Sân bóng
Tác giả: Tùy Phong
Quang là một hình mẫu công chức điển hình mà bạn có thể tìm thấy ở bất cứ cơ quan Nhà nước nào. Hơn ba mươi tuổi anh đã yên phận với vị trí của mình, tránh xa những chuyện thị phi, chia bè kéo cánh của những người khác. Đằng sau cặp kính cận, đôi mắt anh thờ ơ với mọi sự trên đời. Trên đường nếu gặp người bị ngã xe, anh sẽ giả vờ không nhìn thấy và đi tiếp như chẳng hề có gì xảy ra. Ở cơ quan cũng vậy, anh ưng thuận mọi chuyện mà sếp đề ra, miễn sao chuyện ấy không gây tổn hại cho anh. Sếp thường hỏi anh thế này:
- Thế nào Quang, cậu thấy ý kiến của mình thế nào?
Và Quang sẽ trả lời thế này:
- À... ừm… Vâng, em thì không vấn đề gì.
Anh hiền lành, được đồng nghiệp yêu mến và chẳng phải là hòn đá đứng cản đường thăng tiến của ai nên đường sự nghiệp của anh chẳng có gì gập ghềnh khúc khuỷu, nó cứ bằng phẳng như đường quốc lộ vậy. Mối quan tâm duy nhất của anh lúc này là gia đình, tổ ấm của anh, một người vợ đảm và một đứa con ngoan. Anh yêu thằng bé hết mực và tình yêu thương của anh cũng được đền đáp. Cu Duy tỏ ra là một đứa trẻ thông minh, nhanh nhẹn và luôn nghe lời cha mẹ. Phải cái là nó hơi nghịch ngợm nhưng tuổi nó đứa nào chả nghịch, nên dù thỉnh thoảng nó đá bóng làm rơi cái đồng hồ treo tường hay làm bể cái lọ hoa, Quang cũng chỉ khuyên bảo nhẹ nhàng mà không trách phạt nó. Anh thấy những trò nghịch ngợm của nó cũng làm cho căn nhà rộn ràng hơn, chỉ cần một ngày thiếu tiếng cười nói của nó là căn nhà hiu quạnh đi bao nhiêu, anh và vợ thì sống với nhau hơn chục năm rồi nên cũng chẳng có nhiều chuyện để nói với nhau. Và sau một ngày lên chơi nhà bác đứa bé quay về là tiếng cười nói của trẻ thơ lại thổi làn nắng mai từ những cánh đồng bát ngát miền thảo nguyên bao la vào ngôi nhà nhỏ. Có lẽ đối với Quang, cu Duy là mục đích sống của anh, tương lai của nó cũng là tương lai của anh. Một đứa bé thông minh, lanh lợi như nó chắc chắn sau này sẽ làm được những việc lớn lao mà anh chưa làm được. Anh ngắm khuôn mặt hồn nhiên của nó, tưởng tượng đến giây phút nó khoác trên mình bộ quần áo cử nhân cười rạng rỡ đứng trên bục nhận tấm bằng đại học, đến giây phút nó mặc bộ com-lê thắt ca-vát sang trọng nhận những tràng vỗ tay và những lời chúc tụng của các nhân viên trong ngày nó nhậm chức giám đốc, đến giây phút lễ cưới của nó với một người vợ xinh đẹp dịu hiền như mẹ nó, nghĩ đến đấy anh phải gỡ kính lau một giọt nước mắt ứa ra. Đứa bé thấy bố nó như thế ngạc nhiên hỏi:
- Bố Quang làm sao thế?
- À, có hạt bụi rơi vào mắt bố con ạ.
Cu Duy rất thích chơi đá bóng. Nó dính với quả bóng ở bất cứ nơi nào, chơi bóng ở trường, chơi bóng trong ngõ, chơi bóng trong nhà, thậm chí chơi cả ở cầu thang khu tập thể nhà bác. Quang ủng hộ sở thích của con vì chơi thể thao là một điều rất đáng khuyến khích, vừa tốt cho sức khoẻ lại vừa tránh được những trò vô bổ khác, như thằng Việt Anh nhà bà Tuất hàng xóm nổi tiếng là hay lấy trộm tiền nhà nướng vào hàng điện tử. Nhà Quang nằm trong ngõ bé tí cứ chốc chốc lại có xe máy xe đạp đi qua nên anh hay đưa cu Duy lên nhà bác ở khu tập thể Giảng Võ chơi. Ở đó có một cái sân rất rộng, thanh niên và trẻ con chia thành nhiều sân để chơi bóng. Cứ nhìn thấy nụ cười toe toét trên khuôn mặt lấm lem đầy đất và mồ hôi của thằng bé mỗi khi đón nó sau một trận bóng là Quang lại thấy như có một nốt nhạc vui tươi vừa cất lên trong bản nhạc cuộc đời anh.
- Bố Quang, hôm nay con lại ghi được hai bàn đấy.
- Con của bố giỏi thật nhỉ.
- Trung bình mỗi trận con phải ghi được một bàn rưỡi cơ đấy.
- Thế cơ à? Thế thì giỏi gần bằng cầu thủ chuyên nghiệp nhỉ.
- Mai sau con cũng sẽ làm cầu thủ chuyên nghiệp đấy- thằng bé cười toe toét.
- Ừ, nhất định rồi.
Anh nghĩ đó cũng chỉ là mơ ước viển vông của một đứa trẻ, cứ để cho nó mơ ước, rồi thời gian dần dần sẽ khiến nó thay đổi suy nghĩ. Anh muốn con mình sau này trở thành một giám đốc, một bộ trưởng, đại khái là một chức vụ khiến nó khi hội ngộ một người bạn cũ nhiều năm không gặp có thể tự hào giới thiệu về mình và khi người bạn ngạc nhiên về cái chức vụ ấy thì nó sẽ nói một câu khiêm tốn thế này: “Cái địa vị của tôi trông oai thế thôi mà cũng chả ăn thua gì đâu, phải như anh X(hay Y,Z gì đó) mới đáng nể…”. À nhưng bây giờ thì hãy cứ để nó ôm lấy ước mơ trở thành một cầu thủ bóng đá, cũng chẳng hại gì.
Duy mới học lớp ba mà đã có thể chơi bóng ngang ngửa với một nam sinh lớp mười bởi nó nhanh nhẹn và có một đôi chân khéo léo. Bởi thế chẳng có gì ngạc nhiên khi Duy được nhận vào đội tuyển trường đá cùng toàn các anh lớp năm. Thằng bé háo hức lắm làm Quang cũng vui lây. Cứ mỗi hôm nó đá anh lại đèo Duy lên sân Quán Thánh, đứng xem từ đầu đến cuối, mừng rỡ khi thấy nụ cười rạng ngời của chiến thắng nở trên môi thằng bé.
- Bố có thấy quả con ghi bàn không.
- Có. Giỏi lắm. Uống nước đi này. Hôm nay bố sẽ thưởng con một chầu kem.
- Dzê. Hoan hô bố Quang.
Nhưng cứ thêm một lần đứa bé nở nụ cười chiến thắng, Quang không ngờ nó đang bước gần hơn tới nỗi đau khổ lớn đầu tiên trong đời. Anh cứ nghĩ đó chỉ là một trò chơi như bao trò chơi khác nhưng đối với đứa trẻ, điều đó gắn với một ước mơ, thứ cả đời sẽ đeo lấy bạn, thứ khiến bạn phải rơi nước mắt khi đạt được và cũng rơi nước mắt khi phải từ bỏ để chạy theo thực tế phũ phàng. Đội bóng trường Duy giành chức vô địch thành phố và cu Duy được gọi vào đội tuyển bóng đá học sinh Hà Nội tham dự Hội khoẻ Phù Đổng ở Đồng Tháp vào năm sau, và người ta còn hứa sẽ cho nó vào tuyển nhi đồng Hà Nội tập ở Sóc Sơn. Nhưng khi nó khoe với bố mẹ cái tin đấy thì mẹ nó gạt phắt:
- Không, con phải tập trung vào học. Không có bóng banh gì cả.
Thằng bé nài nỉ mãi nhưng không làm lay chuyển được ý chí của người mẹ. Người phụ nữ bình thường chẳng tiếc con cái gì nhưng hôm nay bỗng trở nên sắt đá lạ thường. Cu Duy ngạc nhiên vô cùng, cứ ngỡ mẹ sẽ vui mừng chia vui với nó. Nó chỉ quen với ánh mắt dịu hiền của mẹ nhìn nó chứ chưa bao giờ thấy ánh mắt đanh lại như thế trên khuôn mặt mẹ. Nó lại nhìn bố với ánh mắt van xin nhưng bố nó cũng quay đi tránh ánh mắt của nó. Cả ngày hôm sau thằng bé thẫn thờ chẳng còn sức sống như mọi ngày, nó chẳng chịu ăn uống gì, sáng tỉnh dậy cái gối ướt đầm nước mắt của nó.
Quang xót con bèn rụt rè nói với vợ:
- Hay mình cứ cho nó đi đá bóng…
- Em bảo không là không. Mình chiều quá nó sẽ hư đấy. Nó phải biết việc nào là việc chính, không phải cái gì muốn cũng được.
Anh chỉ biết thở dài. Anh hiểu chị thương con cũng chẳng kém gì anh và chị chỉ muốn tốt cho con mà thôi. Bóng đá chỉ nên là một trò chơi chứ không thể là cái nghiệp cho một đứa trẻ con nhà lành. Vào cái giới toàn những thành phần phức tạp ấy Duy sẽ dễ dàng bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội, vả lại nó sẽ sống thế nào với đồng lương cầu thủ còm cõi ăn còn chẳng đủ, rồi sau này khi ba mươi tuổi chia tay với nghề nó sẽ chẳng tìm được một chỗ làm tử tế, rồi đến năm mươi tuổi nó sẽ hối hận với con đường mình đã chọn, sẽ nhìn những người bạn cũ thành đạt với cõi lòng cay đắng, nhục nhã, nó sẽ trách cha mẹ đã chẳng can ngăn mình từ đầu. Vậy là dù không muốn nhưng điều tốt nhất Quang có thể làm cho con bây giờ là giày xéo cái mầm cây ước mơ mới nhú của thằng bé, thà để nó đau khổ từ sớm còn hơn là để đến sau này khi đã quá muộn. Nghĩ tròn vẹn như thế nên Quang thuận theo ý vợ. Đúng như bố mẹ nó dự đoán, thời gian là liều thuốc chữa lành vết thương của thằng bé. Chỉ ba ngày sau, nó đã lại nghịch ngợm như mọi ngày, dù kể từ đó về sau nó không còn chia sẻ với bố mẹ mọi niềm vui nỗi buồn nữa. Nó đã bắt đầu giữ trong lòng những tâm sự riêng của mình.
Quả bóng lại cuốn nó vào những niềm vui bất tận, những trận đấu làm nó nguôi ngoai nỗi buồn không được dự Hội Khoẻ. Nhưng rồi một ngày, những nụ cười toe toét trên môi nó vụt tắt. Người ta phá cái sân bóng của nó để xây trường thể thao 10-10. Hỡi ôi, điều đó có nghĩa là trong vài ba năm tới sẽ chẳng có sân bóng nào trên mảnh đất ấy, và nếu cái trường thể thao ấy không bị chậm tiến độ năm mười năm như hàng ngàn công trình xây dựng khác thì trời biết được có đến lượt nó được sử dụng cái sân đá bóng của trường thể thao không. Trái tim thằng bé lại một lần nữa chảy máu. Quang ôm lấy thằng bé dỗ dành. Anh đưa nó lên Tràng Tiền ăn kem, rồi hai bố con cùng nhau đi dạo quanh hồ. Anh mua cho nó một con tò he Tôn Ngộ Không. Những thứ ấy khiến thằng bé tạm quên đi nỗi buồn, nó lại cười nói rộn ràng. Nhưng có trời mới biết, vết thương trong lòng nó đã mưng mủ đến mức nào…
Dù sao thì người lớn cũng chẳng ngăn được cu Duy gắn bó với trái bóng. Ở đằng sau khu tập thể nhà bác nó ở Giảng Võ có một khu sân chơi trẻ em, dù lát xi măng và bị chia hẹp bởi những hàng cây, bị lấn chiếm bởi những hàng quán nhưng bọn trẻ vẫn kiếm được một mảnh nho nhỏ để đá gôn tôm. Quang lại được thấy nụ cười toe toét trên khuôn mặt lấm lem của cu Duy, anh cũng thấy nhẹ lòng. Nhưng rồi một ngày đến đón con, thay cho nụ cười rạng rỡ, anh thấy mắt nó đỏ hoe, tiếng nói nghẹn lại trong cổ họng. Trên tay nó là quả bóng bị băm vằm, giờ chỉ còn là một thứ hình thù bèo nhèo ẽo uột. Lắng nghe những lời nói rời rạc, bị chen ngang bởi những tiếng nấc nghẹn ngào của thằng bé, anh mới hiểu được câu chuyện. Thì ra một đứa trong đám trẻ con đá quả bóng trúng vào hàng phở gần đấy, cái quán đã chiếm một phần không nhỏ diện tích của cái nơi đáng lẽ phải dành cho bọn trẻ. Cu Duy đến xin quả bóng thì bà hàng phở cáu tiết xả cho nó một trận rồi lấy con dao phay băm vằm quả bóng đã làm vỡ mấy cái bát của bà.
- Cho mày chết! Cho mày chết! Xem lần sau còn phá hàng của bà được không- những tiếng nói ấy cứ ám ảnh mãi trong đầu thằng bé.
Quang giận tím mặt. Anh đi tìm ngay bà hàng phở để hỏi cho ra nhẽ. Cái tính xuề xoà, ngại va chạm của anh bỗng đâu bay biến. Cái con người khúm na khúm núm mọi khi vụt biến thành một người cha mạnh mẽ, dù trước mặt anh là bà hàng phở to béo vạm vỡ, mặt núc đầy bởi những tảng mỡ như một con chó ngao hung tợn.
- Sao bà dám phá hỏng bóng con tôi?
- A, thằng con mất dạy đấy là của ông à. Nó làm vỡ bát của tôi thì tôi băm nát bóng của nó. Làm sao?
- Bà chiếm sân chơi của chúng nó mà còn mắng con tôi được à?
- Tôi bán hàng ở đấy từ đời nào rồi, có làm sao đâu, tự dưng thằng con ông ở đâu đến phá hàng của tôi.
- Trẻ con nó cần chỗ chơi. Bà là người lớn đi cướp đất của trẻ con mà không biết xấu hổ à?
- Siii… Trẻ con nhà ông cần được chơi nhưng trẻ con nhà tôi cũng cần được ăn. Cả nhà tôi chỉ trông vào hàng phở này đấy.
Biết là đôi co với con mụ này chỉ tổ phí lời, Quang quay đi không ngớt lầm bầm chửi rủa. Anh nhẹ nhàng bảo con:
- Bố sẽ mua cho con quả bóng mới nhé.
- Vâng.
Thằng bé đã khô lệ.
- Thôi con lên xe đi.
- Bố Quang ơi.
- Gì hả con?
- Con muốn chôn quả bóng?
Anh nghĩ một giây rồi bảo con:
- Bố sẽ đưa con đi chôn bóng nhé.
Hai bố con ra bãi sông Hồng. Quang giúp bé Duy đắp một gò đất làm mộ cho trái bóng rồi cắm ba nén hương. Nhìn thằng bé chắp tay lầm rầm khấn vái, một giọt nước mắt của Quang ứa ra. Anh như muốn hét lên với dòng sông:
- Tại sao không để cho thằng bé có một sân bóng?
Mấy tháng sau, Duy lại tìm được một sân bóng mới thay cho cái ngõ bé tẹo nhà nó chỉ đá được một mình. Đó là một bãi đất rộng người ta trải sẵn cát để chuẩn bị xây nhà trong vài năm tới. Sân bóng như một sân bóng đá bãi biển, cát nhấp nhô và mỗi bước chạy chân đều ngập trong cát. Chiều nào nó cũng chạy ra chơi bóng ở đó. Niềm đam mê cứ cuốn thằng bé vào những vòng xoáy bi kịch. Một hôm nó ôm trái bóng về nhà mặt trắng bệch vì sợ hãi. Mẹ nó gặng hỏi mãi nó mới nói là dẫm phải mảnh xi lanh trong sân bóng. Lúc này thì đến lượt hai vợ chồng Quang tím mặt.
- Con sẽ bị Siđa phải không?
- Không đâu. Con sẽ không bị siđa đâu- Quang run run trả lời, trong lòng tràn ngập nỗi sợ hãi, lởn vởn trong đầu anh ý nghĩ Duy bị nhiễm căn bệnh chết người.
Nhưng vợ anh thì rú lên như mất trí:
- Ôi giời ơi con với cái. Bóng với bánh. Từ nay thì chừa nhé. Ôi giời ơi có khổ thân tôi chưa.
Cả nhà anh dắt díu nhau vào Xanh-pôn làm xét nghiệm máu cho thằng bé. Trong khoảng thời gian ba tuần chờ kết quả, hai vợ chồng lòng như lửa đốt. Anh thì đốt thuốc lá như một cái bếp lò đốt than còn chị thì đi khắp các chùa lễ bái cầu an cho đứa con độc nhất. Có lẽ trời phật thương xót cho gia đình anh ăn ở hiền lành mà mẫu xét nghiệm của Duy cho kết quả âm tính với virus HIV sau cả ba lần thử. Nhưng từ đó Duy bị mẹ cấm đá bóng. Cậu bé ngoan không hề phản đối, nó biết là nó đã khiến bố mẹ nó lo lắng biết nhường nào. Kể từ đó, Duy không còn là chú bé nhanh nhẹn yêu đời mà trở nên sống khép mình, hay trầm tư, suy nghĩ.
Hơn một năm sau, vào một ngày đẹp trời, Duy thấy trong lòng sảng khoái kì lạ, và niềm đam mê trái bóng lại mời gọi cậu bé. Cậu bèn bất chấp lệnh cấm, chạy tót ra sân bóng bãi biển với bọn trẻ con. Duy sung sướng vì lại được chuyền bóng, sút bóng và lại có được niềm vui khi ghi bàn. Cậu không ngờ trong cái ngày đẹp trời ấy lại có một nỗi bất hạnh khủng khiếp đến với mình. Khi trái bóng bị đá bay ra đường lớn, Duy chạy theo nhặt và bị một chiếc xe máy tông vào. Duy ngất đi và khi tỉnh dậy thì cái chân phải của cậu không bao giờ còn cử động được nữa. Cái chân phải sở hữu một khả năng tuyệt vời với trái bóng đã biến thành một khúc gỗ vô dụng. Nhưng Duy không khóc nữa. Những nỗi đau đớn trước đây đã làm cạn khô đôi mắt của cậu bé lớp năm. Người khóc nhiều nhất là mẹ Duy. Chị đau như đứt từng khúc ruột. Chẳng có một câu oán trách thằng bé không nghe lời mẹ, chị chỉ ôm lấy khuôn mặt thờ ơ của con mà khóc. Trong đầu Quang lại lởn vởn một tiếng hét xé toang bầu trời:
- Tại sao không để cho thằng bé có một sân bóng?
Từ khi ấy, Quang quyết định hành động. Anh phải làm gì đó để tặng cho Duy một sân bóng. Con người thờ ơ, ba phải ngày trước giờ đã biến mất hoàn toàn. Trong Quang giờ đây là một ngọn lửa cháy bỏng thôi thúc anh đạt được cái mục tiêu mà anh đặt ra. Nhưng làm sao để có một sân bóng trong thời điểm tấc đất tấc vàng này? Anh suy nghĩ và bắt đầu đặt bút viết đơn gửi lên Hội đồng nhân dân thành phố. Chẳng thấy hồi đáp, anh lại gửi đơn đi khắp nơi, từ phường, đến Quận rồi cả Hội kiến trúc sư Việt Nam nhưng có lẽ những lá đơn thống thiết của anh đã bị vứt vào sọt rác ngay từ ban đầu. Nếu họ chịu đọc những lời cầu xin của người cha bất hạnh thì chắc chắn sẽ có một sân bóng gần nhà anh mọc lên, thay cho bãi đất hoang của một xí nghiệp nhà nước hay một trường trung cấp công nghiệp dột nát chả ma nào học gần đó.
Sự im lặng của những nhà chức trách không làm Quang nản chí. Anh bắt đầu tham gia vào tổ dân phố và nhanh chóng được giữ chức tổ trưởng. Tiếng nói của anh đã bắt đầu có trọng lượng hơn. Anh cố thuyết phục mọi người về sự cần thiết phải có một sân bóng.
Mười hai năm sau...
Cuối cùng cái ngày ấy đã đến, cái ngày Quang tặng được cho cu Duy một sân bóng. Cô thiếu nữ trong tà áo dài duyên dáng bê cái khay đựng chiếc kéo vàng đưa đến trước mặt Quang. Anh cầm lấy chiếc kéo cắt tấm băng khánh thành sân bóng mới. Hàng loạt ánh đèn flash loé lên. Phóng viên của các đài truyền hình lớn nhỏ đều đưa tin về lễ khánh thành tổ hợp sân bóng có một không hai này, tổ hợp sân bóng gồm mười sáu sân miễn phí cho trẻ em dưới mười sáu tuổi.
Sau buổi lễ hàng loạt chiếc micro chĩa về phía Quang hỏi. Anh đáp gọn lỏn:
- Trẻ em cần phải có sân bóng.
Đôi mắt anh lấp lánh ánh tự hào. Giờ đây anh là phó chủ tịch hội đồng nhân dân thành phố, có thể ngẩng mặt với thiên hạ. Và hơn hết anh đã thực hiện được lời hứa với đứa con của anh. Anh đến chỗ người vợ, ôm ghì lấy chị. Anh gỡ cặp kính ra nhét vào túi. Rồi anh khóc… khóc nấc lên… khóc như đứa con anh đêm nào đã khóc cho ước mơ tan vỡ. Chị vỗ vai anh an ủi:
- Con nó ở trên thiên đường chắc sẽ vui lắm anh ạ.
- Con ơi…Duy ơi…
Anh rên rỉ. Khuôn mặt lấm lem với nụ cười toe toét hiện rõ mồn một trong tâm trí anh. Những kỉ niệm về đứa con đã mất lại ùa về. Ngày Duy bị tai nạn câu đầu tiên nó nói với bố là:
- Con sẽ không thể chơi bóng nữa phải không bố?
- Không, con sẽ khỏi. Nhất định con sẽ lại chơi bóng. Bố sẽ không cấm con chơi bóng nữa- anh cười tin tưởng.
Nhưng đó chỉ là lời nói dối. Cái chân phải của Duy mãi mãi không khỏi. Duy chìm trong u uất, chán nản. Cậu bé sống được thêm sáu năm thì mất. Trước khi lìa đời, Duy nói với bố:
- Con muốn mọi đứa trẻ đều được chơi bóng bố ạ.
Đó là lời nói cuối cùng của cậu, mong ước cuối cùng của cậu. Cậu ra đi với khuôn mặt thanh thản. Câu chuyện cảm động của Duy đã khiến Quang thuyết phục được một nhà hảo tâm tài trợ tiền xây sân bóng này, sân bóng mang tên cậu bé đã gắn cả cuộc đời ngắn ngủi của mình với trái bóng tròn…
Cái chết của cậu đã gieo mầm sống cho ước mơ của hàng ngàn trẻ em khác…
Hết
Quang là một hình mẫu công chức điển hình mà bạn có thể tìm thấy ở bất cứ cơ quan Nhà nước nào. Hơn ba mươi tuổi anh đã yên phận với vị trí của mình, tránh xa những chuyện thị phi, chia bè kéo cánh của những người khác. Đằng sau cặp kính cận, đôi mắt anh thờ ơ với mọi sự trên đời. Trên đường nếu gặp người bị ngã xe, anh sẽ giả vờ không nhìn thấy và đi tiếp như chẳng hề có gì xảy ra. Ở cơ quan cũng vậy, anh ưng thuận mọi chuyện mà sếp đề ra, miễn sao chuyện ấy không gây tổn hại cho anh. Sếp thường hỏi anh thế này:
- Thế nào Quang, cậu thấy ý kiến của mình thế nào?
Và Quang sẽ trả lời thế này:
- À... ừm… Vâng, em thì không vấn đề gì.
Anh hiền lành, được đồng nghiệp yêu mến và chẳng phải là hòn đá đứng cản đường thăng tiến của ai nên đường sự nghiệp của anh chẳng có gì gập ghềnh khúc khuỷu, nó cứ bằng phẳng như đường quốc lộ vậy. Mối quan tâm duy nhất của anh lúc này là gia đình, tổ ấm của anh, một người vợ đảm và một đứa con ngoan. Anh yêu thằng bé hết mực và tình yêu thương của anh cũng được đền đáp. Cu Duy tỏ ra là một đứa trẻ thông minh, nhanh nhẹn và luôn nghe lời cha mẹ. Phải cái là nó hơi nghịch ngợm nhưng tuổi nó đứa nào chả nghịch, nên dù thỉnh thoảng nó đá bóng làm rơi cái đồng hồ treo tường hay làm bể cái lọ hoa, Quang cũng chỉ khuyên bảo nhẹ nhàng mà không trách phạt nó. Anh thấy những trò nghịch ngợm của nó cũng làm cho căn nhà rộn ràng hơn, chỉ cần một ngày thiếu tiếng cười nói của nó là căn nhà hiu quạnh đi bao nhiêu, anh và vợ thì sống với nhau hơn chục năm rồi nên cũng chẳng có nhiều chuyện để nói với nhau. Và sau một ngày lên chơi nhà bác đứa bé quay về là tiếng cười nói của trẻ thơ lại thổi làn nắng mai từ những cánh đồng bát ngát miền thảo nguyên bao la vào ngôi nhà nhỏ. Có lẽ đối với Quang, cu Duy là mục đích sống của anh, tương lai của nó cũng là tương lai của anh. Một đứa bé thông minh, lanh lợi như nó chắc chắn sau này sẽ làm được những việc lớn lao mà anh chưa làm được. Anh ngắm khuôn mặt hồn nhiên của nó, tưởng tượng đến giây phút nó khoác trên mình bộ quần áo cử nhân cười rạng rỡ đứng trên bục nhận tấm bằng đại học, đến giây phút nó mặc bộ com-lê thắt ca-vát sang trọng nhận những tràng vỗ tay và những lời chúc tụng của các nhân viên trong ngày nó nhậm chức giám đốc, đến giây phút lễ cưới của nó với một người vợ xinh đẹp dịu hiền như mẹ nó, nghĩ đến đấy anh phải gỡ kính lau một giọt nước mắt ứa ra. Đứa bé thấy bố nó như thế ngạc nhiên hỏi:
- Bố Quang làm sao thế?
- À, có hạt bụi rơi vào mắt bố con ạ.
Cu Duy rất thích chơi đá bóng. Nó dính với quả bóng ở bất cứ nơi nào, chơi bóng ở trường, chơi bóng trong ngõ, chơi bóng trong nhà, thậm chí chơi cả ở cầu thang khu tập thể nhà bác. Quang ủng hộ sở thích của con vì chơi thể thao là một điều rất đáng khuyến khích, vừa tốt cho sức khoẻ lại vừa tránh được những trò vô bổ khác, như thằng Việt Anh nhà bà Tuất hàng xóm nổi tiếng là hay lấy trộm tiền nhà nướng vào hàng điện tử. Nhà Quang nằm trong ngõ bé tí cứ chốc chốc lại có xe máy xe đạp đi qua nên anh hay đưa cu Duy lên nhà bác ở khu tập thể Giảng Võ chơi. Ở đó có một cái sân rất rộng, thanh niên và trẻ con chia thành nhiều sân để chơi bóng. Cứ nhìn thấy nụ cười toe toét trên khuôn mặt lấm lem đầy đất và mồ hôi của thằng bé mỗi khi đón nó sau một trận bóng là Quang lại thấy như có một nốt nhạc vui tươi vừa cất lên trong bản nhạc cuộc đời anh.
- Bố Quang, hôm nay con lại ghi được hai bàn đấy.
- Con của bố giỏi thật nhỉ.
- Trung bình mỗi trận con phải ghi được một bàn rưỡi cơ đấy.
- Thế cơ à? Thế thì giỏi gần bằng cầu thủ chuyên nghiệp nhỉ.
- Mai sau con cũng sẽ làm cầu thủ chuyên nghiệp đấy- thằng bé cười toe toét.
- Ừ, nhất định rồi.
Anh nghĩ đó cũng chỉ là mơ ước viển vông của một đứa trẻ, cứ để cho nó mơ ước, rồi thời gian dần dần sẽ khiến nó thay đổi suy nghĩ. Anh muốn con mình sau này trở thành một giám đốc, một bộ trưởng, đại khái là một chức vụ khiến nó khi hội ngộ một người bạn cũ nhiều năm không gặp có thể tự hào giới thiệu về mình và khi người bạn ngạc nhiên về cái chức vụ ấy thì nó sẽ nói một câu khiêm tốn thế này: “Cái địa vị của tôi trông oai thế thôi mà cũng chả ăn thua gì đâu, phải như anh X(hay Y,Z gì đó) mới đáng nể…”. À nhưng bây giờ thì hãy cứ để nó ôm lấy ước mơ trở thành một cầu thủ bóng đá, cũng chẳng hại gì.
Duy mới học lớp ba mà đã có thể chơi bóng ngang ngửa với một nam sinh lớp mười bởi nó nhanh nhẹn và có một đôi chân khéo léo. Bởi thế chẳng có gì ngạc nhiên khi Duy được nhận vào đội tuyển trường đá cùng toàn các anh lớp năm. Thằng bé háo hức lắm làm Quang cũng vui lây. Cứ mỗi hôm nó đá anh lại đèo Duy lên sân Quán Thánh, đứng xem từ đầu đến cuối, mừng rỡ khi thấy nụ cười rạng ngời của chiến thắng nở trên môi thằng bé.
- Bố có thấy quả con ghi bàn không.
- Có. Giỏi lắm. Uống nước đi này. Hôm nay bố sẽ thưởng con một chầu kem.
- Dzê. Hoan hô bố Quang.
Nhưng cứ thêm một lần đứa bé nở nụ cười chiến thắng, Quang không ngờ nó đang bước gần hơn tới nỗi đau khổ lớn đầu tiên trong đời. Anh cứ nghĩ đó chỉ là một trò chơi như bao trò chơi khác nhưng đối với đứa trẻ, điều đó gắn với một ước mơ, thứ cả đời sẽ đeo lấy bạn, thứ khiến bạn phải rơi nước mắt khi đạt được và cũng rơi nước mắt khi phải từ bỏ để chạy theo thực tế phũ phàng. Đội bóng trường Duy giành chức vô địch thành phố và cu Duy được gọi vào đội tuyển bóng đá học sinh Hà Nội tham dự Hội khoẻ Phù Đổng ở Đồng Tháp vào năm sau, và người ta còn hứa sẽ cho nó vào tuyển nhi đồng Hà Nội tập ở Sóc Sơn. Nhưng khi nó khoe với bố mẹ cái tin đấy thì mẹ nó gạt phắt:
- Không, con phải tập trung vào học. Không có bóng banh gì cả.
Thằng bé nài nỉ mãi nhưng không làm lay chuyển được ý chí của người mẹ. Người phụ nữ bình thường chẳng tiếc con cái gì nhưng hôm nay bỗng trở nên sắt đá lạ thường. Cu Duy ngạc nhiên vô cùng, cứ ngỡ mẹ sẽ vui mừng chia vui với nó. Nó chỉ quen với ánh mắt dịu hiền của mẹ nhìn nó chứ chưa bao giờ thấy ánh mắt đanh lại như thế trên khuôn mặt mẹ. Nó lại nhìn bố với ánh mắt van xin nhưng bố nó cũng quay đi tránh ánh mắt của nó. Cả ngày hôm sau thằng bé thẫn thờ chẳng còn sức sống như mọi ngày, nó chẳng chịu ăn uống gì, sáng tỉnh dậy cái gối ướt đầm nước mắt của nó.
Quang xót con bèn rụt rè nói với vợ:
- Hay mình cứ cho nó đi đá bóng…
- Em bảo không là không. Mình chiều quá nó sẽ hư đấy. Nó phải biết việc nào là việc chính, không phải cái gì muốn cũng được.
Anh chỉ biết thở dài. Anh hiểu chị thương con cũng chẳng kém gì anh và chị chỉ muốn tốt cho con mà thôi. Bóng đá chỉ nên là một trò chơi chứ không thể là cái nghiệp cho một đứa trẻ con nhà lành. Vào cái giới toàn những thành phần phức tạp ấy Duy sẽ dễ dàng bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội, vả lại nó sẽ sống thế nào với đồng lương cầu thủ còm cõi ăn còn chẳng đủ, rồi sau này khi ba mươi tuổi chia tay với nghề nó sẽ chẳng tìm được một chỗ làm tử tế, rồi đến năm mươi tuổi nó sẽ hối hận với con đường mình đã chọn, sẽ nhìn những người bạn cũ thành đạt với cõi lòng cay đắng, nhục nhã, nó sẽ trách cha mẹ đã chẳng can ngăn mình từ đầu. Vậy là dù không muốn nhưng điều tốt nhất Quang có thể làm cho con bây giờ là giày xéo cái mầm cây ước mơ mới nhú của thằng bé, thà để nó đau khổ từ sớm còn hơn là để đến sau này khi đã quá muộn. Nghĩ tròn vẹn như thế nên Quang thuận theo ý vợ. Đúng như bố mẹ nó dự đoán, thời gian là liều thuốc chữa lành vết thương của thằng bé. Chỉ ba ngày sau, nó đã lại nghịch ngợm như mọi ngày, dù kể từ đó về sau nó không còn chia sẻ với bố mẹ mọi niềm vui nỗi buồn nữa. Nó đã bắt đầu giữ trong lòng những tâm sự riêng của mình.
Quả bóng lại cuốn nó vào những niềm vui bất tận, những trận đấu làm nó nguôi ngoai nỗi buồn không được dự Hội Khoẻ. Nhưng rồi một ngày, những nụ cười toe toét trên môi nó vụt tắt. Người ta phá cái sân bóng của nó để xây trường thể thao 10-10. Hỡi ôi, điều đó có nghĩa là trong vài ba năm tới sẽ chẳng có sân bóng nào trên mảnh đất ấy, và nếu cái trường thể thao ấy không bị chậm tiến độ năm mười năm như hàng ngàn công trình xây dựng khác thì trời biết được có đến lượt nó được sử dụng cái sân đá bóng của trường thể thao không. Trái tim thằng bé lại một lần nữa chảy máu. Quang ôm lấy thằng bé dỗ dành. Anh đưa nó lên Tràng Tiền ăn kem, rồi hai bố con cùng nhau đi dạo quanh hồ. Anh mua cho nó một con tò he Tôn Ngộ Không. Những thứ ấy khiến thằng bé tạm quên đi nỗi buồn, nó lại cười nói rộn ràng. Nhưng có trời mới biết, vết thương trong lòng nó đã mưng mủ đến mức nào…
Dù sao thì người lớn cũng chẳng ngăn được cu Duy gắn bó với trái bóng. Ở đằng sau khu tập thể nhà bác nó ở Giảng Võ có một khu sân chơi trẻ em, dù lát xi măng và bị chia hẹp bởi những hàng cây, bị lấn chiếm bởi những hàng quán nhưng bọn trẻ vẫn kiếm được một mảnh nho nhỏ để đá gôn tôm. Quang lại được thấy nụ cười toe toét trên khuôn mặt lấm lem của cu Duy, anh cũng thấy nhẹ lòng. Nhưng rồi một ngày đến đón con, thay cho nụ cười rạng rỡ, anh thấy mắt nó đỏ hoe, tiếng nói nghẹn lại trong cổ họng. Trên tay nó là quả bóng bị băm vằm, giờ chỉ còn là một thứ hình thù bèo nhèo ẽo uột. Lắng nghe những lời nói rời rạc, bị chen ngang bởi những tiếng nấc nghẹn ngào của thằng bé, anh mới hiểu được câu chuyện. Thì ra một đứa trong đám trẻ con đá quả bóng trúng vào hàng phở gần đấy, cái quán đã chiếm một phần không nhỏ diện tích của cái nơi đáng lẽ phải dành cho bọn trẻ. Cu Duy đến xin quả bóng thì bà hàng phở cáu tiết xả cho nó một trận rồi lấy con dao phay băm vằm quả bóng đã làm vỡ mấy cái bát của bà.
- Cho mày chết! Cho mày chết! Xem lần sau còn phá hàng của bà được không- những tiếng nói ấy cứ ám ảnh mãi trong đầu thằng bé.
Quang giận tím mặt. Anh đi tìm ngay bà hàng phở để hỏi cho ra nhẽ. Cái tính xuề xoà, ngại va chạm của anh bỗng đâu bay biến. Cái con người khúm na khúm núm mọi khi vụt biến thành một người cha mạnh mẽ, dù trước mặt anh là bà hàng phở to béo vạm vỡ, mặt núc đầy bởi những tảng mỡ như một con chó ngao hung tợn.
- Sao bà dám phá hỏng bóng con tôi?
- A, thằng con mất dạy đấy là của ông à. Nó làm vỡ bát của tôi thì tôi băm nát bóng của nó. Làm sao?
- Bà chiếm sân chơi của chúng nó mà còn mắng con tôi được à?
- Tôi bán hàng ở đấy từ đời nào rồi, có làm sao đâu, tự dưng thằng con ông ở đâu đến phá hàng của tôi.
- Trẻ con nó cần chỗ chơi. Bà là người lớn đi cướp đất của trẻ con mà không biết xấu hổ à?
- Siii… Trẻ con nhà ông cần được chơi nhưng trẻ con nhà tôi cũng cần được ăn. Cả nhà tôi chỉ trông vào hàng phở này đấy.
Biết là đôi co với con mụ này chỉ tổ phí lời, Quang quay đi không ngớt lầm bầm chửi rủa. Anh nhẹ nhàng bảo con:
- Bố sẽ mua cho con quả bóng mới nhé.
- Vâng.
Thằng bé đã khô lệ.
- Thôi con lên xe đi.
- Bố Quang ơi.
- Gì hả con?
- Con muốn chôn quả bóng?
Anh nghĩ một giây rồi bảo con:
- Bố sẽ đưa con đi chôn bóng nhé.
Hai bố con ra bãi sông Hồng. Quang giúp bé Duy đắp một gò đất làm mộ cho trái bóng rồi cắm ba nén hương. Nhìn thằng bé chắp tay lầm rầm khấn vái, một giọt nước mắt của Quang ứa ra. Anh như muốn hét lên với dòng sông:
- Tại sao không để cho thằng bé có một sân bóng?
Mấy tháng sau, Duy lại tìm được một sân bóng mới thay cho cái ngõ bé tẹo nhà nó chỉ đá được một mình. Đó là một bãi đất rộng người ta trải sẵn cát để chuẩn bị xây nhà trong vài năm tới. Sân bóng như một sân bóng đá bãi biển, cát nhấp nhô và mỗi bước chạy chân đều ngập trong cát. Chiều nào nó cũng chạy ra chơi bóng ở đó. Niềm đam mê cứ cuốn thằng bé vào những vòng xoáy bi kịch. Một hôm nó ôm trái bóng về nhà mặt trắng bệch vì sợ hãi. Mẹ nó gặng hỏi mãi nó mới nói là dẫm phải mảnh xi lanh trong sân bóng. Lúc này thì đến lượt hai vợ chồng Quang tím mặt.
- Con sẽ bị Siđa phải không?
- Không đâu. Con sẽ không bị siđa đâu- Quang run run trả lời, trong lòng tràn ngập nỗi sợ hãi, lởn vởn trong đầu anh ý nghĩ Duy bị nhiễm căn bệnh chết người.
Nhưng vợ anh thì rú lên như mất trí:
- Ôi giời ơi con với cái. Bóng với bánh. Từ nay thì chừa nhé. Ôi giời ơi có khổ thân tôi chưa.
Cả nhà anh dắt díu nhau vào Xanh-pôn làm xét nghiệm máu cho thằng bé. Trong khoảng thời gian ba tuần chờ kết quả, hai vợ chồng lòng như lửa đốt. Anh thì đốt thuốc lá như một cái bếp lò đốt than còn chị thì đi khắp các chùa lễ bái cầu an cho đứa con độc nhất. Có lẽ trời phật thương xót cho gia đình anh ăn ở hiền lành mà mẫu xét nghiệm của Duy cho kết quả âm tính với virus HIV sau cả ba lần thử. Nhưng từ đó Duy bị mẹ cấm đá bóng. Cậu bé ngoan không hề phản đối, nó biết là nó đã khiến bố mẹ nó lo lắng biết nhường nào. Kể từ đó, Duy không còn là chú bé nhanh nhẹn yêu đời mà trở nên sống khép mình, hay trầm tư, suy nghĩ.
Hơn một năm sau, vào một ngày đẹp trời, Duy thấy trong lòng sảng khoái kì lạ, và niềm đam mê trái bóng lại mời gọi cậu bé. Cậu bèn bất chấp lệnh cấm, chạy tót ra sân bóng bãi biển với bọn trẻ con. Duy sung sướng vì lại được chuyền bóng, sút bóng và lại có được niềm vui khi ghi bàn. Cậu không ngờ trong cái ngày đẹp trời ấy lại có một nỗi bất hạnh khủng khiếp đến với mình. Khi trái bóng bị đá bay ra đường lớn, Duy chạy theo nhặt và bị một chiếc xe máy tông vào. Duy ngất đi và khi tỉnh dậy thì cái chân phải của cậu không bao giờ còn cử động được nữa. Cái chân phải sở hữu một khả năng tuyệt vời với trái bóng đã biến thành một khúc gỗ vô dụng. Nhưng Duy không khóc nữa. Những nỗi đau đớn trước đây đã làm cạn khô đôi mắt của cậu bé lớp năm. Người khóc nhiều nhất là mẹ Duy. Chị đau như đứt từng khúc ruột. Chẳng có một câu oán trách thằng bé không nghe lời mẹ, chị chỉ ôm lấy khuôn mặt thờ ơ của con mà khóc. Trong đầu Quang lại lởn vởn một tiếng hét xé toang bầu trời:
- Tại sao không để cho thằng bé có một sân bóng?
Từ khi ấy, Quang quyết định hành động. Anh phải làm gì đó để tặng cho Duy một sân bóng. Con người thờ ơ, ba phải ngày trước giờ đã biến mất hoàn toàn. Trong Quang giờ đây là một ngọn lửa cháy bỏng thôi thúc anh đạt được cái mục tiêu mà anh đặt ra. Nhưng làm sao để có một sân bóng trong thời điểm tấc đất tấc vàng này? Anh suy nghĩ và bắt đầu đặt bút viết đơn gửi lên Hội đồng nhân dân thành phố. Chẳng thấy hồi đáp, anh lại gửi đơn đi khắp nơi, từ phường, đến Quận rồi cả Hội kiến trúc sư Việt Nam nhưng có lẽ những lá đơn thống thiết của anh đã bị vứt vào sọt rác ngay từ ban đầu. Nếu họ chịu đọc những lời cầu xin của người cha bất hạnh thì chắc chắn sẽ có một sân bóng gần nhà anh mọc lên, thay cho bãi đất hoang của một xí nghiệp nhà nước hay một trường trung cấp công nghiệp dột nát chả ma nào học gần đó.
Sự im lặng của những nhà chức trách không làm Quang nản chí. Anh bắt đầu tham gia vào tổ dân phố và nhanh chóng được giữ chức tổ trưởng. Tiếng nói của anh đã bắt đầu có trọng lượng hơn. Anh cố thuyết phục mọi người về sự cần thiết phải có một sân bóng.
Mười hai năm sau...
Cuối cùng cái ngày ấy đã đến, cái ngày Quang tặng được cho cu Duy một sân bóng. Cô thiếu nữ trong tà áo dài duyên dáng bê cái khay đựng chiếc kéo vàng đưa đến trước mặt Quang. Anh cầm lấy chiếc kéo cắt tấm băng khánh thành sân bóng mới. Hàng loạt ánh đèn flash loé lên. Phóng viên của các đài truyền hình lớn nhỏ đều đưa tin về lễ khánh thành tổ hợp sân bóng có một không hai này, tổ hợp sân bóng gồm mười sáu sân miễn phí cho trẻ em dưới mười sáu tuổi.
Sau buổi lễ hàng loạt chiếc micro chĩa về phía Quang hỏi. Anh đáp gọn lỏn:
- Trẻ em cần phải có sân bóng.
Đôi mắt anh lấp lánh ánh tự hào. Giờ đây anh là phó chủ tịch hội đồng nhân dân thành phố, có thể ngẩng mặt với thiên hạ. Và hơn hết anh đã thực hiện được lời hứa với đứa con của anh. Anh đến chỗ người vợ, ôm ghì lấy chị. Anh gỡ cặp kính ra nhét vào túi. Rồi anh khóc… khóc nấc lên… khóc như đứa con anh đêm nào đã khóc cho ước mơ tan vỡ. Chị vỗ vai anh an ủi:
- Con nó ở trên thiên đường chắc sẽ vui lắm anh ạ.
- Con ơi…Duy ơi…
Anh rên rỉ. Khuôn mặt lấm lem với nụ cười toe toét hiện rõ mồn một trong tâm trí anh. Những kỉ niệm về đứa con đã mất lại ùa về. Ngày Duy bị tai nạn câu đầu tiên nó nói với bố là:
- Con sẽ không thể chơi bóng nữa phải không bố?
- Không, con sẽ khỏi. Nhất định con sẽ lại chơi bóng. Bố sẽ không cấm con chơi bóng nữa- anh cười tin tưởng.
Nhưng đó chỉ là lời nói dối. Cái chân phải của Duy mãi mãi không khỏi. Duy chìm trong u uất, chán nản. Cậu bé sống được thêm sáu năm thì mất. Trước khi lìa đời, Duy nói với bố:
- Con muốn mọi đứa trẻ đều được chơi bóng bố ạ.
Đó là lời nói cuối cùng của cậu, mong ước cuối cùng của cậu. Cậu ra đi với khuôn mặt thanh thản. Câu chuyện cảm động của Duy đã khiến Quang thuyết phục được một nhà hảo tâm tài trợ tiền xây sân bóng này, sân bóng mang tên cậu bé đã gắn cả cuộc đời ngắn ngủi của mình với trái bóng tròn…
Cái chết của cậu đã gieo mầm sống cho ước mơ của hàng ngàn trẻ em khác…
Hết