watch sexy videos at nza-vids!
Truyện NAM HOA KINH-NỘI THIÊN 3 - tác giả Trang Tử Trang Tử

Trang Tử

NỘI THIÊN 3

Tác giả: Trang Tử

III. SÁCH CỦA TRANG TỬ

Sách Trang tử, theo Hán- thư Nghệ- Văn- Chí, thì có đến năm mươi hai (52) thiên. Nay chỉ thấy còn có ba mươi ba (33) thiên. Có phải vì người sau (Quách- Tượng) dồn lạiv phân lại thiên chương, hay vì người ta đã làm lạc đi 19 thiên kia?
Ba mươi ba thiên, lại chia ra làm 3 phần (theo bản của Quách- Tượng là bản thông- hành hiện thời) : Nội- thiên, Ngoại- thiên và Tạp- thiên.
Nội- thiên gồm có 7 thiên:
Tiêu- Diêu- Du
Tề- Vật- Luận
Dưỡng- Sinh- Chủ
Nhơn- Gian- Thế
Đức- Sung- Phù
Đại- Tông- Sư
Ứng- Đế- Vương
Ngoại- thiên gồm có 15 thiên:
Biển- Mộu
Mã- Đề
Khứ- Cự
Tại- Hựu
Thiên- Địa
Thiên- Đạo
Thiên- Vận
Khắc- ý
Thiện- Tánh
Thu- Thủy
Chí- Lạc
Đạt- Sinh
Sơn- Mộc
Điền- Tử- Phương
Trí- Bắc- Du
Tạp- thiên gồm có 11 thiên:
Canh- Tang- Sở
Từ- Vô- Quỷ
Tắc- Dương
Ngoại- Vởt
Ngụ- Ngôn
Nhượng- Vương
Đạo- Chích
Duyệt- Kiếm
Ngư- Phụ
Liệt- Ngữ- Khẩu
Thiên- Hạ
Sự phân biệt chương thứ như trên, phần đông các học giả đều cho rằng không phải do chính tay Trang tử sắp đặt, mà do người sau an bài.
Tô- Đông- Pha, trong Trang tử Từ Đường Kỷ cho rằng" phân biệt các chương, đặt tên các thiên là do nơi thế tục, không phải bản- ý của Trang tử".
Còn Đường- Lan, trong Lão Đam Đích- Tánh- Danh Hòa niên đại khảo và Cổ- sử biện thì cho rằng" sự phân- biệt Nội, Ngoại và Tạp thiên đều là do tay của Lưu- Hướng cả".
Căn cứ vào văn- thái và văn- mạch mà xem, thì thấy chỉ có Nội- thiên là biểu- thị được chỗ trọng- yếu của học thuyết Trang tử mà thôi. Còn Ngoại- thiên và Tạp- thiên, thì phần nhiều rời rạc và chỉ bàn đi bàn lại những tư tưởng đã phô- diễn ở Nội- thiên mà thôi.
Phàm nghiên cứu về một học- thuyết nào, sự tìm tài- liệu chính- xác và phê- bình tài- liệu là vấn đề quan trọng nhất. Có được như thế thì sự nghiên cứu của ta mới được chính- đính, khỏi sự xuyên tạc và bất công, mang tội vu oan cổ nhân.
Phân biệt được sự chân- ngụy trong các thiên chương trong sách Trang tử là việc rất gay go phiên phức. Trong quyển Trang tử tinh hoa (5) , đã có dành riêng một chương khá đầy đủ cho vấn đề này, nên không lặp lại nơi đây làm gì nữa.
Nay chỉ tóm lại đại- khái như sau: Nội- thiên rất khác với Ngoại và Tạp- thiên cả về Văn- Nghệ, Tư- Tưởng và thần thái trong câu văn. Nếu Nội- thiên do Trang tử viết ra, thì Ngoại và Tạp thiên chắc chắn do kẻ khác viết, không thể là cùng một người được. Tuy vậy, trong Ngoại và Tạp thiên thỉnh thoảng cũng có một vài chương mà thần- văn lạ lùng hùng- vĩ, đã chẳng những văn hay mà tứ cũng thâm, nếu không phỉa do những kẻ có một học- lực uyên thâm như Trang tử, chắc cũng khó lòng mà viết ra cho được.
Cho nên, một phần cũng có thể cho là chính tay Trang tử viết ra, còn phần nhiều chắc chắn là do kẻ khác học Trang tử mà viết ra.
Như ở Ngọai- thiên, các thiên Biền- Mộu, Mã- Đề, Khứ- Cự, Khắc- ý, Thiện- TánThiên thì văn khí bình diễn, lời nói rất tầm thường, thiển cận. Toàn thiên chỉ có một ý, nhưng mà cứ nói đi nói lại mà thôi, dường như là những bài sách luận của hậu học.
Thiên Thiên- Vận nói về việc Khổng- tử viếng Lão tử để hỏi Lễ thì lại giống với câu chuyện chép ở Sử- Ký của Tư- Mã- Thiên, ta lại thấy rằng văn trong Thiên- Vận rất tạp nhạp, khí- tượng tầm thường không sao theo kịp văn- từ trong Sử- ký, có khi còn cao hơn một bực là khác. Cho nên, chắc chắn thiên Thiên- Vận ở Ngoại- thiên là ngụy thơ, do kẻ hậu học thêm vào.
Các thiên Đạo- Chích, Ngư- Phụ, Duyệt- Kiếm, Nhượng- Vương thì văn từ thiển- bạc, những chỗ chỉ trích Khổng- tử đầy ngạo nghễ, thóa mạ chỉ nói để cho hả hê lòng phẫn uất, không giống thần- thái của Trang tử ở Nội- thiên.
Còn như các thiên Thiên- Đạo, Thiên- Địa, Chí- Lạc, Sơn- Mộc, Tại- Hựu thì tư tưởng tạp nhạp, người viết có khi chưa thật hiểu tinh thần tư tưởng của Trang tử nên nhiều khi xuyên tạc, có khi dùng lời nói mồm mép của Nho- gia mà giảng về Trang tử.
Đó đều là những bài do các học giả theo phái Lão Trang về sau viết ra cả.
***
Đối với Nội- thiên, học giả phần đông đều nhìn nhận rằng rất có thể đều do chính tay Trang tử viết ra.
Nhưng Đường- Lan cho rằng, riêng chương Tử- Tang- Hộ ở thiên Đại Tông- Sư không giống với mấy chương trước mà gọi ngay Khổng- tử. Riêng tôi, cũng hoài nghi chương này, là vì trong thiên Đại- Tông- Sư, tư tưởng của Trang tử rất thuần nhất đối với vấn- đề Sanh- Tử. Trang tử cho rằng Sanh- Tử là một thiên về cái nghĩa của Sanh- tử. Tử Tang- Hộ chết, hai người bạn đánh đàn và ca bên xác Tang- Hộ:" Than ôi! Tang- Hộ! Than- ôi! Tang- Hộ! Đó trở về cái chân, còn chúng ta còn là người! Ôi!". Thế là tự tiếng ca ấy, ta thấy những người này mừng cho Tang- Hộ, mà riêng buông cho mình còn phải sống làm người. Như vậy, ta thấy toàn chương biểu thị cái ý" vui chết buồn sống", rất trái với ý tưởng của Trang tử ở Tề- Vật cùng những chương khác ở thiên Đai- Tông- Sư nữa.
Vậy, riêng một chương nầy, tôi tin rằng không phải của Trang tử viết ra, và kẻ phân thiên chương vì xem xét không kĩ nên chép lầm vào đây. Ta nên bỏ hẳn chương nầy và sắp nó qua Ngoại hay Tạp thiên.
Thiên Nhơn- Gian- Thế cũng đáng hoài nghi là ngụy- thơ nữa. Là vì thế- tài chung của Nội- thiên không giống với thiên nầy. Trong các thiên khác ở Nội- thiên thì đều có luận, có dụ.
Như ứng- Đế- Vương thì có trước dụ, sau luận, Đại- Tông- Sư thì trước luận, sau dụ. Đức- Sung- Phù thì trước dụ, sau luận; Dưỡng- Sinh- Chú thì trước luận, sau dụ. Chỉ như hai thiên Tiêu- Diêu- Du và Tề- Vật- Luận thì dụ và luận giao lẫn nhau hồn nhiên như một thể. Như vậy ta thấy rằng ở Nội thiên, văn pháp tới lui có quy- tắc lắm.
Duy có Nhơn- Gian- Thế thì không phải vậy nữa:
Chương thứ nhất: nói về chuyện Nhan- Hồi muốn du- thuyết Vệ- Quân, hỏi ý nơi Khổng- tử.
Chương thứ hai: chuyện giữa công- tử Cao đi xứ nước Tề.
Chương thứ ba: chuyện giữa Nhan- Hạp và Cừ- Bá- Ngọc.
Chương tgứ tư: chuyện người thợ mộc tên Thạch qua nước Tề gặp cây lịch- xã.
Chương thứ năm: chuyện Nam- Bá Tử- Kỳ thấy cây đại mộc.
Chương thứ sáu: chuyện một người què ở nước Tề.
Chương thứ bảy: chuyện Khổng- tử qua nước Sở gặp Cuồng- Tiếp- Dư.
Toàn thiên thuật ròng là cố- sự, không giống bút pháp của sáu thiên kia. Như vậy, không phải là do một người viết ra.
Hơn nữa, ý nghĩa trong thiên Nhơn- Gian- Thế nầy cũng không liên quán: chương thứ 4, thứ 5, thứ 6 đều lấy tỉ- dụ những vật nhờ bất tài mà được an toàn, không ăn chịu gì với tư tưởng của những chương trên. Chương 4 và 5 cũng đều là những ý tưởng trùng- phục.
Chương 7 nói về chuyện Khổng- tử qua nước Sở gặp Cuồng- Tiếp- Dư, thì các đoạn lại không hợp nhau. ở đoạn nhất và đoạn nhì ta thấy Khổng- tử là người sáng suốt về Đạo, thay lời Trang tử mà bàn về Đạo Đức. Nhưng qua đoạn chót, hốt nhiên Khổng- tử lại biến thành người ám muội. Thế là trước sau, bút pháp không thông vậy.
Chương thứ 8, nói về việc Khổng- tử qua Sở thì câu chuyện cũng như văn- từ trong bài ca đều lại giống hệt văn của sách Luận- Ngữ. Trong Luận- Ngữ, Thiên- Vi- tử nói:" Sở Cuồng Tiếp Dư ca nhi quá Khổng- tử viết:" Phụng hề! Phụng hề! Hà đức chi suy, vãn giả bất khả gián, lai giả du khả truy. Dĩ nhi! Dĩ nhi! Kim chi tùng chánh giả đãi nhi"
Trong Nhơn- gian- Thế thì viết:" Sở Cuồng Tiếp Dư du ký môn viết:" Phụng hề! Phụng hề! Hà như đức chi suy dã! Lai thế bất khả đài, vãng thế bất khả truy dã. Thiên hạ hữu đạo, thánh nhơn thành yên, thiên hạ vô đạo, thánh nhơn sanh yên. Dĩ hồ! Dĩ hồ! Lâm nhơn dĩ đức! Đãi hồ! Hoạch địa nhi xu"
Sách Luận- ngữ có trước sách Trang tử, thì đây quả là Nhơn- Gian- Thế chép văn Luận- Ngữ. Lẽ nào Trang tử, một người khí phách phóng khoáng, lại đi bắt chước kẻ khác hay sao?
Huống chi, tư tưởng Trang tử ở Tiêu- Diêu- Du và Tề- Vật- Luận thì thật là rộng rãi, còn ở Nhơn- gian- thế thì lời lẽ lại rất câu chấp tầm thường như hạng nhà Nho, không giống tư tưởng ở Tiêu- Diêu và Tề- Vật:" dù gặp cánh nào, dù đến thế nào, giữ một niềm thờ cha là chí hiếu, thờ vua là chí trung…" (Nhơn- Gian- Thế) phải chăng là do mồm mép của nhà Nho?
Thế nên, thiên nầy cần phải loại ra khỏi Nội- thiên.
Tóm lại, chỉ có Nội- thiên là dùng được để nghiên cứu tư tưởng của Trang tử mà thôi. Nhưng phải loại thiên Nhơn- Gian- Thế, và chương thứ hai ở thiên Đại- Tông- Sư, tức là chương Tử Tang- Hộ vì là ngụy thơ. Bản dịch nầy cũng loại Nhơn- Gian- Thế ra khỏi Nội- thiên và sắp vào Ngoại- thiên.

***
Chú thích:
(1) " Kỳ học vi sở bất khuy, nhiên kỳ yếu bản quy vu Lão tử chi ngôn…" (Sử- Ký) .
(2) Tiền- Hán: (206 trước Tây- lịch Kỷ- nguyên) đến năm thứ 9 sau kỷ- nguyên T.L.
(3) Hậu- Hán: (25- 220 sau T.L kỷ- nguyên) .
(4) Đầu nhà Hán (khởi vào năm 206 trước Tây- lịch kỷ nguyên; cuối đời nhà Hán) khởi vào khoảng 220 sau T. L kỷ- nguyên, nghĩa là cách nhau khoảng trên 300 năm.
(5) Trang- tử tinh- hoa (cùng một tác giả) .
NAM HOA KINH
NỘI THIÊN
NỘI THIÊN 2
NỘI THIÊN 3
Các sách chú giải Trang Tử
HỌC THUYẾT CỦA TRANG TỬ
HỌC THUYẾT CỦA TRANG TỬ 2
TIÊU- DIÊU- DU
TỔNG BÌNH
TỀ- VẬT- LUẬN
Phải Quấy và Xấu Tốt
ĐỨC SUNG PHÙ