watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cô Học Trò Dể Thương-Chương 6 - tác giả Tuyết Nhung Tuyết Nhung

Tuyết Nhung

Chương 6

Tác giả: Tuyết Nhung

Nhìn túi đồ Thục Uyên để ra, Lan Hương và Hiền Thục tròn mắt:

– Chu choa, ở đâu mà đẹp quá vầy nè!

– Nhờ tài ngoại giao của ta đó. Thôi giờ khoan thắc mắc! Cứ chọn đồ thay đi đã bọn mình sắp trễ rồi.

Nghe thế, Lan Hương liền chọn bộ váy màu tím. Hiền Thục màu kem và Thục Uyên chọn màu trắng. Thay đồ xong, Thục Uyên hỏi:

– Tụi bây có đứa nào biết trang điểm không?

Lan Hương và Hiền Thục đưa mắt nhìn nhau rồi lắc đầu. Thục Uyên thở ra:

– Thế thì tụi bây ngồi xuống đi, để "đại soái" ra tay nghĩa hiệp cho.

Lan Hương nghi ngờ:

– Mày có biết không đó? Không khéo lại biến tụi tao thành Chung Vô Diệm thì sao?

Thục Uyên tỉnh bơ:

– Chung Vô Diệm thì đã sao! Mày đừng quên Chung Vô Diệm cũng lấy được vua làm chồng đó nghen.

Lan Hương rùng mình:

– Thôi, tao không dám hy sinh làm vật tế thần đâu, nhường cho nhỏ Thục làm trước đó.

Thục đành miễn cường ngồi xuống. Thục Uyên cột tóc và thao tác như viên trang điểm lành nghề vậy vừa hướng dẫn để sau này hai đứa dự tiệc ở đâu thì tự làm lấy. Trang điểm xong, Lan Hương nhìn vào gương. Cô công nhận câu nói:

“người đẹp vì lụa” đúng. Trong bộ váy sang trọng này trông cô và Hiền Thục đẹp hẳn ra, chắc một phần nhờ tài trang điểm của Thục Uyên, nên trên gương mặt tụi nó có nét trang điểm nhẹ nhàng nhưng sang trọng và quý phái. ' Bỏ thỏi son xuống bàn, Thục Uyên giục:

– Chúng ta mau đi thôi, xe tới rồi.

Hiền Thục và Lan Hương trố mắt:

– Cả bọn đi taxi à?

Vừa đi Thục Uyên vừa đáp:

– Không! Có người đưa chúng ta đi. Nào lẹ lên, kẻo trễ bây giờ. .... Ba cô gái rời khỏi phòng xuống cổng, nhiều đôi mắt nhìn theo đầy ngưỡng mộ.

Ra đến xe, Lan Hương và Hiền Thục nhận ra người lái xe là "thằng nhóc" đi chơi chung với cả bọn ở Vũng Tàu hôm nào. Lan Hương láu táu:

– Em thi có kết quả chưa?

Phú Khang liếc nhìn Thục Uyền rồi mới đáp một cách đầy miễn cưỡng.

– Dạ '"đậu" rồi.

Lan Hương thì nói luôn mồm, nhưng Thục thì rất e dè khi tiếp xúc với Phú Khang. Mặc dù Thục Uyên nói Phú Khang nhỏ tuổi hơn nhưng cô vẫn thấy có gì đó không ổn lắm chắc tại trông Phú Khang ''người lớn" quá chăng. Xe dừng trước một biệt thự nguy nga tráng lệ, cả ba bước xuống xe. Thục Uyên đảo mắt nhìn. Ở thành phố mà có một căn biệt thự đồ sộ thế này thì đủ biết chủ nhân của nó thuộc phần nào trong xã hội.

Tiếng nhạc du dương từ trong biệt thư bay ra, Thục Uyên biết là tiệc sắp bắt đầu, và mình với những người bạn có lẽ là những vị khách cuối cùng. Đưa cho Lan Hương và Hiền Thục mỗi người một cái mặt nạ hình chiếc lá, cô nói:

– Tụi bây đeo vào đi.

Lan Hương nhăn mặt:

– Sao lại phải đeo cái này?

Thục Uyên thản nhiên:

– Vì tao không muốn sau đêm nay trước cổng trường và ký túc xá lại mọc thêm vài cây si nữa.

Phú Khang khẽ lắc đầu:

– Đúng là bà chị của tôi!

Vừa vào cổng, Phú Khang được một người thanh niên ăn mặc lịch sự đón tiếp rất niềm nở:

– Ôi trời! Cuối cùng mày cũng đến, làm tao mong mãi, cứ sợ mày giờ làm to rồi không đến nữa chứ.

Phú Khang siết chặt tay bạn:

– Làm to thì làm to chứ, nhưng ngày vui của bạn hiền thì dù bận cỡ nào tao cũng đến.

Chàng thanh niên kia quay nhìn bọn Thục Uyên.

– Ô, những cô tiên phương nào thế này?

Phủ Khang vỗ vai bạn:

– Đây là em gái tớ. Hồi giờ tụI nó lo học ít có dịp đi đâu. Hôm nay tớ đem tụi nó theo cho mở mang tầm mắt. Phú Khang dứt lời liền bị một cái nhéo đích đáng của Thục Uyên, tuy đau thấu trời nhưng Phú Khang nào dám hó hé. Còn Lan Hương định mở miệng cự nự thì lại nghĩ, người ta có lòng tốt mời mình đi cùng thì cũng không nên chấp nhặt làm gì.

Trong khi đó, người thanh niên kia tròn mắt há hốc mồm:

– Lúc tao đi, mày chẳng có cô em gái nào. Giờ mời mười năm gặp lại mày có tới ba cô em gái, cô nào cũng xinh như tiên nữ giáng trần. Kiểu này chắc tao xin đăng kí làm em mày quá.

– Được thôi, nếu mày đủ bản lĩnh.

Được lời như cởi tấm lòng, chàng trai quay sang nhìn ba cô gái, nheo mắt:

– Tại hạ thật vinh hạnh được mời đón ba vị tiểu thư ghé thăm tệ xá, và càng hân hạnh hơn nếu được biết quý danh của quý tiểu thư.

Thục Uyên đành đáp lời:

– Em tên Thục Uyên.

Hiền Thục và Lan Hương cũng lên tiếng:

– Em tên Hiền Thục.

– Còn em tên Lan Hương.

Chàng thanh niên nọ nghiêng mình thật kiểu cách:

– Tên và người đều giống nhau thật đẹp ...

Vừa lúc đó có tiếng người gọi ơi ới, anh ta quay lại đáp lời rồi quay qua nói với bọn Thục Uyên:

– Các em cứ tự nhiên như ở nhà nhé, đừng ngại. Lát nữa anh sẽ quay lại. - Anh quay qua Phú Khang - Lo cho mấy cô bé giùm tao, đông khách quá.

Phú Khang vỗ vai anh:

– Yên tâm lo tiếp khách đi, dù gì tao cũng là anh tụi nó mà.

Nghe Phú Khang nói vậy, chàng thanh niên nọ mới bỏ đi.

Lan Hương phán:

– Hắn ta nói nhiều như kéc ấy.

– Ừ, giống một đứa trong phòng mình ...

Thục lên tiếng phụ họa. Lan Hương hầm hè:

– Ám chỉ gì đó nhỏ kia.

Thục tỉnh bơ:

– Có ám chỉ gì đâu, ai có tật nên giật mình thì phải.

– Mày ...

Thục Uyên xua tay:

– Thôi thôi, "em" xin can. Mau vào đi, người ta nhìn kìa. Nhớ ngồi mỗi đứa một bàn và phải "đánh nhanh rút gọn", nghe rõ cả chưa?

– Rõ rồi, thưa "đại soái".

– Tốt! Vậy thì đi thôi!

Ba cô gái bước vào khuôn viên ngôi biệt thự và mỗi người tìm một bàn còn ghế trống để ngồi, sao cho từ vị trí ngồi có thể thấy người còn lại.

Thục Uyên tự nhiên ngồi vào một bàn còn khá nhiều ghế trống. Trong khi những người khác khề khà bên những ly bia đầy ắp thì Thục Uyên thản nhiên chén hết món này đến món khác. Kệ ai nói gì cũng được đồ ăn ngon thế này mình nhất định không thể bỏ qua. Giờ mới thấy mấy câu “ranh ngôn” của nhỏ Hương ngày nào sao mà đúng quá xá. Ăn một hơi cảm thấy đã no, cô bèn bỏ đũa xuống, tức thì một đĩa thức ăn đầy ắp chìa tới.

Anh còn một đĩa đây, bé “xực” luôn nhé!

Tự nhiên lau miệng bằng cái khăn giấy trắng tinh, Thục Uyên nói:

– Ông đúng là một tên ác quỷ.

Chàng thanh niên nọ trợn mắt:

– Nè! Cô bé người ta có lòng tốt mời cô bé ăn. Cô bé chẳng những không cảm ơn mà còn mắng người ta nữa. Bộ phép lịch sự cô bé bỏ quên ở nhà rồi à.

Vo viên cái khăn giấy, Thục Uyên búng tay cái cục giấy rơi lọt vào thùng rác gần đó. Hất mặt nhìn gã thanh niên đang ngồi trước mặt, Thục Uyên nói tưng tửng:

– Giá như mười phút trước ông đưa đến đĩa thức ăn này thì trong mắt tôi ông lúc đó chẳng khác gì một thiên thần. Nhưng bây giờ ông mới đem tới thì chẳng khác nào một tên ác quỷ.

Chàng thanh niên gằn giọng:

– Vì sao?

Cầm cái nỉa cắm phập vào quả dâu tây, Thục Uyên đáp vẫn với giọng tưng tửng:

– Vì giờ đây tôi đã no rồi. Ăn tiếp đĩa thức ăn này vào thì tôi tắt thở vì quá no chứ sao.

Nghe rõ lý do, chàng thanh niên phá lên cười vì thú vị:

– À, hóa ra là cô bé đã no mà tôi không biết. Thấy cô bé “chiến đấu” nhiệt tình như thế, nên tôi nghĩ cô bé cần tiếp thêm “đạn” chứ không nghĩ là cô bé đã ăn no, xin lỗi nhé.

Thục Uyên khẽ nhăn mặt vì vị chua của dâu, cô nhìn gã thanh niên trước mặt nói:

– Sao, thấy tôi ăn, ông xót của à? Nhưng theo tôi được biết thì chủ nhân của bữa tiệc này đâu phải là ông.

Gã thanh niên nọ nhún vai thật điệu:

– Nếu mời được một cô bé dễ thương thế này ăn cùng thì tôi không thấy tiếc gì cả.

Thục Uyên hừ mũi:

– Ông thật dẻo miệng.

Chàng thanh niên nọ đổi giọng thân mật:

– Nói chuyện nãy giờ mà anh chưa biết tên bé đấy? Anh tên Vũ Nguyên. Còn cô bé?

Thục Uyên hất mặt:

– Tại sao tôi phải nói tên của mình cho một người lạ như ông nhỉ?

Trước lạ sau quen mà bé, chẳng phải nãy giờ mình nói chuyện rất hợp với nhau đấy thôi.

– Vậy thì ông ngồi đó mà nói đi nhé.

Vừa dứt lời thì chiếc nĩa trong tay Thục Uyên bay vào đi cắm phập vào quả táo bàn bên cạnh, trước cặp mặt tròn hết cỡ của Vũ Nguyên. Chỉ thấy cô gái áo tím mỉm cười cầm quá táo rút chiếc nĩa ra, cô cầm nhánh hồng trong lọ thủy tinh trên bàn khẽ phẩy tay, đóa hồng bay sang bàn bên cạnh rơi đúng vào ly nước của cô áo hồng. Thấy ám hiệu Hiền Thục đứng lên, Phú Khang hỏi:

– Thục định đi đâu?

Không biết vô tình hay hữu ý mà Thục ngồi đúng bàn có Phú Khang, lại được xếp ngồi gần anh. Vì thế trong suốt bữa ăn, cô được Phú Khang chăm sóc rất ân cần. Giờ nghe anh hỏi, Thục nói:

– Thục phải về, kẻo ký túc xá đóng cửa.

– Vậy để Khang đưa mọi người về.

Thục khẽ lắc đầu:

– Không cần đâu! Uyên có nói Khang cứ ở lại vui chơi với bạn. Tụi Thục vễ bằng taxi được rồi.

Phú Khang đành phải ngồi lại. Ai chứ bà chị của anh làm việc gì cũng nghĩ trưóc nghĩ sau. Nên tốt hơn hết là anh ở lại nếu muốn còn cơ hội đi chơi với bà chị yêu quý của mình.

Chuyện xảy ra hệt như phim khiến Vũ Nguyên đờ người không kịp phản ừng, khi kịp tỉnh lại thì ba "bóng hồng" đã khuất dạng.

Trong khi đó, bọn Thục Uyên phải đi bộ một quãng khá xa mới đón được taxi về kí túc xá. Thật không may cho cả bọn, ký túc xá đã đóng cổng. Thục nói giọng muốn khóc:

– Giờ phải làm sao đây?

Lan Hương ngồi thụp xuống:

– Trời ơi! Phen này ngủ ngoài đường rồi.

Chỉ có Thục Uyên là bình tĩnh hơn cả. Cô nhìn đồng hồ. Mới trễ có mười lăm phút thôi. Chắc là bác Tâm bảo vệ chưa ngủ, gọi thử xem sao. Cô bèn hắng giọng gọi to:

– Bác Tâm ơi? Bác Tâm ối ời ...

Thục Uyên định gọi nữa thì có tiếng bác Tâm:

– Tôi đây! Gọi tôi có việc gì không?

Cả bọn mừng rỡ:

– Mở cửa tụi con vào. bác Tâm ơi.

– Đi đâu giờ này mới về, có biết mấy giờ rồi không?

Thục Uyên van nài:

– Con biết là tụi con sai. Cũng chỉ tại đứa bạn thân của con ngày mai ra nước ngoài du học lâu lắm mới về. Mai tụi con bận học không tiễn nó được nên mới ở lại với nó một chút, bác thông cảm cho tụI con một lần này đi.

Nghe cái giọng van nài hết sức thảm thiết của Thục Uyên, bác Tâm đành mở cửa nói:

– Chỉ lần này thôi đó.

Cả bọn ùa vào mừng rỡ:

– Vâng, chỉ lần này thôi. Cảm ơn bác nhiều thật nhiều.

Ba cô nhỏ đi như chạy về phía cầu thang như sợ ông bảo vệ đổi ý. Vào đến phòng, Lan Hương lẩm bẩm:

– Tụi mình mà chết chắc tộI lỗi chất đầy, vĩnh viễn không được đầu thai đâu.

Treo áo lên móc, Thục hỏi:

– Vì sao?

– Vì lừa dối trên dối dưới chứ sao?

Thục Uyên lườm bạn:

– Nếu không nhờ tài lừa trên dối dưới của tao thì cả bọn đêm nay chỉ có nước ngủ ngoài đường thôi em ạ.

Ừ, đúng là may thật. Có lẽ vì xưa nay bọn nó chưa vi phạm lần nào nên lần này chắc được châm chước.

Đang kiểm tra lại mã hàng vừa nhập thì Thục Uyên giật mình khi có tiếng reo nhỏ:

– Ơn trời! Cuối cùng ta cũng tìm ra cháu.

Thục Uyên ngẩng lên:

– Ôi! Cháu chào bác. Bác mua hàng ạ?

Bà Cầm cười hiền hòa:

– Chỉ một phần thôi, quan trọng là tìm cháu.

– Tìm cháu ư? - Thục Uyên hỏi lại giọng thoáng lo âu.

– Cháu sắp tan ca chưa?

Thục Uyên vén tay áo xem đồng hồ rồi nói:

– Dạ, còn năm phút nữa.

– Vậy ta chờ cháu ở cổng ra vào.

Nói rồi, bà Cầm bước đi. Và Thục Uyên chẳng thể nào tập trung làm việc được nữa. Hết giờ, cô vội giao sổ sách lại cho người mới đến rồi bước ra cổng, trông thấy bà Cầm vẫn đứng đợi mình, cô lại gần nói:

– Bác cho cháu năm phút để cháu nói bạn cháu về trước.

– Bạn cháu,cũng làm ở đây à?

– Vâng, tan ca tụi nó sắp ra rồi.

Bà Cầm đề nghị:

– Cháu hãy rủ bạn đi cùng cho vui.

Thục Uyên ngần ngại:

– Có bất tiện không bác ạ?

Bà Cầm cười thoải mái:

– Cháu đừng ngại, sẵn dịp bác cũng muốn biết mặt bạn cháu luôn, chắc là linh xắn dễ thương như cháu vậy.

– Bác cứ quá lời chứ cháu mà xinh xắn dễ thương nỗi gì.

– Bác nói thật đó, có một đứa con gái như cháu ước còn không có đấy.

Bà Cầm vừa dứt lời thì cửa ra vào xuất hiện hai cô gái, một cô lên tiếng:

– Mau về thôi Uyên ơi.

Thục Uyên vẫy tay.

– Tụi bây lại đây tí đã.

Chờ cho hai bạn tới gần, Thục Uyên nói:

– Đây là bác Nguyệt Cầm mà hôm nọ ta kể cho tụi bây nghe đó.

Lan Hương và Hiện Thục nhanh nhảu:

– Cháu chào bác ạ.

Thục Uyên lại giới thiệu:

– Đây là Lan Hương và Hiền Thục bạn cùng phòng trọ cùng lớp với cháu.

Bà Cầm mỉm cười:

– Đúng như bác nghĩ các cháu đều xinh đẹp và rất dễ thương.

Lan Hương cười tít mắt:

– Cuối cùng cũng có ngưừi khen mình đẹp và dễ thương.

Thục che miệng cười:

– Bác đừng nói thế, con này nó mắc bệnh “tưởng” nặng lắm bác ơi.

Lan Hương thò tay nhéo bạn:

– Sao cứ phá tao hoài vậy mày.

Bà Cầm lên tiếng:

– Thôi không đùa nữa! Bác mời tụi cháu đi ăn với bác nghen.

– Nhân dịp gì thế ạ? - Lan Hương hỏi.

Bà Cầm vui vẻ:

– Lâu quá bác không gặp “người bạn nhỏ” này, giờ gặp được mừng quá đãi các cháu một chầu. Còn chầu gì thì các cháu tự chọn.

Thục Uyên lên tiếng:

– Mấy bác cháu mình đi ăn kem, chứ ăn thứ khác, về nhà bỏ cơm lại phí.

Lan Hương và Hiền Thục cũng hưởng ứng:

– Đúng đó bác.

Thế là thống nhất, mọi người kéo nhau đi ăn kem. Khi đã yên vị trong quán kem, bà Cầm bèn hỏi:

– Chỗ trọ của mấy cháu có thoải mái không?

Thục Uyên đáp:

– Dạ, thoải mái ạ!

Lan Hương nhanh nhảu bổ sung:

– Nhưng giờ giấc khá nghiêm ngặt ạ. Hôm qua tụi cháu về trễ một tí mà suýt nữa là cả bọn phải ngủ ngoài đường bác ạ!

Bà Cầm giật mình:

– Sao thế cháu?

– Dạ, người ta đóng cửa không cho vào.

– Chết không! Rồi mấy cháu làm sao?

Lan Hương chỉ Thục Uyên:

– Nhờ nhỏ này năn nỉ, ông báo vệ động lòng trắc ẩn nên mới cho vào. Thật hú hồn!

Bà Nguyệt Cầm ngồi trầm ngầm giây lát rồi mới nói:

– Bác đề nghị này mấy cháu nghĩ sao?

– Dạ, đề nghị gì bác cứ nói.

– Chả là bác có căn hộ bỏ trống, nếu các cháu không chê thì dọn đến ở.

– Sao lại thế ạ?

– Có gì đâu, bác bỏ không bụi bặm, tụi cháu đến ở, nhân tiện giữ nhà cho bác luôn.

Lan Hương thật thà:

– Nhưng tụi cháu làm gì đủ tiền mà thuê.

Bà Nguyệt Cầm vui vẻ:

– Bác tính vầy nè, đây coi như bác nuôi dưỡng tài năng cho công ty bác sau này. Tụi con học kinh tế mà đúng không? Vì vậy bây giờ bác cho mấy cháu ở đi học, tiền nhà không tính, bù lại mai mốt ra trường các cháu làm cho công ty bác chịu không?

– Thế công ty bác tên gì ạ? - Hiền Thục hỏi.

– Cháu có bao giờ nghe tên tập đoàn Hoàng Vũ chưa?

Cả ba đứa đều trố mắt:

– Tập đoàn thương mại Hoàng Vũ có chi nhánh từ Bắc vào Nam và cả nước ngoài nữa, phải không bác?

– Đúng rồi.

Cả ba đứa đầu xìu xuống:

– Công ty bác đồ sộ qui mô như thế, bọn cháu làm gì có cửa mà vào.

Bà Nguyệt Cầm tủm tỉm:

– Được tổng giám đốc quan tâm là mấy cháu có được vé vào cửa chắc chắn rồi còn gì.

Cả ba đứa đều reo lên:

– Hóa ra bác là tổng giám đốc? Vậy tụi cháu gặp may rồi.

– Khoan bàn đến chuyện may hay không may, rốt lại mấy cháu có chịu dọn đến nhà bác hay không?

– Được ở miễn phí đương nhiên là tụi cháu đồng ý rồi. Nhưng nhà bác cách trường tụi cháu có xa không?

– Cũng hơi xa.

Thục Uyên trầm ngâm:

– Vậy tụi cháu chưa thể đến ngay được. Vì hiện nay ba đứa vẫn còn đi bộ đến trường và đến chỗ làm. Vì vậy phải hơn một tháng nữa, tụi cháu mới dọn tới được.

Bà Nguyệt Cầm ngạc nhiên:

– Sao lại phải hơn một tháng?

Hai đứa kia cũng trố mắt nhìn Thục Uyên:

– Đúng đó! Sao không dọn luôn cho rồi còn chờ gì nữa.

Thục Uyên nhìn nhìn hai đứa rồi thong thả nói:

– Hiện giờ tụi mình chưa có phương tiện để đi lại. Nếu dọn đến chỗ mới thì làm sao học kịp. Mình nói phải hơn một tháng nữa vì tới lúc đó, tụi mình lãnh lương nên có thể sắm xe đạp để đi lại cho tiện.

Bà Nguyệt Cầm thở phào:

– Tưởng gì, chuyện đó ta có thể giúp mấy cháu mà.

Thục Uyên nhẹ nhàng nhưng cương quyết:

– Lòng tốt của bác tụi cháu xin ghi nhận, nhưng tụi cháu không thể nhận thêm thứ gì nữa đâu. Tiền nhà tụi cháu ở trọ ba năm không phải là ít. Nếu được, sau này tụi cháu sẽ trả dần cho bác.

Lan Hương phụ họa:

– Phải đó bác, nếu sau này tụi con làm giỏi thì không nói gì, lỡ chẳng may làm ăn bết bát tụi cháu còn mặt mũi nào đối diện với bác đây.

Bà Nguyệt Cầm hiểu rằng bà chỉ nên dừng lại ở đây, nên nói:

– Vậy đúng một tháng nữa, bác đén đón tụi cháu nhé?

– Vâng tụi cháu cảm ơn bác. Vậy chầu kem hôm nay để tụi cháu trả tiền.

– Ơ, bác mời mà.

Thục Uyên nheo mắt:

– Nhưng tụi con ăn.

Bà Cầm bật cười. Ba cô gái nhỏ này dễ thương thật. Nhưng trong mắt bà thì Thục Uyên hoàn hảo hơn cả. Ba cô bé sẽ còn bay cao bay xa trong tương lai.

Đôi lúc bà nghĩ giá như cô bé là con dâu của bà thì tốt quá. Nhưng nghĩ chỉ là nghĩ thôi, hơn ai hết bà quá rành tính nết cậu quý tử nhà bà, nó thay tình nhân như thay áo. Bà nhất định không thể để cho cậu quý tử nhà bà làm khổ cô bé đáng yêu này được.

Nhìn thằng bạn cứ chầm chậm nhả khói có hơn nửa tiếng đồng hồ rồi mà nó chẳng buồn mở miệng, Thành Nam ngạc nhiên tột độ. Chuyện gì xảy ra với nó nhỉ. Anh đành lên tiếng để phá tan sự yên lặng bao trùm nãy giờ:

– Mày định đốt cho cháy phổi hả thằng quỷ?

Vũ Nguyên hất hàm:

– Cháy phổi tao chứ cháy phổi mày đâu mà mày lo.

Thành Nam trợn mắt:

– Không cháy nhưng cũng ảnh hưởng.

– Vậy thì tao đi chỗ khác.

Vũ Nguyên đẩy ghế đứng lên thì bị Thành Nam ấn ngồi xuống:

– Ngồi xuống đó đi! Mày có biết hôm nay mày lạ lắm không?

Dụi điếu thuốc vào chiếc gạt đã đầy ắp Vũ Nguyên với tay định lấy điếu nữa thì bị Thành Nam giật lại:

– Hôm nay mày sao vậy?

Mặc Thành Nam hỏi Vũ Nguyên chẳng buồn nhếch mép. Thành Nam đành áp dụng chiến thuật đoán mò:

– Hay mày chọc giận hai “lão thái thái” nữa rồi.

– Mày làm như tao bất hiếu lắm, suốt ngày làm mẹ giận. Báo cho mày một tin là tao sắp được phục hồi chức tước đó. Chỉ cần hợp đồng lần này được ký kết xong là tao lại ngồi lên “ngai vàng” ngay.

Chà, cóc chịu mở miệng rồi. Thành Nam hỏi tiếp:

– Vậy là mày đang lo không biết có ký được hợp đồng không chứ gì?

– Với bản hợp đồng kỳ này tao rất tự tin.

– Thế ...

Vũ Nguyên giơ tay giật điếu thuôc. Thành Nam để yên cho bạn đôt vì anh biết hắn sắp nói ra vấn đề chính. Vũ Nguyên cài điếu thuốc lên môi, bật quẹt, song nghĩ sao anh lại bỏ xuống, nhìn Thành Nam, anh hỏi:

– Mày có tin vào “truyền thuyết liêu trai” không?

Hơi nhíu mày vì ngạc nhiên, Thành Nam thận trọng đáp lời:

– Truyền thuyết là truyền thuyết, làm sao có giữa đời thường mà mày hỏi tao có tin hay không?

– Thế mà có đấy mày ạ!

Thành Nam sửa lại thế ngồi. Chà, chuyện nghiêm trọng rồi đây!

Vũ Nguyên nói tiếp:

– Mày còn nhớ bữa tiệc tuần trước tao rủ nhưng mày không đi vì bận không?

– Nhớ. Hôm đó tao phải ra mấy đề kiểm tra để hôm sau cho học trò làm nên không đi được. Mà sao?

– Tao đi một mình cũng buồn. Nhưng rồi tao gặp một cô bé ...

Thành Nam đưa hai tay lên trời, cảm thán:

– Rồi! Sao số mày đi đâu cũng gặp gái thế hả! Đó có phái là nguyên nhân khiến mày đốt phổi từ nãy giờ không?

Vũ Nguyên trừng mắt:

– Mày phải khép cái miệng của mày lại thì tao mới kể được chứ.

Thành Nam đành ngậm tăm, mắt dán vào Vũ Nguyên chờ nghe tiếp. Vũ Nguyên đều giọng kể lại câu chuyện tối hôm đó. Anh kể để ý cô bé ra sao, hai người nói với nhau thế nào, anh thuật lại chi tiết:

Nghe xong, Thành Nam hỏi:

– Cuối cùng mày ngưỡng mộ tài ném phi tiêu của cô bé, hay mày tức vì cô bé chẳng để ý tới đến cái mã đẹp trai của mày?

Vũ Nguyên thở dài:

– Tao không biết nữa mày ạ. Nhưng tao hình như đang “say” mày ạ.

Thành Nam phá ra cười:

– Ha ... ha ... Một năm mười hai tháng thì mày “say” đủ mười hai lần, cùng lắm chừng mươi bữa là mày tỉnh thôi.

Vũ Nguyên đấm bạn:

– Thằng quỷ! Mày có ngậm miệng lại không! Lần này là “say” thật, không tìm ra nàng chắc tim tao hóa đá.

Thành Nam “hừ” nhẹ:

– Tim mày đã thành đá lâu rồi, chứ đợi đến giờ sao?

Vũ Nguyên trửng mắt:

– Rốt cuộc là mày chia sẻ hay là mày châm chích tao đây.

Thành Nam vẫn nói:

– Chứ tao nói không phải hả? Bao nhiêu trái tim cô gái nhà lành đã tan nát vì mày rồi.

– Chuyện này mày không thể đổ hết lên đầu tao được. Có trách là các cô gái đó tự hạ thấp nhân cách của mình thôi.

Thành Nam gật gù:

– Giờ thì tao mới hiểu sao mày “say” cô bé đó rồi, vì cô bé không thêm đếm xĩa đến mày nên mày thấy tự ái dồn đập chứ gì?

– Không hẳn là thế, ở cô bé đó có cái gì đó rất thu hút, càng nhìn càng không muốn rời xa.

Thành Nam vô tình nói:

– Hẳn là cô bé đẹp lắm?

– Tao có nhìn rõ mặt đâu mà biết đẹp hay xấu.

Thành Nam thiếu chút nữa đã bật ra khỏi ghế vì giật mình:

– Chúa ơi! Nghe cái thằng đào hoa thay tình nhân như thay áo trước mặt nói mới tội nghiệp làm sao.

Vũ Nguyên ngầu mặt:

– Bộ tao giỡn với mày hả?

– Mặt mày hễ thấy gái đẹp thì hai mắt sáng rỡ. Giờ lại gặp cô gái chưa nhìn rõ mặt mà đem lòng ... tương tư, bộ không lạ hay sao?

– Thì tao đã nói đó là vũ hội hóa trang thì làm sao mà nhìn rõ mặt. Nhưng tao tin chắc đó là cô bé rất đáng yêu.

– Lại nữa! Con gái với mày ai chẳng đáng yêu, nhưng chừng mươi bữa là mày bỏ rơi người ta không luyến tiếc, lần này chắc không ngoại lệ.

Vũ Nguyên quạu đeo:

– Không nói với mày nữa! Trả tiền nước đi về!

Thành Nam hất hàm:

– Thì mày trả đi chứ còn chờ gì nữa!

Vũ Nguyên thản nhiên:

– Tao chờ mày trả.

Thành Nam trợn mắt:

– Mày có nói lộn cho mày nói lại đó! Bao nhiêu bài kiểm tra tao chưa kịp chấm phải bỏ đến đây đã ngửi khói thuốc, nghe mày “tâm sự loài chim biển”, giờ mày kêu tao trả tiên, có lý nào lại thế!

Vũ Nguyên thọc hai tay vô túi quần lộn trái ra, nói:

– Cũng tại mày cả thôi. Ai biểu mày “xét” người tao kỹ quá chi, ngay cả tài khoản “đen” của tao mày cũng giao nộp cho “thái thái”, nên giờ mày phải trả chứ còn kêu ca gì nữa. Thôi, lo trả tiền đi. Vài bữa nữa tao khôi phục chức tước, tao trả cho.

Thành Nam đành móc ví, miệng luôn làu bàu:

– Có chừng chục đứa bạn như mày chẳng chóng thì chày thế nào tao cũng ra đường xin ăn.

Vũ Nguyên toét miệng cười:

– Tao nhìn kỹ lắm rồi, tướng mày không đi xin được đâu, mà nếu có xin thì chi xin tình thôi.

Thành Nam dứ nắm đấm:

– Biến đi, đồ quỷ sống!

Vũ Nguyên lỉnh nhanh ra cổng với một tràng cười giòn tan thích thú.

Ngồi trên giường nhún nhún một cách thích thú, Lan Hương nói:

– Thế là từ nay nhỏ Uyên khỏi sợ té gãy cổ rồi nhé, giường thấp lại êm thế này cơ mà.. Hiền Thục cũng góp lời:

– Có đến bacái toalét tụi mình khỏi tranh nhau, sướng nhé.

Thục Uyên nhìn bao quát khắp nơi, lòng thấy vui vui khi nghĩ mình có thể học thêm cái gì đó về khuya một chút cũng không sao. Vậy là các cô đã dọn đến nơi mới, đó là một căn phòng khá khang trang, một trệt một lầu, phía trước có một khoảng sân rộng. Bên trong trừ tivi, tủ lạnh, xoong nồi, chén bát thì mọi thứ đều có, bân ghế, giường ngủ và hai cái tủ âm tường để treo quần áo. Bà Nguyệt Cầm đích thân đến đến đón tụi nó, còn chỉ dẫn từng chút trong căn nhà. Đôi lúc Thục Uyên tự hỏi sao bác ấy tốt bụng thế nhỉ. Thế mà đã có lúc cô nghi ngờ lòng tốt của bác ấy, mình còn nợ bác ấy câu trả lời chân thật về thân thế của mình.

Ngày hôm sau, Thục Uyên làm cho hai cô bạn phải tròn mắt kêu lên khi cô đem về một cái tivi.

Lan Hương lên tiếng trước:

– Ở đâu mà có được món đồ “vô giá” vậy nè.

Thục Uyên quẹt mồ hôi trán:

– Mua chứ ở đâu, nhỏ này hỏi lạ!

Lần này thì cả ba đứa đều kêu to:

– Mua! Mày đùa à?

Thục Uyên lườm bạn:

– Đùa thì tivi ở đâu ra?

– Nhưng tivi đâu có rẻ, mày làm gì đủ tiền mà mua.

Mở thùng bưng cả tivi ra, Thục Uyên nói:

– Là đồ cũ nên giá cũng không đắt lắm. Vả lại, tao mua trả góp, mỗi tháng chỉ trả một trăm ngàn, nửa năm sẽ trả hết. Dĩ nhiên là tao đã trả được phân nửa rồi.

Hiền Thục đề nghị:

– Vậy khi nào đến ngày trả thì nói tụi tao góp với nghen.

Thực Uyên phẩy tay:

– Thôi.khỏi, chỉ cần tụi bây góp tiền điện là được rồi.

– Thế cũng được!

Nói rồi, cô phụ Thục Uyên khiêng để trên bàn. Thục Uyên vừa cắm dây vừa nói:

Thực ra, tao cũng nghĩ kỹ ba đêm rồi, lúc ở ký túc xá mình còn nghe tin từ hành lang được, nhưng giờ ở đây tivi không, sách báo cũng không, dân kinh tế như mình mà mù thông tin thì rất thiệt thòi. Thôi thì bớt cái này một chút, cái kia một chút mua cái tivi nghe ngóng thông tin cũng tốt.

– Nhưng lần sau thì mua cái gì thì nói với tụi tao một tiếng, không nhiều thì ít tụi tao cũng góp với, chứ một mình mày lo sao nổi.

Thục Uyên ậm ừ. Thực ra thì cái tivi này cô đâu có mua chi, nó là cái tivi trong phòng riêng của cô lúc ở nhà chú thím. Giờ thấy ở đây rộng rãi thoải mái, cô mang đến xem cho vui. Thế nhưng có tivi rồi, Thục Uyên còn phải làm thêm nhiệm vụ hòa giải viên, vì nhỏ Thục với nhỏ Hương đứa thì thích xem cái này, đứa đòi xem cái khác, thế là cãi nhau điếc cả tai.

Thục Uyên chuyển kênh sang chương trình dạy tiếng Anh cho mọi người:

– Những thứ bổ ích thế này lại không xem, tụi bây cãi nhau hoài điếc tai quá.

Vậy là thay vì giành xem phim tụi nó lại lựa chương trình vừa giải trí vừa củng cố kiến thức như “Trúc xanh”, “Rồng vàng”, “Vui để học” ... thậm chí tụi nó còn tham gia ghi danh dự thi.

Đứng tần ngần trước máy rút tiền tự động, Thục Uyên nửa muốn rút nửa muốn không. Tiền trong tài khoản mẹ mở cho cô giờ đã hết, chỉ còn tiền để dành trong tài khoản riêng của cô, nếu rút ra tiâu pha thì tiếc quá. Đang phân vần thì cái di động trong túi reo vang, Thục Uyên mở máy:

– Alô!

– Chị Hai khỏe không?

Tiếng của Thành Lộc vang trong máy. Thục Uyên mỉm cười:

– Chị khỏe. Còn nhóc?

Thành Lộc làu bàu:

– Chán chị quá, lúc nào cũng “nhóc”. Người ta sắp tốt nghiệp trung học rồi chứ bộ.

Ừ thôi, chị không gọi “nhóc” nữa. Em gọi cho chị có gì không? Bà nội và ba mẹ khỏe không?

– Cả nhà vẫn khỏe. Mẹ đưa nội đi Sapa chơi rồi. Còn ba đi công tác có lẽ mai mới về. Em gọi cho chị vì mẹ nhờ em chuyển tiền vào tài khoản cho chị.

Thục Uyên reo vui:

– Ôi, may quá! Thế thì chuyển mau lên!

Thành Lộc cười ranh mãnh:

– Bộ chị cần tiền lắm hả, em nghe thím út nói dạo này chị làm ăn được lắm mà. Vậy tiền này chắc chị không cần lắm đâu, cho em nghen.

– Cho cái gì! Mau chuyển tiền đi, bộ muốn ăn đòn hả?

– Nhưng lần này em là học sinh xuất sắc, sao chị không thưởng cho em.

– Thưởng cái gì! Em học cho em hay học cho chị hả? Chị đã để lại cho em một tủ sách và máy vi tính, như vậy chưa đủ sao?

– Nói đến máy vi tính em mới nhớ, máy của em gặp sự cố mấy hôm nay không khắc phục được, phải ra ngoài thuê máy.

– Sự cố gì nói xem! Mà thôi, nói qua điện thoại tốn tiền lắm. Tối em lên mạng đi, chị sẽ chỉ cho em cách khắc phục. Còn bây giờ thì lo chuyển tiền đi, nhớ là không được “mẻ” đồng nào đấy!

Thành Lộc làu bàu trước khi cúp máy:

– Biết rồi, chị lúc nào cũng keo kiệt với em.

Thục Uyên mỉm cười thầm nghĩ:

“Thông cảm cho chị đi nhóc, chị còn phải để dành tiền để thực hiện mơ ước của chị chứ ...”.

Vũ Nguyên há hốc mồm khi nghe bà Cầm bảo cho thuê căn nhà anh hay đến ở.

– Nhà mình đâu có nghèo đến nỗi phải cho thuê nhà để kiếm sống.

– Đúng là mình không khó khăn, còn quá dư dã là khác.

Vũ Nguyên nóng nảy:

– Vậy sao mẹ cho người ta thuê nhà?

Bâ Cầm thản nhiên:

– Chứ bỏ không, bụi bặm, ai tới đó quét dọn mỗi ngày?

– Bỏ không hồi nào, con vẫn thường ở đó mà.

Bà Nguyệt Cầm nhìn anh:

– Nhà này rộng như thế còn không đủ cho con ở hay sao?

– Con ...

Bà Cầm phẩy tay:

– Thôi, không nói lôi thôi gì nữa, mẹ đã ký hợp đồng cho người ta thuê ba năm, tiền cũng đã lấy đủ rồi. Tốt hết là con đừng bén mảng tới đó.

Nói xong, bà lên lầu.

Vũ Nguyên vò đầu bứt tai nhìn theo. “Tổng hành dinh” của anh đã bị thái thái đánh sập rồi, giờ biết làm sao đây trời!
Cô Học Trò Dể Thương
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương Kết