Chương 9
Tác giả: Thảo Nguyên
Khi chàng bước đến sân trường thì nắng đã chói chang. Ơ đây lớp học bắt đầu rất muộn. Đã gần mười giờ mà cô giáo Ngọc Anh chưa điểm danh xong lớp học. Chỉ có hai mươi mốt đứa học trò nhưng ở nhiều trình độ khác nhau cũng đủ làm cho một cô giáo mệt mỏi mỗi khi giảng bài, chấm điểm, huống hồ cô lại có tính hơi lãng mạng. Mộng mơ nhiều hơn thực tế. Sáng nay cô vừa điểm danh vừa bực bội. Đã nhiều lần căn dặn học trò là phải mặc quần áo chỉnh tề mỗi khi tới lớp. Dù có rách hay lành cũng phải tươm tất, thế mà chúng chẳng nghe lời. Đến hơn một nửa đám con trai mặc quần đùi. Thậm chí có đứa ở trần hở cả cuống rốn lòi to như hạt mít. Bọn con gái có gọn gàng hơn một tí nhưng cũng vẫn chưa đạt điều cô mong ước. Dạy một lớp học mà học trò “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi” như thế này thì mất hết giá trị của cô giáo, một cái nghề cao quý và trí thức nhất của trại lính biên phòng. Cô vẫn thường hãnh diện là cô hơn hẳn đám con gái ở đây kể cả cô chủ câu lạc bộ Thúy Vân về mọi mặt. Sắc đẹp và kiến thức thâm sâu.
Trường tiểu học có ba lớp. Lớp một ABC do cô Hồng dạy dỗ. Cô giáo ngọc Anh phụ trách những đứa học trò từ lớp hai đến lớp bạ Lớp thứ ba cao hơn trình độ từ lớp bốn đến lớp năm được giao cho một ông lính thuộc ban chiến tranh chính trị tiểu đoàn: Hạ sĩ nhất Nguyễn Văn Ơi. Dĩ nhiên là trường trực thuộc vào sự điều hành của ban chiến tranh chính trị về mọi mặt. Từ những phương tiện vật liệu đến cả lương bổng trả cho giáo viên hàng tháng đều do ban này cung cấp. Trưởng ban là một nhà thơ quân đội. Tuy chưa già lắm mà tóc đã điểm sương, có lẽ vì suy nghĩ nhiều để tìm những vần thơ trác tuyệt. Đó là chuẩn úy Tống Phước Lành. Không phải nói thì ai cũng biết ông Lành là xếp trực tiếp của cô giáo Ngọc Anh.
Hạ sĩ Ơi tuy còn trẻ nhưng mà nặng nợ thê nhị Mới hai mươi bốn tuổi mà ông đã có con chạy, con dắt, con bồng, con ẵm. Nghĩa là bốn đứa chẵn và vợ Ông đang lăm le cho ra đời đứa thứ năm. Chắc chắn ông không thể nào là đối tượng của cô, mà chuẩn úy Lành thì lại càng không thể, cô nhất định không thể yêu ai hay cặp với ai gần bằng tuổi bố mình cho dù người đó có quyền cao chức trọng đến đâu. Cô học rộng, đọc sách nhiều. Thơ văn thi phú thật lai láng. Thơ tiền chiến, thơ kháng chiến, thơ hậu chiến cô đều thuộc nằm lòng. Thế nên những bài thơ nửa mùa của Tống Phước Lành đối với cô không ra gì cả.
Cha cô, Thượng sĩ Mẫu đang làm thường vụ cho đại đội của Thiếu úy Ruồi. Tuy ông chưa là sĩ quan nhưng cũng gần đến sĩ quan. Trong đại đội, ngoài Thiếu úy Ruồi ai cũng phải tuân lệnh ông răm rắp. Đôi lúc ngay cả thiếu úy Ruồi cũng phải nghe theo ông. Dĩ nhiên đối với Gia Vực cô thuộc hẳn vào giai cấp thượng lưu, trâm anh thế phiệt, vì thế nếu cô có người yêu hay có chồng, phải đáng tấm chồng với địa vị nhà của cô.
Trời đã không phụ lòng người. Một buổi sáng mai hồng, có chàng trai đó tuổi vừa mới đôi mươi, đẹp trai mà hùng dũng, ở cùng một đại đội với cha cộ Đó là chuẩn úy Vũ Văn Vinh. Vinh tuy không to lớn dình dàng, cũng không nhỏ nhắn thư sinh, vừa người nhưng trông rất rắn chắc. Chàng ta là con nhà võ nên rất bình tĩnh và cương quyết mỗi khi xử trí một việc gì. Chỉ có mỗi việc thương cô là anh lơ lững. Có lúc thiết tha tưởng như rời nhau không nổi, có lúc hờ hững tưởng như nước sông Re.
Nhưng riêng cô giáo thì đã say tình như say thuốc hút. Dạy học mà cô cứ để tâm trí nơi đâu. Có lúc cô quên cả đám học trò đang ngồi phía dưới mở mắt nhìn cô đọc một bài thơ , hay hát một câu trong bài hát chiến chinh xưa”Ngày hợp hôn anh mặc đồ hành quân, bùn đồng quê bết đôi giày chiến sĩ... ” Chao ôi, cưới nhau ở chốn rừng xanh này chàng không mặc đồ hành quân thì chỉ còn nước cởi trần. Bởi thế cho nên cô thấy mối tình của mình cũng đẹp không kém gì người thiếu nữ trong bài thơ của Hữu Loan. Chỉ xin định mệnh đừng khắt khe với cô giáo như với người con gái trong bài thơ, kẻo chàng lại phải ngâm những câu thơ buồn “khi gió sớm thu về gờn gợn nước sông... ”
Sáng nay, cô giáo Ngọc Anh lòng buồn khôn siết. Đã thế gió mùa thu cứ đưa ngọn lá rũ rượi ngoài song cửa làm cô tưởng trái tim đứng im không muốn đập. Đã bốn hôm rồi cô chẳng thấy bóng chàng đâu. Đại đội không đi hành quân thì ông quan đâu có việc gì để làm ngoài đi tán gái hay gầy độ nhậu. Thế mà mấy buổi sáng rồi, cô giật mình thảng thốt nhìn ra chẳng thấy bóng chàng cười tươi, chọc ghẹo như những hôm nào. Hay là anh chàng giở chứng đi tìm một bóng hồng nào khác. Cô rùng mình khi nghĩ đến nước sông Re vừa trong, vừa lạnh. Nếu cô giận giỗi trầm mình mà may có người vớt lên cũng cảm sốt ít nhất cả chục ngày. Nhưng chắc không phải thế. Có lẽ chàng bận chuyện quân hành vội vã nên không kịp báo cho cô.
Dò hỏi mãi – Dĩ nhiên là cô dò hỏi cha – nhưng mà thật khéo để ông khỏi nghi ngờ. Cô mới biết chàng bận việc thật. Thì ra chuẩn úy Vinh đổi ra tiền đồn, thay thế cho thiếu úy Nhật về coi đại đội để Thiếu úy Đinh Ruồi đi học ở đâu đó trong miền Nam nắng cháy. Cô tuy hài lòng nhưng còn ấm ức bởi vì đây với tiền đồn có xa xôi gì lắm. Sáu bảy cây số có là bao, nếu anh chàng chịu khó. Thế mà cứ biệt tăm. Lắm lúc cô muốn quyết định không yêu cho bõ ghét anh chàng. Nhưng nói gì nói vậy, nghĩ thì nghĩ thế nhưng mà thực hành thì khó quá. Bởi thế cho nên cô không thể không nghĩ, không yêu anh chàng chuẩn úy, trẻ tuổi, đẹp trai, hùng dũng kia.
Điểm danh xong, cô giáo bắt đầu dạy học. Trước hết cô dạy ca dao tục ngữ cho những em học trò lớp bạ Cô viết lên bảng câu ca dao dạy cho học trò lòng tôn kính, mến yêu đối với thầy cô giáo
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Cô vừa viết xong, rồi bắt bắt học trò chép lại. Đang định giảng giải từng chữ cho đám học trò thì cô giật mình, thấy một chàng trai, đội nón nâu, mặc quần áo trận hoa rừng bước lên thềm đất. Chàng hiện ra trên khung cửa sổ làm cô mừng quá, chân tay đâm ra luống cuống. Song cũng muốn để trừng phạt anh chàng –vì cô tưởng chắc đó là, chuẩn úy Vinh- nên cô vờ quay đi như là không biết. Cô cứ dỗi hờn như thế đến hàng năm phút đến nỗi anh chàng chờ mãi sốt ruột quá phải ho thật to mấy tiếng cô mới quay đầu lại- chết thật, không phải anh chàng chuẩn úy Vinh mà là Thiếu úy Nhật. Cái ông Thiếu úy mà cha cô có lần hằn học kể cho cả nhà là “cái thằng con nít ranh mà làm bộ hách dịch” trong lần Nhật bắt ông phải cân gạo đủ cho lính tiền đồn.
Nhật chào cô giáo, cười nói vui vẻ làm cô cũng vui lây. Cô cũng không để ý đến anh chàng này mấy nhưng cũng thấy anh ta không đến nỗi tệ. Nếu xẩy ông Vinh thì cô có thể tạm yêu cũng được. Song đó chỉ là ý nghĩ của cộ Nhìn xa hơn nữa, thấp thoáng trên đường cái là người lính nữa. Đó là Nhiều, Kiệt và Dụ Nhật đi đâu họ cũng bám theo để bảo vệ Ông thầy.
Hôm nay-Nhật đến đây không phải để xem cô giáo dạy như những anh chàng vô công rỗi nghề khác. Chàng đến để trao cho cô giáo một bức thư tình do chuẩn úy Vinh nhờ chuyển. Tội nghiệp cho anh chàng. Tưởng rằng chỉ ra tiền đồn thế cho Nhật có một đêm, nào ngờ kẹt luôn tới giờ, chưa thấy ngày trở lại. Nhật rất vui khi được bạn nhờ làm con chim xanh, đưa tin cho người con gái mà chàng chỉ được nghe đồn là rất yêu kiều và quý phái. Hôm nay chàng thấy người đẹp u buồn vàng võ quá. Chắc có lẽ tại nhớ nhung trông ngóng ngày đêm. Nhật thấy rằng mình cần phải nói đôi điều an ủi:
- Chuẩn úy Vinh cứ nhắc tới cô giáo mãi, và than thở với tôi. Thật tôi chưa thấy ai lo lắng cho người mình yêu như cái ông này.
Cô giáo sung sướng, má đỏ hồng lên. Nàng ngây thơ hỏi lại
-Thật hả anh? Em cứ tưởng anh Vinh đâu có nhớ gì tới em.
- Chết chết, có được người yêu xinh đẹp như cô, ông Vinh quả là tốt phước ông ấy lúc nào cũng hãnh diện kể về cô với tôi. Oâng ấy đâu có điên để mà không nhớ.
- Thật hả anh? Thật hả anh? Chắc anh ấy kể xấu em chứ gì.
- Đâu có, chỉ nói thật về cô, trên thế gian này đã không đủ danh từ để mà ca tụng. Thảo nào mà chuẩn úy Vinh lúc nào cũng “Ngọc Anh của tôi” mỗi khi nói chuyện. Chàng liếc nhìn lên bảng có câu ca dao mà cô giáo viết nói thêm. Vinh luôn luôn mơ ước được làm học trò hay chữ để được yêu cô giáo như lời cô viết kia kìa.
- Nhận thấy chừng ấy lời đã đủ giúp cô giáo vui, Nhật đưa tay vẫy ra hiệu cáo từ. Mục đích chính yếu của chàng ra đây không những chỉ chuyển thơ mà còn để hò hẹn với Thúy Vân ngay bờ suối, dưới chân ngôi trường tiểu học này. Hẹn hò ở đây vừa thơ mộng lại vừa an ninh. Từ hôm kia, nghe chính miệng tên tỉnh ủy tuyên án tử hình Nhật, ba ông đệ tử theo sát bên chàng, lo lắng cho chàng quá đỗi làm Nhật vừa cảm động vừa buồn cười .Chàng nghĩ đi hò hẹn với người đẹp mà ba ông than này cứ bám riết như thế kia thì chán chết, chắc chẳng làm ăn sơ múi được gì. Ồ, chàng đâu phải hẹn hò với Thúy Vân để nói với nàng những câu tình tứ thương yêu , để đưa nàng vào tình yêu diểm ảo như những người con trai khác thường làm. Chàng hẹn nàng hôm nay, ra đây chỉ thuần túy vì công việc. Nhật muốn biết tất cả sự thật trước khi chàng báo cáo lên cấp trên, chàng muốn biết sự thật để xem có thể giúp gì được cho nàng vì hôm qua, dẫn quân từ đồi Trinh Nữ trở về chàng đã thưa hết với thiếu tá Tiểu đoàn trưởng để cùng ông bàn bạc, trừ những chuyện liên quan đến Thúy Vân.
- Ra khỏi sân trường, Nhật thẩn thờ đứng dưới bóng cây. Nơi đây chính là đầu dốc của con đường mòn dẫn xuống bờ suối chảy vòng quanh ngọn đồi có trường tiểu học.
Nghĩ đến Trần Bi, Nhật cảm thấy buồn buồn, chàng không có trách nhiệm gì trong chuyện ông bị thương nhưng cứ áy náy cho rằng tại mình không cẩn thận. Chàng nghe mấy thằng lính kể về nỗi đau đớn của Bi và của Kim Ly trong lúc kề cận chăm sóc chồng cũng thấy bồi hồi thương cảm. Cuộc hành quân lục soát mà Nhật khẩn cấp yêu cầu, chỉ huy đã đạt được thắng lợi với bao nhiêu xác địch, ba tù binh và hàng chục khẩu súng, cả kho quân trang quân dụng chẳng làm cho Nhật vui khi nghĩ đến hai người lính hy sinh và Trần Bi rời bỏ chiến trường. Nhưng mà trong chiến tranh, sự mất mát không làm sao tránh khỏi.
Nhật nghĩ nhanh đến người con gái, cả lời nàng nói với chàng trước khi theo đám tàn quân địch chạy về căn cứ. Nếu những điều chàng đoán về nàng là đúng thì sự hy sinh và đau khổ của nàng lớn lao biết bao nhiêu. Nhưng thôi hãy gác chuyện đó sang một bên để bây giờ bắt tay vào công việc hẹn hò với người đẹp ở bên bờ suối rừng xanh.
Có được buổi hẹn hò này là do chàng dự tính.Cái đêm hôm đi lục soát về. Nhật dặn dò ba thằng đệ tử thân tín không được hở ra bất cứ tin tức nào nếu chàng chưa có lệnh. Sau đó vì những bận rộn bởi những thay đổi nhân sự, chàng không có dịp gặp Thúy Vân. Từ căn hầm của đại đội chỉ cách câu lạc bộ của Thúy Vân chưa đầy hai trăm thước nhưng từ hôm về lại tiểu đoàn Nhật chưa một lần đặt chân lên đó . Thúy Vân cũng thế, có một cái gì cách ngăn, sợ hãi mà mấy lần thập thò mà nàng không dám đến gặp chàng. Dĩ nhiên Nhật rất muốn gặp Thúy Vân, cần phải gặp Thúy Vân là khác, nhưng mà phải làm sao có một cuộc hẹn hò mê đắm. Thuần túy tình yêu. Ít ra phải để cho Thúy Vân biết như thế. Chuyện khác, tính sau.
Tuy rằng không có thời giờ lên câu lạc bộ vì suốt một ngày bận rộn chàng vẫn cho thằng Nhiều chạy lui, chạy tới chuyển đi tin tức. Và cuộc hò hẹn hôm nay có được cũng là do công trạng của thằng Nhiều. Chàng làm một công hai ba việc. Hẹn hò ở bờ suối ngay gần trường học này thật thuận tiện vô cùng. Trước hết chàng chuyển được bức thư tình của Vinh đến người đẹp Ngọc Anh . Thứ hai là ở trên bờ con suối này khung cảnh thật là thơ mộng, rất hợp với những cuộc hẹn hò mà cũng khá an ninh. Ngồi dưới suối, mấy ông đệ tử canh ở trên cao, khá xa, lỡ có yếu lòng quá, phun ra vài câu nói tình tứ, văn hoa thí cũng đỡ ngượng. Vả lại chuyện chàng muốn nói với Thúy Vân hoàn toàn kín đáo, bí mật, chàng chẳng muốn ai nghe.
Chàng bước theo đường mòn xuống bên bờ suối, lòng chợt nhớ đến bài hát “ Trăng Mờ Bên Suối” mỉm cười. Sao mà đúng như chàng với Thúy Vân quá. “Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối”. Chỉ khác một chút là bây giờ buổi sáng nên không có trăng mờ. Hò hẹn thì Nhật đã có không biết bao nhiêu lần, nhưng mà lần này sao Nhật thấy hồi hộp quá. Hồi hộp không phải vì tình yêu, không phải vì quả tim muốn vỡ tung khỏi lồng ngực, nhưng là vì chàng không biết phải nói sao để Thúy Vân biết là chàng đã biết, và Thúy Vân sẽ phản ứng ra sao khi chàng đã biết nàng đi tiếp tế cho Việt cộng. Hồi hộp là vì kế hoạch của chàng thành hay bại đều do sự khéo léo khởi đầu này. Thế nên dù một buổi hẹn hò tình tứ không cho tình yêu, vẫn cứ làm Nhật bồn chồn.
Trời đã sang thu, nhưng là rừng nhiệt đới nên lá không vàng, Nhật thầm tiếc rằng giá nếu có lá vàng thì chàng sẽ cố nhìn trong mắt Thúy Vân xem có giống hình ảnh con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô như “Tiếng Thu” của Lưu Trọng Lư ngày trước. Cuộc hò hẹn này tuy đối với chàng chỉ vì công việc, nhưng đối với Thúy Vân thì biết đâu lại chẳng có chút tình yêu, cho tình yêu. Ồ! Chàng lầm rồi, Thúy Vân yêu chàng cũng chỉ vì công tác mà địch giao chọ Thế thì giữa chàng và nàng có khác gì nhau. Mạt cưa, mướp đắng, kẻ tám lạng, người nữa cân rồi.
Nhật đốt điếu thuốc để đo lường thời gian chờ đợi. Chín giờ ba mươi lăm phút rồi. Như thế là Thúy Vân đã trễ. Năm phút đợi chờ dài hàng thế kỷ. Chàng phì cười khi nghĩ đến những ông thi sĩ óc giàu tưởng tượng. Thảo nào mà ông nào cũng yêu nhiều cộ Nhưng mà từ phút thứ sáu trở đi Nhật bắt đầu thấy dài, tới phút thứ mười thì thời gian đi chậm quá, có lúc chàng tưởng như mọi vật như đã đứng im. Ngay cả chiếc lá đang rơi mà chàng nhìn thấy như đứng lại. Nhật nhìn điếu thuốc mà ngâm thơ Hồ Dzếch. “Ngó trên tay điếu thuốc cháy vơi dần”. Nhưng lại thầm mong nàng sẽ đến. Lạy trời đừng có cái kiểu em hẹn nhưng em đừng đến nhé thì chết cả buổi sáng của anh. Chín giờ bốn mươi lăm phút thì Nhật đã bồn chồn, chàng nhìn dòng nước róc rách chui qua khe đổ xuống mặt đất sâu bắn lên trắng xóa để không nghĩ đến thời gian. Chín giờ năm mươi thì Nhật đã bắt đầu nghĩ đến những thân cây rải rác ven bờ. Cây rừng thì hằng hà đa số. Có lẽ Thúy Vân muốn chàng leo lên những cây này.
Nhưng mà... Cuối cùng em đã đến. Chàng thầm cám ơn ông Viên linh đã cho chàng đọc một cuốn sách thật hay của ông mà chàng nghĩ đến bây giờ. Đầu tiên Nhật có cảm tưởng rằng phía sau lưng chàng có một cái gì không ổn, cần phải xem xét cho kỹ lưỡng. Chàng quay lại, nhìn về phía đường mòn. Trên dốc cao, người đẹp mà chàng đang chờ đợi, nhẹ nhàng bước xuống. Hôm nay, Thúy Vân mặc áo lụa màu vàng quần tây đen sát vào da thịt. Rõ ràng là nàng chưng diện cho một cuộc hẹn hò, chứ không ngụy trang như một buổi đi rừng để che dấu mọi người. Nhật thấy Thúy Vân có vẻ như muốn khoe khoang chuyện giữa nàng và Nhật. Có lẽ nàng muốn cho tên tỉnh ủy biết là nàng làm tốt công tác mà hắn đã giao cho.
Thúy Vân vốn là người mãnh khảnh, nhưng ngực và mông thì lại đầy và tròn. Thật là một người mẫu tuyệt đẹp cho những ông họa sĩ tài hoa. Nhật không biết vẽ nhưng chàng có cảm tưởng rằng nếu có Thúy Vân làm mẫu, chàng sẽ để lại cho đời những bức danh họa tuyệt vời. Nghĩ thế để tự nhủ rằng chàng may mắn, được hẹn hò với một cô gái đẹp như Thúy Vân. Dù bất cứ lý do gì cũng là một hạnh phúc lớn với chàng. Thúy Vân đến gần hơn làm Nhật reo lên như vừa trúng số. Chàng ngạc nhiên quá đổi, bởi vì Thúy Vân bây giờ không còn là cô chủ quán ngồi ghi tiền ở câu lạc bộ Mắt nàng được vẽ màu xanh da trời, má nàng dồi phấn phơn phớt hồng tươi, môi nàng tô son đỏ rực. Trông nàng đẹp rực rở như một bông hoa xuân thắm, dù đang giữa mùa thu còn rất nắng hôm nay.
Nhật tiếc rằng bờ suối này không phải là nhà Thủy tạ của hồ Xuân Hương Đà Lạt trong mùa hò hẹn năm nào. Mới đó mà những cuộc tình đã nằm yên trong dĩ vãng. Bây giờ nghĩ lại chỉ còn thấy bồi hồi. Nếu thời gian được quay trở lại, nếu cô Thúy Vân hôm nay đã đến với chàng sinh viên sĩ quan đại học năm xưa thì Nhật hãnh diện với bạn bè biết bao nhiêu bởi vì có cô đào quá đẹp. Hay là nếu nơi đây là một góc phố nào đó ở Sài gòn cũng được. Với người yêu rực rỡ như Thúy Vân hôm nay cũng làm cho anh lính trận như Nhật vênh mặt lên với đời rằng, dù sao hôm nay đời vẫn còn nhớ đến ta, đã ban cho ta một cành hoa xuân rực rỡ.
Nhưng không vì thế , giữa núi rừng này, mà Thúy Vân bớt đi phần tươi đẹp, hay có một sự tương phản không được hài hòa. Dù thế nào Nhật cũng nhận thấy ở nàng cái xinh xắn, êm đềm. “Em xinh, em đứng chỗ nào cũng xinh”. Ca dao chẳng nói thế là gì. Chàng sung sướng đưa hai tay nắm lấy đôi bàn tay mềm mại của Thúy Vân buột miệng khen. Không, đó chính là lời nói của trái tim chàng.
- Thúy Vân... hôm nay cô... em đẹp quá.
Thúy Vân cười tươi, má nàng hồng lên, dù trong màu phấn, Nhật vẫn thấy sự đổi thay của màu má. Rõ ràng là nàng đang sung sướng
- Thật, thật hả anh?
Hai người kịp thời dừng lại. Nếu không giữ gìn họ đã ôm chặt lấy nhau và cả hai sẵn sàng hôn nhau để làm dịu cơn thèm khát nhau thực sự. Nhật nhớ lại đêm kia, tự nhủ với lòng mình là nên để trí óc sáng suốt khéo léo dẫn dắt công việc. Đôi vai chàng, đầu óc chàng và ngay cả trái tim chàng dù là trong tình yêu vẫn dành một phần cho đất nước. Chàng ho nhẹ một tiếng rồi nói với nàng:
- Cám ơn Thúy Vân hôm nay đã ra đây với anh. Anh cũng cám ơn em vì những gì mà em đã lo lắng cho anh hôm trước.
Nàng yên lặng nghe Nhật nói. Tay vẫn trong tay nhưng mà run vì hồi hộp, vì hạnh phúc. Nhật vẫn nhìn sâu trong mắt nàng và nhận thấy được sự trong sáng và thành thực của nàng, nghe được cả những nhịp tim đập run rẩy trong tình yêu. Chàng lại hỏi:
- Em có... có thương anh không?
Có lẽ đợi quá lâu mới được nghe câu nói đó nên Thúy Vân cảm động. Nàng ứa hai hàng nước mắt nhưng mà miệng nàng thi lại mỉm cười sung sướng gật đầu không nói. Nhật lại tiếp tục hỏi, nhưng lần này thì hỏi vô duyên.
- Sao em lại thương anh, chung quanh em có biết bao nhiêu người si mê theo đuổi... như Chuẩn úy Đức này, chuẩn úy Lương này, Trung úy Lê nữa.
Nhưng mà thúy Vân không để ý đến câu hỏi vô duyên đó. Tình yêu đã làm nàng thêm cánh, thêm niềm vui và chan hòa rực rỡ niềm tin. Nàng ngoan ngoãn trả lời:
- Em cũng không biết nữa. Tự nhiên, gặp anh, em cảm thấy yêu anh.
Nhật cố nhìn xem, cố nghĩ xem có lời dối trá nào ngọt ngào hơn thế không. Mắt nàng trong sáng quá, má môi nàng hồng tươi quá. Tình yêu cho nàng tất cả sự ngây thợ Không, nàng không nói dối. Tại sao, tại sao nàng lại làm theo bọn chúng. Chàng đành phải đi tìm sự thật.
- Em yêu thương anh thực hay yêu thương anh vì theo lệnh của anh Ba
Đôi mắt nàng mở lớn, tròn xoẹ Đôi tay nàng lỏng dần, hình như đổ mồ hôi, ươn ướt. Nàng thảng thốt kêu lên:
- Anh Ba, anh Ba nào?
- Phải, anh Ba tỉnh ủy viên cộng sản của Tỉnh Quãng Ngãi hiện đang chỉ huy du kích Ô Chai, Tà Noát này đây.
Thúy Vân không nói lời nào nữa. Tay nàng rời bàn tay Nhật buông thõng, mặt nàng tái xanh dần, môi nàng run rẩy, rồi òa khóc. Tiếng Nhật vẫn nói, tuy không gay gắt, nhưng mà đều đều cương quyết.
- Hôm kia, em đi tiếp tế thuốc tây cho bọn việt cộng đồi Trinh Nữ. Anh không hiểu em lại làm như thế. Em sống ở đây, trong sự đùm bọc của quân đội, gia đình em nhờ quân đội để có đời sống phong lưu, khá giả. Quân đội đã cho em tất cả mà em nỡ nào...
Thúy Vân ôm choàng lấy Nhật. Nàng siết chặt đôi vai nở nang của chàng rồi nép đầu vào ngực chàng để xin sự che chở. Tiếng khóc òa vỡ to hơn, nước mắt thấm ướt áo chàng. Một cảm giác mềm mại, ươn ướt gợn lăn tăn trên da thịt , làm cho chàng cũng ngây ngất rung động.Nhưng không thể như thế được. Chàng ra đây đâu phải để tìm cảm giác, chàng ra đây để tìm đáp số cho một cuộc đấu trí giữa đối phương và chính mình. Ai cũng muốn có một đáp số đúng và thắng lợi sau cùng. Chàng nói với Thúy Vân như để dỗ dành:
- Nói cho anh nghe đi, vì sao. Chỉ em và anh biết. Rồi chúng ta sẽ cùng tìm ra giải pháp. Anh tin rằng chúng ta sẽ tìm ra được giải pháp tốt, hữu hiệu nếu em nói thực cho anh nghe.
Thúy Vân ngẩng mặt lên nhìn vào mắt chàng. Nàng vẫn tin cậy người con trai này. Nàng không lầm lẫn khi đã chọn chàng để trao gửi cả một tâm sự đầy chông gai. Vân nhớ khi nhận lệnh phải dùng sắc đẹp của mình để gài bẫy người sĩ quan trẻ này đưa vào mê hồn trận sau một đêm chàng ta phục kích ở Tà Noát trở về.Đêm ấy trong câu lạc bộ Thúy Vân đã tự tay rót rượu mang đến tận bàn cho chàng để được nhìn rõ mặt con mồi . Không ngờ chỉ trong giây phút , chính nàng đã sa vào cái bẫy đó. Chiếc bẫy ái tình thật không hình, không sắc. Như một làn hơi tỏa ra trong không khí, ngấm dần vào mỗi người. Ngay chính cả người giăng bẫy cũng bị ngấm vào như Thúy Vân hôm nay.
Đầu tiên là một đêm mất ngủ vì đôi mắt sáng với vầng trán rộng, bướng bỉnh của người con trai. Rồi đến buổi sáng hôm sau khi vừa tắm xong,nàng đi vội vào phòng toan thay quần áo. Chưa kịp mặc xong là anh chàng xông vào quên cả việc gỏ cửa. Vân ngượng ngùng định kêu lên nhưng kịp nghĩ tới nhiệm vụ được giao phó của mình nên lại đưa ngực ra khiêu khích. Thúy Vân cứ tưởng chàng sẽ quáng mắt say mê nhào tới. Nhưng không, Nhật chỉ gật đầu xin lỗi rồi thản nhiên bước ra. Chính cái vẻ tỉnh bơ bất cần đó làm cho Thúy Vân vừa tức tối lại vừa cảm phục. Vừa giận hờn lại vừa thương thương. Đâu phải ai cũng được nhìn thấy như anh chàng. Oâng Lương theo đuổi nàng tháng năm này qua tháng năm khác. Đã được gì đâu, dù chỉ nụ cười. Nghĩ thế nàng lại quyết tâm thề phải chinh phục được chàng.
Không hiểu tại sao, buổi chiều khi Nhật đi dự tiệc mừng lúc mới về, người ta lại ra lệnh cho nàng giữ chàng ở lại. Nàng đã cố gắng nhưng mà anh chàng thì thật là bướng bỉnh nhất định đòi vê ø. Có lẽ đối với Nhật quân lệnh là trên hết tất cả những tình cảm tiêng tự Đêm hôm đó nàng có nghe súng nổ. Nhưng mà có chuyện gì đâu. Súng nổ trong đêm ở một vùng chiến tranh hiện diện từng giờ là một chuyện bình thường. Thế nhưng chiều hôm sau người ta lại ra lệnh cho nàng mang tất cả số thuốc men còn lại vào điểm hẹn. Phải mang ngay không thể đợi. Nàng cứ phải tuân lệnh, mà những lời yêu cầu mỗi lúc một khó, mỗi lúc một nhiều hơn. Đã đến lúc Thúy Vân muốn tìm một giải pháp cho mình thì được thư của Nhật hẹn gặp nàng. Aø! Thì ra anh chàng đã không làm bộ nữa. Vì thế hôm nay trước khi đến đây Thúy Vân đã trang điểm thật kỹ lưỡng để cho anh chàng thong manh kia nổ hai con mắt mù luôn. Nào ngờ đâu hắn không mù, mà nàng
lại khóc mờ cả mắt. Nhưng mà thế thế cũng haỵ Nàng đã vừa chán vừa sợ việc phải làm ở đây và đang tìm một người tâm sự để giúp đỡ hoàn cảnh của nàng. Vầng trán thông minh và đôi tay rắn chắc kia đủ cho nàng tin cậy. Nghĩ thế, Thúy Vân kéo Nhật cùng ngồi trên tảng đá lớn bên giòng suối. Nàng hỏi:
- Anh, em sẽ nói hết cho anh nghe, mà anh có giữ kín được cho em không?
- Anh hứa với em điều ấy. Em thử nghĩ coi, nếu là ai khác, hoặc nếu không vì chuyện của chúng mình thì anh đâu có nói chuyện, hẹn hò với em hôm naỵ Đúng ra người nói chuyện với em hôm nay là ông chuẩn úy Lương kia. Vì đó là nhiệm vụ của ông ấy.
Thúy Vân hiểu điều này. Nàng biết việc làm và nhiệm vụ của ông sĩ quan tình báo. Nhật nói như thế thì chuyện của nàng chỉ có một mình chàng biết được. Nhưng làm sao thì Nhật biết thì nàng chưa dám hỏi. Chỉ hy vọng rằng. Nhật sẽ tìm cho nàng một giải pháp yên ổn mà thôi.
- Nếu em nói hết, anh có giúp gì được cho em không. Có che chở cho em được sống bình an và... và... còn thương em không?
Nhật ngây người suy nghĩ trước khi chàng trả lời câu hỏi khó khăn này, mà khó khăn nhất là những lời cuối cùng. Trong thâm tâm Nhật chàng muốn giữ tất cả những gì chàng đã hứa, nhưng hoàng cảnh đổi thay, xô đẩy chàng vào những tình huống chẳng đặng chẳng dừng. Vì thế, đôi khi chàng trở thành người nói dối. Cô nào thông cảm thì tha thứ cho, còn cô nào khó khăn thì hờn giận suốt đời. Chàng dịu dàng bảo Thúy Vân:
- Em cứ kể cho anh nghe hết mọi chuyện rồi cả hai đứa chúng mình sẽ lần lượt giải quyết từng chuyện một. Có những chuyện ngoài tầm tay của anh với em thì chúng ta đành chịu. Như chuyện mai sau, có ai nói chắc được hôm nay, phải không?
- Da.
- Thúy Vân à! Anh rất ngạc nhiên và muốn biết lý do nào, động cơ nào thúc đẩy em làm việc với bọn Việt cộng. Em biết rằng việc làm đó vô cùng nguy hiểm và thay đổi hẳn cả tương lai tốt đẹp của em. Em được tụi nó tuyên truyền và kết nạp từ bao giờ. Em nghĩ sao mà hy sinh cả một đời cho họ.
Thúy Vân sợ quá òa lên khóc. Chuyện của nàng bắt đầu thật là đơn giản. Đâu ngờ mỗi ngày một lún sâu. Như người lỡ bước xuống đám sình không thể nào rút chân ra khỏi, dù biết rằng có một lúc nào sẽ chết. Chỉ mong sự đợi chết được kéo dài. Những giọt nước mắt của nàng hôm nay nhỏ xuống bằng một sự xúc động thành thực, chứ không phải là nũng nịu để cho Nhật phải dỗ dành. Tuy vậy Nhật vẫn cứ luống cuống không biết phải làm sao để nàng thôi thổn thức, cuối cùng thì chàng cũng đành ôm lấy đôi vai thon nhỏ và bờ ngực căng nở vào lòng, vỗ về an ủi:
- Nín, nín đi em, nói cho anh nghe. Rồi cả hai đứa mình sẽ tìm cách giải quyết êm đẹp. Thông minh như em thì mọi chuyện có khó gì.
Nói xong, Nhật cảm thấy ngường ngượng. Chàng không ngờ mình đã khéo nịnh một cách thật tự nhiên. Với đàn bà chàng kinh nghiệm thấy mình khó có thể nói thật những gì mình nghĩ, lúc nào cũng phải ngợi khen. Chắc cái máu nịnh đầm của chàng đã có trong huyết quản. Từ đời ông nội hào hoa với sáu bà vợ truyền lại cho chàng. Mặc dù vậy, Nhật vẫn thấy Thúy Vân có vẻ hài lòng. Nàng thôi khóc rồi kể cho chàng nghe chuyện từ năm trước. Vô tình vòng tay của Nhật vẫn cứ để trên vai Thúy Vân và hai chân nàng căng duỗi thẳng. Đầu tì lên ngực Nhật, Thúy Vân bắt đầu câu chuyện.
...... Năm ấy, Gia Vực được mùa Nai. Trên các đồi tranh bạt ngàn chạy dài đến tận cùng các ngọn núi đá, những người Thượng Hre thường hay đốt tranh trồng khoai sắn. Những vạt đất loang lổ đầy tro than thường hấp dẫn các đàn nai tới hằng đêm. Người ta bảo trong tro có chất khoáng mặn mà lũ Nai ở rừng rất thích nên thường kéo hàng đàn để cùng nhau thưởng thức. Nhất là các nơi gần suối, nếu thợ săn chịu khó rình rập thì mỗi lần đi săn, thế nào cũng có thịt khiêng về.
Bắn được một con Nai ở Gia Vực là kể như khỏi đi làm cả tháng. Thịt Nai được xẻ ra chỉ trong một loáng là người ta mua hết ngay, vì nơi nầy thịt thà rất hiếm. Thế mà Nai thường đi ăn hàng đàn, hàng lũ, quả thật rất là hấp dẫn với các tay thợ săn đêm.
Ông Tài, chủ câu lạc bộ - cha của Thúy Vân – là một người làm ăn buôn bán lớn, lẽ nào không nhìn thấy ngay nguồn lợi đó. Nó vừa là một cái thú tiêu khiển cho những ngày vừa phải nằm lại trên này để chờ tiền, mà lại vừa có lợi. Mà vốn liếng có cần gì đâu. Chỉ một khẩu súng săn và cái đèn chiếu đội đầu. Ông nhập bọn với những người thợ săn mà không cần xin phép tắc lằng nhằng gì khác, bởi vì ông là người làm ăn tín cẩn của các ông lớn miền xuôi.
Nhưng mà chuyện đời lại không như mình dự tính. Một đêm ông đang say sưa chờ đợi rình mồi thì người anh em phía bên kia tìm đếùn với ông thay vì là những con Nai. Nói đúng ra chỉ là những anh du kích người Thượng, ngô nghê, nhe hàm răng cửa tới lợi mời ông vào khu nói chuyện. Ông tái mặt, mất hồn tưởng đâu phen này sẽ đi về chầu ông bà sớm. Đêm miền núi lạnh mà mồ hôi ông đổ ra như tắm. Mò mẫm đi theo họ hết đồi tranh này tới đồi cây khác, ông được dẫn vào một căn nhà tranh khuất dưới những lùm cây. Đêm gần về sáng, mà vẫn tối đen như mực. Không đèn không đuốc. Chỉ có ánh sáng lờ mờ của những vì sao trời khuya khoắt ông được gặp một người mặc mặc bà ba đen, thấp bé, tóc và râu dài. Hàm răng lổm chổm nhô ra như những con sói rừng đói thịt. Đôi mắt láo liên, đầy hung quang, rõ ràng là mắt sói. Những người du kích nói chuyện với con người thấp bé ấy một lúc bằng tiếng địa phương. Ong Tài không hiểu lắm nhưng đoán chừng họ đang nói về ông. Nói chuyện với nhau xong thì người ta bịt mắt ông lại bằng một miếng vải đen.
Thế là hết rồi. Ông Tài sợ quá bật khóc hu hụ Ông đấm ngực tự trách mình tham lam, để cho mấy người thợ săn dụ dỗ đi theo họ. Chẳng là vì ông quen biết lớn. Tiền nhiều nên nói chuyện với các ông lớn dễ dàng. Ngay cả giấy phép đi săn đêm ông muốn là phải có. Họ rủ ông đi vì thế. Họ muốn nhờ ông, nương theo ông để được phép dễ dàng vào rừng, có thể ở lại đây đêm hay vài đêm tùy theo công chuyện. Cứ theo những lời bọn thợ săn kể thì thật dễ dàng. Đâu ngờ lại có như ngày hôm nay, đời sao ngắn ngủi. Việt cộng mà bịt mắt ông lại thế này chắc phải đếm từng phút, đôi khi phải từng giây.
Ong bước đi theo họ như một người máy vô trị Những cành cây gãy nhọn đâm vào da thịt mà ông không còn biết nữa. Cảm giác đã trốn khỏi thân thể ông rồi. Một lúc sau ông được giải đến một khu bằng phẳng và bước xuống một cái hồ cạn, chắc là mới được đào lên để ông gửi nắm xương tàn. Oâng sợ quá khóc rống lên không kể trời đất gì nữa. Đám du kích dẫn ông đi vẫn yên lặng, cái yên lặng đầy lạnh tanh chết chóc. Chỉ mình ông nghe lại tiếng ông. Ông thấy thương vợ, nhớ con, thương chính thân mình nên càng nức nỡ.
Nhưng lâu quá mà ông chưa được chết. Đáng lẽ dẫn ông xuống hồ xong là họ đọc cho ông bản tuyên án rồi cho ông một phát. Thế mà thấy họ vẫn chưa nói gì. Hay là ông đã... chết rồi mà ông không biết. Bất giác ông Tài ngưng khóc lấy tay bấu vào da thịt mình. Oâi đau quá chắc là ông còn sống.
Người du kích Việt cộng đi phía sau đưa tay ấn đầu ông chúi xuống, làm ông đưa hai tay lên sờ soạng. Họ đang bắt đầu chui vào một khúc đường hầm không rộng lắm. Mùi đất ẩm ướt xông lên thay thế không khí trong lành của rừng đêm. Ông phải vất vả bấu tay vào vách đất, cố theo kịp người phía trước. Dù vậy, ông vẫn cứ đụng vào người phía sau đang bước
tới. Cuối cùng ông cảm thấy trên đầu ông không còn vướng víu nữa. Ông có thể đứng thẳng lên được thì người ta mở mắt ông ra.
Bây giờ ông mới biết là ông đang ở trong một căn hầm nhỏ, gần như vuông vức mỗi cạnh chừng hai thước. Không biết những người du kích đã biến vào ngõ ngách nào mà trước mặt ông chỉ là người đàn ông thấp bé, tóc râu dài đang ngồi trên một cái chỏng tre, bên cạnh chiếc đèn dầu lù mù tự biến chế bằng một lọ thuốc trụ sinh. Tim đèn rất nhỏ đến độ chỉ một hơi thở nhẹ cũng có thể làm ánh sáng tắt ngaỵ Cũng may là trong hầm không có gió và dĩ nhiên là ông Tài đâu dám thở mạnh nên cái ánh sáng lờ mờ kia vẫn cứ lung linh, nhảy múa. Người đàn ông thấp bé kia vội đứng lên, đưa tay vồn vã như muốn ôm lấy ông như một cử chỉ thân mật làm Ông Tài ngạc nhiên đến độ há hốc miệng ra. Ông nghe tiếng mời mọc ngọt ngào nhưng vẫn chói tai của người miền quê xứ Quảng, giọng phát âm nguyên chất chứ không pha trộn như ông:
- Ngồi xuống đi, anh Tài. Mời anh ngồi xuống đi rồi chúng mình nói chuyện. Chúng tôi mời anh về đây là có chuyện muốn bàn với anh, để chúng ta cùng nhau lo cho dân cho nước. Ông Tài chỉ biết riu ríu tuân theo lệnh mời của người đàn ông. Hắn có đôi mắt sáng lạnh, long lanh của loài thú dữ làm ông không dám nhìn vào. Sau không biết bao nhiêu lời tán tụng về sự bất khuất của người dân vô sản, sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của bác Hồ và Đảng, sự tất thắng của chủ nghĩa vô sản Mác-Lê-nin, hắn bắt đầu kể tội ác của các tên đế quốc Tư Bản. Từ đế quốc Pháp đến phát xít Nhật rồi đến đế quốc Mỹ bây giờ và bổn phận của người dân là phải hy sinh cho đất nước. Hắn xoa hai bàn tay vào nhau rồi kết luận:
- Đấy, anh Tài cũng biết các cụ nhà mình ngày xưa đã có câu “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” huống hồ chi mình là đàn ông. Chuyện cứu nước là nhiệm vụ và bổn phận của mọi người chúng tạ Tuy kêu gọi sự tình nguyện nhưng là sự bắt buộc.
Ông Tài hiểu ra ngaỵ Thật tình lúc ấy ông mừng vì tên đàn ông đã cho ông một cơ hội cứu nước. Nghĩa là còn cho ông một con đường sống. Nên ông hoan hỉ thề hứa. Nhưng mà theo việt cộng không phải dễ dàng. Sau khi đã thông suốt đường lối, ngõ ngách của “Cách Mạng” là đến màng ông kê khai lý lịch, sự nghiệp của ba đời nhà ông và viết đơn xin tự nguyện làm việc cho đoàn quân giải phóng. Đến đây thì ông Tài cảm thấy sợ hãi cho cuộc đời làm nô lệ dài hạn cho mấy thằng cộng sản. Nhưng bây giờ ông đang ngồi trên lưng cọp, chuyện dẫn dắt tới đâu, đâu còn trong tầm tay của ông nữa. Hai người lại bắt đầu bàn bạc sang vấn đề cụ thể. Nghĩa là ông Tài phải làm những gì. Nói là bàn nhưng thực tế là lệnh cho ông Tài phải hy sinh, tự nguyện hy sinh cho Cách Mạng bằng phương tiện và tài sản mà ông hiện có. Tên đàn ông lại nói:
- Chúng tôi biết anh Tài rất có thế lực với đám ngụy quân, ngụy quyền ở tỉnh Quãng Ngãi này nên việc chúng tôi nhờ anh giúp cho Cách Mạng không có gì khó khăn cho lắm. Cứ mỗi chuyến hàng tiếp tế cho câu lạc bộ của tiểu đoàn Biệt động quân ngụy ở đây, anh mua giúp một ít thuốc trụ sinh. Mỗi lần chừng một gùi thuốc là được rồi. Tốn kém bao nhiêu chúng tôi sẽ bồi hoàn lại cho anh.
Ông Tài thừa biết câu sau cùng của tên đàn ông chỉ là lời nói lấy... vui. Không biết có người nào dám nhận lại tiền “bồi hoàn” của việt cộng hay không chứ ông thì không dám. Vả lại ông biết dù có dám nhận lại thì mấy thằng việt cộng cũng lấy đâu ra mà trả. Thường thường chúng dùng súng đạn trả lại, nhẹ nhàng mà kín đáo hơn. Đa số những người làm ăn với việt cộng, cuối cùng rồi sẽ nhận như thế khi trái chanh đã khô hết nước.
Mang được một gùi thuốc trụ sinh lên miền núi này không phải dễ dàng dù là trong các chuyến baỵ Một vài lần thì còn có thể trót lọt. Dù sao ông cũng có uy tín lẫn tiền bạc nên người ta còn nễ không khám xét những vật dụng riêng tư trong những xách taỵ Nhưng mà nhiều lần là cả một vấn đề. Tình báo của những người lính cộng hòa không phải là dỡ hoặc là thông manh. Chuyện họ khám phá ra ông chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Nghĩ đến đây ông thấy đã run rồi. Lại còn nhiều vấn dề khó khăn kế tiếp. Giả thử ông mang được thuốc lên đây, nhưng làm sao giao cho Việt cộng được. Gặp nhau ở đâu, làm sao trao đổi cho người ta khỏi nghi ngờ. Ong càng nghĩ càng muốn ngất xỉu. Giá mà được chết đi có khi lại còn hay hơn cái sống dở chết dở bây giờ. Ong run run ngập ngừng hỏi lại:
- Thưa... Ông, thưa... Ông
- Anh Tài đừng khách sáo, cứ gọi tôi là anh Ba.
- Dạ thưa... Ông... Ba
Tên đàn ông vội cướp lời, hắn làm ra vẻ xề xòa, thân mật:
- Đó, đó, nói rồi mà cứ ông này, ông nọ, cứ gọi tôi là anh Ba được rồi, mình gọi nhau là anh em cho thân mật, thưa gửi làm gì
- Dạ, dạ thưa anh Ba, khi tôi mua được thuốc trụ sinh mang lên đây rồi, làm sao tôi giao cho... Cách Mạng được?
- Ồ! Cái đó anh tài đừng lọ Tôi biết anh có cô con gái xinh lắm. Chúng tôi sẽ có điểm hẹn, cô ấy cứ việc đi rừng đổi đồ, ghé qua điểm, bỏ lại, sẽ có người đến lấy ngaỵ Cô ấy đi dễ che mắt bọn ngụy dễ hơn.
Ông Tài ngạc nhiên đến sững sờ. Thì ra tụi này điều tra ông quá kỹ càng. Chúng nó biết rõ ông từng chi tiết một, chẳng trách nào ông sập bẫy một cách dễ dàng. Nghĩ đến Thúy Vân, đứa con gái cưng của ông, vì ông mà phải làm việc với bọn chúng làm ông hối hận cho cái tính tham lam của mình mà ra nông nổi. Nhưng mà nghĩ cho cùng thì bọn chó chết này đã nhắm vào ông, không có cách này thì cũng có cách khác để ông trở thành nô lệ cho bọn chúng.
Đêm hôm đó, đến tận gần sáng ông mới được thả trở về đồi tranh cũ. Trước khi từ giã, anh Ba đã ôm ông thắm thiết, hẹn gặp nhau trong ngày giải phóng miền Nam. Làm xong cái màn vờ vịt thân mật đó hắn biến đi ngay để cho ông với mấy thằng du kích với những họng súng đen ngòm đến bịt mắt ông, dẫn trở lại rừng. Khẩu súng đi săn của ông được trả lại, và ngạc nhiên hơn nữa khi vừa đến nơi ông đã đứng rình tối qua, một con nai lớn đã bị bắn gục từ lâu sẵn sàng nằm đó cho ông gọi người đến khiêng về. Đó là con nai đầu tiên cũng là con nai cuối cùng vì từ đó về sau, mỗi khi nghe nói đến đi săn là ông đã co rúm người lại vì sợ. Chỉ trong một đêm kinh hoàng đó đã làm thay đổi hẳn cả một tương lai, dự tính của ông và gia đình.
Ông Tài biết rằng thâm hiểm và gian manh trên thế gian này không ai bằng Việt cộng. Con nai mà chúng bắn sẵn dành cho ông hôm đó như là một phần thưởng, một lời cảnh cáo và giúp ông giữ bí mật dễ dàng với những người quốc gia nếu họ có nghi ngờ. Thịt nai được xẻ ra, một phần đem bán, một phần ông đem biếu cho nhà bếp tiểu đoàn để ông nấu cho mấy ông sĩ quan độc thân, thường hay lui tới câu lạc bộ dự liên hoan. Những lời chúc tụng và khen ngợi chỉ làm ông thêm đau lòng khi nghĩ đến những ngày tháng chông gai sẽ xảy đến nay mai.
Chuyến bay đầu tiên, kể từ hôm đi săn trở về làm cho ông hồi hộp quá. Suốt mấy ngày lang thang dưới tỉnh, ông không còn tâm trí đâu mà lo chuyện hàng hóa, bán buôn. Ông cứ ngược xuôi, lên xuống để lùng mua cho đủ số thuốc mà anh Ba yêu cầu giao phó cho ông. Mua coi như tạm đủ rồi, ông phải nghĩ cách làm sao để mà vận chuyển. Bỏ trong sách tay của ông thì nhiều quá, mà bỏ nằm trong những kiện hàng nếu vô tình bị xét hỏi, lòi ra thì ông cũng bỏ đời. Quân cảnh, cảnh sát đầy đường, hàng hóa đem đi, đem lại, dù có giấy phép trong tay cũng đâu phải là tuyệt đối. Nhỡ gặp những anh chàng bướng bỉnh, coi cái giấy phép của ông như không, cứ khám xét mà lòi ra thuốc trụ sinh cả bao như bao cát thì khó khăn đến với ông cầm chắc trong taỵ Mà đút lót mua chuộc thì tiền đâu mà lo cho nỗi. Vả lại trong những chuyến hàng thường thường là ông hay mua gấp
hai, gấp ba cái số được phép. Bình thường thì cũng chẳng sao. Nhưng khi người ta khám phá ra ông buôn lậu thuốc tây thì vấn đề chính trị được đặt ra ngaỵ Chỉ có thể là tiếp tế cho Việt cộng thì mới mang nhiều thế. Mà ông thì đang tiếp tế cho Việt cộng thật, còn cãi vào đâu.
Nhưng rồi ông bà, ông vải phù hộ cho, chuyện vẫn êm xuôi. Đêm hôm đó, khi hai bố con ông ngồi tính toán, bàn bạc, ông bùi ngùi kể cho nàng nghe thực sự về cái đêm đi săn hải hùng. Cả cái câu lạc bộ này tuy rộng nhưng mà không có chỗ nào kín đáo để ông cất dấu bao thuốc. Sau cùng cả hai bố con đồng ý là chỉ có trong phòng Thúy Vân là tương đối ít ai qua lại, vào ra. Từ đó căn phòng nhỏ của con gái ông đã trở thành kho thuốc.
Cất dấu xong rồi thì chờ đợi lệnh cho ông... giúp nước. Một buổi sáng đang lui tới để chỉ huy mấy người Thượng đang khiêng đồ dọn dẹp ông thấy ngay trên quầy thu tiền của Thúy Vân có lá thư cho ông. Mở ra ông mới té ngữa, vì đó là lệnh của anh Bạ Dù đang chờ đợi mà ông vẫn ngạc nhiên vì không ngờ ngay giữa tiểu đoàn mà chúng nó còn đem thư đến tận tay ông. Thế thì người của chúng ở khắp mọi nơi, ông không thể nào cựa quậy hay phản lại chúng, nếu ông chưa chán sống. Ong nghĩ mãi không ra, không biết là ai. Lúc này khi ông bước vào, đám lính Thượng đứng quanh đông quá, đứa nào cũng có thể thò tay vào túi lấy một bức thư bỏ lên bàn. Càng nghĩ ông càng sợ nhiều hơn.
Bức thư ấy hẹn gặp Thúy Vân ở một khúc quanh trên con đường dẫn xuống ấp D trong một chuyến đi rừng. Thường thường Thúy Vân ít khi vào rừng đổi đồ như những cô gái khác. Dù có mướn những người giúp đỡ, nhưng mà việc quán xuyến trông coi câu lạc bộ cũng làm Thúy Vân bận bịu vô cùng nên rất ít có thì giờ rảnh rỗi. Đôi khi, cô cũng theo mấy cô khác đi rừng. Nhưng thường thì không phải là vì sinh kế mà chỉ để rong chơi, tìm kiếm sự mới lạ nhiều hơn. Thế mà từ hôm nay cô phải đi vào rừng một mình, lăn lộn như những cô gái khác. Chỉ nghĩ đến đó cũng làm cho ông Tài đau lòng và Thúy Vân bật khóc, nhưng biết làm sao.
Cô mang gùi xuống khúc quanh ngồi đợi. Chỉ một lát sau là có người bước đến. Đó là ông trung sĩ Ớt, làm tiểu đội trưởng ở tiền đồn của Thiếu úy Biên. Thúy Vân thấy ông lừng thững đi tới thì sợ quá. Nàng tưởng rằng chuyện này đã bại lộ và từ nay phải nhắm mắt vào tù. Nhưng không, ông không nói, chỉ ra dấu cho nàng đi theo ông tiến vào rừng thẳm. Hai người đi lại quanh co cả tiếng đồng hồ men theo con suối, băng ngang qua tiền đồi đến bờ sông cạn, rồi tiến lên những tảng đá, biên giới cuối cùng của giòng sông Re và đồi Trinh Nữ.
Hồi đó đồi Trinh Nữ chưa nổi tiếng. Chưa làm khiếp sợ những người lính Thượng như bây giờ. Chỉ sau cái chết của ông Thiếu úy Biên người ta mới đồn đãi, thêu dệt thêm cho ngọn đồi linh thiêng đó. Tại đây, cô được chỉ vào một tảng đá thấp nhất, bao quanh bằng những tảng đá cao để đặt gùi thuốc vào. Đặt xong băng qua đường khác, vào rừng để trở về ngay không cần biết đến việc gì sẽ xẩy ra. Nhưng đó là chuyện về sau này, trong những lần khác, chứ trong lần đầu tiên này cô cần gặp anh Ba để được anh Ba giáo dục, nhồi nhét cho cô lòng yêu nước, sự hy sinh cho Cách mạng, cho Đảng, cho cả sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của toàn dân.
Mặc dù đã được cha cô nói trước, mô tả thật kỹ càng nhưng mà lần gặp anh Ba đầu tiên cũng làm cô khiếp sợ. Cứ nhìn cái tướng bé nhỏ, không trẻ, không già của anh Ba làm cô có cảm tưởng như anh Ba không phải là một con người. Mà một con người không giống ai thì chỉ là con quỷ.
Từ đó trở đi, cứ mỗi tháng một lần cô phải vác gùi đi rừng để lại thuốc tây cho Việt cộng. Dần dần công việc mỗi ngày một khó khăn thêm mà anh Ba thì lại cứ đòi hỏi nhiều hơn. Công tác giao cho cô không thuần túy là mang thuốc vào rừng, mà còn nhiều việc đa dạng khác. Như làm sao quyến rũ được Nhật, đưa Nhật vào tròng để làm việc cho chúng, hoặc là theo chân Thiếu úy Biên ngày xưa.
Nghe nói đến Thiếu úy Biên, Nhật vã mồ hôi. Chàng mừng thầm rằng số mình còn hên lắm, nếu không bây giờ thì đã xanh cỏ mất rồi. Cứ nghĩ đến cái họng súng đen ngòm, chĩa thẳng vào mặt là chàng cảm thấy điếng người, thần kinh giật mạnh. Nhưng mà đêm kia, khi biết rõ người con gái ấy là ai thì chàng cảm thấy bồi hồi. Nghĩ đến nàng, Nhật vừa thương cảm vừa mừng vui. Nhưng mà tại sao lại ra nông nổi đó. Tất cả phải chờ thời gian trả lời. Tiếng Thúy Vân lại vang lên đưa Nhật về thực tại. Chàng bàng hoàng nhận ra đầu của Thúy Vân đã kê lên ngực chàng để nằm dài ra trên thảm cỏ tự bao giờ, mà chàng thì vì mỏi mệt ngồi dựa lưng trên phía đá mà mà hai tay vẫn giữ chặt bờ vai thon thả của nàng. Nhật đã mỏi nhừ cả người, tê cứng lồng ngực và rời rã cả chân tay mà không dám có phản ứng gì. Chàng sợ rằng một cử chỉ nào hay một tiếng động nào đó sẽ làm cho Thúy Vân phát giác ra là đang nằm trong lòng chàng mà ngồi ngay dậy thì thật là uổng phí. Mấy năm một thưở được ôm một người đẹp như thế này, phải cố gắng giữ gìn để phút giây hạnh phúc kéo dài ra. Chàng thấy mình không được quang minh lắm trong chuyện này, nhưng mà chàng có cố ý làm ra đâu. Tự nhiên xảy ra như thế. Hoàn cảnh đưa đẩy như vậy thôi. Nhật hỏi lại Thúy Vân:
- Hôm kia, em bảo muốn anh ở lại câu lạc bộ, ý em muốn vậy hay là lệnh thằng tỉnh ủy Việt cộng.
- Thì chúng nó bắt em phải làm như thế chứ con gái nào mà bảo con trai ở với mình, mắc cở thấy mồ.
Nhật cũng nghĩ vậy, nhưng chàng lại nói khác đi:
- Thế mà anh cứ tưởng bở. Cứ nghĩ rằng em thương anh nên muốn thế. Báo hại đêm đó anh trằn trọc, mơ mộng cả đêm không ngủ được.
Thực sự, đêm hôm đó Nhật trằn trọc cả đêm không ngủ được thật. Nhưng không phải vì Thúy Vân mà vì ba cái thằng nội tuyến. Chàng lo sợ chúng sẽ tấn công đêm đó nên cứ lui tới kiểm soát lính gác cả đêm. Nhưng mà Thúy Vân thì lại cảm động, nàng ngây thơ hỏi dồn:
- Thật hả anh? Thật hả anh?. Nhưng mà cũng vì đêm ấy anh không ở lại, nên em cũng trằn trọc mất ngủ cả đêm.
- Sao vậy?
- Tức anh thấy mồ. Tức vì anh có vẻ không thương em gì hết. Vừa tức mà vừa mừng. Mừng là vì nếu anh ở lại thì không biết là chuyện gì sẽ xảy ra cho anh. Em biết khi họ làm việc gì đều có lý dọ Đêm hôm đó có chuyện gì không mà súng nổ dữ vậy?
Nhật không muốn giải thích cho Thúy Vân biết nhiều về chuyện tiền đồn bị nội tuyến mà chàng phác giác kịp thời. Chàng sợ nàng hỏi thêm thì khó trả lời, khó dấu được những gì chàng muốn dấu, nên chàng hỏi lại:
- Em biết gì không về cái chết của ông Thiếu úy Biên?
Nhật vừa hỏi vừa nhìn thẳng vào mắt nàng. Đôi mắt đang nhắm lại vẻ như mơ mộng, vẻ như nũng nịu bổng chớp nhanh. Nhật thấy hình như mặt nàng hơi tái đi. Có lẽ một cảm giác sợ sệt nào đó đã ùa vào thân thể nàng. Hai tay Thúy Vân đang đặt trên lồng ngực, nàng vội vàng đưa lên nắm chặt đôi tay Nhât đang ôm chặt đôi vai nàng. Một lúc sau nàng mới trả lời:
- Em không biết gì, cũng chẳng được nghe ai nói gì. Nhưng em nghĩ rằng không phải là cô gái trên đồi Trinh Nữ mà chắc là người của anh Bạ Em lo lắm.
Nhật siết chặt đôi vai nàng hơn như để truyền thêm cho nàng can đảm. Chàng tin lời Thúy Vân và cảm thông được nỗi sợ sệt của cha con nàng. Hơn ai hết, chàng được chỉ dạy rằng bọn Việt cộng không phải lúc nào cũng hù dọa, nếu cần dùng những biện pháp thật dã man để khủng bố dân lành, bắt người ta phải làm việc cho chúng. Như cha con Thúy Vân đây là một điển hình. Nàng nói như thế có nghĩa là nàng tin có cô gái ma trên
đồi Trinh Nữ, và như thế có nghĩa là nàng cũng chẳng biết gì nhiều. Hoặc là bọn Việt cộng không cho nàng biết nhiều hơn vì chẳng tin nàng thật lòng “giác ngộ” theo chúng. Việt cộng dùng cha con nàng chỉ là giai đoạn. Rồi cũng có một ngày không dùng được nữa chúng sẽ hy sinh cha con nàng như bao nhiêu người lỡ làm việc cho chúng. Nhật vốn tính dễ tin người bởi chàng nghĩ ai cũng thành thực như mình. Song chàng có một ưu điểm là có trực giác vô cùng bén nhạy gần như tuyệt đối. Những gì chàng tin là đúng đều xảy ra đúng như chàng nghĩ. Vì thế, có đôi lúc hoài nghi về sự thành thực của Thúy Vân nhưng chàng vẫn tin rằng cha con nàng chỉ là nạn nhân của một sự cưỡng ép bỉ ổi của bọn Việt cộng mà thôi. Và chàng là một người lính Việt Nam Cộng Hòa phải có bổn phận che chở cho nàng và giải thoát nàng ra khỏi nanh vuốt hôi tanh của bọn phi nhân. Tạm thời cứ để tình trạng như thế này cho đến khi mẻ lưới chàng toan tính được giăng ra. Chàng hỏi lại Thúy Vân:
- Những công việc em làm cho bọn nó, em có phải báo cáo thường xuyên không. Ai nhận báo cáo của em?
Thúy Vân ngơ ngác hỏi lại:
- Báo cáo gì? Ai báo cáo cho ai? Em có biết ai để báo cáo đâu. Cả năm nay họ cứ bảo em làm thế này thế nọ. Và cứ thế em làm. Họ cũng chẳng bảo em làm tốt hay xấu. Ngoài lần gặp cái ông thấp bé, râu dài đó đến nay em có gặp lại ông ta lần nào nữa đâu. Cứ mỗi lần tiếp tế cho câu lạc bộ lên là em mang thuốc vào mấy hòn đá gần đồi Trinh Nữ để ở đó. Nếu muốn em làm gì thêm họ đều viết thư để dưới bàn cho em, hoặc đôi khi để ngay trên giường ngủ trong phòng. Ngay cả hôm bảo em phải mang thuốc vào ngay cũng bằng thư thôi.
- Thế còn việc bảo em phải quyến rũ anh thì sao? Họ cũng ra lệnh cho em bằng thư à?
- Da.
- Em còn cất giữ những lá thư đó không?
- Dạ còn
- Em đưa cho anh coi được không?
Thúy Vân mở mắt ngước nhìn Nhật. Tay nàng nắm lấy tay Nhật chặt hơn như muốn gửi trao tất cả:
- Dạ em sẽ đưa cho anh
Nhật sung sướng gật đầu. Chàng cũng bóp mạnh vào vai nàng như quả quyết:
- Chốc nữa, anh sẽ đưa em về, em đưa cho anh được không. Thúy Vân ơi! Em ngoan lắm. Anh sẽ cố gắng bằng tất cả sức mình làm được những gì để che chở, bảo vệ em và cha em. Tạm thời em cứ làm theo lời chúng nó để chúng khỏi nghi ngờ. Nhưng mà chúng có lệnh gì thêm nên thông báo cho anh ngaỵ Ngoài ông Ớt ra, em có biết thêm ai làm việc cho chúng không?
- Dạ không biết
- Không sao, không sao, anh đã có cách. Em tin anh đi, sẽ không lâu đâu anh sẽ tháo gỡ móng vuốt của chúng đang quặp lấy gia đình em. Từ nay em cũng nên cẩn thận. Nếu có gì nguy hiểm, em và cha em chạy lên ngay hầm của anh. Anh sẽ dặn Nhiều, Kiệt, Du săn sóc đặc biệt cho em. Em có bằng lòng không. Có dám... lên hầm anh không?
Thúy Vân không trả lời chàng ngaỵ Nước mắt nàng ứa ra sung sướng. Phải, đã một năm nay Thúy Vân và cha nàng ăn ngủ không yên. Lòng buồn như chấu cắn. Nỗi niềm không dám tỏ cùng ai. Nỗi nguy hiểm day dẳng tưởng chừng như không thể nào tháo gỡ được. Bổng dưng hôm nay có một tia sáng đang lóe ra trong đêm dài đen tối. Nàng nắm chặt tay chàng hơn, không trả lời thẳng câu hỏi của chàng mà chỉ nói:
- Nhật ơi! Em thương anh lắm
Nhật thở dài tiếc rẻ, chàng biết rằng chàng cũng thương nàng lắm. Ai mà không xúc động trước một giai nhân đang trong tình yêu sôi nổi và đẹp như hoa nở thế này. Chàng không phải là thánh nên rất dễ dàng để mềm lòng theo da thịt đang độ xuân thì. Nhưng mà ở thời điểm này thì chàng không thể. Còn biết bao nhiêu điều để cần phải nói không. Song Nhật cũng đang biết chính mình nhiều lắm. Chàng chẳng bao giờ dám nói không với bất kỳ người con gái nào đã ưu ái nhớ đến chàng.
Biết bao nhiêu người con gái đã vây bủa cuộc đời Nhật từ ngày trái tim biết rung động với những cái hay, cái đẹp của cuộc đời. Mà cái đẹp nhất ở thế gian này đối với chàng là nhữõng người con gái. Nhật nhận ra rằng chưa bao giờ chàng thấy các cô gái vây quanh không đẹp. Mỗi cô một vẻ, một nét đẹp riêng biệt mà chàng đều say mệ Nét đẹp đó không nhất thiết phải phô bày ra trên thân thể, hình dáng mà gồm cử chỉ, nết na, hiền dịu. Có cô Nhật yêu nhất nụ cười. Cũng có cô chàng say mê đôi mắt. Nhưng cũng có cô chàng lại bồi hồi với nét dịu dàng kín đáo, nhân từ. Nhật nhớ đến một câu thơ của Nguyên Sa mà chàng thích đọc
“Nếu tôi làm vua trong một triều đình thịnh tri.
Tôi sẽ bắc loa ra ngoài thành mời em về lên ngôi hoàng hậu”
Chao ôi! Nếu chàng là vua thì có lẽ chàng sẽ khó sống quá ba mươi ngày trên vùng đất biên phòng đầy lửa đạn này, nơi có biết bao nhiêu bông hoa đang nở, khoe sắc màu rực rỡ. Chàng nhớ lại tất cả các cô để tìm ra một cô mà chàng muốn gặp. Chàng đã biết là cô nào. Chính nàng là người con gái lạnh lùng đêm ấy chẳng ngại ngùng lao mình chìm đắm trong nước sông Re nửa đêm về sáng. Suy nghĩ miên man như thế chàng lại hỏi Thúy Vân:
- Em có bao giờ làm việc với một người con gái, hay biết đến người con gái nào khi đem thuốc cho bọn chúng
- Em đâu có biết ai. Mỗi lần có tiếp tế em thường mang gùi thuốc ra chỗ hẹn rồi đi rừng đổi đồ luôn. Nếu hôm nào em thấy có gùi để sẵn em chỉ việc trút thuốc vào, còn nếu không em để gùi luôn ở đó, chiều tối đem về.
Nhật vẫn còn thắc mắc, chàng muốn hỏi thêm cho thật rõ:
- Thế có bao giờ em để ý xem ai đã lấy gùi thuốc đem đi.
Đôi mắt Thúy Vân mở lớn rồi từ từ nhắm lại. Mặt nàng thoáng hiện vẽ sợ hãi. Từ sau cái chết của ông thiếu úy Biên mà nàng chắc rằng đã bị anh Ba giết hại, nàng không dám làm một điều gì trái ý bọn chúng. Ngay cả trong ý nghĩ. Dù có tò mò đến đâu Thúy Vân cũng không dám rình rập để biết rằng ai đã thường đến lấy chiếc gùi đầy thuốc. Nàng có cảm tưởng rằng bọn chúng ở khắp nơi, biến hóa quỹ quyệt khôn lường. Nàng trả lời Nhật, rất nhỏ như sợ có người nghe thấy:
- Em không biết ai, cũng chẳng bao giờ dám rình rập xem là ai. Chúng nó quỷ quyệt và man rợ lắm nên em sợ. Anh ơi, em nghĩ rằng anh phải hết sức cẩn thận, đối phó với chúng không phải dễ dàng đâu. Ngay như hôm kia, dù chưa đến kỳ tiếp tế mà chúng nó bắt em phải mang thuốc ra điểm hẹn gấp. Có bao nhiêu mang bấy nhiêu, em cũng phải mang đến cho chúng.
Câu nói của Thúy Vân làm Nhật chợt nghĩ ra một điều mà chàng đang thắc mắc, nên hỏi luôn:
- À! Phải rồi, anh cũng định hỏi em về điều đó. Làm sao mà em có được nhiều thuốc trong khi hàng hóa chưa được mang lên. Có phải chuẩn úy Đức bán thuốc cho em không?
- Thật ra, không phải thế, mỗi kỳ về dưới tỉnh mua hàng, cha em thường mua thuốc mang lên. Lâu dần, người ta nghi ngờ nên việc mua thuốc mỗi ngày một khó khăn thêm. Có nhiều chuyến chỉ mang được một lượng rất ít, thành thử em phải nghĩ đến cách khác. Ơ đây, không ai có thể lo cho em được ngoài chuẩn úy Đức, nên em nghĩ đến ông ấy.
Nhật vui mừng, hồi hộp hỏi:
- Thế là chuẩn úy Đức tiếp tế thuốc cho em để mang cho bọn chúng.
- Không, không phải như vậy. Em thường xin ông ấy cho, không phải mua bán gì cả. Oâng ấy cho vì tưởng em bệnh nên cần thuốc trụ sinh.
Nhật nghĩ ngay đến điều vô lý trong câu trả lời của Thúy Vân. Với số lượng thuốc nhiều như thế hàng tháng, chuẩn úy Đức không thể ngu để nhận ra rằng Thúy Vân không thể xài hết trong một tháng. Một cô gái làng chơi bệnh hoạn cũng không cần nhiều thuốc trụ sinh đến thế, huống hồ Thúy Vân trong như ngọc, sáng như ngà, tươi hồng đẹp đẽ thế này. Nhất định số thuốc mà Đức đem đến cho Vân phải là một sự đồng lõa hay đổi chác có thể là tiền, mà cũng có thể là tình. Nghĩ đến tình, Nhật thấy lòng buồn hẳn xuống. Chưa chắc chàng đã yêu Thúy Vân nhưng mà nghĩ đến việc nàng trao tình cho người khác chàng cũng chẳng được vui.
- Anh nghĩ ông Đức không khờ khạo đến nỗi nghĩ rằng em cần nhiều thuốc như thế trong căn bệnh. Là sĩ quan trợ y dù có dở đến đâu ông cũng biết hơn người khác là thuốc trụ sinh dùng nhiều thì người bệnh sẽ nguy đến tín mạng, thế mà ông vẫn cung cấp cho em hàng tháng. Nếu không vì để lấy tiền thì cũng chỉ vì tình. Đúng không nào?
Thúy Vân không trả lời chàng mà chỉ khóc. Nước mắt của nàng nhỏ xuống buồn tủi cho đời con gái của mình. Đúng như Nhật suy đoán. Thúy Vân đã dùng thân xác của mình, đổi lấy những lọ thuốc trụ sinh vì cha nàng mang lên mỗi lần một ít hơn. Gối đầu lên ngực Nhật, nàng nghĩ đến đêm đầu tiên trao thân cho ông Đức. Một cảm giác nhầy nhụa và đau đớn tuy chỉ trong vài phút, nhưng vết thương kéo dài cho đến tận bây giờ. Những lần kế tiếp nàng làm bổn phận như một cái máy. Nhất định không có một chút cảm xúc hay hứng thú nào trong lúc làm chuyện tình yêu. Xong xuôi nàng nhận thuốc thêm vào chỗ thiếu hụt, bối rối, ngại ngùng không dám nhìn mặt Đức. Hoàn toàn chỉ là trao đổi. Nàng không dám nghĩ rằng mình là một con điếm trong những lần cởi vội áo quần. Để tự an ủi Thúy Vân thường so sánh mình với Thúy Kiều của cụ Nguyễn Dụ Nàng trách thân phận mình, sao mang tên cô em mà long đong bạc mệnh như cô chị. Nàng nhớ đến khuôn mặt Đức mỗi khi gần gũi. Nỗi hoan lạc, tê điếng làm nghệt mặt anh chàng. Thế nhưng mỗi khi xong chuyện, khuôn mặt ấy lại dửng dưng lạnh lùng như chẳng có chuyện gì xảy đến. Thúy Vân không biết nói, không biết diễn tả làm sao cho Nhật hiểu. Nàng chỉ ôm choàng lấy chàng rồi khóc nức nỡ.
Nhật nghĩ nhanh đến Đức. Đến cái ổ Việt cộng nội tuyến ở trường đại học Y khoa. Phải, có thể đúng là Đức đã học Y khoa mà bị ra trường sớm. Cái lý do thì thật khó mà đoán biết. Nhưng chuyện Thúy Vân cần nhiều thuốc trụ sinh đem đi tiếp tế cho Việt cộng mà Đức cứ thản nhiên cung cấp cho Thúy Vân để đổi lấy những đêm hoan lạc không hề thắc mắc. Hay là chính Đức muốn mượn tay Thúy Vân làm những công việc mà chính hắn muốn làm. Đưa thuốc vào tay Thúy Vân có biết bao nhiêu điều lợi. Vừa đạt được mục đích của mình, vừa được ôm ấp một người đẹp tuyệt vời mà nếu câu chuyện có đổ bể ra thì vẫn cứ giấu mặt tỉnh bơ.
Thúy Vân lại ôm xiết lấy chàng với vẻ mặt vừa lo sợ vừa e thẹn sung sướng:
- Nhật ơi! Em thương anh lắm
Nhật bổng hiểu rằng có những điều chàng không nên hỏi, không nên bắt buộc hay chờ đợi câu trả lời của Thúy Vân. Chàng nhận ra ngay rằng nằm trong lòng chàng bây giờ là người con gái đẹp nõn nà, khêu gợi. Cái vẽ đẹp chín mùi của những cô gái đã mất đi sự e ấp trinh nguyên. Chàng muốn ôm xiết nàng vào lòng, thủ thỉ vào tay nàng những lời vỗ về an ủi. Rồi dìu nàng đến một chân trời, một nơi chốn mê cuồng chất ngất. Nhật đã thấy thân thể bắt đầu rạo rực, đầu óc gần như tê dại. Nhưng rồi chàng tỉnh lại ngaỵ Tự nhủ rằng mình đang làm việc, cần phải gạt bỏ mọi sự đam mê vì cám dỗ.
Những người như ông Tài, Thúy Vân, trung sĩ Ớt chỉ là nạn nhân của một tập đoàn gian ác, bất nhân và cuồng tín. Cánh tay dài đầy những móng vuốt nhọn hoắt của nó vươn ra khắp nơi trên mọi vùng của đất nước thân yêu. Điển hình nhất ở nơi đây là một tên khôn lanh quỷ quyệt được gọi là anh Ba.
Một ngày nào đó Nhật sẽ phải chạm trán với anh Bạ Chàng mong ngày đó đến rất sớm để cứu những con người đáng thương trên đây, hoặc nhiều người hơn nữa mà chàng chưa biết hết. Có lẽ chàng phải nên thân mật với Thúy Vân nhiều hơn để anh Ba tưởng chàng chỉ là người vô dụng háo sắc, dâm ô, không cần phải để ý, hoặc bận tâm suy nghĩ.
Trời đã quá trưa. Aùnh nắng lọt qua khe lá rung rinh trên áo Thúy Vân vì những làn gió nhẹ. Nắng tô cho màu vàng càng thêm rực rỡ. Nhật nhìn xuống con nước đang róc rách nhìn qua khe đá như những nốt nhạc trầm bỗng mà nhớ đến câu thơ của Nguyên Sa “Aùo nàng vàng anh về yêu hoa cúc”. Nơi núi rừng này tìm đâu ra hoa cúc để yêu bây giờ. Chàng bỗng thấy mình thiệt thòi và đâm ra ganh tỵ với những chàng thanh niên khác đang ở chốn thành thị. Nhưng đó chỉ là một thoáng ý nghĩ qua rất nhanh, rất nhanh đến độ không kịp để chàng tiếc nuối vu vợ Chàng cũng nhận ra mình đang hạnh phúc. Hạnh phúc mà chàng đang ôm trong tay, sát ngay lồng ngực thế thì đâu còn gì để chàng đòi hỏi nữa.
Không gian yên lặng quá, yên lặng đến độ chàng nghe được tiếng thở đều đều của Thúy Vân. Nhật cúi xuống nhìn nàng đang ngũ ngon lành mà chợt thấy lòng ngực mình như tê buốt. Ồ! Nếu có một chiếc quạt trong tay thì Nhật sẽ sẵn sàng phe phẩy mà ngâm câu thơ trong bài “ngậm ngùi” của Huy Cận
“Em ơi! Hảy ngủ anh hầu quạt đây”
Chàng cố gắng giữ yên lặng, bất động như pho tượng để cho Thúy Vân tròn no giấc ngủ. Nhật biết nàng đang mệt sau những cơn khóc òa, khi nỗi niềm tâm sự đè nặng trong tâm tư vừa được tháo gỡ ra để đưa sang cho chàng gánh vác. Nhật sung sướng ghé vai nhận lấy và hãnh diện rằng mình đã làm được một chuyện, dù là nhỏ mọn cũng giúp đỡ cho người khác.
Trên cao, ba ông đệ tử đang sốt ruột và đói bụng vì chờ lâu mà chẳng thấy ông thầy làm ăn gì, cứ ngồi yên như pho tượng, như mấy ông đạo sư nhập thiền nên cũng tức... mình. Chúng nó thấy Thúy Vân đã sà vào lòng òa khóc nức nở thật là cơ hội bằng vàng để mà dỗ dành, để mà nựng nịu mà ông thầy cứ tỉnh bơ như không, nên chúng nhìn nhau ngao ngán. Thằng Du nhìn hai đứa khẽ nói:
- Ong thầy cứ lòng dòng hoài hay ổng làm không nổi.
Nhiều lắc đầu phản đối:
- Bậy nà, chắc ông thày đang toan tính chuyện gi đó chớ đâu phải ổng không làm nổi. Thôi mình kêu ổng về ăn cơm, tao đói bụng rồi.
Trong ba đứa người lo chuyện thổi cơm nước là anh chàng Kiệt. Nghĩ đến chuyện thổi lửa nhóm bếp lúc này nó cũng ngại lắm, thế nên Kiệt đề nghị:
- Nấu nướng là gì cho mệt. Mình kêu thiếu úy nói cô Thúy Vân dọn cơm cho ăn là khỏe rụ Ở câu lạc bộ thiếu gì đồ ăn. Không chừng có rượu uống chứ chẳng chơi.
Nghe tới rượu là hai đứa kia cùng khoái chí. Chúng cười vang thích thú rồi reo lên:
- Phải đấy, phải đấy, cô Vân thì thiếu gì rượu
Thúy Vân đang mơ màng giấc mộng, nghe tiếng cười, gọi tên mình vội vàng nhỏm dậy, ngơ ngác nhìn lên. Nàng thẹn thùng thấy ba người lính đứng ở trên cao đang nhìn xuống nói cười vui vẻ. Ngước mắt nhìn lên Nhật, Thúy Vân khẽ hỏi:
- Gì vậy anh?
Nhật cũng đứng lên, nắm tay Thúy Vân, rồi ôm cả người nàng đặt lên tảng đá. Chàng âu yếm như một người chồng cưng chìu nịnh vợ trả lời:
- Mấy thằng đó nó bảo em ngủ say quá. Gối đầu xõa tóc lên ngực anh, trông đẹp như công chúa Bạch Tuyết ngủ trong rừng. Chúng nó đang đói bụng, đòi em về câu lạc bộ nấu cơm cho chúng nó ăn kìa. Em chịu không?
Thúy Vân sung sướng, nàng ôm lấy đầu Nhật ép sát vào ngực mình, quên cả những nỗi lo âu, cười đáp:
- Chịu, em chịu. Em chỉ mong được nấu cơm cho anh và mấy chú đó ăn suốt cả đời. Thôi mình về nghe anh.
Nhật dìu Thúy Vân bước trên sườn đồi, rồi đi theo đường mòn ngang qua trường học. Khi ấy cô giáo Ngọc Anh vừa tan lớp. Cô thấy bóng Thúy Vân và Nhật đi sát nhau quá cũng đâm ra bực mình. Cô thấy ghét cay ghét đắng cả hai người nên biểu lộ một sự khinh bỉ bằng một cái nguýt dài, cô lại bĩu môi chê cái con nhỏ bán câu lạc bộ trông điệu bộ quá lẳng lơ khó coi. Cô kéo chiếc dù che nắng nhiều màu lên, mắt nhìn thẳng về phía ấp Ạ Điệu bộ và dáng dấp của cô, rõ ràng là một nhà mô phạm.