watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bài viết của Trần HuyThuận-ĂN ... BẨN - tác giả Trần Huy Thuận Trần Huy Thuận

Trần Huy Thuận

ĂN ... BẨN

Tác giả: Trần Huy Thuận

Cái đường phố tôi ở, vốn xưa là một mom sông, nơi cư ngụ của bà con lao động nghèo, những người “buôn thúng bán bưng”, những gia đình “phu khuân vác”, những kiếp “thân cò lặn lội” ngày đêm… Từ ngày con đường lổn nhổn đất đá chạy song song bên hữu ngạn sông được Nhà nước nâng cấp, mở rộng; lại cho tôn cao và hiện đại hóa con đê trước mặt, thì khu mom sông này sầm uất hẳn. Nhà cao tầng mọc lên san sát, rất nhiều mẫu mã hiện đại.


Cùng với sự thay đổi về bộ mặt đường phố, là sự thay đổi dân cư.. Nhiều gia đình lao động “thâm căn cố đế” ngụ cư ở đây, nhưng vì không có tiền để “đô thị hóa” cái căn hộ của mình vốn lụp xụp chẳng khác gì “nhà chị Dậu”; đành bán đi, mua một nơi ở khác, rút ra ít tiền để nuôi dưỡng con cái ăn học cho “bằng anh bằng em”, hoặc để dưỡng già – âu cũng là một sự lưỡng tiện vậy. Người có của thì đổ nhau mua về đây, xây nên những căn nhà cao lộng lẫy, những khách sạn sang trọng chưa từng có. Lại có cả những gia đình cán bộ “có cỡ”, được “phân chia” đất công làm nhà ở cho bản thân hoặc cho con cháu, anh em. Sự di biến động dân cư (nói theo cách nói của mấy chú công an hộ tịch) ở đường phố này là khá lớn trong những năm gần đây – đương nhiên là theo hướng giảm dần các hộ nghèo khó. Giá nhà đất từ đó tăng lên vùn vụt đến chóng mặt! Nhưng thói đời lạ vậy: càng lên giá, thì người ta càng đua nhau mua, tranh nhau mua; để ở cũng có mà để kinh doanh cũng có. Bà con lao động chót bán nhà vào thời điểm còn rẻ, cứ tiếc ngẩn tiếc ngơ, tiếc đến chảy máu mắt; còn những ông bà cô cậu chủ mới thì hớn ha hớn hở như những kẻ vớ được của người ta đánh rơi! Cuộc đời người ta hình như có số phận cả; cái sô đã nghèo thì tính toán mấy, nghèo vẫn lại hoàn nghèo, là thế.


Đường phố này đến nay, có đủ các thành phần cư ngụ: từ người mới phất lên nhờ cơ chế thị trường đổi mới; đến người lao động bình thường. Từ các vị quan chức đương chức, danh giá đầy mình; đến mấy cụ cán bộ thời bao cấp, sống bằng mấy đồng lương hưu còm cõi cộng với sự trợ cấp không thường xuyên của con cái. Nhà các quan chức đương chức thì lúc nào cũng kín cổng cao tường, chỉ mở ra vào các buổi tối có khách. Trái lại nhà các cụ về hưu, thì lúc nào cửa cũng mở. Có khách mở đã đành (những các cụ ít khách lắm; về hưu, nhất là lại về hưu lâu, thì còn tác dụng gì nữa, mà khách?); nhưng không khách, các cụ vẫn mở cửa, bê ghế ra ngồi hóng mát; nhìn người, xe nườm nượp chạy tới chạy lui, cho vui, cho bớt hưu quạnh! Nói thế thôi, chứ cũng có cụ, hưu rồi mà tâm đâu có được hưu. Không chuyện con cháu hư hỏng, nghiện ngập; thì cũng chuyện chạy vạy lo xin việc, xin học tốn kém đến tối cả mặt. Ấy là chưa kể, có vị, thưở còn “mũ cao áo dài” cũng danh giá khét tiếng, ấy vậy mà bây giờ luôn phải đóng cửa im ỉm suốt ngày đêm. Không giao tiếp với ai đã đành, nhưng cái chính là sợ mấy đứa xấu, nó cứ rình rập, hễ có điều kiện là ném những vật bẩn thỉu, những tờ rơi với đầy những lời lẽ chửi bới thô tuc, vào nhà! Thiên hạ bình luận: ông này ngày xưa “ăn” tợn lắm, ăn toàn đồ ngoại đắt tiền thôi, không vậy không thèm ăn. Bây giờ … khổ thế! Đúng là bị quả báo.
Trên đường phố, càng ngày càng có nhiều người sang trọng qua lại, bằng xe máy, bằng ô-tô riêng, ô-tô công,… Nhưng đôi lúc cũng có vài ba lão ăn mày, chìa cái bàn tay xương xẩu, bẩn thỉu ra xin ăn. Những người “ăn mày” này có nhiều lý do lắm: nào là bị con cháu bỏ rơi, không nơi nương tựa; nào là mắc căn bệnh nặng, không có tiền thuốc thang; nào là mất mùa, thất bát... Chuyện này cũng thường, vì xã hội ta vẫn còn trong thời kỳ xóa đói giảm nghèo, chứ chưa thực sự bước sang giai đoạn phát triển. Nhưng đặc biệt, gần đây, bỗng từ đâu xuất hiện ra một con điên, suốt ngày lang thang từ đầu phố xuống cuối phố; chuyên đi nhặt rác chỗ này, bỏ chỗ kia. Có lúc chị ta khệ nệ vác hàng ba bốn bao tải một lúc, tưởng trong đó có gì, hóa ra toàn rác là rác. Trông thật phản cảm!


Cái nhà con điên này có cái đặc biệt: không hề chìa tay ra xin ai bao giờ, dù chỉ là chút cơm thừa, canh cặn. Không một ai ở đường phố này trông thấy điều ấy. Thế mới lạ! Chả nhẽ điên mà còn biết … tự trọng hơn cả người thường ư?!. Không xin lại càng không ăn cắp (ăn cắp, dù ăn cắp của công hay của tư cũng phải có chút… minh mẫn, chút trí tuệ; chứ đã điên, tức đã mất trí thì còn ăn cắp làm sao?).


Không xin ăn, không ăn cắp, thì con điên này sống bằng gì? Hồi tôi mới về đây ở, thấy chị ta lê la nhạt ăn từ trong các túi ni-lông đựng rác mà người ta vứt ra cái rãnh trước nhà, đợi công nhân công ty môi trường đi thu gom; tôi có đem một cái bánh ra cho. Chị ta không ngửng lên, một tay vẫn bới rác, một tay hờ hững đưa lên cầm tấm bánh tôi trao. Cầm thôi, chứ chưa hào hững bóc ăn. Mấy bà hàng xóm thấy thế nói: hôm nay bà cho, chị ta còn chìa tay nhận đấy, chứ mọi khi, ai cho gì, cũng không thèm cầm đâu. Chỉ thích món ăn tìm được từ trong các túi rác thôi.. Trời! Trong túi rác thối rinh, còn lấy đâu ra chất gì bổ béo nữa mà ăn được nhỉ? Rõ cái thân làm khổ cái đời! Ăn toàn thứ bẩn như thế, ấy vậy mà con điên này chả hề bệnh tật gì cả, từ “tiêu chảy cấp” đến cúm A, cúm B gì gì đó; lại còn cứ ngày một béo quay ra! Lạ không thể hiểu nổi! Thấy tôi thắc mắc, có người giải thích: chị điên này đã ăn thua gì, ai từng sống ở thành phố Nam Định những năm đầu giặc Mỹ đánh phá, chắc đều biết một thằng điên, chuyên môn đi nhặt ròi ở cái nhà vệ sinh công cộng cạnh Chợ Rồng, để … ăn! Nghe ghê cả người, tởm không thể chịu nổi. Ấy vậy mà là chuyện hoàn toàn có thật, mới lạ chứ!


Người ta nói: ăn bẩn là đặc thù của những người mất trí. Thực tế quả có vậy, không quá đáng như cái nhà anh điên những năm giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, thì cũng “khùng” như cái chị điên trên đường phố đang phát triển này.


Nhưng có người cãi lại: Người điên ăn như thế, là ăn bằng công sức mình kiếm tìm ra, chứ đâu có ăn mồ hôi của người khác, sao gọi là… ăn bẩn được? Câu “phản biện” này nghe có lý lắm! Nhưng chắc là người cãi muốn ám chỉ, muốn chửi đổng ai đó mà thôi. Chứ ăn như thế mà còn nói là không ăn bẩn, thì, xin lỗi, giỏi, cứ thử ăn xem?!.


Ăn bẩn hay không ăn bẩn, động đến đề tài này, có mà nói suốt năm, suốt đời. Có điều, chuyện cái nhà chị điên trên đường phố tôi đang ở đây, ăn uống như thế, mà chả hề ốm đau, chả hề suy dinh dưỡng, thì các nhà khoa học chân chính, xin các ngài hãy dành chút thời gian về đây nghiên cứu, xem có thể lý giải được không? Có khi đó lại là một đề tài nổi tiếng Thế giới, biết đâu. Tội gì mà cứ phải đi sao chép đề tài của đồng nghiệp, sinh kiện cáo lôi thôi, ảnh hưởng đến cả cái “đức thẳng ngay của kẻ sỹ”. Vị trí thức nào viết khéo, thậm chí dành giải Nô-ben, không chừng!


Thật đấy, không giám đùa đâu, cứ về đây làm thử một cái đề tài cấp gì gì đó xem sao./.
Bài viết của Trần HuyThuận
Cái … danh!
ĐỨT DÂY THẦN KINH... NGƯỢNG!
TẠI SAO BẮT TRẺ QUỲ?
VÕ… MỒM!
KÊ KHAI VÀ CÔNG KHAI
BẦU BÁN
CHUYỆN VĂN CHUYỆN ĐỜI
ĂN ... BẨN
NGANG!
ĐÔI ĐIỀU VỀ GIA ĐÌNH VÀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH
TẢN MẠN HAI TIẾNG KHÓC – CƯỜI
Lẳng lặng mà nghe “họ” ... chúc nhau!