watch sexy videos at nza-vids!
Truyện T.T.KH nàng là ai-Chương IX - tác giả Thế Nhật Thế Nhật

Thế Nhật

Chương IX

Tác giả: Thế Nhật

Từ ngaỳ báo Loa đăng bài thơ Bài thơ thứ nhất dưới ký tên T.T.KH; rồi dư luận xôn xao về chuyện tình yêu nghệ sĩ của Thâm Tâm với T.T.KH. Rồi Hai sắc hoa ti-gôn , tiếp theo sau cho nên Bài thơ cuối cùng, thì sau đó Nguyễn Bính cũng làm một bài thơ dòng dư lệ mượn trong ý vào đề bằng thơ của T.T.KH


Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên


kể lại một chuyên tình của chàng thi nhân và nàng là tác giả những bài thơ kia, than khóc cuộc đời giang hồ của chàngg không bến đậu. Ít năm sau nàng đi lấy chồng, nhà thơ Nguyễn Bính than khóc rằng:


..Truyện xưa hồ lãng quên rồi
Bỗng đâu xem được thơ người vườn Thanh
Bao nhiêu oan khổ vì tình
Cớ sao giống hệt chuyện mình gặp xưa
Phải chăng, mình có nên ngờ
Rằng người năm ngoái bây giờ là đây…


của Nguyễn Bính thì còn là giọng thơ mơ hồ, hoài ghi, bán tin. Vì mối tình ấy, nếu có giống hệt chăng nữa thì Nguyễn Bính, với một nàng vườn Thanh nào đó, chưa chắc gì đã là T.T.KH. Như vậy thì có lẽ là của Nguyễn Tuấn Trình (bây giờ đã chết rồi) là bút hiệu Thâm Tâm. Qua giọng thơ của chàng thi nhân sau này, chúng tôi thấy giọng bi thiết hơn.


THÂMTÂM (1917 – 1948)
Tên thật là Nguyễn Tuấn Trình. Sinh năm 1917 mất năm 194??. Là nhà thơ đồng thời với Nguyễn Bính, Huyền Kiêu, Đinh Hùng, Hằng Phương…có giọng thơ chán chường và bi thiết, nói về tình yêu.Khi hai ba bài thơ của T.T.KH đăng trên báo Loa , thì ThâmTâm làm bài Các anh hãy uống thật say đáp lại trước Nguyễn Bính. Trong bài thơ ấy cũng như trong bài thơ của T.T.KH ăn khớp với nhau hơn và T.T.KH nhắc đến người chồng mà nàng chung sống tên là NGHIÊM


Bài thơ của Thâm Tâm truyền cảm, thành khẩn, lời thơ giọng thơ bi ai thống khổ, chứng tỏ một tâm hồn có đau khổ, có sống thực với hồn thơ,có hình tượng đau thương bằng máu, căm hờn giận oán chứ không lãng mạn vu vơ như bài thơ của Nguyễn Bính,mặc dù bài thơ của Nguyễn Bính cũng hay.


T.T.KH
Một T.T.KH của Nguyễn Bính hay ThâmTâm? Là nàng thơ như George Sand của Chopin và Musset hay đúng hơn so với thí dụ giữa nàng Nodier của Arvers (Pháp) đầu thế kỷ 19, mà chúng tôi có thể cho rằng đó là những bài thơ tình hay vào bậc nhất thế kỷ của những nhà văn thơ ngẫu nhiên .Nói cho đúng nghĩa tiếng Pháp, écrivain occasionnel. Có rất nhiều giả thuyết nghi vấn bàn về văn chương của T.T.KH . Nhưng thiết nghĩ tưởng rằng chúng ta cũng không cần biết chi tiết là của ai? Mà chỉ cần bốn bài thơ ấy của T.T.Kh những bài thơ bất hủ lãng mạn đau thương (Romantisme tourmenté ) thành khẩn và làm bao nhiêu người đã rung cảm theo. Còn là điển hình cho tư tưởng của lớp thanh xuân hồi ấy ưa chuộng, bởi vì lý tưởng chung khi ấy chỉ còn biết đau khổ trong yêu đương, lý do chính để sống. Hồi ấy có thể gọi là hoà bình, thực dân Pháp thống trị, thanh niên thiếu nữ những người không là cách mệnh chính trị, thì chỉ còn biết thoả mãn cuộc đời bằng những vần thơ yêu thương rào rạt.


Hoài Thanh có nhắc đếnT.T.KH trong Thi nhân Việt Nam , chúng tôi nhấn mạnh thêmT.T.KH là một thi sĩ có tài không kém gì Xuân Diệu thời ấy! Lối thơ lãng mạn đau thương lại còn thống thiết hơn. Chúng tôi cho trích hai bài thơ của T.T.KH và một bài của Thâm Tâm để chúng ta có tài liệu; chuyện tình và thơ tình hay của tiền chiến bồi đắp cho vốn văn chương của chúng ta.


Bài thơ Các anh hãy uống thật say của Thâm Tâm nói rõ lòng mình yêu và chính bài thơ ấy cho biết KH. là KHÁNH. Vậy chúng ta tạm tin giả thuyết này, nhưng các bài thơ của Khánh đăng báo chỉ ký là T.T.KH, mà Thâm Tâm cho là Thâm Tâm-Khánh.



THẾ PHONG
(LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM – Nhà văn tiền chiến 1930 – 45 của Thế Phong NXB Vàng son, Sàigòn 1974)



THÂM TÂM VÀ SỰ THẬT VỀ T.T.KH


Năm 1936-37 có xuất hiện ở phố Chợ Hôm ngoại ô Hà Nội, một nhóm văn sĩ trẻ với bút hiệu là Trần Huyền Trân, Thâm Tâm và một vài người khác nữa. Ít ai để ý đến họ. Có lẽ vì họ là những người còn quá trẻ: Huyền Trân và Thâm Tâm đều mới 18,19 tuổi, và mới bắt đầu viết văn, chưa có gì đặc sắc. Lớp văn sĩ đi trước không chú ý đến họ.
Nhưng họ dễ thương vui vẻ hồn nhiên an phận ở một vị trí khiêm tốn, chẳng thân với ai cũng chẳng làm phiền lòng ai.Họ sống một thế giới riêng của họ không chung đụng với những nhóm đã nổi tiếng ít nhiều trong làng văn làng báo lúc bấy giờ.


Họ có một tờ tuần báo nhỏ, tên là Bắc Hà ở phố Chợ Hôm, nơi đây họ làm văn nghệ với nhau, với lối tài tử hơn là chuyên nghiệp. Tờ báo Bắc Hà bán không chạy lắm tuy có vài mục hài hước vui nhờ mấy bức vẽ của Tuấn Trình và nhiều cố gắng hứa hẹn trên bình diện văn chương. Hăng hái nhất và đóng vai chủ động trong tuần báo Bắc Hà là Trần Huyền Trân, Thâm Tâm, biệt hiệu của Tuấn Trình vẽ nhiều hơn là viết thỉnh thoảng đăng một vài bài thơ vài mẫu chuyện ngắn. Đôi khi thấy xuất hiện trên mặt báo vài ba bài thơ có tính cách ca dao ái tình của Nguyễn Bính học sinh lớp Nhất trường tiểu học Hà Đông. Nguyễn Bính thi rớt, nghỉ học luôn.


Tuy không chơi thân, tôi quen biết Trần Huyền Trân khá nhiều, vì anh ta ở trọ một căn nhà trong ngõ Khâm Thiên, phía sau chợ. Tôi ở một gác trọ cuối đường Khâm Thiên gần Ô chợ Dừa. Thường đi một con đường nên chúng tôi thường gặp nhau và quen nhau. Đôi khi Trần Huyền Trân nhờ tôi viết bài cho tuần báo Bắc Hà “cho vui” vì không có tiền nhuận bút. Để tỏ tình thông cảm văn nghệ, tôi có viết một chuyện ngắn khôi hài và chỉ có một lần. Trong một số báo đặc biệt Mùa Hè Tuấn Trình có vẽ một cặp Bạch Nga bơi trên hồ Hoàn Kiếm và ghi ở dưới:


“Nguyễn Vỹ và Mộng Sơn”
Tôi quen biết Tuấn Trình là do Trần Huyền Trân giới thiệu. Nhà anh ở Chợ Hôm, cách chợ độ ba bốn trăm thước. Anh đẹp trai, y phục lúc nào cũng bảnh bao, người có phong độ hào hoa lịch thiệp. Tôi thấy ở Sàigòn có anh Hoàng Trúc Ly nhà văn giống na ná Tuấn Trình về dáng điệu cũng như tính tình tư cách. Nhiều khi gặp Hoàng Trúc Ly trên đường Bô Na, Sàigòn, tôi quên lửng cứ tưởng gặp Tuấn Trình trên phố Chợ Hôm, Hà Nội.


Một buổi chiều gần tối, Tuấn trình đi lang thang gần chợ Khâm Thiên. Tôi từ Hà Nội về nhà, tưởng anh ta đến Trần Huyền Trân, nhưng anh bảo:” Thằng Huyền Trân nó đi đâu không có nhà” Tôi rủ anh về gác trọ của tôi ở cuối phố. Hôm ấy tôi có vài chục bạc trong túi có thể làm một tiệc bánh giò chả lụa với Tuấn Trình. Tôi bảo anh ở lại ngủ với tôi cho vui.


Đêm ấy cao hứng Tuấn Trình ngà ngà say rượu Văn Điển kể chuyện tình của anh với cô Khánh cho tôi nghe.


Trần Thị Khánh là một cô học trò lớp Nhất trường tiểu học Sinh Từ. Thi hỏng , cô ở nhà giúp mẹ làm việc nội trợ. Nhà cô cũng ở đường Sinh Từ, ngay cạnh Thanh Giám, nơi đền thờ Khổng tử . Thanh Giám là một thắng cảnh Hà Nội đã liệt vào cổ tích Việt Nam xây cất từ dời nhà Lý, tu bổ dưới đời nhà Lê, hình chữ nhật, chung quanh xây tường đá ong, cao độ hai thước. Đền thờ ở trong cùng, trước đền có Hồ Tròn, hai bên hồ có dựng nhiều tấm bia ghi tên các tiến sĩ đời nhà Lê. Vào Thanh Giám có cổng Tam quan lớn trước cổng có tấm bia đề hai chữ Hán: “Hạ Mã” với hai trụ cao. Trong vườn trồng rất nhiều cây cổ thụ và các cây kiểng. Nơi đây rất yên tĩnh và mát mẻ, cũng là nơi các cặp trai gái hẹn hò tâm sự. Trước kia có một bầy quạ chiều tối về đây ngủ, cho nên người Pháp cũng gọi là “ Pagode des Corbeaux " (chùa Quạ) ngoài danh từ lịch sử “Temple de Confucius”
Cô nữ sinh Trần Thị Khánh là một thiếu nữ đẹp, nét đẹp mơn mởn của cô gái dậy thì thuỳ mị, nết na, nhưng không có gì đặc biệt. Tuấn Trình có người cô nhà ở phố Cửa Nam gần Sinh Từ. Anh thường đến đây và thường trông thấy cô Khánh đi chợ mỗi buổi sáng. Lúc ấy vào khoảng tháng 2 năm 1936 hoạ sĩ Tuấn Trình tên gọi hồi đó mới 19 tuổi, và cô Khánh 17 tuổi thi rớt Tiểu học và đã nghỉ học từ mùa hè năm trước. Tuấn Trình cũng mới bắt đầu vẽ và viết chút ít trong tờ tuần báo Bắc Hà của Trần Huyền Trân vừa xuất bản.
Sau một vài tháng theo dõi, Tuẩn Trình làm quen được với Khánh và gởi báo Bắc Hà tặng cô. Cô gái 17 tuổi cảm mến người nghệ sĩ tài hoa tình yêu chớm nở như cành hoa Antigone trắng cũng vừa chớm nở trong tháng đầu hè trước sân cô.
Antigone là loại hoa của người Pháp đem qua hồi đầu thế kỷ không thơm nhưng đẹp. Nó là loại hoa dây, lá giống như lá nho, cho nên ở miền Nam nhiều người gọi là hoa nho. Nó có hai loại, loại hoa trắng và hoa hồng. Hoa nở vào đầu mùa hè thành những chùm rất dễ thương, nụ hoa giống hình trái tim nho nhỏ. Ở Hà Nội người ta trồng rất nhiều và bán cũng rất nhiều trong chợ Đồng Xuân cũng như ở chợ Hoa, bờ hồ Hoàn Kiếm. Cắm nó vào lọ để phòng khách nó buông ra một vẻ đẹp lãng mạn ,khả ái lắm. Người Bắc gọi tắt là hoa ti-gôn. Ở phố Sinh Từ Antigone mọc rất nhiều, như trước sân nhà ông Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Nhựơc Pháp. Nhà trọ của Lưu Trọng Lư và Lê Tràng Kiều ở phố Hàm Long có cả một giàn hoa trắng và hồng. Nhưng mùa đông lá rụng hoa tàn thì không cảnh nào tiêu sơ quạnh quẽ bằng.
Tình yêu của Tuấn Trình và Trần Thị Khánh chớm nở ngay lúc những chùm Antigone vừa hé nụ, và chết trong những ngày giữa mùa đông năm đó, trong lúc giàn hoa ti-gôn úa tàn rụng ngập đầy sân.
Thời kỳ mơ mộng ngắn ngủi trong mấy tháng hè sang hết mùa thu không đem lại chút thoả mãn nào cho tâm hồn khao khát của Tuấn Trình. Chính lúc này Tuấn Trình lấy bút hiệu là Thâm Tâm và cho cô Khánh biết: Hình ảnh của em, anh ghi sâu vào thâm tâm anh . Trong bài Màu máu ti-gôn cũng có câu:
…Quên làm sao được thuở ban đầu
Một cánh ti-gôn DẠ khắc SÂU
Một bài thơ tình thức đêm làm tặng cô khánh, những bài thơ đầu tiên đăng trên tuần báo Bắc Hà , đều ký là THÂM TÂM, nhưng các tranh vẽ trong báo vẫn ký Tuấn Trình. Nhưng cô gái 17 tuổi dè dặt trong lễ giáo nghiêm khắc của gia đình chưa thật bao giờ đáp ứng đúng với tình yêu tha thiết của Tuấn Trình –Thâm Tâm. Đó là điều đau khổ tiền miên của chàng nghệ sĩ 19 tuổi. Trong lúc những cặp tình nhân trẻ trung dắt nhau di du ngoạn khắp nơi thơ mộng ở Hà Nội và ngoại ô: Hồ Tây, chùa Láng, Bạch Mai, Phúc Trang, Đền Voi Phục…thì Trần Thị Khánh cứ phaỉ từ chối những lời mời của Thâm Tâm. Cô thường nói” “Thầy mẹ em NGHIÊM lắm, gia đình em NGHIÊM lắm…” Lần nào cô Khánh cũng lặp lại chữ NGHIÊM gia giáo ấy để trả lời kỳ vọng khát khao của người yêu.
Chỉ được hai lần Khánh đến nơi hẹn nhưng không được lâu. Lần thứ nhất một đêm trăng, Khánh lẻn băng qua đường vào vườn Thanh Giám. Tuấn Trình đã chờ người yêu nơi đây dưới bóng cổ thụ. Nhưng cô Khánh run cả người (theo lời Tuấn Trình kể lại) cậu cũng lính quýnh, tất cả những câu bay bướm cậu sắp sẵn để nói với nàng bấy giờ cậu quên mất hết. Một lúc lâu Tuấn Trình mới nói được mấy lời tình tứ, nhưng lại trách móc nghi ngờ nàng không yêu mình. Nàng bảo: “Em không yêu anh sao dám ra đây gặp anh? Nhưng vì thầy me em nghiêm lắm anh ạ.”
Tuấn Trình hỏi chua chát: “_Giờ phút này chỉ có thơ và mộng, chỉ có anh với em ánh trăng đẹp của hai đứa mình có nghiêm không nhỉ?
Có lẽ vì bất bình câu nói mỉa mai của người yêu Khánh lặng yên một phút rồi đáp:” Ánh trăng đẹp nhưng vẫn nghiêm đấy anh ạ.”
Cuộc gặp gỡ đêm ấy chỉ lâu không đầy một tiếng đồng hồ, Tuấn Trình đặt một chiếc hôn âu yếm trên bàn tay của Khánh trước lúc nàng vội vã chạy về nhà.
Lần thứ hai, hai cô cậu cũng gặp nhau trong vườn Thanh (nhiều người sau này nói Thanh là Thanh Hoá, là hoàn toàn sai sự thật). Vườn Thanh Giám đêm ấy cũng ngập ánh trăng thu. Nhưng thái độ của Khánh lạ lùng khó hiểu. Hình như Khánh muốn nói với Tuấn Trình một điều gì nhưng ngại ngùng không nói. Chàng lặng lẽ vuốt mái tóc huyền của Khánh rồi khẽ bảo:” Ước gì anh được yêu em như thế này mãi mãi …” Nàng buồn bã hỏi: “Anh định bao giờ đến xin thầy mẹ cho chúng mình…”
Chàng hoạ sĩ bối rối trước câu hỏi bất ngờ. Chàng lơ đễnh bảo: Anh chưa nghĩ đến việc ấy,vì…”
Câu chuyện bị bỏ dở nơi đây. Khánh không hỏi gì hơn nữa. Chàng nắm tay nàng đi dạo quanh hồ nước xanh rì lăn tăn gợn sóng, chàng đứng lại, khẽ kéo Khánh vào lòng, nhưng nàng khẽ buông ra. Tuấn Trình âu yếm nhìn nàng: “Em!” Khánh mãi cười”Anh bảo gì?”
Hình ảnh của em nụ cười của em sẽ mãi mãi ghi sâu vào lòng dạ của anh vào thâm tâm anh.
Trần Thị Khánh bẽn lẽn cười như để tạ ơn và xin từ giã.
Tuấn Trình trằn trọc suốt đêm. Khánh muốn giấu chàng một điều gì quan trọng chăng? Tình yêu giữa hai người vẫn nguyên vẹn, thư từ qua lại vẫn âu yếm nhưng Tuấn Trình bắt đầu thấy lòng buồn bã băn khoăn khi giàn hoa ti-gôn bắt đầu héo rụng trong nắng úa tàn thu.
Thế rồi một hôm chàng hoạ sĩ đa tình nhận được một bức thư của người yêu không của người hết yêu báo tin nàng sắp lấy chồng.
Thư viết bằng mực tím trên bốn trang giấy học trò xé trong một quyển vở Nam Phương hoàng hậu (loại vở học trò rất thông dụng lúc bấy giờ.)Thư do một cô bạn gái của Khánh đem đến toà báo Bắc Hà trao tận tay Tuấn Trình. Cô bạn gái hỏi: “ông Tuấn Trình “ chứ không gọi ThâmTâm.
Ngoài bao thư đề: Monsieur Tuấn Trình (chữ Mr bằng tiếng Pháp) nét chữ quen thuộc của T.T. KHÁNH đại khái, Khánh nhắc lại tình yêu “thơ mộng” của cô với người “nghệ sĩ tài hoa son trẻ” (những chữ cô dùng trong thư). Tình yêu rất đẹp nhưng vì thầy me của cô rất nghiêm , theo lễ giáo, nên dù người vị hôn phu của cô là một người chỉ mới biết sơ thôi, nhưng cô vẫn có bổn phận “giữ tròn chữ hiếu”, không dám cãi lời thầy me đặt đâu ngồi đấy, v.v…” Cô nói cô buồn lắm vì tình yêu dang dở,”Em vẫn yêu anh mãi mãi! Không bao giờ quên anh, nhưng “van” anh đừng giận anh, thương hại em, chứ đừng trách móc em v…v…”. Cô than thở đời cô khổ nên tình duyên ngang trái, cô khóc suốt đêm v..v…
Khánh không nói một câu nào về người vị hôn phu không cho biết ngày cưới, và cuối thư ký tắt: KH.
Bức thư của KH, chấm dứt một cách đột ngột cuộc tình duyên thật sự không mấy “thơ mộng” của hoạ sĩ Tuấn Trình và cô Trần Thị Khánh

Sau do sự dò hỏi vài người quen ở Phố Sinh Từ. Tuấn Trình được biết chồng cô Khánh là một nhà buôn giàu có ở phố Hàng Ngang, 39 tuổi, goá vợ và không có con. Trong câu thơ" Bên cạnh chồng Nghiêm luống tuổi rồi chỉ sự cách biệt tương đối giữa tuổi 39 của người chồng với tuổi vị thành niên của cô Khánh. Đó chỉ là sự nhận xét chủ quan và mỉa mai của Thâm Tâm, so sánh tuổi mình 20 với người đàn ông được diễm phúc làm chồng cô Khánh, nhưng trên thực tế và theo lời những người hàng xóm ở phố Sinh Từ nói với Tuấn Trình thì người chồng cô Khánh “Giàu sang và trẻ đẹp” chứ không phải một ông già. Tuấn Trình cũng nhìn nhận rằng một người nhà giàu 40 tuổi, đẹp trai, không thể là một ông già.
Đám cưới đã nhờ mối lái qua lại từ lâu, và đồ sính lễ có kiềng vàng, xuyến, nhẫn, vòng, kim cương, quần áo hàng lụa quý giá cả. Rước dâu bằng mười chiếc xe Citroen mới, cô dâu đeo nữ trang rực rỡ, mặc chiếc áo cưới màu đỏ tươi, lộng lẫy ngồi trong xe hoa như nàng công chúa ngồi cạnh người chồng mặc áo gấm xanh. Đêm trước hôm cô Khánh lên xe hoa, Thâm Tâm có tổ chức tại toà báo Bắc Hà một tiệc thịt chó, uống Mai Quế Lộ, mời Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính và Vũ Trọng Can tham dự. Họ say sưa, ngâm thơ, làm thơ, cười đùa cho đến khuya rồi lăn ra ngủ trên đất.
Người đau khổ trong cuộc tình duyên dang dở này không phải là cô Khánh. Trái lại, cô có đầy đủ hạnh phúc với người chồng rất chiều chuộng cô. Trần Huyền Trân đã gặp cô đi hi hởn với chồng vào ăn kem ở tiệm Blanche – Neige (kem Bạch Tuyết), Bờ Hồ hai lần. Hai ông bà nhìn nhau và cười với nhau ra vẻ âu yếm lắm. Khánh đã có thai, được chồng săn sóc nâng đỡ lên chiếc xe nhà citroen , lúc ra về, còn đi một vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Trần Huyền Trân kể lại cảnh âu yếm đó cho Tuấn Trình nghe và kết luận: “Con Khánh nó cho cậu leo cây, cậu còn si nó làm gì nữa, thêm tủi nhục”.
Người đau khổ dĩ nhiên là Tuấn Trình, THÂM TÂM
Chàng yêu nhớ đơn phương với mặc cảm của một nghệ sĩ nghèo bị người yêu bỏ rơi, lại còn bị mấy thằng bạn trẻ chế nhạo đùa bỡn, nhất là Vũ Trọng Can.
Vì một chút tự ái văn nghệ, đối với mấy người bạn kia, Tuấn Trình đã phải thức một đêm, theo lời anh, làm một bài thơ đề là" HAI SẮC HOA TI GÔN” ký TTKH, với thâm ý để Trần Huyền Trân và Vũ Trọng Can tin là của Khánh làm, để thương tiếc mối tình tan vỡ. Muốn giữ tính cách bí mật, Tuấn Trình dán kín bao thư rồi nhờ cô em họ, con gái của người cô ở phố Cửa Nam, mang thư đến toà báo. Cũng chính cô em họ đó đã chép dùm bài thơ với nét chữ con gái dịu dàng của cô, để khỏi bị nghi ngờ.Cho nên giọng thơ hoàn toàn là giọng thơ lãng mạn của Tuấn Trình và lời thơ khác hẳn những lời tâm sự trong bức thư cuối cùng của KH, báo tin sắp lấy chồng. Cô Khánh không biết làm thơ. Cô chưa bao giờ làm thơ cả! và cô ghét những bài thơ của Thâm tâm nữa là khác. Tuấn Trình đã nói quả quyết với tôi như vậy, sau khi nhận được một bức thư của Khánh, bức thư cuối cùng, tỏ ý “ KHÔNG BẰNG LÒNG anh mượn tên cô để làm thơ kể chuyện tình duyên cũ, có thể làm hại đến cuộc đời của cô. Trong thư PHẢN ĐỐI đó, Khánh xưng TÔI chứ không xưng EM như những thư trước, để chấm dứt trò chơi vô ích ấy. Thâm Tâm lấy những lời nghiêm khắc giận dữ của người yêu cũ để làm ra BÀI THƠ CUỐI CÙNG.
TRÁCH AI mang cánh ti-gôn ấy,
Mà viết tình xưa ĐƯỢC ÍCH GÌ?
…BÀI THƠ đan áo nay RAO BÁN,
CHO KHẮP NGƯỜI đời thóc mách xem.
LÀ GIẾT ĐỜI nhau đấy, BIẾT KHÔNG?
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung
Giận anh tôi viết dư dòng lệ,
Là chút dư hương điệu cuối cùng.
Từ nay anh hãy BÁN THƠ ANH,
VÀ ĐỂ YÊN TÔI VỚI MỘT MÌNH.
Những cánh hoa lòng HỪ ĐÃ BỎ,
Còn đem mà ĐỔI LẤY HƯ VINH
Cô Khánh” TRÁCH” người cũ không những đem chuyện tình xưa ra viết chẳng” ĐƯỢC ÍCH GÌ” lại còn làm BÀI THƠ đi “ RAO BÁN” cho người đời THÓC MÁCH mua xem. Như thế là ANH “ GIẾT ĐỜI TÔI, anh CÓ BIẾT KHÔNG?” anh đem BÁN THƠ để kiếm chút “HƯ VINH”, nhưng chuyện xưa ĐÃ BỎ rồi, anh hãy ĐỂ TÔI YÊN!...
Thâm Tâm lấy gần hết chữ và nghĩa trong bức thư đoạn tuyệt tàn nhẫn của Trần Thị Khánh làm bài thơ CUỐI CÙNG đó mà vẫn ký T.T.KH; một lần cuối cùng. Rồi, để đáp lại, chàng làm một bài ký tên Thâm Tâm và cũng là bài cuối cùng, mỉa mai chua chát, :

Đây bài thơ chót KÍNH DÂNG TẶNG BẠN.
Và thành chúc đời em luôn tươi sáng,
Như mộng kiều đầm ấm tuổi xuân xanh,
Như hương trinh bát ngát ý dịu dàng,
Hoa nhạt mới triều dâng tơ Hạnh phúc.

Trên phương diện văn thơ cũng như tình cảm, ta chỉ thương hại Thâm Tâm, nhà thơ trẻ, hãy còn ngây thơ với tuổi 19 đầy thơ mộng, cứ tưởng rằng cô Khánh vẫn thành thật yêu chàng, rằng cô bị cha mẹ ép gả cho một “ông già”, nhưng cô vẫn giữ mối tình thiêng liêng chung thuỷ với người nghệ sĩ tài hoa. Cho nên tưởng làm vui lòng người yêu, chàng lấy tên nàng để ký dưới bài thơ thương tiếc, với những câu tình tứ như:
Từ đấy thu rồi thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ,
Người ấy cho nên vẫn hững hờ
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai tựa máu hồng?

Cho tôi ép nốt dòng dư lệ,
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.

Nhưng chàng thi sĩ si tình có ngờ đâu không những cô Khánh không hề tỏ chút gì cảm động vì mối tình đau khổ, thủy chung của chàng, hoặc cảm ơn những bài thơ an ủi của chàng, mà trái lại cô còn gửi một bức thư vô cùng tàn nhẫn hằn học nào là:” Anh giết đời tôi, anh biết không?” Nào là anh mang chuyện cũ ra viết “Chẳng ích gì”, cô lại còn tỏ ý khinh rẻ: “ từ nay anh cứ đem thơ anh đi bán rao để kiếm chút hư vinh, nhưng anh hãy để tôi yên”v..v…
Bấy giờ Thâm Tâm mới thức tỉnh, tìm lời bào chữa cho mình! Nào là:
…Anh biết cái gì xưa đã chết,
Anh càng buồn, càng muốn viết thành thơ.
Nhưng thôi:
Mộng đang xanh, mộng hoá bơ phờ,
Đây bài thơ chót kính dâng tặng bạn.
Thâm Tâm tự hạ mình viết kính dâng tặng bạn có ý xin lỗi chua chát người không phải là người yêu của mình nữa và chàng đã viết:
Chim muốn bay cũng giữ chẳng được nào!
(Nàng đã không muốn yêu nữa, thì giữ làm sao được?)
Và: có gì đâu, khi bướm muốn xa cành!
Thâm Tâm không những đã tỉnh ngộ, mà lại còn uất hận vì thái độ khinh bạc của cô Khánh:
…Chiều nay lạnh, có nhiều sương rơi quá,
Nhưng lòng ANH đã BÌNH THẢN lại rồi,
Hết đau buồn và cảm thấy sục sôi
Niềm UẤT HẬN của một thời lạc lối.
Lấy nghệ thuật làm trò hề múa rối,
Đem tài hoa cung phụng sóng mắt huyền,
Để khẩn cầu xin một nụ cười duyên

Thâm Tâm tự thú nhận: LẤY NGHỆ THUẬT VĂN THƠ để làm trò hề múa rối, (vì sự thật chẳng có gì cả) trong mấy bài thơ ký tên T.T.KH với mục đích “Đem tài hoa cung phụng sóng mắt huyền, để khẩn cầu xin một nụ cười duyên”.

Để rồi mỉa mai thay những lời khinh khi ngạo mạn và hằn học của nàng. Đó là “Niềm uất hận ” của Tuấn Trình trong một thời “lạc lối” lầm đường lạc lối)
Nhưng: “Thôi, em nhé từ đây anh cất bước,
Em yên lòng vui hưởng cuộc đời vui…”
Chàng hứa chấm dứt trò hề múa rối về văn chương. Và nàng không mong gì hơn.
Để tôn trọng thực tế của những sự kiện đã qua trong lịch sử hay trong văn học, để đừng xuyên tạc những chuyện không có phải nói ngay rằng tên T.T.KH không hề gợi một dư luận nào “xôn xao” ở thời tiền chiến, và cuộc tình duyên của Tuấn Trình (Thâm Tâm) với cô Trần Thị Khánh không hề gây một xúc động nào về tâm lý cũng như về văn chương trong giới văn nghệ và giới trẻ thời bấy giờ.
Tôi chắc rằng những nhà văn thơ tiền chiến ở Hà Nội hiện còn sống tại Sàigòn như anh Vi Huyền Đắc. Lê Tràng Kiều, Tchya, Vũ bằng v..v…(cả các anh Nhất Linh và Lê Văn Trương vừa tạ thế mấy năm trước) đều phải hết sứcngạc nhiên thấy một vài người của thế hệ hậu chiến ở Sàigòn bỗng dưng tốn sùng ba tên T.T.KH thành một thần tượng, và biến mối tình rất tầm thường có thể nói là quá tầm thường của cô học trò cũ trường tiểu học Sinh Từ thành một thảm kịch tình yêu!
Nguyễn Nhược Pháp nhà ở gần nhà cô Khánh, chỉ cách năm, sáu căn, mà cũng không hề nghe nói đến cô này và cũng không biết tí gì về mối tình của một hoạ sĩ kiêm thi sĩ Tuấn Trình hay Thâm tâm xảy ra cùng dãy phố với anh.
Cũng như người đàn bà tên Mộng Cầm hiện là vợ một giáo chức ở Phan rang, đã phủ nhận những chuyện người ta thêu dệt về mối tình bạn của bà lúc còn là nữ y tá, với thi sĩ Hàn Mặc Tử (Phổ thông tạp chí, số 63 ngày 15-8-1961)
“Tôi không thể yêu được một người bị bệnh cùi! ” Bà Mộng Cầm đã thẳng thắn nói thế, không thể trách bà được.

NGUYỄN VỸ
(Văn thi sĩ tiền chiến
NXB Khai Trí Sàigòn 1970 )

THƠ T.T.KH Ở NƯỚC NGOÀI
_Năm 1989 ông Lê Trường, kỹ sư nông nghiệp sang làm chuyên gia cho Algérie khi về nước qua Paris được một Việt kiều tặng một băng cassette, ghi âm thơ T.T.KH do chính người đó ngâm. Bà việt kiều đó trước kia ở Hà Nội, làm công tác nghệ thuật rất mê thơT.T.KH. Vì có giọng ngâm tốt cho nên bà đã dạy cho nhiều bà con bên đó ngâm thơ. Băng cassette này ghi âm bài Hai sắc hoa ti-gôn nhưng người ngâm lại bắt đầu từ câu Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn đến câu Trong một ngày vui pháo nhuộm đường thì lại bắt sang bài Bài thơ cuối cùng của T.T.KH. Khi người ngâm bỏ hai đoạn đầu (8 câu) mà ngâm từ câu:
Từ đấy thu rồi thu lại thu
Cho đến câu Tựa trái tim phai, tựa máu hồng là hết bài. Người nghe nếu không nắm được thơ T.T.KH. thì rất có thể nhầm đó là cùng một bài. Có lẽ người ngâm thơ nhớ lẫn lộn nên đã xảy ra tình trạng đó chăng? Nhất là trong bài được ghi âm còn có một số câu không đúng với nguyên tắc nếu có dịp thì nên xoá đi ngâm lại cho đúng.
_Chúng tôi còn được biết thời chính quyền Sàigòn, ông Trần Trịnh đã phổ nhạc bài Hai sắc hoa ti-gôn (nhạc tango). Bài nhạc có lời do cô Thu Hương hát. Bài hát này cũng được những người di tản mang theo ra nước ngoài.
Thế là thơ của T.T.KH không có cánh mà đã bay tới nhiều phương trời.


T.C.
THÂM TÂM - T. T.KH của HOÀI VIỆT
(NXB Hội Nhà văn 1991)



SẦU THU


Ba thu dọn lại một chiều nay
Bàng bạc mây trôi gió chuyển đây
Thất tịch sầu nghiêng hồ lệ thảm
Hoàng hôn bóng ngả cánh hoa gầy
Tâm tư ấp ủ tàn năm tháng
Thương nhớ lan tràn úa cỏ cây
Thu tới thu đi người vẫn vắng
Sầu thu ghi lại mấy dòng đây

Sầu thu ghi lại mấy dòng đây
Thắm nhạt vàng phai cảnh sắc này
Mái tóc sương pha cay đắng đủ
Làn da sạm nắng nhớ thương đầy
Tương giang một dải mênh mông nước
Ô thước đôi bờ vướng vít mây
Phảng phất mưa vương hồn Chức Nữ
Buồn dâng nghèn nghẹn ý chua cay

Buồn dâng nghèn nghẹn ý chua cay
Xơ xác vườn thu dáng liễu gầy
Máu tím hoa sim vương nếp áo
Sắc vàng cỏ dại ngợp chân mây
Ngả nghiêng dậu trúc hồn chưa tỉnh
Thấp thoáng gương nga mộng vẫn đầy
Tựa cửa ngóng trông người trở lại
Mỏi mòn năm tháng có ai hay

Mỏi mòn năm tháng có ai hay
Sầu đọng ba thu một gánh đầy
Rượu cạn hồ nghiêng tơ phím láng
Trâm cài mái lệch phấn hương bay
Thềm lan trăng khuất sau rèm lạnh
Vườn cúc hoa tàn trước gió lay
Mộng vẫn bâng khuâng hình bóng cũ
Ngoài song lành lạnh gió heo mây

Ngoài song lành lạnh gió heo mây
Để khách phòng thu hận tháng ngày
Lược thẫn thờ vương làn tóc rối
Hồn lơ lửng thả bóng chim bay
Án đào nắng chếch người đâu tá
Khán hạnh trăng lồng cảnh vẫn đây
Mong đấng cao xanh xoay chuyển lại
Cho người hạ giới chút vui lây

Cho người hạ giới chút vui lây
Bấc lụn dầu hao lệ vẫn đầy
Chiến địa vẫy vùng bao chí cả
Khuê trang giam giữ mảnh hồn ngây
Nắng vương cuối ngõ vàng hoa lá
Sương phủ ven trời trắng cỏ cây
Men rượu ân tình ai nhớ nhỉ?
Nửa như muốn tỉnh nửa còn say

Nửa như muốn tỉnh nửa còn say
Trẻ tạo nên ngươi khó đặt bày
Uyên thuý xa vời hoa héo cánh
Trời mây cách biệt liễu chau mày
Gương mờ nước thuỷ mờ son phấn
Áo nhạt màu tươi nhạt cỏ cây
Gió chuyển thu về sầu vạn nẻo
Mà người xa vắng vẫn không hay


Mà người xa vắng vẫn không hay
Có thấy chàng Ngưu mắt lệ đầy
Khúc hận phân ly tràn đất nước
Nỗi niềm tâm sự nghẹn trời mây
Thềm khuya vườn vắng in hình lẻ
Song lạnh lầu không thoáng bóng gầy
Giải mối ưu tư nhờ gió thoảng
Cho lòng dìu dịu chút men cay

Cho lòng dìu dịu chút men cay
Sống với chờ mong tự bấy chầy
Cứ tưởng xuân về hồng thắm má
Nào hay thu tới ủ ê mày
Đêm vương hồn mộng vào trang sách
Ngày thả vần thơ dưới bóng mây
Có lẽ thu này thôi khoá sổ
Sầu thu trang trải trắng bàn tay

Sầu thu trang trải trắng bàn tay
Mong tới thu sau én hiệp bầy
Trăng hết lạnh lùng bên ải bắc
Hoa chào hớn hở dưới hiên tây
Hàn huyên to nhỏ chung trà ngát
Tâm sự vơi đầy chén rượu say
Đón gió thanh bình lên ý đẹp
Châu về hợp phố dệt thơ hay


1962
Trích Tơ Sương


HẾT

TƯ LIỆU THAM KHẢO



_Tiểu thuyết thứ bảy - xuất bản 1937 – 1938 tại Hà Nội
_ HOÀI THANH HOÀI CHÂN: Thi nhân Việt Nam - Nguyễn Đức Phiên,1941
_Văn thi sĩ tiền chiến - Nguyễn Vỹ - NXB Khai trí – Sàigòn 1970
_Thế Phong Lược sử văn nghệ Việt Nam (Nhà văn tiền chiến 1930 – 1945)
Vàng son – Sàigòn 1974
_Thơ Thâm Tâm – NXB Văn học 1986
_Thơ Nguyễn Bính – NXB Văn học 1986
_ Hoài Việt Thâm Tâm và T.T.KH - NXB Hội Nhà văn 1991
_Và các báo xuất bản trong và ngoài nước
T.T.KH nàng là ai
T.T.KH - NÀNG LÀ AI ( một nghi án văn học)
Chương I
Chương II
Chương III
Chương IV
Chương V
Chương VI
Chương VII
Chương VIII
Chương IX