con tàu cứ đỗ mãi cho nàng nhìn mãi người yêu.
Thím Păn và thằng Chừ đập tay vào người nàng để hỏi:
- Thầy giáo ngồi ở chỗ kia đẹp quá! Tay vịn ra ngoài hay đấy nhỉ.
Nàng hất tay nó xuống không nói năng câu nào.
Ngu đần như nó, khi ấy cũng biết chủ đang buồn bã.
Mười phút sau, con tàu rú mạnh lần cuối rồi chuyển bánh trong khi ấy nước mắt người sơn nữ đua nhau chảy ướt đầm chiếc khăn tay.
Nàng nấc lên những tiếng nghẹn ngào và nhìn con tàu khuất dần vào con đường xa vút.
Chiếc khăn ướt vẫn phe phẩy dưới bầu không khí đen tối như cố gọi kẻ gục đầu trên toa tàu quay lại.
Thím Păn bảo nàng:
- Tối rồi, mưa đấy, chúng ta về nhà trọ ngủ kẻo khuya rồi!
Péng xúc động mạnh quá, nàng nấc mạnh khiến hai người nhà tưởng bị cảm gió đêm mưa.
Tình Sơn nữ
Chương I
Chương II
Chương III
Chương IV
Chương V
Chương VI
Chương VII
Chương VIII
Chương IX
Chương X
Chương XI
Chương XII
Chương XIII
Chương XIV
Chương XV
Chương XVI
Chương XVII
Chương XVIII
Chương XIX
Chương XX
Chương XXI
Chương XXII
Chương XXIII
Chương XXIV ( kết)