Trời mưa bong bóng
Tác giả: Thùy Linh
Mặc cho loa nhắc rằng đã sắp hết giờ viếng, người ta vẫn đứng dồn lại trước nhà tang lễ. Túm năm, tụm bạ Chụm đầu vào nhau thầm thì. Câu chuyện chen chúc không còn khoảng trống. Lời người nọ cắn đuôi lời người kia lao xao. âm thanh giọng nói thấm vào nhau làm biến mất sắc thái của danh tính. Cái tai của anh từ sáng đến giờ bị thứ nước có 43%alc/vol dâng lên như thủy triều, ì oạp con sóng vỗ bờ.
Mẹ kiếp, sao tăng trưởng như kinh tế Mỹ thế này? Khổ, hãm đủ cách, mỗi chiều vặn trái người nện tenit làm đồ thị cứ chỉ con số tám mươi mời chịu dừng lại. Giờ thì kệ? Xem ra sự nổi tiếng của ông tỷ lệ thuận với vòng bụng đấy nhỉ? Ơ, chính khách đến rồi kia kìa... ! Sao lâu lắm không thấy cậu đến chơi với anh em? Thông cảm nhớ, tớ cũng muốn chơi lắm chứ, nhưng kẹt quá. Vừa đi châu âu về ? Bên ấy thế nào? Tớ đi nhiều quá, chẳng còn cảm giác gì nữa. Chuyện, đi bằng tiền công thì cảm xúc cũng chai đi rồi, phải đi nhẹ cười sẵn, nói những lời đã nghĩ trước từ ở nhà, đúng không? Thằng xỏ lá! Chứ không à, tớ chẳng giấu các cậu, năm ngoái sau một phi vụ long trời lở đất, mua cho vợ con ngôi nhà, cho vào tiết kiệm của cô con gái cỡ gần tỷ để con bé yên tâm theo nghề kiếm chồng mà không sợ mấy thằng mất dạy nó hù dọa, còn bao nhiêu tớ đi châu âu giải sầu. Một mình. Đến Hung vào quán cafe bên sông Đanuyp tình cờ quen một em, nhỏ xinh như gái Việt, trước đã từng sang đây học tiếng Việt. Tiếng Anh tớ còn nhớ một đoạn, tiếng Việt em gái nhớ một đoạn, khúc giữa để tay chân làm nốt, thế cũng đủ cùng nhau chuyến du khảo nền văn minh nhân loại... Hay bọn ta vào thôi nhỉ? Đứng thêm lát nữa còn sớm. Nửa tiếng nữa mới đưa cơ mà... Cái thằng chín xu đổi lấy một hào đến rồi kìa? Nó mà nghe thấy nó róc xương ra làm mắm Tấm Cám bây giờ. Ông nhầm, nó tự hào vì cái tính tiết kiệm như người Giecmanh, lễ giáo như học trò Khổng Tử, ăn mặc như Pariđiên đấy!... Lại quay về chuyện ăn. Thức ăn lúc nào cũng phảng phất trên người như mùi nước hoa Chanel. Mà phải số năm hẳn hoi đấy... Với tớ mùi mắm tôm chanh sủi bọt, thịt chó cứ là Chanel số một, cộng mới chai nút lá chuối là Chanel số hai, số còn lại cho các ông tự xếp loại, hà... hà... Học ăn. Học nói. Học gói. Học mở. Kinh chưa? Rõ khổ, cái đáng học đầu tiên lại là học ăn... Sao lại khổ? Có thực mới vực được đạo chứ? Ơ, thế hóa ra từ xưa đến nay ta không có đạo à? Thôi đi các bố, hết khôn dồn đến dại... Này, sắp được nghỉ mấy ngày lễ, cánh ta mở hội nghị Diên Hồng chứ nhỉ? Thử xem chàng chính khách có tài trợ được không? Các ông tưởng tôi giàu lắm đấy à? Thôi thì ông cấu đít số lẻ cái hợp đồng mà ông vừa đi châu âu ký kết ấy? Ai bảo ông thế. Thế ông không biết phàm những gì dính đến kim đều để lại ánh hồi quang à? Thôi, đừng có nhìn vào túi nhau, muốn ăn thì góp, đáng gì! Nhất trí! Nhưng mà này tôi để ý, cứ sau một đám ma là cánh mình lại tụ tập, còn không đố nhìn thấy ai?... Nào các cha, đứng vào hàng đi, sắp hết giờ viếng rồi đấy.
Vòng tròn người như cục kẹo singgum được kéo dãn ra bắt đầu uốn lượn vòng vèo tiến về phía cổng nhà tang lễ chất đầy vòng hoa với những dòng chữ trắng tinh khiết như lệ rơi.
Anh lặng lẽ đi vào cuối hàng, không dám ngẩng gương mặt hây hây đỏ tỏa mùi thơm dìu dịu của Chanel số hai nhìn hàng người đáp lễ đứng bên lối đi. Lúc quay ra, người đồng nghiệp nhỏ thó và cũng là trưởng phòng của anh huých cùi chỏ vào mạng sườn.
- Uống không?
Anh lắc đầu:
- Hẹn con gái rồi.
- Có chuyện gì không?
- Không. Vấn an nó thôi.
Người đồng nghiệp túm lấy khuỷu tay anh lôi đi.
- Vẽ chuyện. Còn được vấn an cả đời. Sợ không có sức thôi. Có chai tư bản người ta vừa cho, mang về là con vợ đem hóa giá liền... Đi...
- Mới đầu anh hơi trì người lại, nhưng người đồng nghiệp tựa cả vào vai vào lưng anh để ủi đi.
- Tưởng lập trường thế nào? - Người đồng nghiệp bật cười, rời vai khỏi lưng anh khi thấy bước chân trở nên nhẹ nhõm - Cứ tưởng phải ủi đống đá. Chả bằng bãi cát vãi. Đi đâu?
- Đâu chả được!
Họ đến một nhà hàng hẻo lánh ven hồ Tây. Giờ này vãn khách. Chỉ có hai đôi đàn ông đàn bà ngồi ở hai góc nhà hàng một nửa che lấp dưới tán cây vạn tuế, gốc to như chiếc cổ bướu đầy nếp nhăn. Cả hai cặp đều ăn rất ít vì trên bàn còn đầy thức ăn. Chỉ cười và thì thầm. Cả tám con mắt như tám cái gương chợt xoay về phía hai người vừa đến ồn ào kéo lê chân ghế kêu lục cục trên mặt sàn. Anh chợt soi thấy vẻ thô lỗ của mình trong tám cái gương ấy, khẽ cúi đầu xin lỗi.
Chiều thoang thoảng như nồi canh suông nhạt nhẽo. Nhưng anh thích những chiều như thế này. Bởi có thể thêm bất cứ những gì anh muốn vào đại dương trống rỗng đến vô cùng này. Một chút mơ mộng. Một chút say đắm suy tự Cả những lơ đễnh, dềnh dàng. Mọi nguồn cơn bực tức có thể bùng cháy bất cứ lúc nào trong cơn đổ lửa của mùa hè, khi chảy vào buổi chiều mơ hồ thế này, cứ như thể rót vào cái túi không đáy.
- Hôm nay có sự gì đáng giá mà đi cả chai X.O thế này?
Người đồng nghiệp gật gù vẻ đắc ý.
- Rất đáng đấy?
- Thăng chức à?
- Ông nhìn xem tôi có cái vẻ của thằng được thăng chức không? Hôm nay tôi cưa với ông hết chai này.
- Xem ra ông uống vẫn còn oách nhỉ?
- Đây là công việc giống nhau duy nhất của cánh đàn ông bây giờ - Nói xong người đồng nghiệp có vẻ mỉa mai cười - Tôi thấy đàn ông không vì rượu thì chẳng có lý do gì ngồi lại với nhau. Tỉnh táo thì trở nên nhạt thếch và thủ đoạn. Uống đi?
Đêm ấy anh tỉnh dậy vào lúc hai giờ sáng. Nằm trên giường tại nhà. Cũng không hiểu sao lại mò về được đến nhà. Lạ thật. Cổ nóng rực, khô rống rễnh. Khắp nhà không còn một hạt nước. Định mở cửa ra kiếm nước thì bị chốt ở bên ngoài. Ai vậy nhỉ? Hay hôm qua có ai đưa mình về? Ai. Người đồng nghiệp còn say trước cả anh cơ mà?
Lại quay lại giường nằm. Vẫn còn cảm giác lơ mợ Cả người như miếng bông thấm nước bẹp dính xuống giường. Cô quạnh. Bất lực. Rã rời. Mọi ý nghĩ bị kéo mỏng cho đến khi không còn phủ sóng được tâm trí nữa.
Chiều nay họ đi cả chai X.O, rồi còn gọi cả chai gì gì không nhớ nữa. Lúc ấy nhãn mác chẳng còn quan trọng, miễn là acl/vol có độ trên 40, thấp hơn chỉ tổ chua miệng. Không thể dừng được, chả khác gì bị lũ cuốn Người sũng ra. Xương ống chân dẻo như bột, vo viên vào còn dễ hơn là duỗi thẳng. Cái tật uống rượu này bao năm rồi không sửa được. Kể cả là mất vợ, mất con cũng đành chịu. Hồi đầu còn kén người ngồi cùng, sau thì ai cũng được, nhất là những khi rỗng túi như chiều naỵ Đã uống anh lại đặc biệt ít lời, và cũng chẳng nghe thấy gì nữa, thành thử tri kỷ tri âm hay người lạ người dưng cũng như nhau cả. Mỗi lần như thế, tỉnh dậy chẳng thấy trách người mà chỉ thêm ghét mình. Chưa hết cơn ghét này thì manh nha nguồn cơn bão lòng mới đã lại thấp thoáng ở đâu đó xung quanh anh. Lại bị cuốn đi. Cầm lòng vậy, đành lòng vậy. Đây là công việc duy nhất trong đời mà anh làm không bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì, miệt mài, cần mẫn mà không cần một chút cố gắng nào. Thử hỏi không uống thì biết làm gì cho hết cái đời người dài đằng đẵng? Vợ bỏ đi Tây với người chồng mới rồi. Con bà ngoại nuôi. Trước đây khi ra tòa ly hôn anh nhận nuôi con bé. Anh đã là ông bố nghiêm chỉnh trong suất sáu tháng, nghĩa là đón con đúng giờ, nấu cơm cho con ăn đúng giờ, cho con đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe, và hàng ngày đèo con đi học cũng đúng giờ. Đơn giản. Rất đơn giản. Nhưng khi cái quỹ cố gắng của anh cạn kiệt thì anh thấy hóa ra sự mực thước là khó vô cùng. Một lần uống quá say anh quên cả đón con ở trường mẫu giáo. Không biết làm thế nào cô giáo con bé lại hỏi được số điện thoại của bà ngoại. Chỉ một cú a lố a lồ lập tức bão tố của những lời rủa sả dành cho thằng cha mất nết cuộn lên và cuốn con bé ra khỏi tay anh: Thực ra bà ngoại không tức đến thế nếu không có chuyện là sau đó bà gọi anh để đến đón con, nhưng lại có một giọng lè nhè nói rằng, khi nào tỉnh con sẽ đón cháu. "Đúng ba hôm sau nó mới tỉnh, thì lúc ấy con bé đã được cô giáo đưa trả về tao rồí! - Bà ngoại kể với vợ anh khi điện cho chị về giải quyết gấp chuyện gia đình. Lại tòa án. Lại phân xử. Anh bị tước quyền nuôi con. Mà lúc đến tòa cũng có tỉnh hẳn đâu. Mọi đối đáp với tòa anh để vợ trả lời, không đồng tình, không phản đối, chỉ ngồi im mắt nhìn xuống đất vẻ nhẫn nhục, chịu đựng. Ra khỏi tòa án đã có ông bạn sẵn sàng thay người nâng khăn sửa túi đứng chờ để giúp ổn định tư tưởng. Đàn ông chỉ an ủi nhau bằng lời suông nếu không bảy phần giả dối thì cũng tám phần mượn ý vay tâm của người khác. Chỉ có cách uống. Uống sừng sừng, vỗ vai nhau một cái, chửi tục một câu là xong sứ mạng của người đỡ đầu tinh thần. Lúc khí thế dám đạp bằng thói an phận thủ thường cuồn cuộn dâng cao thì họ giã biệt ai về nhà nấy, sẵn sàng nghênh chiến với mọi sự. Nhưng khi giã rượu họ trở nên yếu đuối như kẻ đang tương tư sầu muộn cảm thấy thật bơ vợ Cái đám bèo tấm ấy lại tụ đặc kín quanh nhau, chả gì bắt họ rời xa nhau thật lâu. Bởí thế cứ hễ một người bị vợ con gây sự là người khác biết điều tản ra, không náu được thì cũng tìm cách ngụy trang sao vô can. Đến khi vợ chồng anh kéo nhau ra tòa, đám bạn bèo tấm vẫn cứ ngỡ anh chị làm mình làm mẩy với nhau. Chả kịp hòa giải nữa. Nhưng chắc chắn họ bỏ nhau không phải vì anh hay rượu. Đám vợ có chồng rượu chè chỉ hay cấu chí nhau, ít khi bỏ được. Đố ai nói được sự rã đám của một tập hợp người bằng nguyên nhân cụ thể nào đó? Nhưng có thể dẫn ra muôn vàn cái cớ. Cái cớ ở anh rành rành ra đấy, anh nào dám chối. Trong ba loại người cần thiết, loại có cũng như không và loại đáng bỏ đi thì vợ anh luôn nói anh đứng ở loại hai. Đám bạn ngây ngây cười vỗ vai anh, thế cũng là vinh dự tự hào rồi. Bây giờ thì anh tin mình là loại vô dụng thật. Vô dụng đến mức anh có trót làm chuyện gì lố bịch thì cũng chả ai tức giận nữa. Bởi nên tình yêu nguyên vẹn của con gái dành cho anh đến giờ phút này vẫn luôn làm anh ngỡ ngàng run rẩy. Tuần trước, lần gần đây nhất khi ghé thăm con gái cứ kéo tay anh qua song sắt, căn vặn khi nào được về sống với anh. Anh nói chẳng bao lâu nữa. Con gái hỏi: "Bao giờ bố tỉnh à?". Đành ậm ừ cho qua chuyện. Nó nói tiếp: "Kệ, con chả sợ bố say đâu, bố cứ cho con về với bố đi". Đến nước ấy thì anh đành lên xe phóng đi kẻo sợ mình khóc trước mặt con.
Anh không nhớ chính xác mình bắt đầu uống rượu từ khi nào. Phàm người ta uống rượu chỉ khi vui. Khi ấy đầy những ước mơ dự định trong công việc, mỗi ngày là một thành quả mà đồng nghiệp bạn bè tới tấp đến chia vui. Đến khi thực tế xoay lại gương mặt thật của nó thì mọi dự định ước mơ thu dần lại như miếng da lừa của Bandắc. Tới lúc ấy thì anh mới biết là đã kết duyên với người bạn tâm giao vô hình vô ảnh, làm tê dịu sự phản kháng chỉ chực trỗi dậy. Tự bảo rằng chuyện ở ngoài ngôi nhà của mình thì phải đâu là nỗi buồn của riêng mình nhưng sao vẫn đa mang nặng lòng. Đời ơi là đời! "Anh tưởng mình giỏi lắm đấy mà ngồi chửi đời? - cô vợ đã rít lên trong cái lần say sũng người anh đã trót buột ra những lời cay đắng - Anh thử nhìn mình xem! Chả khác gì cái túi da đựng rượu: Đứng gần anh chỉ nghe thấy tiếng nước sủi ùng ục. Muốn sự thật gì? Có mà sự thật nằm dưới đáy chai ấy, hiểu chưa?. Nhất trí! Thì thôi không nói nữa. Nuốt vào vậy. Nhưng nuốt nhiều quá lại khao khát được chì chạt chan húp để nén lòng. Không đối thoại thì đối tửu vậy. Thành thử cứ vắng nhà suốt rồi uống nhiều hơn. Và đã học được thói nín lặng trước mọi sự. Trước còn muốn tung hê tất lật những chướng tai gai mắt, giờ thì hạ thổ cặp mắt mình dưới ba tấc đất cho rồi. Thế nên nhất quyết không được tỉnh. Anh đã tìm được cách gây tê nỗi đau đớn cho mình.
Không thế thì chiều này làm sao có thể ngồi hàng sáu bảy tiếng đồng hồ với cái thằng đồng nghiệp trời đánh ấy. Là bạn đồng niên cùng thời đại học. Cùng làm cơ quan. Là cấp trên trực tiếp của anh. Bấy nhiêu đấy mà vẫn không là bạn được. Người này trước đây đã khiến bao hàng mi trên những cặp mắt thiếu nữ đập cánh bối rối. Đẹp trai. Học giỏi. Nhiều tài lẻ. Lấy một cô vợ thành phố. Tiếng nói phải để ý lắm mới thấy những di chứng trong việc thay đổi dấu một cách tùy tiện. Tài năng vừa khuôn công chức. Đạo đức hợp lý. Chỉ một thứ mà anh ta cho là tội tổ tông truyền đến tận đời anh ta mà bao nhiêu nước sông Hằng cũng không rửa nổi, là gốc rễ thấp hèn, cái mà anh ta luôn tìm cách giấu đi. Anh ta bọc kín nỗi mặc cảm trong cái bằng đỏ học ở nước ngoài, ở những mối quan hệ danh giá, ở ngôi nhà tuyền trang trí những cái mang từ nơi văn minh về... Ở nơi làm việc ai cũng ngài ngại anh ta tuy lúc nào cũng mỉm cười thân ái vui vẻ. Không phải vì cái chức vụ anh ta giữ ghê gớm. Anh ta giống như một giọt mắm tôm vô tình rớt trên ngực áo, không nhìn thấy, nhưng cái mùi găn gắt, thum thủm cứ bám đuổi cho đến tận khi nào lột cái áo đó vứt đi. Và nỗi ám ảnh sẽ còn dính ở bất kỳ hơi thở nào đi qua hai lỗ mũi vài ngày sau đó. Đồng nghiệp tìm cách xa lánh bằng nụ cười ngọt ngào và những lý do thuyết phục đến mức chính họ còn tưởng là thật. Chỉ có anh là không sao cưỡng lại được lời rủ rê của người đồng nghiệp. Bởi lời mời của anh ta bao giờ cũng được ướp đủ các loại mùi Chanel quyến rũ mê hồn mang nhãn mác tư bản mà khi đọc lên âm thanh của nó còn ngân vang mãi như bản thánh ca... Hôm nay lại có nguyên chai X.O. Anh ta dám đem cả chai nước thánh mà mọi khi thường hóa giá hoặc chỉ nhấp từng ly nhỏ vào canh khuya trong phòng riêng lúc vợ con đã đi ngủ xoa dịu nỗi hận đời vốn không công bằng với mình, để uống mừng cơn hoạn nạn của một đối thủ của anh tạ Đã mấy lần nhìn vẻ vui mừng khốn khổ, lời lẽ cay độc bất nhẫn của người đồng nghiệp dành cho đối thủ, anh đã định đứng dậy hắt cả ly rượu vào mặt hắn, nhưng lần chần nghĩ ngợi một lúc lại quên mất và lạc sang ý nghĩ rối bung của riêng mình. Rồi lại uống. Lại lần chần, ngần ngại khi nâng ly rượu hắn rót cho anh một cách chân tình. Sau đó thì saỵ Mà những người say vốn hay thương nhau. Hình như họ đã ôm lấy nhau mà khóc.
Có tiếng lạch xạch ngoài cửa. Anh hơi nhổm người dậy nhưng bỗng nhắm mắt lại. Trần nhà như đang rụng xuống. Còn căn phòng bị đặt trên cái đu quay tít mù. Anh nằm vật ra thở.
Có tiếng bước chân khe khẽ tới gần.
- Chú dậy chưa?
Tiếng bé gái nhỏ nhẹ hỏi.
- Anh cố mở mắt ra. Bé gái đứng bên cạnh nhòm nhòm mặt anh. Anh cố mỉm cười với nó.
Bé gái nhoẻn cười.
- Cháu chỉ sợ chú dậy rồi mà không ra được ngoài.
Anh dịch người vào bên trong để lấy chỗ cho nó ngồi xuống bên cạnh.
- Thế hóa ra bé con khóa cửa ngoài cho chú đấy à.
Bé con cười tít mắt, kể:
- Đêm qua lúc cháu ở ngoài ga về thì thấy chú cùng với cái xe máy đổ ở ngoài đường kia kìa. Chú chả biết gì nữa. Cháu cứ tưởng chú chết rồi cợ May có một bác đi ngang qua, cháu nhờ bác ấy dắt xe và đưa chú về nhà. Xong cháu khóa luôn cửa lại vì sợ kẻ trộm. Nếu nó vào khiêng tất tật các thứ đi chú cũng chả biết. Thế chú uống rượu à?
Anh cười ngượng nghịu gật đầu.
- Uống thế thì vất vả nhỉ? - Bé gái gật gù ra vẻ hiểu biết - Cháu cứ tưởng uống rượu phải sướng lắm cơ!
Anh bật cười.
- Ừ, đúng là vất vả thật! Thế bé con đi đâu sớm thế này?
Bé con chìa bó báo vẫn cầm trên tay từ lúc vào đến giờ ra cho anh xem.
- Chú cho cháu gửi ở đây nhé. Hôm qua những người đồng nát trả cháu nghìn rưởi, cháu đòi nghìn tám mà không chịu, cháu không bán nhưng bà ấy cứ đòi. Thế là bà ấy đánh cháu. Ban đêm cháu để dưới người rồi nằm đè lên ngủ, thế mà sáng nay bà ấy dậy sớm định lật người cháu lên để lấy. May mà cháu tỉnh dậy, chạy vội lên đây.
- Bà ấy là mẹ bé con à?
- Không. Mẹ cháu mà ác thế á? Chú cho cháu gửi ở đây, bao giờ được nhiều, mấy lại phải được giá cháu mới bán.
- Chú có ít báo cũ đấy, bé con có muốn lấy không?
Đôi mắt bé con rực lên lóng lánh những tia sáng.
- Có chứ! Cháu phải đi nhặt từng tờ người ta vứt ở ngoài đường ấy. Tờ nào bẩn quá cháu lấy giẻ lau sạch cất đi. Thế mà cũng được nhiều ra phết.
Bé con nhìn căn phòng trong ánh ban mai dìu dịu màu xám hắt qua cửa sổ tìm chỗ để cuộn báo.
- Cháu để đâu cũng được.
Bé con đặt cuộn báo vào nóc tủ buýp phê, sát tường.
Anh cố ngồi dậy một lần nữa nhưng vẫn không xong, lại vật xuống.
- Chú mệt à? - Bé gái chăm chú nhìn anh.
- Ừ có lẽ vậy! Anh bắt tay lên trán, khẽ thở dài - Bé con có thể đun giúp chú ấm nước được không?
- Dễ ấy mà. Chú đun bằng ấm điện hay bằng bếp.
- Cái ấm điện chú để trong kia kìa.
Bé con đi vào. Tiếng vòi nước róc rách chảy vào ấm. Tiếng nắp ấm va loảng xoảng. Lâu rồi anh mới được nằm thư thái để lắng nghe cái tạp âm trong căn phòng của mình. Đôi khi người ta cứ hay thèm cái vẩn vơ như thế.
- Bé con có thể mua giúp chú bao thuốc được không?
Bé con chùi tay ướt vào cái quần cũ bẩn cóc cáy.
- Thế chú có muốn ăn gì không? Đêm qua lúc chú nằm ngoài kia nôn sạch cả ra đất.
Anh đưa tiền cho nó dặn mua bao thuốc lá và hai gói xôi để hai chú cháu cùng ăn. Bé con vụt chạy đi.
Anh biết con bé mới gần một tháng nay từ lúc cứ tối đến nó về ngủ dưới gầm cầu thang khu nhà của anh cùng với một người đàn bà bệnh hoạn bủng beo, rụng mất mấy cái răng. Mới đầu nó hay sán lại xin anh và những người trong khu nhà lúc thì vài trăm bạc lẻ, lúc thì bất cứ cái gì có thể ăn được. Mới đầu người ta xua đuổi nó, nhưng rồi nhờ sự nhẫn nhục đầy vẻ biết điều nên nhiều người dúi cho nó lúc thì hai trăm, năm trăm, lúc thì cái bánh mỳ quá nhật cứng quèo, lúc thì bát cơm, quả táo bị thạch sùng gặm mất một góc... Bé con chả chê, bao giờ cũng tỏ lòng biết ơn bằng cái nhìn sáng rực và nụ cười tươi bất tận. Hằng ngày anh thường trở về nhà khá muộn với gương mặt ngây ngây hay cười vu vơ, sẵn sàng đùa cười với những ai trêu chọc mình một cách dễ dãi. Dù mới đến bé con này cũng biết chộp ngay lấy cơ hội của nó. Bé con đến sát bên anh, ngẩng nhìn anh cười thân thiện, giúp nhấc xoay cái đuôi xe bỗng nặng như bị ghì chặt xuống đất. Anh móc túi hào phóng cho nó khi thì hai nghìn, ba nghìn, thậm chí năm nghìn, hoặc trong nhà còn thứ gì ăn được, xoa đầu gọi nó là bé con, cái biệt danh xem ra nó khoái chí. Lần nào con bé cũng cầm những thứ xin được chạy vụt về gầm cầu thang, nơi mụ đàn bà bệnh hoạn đang trố mắt nhìn ra ngoài chờ đợi. Mặc dù mên mến con bé nhưng chưa lần nào anh nói chuyện với nó. Đúng ra từ bấy đến giờ chưa lúc nào anh tỉnh để có thể cùng tâm sự chuyện đời theo kiểu một già một trẻ.
Bé con chạy vào. Nó để gói xôi của anh lên đầu giường, giục anh ăn và giở nắm xôi bé tẹo còn lại trong gói của nó ra ăn ngon lành.
- Sao gói của bé con còn ít thế?
- Cháu đưa cho bà ấy gần hết rồi.
Đợi nó ăn hết phần, nhặt từng hạt xôi còn dính trên giấy vẻ thèm thuồng, anh bảo:
- Bé con ăn nốt gói của chú đi.
- Chú không ăn à?
- Chú mệt!
Bé con cầm gói xôi lên ăn luôn.
- Thế này là cháu được no đến chiều rồi.
Bé con nhìn xéo anh một cái vẻ kẻ cả.
- Cháu đã từng làm thuê cho quán phở rồi đấy. Bà chủ bắt cháu làm tất. Cái gì cháu cũng làm được, đừng tưởng!
-Sao đang làm ở đấy bé con lại bỏ đi lang thang thế này?
- Tại bà ấy đấy! Bé con chỉ ra ngoài cửa.
- Thế trước khi làm ở quán phở thì bé con ở đâu? - Anh gặng hỏi.
- Ở đâu á? Để cháu nhớ xem nào? - Bé con giả vờ nghĩ ngợi - A cháu ở dưới gầm cầu, chỗ mà xe lửa chạy qua ấy. Một lần đi ăn xin ngang qua quán phở, cháu làm giúp bà chủ quán, bà ấy thích quá cho cháu ở lại làm thuê.
- Thế trước khi ở gầm cầu thì ở đâu?
- Cái chú này hỏi gì mà khó thế - Bé con cười khinh khích - Trà ngấm rồi đấy chú uống đi.
Anh nhấp chén trà bé con rót cho và cảm thấy cổ họng nóng rát dịu mát như vừa thấm cơn mưa bất chợt.
- Chà, ngon tuyệt! Chưa bao giờ chú được uống chén trà ngon như thế này.
Bé gái lại khinh khích cười.
- Sao bé con lại cười? Không tin chú à?
- Chú uống trà cứ ngon như ăn thịt ấy. Trông buồn cười lắm.
Anh khoan khoái rít liền mấy hơi thuốc lá sâu xuống tận đáy lòng đang rỗng rễnh, khiến nó cuộn rực như nâng cả người lên bay bổng.
- Ngày xưa mẹ cháu cũng hay uống trà lắm - Bé gái nhìn vẻ mặt ngây độn của anh chăm chú - Nhưng mẹ cháu không uống như chú đâu.
- Mẹ cháu đâu rồi?
Bé gái lắc đầu nhìn ra ngoài cửa sổ.
- Cháu không biết!
- Thế nhà bé con ở đâu cũng không biết à?
Bé con bật cười. Nụ cười cứ tươi rói như không thể cười khác được.
- Chú hỏi buồn cười thật đấy. Nếu biết thì cháu phải về nhà chứ.
Cháu chỉ nhớ hồi còn bé mẹ hay đưa cháu ra công viên chơi buổi tối. Mẹ để cháu chơi ở chỗ các bà bán trà có cái đèn dầu ấy, còn mẹ vào công viên một mình. Mẹ không cho cháu vào đấy vì trong ấy toàn các bác ma thôi. Lâu lắm, phải đến lúc cháu sắp ngủ gật mẹ mới ra và cho cháu về nhà. Cái bà chủ nhà chỗ cháu ở ác lắm, không bao giờ cho cháu chơi với con bà ấy. Mấy lần mẹ cháu đánh nhau với bà ấy vì bà ấy đánh cháu. Mẹ cháu còn bảo không bao giờ cho cháu vào... vào... cái gì ý nhỉ - Bé con gãi gãi mái tóc rối vì không nghĩ ra điều cần nói. Nó bỗng nổi cáu với chính mình, đập vào đùi bồm bộp - Cái chỗ tuyền trẻ con ý, nhưng ở đó không có bố mẹ đi theo đâu.
- A, chú hiểu rồi, có phải trại trẻ mồ côi không?
- Đúng rồi, đúng rồi. Thế mà cháu không nghĩ ra... Chú uống trà nữa không?
- Có cho chú chén nữa... Thế rồi sao nữa, bé con có nhớ không?
Bé con rót thêm nước ở trong phích vào ấm trà, thủng thẳng nói tiếp:
- Có một buổi tối, tự nhiên cháu thấy các chú công an đi xe ô-tô đến công viên đông ơi là đông. Tất cả mọi người chạy tứ tung...
Bé con bỗng cười sằng sặc làm anh cũng phải cười theo. Nó ngửa cổ nhìn lên trần nhà như sợ cái cười ở trong miệng rơi ra mất. Mãi lúc sau mới kể tiếp.
- Có một cô đang ngồi đái bên cạnh gốc cây, không kịp kéo quần cũng đứng lên chạy nên bị ngã, bị chú công an bắt được. Cháu thấy cô ấy khóc nhưng chú công an vẫn đưa ra xe ô-tộ Đêm ấy cháu đợi mẹ mãi mà không thấy đâu. Cháu đi khắp công viên nhưng chả còn ai. Đến sáng có mấy đứa ăn xin đi ngang qua rủ cháu đi theo chúng, thế là cháu ra ở gầm cầu.
Rồi bé con lại cười khinh khích, khinh khích. Anh cũng khùng khục cười trong cổ họng. Nhìn con bé râm ran thế kia không thể không rộn lên theo nó được.
- Ở gầm cầu có một thằng rất buồn cười. Đầu nó ngoẹo sang một bên nên người ta toàn gọi nó là Ngoẹo. Ngày xưa nó bị bố nó say rượu cầm chân dốc ngược người đập đầu vào tường nên cái đầu bị vặn sang một bên. Nhưng mà nó chạy nhanh lắm chú ạ. Nhìn nó chạy ai cũng phải buồn cười. Người ta bắt nó chạy rồi mới cho cái ăn hay cho tiền. Nó bao giờ cũng xin được nhiều nhất và chia cho bọn cháu.
- Thế bọn nó bây giờ ở đâu?
- Cháu làm sao biết được? Có khi chúng nó vẫn ở chỗ gầm cầu ấy.
- Bé con có muốn ra chỗ đó tìm chúng nó không?
Bé con lại cười tít mắt, lắc đầu.
- Chắc là xa lắm? Mới lại chúng nó cũng còn phải đi xin ăn như cháu ấy. Cháu bây giờ chỉ đi tìm mẹ thôi. Chắc là đi mãi thế nào cũng gặp. Tiền bán báo là để dành đi tìm mẹ đấy, cháu không ăn vào đó đâu.
- Thật à?
- Thật chứ! Mẹ yêu cháu lắm.
Bé con đứng dậy vươn vai, chép miệng kiểu bà già, thở hắt ra một cái.
- Cháu lại phải về đi làm đây. Trưa không kiếm được cái gì ăn bà ấy lại chửi cho điếc cả tai.
- Bà ấy có họ với bé con à?
- Họ gì mà họ với cái bà điên ấy. Bà ấy ăn khỏe lắm chú ạ. Có hôm bà ấy ăn hết cả hai cái bánh mỳ. Ăn thế kiếm sao cho đủ?
Anh bật cười nghe cái giọng cụ non của nó. Bé con trợn mắt nhìn anh.
- Cháu nói thật đấy!
- Thế sao bé con lại ở với bà ấy?
Bé con ghé sát tai anh thầm thì.
- Cháu chỉ nói cho chú biết thôi đấy. Bà ấy biết chỗ mẹ cháu, nhưng bây giờ chưa nói được. Phải đợi đã. Chứ không cháu theo bà ấy làm gì! Chú không được nói cho ai đâu đấy. Nếu mà lộ ra thì người ta không cho cháu gặp mẹ nữa. Bà ấy bảo thế!
- Được, chú hứa!
- Cháu ra ga đây!
Bé con chạy vụt đi.
Ngồi mãi ở trong nhà bức bí nhưng lại chả biết đi đâu đành phi xe đến nơi làm việc vào buổi chiều. Lúc ấy mọi người đang tụ tập đông đủ quanh bàn nước, hình như bàn luận chuyện gì đó. Tất cả quay lại nhìn anh, những cặp mắt dò tìm háo hức. Bất giác anh đưa tay lên sờ da mặt mình mà anh biết chắc chắn đã bị ngót nước quắt lại, lộ rõ những lỗ chân lông thẫm mầu hõm xuống thường thấy sau khi rượu đã theo hệ thống kênh rạch chằng chịt tưới đẫm cho từng tế bào của cơ thể để khi cạn đi làm nước bốc hơi theo. Một cảm giác tội lỗi chợt như một bóng đen chạy vụt qua khung cửa khi anh nghĩ rằng mọi người đã biết cuộc rượu tung giời nổ đất chiều qua.
Câu chuyện bị dừng lại đột ngột vì sự có mặt của anh còn hiện rõ trong cái vẻ ngây ngây trên từng gương mặt và những cái nhìn toan tính. Anh cảm thấy mình khiếm nhã vì đã xuất hiện không đúng lúc. Anh giả vờ cắm mặt ngay xuống quyển sách để trên bàn nhưng phải nhắm ngay mắt lại vì cảm giác nôn nao bỗng từ ruột gan cuộn lên. Máu dồn ứ lên hai thái dương thắt nở như theo nhịp đập của quả tim, có lúc tưởng sắp bục ra. Anh ngồi lặng đi...
Một người ngáp dài rồi vươn vai đứng dậy ra ngoài. Người thứ hai nói to lên là quên cái gì đó cần đi lấy về. Người thứ ba kêu mệt mà không khí trong phòng sao lại ngột ngạt đến thế... Lát sau trong phòng chỉ còn lại mình anh. Anh khẽ nhếch mép cười một mình. Như vậy là đài phát thanh tự do đã tìm được địa điểm mới thích hợp hơn để phát đi bản tin chiều. Từ lâu anh không được coi là cái trạm tiếp sóng đáng tin cậy vì cái vẻ lờ đờ ba phải, hết mọi sự quan tâm đến công việc cơ quan, hơn nữa lại thỉnh thoảng có những cuộc rượu khá mờ ám với tay trưởng phòng chính là đồng môn đạo tửu hôm quạ Kệ! Đỡ điếc tai! Anh thấy lòng thảnh thơi.
Một lúc sau thằng cha quắt queo, còn nhỏ hơn cả gã trưởng phòng đi vào, đến bên nhìn vào quyển sách anh để trước mặt, liếc nhau một cái.
- Giờ này ông vẫn còn quan tâm đến vấn đề nội bộ sinh thái à? - Y hỏi và châm thuốc hút, chìa bao thuốc có một điếu rút sẵn về phía anh - Ông hút thuốc? Đọc làm gì. Nếu ông cần biết, tôi nói qua cho mà nghe là ông nắm được ngaỵ Này, cái thuyết sinh thái bề sâu bây giờ xem ra phần nào có lý ông ạ. Loài người hư hỏng đến mức cần phải đảo ngược trật tự ưu tiên thừa hưởng truyền thống của họ, thậm chí phải hạn chế quyền lợi của họ, ông ạ. Có đúng thuyết ưu sinh nói thế không?
Để gã không phiền nhiễu mình, anh nhũn nhặn.
- Ông đọc rồi thì chắc ông nói là phải.
Gã cười khùng khục.
- Bỏ cái vẻ khiêm tốn đểu cáng ấy đi!
Anh cười khẩy chẳng phản đối cũng chẳng ra thừa nhận.
- Nhưng tôi khoái cái đểu của ông vì thực ra do ông chán bản thân mình, ông thấy mình vô dụng. Tay trưởng phòng bạn ông cơ, mới đáng tởm. Hắn ta đểu vì sợ người khác coi thường và rời bỏ mình. Tôi nói thế có đúng không?
Anh nhìn gã tuồng như từ nãy không nghe thấy gì, vẻ bình thản dửng dưng.
- Tôi muốn được đọc sách vì tôi sắp phải trả quyển sách này.
Đến lượt gã dường như không nghe thấy anh nói gì, nhìn khói thuốc vẻ suy tự Lát sau gã thủng thẳng nói tiếp như kiểu nói chuyện tâm tình.
- Ông bạn đồng niên trưởng phòng của ông xem ra khó đấy nhỉ? Bao công chạy chọt phấn đấu, tội nghiệp!
Anh cau mặt khó chịu.
- Ông nói gì, tôi không hiểu?
- Đấy, hứng khởi lên như thế có phải hay hơn không? - Gã lại cười khùng khục - Cái khuyết điểm lớn nhất của ông là ít chịu hứng khởi.
Đến nước này thì tết nhất là im lặng. Gã khẽ thở dài có vẻ cám cảnh.
- Xem ra đợt này bạn ông vẫn chưa được kết nạp, thấy bảo còn để phấn đấu tiếp. Lúc nãy họ vừa bàn tán như vậy đấy. Nếu thế thì cái chức phó giám đốc không đến lượt đâu vì nếu đợi thêm năm nữa thì quá mẹ nó tuổi rồi. Khổ chưa?
Anh xoay hẳn người về phía y, nhìn rõ gương mặt như vừa được bơm hơi căng lên phởn phơ.
- Các ông vừa ý rồi chứ?
Gã không nhìn anh, vẫn cứ kiểu cười khùng khục.
- Thế ông, nói thật đi, ông thấy bạn ông có xứng đáng chức phó giám đốc không?
Anh lúng túng cúi mặt xuống quyển sách khi bất chợt gã ngẩng phắt lên, rọi ánh mắt sắc lạnh soi người anh.
- Thực lòng tôi không quan tâm đâu, chỉ hỏi ông nghĩ sao về việc đó thôi cơ mà? ông thấy chưa, nói thẳng lòng mình là một công việc nhọc nhằn nhất và chứa đựng khả năng đau đớn đấy.
Gã cười rồi đứng dậy bỏ đi.
- Anh bỗng bực bội gấp quyển sách lại rồi đứng lên. Không thể đọc được nữa. Cũng không thể ngồi lại chỗ này. Cho qua luôn ngày hôm nay đi.
Anh ra quán trà cóc gần đó. Bà chủ quán vốn yêu quý anh, vui vẻ khoe ngay là có mười lít bản sắc dân tộc thằng cháu mới mang từ quê ra. Loại cất từ gạo nếp cái hoa vàng có thể xắt ra miếng được chỉ để dùng tại gia nhá, nhưng vì chú cũng là người nhà nên mời dùng thử. Thì làm một chén. Đằng nào anh cũng không định trở lại phòng làm việc nữa.
Vừa nhấp đầu lưỡi, anh có cảm giác là một dòng lửa rừng rực làm phồng rộp khoang miệng rồi từ từ trườn theo cổ họng, rơi tự do xuống tận thăm thẳm đáy lòng nguội lạnh. Lập tức khắp người xốn xang, rạo rực, mọi ý nghĩ cựa mình tỉnh dậy. "Chú cứ tự nhiên. Hết nó lại mang ra chọ Cứ mười lít một lần. Gọi là say đến cả trứng chấy... ". Khi anh uống xong cái tự nhiên theo lời mời của bà chủ quán hào phóng thì đôi tay trở nên yếu ớt như tay đứa trẻ, dắt xe máy chẳng khác dắt voi.
Về được đến nhà thì trời vừa nhập nhoạng. Nhớ con gái cồn cào nhưng không dám đến với cái mùi không thể phong kín được này. Gọi điện sợ nó căn vặn vì sao không đến thăm. Mai vậy. Ngày mai nhất quyết không lội vào dòng sông chếnh choáng ấy. Anh bỗng ngồi thừ ra. Cõi chiều muộn tựa một lỗ đen xoay xoay, càng xuống sâu càng thấy thăm thẳm. Anh để mình dập dềnh trong khoảng không vô trọng lượng của nó. Căn phòng bừa bộn bỗng như khơi rộng, bốn bề trống trải gió lùa. Khối tĩnh lặng đặc quánh trĩu nặng đến tiếng tích tắc của đồng hồ cũng gõ thủng một lỗ hổng thật rộng. Nước mắt bỗng đâu rưng rưng thấm vào da thịt ứa ra ngoài. Cơ hồ mọi nỗi niềm cũng sắp tan thành nước chảy đi. Cuộc đời anh bỗng trải ra trước mắt như một lâu đài hoang phế. Những ngôi đền tình yêu đổ nát dang dở rêu phủ đang chen chúc cùng với đám cỏ hoang dại cằn cỗi của đời sống hiện tại. Những cội đá của mọi cố gắng bất thành sứt sẹo giống vết thương lở loét ngơ ngáo đứng nhìn trời. Những cánh cổng sắt hoen gỉ đổ xiêu vẹo đóng lại một tâm hồn mệt mỏi rã rời... Anh bỗng thèm một hơi thở nhẹ bên tai! Chỉ một hơi thở nhẹ thôi. Hơi thở nhẹ còn mơ hồ hơn cả một ý nghĩ chợt lóe bay qua tâm trí. Thế cũng được mà...
Bất giác anh đứng lên đi ra ngoài không buồn khóa cửa.
Anh đến gầm cầu thang gần đó.
Bóng người đàn bà ngồi bó gối dưới gầm cầu thang hiện ra lờ mờ. Anh ngồi xuống bên cạnh thản nhiên như sắp vào cuộc trò chuyện. Bà ta cũng ngồi im không nói gì.
- Bé con chưa về à? - Anh hỏi sau giây phút im lặng.
Nó đi đón chuyến tàu chiều!
Cái giọng the thé dính nhơm nhớp đờm trong cổ họng cất lên.
Anh im lặng châm thuốc hút. Một cánh tay khẳng khiu giơ về phía anh.
- Cho tôi hút mấy.
Anh châm thuốc rồi đưa cho bà tạ Bà ta rít mạnh những hơi thuốc ngắn và ho sặc sụa. Giận dữ bà ta văng một câu chửi tục.
-Sao bà không đi với bé con?
- Khớp sưng tướng lết chả xong còn đi đâu? - Bà ta gãi sồn sột - Con ranh ấy còn bé gì nữa. Ở quê được khối việc.
Có vài người đi lên cầu thang. Thấy anh ngồi ở đó họ đi chậm lại tỏ vẻ ngạc nhiên. Anh quay mặt ra chỗ khác không có ý bắt chuyện nên họ tiếp tục đi nhưng ánh mắt vẫn còn quay lại phía anh.
- Tôi có một đề nghị này muốn nói với bà...
Bà ta nghe xong sững đi một lúc rồi dịch người về phía anh.
- Cái gì? - Giọng bà ta đầy vẻ tò mò không giấu nổi.
- Tôi hứa là nếu bà làm theo yêu cầu của tôi thì tôi sẽ cho bà một khoản tiền - Anh cố nhấn từng từ để tăng thêm phần quan trọng cho điều sắp nói ra.
- Tiền à? Nhiều không? - Giọng bà ta háo hức.
- Với bà tôi nghĩ là không ít.
- Ông nói đi.
Anh rít hơi thuốc cuối cùng rồi quẳng đầu mẩu ra ngoài xa, cố tình kéo dài thời gian để bà ta phải chờ đợi.
- Bà hãy nói cho bé con biết là mẹ nó ở đâu nếu quả thực bà biết điều đó.
Anh im lặng để lắng nghe phản ứng của bà tạ Bà ta ngồi im, húng hắng họ Anh nhìn thẳng về phía bà ta chờ đợi. Họ như trong một cuộc bắt trò chơi. Anh dứt khoát không nói gì để buộc bà ta phải lên tiếng trước.
- Nếu tôi nói điều này ông phải cho tôi tiền cơ... - Bà ta rụt rè nói nhưng không có vẻ gì sợ hãi.
- Tôi đã hứa rồi mà.
- Ông đưa trước tiền cho tôi.
Anh lục túi lôi mấy đồng tiền nhàu nát ra vuốt cho thẳng và nhẩm đếm.
- Tôi chỉ còn hai trăm, bà cầm lấy. Nếu bà nói sự thật thì ngày mai tôi sẽ cho thêm một trăm nữa.
Tiếng cười nhỏ nhưng lổn nhổn trong cái giọng sưng tấy của bà ta.
- Thật đấy nhá!... Ông biết không, tôi nói dối nó đấy. Tôi có biết mẹ nó ở đâu đâu. Chỉ nghe người ta kháo là con bé bị lạc mẹ Ở công viên khi ở đấy người ta quây bắt gái làm tiền. Nó đang đi tìm me... Ông tính tôi ốm yếu bệnh tật thế này không dựa vào nó thì khéo chả qua được mùa đông này...
- Khốn nạn!
Anh bỗng chồm lên xiết hai bàn tay quanh cổ bà tạ Người bà ta mềm nhũn đổ xuống đất và không kêu nổi một tiếng.
- Khốn nạn đến thế là cùng!
Anh rít lên, răng nghiến vào nhau trèo trẹo. Bỗng một sự tê dại chạy dọc cánh tay làm nó rã rời đau nhức khiến anh phải buông bà ta ra. Bà ta lồm cồm bò vào tận góc trong cùng gầm cầu thang như một con chó bị xua đuổi gầm gừ tự vệ. Anh thấy chạnh lòng, ngồi rũ ra thở hồng hộc. Chất men trong từng lớp màng mỏng tế bào vừa lắng dịu khi nãy giờ như được đổ thêm chất xúc tác bỗng vọt tăng nồng độ. Loạng choạng đứng dậy vịn tường, chưa lúc nào anh chợt căm ghét bản thân mình như lúc này.
- Đêm nay bằng giá nào bà cũng phải nói sự thật cho bé con biết, nhớ chưa! - Anh bỗng chuyển giọng dỗ dành đầy vẻ dịu dàng nhưng hết sức rành rẽ. Cái rành rẽ chứa đựng sự kiên quyết tàn nhẫn - Nếu bà không nói tôi sẽ giết bà.
- Vâng... vâng... - Giọng người đàn bà run lập cập - Nhưng... liệu nói ra sự thật có tốt cho con bé không đây?
Anh xiêu vẹo bước đi.
Có lẽ lâu lắm, không nhớ cách đây đã bao nhiêu năm, giờ anh mới ngồi lặng lẽ một mình suốt đêm dài mà không cần nhấn chìm trong cái thứ nước đắng ngắt đê mê kia. Lặng lẽ. Không khổ sở. Không cám cảnh. Không quằn quại. Chỉ lắng dịu sự chờ đợi. Anh dễ dàng hình dung vẻ khổ sở của bé con khi nó chạy đến với anh, nức nở với anh hệt như con gái mỗi khi gặp chuyện gì đó tủi thân... Anh sẽ bắt đầu cùng nó. Bắt đầu cái gì anh không biết? Bắt đầu từ đâu anh không biết? Nhưng phải bắt đầu. Dứt khoát là thế. Một bắt đầu là sự thật.
Khoảng canh ba lòng anh bồn chồn không yên nên phải bước ra ngoài.
Khu nhà yên ắng chìm trong gió lạnh đang nhả những hạt mưa lây nhây xuống mặt đất. Anh vươn vai một cái rồi đi về phía gầm cầu thang.
Anh rón rén đi vào. Bỗng giật ngược người sững lại khi nghe tiếng rít lên the thé.
- Đấy nhá, tôi nói rồi... Nhưng nó bỏ đi... Không phải tại tôi nhá...
Anh quỳ hẳn xuống nền đất ẩm ướt để ngó vào gầm cầu thang. Người đàn bà ngồi thu lu trong góc, xo ro người để che lạnh.
- Bà bảo sao? Bé con đi đâu?
- Ngoài đường ngoài chợ ấy, còn đi đâu được nữa...
- Bà kể lại đầu đuôi xem nào - Anh cố giữ lại không để giọng mình run lên.
- Đêm qua nó về tôi nói hết cả ra. Nó khóc chửi tôi rồi nó ôm quần áo chạy biến đi... Thấy chưa, rõ dở hơi chưa?
Anh cúi đầu nghe bà ta rủa xả những lời tục tĩu chặp nữa. Cũng chẳng biết bà ta rủa xả ai, anh, bé con, hay chửi chính bà ta?
Anh bỏ về phòng.
Có lẽ lâu lắm rồi, bao nhiêu năm cũng không nhớ nữa, đêm nay anh mới thấy mình tỉnh táo như có ngọn đèn tỏa rạng từ bên trong đến độ cả người như cục lân tinh đang phát sáng. Sự thật khi lộn trái ra cũng xấu xí và độc ác như sự giả dối vậy. Anh tê cứng như bị ngâm trong bể phoóc môn của một quyết định sai lầm. Sao bây giờ anh mới nghĩ ra điều này cơ chứ?
Không chịu nổi bóng tối lem nhem trong gương mặt đen đúa phết quệt đầy tuyệt vọng lượt phấn mỏng, anh đứng dậy bật đèn. ánh sáng chớp lên tựa cái nháy mắt tinh nghịch rồi tắt ngấm. Bóng đèn đã bị cháy. Anh quờ tay trên mặt tủ buýp phê tìm kiếm thì vơ phải bó báo mà bé con cất vào đấy. Anh rút một tờ, xé một vạt bật diêm châm để tìm đoạn nến để đâu đó.
ánh lửa nhỏ như búp hoa sen nghiêng nghiêng trên đầu cây nến có những vệt kéo đen sì giống nước mắt của cô gái tân thời ngày nay bị dính đầy masscạ Anh ngồi tựa lưng vào cánh tủ, ngay dưới bông hoa lửa. Tờ báo cháy mất một đoạn vứt bên cạnh. Bất giác anh cầm lên và giơ ra trước mặt. Có ba chữ to tướng đen sì chập choạng trong ánh lửa nhỏ hút lấy cái nhìn của anh: "Tìm TRẻ LạC". Định quẳng đi nhưng chút mơ hồ níu kéo nên anh đọc tiếp những dòng chữ nhỏ ngay sau đấy. "Mẹ là Hoàng Thị Hằng tìm con gái là Hoàng Thị Ngạ Con đã bị lạc mẹ Ở công viên Bách Thảo năm con lên bảy tuổi. Bây giờ con mười hai tuổi. Con có cái sẹo ở đầu gối do bị ngã lúc còn nhỏ. Ai có lòng từ bi đang nuôi nấng cháu thì xin báo cho mẹ cháu biết. Tôi xin hậu tạ!".
Anh buông vạt báo xuống thẫn thờ nhìn qua song cửa sổ.
Ngoài kia là đêm, là ngày, là gió bấc mưa phùn, là những điều anh đã biết, đã trải nghiệm, đã yêu thương, đã thất vọng, chán chường, là cả những điều anh chưa từng biết, là cả một thiên hà yêu ghét, giận hờn xa lắc mà sao vẫn thấy tù túng, ngột ngạt nhưng dễ gì rời bỏ...
Có lẽ lâu lắm rồi, đã bao nhiêu năm không nhớ nữa, anh mới thấy mình lại phồng rộp trong nỗi đau khổ cuồng dại, nỗi phấp phỏng bất an cào xé, cảm giác được bứt phá từ đâu đó âm thầm lời giục giã dấn bước lên đường.
Hết