Chim đèo
Tác giả: Thế Lữ
ở đây mây núi, cây rừng
Nước non thanh sạch, cách chừng phồn hoa
Chim đèo nhắn, gió đèo ca
Du hồn mơ một giấc mơ khôn cùng...
Mấy vần thơ
Thư của Khôi Giang gửi cho bạn ở Hà Nội
"Bản Càng ngày 16 tháng tư năm 1936
Bằng ơi!
Hồi này anh bận phải không? Anh mỏi mệt chán nản nữa? Tôi tỉnh lắm kia đấy. Đọc văn anh và xem công việc anh ít lâu nay, tuy vẫn thấy vẻ hoạt động hăng hái của tuổi trẻ nhưng tôi cũng đoán thấy những giây phút uể oải nó làm cho anh thấy những công việc hay nhất cũng không có nghĩa lý gì. Tôi đoán hẳn không sai, vì cái khổ ấy thường là cái khổ chung của bọn viết văn chúng ta, tôi đã hiểu rõ và tôi cũng hiểu rõ anh nữa.
Vậy anh hãy nghe tôi bảo: gác công việc đấy, xếp quần áo vào va li, những quần áo đủ thay đổi trong mấy hôm, rồi trốn đi! Tạm xa cái Hà Nội gió bụi chật hẹp của anh dăm bảy ngày đi!... Tôi xin mách anh một chỗ non nước rất êm dịu, rất ân ái, rất nên thơ... và dưới đây là đường lối dẫn đến cái xứ thần tiên ấy.
Anh lấy vé chuyến xe lửa sớm đi Đồng Mỏ; tới ga anh xuống, vào phố chợ hỏi thăm lối về Bản Càng. Người ta sẽ chỉ cho anh một dãy núi cao chắn ngang, nhưng anh đừng ngại. Anh phải trèo lên trèo xuống ba cây số đường núi: đối với anh khó nhọc thực, nhưng đã có những cảnh lạ mắt đủ làm anh vui lòng. Bên mình anh là một cái vực lớn toàn một màu um tùm râm mát của cả một rừng cây. Những tiếng ào ào không thôi, ran lên hình như từ trong những vừng lá im lặng... Đó là tiếng thác nước chảy khuất dưới khe núi. Nhưng anh đừng mất thì giờ tìm. Anh cứ đi và thế nào cũng đến bên một khu cây lá mọc thưa, chỉ cúi nhìn cũng thấy cả một khúc nguồn nước trắng phau hùng hổ băng ra giữa những tảng đá lớn. Nếu dọc đường cứ phải đứng lại mà ngắm thì không biết đến bao giờ anh mới thôi lưu luyến và chưa biết đến khi nào mới tới nơi... Một đôi bướm, một đóa hoa rừng, những tia nắng vàng tươi lọt qua vừng cây xanh già, tất cả mọi vật ở đây đều kỳ thú hết!
Anh cũng sẽ gặp những người Thổ qua lại đây. Họ sẽ yên lặng giương mắt ngạc nhiên trông anh, có vẻ tự hỏi: "Cái nhà ông mặc quần áo tây này ở đâu lại đến đây. Mà sao lại nhìn chúng ta cẩn thận thế kia?" Vì chắc thế nào anh cũng sẽ giương mắt nhìn họ. Anh nên mỉm cười hay gật đầu đáp lễ nếu họ chào mình; sự nhã nhặn đó rất làm vui lòng những tâm hồn chất phác ấy. Đến một chỗ đường núi mở rộng trên một đầu dốc là anh đã đi được ngót nửa đường. Chỗ này cây lá um tùm hơn, cao rậm hơn và lối đi cùng đỡ khó nhọc hơn trước. Anh chọn một mỏm đá mà ngồi nghỉ. Có khát thì đến bên một vũng lớn ở dưới một hốc núi; nước ở đấy trong suốt như ngọc. Anh nằm sấp xuống cỏ, nhúng môi tận nước mà uống và sẽ thấy cả sự mát mẻ khoan khoái gội vào trong toàn thân...
Bốn con ngựa buộc trước giậu một chiếc nhà tranh gần đó, anh thuê lấy một; lẳng lặng mà lên yên rồi cứ thẳng đường mà tiến đi. Từ đây trở vào không còn dốc nữa. Đi được hai cây số, anh ra khỏi núi đá và bóng râm xanh của cây rừng. Gần thung lũng rồi. Hai bên là những cánh đồng ngô chạy xa tắp. Đồi đất trùng điệp và phẳng nhẵn ở phía trước, màu xanh dịu hay vàng non, nổi trên chân trời hồng biếc, vì lúc đó sẽ vào khoảng bốn giờ chiều. Vân Bằng ơi! Trút bỏ sự lo âu đi! Trút bỏ cả tấm linh hồn phức tạp của người văn minh nữa!... Anh đã tới một xứ êm đềm giản dị, cảnh đẹp có một vẻ thanh bình thuần túy khác thường. Anh sẽ được hưởng cái ngạc nhiên sung sướng của một người đang sống trong đời vật lộn bỗng tự dưng bước tới một nơi non nước yên lặng, cổ kính như ở đời thái lạc ngày xưa... Trong không khí thanh khiết, nhưng tiếng hát dẻo dang sẽ vẳng đưa lên nhẹ nhàng như tia khói thoáng bay và nhiệm màu như lời cây cỏ. Anh sẽ dừng ngựa lại, sẽ bâng khuâng để cho bao nhiêu cảm tưởng, bao cảm giác đậm đà mới mẻ gội lên tâm hồn... Và anh sẽ thấy mình ở bên một khu vườn quả chín, bóng cây chen sít dưới những điểm lưa thưa nắng rọi như thêu hoa... Không, anh không mơ đâu!... Những điều anh sẽ trông thấy kia là sự thực đấy!...
Hai người con gái ẩn hiện trong lá sẽ tiến đến trước mặt anh và sẽ hỏi anh một câu mà anh không hiểu nghĩa. Họ không đợi đáp và sẽ đưa tay chỉ cho anh về phía làng như đột nhiên hiện ra dưới thung lũng: một nơi thôn dã nhỏ nhắn, mái tranh lác đác lẫn trong những vùng mai trúc xanh già. Những tấm thảm vàng non êm mắt kia là những ruộng mạ, cái nguồn bạc lượn tới từ phía rừng thấp kia là dòng suối, và dải lụa hồng thắm vắt ở chân đồi trước mặt là con đường đất đi Bản Linh...
Anh sẽ xuống con đường đó, rẽ về phía tay trái, qua một lũy mai lớn rồi rẽ về phía tay phải để lên cái đồi ẩn ở phía sau. Trên đồi, một lớp nhà tranh cao rộng dựng theo kiểu mới, đứng đỏm dáng trong mầu sương hồng tía của buổi chiều vàng. Chung quanh nhà, bức rào trúc ngắn vây bốn bên nhưng có tính cách trang hoàng hơn là để phòng giữ. Vòm cây thấy nhô sau nóc là hai cây táo, và những gốc đào uốn éo trước cửa là thứ đào muộn, còn nụ cho đến cuối xuân.
Anh cứ đẩy cổng mà vào vì cổng không bao giờ khóa, cũng đừng lấy làm lạ khi không thấy một tiếng người nào quanh mình. ở đây, mọi vật đều cẩn trọng im hơi để chiêm ngưỡng bao tiếng rì rào thần thiêng của cảnh trí... Anh lẳng lặng bước lên thềm, sẽ rén bước trên những cánh hoa nhung gió hắt trước hiên, và nhẹ nhàng rẽ cái rèm trúc ngà buông trước cửa. Đoạn trúc rèm đụng nhau sẽ kêu lên từng tiếng giòn giã xinh xắn trong giữa tĩnh mịch, và sẽ còn reo động như thế cho đến lúc anh đã bước hẳn vào trong nhà.
Anh nên đứng yên, anh nên tĩnh tâm mà ngắm khắp mọi nơi, sự thản nhiên kia là bản tính của nhà này, nhưng là sự thản nhiên thân yêu và đầm ấm.
Từ hai cửa sổ lớn căng the, ánh sáng hồng xanh đưa vào như một làn âm nhạc yên lặng. Nhà rộng nhưng bài trí đơn giản: một cái bàn mộc, hai ngăn sách áp tường, một chiếc chõng mây ken và một chiếc giường trúc vàng lờ mờ sau bức màn phơn phớt xám. Hai cái ghế dựa bằng tre kê bên cửa sổ để ngồi đọc sách vừa để ngắm cảnh bên ngoài. Trên một chiếc khác ngoài hiên sau, anh sẽ thấy một người mặc áo chàm, đang thanh thản nhìn xa hoặc đang chăm chú suy nghĩ.
Người đó lúc ấy mới bước vào nhà, nhìn anh mỉm cười và anh sẽ kinh ngạc nhận ra chính là Khôi Giang, bạn anh, nhưng một Khôi Giang tươi tắn, sung sướng và khỏe mạnh hơn xưa, - nghĩa là hơn cái hồi gần đây còn cùng anh làm báo ở Hà Nội.
Phải, tôi đây Vân Bằng ạ, tôi trong bộ y phục sơn dã nó hợp với tính tình tôi hơn... Bởi vì anh vẫn biết, dầu ở đâu, dầu làm việc gì, bao giờ tôi cũng giữ trong huyết mạch của tôi cả cái khí chất mộc mạc cổ sơ của nơi rừng núi.
Tôi sẽ kể cho anh nghe hết tâm sự tôi sau khi đã đưa anh đi xem hết các cảnh lạ, cảnh đẹp, cảnh hùng vĩ hay mơ màng ở chung quanh nhà tôi... Tôi có thể tự phụ là người giầu có mà sung sướng ít ai bằng, vì tôi tự cho mình là người biết yên hưởng cái gia tài quý báu của vẻ đẹp trong giời đất. Về đời sống vật chất, tôi thành người giản dị nên bao giờ cũng sung túc. Một lớp nhà sáng, một tủ sách, một số tiền nhỏ, một khu đất trồng hoa quả, vài ba con ngựa tốt; thế là đủ cho tôi không thiết nhớ gì cảnh kiêu sa đã quyến rũ được tôi bấy lâu nay. Tôi định ở đây suốt đời để ca ngợi, để thưởng thức, và để ghi chép lấy tâm hồn của non nước ở trong tâm hồn tôi. Và cũng để yêu đời trong sự yêu thương chân thật nữa.
ồ! Tình ái ở thượng du! Thực không còn bài văn nào có những lời đẹp đẽ trong trẻo hơn được! Tôi hiện sống quấn quýt với một người thiếu nữ ở miền này, một con chim ngàn chỉ biết có màu trời xanh riêng ở đây, chỉ ca hát với ánh sáng ở đây và trong tâm hồn chất phác kia chữ ái ân mới vẽ lên những nét đê mê và bao nhiêu ý nhị... Tôi nghĩ lại những ngày còn lăn lóc trong đám bụi mù ở thành phố Hà Nội, tôi tưởng đến những lời sôi nổi, những cánh tay khăng khít và những câu ước hẹn: bao nhiêu say đắm trong những cuộc tình duyên chóng tàn... Sao mà chán chường, sao mà hững hờ, giả dối thế ! Tôi thấy tình cảm người ta đều là văn chương kiểu cách hết. Tất cả những vẻ đẹp của lời nói, của câu tình tự, của dáng điệu mê mải ấy, thực không bằng một tiếng thở dài của cô nàng lúc ngây lặng nhìn tôi. Tôi hình như được thả tâm hồn vào trong màu nước ngọc hồ là hai con mắt vô cùng ấy.
Tôi gặp nàng một buổi sáng trăng đầu hạ vừa rồi. Lúc ấy tôi thẩn thơ trên bờ suối, đi ngược về phía đồi nhà. Nàng đứng tắm ở một khúc suối lúc nào tôi không hay, nên khi tôi vừa sực bước tới bên thì cả nàng, cả tôi đều kinh ngạc. Tôi chưa thấy vẻ đẹp nào lạ lùng hơn thế. Thân hình nàng vừa đầm dưới nước, ánh trăng rót xuống còn long lanh ướt đọng nước ở vai... Nàng lùi vội vào sau một khóm cây và bắt đầu cười, tiếng cười thẹn thùng nhưng cũng tinh nghịch.
Tôi còn gặp nàng mấy lần nữa, khi thì ở trên đồi hái lá, khi thì ở bên cối gạo, khi ở trên các đường làng. Chúng tôi quen nhau rồi thân nhau. Cái ánh sáng yêu đương trong lòng tôi, nàng thấy rõ ở đôi mắt của tôi và bằng lòng để tôi đón nàng về nhà tôi như một đứa trẻ ngoan ngoãn. Tôi mặc quần áo Thổ từ đấy và không bao giờ nói tiếng Kinh với nàng.
Anh lên đây sẽ thấy cả cái dịu dàng của con chim xanh ấy, anh sẽ được biết một tấm lòng đơn giản cao quý, nhưng không bao giờ thấy ở dưới Hà Nội này. Nàng hiểu tôi bằng thứ bản năng sáng suốt của tình yêu và tôi cũng đem sự thành thực thơ ngây ra yêu nàng như một vị tiên tử. Ngoài những lúc đọc sách và viết văn, là việc bao giờ tôi cũng ham mê, tôi để cả thì giờ khác để âu yếm nàng. Anh sẽ thấy cảnh tượng dí dỏm của hai đứa trẻ con nô đùa ở mấy ngọn đồi gần nhà, sẽ được ngắm chúng tôi kề vai nhau, tôi vấn tóc cho nàng rồi lại gỡ ra để nghe nàng hát những khúc hát mông mênh những tình ngọt ngào hay thương nhớ.
Bây giờ là bốn giờ chiều. Nàng trông bóng hiên đã biết đến giờ vào rủ tôi đi chơi như mọi bận. Tôi ngồi ở bàn giấy viết nốt cho anh bức thư dài này để đưa về nhà báo của anh một chút phong vị gió ngàn và để rủ anh lên đây mà nghỉ ngơi mươi hôm. Nàng thấy tôi chăm chú, nên rón rén ngồi trên chiếc ghế gần đấy, kính cẩn đạo mạo như trước một việc tối nghiêm trọng. Tôi để mặc nàng ngồi yên, làm như không để ý gì đến nàng, nhưng tôi đoán biết nàng đang đăm đắm nhìn tôi, có lẽ nàng mỉm cười với tôi nữa"
Khôi Giang
Người chép lại: Thế Lữ
Rút từ tập truyện ngắn
Gió trăng ngàn, 1941.
ở đây mây núi, cây rừng
Nước non thanh sạch, cách chừng phồn hoa
Chim đèo nhắn, gió đèo ca
Du hồn mơ một giấc mơ khôn cùng...
Mấy vần thơ
Thư của Khôi Giang gửi cho bạn ở Hà Nội
"Bản Càng ngày 16 tháng tư năm 1936
Bằng ơi!
Hồi này anh bận phải không? Anh mỏi mệt chán nản nữa? Tôi tỉnh lắm kia đấy. Đọc văn anh và xem công việc anh ít lâu nay, tuy vẫn thấy vẻ hoạt động hăng hái của tuổi trẻ nhưng tôi cũng đoán thấy những giây phút uể oải nó làm cho anh thấy những công việc hay nhất cũng không có nghĩa lý gì. Tôi đoán hẳn không sai, vì cái khổ ấy thường là cái khổ chung của bọn viết văn chúng ta, tôi đã hiểu rõ và tôi cũng hiểu rõ anh nữa.
Vậy anh hãy nghe tôi bảo: gác công việc đấy, xếp quần áo vào va li, những quần áo đủ thay đổi trong mấy hôm, rồi trốn đi! Tạm xa cái Hà Nội gió bụi chật hẹp của anh dăm bảy ngày đi!... Tôi xin mách anh một chỗ non nước rất êm dịu, rất ân ái, rất nên thơ... và dưới đây là đường lối dẫn đến cái xứ thần tiên ấy.
Anh lấy vé chuyến xe lửa sớm đi Đồng Mỏ; tới ga anh xuống, vào phố chợ hỏi thăm lối về Bản Càng. Người ta sẽ chỉ cho anh một dãy núi cao chắn ngang, nhưng anh đừng ngại. Anh phải trèo lên trèo xuống ba cây số đường núi: đối với anh khó nhọc thực, nhưng đã có những cảnh lạ mắt đủ làm anh vui lòng. Bên mình anh là một cái vực lớn toàn một màu um tùm râm mát của cả một rừng cây. Những tiếng ào ào không thôi, ran lên hình như từ trong những vừng lá im lặng... Đó là tiếng thác nước chảy khuất dưới khe núi. Nhưng anh đừng mất thì giờ tìm. Anh cứ đi và thế nào cũng đến bên một khu cây lá mọc thưa, chỉ cúi nhìn cũng thấy cả một khúc nguồn nước trắng phau hùng hổ băng ra giữa những tảng đá lớn. Nếu dọc đường cứ phải đứng lại mà ngắm thì không biết đến bao giờ anh mới thôi lưu luyến và chưa biết đến khi nào mới tới nơi... Một đôi bướm, một đóa hoa rừng, những tia nắng vàng tươi lọt qua vừng cây xanh già, tất cả mọi vật ở đây đều kỳ thú hết!
Anh cũng sẽ gặp những người Thổ qua lại đây. Họ sẽ yên lặng giương mắt ngạc nhiên trông anh, có vẻ tự hỏi: "Cái nhà ông mặc quần áo tây này ở đâu lại đến đây. Mà sao lại nhìn chúng ta cẩn thận thế kia?" Vì chắc thế nào anh cũng sẽ giương mắt nhìn họ. Anh nên mỉm cười hay gật đầu đáp lễ nếu họ chào mình; sự nhã nhặn đó rất làm vui lòng những tâm hồn chất phác ấy. Đến một chỗ đường núi mở rộng trên một đầu dốc là anh đã đi được ngót nửa đường. Chỗ này cây lá um tùm hơn, cao rậm hơn và lối đi cùng đỡ khó nhọc hơn trước. Anh chọn một mỏm đá mà ngồi nghỉ. Có khát thì đến bên một vũng lớn ở dưới một hốc núi; nước ở đấy trong suốt như ngọc. Anh nằm sấp xuống cỏ, nhúng môi tận nước mà uống và sẽ thấy cả sự mát mẻ khoan khoái gội vào trong toàn thân...
Bốn con ngựa buộc trước giậu một chiếc nhà tranh gần đó, anh thuê lấy một; lẳng lặng mà lên yên rồi cứ thẳng đường mà tiến đi. Từ đây trở vào không còn dốc nữa. Đi được hai cây số, anh ra khỏi núi đá và bóng râm xanh của cây rừng. Gần thung lũng rồi. Hai bên là những cánh đồng ngô chạy xa tắp. Đồi đất trùng điệp và phẳng nhẵn ở phía trước, màu xanh dịu hay vàng non, nổi trên chân trời hồng biếc, vì lúc đó sẽ vào khoảng bốn giờ chiều. Vân Bằng ơi! Trút bỏ sự lo âu đi! Trút bỏ cả tấm linh hồn phức tạp của người văn minh nữa!... Anh đã tới một xứ êm đềm giản dị, cảnh đẹp có một vẻ thanh bình thuần túy khác thường. Anh sẽ được hưởng cái ngạc nhiên sung sướng của một người đang sống trong đời vật lộn bỗng tự dưng bước tới một nơi non nước yên lặng, cổ kính như ở đời thái lạc ngày xưa... Trong không khí thanh khiết, nhưng tiếng hát dẻo dang sẽ vẳng đưa lên nhẹ nhàng như tia khói thoáng bay và nhiệm màu như lời cây cỏ. Anh sẽ dừng ngựa lại, sẽ bâng khuâng để cho bao nhiêu cảm tưởng, bao cảm giác đậm đà mới mẻ gội lên tâm hồn... Và anh sẽ thấy mình ở bên một khu vườn quả chín, bóng cây chen sít dưới những điểm lưa thưa nắng rọi như thêu hoa... Không, anh không mơ đâu!... Những điều anh sẽ trông thấy kia là sự thực đấy!...
Hai người con gái ẩn hiện trong lá sẽ tiến đến trước mặt anh và sẽ hỏi anh một câu mà anh không hiểu nghĩa. Họ không đợi đáp và sẽ đưa tay chỉ cho anh về phía làng như đột nhiên hiện ra dưới thung lũng: một nơi thôn dã nhỏ nhắn, mái tranh lác đác lẫn trong những vùng mai trúc xanh già. Những tấm thảm vàng non êm mắt kia là những ruộng mạ, cái nguồn bạc lượn tới từ phía rừng thấp kia là dòng suối, và dải lụa hồng thắm vắt ở chân đồi trước mặt là con đường đất đi Bản Linh...
Anh sẽ xuống con đường đó, rẽ về phía tay trái, qua một lũy mai lớn rồi rẽ về phía tay phải để lên cái đồi ẩn ở phía sau. Trên đồi, một lớp nhà tranh cao rộng dựng theo kiểu mới, đứng đỏm dáng trong mầu sương hồng tía của buổi chiều vàng. Chung quanh nhà, bức rào trúc ngắn vây bốn bên nhưng có tính cách trang hoàng hơn là để phòng giữ. Vòm cây thấy nhô sau nóc là hai cây táo, và những gốc đào uốn éo trước cửa là thứ đào muộn, còn nụ cho đến cuối xuân.
Anh cứ đẩy cổng mà vào vì cổng không bao giờ khóa, cũng đừng lấy làm lạ khi không thấy một tiếng người nào quanh mình. ở đây, mọi vật đều cẩn trọng im hơi để chiêm ngưỡng bao tiếng rì rào thần thiêng của cảnh trí... Anh lẳng lặng bước lên thềm, sẽ rén bước trên những cánh hoa nhung gió hắt trước hiên, và nhẹ nhàng rẽ cái rèm trúc ngà buông trước cửa. Đoạn trúc rèm đụng nhau sẽ kêu lên từng tiếng giòn giã xinh xắn trong giữa tĩnh mịch, và sẽ còn reo động như thế cho đến lúc anh đã bước hẳn vào trong nhà.
Anh nên đứng yên, anh nên tĩnh tâm mà ngắm khắp mọi nơi, sự thản nhiên kia là bản tính của nhà này, nhưng là sự thản nhiên thân yêu và đầm ấm.
Từ hai cửa sổ lớn căng the, ánh sáng hồng xanh đưa vào như một làn âm nhạc yên lặng. Nhà rộng nhưng bài trí đơn giản: một cái bàn mộc, hai ngăn sách áp tường, một chiếc chõng mây ken và một chiếc giường trúc vàng lờ mờ sau bức màn phơn phớt xám. Hai cái ghế dựa bằng tre kê bên cửa sổ để ngồi đọc sách vừa để ngắm cảnh bên ngoài. Trên một chiếc khác ngoài hiên sau, anh sẽ thấy một người mặc áo chàm, đang thanh thản nhìn xa hoặc đang chăm chú suy nghĩ.
Người đó lúc ấy mới bước vào nhà, nhìn anh mỉm cười và anh sẽ kinh ngạc nhận ra chính là Khôi Giang, bạn anh, nhưng một Khôi Giang tươi tắn, sung sướng và khỏe mạnh hơn xưa, - nghĩa là hơn cái hồi gần đây còn cùng anh làm báo ở Hà Nội.
Phải, tôi đây Vân Bằng ạ, tôi trong bộ y phục sơn dã nó hợp với tính tình tôi hơn... Bởi vì anh vẫn biết, dầu ở đâu, dầu làm việc gì, bao giờ tôi cũng giữ trong huyết mạch của tôi cả cái khí chất mộc mạc cổ sơ của nơi rừng núi.
Tôi sẽ kể cho anh nghe hết tâm sự tôi sau khi đã đưa anh đi xem hết các cảnh lạ, cảnh đẹp, cảnh hùng vĩ hay mơ màng ở chung quanh nhà tôi... Tôi có thể tự phụ là người giầu có mà sung sướng ít ai bằng, vì tôi tự cho mình là người biết yên hưởng cái gia tài quý báu của vẻ đẹp trong giời đất. Về đời sống vật chất, tôi thành người giản dị nên bao giờ cũng sung túc. Một lớp nhà sáng, một tủ sách, một số tiền nhỏ, một khu đất trồng hoa quả, vài ba con ngựa tốt; thế là đủ cho tôi không thiết nhớ gì cảnh kiêu sa đã quyến rũ được tôi bấy lâu nay. Tôi định ở đây suốt đời để ca ngợi, để thưởng thức, và để ghi chép lấy tâm hồn của non nước ở trong tâm hồn tôi. Và cũng để yêu đời trong sự yêu thương chân thật nữa.
ồ! Tình ái ở thượng du! Thực không còn bài văn nào có những lời đẹp đẽ trong trẻo hơn được! Tôi hiện sống quấn quýt với một người thiếu nữ ở miền này, một con chim ngàn chỉ biết có màu trời xanh riêng ở đây, chỉ ca hát với ánh sáng ở đây và trong tâm hồn chất phác kia chữ ái ân mới vẽ lên những nét đê mê và bao nhiêu ý nhị... Tôi nghĩ lại những ngày còn lăn lóc trong đám bụi mù ở thành phố Hà Nội, tôi tưởng đến những lời sôi nổi, những cánh tay khăng khít và những câu ước hẹn: bao nhiêu say đắm trong những cuộc tình duyên chóng tàn... Sao mà chán chường, sao mà hững hờ, giả dối thế ! Tôi thấy tình cảm người ta đều là văn chương kiểu cách hết. Tất cả những vẻ đẹp của lời nói, của câu tình tự, của dáng điệu mê mải ấy, thực không bằng một tiếng thở dài của cô nàng lúc ngây lặng nhìn tôi. Tôi hình như được thả tâm hồn vào trong màu nước ngọc hồ là hai con mắt vô cùng ấy.
Tôi gặp nàng một buổi sáng trăng đầu hạ vừa rồi. Lúc ấy tôi thẩn thơ trên bờ suối, đi ngược về phía đồi nhà. Nàng đứng tắm ở một khúc suối lúc nào tôi không hay, nên khi tôi vừa sực bước tới bên thì cả nàng, cả tôi đều kinh ngạc. Tôi chưa thấy vẻ đẹp nào lạ lùng hơn thế. Thân hình nàng vừa đầm dưới nước, ánh trăng rót xuống còn long lanh ướt đọng nước ở vai... Nàng lùi vội vào sau một khóm cây và bắt đầu cười, tiếng cười thẹn thùng nhưng cũng tinh nghịch.
Tôi còn gặp nàng mấy lần nữa, khi thì ở trên đồi hái lá, khi thì ở bên cối gạo, khi ở trên các đường làng. Chúng tôi quen nhau rồi thân nhau. Cái ánh sáng yêu đương trong lòng tôi, nàng thấy rõ ở đôi mắt của tôi và bằng lòng để tôi đón nàng về nhà tôi như một đứa trẻ ngoan ngoãn. Tôi mặc quần áo Thổ từ đấy và không bao giờ nói tiếng Kinh với nàng.
Anh lên đây sẽ thấy cả cái dịu dàng của con chim xanh ấy, anh sẽ được biết một tấm lòng đơn giản cao quý, nhưng không bao giờ thấy ở dưới Hà Nội này. Nàng hiểu tôi bằng thứ bản năng sáng suốt của tình yêu và tôi cũng đem sự thành thực thơ ngây ra yêu nàng như một vị tiên tử. Ngoài những lúc đọc sách và viết văn, là việc bao giờ tôi cũng ham mê, tôi để cả thì giờ khác để âu yếm nàng. Anh sẽ thấy cảnh tượng dí dỏm của hai đứa trẻ con nô đùa ở mấy ngọn đồi gần nhà, sẽ được ngắm chúng tôi kề vai nhau, tôi vấn tóc cho nàng rồi lại gỡ ra để nghe nàng hát những khúc hát mông mênh những tình ngọt ngào hay thương nhớ.
Bây giờ là bốn giờ chiều. Nàng trông bóng hiên đã biết đến giờ vào rủ tôi đi chơi như mọi bận. Tôi ngồi ở bàn giấy viết nốt cho anh bức thư dài này để đưa về nhà báo của anh một chút phong vị gió ngàn và để rủ anh lên đây mà nghỉ ngơi mươi hôm. Nàng thấy tôi chăm chú, nên rón rén ngồi trên chiếc ghế gần đấy, kính cẩn đạo mạo như trước một việc tối nghiêm trọng. Tôi để mặc nàng ngồi yên, làm như không để ý gì đến nàng, nhưng tôi đoán biết nàng đang đăm đắm nhìn tôi, có lẽ nàng mỉm cười với tôi nữa"
Khôi Giang
Người chép lại: Thế Lữ
Rút từ tập truyện ngắn
Gió trăng ngàn, 1941.