watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Muôn mảnh cuộc đời-Sân đình và hàng net - tác giả Tùy Phong Tùy Phong

Tùy Phong

Sân đình và hàng net

Tác giả: Tùy Phong

Tôi bước chân ra khỏi cửa. Tôi muốn đi dạo một vòng để hưởng khí trời. Tôi đã ngủ một mạch từ đêm qua cho đến bốn giờ chiều nay, hậu quả của một chuyến bay dài và việc chưa quen múi giờ. Cứ mỗi bước chân trên mảnh đất quê hương lại khiến lòng tôi xao xuyến lạ lùng. Buồn cười nhỉ! Hồi trước thì chẳng cảm thấy gì đâu, thậm chí tôi còn nôn nóng muốn được xa cái mảnh đất đầy bất cập này, vậy mà khi thật sự xa nó mới thấy ý nghĩa của hai chữ “quê hương”. Chỉ một tiếng lá rơi cũng làm tôi nghĩ thế này: “À! Tiếng lá Việt Nam rơi cũng thật đặc biệt nhỉ, chẳng có nơi nào như thế đâu”. Tôi lấy chiếc xe đạp của thằng Ti em tôi dạo một vòng phố phường Hà Nội. Tôi không ngờ chỉ nửa tiếng đạp xe thôi mà mình đã khám phá được bao nhiêu điều thú vị. Tôi đã đi khắp châu Âu nhưng luôn thấy thiếu một cái gì đó, thực tế là tôi không ý thức được cái thiếu sót ấy nhưng ngày qua ngày trong mơ hồ tôi biết có một điều gì đó không trọn vẹn. Thì đây, đến hôm nay tôi đã khám phá ra điều đó. Đó là cảm giác đi trên đường phố Việt Nam. Những con đường ở châu Âu quá bằng phẳng, không được gập ghềnh chông gai như ở Việt Nam, chỉ cần một giây lơ đễnh bạn có thể vấp ngay một ổ gà hay đụng ngay một người băng qua đường sai chỗ. Phóng xe trên phố phường Hà Nội thú vị như thế đấy. Nó khác hẳn việc ngồi gà gật trên những chuyến tàu điện ngầm êm ru tẻ ngắt. Không, tôi thích thật lòng đấy, không phải nói mỉa đâu. Trước đây tôi chán nản bao nhiêu với những con đường đào lên lấp xuống ấy thì giờ đây tôi hào hứng với chúng bấy nhiêu. Một điều ngộ nghĩnh khác là bây giờ ai cũng đội mũ bảo hiểm. Hồi chưa xuất ngoại nếu người ta tuyên truyền đội mũ bảo hiểm thì tôi sẽ gật gù ủng hộ lắm vì như thế mới là văn minh tiến bộ bởi bên Tây ai đi mô tô cũng đội hết mà. Ấy thế mà bây giờ tôi thấy nó kì kì sao ấy. Người Tây toàn đi xe môtô phân khối lớn, phóng như bay trên những con đường rộng rãi còn bên mình đi mua tờ báo năm mươi mét với vận tốc hai mươi cây số giờ cũng phải đội mũ lên, rồi đi đâu cũng kè kè cái mũ. Tôi hơi nuối tiếc cho cái Hà Nội ngày xưa, tiếc cho những mái tóc mơ mộng không còn được tung bay trong gió…
Có đi nhiều người ta mới trở nên rộng lượng hơn, mới dễ chấp nhận những cái khác biệt. Tôi đã từng thấy những cô “công nhân tình dục” già hoắc xấu xí uốn éo mơi khách sau những tấm cửa kính ở khu phố đèn đỏ của Hà Lan, đã biết bài học qua đường nhìn bên trái trước không thể áp dụng được ở Anh, đã thử một ngày sống theo qui tắc ăn chay Ramadan của người Hồi giáo, đã được chiêm ngưỡng bộ mặt thật xù xì của băng tuyết xứ lạnh. So với những điều kì lạ tôi đã từng được thấy thì những thứ lạ kì ở Hà Nội thật chẳng có gì đáng xấu hổ như tôi từng nghĩ. Này nhé, ở London hai năm trời tôi mới biết cái sân vận động Stamford Bridge của câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng Chelsea bên ngoài trông xấu hơn sân Hàng Đẫy, còn cung điện Buckingham thì không thể nào bì kịp với Phủ chủ tịch.
Vừa đạp xe tôi vừa tiếp tục suy nghĩ. Quả thật tới London là một quyết định đúng đắn nhất trong đời tôi. Có thế tôi mới được ngắm, được sờ, được ngửi hương vị của những địa danh đã đi vào huyền thoại. Tôi không quên được cái cảm giác lần đầu đứng trước tháp đồng hồ Big Ben sừng sững, những kết cấu cơ học của nó dưới bàn tay kiến tạo của người Thuỵ Sĩ chính xác chẳng kém gì một chiếc đồng hồ điện tử. Tháp đồng hồ gắn liền với toà nhà quốc hội Anh cổ kính nằm bên bở sông Thames hiền hoà. Tôi không quên được lần ngồi trên vòng quay khổng lồ London Eye để cả London chỉ còn thu gọn trong tầm mắt. Tôi nhớ cuộc gặp gỡ thú vị với vị thám tử Sherlock Holmes trứ danh bằng tượng trên phố Baker, nhớ cảm giác phấn khích khi đứng dưới mái vòm tráng lệ của viện bảo tàng Anh và cơn rùng mình không biết do khiếp sợ hay mê mẩn trước một xác ướp Ai Cập thứ thiệt ở đó. Tôi thích tản bộ trên cây cầu nổi tiếng London Bridge hoà mình vào dòng người đa sắc tộc trên cây cầu, hay chỉ đơn giản ngồi một mình trên bãi cỏ St James Park, công viên thánh James, ngắm những chú thiên nga lông trắng muốt chậm rãi lướt trên mặt nước và những cánh chim đập chỉ cách mặt hồ vài thước.
Bỗng nhiên tôi sững lại. Trước mặt tôi là đình làng. Đập vào mắt tôi là hai cây cột đình oai nghiêm trên đỉnh tạc hình bông sen chúm nụ. Hai cây cột đình mang thứ màu trắng xỉn của thời gian như hai người lính gác cần mẫn hàng trăm năm chẳng hề ngơi nghỉ. Trên hai cây cột khắc những dòng chữ Hán mà tôi đoán là hai câu của một vế đối. Bước qua cổng đình, tôi như bước qua thực tại để trở về quá khứ. Sân đình gắn với những kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi. Hồi ấy hai nơi tôi thích nhất là sân đình và ao làng. Ao làng gắn với những chiều đi theo xem các anh lớn câu cá. Những chiếc cần câu chỉ làm từ cành cây và sợi chỉ vậy mà những chú cá nhỏ cứ thi nhau chui vào xô khiến tôi thích thú vô cùng. Cái ao giờ đã bị lấp để xây nhà, chỉ còn sân đình. Ngày bé sân đình đối với tôi là một cái gì đó lớn lao lắm, tưởng như nó là nơi to nhất quả đất rồi. Vậy mà bây giờ khi bước vào tôi ngỡ ngàng sao nó quá nhỏ. Phải chăng người ta đã thu hẹp cái sân đình này lại? Phải mất vài giây tôi mới nghĩ ra là sân đình vẫn vậy, chỉ có điều tôi đã to ra mà thôi. Đúng rồi, tôi đã lớn mất rồi, đã đi khắp thế giới, đã được chứng kiến cái kì vĩ của Thiên An Môn cũng như cái tráng lệ của Khải Hoàn Môn. Vậy mà trong kí ức của tôi, sân đình vẫn là to nhất quả đất. Tôi nhớ những người bạn thời thơ ấu: thằng Hiếu “pêđê”, thằng Tài, thằng Hưng, thằng Đời. Lũ nhóc chúng tôi chiều chiều ra chơi ném lon. Tôi là đứa lành nhất trong cái hội tinh ranh quỉ quyệt ấy nên suốt ngày bị hầm. Nhiều lúc ấm ức vì bị bọn nó chơi ăn gian tôi nước mắt rơm rớm giận dỗi quay về thề không bao giờ chơi nữa. Ấy vậy mà chỉ chiều hôm sau tôi lại lon ton vác đôi dép tổ ong của mình ra thi ném lon. Buổi tối lũ trẻ trong làng lại tụ tập ở sân đình lập hội chơi trốn tìm. Có một lần tôi trốn vào một lùm cây là ổ của một bầy kiến lửa hung tợn, tôi bị đốt đau quá khóc ré lên chạy về nhà vứt cả dép ở lại. Ôi tuổi thơ, sẽ chẳng còn quay trở lại được nữa!
Bây giờ tôi mới chợt nhận ra là sân đình vắng bóng trẻ con. Bọn chúng đi đâu hết rồi nhỉ? Tôi chẳng phải chờ đợi lâu để tìm ra câu trả lời. Từ một quán net gần đó vọng ra tiếng của trò Counter strike: “Fire in the hole!!!”
Rồi sau đó là tiếng một đứa trẻ con:
- Con mẹ mày. Biết tài ông chưa. Buôn cho quả lựu chết nhăn răng.
Hết



Tôi bước chân ra khỏi cửa. Tôi muốn đi dạo một vòng để hưởng khí trời. Tôi đã ngủ một mạch từ đêm qua cho đến bốn giờ chiều nay, hậu quả của một chuyến bay dài và việc chưa quen múi giờ. Cứ mỗi bước chân trên mảnh đất quê hương lại khiến lòng tôi xao xuyến lạ lùng. Buồn cười nhỉ! Hồi trước thì chẳng cảm thấy gì đâu, thậm chí tôi còn nôn nóng muốn được xa cái mảnh đất đầy bất cập này, vậy mà khi thật sự xa nó mới thấy ý nghĩa của hai chữ “quê hương”. Chỉ một tiếng lá rơi cũng làm tôi nghĩ thế này: “À! Tiếng lá Việt Nam rơi cũng thật đặc biệt nhỉ, chẳng có nơi nào như thế đâu”. Tôi lấy chiếc xe đạp của thằng Ti em tôi dạo một vòng phố phường Hà Nội. Tôi không ngờ chỉ nửa tiếng đạp xe thôi mà mình đã khám phá được bao nhiêu điều thú vị. Tôi đã đi khắp châu Âu nhưng luôn thấy thiếu một cái gì đó, thực tế là tôi không ý thức được cái thiếu sót ấy nhưng ngày qua ngày trong mơ hồ tôi biết có một điều gì đó không trọn vẹn. Thì đây, đến hôm nay tôi đã khám phá ra điều đó. Đó là cảm giác đi trên đường phố Việt Nam. Những con đường ở châu Âu quá bằng phẳng, không được gập ghềnh chông gai như ở Việt Nam, chỉ cần một giây lơ đễnh bạn có thể vấp ngay một ổ gà hay đụng ngay một người băng qua đường sai chỗ. Phóng xe trên phố phường Hà Nội thú vị như thế đấy. Nó khác hẳn việc ngồi gà gật trên những chuyến tàu điện ngầm êm ru tẻ ngắt. Không, tôi thích thật lòng đấy, không phải nói mỉa đâu. Trước đây tôi chán nản bao nhiêu với những con đường đào lên lấp xuống ấy thì giờ đây tôi hào hứng với chúng bấy nhiêu. Một điều ngộ nghĩnh khác là bây giờ ai cũng đội mũ bảo hiểm. Hồi chưa xuất ngoại nếu người ta tuyên truyền đội mũ bảo hiểm thì tôi sẽ gật gù ủng hộ lắm vì như thế mới là văn minh tiến bộ bởi bên Tây ai đi mô tô cũng đội hết mà. Ấy thế mà bây giờ tôi thấy nó kì kì sao ấy. Người Tây toàn đi xe môtô phân khối lớn, phóng như bay trên những con đường rộng rãi còn bên mình đi mua tờ báo năm mươi mét với vận tốc hai mươi cây số giờ cũng phải đội mũ lên, rồi đi đâu cũng kè kè cái mũ. Tôi hơi nuối tiếc cho cái Hà Nội ngày xưa, tiếc cho những mái tóc mơ mộng không còn được tung bay trong gió…
Có đi nhiều người ta mới trở nên rộng lượng hơn, mới dễ chấp nhận những cái khác biệt. Tôi đã từng thấy những cô “công nhân tình dục” già hoắc xấu xí uốn éo mơi khách sau những tấm cửa kính ở khu phố đèn đỏ của Hà Lan, đã biết bài học qua đường nhìn bên trái trước không thể áp dụng được ở Anh, đã thử một ngày sống theo qui tắc ăn chay Ramadan của người Hồi giáo, đã được chiêm ngưỡng bộ mặt thật xù xì của băng tuyết xứ lạnh. So với những điều kì lạ tôi đã từng được thấy thì những thứ lạ kì ở Hà Nội thật chẳng có gì đáng xấu hổ như tôi từng nghĩ. Này nhé, ở London hai năm trời tôi mới biết cái sân vận động Stamford Bridge của câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng Chelsea bên ngoài trông xấu hơn sân Hàng Đẫy, còn cung điện Buckingham thì không thể nào bì kịp với Phủ chủ tịch.
Vừa đạp xe tôi vừa tiếp tục suy nghĩ. Quả thật tới London là một quyết định đúng đắn nhất trong đời tôi. Có thế tôi mới được ngắm, được sờ, được ngửi hương vị của những địa danh đã đi vào huyền thoại. Tôi không quên được cái cảm giác lần đầu đứng trước tháp đồng hồ Big Ben sừng sững, những kết cấu cơ học của nó dưới bàn tay kiến tạo của người Thuỵ Sĩ chính xác chẳng kém gì một chiếc đồng hồ điện tử. Tháp đồng hồ gắn liền với toà nhà quốc hội Anh cổ kính nằm bên bở sông Thames hiền hoà. Tôi không quên được lần ngồi trên vòng quay khổng lồ London Eye để cả London chỉ còn thu gọn trong tầm mắt. Tôi nhớ cuộc gặp gỡ thú vị với vị thám tử Sherlock Holmes trứ danh bằng tượng trên phố Baker, nhớ cảm giác phấn khích khi đứng dưới mái vòm tráng lệ của viện bảo tàng Anh và cơn rùng mình không biết do khiếp sợ hay mê mẩn trước một xác ướp Ai Cập thứ thiệt ở đó. Tôi thích tản bộ trên cây cầu nổi tiếng London Bridge hoà mình vào dòng người đa sắc tộc trên cây cầu, hay chỉ đơn giản ngồi một mình trên bãi cỏ St James Park, công viên thánh James, ngắm những chú thiên nga lông trắng muốt chậm rãi lướt trên mặt nước và những cánh chim đập chỉ cách mặt hồ vài thước.
Bỗng nhiên tôi sững lại. Trước mặt tôi là đình làng. Đập vào mắt tôi là hai cây cột đình oai nghiêm trên đỉnh tạc hình bông sen chúm nụ. Hai cây cột đình mang thứ màu trắng xỉn của thời gian như hai người lính gác cần mẫn hàng trăm năm chẳng hề ngơi nghỉ. Trên hai cây cột khắc những dòng chữ Hán mà tôi đoán là hai câu của một vế đối. Bước qua cổng đình, tôi như bước qua thực tại để trở về quá khứ. Sân đình gắn với những kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi. Hồi ấy hai nơi tôi thích nhất là sân đình và ao làng. Ao làng gắn với những chiều đi theo xem các anh lớn câu cá. Những chiếc cần câu chỉ làm từ cành cây và sợi chỉ vậy mà những chú cá nhỏ cứ thi nhau chui vào xô khiến tôi thích thú vô cùng. Cái ao giờ đã bị lấp để xây nhà, chỉ còn sân đình. Ngày bé sân đình đối với tôi là một cái gì đó lớn lao lắm, tưởng như nó là nơi to nhất quả đất rồi. Vậy mà bây giờ khi bước vào tôi ngỡ ngàng sao nó quá nhỏ. Phải chăng người ta đã thu hẹp cái sân đình này lại? Phải mất vài giây tôi mới nghĩ ra là sân đình vẫn vậy, chỉ có điều tôi đã to ra mà thôi. Đúng rồi, tôi đã lớn mất rồi, đã đi khắp thế giới, đã được chứng kiến cái kì vĩ của Thiên An Môn cũng như cái tráng lệ của Khải Hoàn Môn. Vậy mà trong kí ức của tôi, sân đình vẫn là to nhất quả đất. Tôi nhớ những người bạn thời thơ ấu: thằng Hiếu “pêđê”, thằng Tài, thằng Hưng, thằng Đời. Lũ nhóc chúng tôi chiều chiều ra chơi ném lon. Tôi là đứa lành nhất trong cái hội tinh ranh quỉ quyệt ấy nên suốt ngày bị hầm. Nhiều lúc ấm ức vì bị bọn nó chơi ăn gian tôi nước mắt rơm rớm giận dỗi quay về thề không bao giờ chơi nữa. Ấy vậy mà chỉ chiều hôm sau tôi lại lon ton vác đôi dép tổ ong của mình ra thi ném lon. Buổi tối lũ trẻ trong làng lại tụ tập ở sân đình lập hội chơi trốn tìm. Có một lần tôi trốn vào một lùm cây là ổ của một bầy kiến lửa hung tợn, tôi bị đốt đau quá khóc ré lên chạy về nhà vứt cả dép ở lại. Ôi tuổi thơ, sẽ chẳng còn quay trở lại được nữa!
Bây giờ tôi mới chợt nhận ra là sân đình vắng bóng trẻ con. Bọn chúng đi đâu hết rồi nhỉ? Tôi chẳng phải chờ đợi lâu để tìm ra câu trả lời. Từ một quán net gần đó vọng ra tiếng của trò Counter strike: “Fire in the hole!!!”
Rồi sau đó là tiếng một đứa trẻ con:
- Con mẹ mày. Biết tài ông chưa. Buôn cho quả lựu chết nhăn răng.

Hết
Muôn mảnh cuộc đời
Muôn mảnh cuộc đời
Sân bóng
Sân đình và hàng net
Đi tìm một tình yêu
Trượt đại học
Niềm tin cuộc sống