Hồi 5
Tác giả: Ưu Đàm Hoa
T rưa hôm sau thầy trò Tư Đồ Sảng rời một căn nông xá cách Khuất gia trang sáu dặm. Họ không trở vào thành Trường Sa mà đi đường nhỏ để xuôi Nam. Ly Giang Tiên Ông đưa đồ đệ đến một tòa đạo am của người quen ở chân núi Hành Sơn. Tại nơi này, Tiên Ông tận tâm dạy dỗ Tư Đồ Sảng, đưa chàng vào cảnh giới của kiếm đạo. Đến cuối tháng tư năm sau. thì Tư Đồ Sảng tiếp thu trọn vẹn tinh túy của nghề đánh kiếm. Đấy là nhờ chàng có sẵn công lực thâm hậu và căn cơ võ học bẩm sinh, kiếm đạo cần cả sự giác ngộ chứ không phải chỉ thời gian! Có những kẻ luyện kiếm năm mươi năm mà vẫn không sao đạt đến cảnh giới kiếm đạo.
Phủ pháp của Tư Đồ Sảng cũng tăng tiến hơn xưa, có thể tùy nghi biến hóa từ bất cứ chiêu kiếm nào. Chàng còn học được thêm pho Huyền Nguyên Kiếm Pháp, tâm huyết một đời của Ly Giang Tiên Ông!
Vài ngày sau, Tiên Ông nhập định rồi tọa hóa, trên môi còn nở nụ cười mãn nguyện! Tư Đồ Sảng khóc lóc thảm thiết khi lại phải mất đi người thân duy nhất.
Tuy thời gian gần gũi chỉ bốn tháng nhưng chàng đặc biệt kính yêu vị sư phụ có cốt cách thần tiên này!
Pháp thể của ông được đặt tạm vào một động nhỏ trên núi Hành Sơn, cách đạo am không xa. Trụ trì của am là Vô Lự Chân Nhân, bằng hữu của Tiên Ông, đã tiến hành mai táng theo nghi lễ của Đạo Giáo! Chân Nhân và Tiên Ông đều là người của Thiên Sư Giáo!
Tư Đồ Sảng mặc hiếu phục, một lần nữa vấn khăn tang! Lòng chàng buồn vời vợi, khóc thầy và khóc cả cho cha mẹ!
Sáng mùng sáu tháng năm, Tư Đồ Sảng rời núi Hành Sơn trở lại Trường Sa! Được vài dặm, chàng ngoái đầu nhìn lại, ngắm dãy núi bảy mươi hai ngọn của rặng Nam Nhạc hùng vĩ, thầm hẹn sang năm sẽ trở lại đưa pháp thể của sư phụ về Quế Lâm.
Theo lời dặn dò của Tiên Ông, Tư Đồ Sảng tìm đến Khuất gia trang! Bọn gia nhân chẳng niềm nở vì cho rằng Thần Phủ Lang Quân là gã chết nhát, bỏ mặc Khuất gia trang trong cơn hoạn nạn!
Nghe bẩm báo, Khuất Trang chủ vô cùng mừng rỡ, lật đật ra đón khách. Lão cười ha hả, ôm chầm lấy Lý Thu trước sừ ngỡ ngàng của bọn gác cổng:
- Hảo hiền diệt! Mấy tháng nay ngươi đi đâu mất biệt khiển lão phu trông đứng trông ngồi? Cả con bé Thúy Lan cứ nhắc ngươi mãi! À ! Sao Tiên Ông không cùng đi?
Tư Đồ Sảng buồn rầu đáp:
- Gia sư đã thăng thiên rồi! Nhưng xin Trang Chủ giữ kín việc này! Tà ma mà biết Ly Giang Tiên Ông tọa hóa tất sẽ lộng hành!
Khuất Kỳ ngậm ngùi nói lời phân ưu và hứa sẽ thủ khẩu như bình!
Chủ khách uống trà, đàm đạo nơi thư phòng. Lát sau, Tề Tổng Quản, Khuất phu nhân và tiểu thư Thúy Lan cũng có mặt!
Không hiểu sao hôm nay cô ả tinh nghịch, ngang như cua lúa lại bẽn lẽn, khép nép, mặt hoa đỏ bừng.
Ánh mắt Thúy Lan long lanh, lộ vẻ hân hoan song pha chút giận hờn!
Tề Tổng Quản thì cười khanh khách:
- Nhờ Lý thiếu hiệp đâm cho một kiếm mà lão phu được nghỉ ngơi cả tháng, chẳng phải làm gì cả!
Tư Đồ Sảng mỉm cười, phục lão giỏi thi hành khổ nhục kế! Tề lão đã giấu một bọc máu dê ở ngực, giả vờ thọ trọng thương để che mắt Quỷ Ảnh Hội!
Trang Chủ phu nhân tuổi độ sáu mươi, tóc đã hoa râm nhưng gương mặt vẫn còn lưu giữ được vài nét đẹp thuở thanh xuân. Bà là em gái của Trại Tôn Tử Hồ Sĩ Tuệ nên cũng thông minh xuất chúng, mưu mẹo có thừa! Chính cơ trí của bà đã giúp chồng thành công trong việc kinh doanh, gầy dựng nên cơ nghiệp đồ sộ này!
Phu nhân tủm tỉm bảo:
- Đêm ấy, nếu công tử không ra tay tế độ thì chuyết phu đã bỏ mạng dưới lưỡi đao của Hội Chủ Quỷ Ảnh Hội ! Ơn trọng này nhà họ Khuất xin ghi lòng tạc dạ! Lão thân ngưỡng mong công tử lưu lại đây một thời gian để Khuất thị có dịp đáp đền.
Khuất Kỳ gật gù, đỡ lời vợ:
- Phu nhận bàn chí phải! Lão phu còn sống là nhờ công tử, quyết chẳng để người ân ra đi dễ dàng! Hơn nữa, Hồ lão bảo rằng công tử đến Trường sa để điều tra sào huyệt Quỷ Ảnh Hội, sao không ở lại đây cho tiện!
Tư Đồ Sảng kính cẩn đáp:
- Bẩm Trang chủ ! Gia sư bảo rằng Quỷ Ảnh Hội không hề có sào huyệt cố định, thủ hạ phân tán khắp nơi. Khi cần thiết mới tập trung lại. Gia sư đã từng bắt được một tên để tra hỏi nhưng hắn hiểu biết rất hạn chế, không thể từ đó lần ngược lên! Ngay cái kẻ đã tự xưng Hội Chủ cũng chỉ là một hóa thân mà thôi!
Khuất Kỳ cau mày:
- Thế thì công tử làm sao báo phục thù nhà?
Tư Đồ Sảng lắc đầu:
- Gia sư nghe tại hạ kể về sự xuất hiện của Nam Hải Tiên Ông Ninh Hoàng Lạc và Hải Hoa Bang liền kết luận: “Ninh lão quỉ tinh thông tiên văn, đoán trúng bần đạo sắp tận số trời nên mới vào Trung thổ! Ta chết rồi lão sẽ công khai khuynh đảo võ lâm. Nhưng lão ta không biết rằng còn vài lực lượng tà ma nữa cũng trỗi dậy, mưu đồ nghiệp lớn. Quỷ Ảnh Hội cũng ở trong số ấy và chúng sẽ lộ diện dưới một chiêu bài khác! Do đó, ngươi chẳng cần tìm Quỷ Ảnh Hội nữa, cứ chờ rồi sẽ gặp!”.
Thúy Lan nghe vậy hậm hực hỏi:
- Vậy phải chăng công tử ghé qua đây lấy lại túi Hồng Bảo Ngọc rồi đi ngay?
Tư Đồ Sảng đã gởi hết tài sản của mình cho Khuất Kỳ vào cái đêm Quỷ Ảnh Hội đến cướp Tỵ Hỏa Châu !
Chàng ngượng ngùng trả lời nàng:
- Tại hạ có việc phải đến Giang Tây, chỉ lưu lại được vài hôm! Còn số Hồng Bảo Ngọc kia tại hạ xin gởi lại Khuất gia trang, khi nào bách tính bị thiên tai, nhờ chư vị bán đi, mua lương thực chẩn tế tai dân!
Cả nhà kinh ngạc trước tấm lòng rộng rãi, nhân hậu của Lý Thu. Họ không biết Tự Đồ Sảng tức Lý Thu đã tình cờ tìm ra số châu báu ấy trong động thờ Trung Nguyên Nhất Kiếm Võ Hồng! Cùng với chúng còn có di thư rằng con cháu họ Võ phải dùng ngọc vào việc thiện, mua lấy ân đức cho Tông tộc! Con Võ Hồng là cụ Tổ Võ Chí đột tử vì tẩu hỗa nhập ma nên đã không kịp trối trăng lại khiến tâm nguyện ấy không được thực hiện! Mãi đến khi Tư Đồ Sảng đánh vỡ bát nhang hai đáy trên bàn thờ thì mới tìm ra! Việc này xảy ra sau khi song thân chàng bị giết!
Khuất Kỳ xúc động tán dương:
- Lành thay tấm lòng của bậc đại nhân! Lão phu hứa sẽ thực thi ý nguyện của công tử!
o0o
Tư Đồ Sảng phải ở lại Khuất gia trang đến mười ngày vì bị chủ nhà giữ rịt lấy, Thúy Lan luôn quấn quít bên chàng, bắt phải dạy kiếm pháp. Tư Đồ Sảng mến nàng như em gái nên vui vẻ chỉ hảo tận tình.
Vợ chồng Khuất Kỳ không có con trai nên rất yêu quí Lý Thu. Càng gần gũi họ cảng hiểu rõ nhân phẩm của chàng, ước ao sao có được họ Lý làm rể đông sàng! Với bản chất nhân hậu, độ lượng, chắc chắn sau này Lý Thu sẽ chăm lo cho tông tộc Khuất thị chứ không đoạt tài sản này làm của riêng!
Ngày thứ mười, Khuất phu nhân bàn với chồng:
- Tướng công ! Tiện thiếp e rằng chúng ta chẳng thể tìm đâu ra chàng rể nào tốt hơn Lý Thu! Tuy Ly Giang Tiên Ông bảo rằng đời y sẽ gặp nhiều nạn lớn, sống chết khó lường, nhưng thiếp không tin. Một kẻ giầu lòng từ tâm, tướng mạo phúc hậu như y làm sao có thể yểu mệnh được! Ý thiếp là vậy chẳng hay tướng công nghĩ sao?
Khuất Kỳ hồ hởi tán thành:
- Bà nói quả đúng ý lão phu! Để vuột mất chàng rể anh hùng cái thế, nhân phẩm xuất chúng như y thi chún ta sẽ hôi tiếc suốt đời! Bà mau cho gọi Lan nhi lên hỏi ý nó xem sao?
Khuất phu nhãn liền bước ra cửa thư phòng, vẫy ả nữ tỳ đến, bảo thị đi tìm Thúy Lan! Lát sau ả Tố Nga mười bẩy tuổi mơn mởn đào tơ ấy hộc tốc chạy đến. Võ phục đẫm ướt mồ hôi!
Nàng đang luyện kiếm với Lý Thu ở vườn hoa lớn!
Khuất Kỳ cười khà khà nói ngay:
- Lan nhi! Con có phịu lấy Lý Thu hay không?
Thúy Lan đỏ mặt tía tai vùng vằng nói:
- Nhưng Lý đại ca đâu để ý gì đến hài nhi! Chẳng lẽ đàng gái lại đi mở lời trước?
Khuất phu nhân cười bảo:
- Lan nhi ngốc thật! Y đang chịu tang song thân và sư phụ làm sao dám nghĩ đến việc hôn nhân?
Thúy Lan cười buồn:
- Lỡ chàng mượn cớ ấy mà thoái thác hôn sự thì sao?
Khuất phu nhân đắc ý đáp:
- Năm ngoái, sư phụ Lý Thu là Ly Giang Tiên Ông có nói đến thời hạn ba năm! Nay ta sẽ vin vào đấy mà giao ước! Lý Thu là người chí hiếu tất không dám làm trái di ngôn của ân sư!
Khuất Kỳ toét miệng cười, tán dương bà vợ:
- Bà quả là đa mưu túc kế, lão phu xin bội phục!
Lão liền bảo Thúy Lan nấp vào sau giá sách, nơi có trường kỷ để nằm đọc sách, rối sai tỳ nữ đi mời Lý Thu.
Chờ chàng rể tương lai nhấp xong hớp trà, Khuất lão mở lời:
- Lý công tử! Cuối năm ngoái, khi Hồ lão ca làm mai Lan nhi cho công tử thi lệnh sư có hẹn ba năm. Vợ chồng lão phu tuân theo di ý ấy mà tiến hành việc đính hôn trước. Chờ công tử mãn tang song thân và sư phụ mới tiến hành hôn lễ!
Khuất Kỳ rào đón, bao vây mọi ngả, không chừa cho con mồi một cửa nào để thoát ra cả! Lão khát khao có được rể quí nên vận dụng tâm cơ trong lời nói, cưỡng lý đoạt tình mà không hề áy náy!
Tư Đồ Sảng bối rối, thừ người một lúc rồi nói:
- Vãn bối vô cùng cảm kích trước sự ưu ái của nhị vị! Vãn bối cũng yêu mến Lan muội song khổ nỗi là đã có hôn ước với hai nữ nhân rối!
Khuất Kỳ choáng váng vì thất vọng nên giọng nói hơi mỉa mai:
- Lạ thực! Công tử mới xuất đạo vài tháng, lại đang cự tang, sao sớm vướng lưới phấn son như thế nhỉ?
Tư Đồ Sảng thẹn đến chín người, ngượng ngùng kể lại cuộc tao ngộ với chị em họ Lăng.
Nghe nói Phi Tuyết, Phi Hồng đều xấu như quỉ và chàng lấy họ vì lòng nhân nên Khuất Kỳ bớt tức tối:
- Té ra là thế! Lão phu đã quá lời.
Lão lưỡng lự nhìn bà vợ khôn ngoan hỏi ý. Khuất phu nhân liền nói:
- Trai anh hùng năm thê bảy thiếp là chuyện thường tình! Lão thân cho rằng Thúy Lan có thể chung thuyền với hai người ấy. Nhưng do họ mang thân phận nô tỳ nên mong rằng công tử sẽ để Thúy Lan đứng ngôi chính thất.
Tư Đồ Sảng xuất thân bần hàn, có cảm tình với những người ở giai cấp thấp, bèn nghe lòng gợi lên cảm giác chua xót. Chàng buồn rầu nói:
- Vãn bối là con nhà tiều phu nghèo khó, chắc không xứng với một vị tiểu thư mà chỉ xứng với nô tỳ! Hảo ý của nhị vị vãn bối xin tâm lãnh mà chẳng đám vâng lời!
Mở sáng hôm sau, Tư Đồ Sảng lặng lẽ rời Khuất gia trang để đi Giang Tây. Theo di mệnh của Ly Giang Tiên Ông, chàng phải có mặt ở Tổng đàn Thiên Sư Giáo, trên núi Long Hổ Sơn thuộc huyện Quí Khê, để trao cho Trương Giáo Chủ một phong thư! Về bối phận, Tư Đồ Sảng phải gọi Trương Hàn Vũ là sư huynh!
Thiên Sư Giáo xuất xứ từ Long Hổ Sơn phái, do Trương Thịnh Di, cháu bốn đời của Trương Đạo Lăng sáng lập thời Tây Tấn, tại núi Long Hổ! Thịnh Di tôn Đạo Lăng làm Chưởng Giáo, thánh hiệu là “Chính Nhất Thiên Sư”. Từ sau thời Đường Tống, Long Hổ Sơn phái hợp lại cùng các phái Nam - Bắc Thiên Sư Đạo và Thượng Thanh, Linh Bảo, Tịnh Minh. Đến đời Nguyên Thành Tông, một hậu duệ khác của Trương Đáo Lăng là Trương Dự Tài được phong hàm Chính Nhất Giáo Chủ, tổng lĩnh cả các phái Mao Sơn, Cáp Tạo Sơn, Long Hổ Sơn. Vì vậy, các đạo phái này cũng đồng loạt được gọi là “Chính Nhất Đạo”.
Tóm lại, ảnh hưởng của Thiên Sư Giáo lan tràn khắp Trung Hoa, thịnh vượng hơn cả phái Toàn Chân của Vương Trùng Dương!
Nặng về mặt tôn giáo nên Thiên Sư Giáo không nổi tiếng lắm vế mặt võ học, bao đời nay mới sản sinh được một nhân tài kiệt xuất là Ly Giang Tiên Ông! Tuy nhiên, với số lượng đệ tử đông hàng trăm vạn, thế lực của Thiên Sư Giáo cực kỳ hùng mạnh.
Nhắc lại, vì Khuất gia trang nằm ngoài cửa Tây thành Trường Sa nên Tư Đồ Sảng phải vào thành rồi mới đi về Đông được. Chàng khởi hành lúc cuối canh tư, trời còn tờ mờ chưa rõ mặt người. Đường trục Đông Tây của thành Trường Sa vẫn còn vắng vẻ, thưa người qua lại. Giả gia trang vốn nằm trên đại lộ này.
Khi chàng còn cách cơ ngơi nhà họ Giả vài chục trượng thì nhìn thấy một toán kỵ sĩ, gồm năm người, rời khỏi cổng. Họ cũng đi về hướng đông như chàng và việc này chẳng khiến Tư Đồ Sảng quan tâm đến. Chàng cứ thong thả đi sau, rời khỏi thành vài dặm thì bị bỏ rơi xa lắc, chẳng còn nhìn thấy họ đâu nữa.
Lúc bình minh rạng rỡ trước mặt thì Tư Đồ Sảng đã đi được bốn chục dặm, đến một vùng hoang sơ, hai bên đường là cánh rừng thưa.
Chàng phi ngang qua lối mòn xuyên rừng mé hữu, vô tình liếc vào và phát hiện có năm con ngựa đang gặm cỏ. Mầu lông của chúng rất quen thuộc vì bầy ngựa này chính là của năm người đã rời khỏi Giả gia trang lúc mờ sáng!
Lòng hiếu kỳ đã khiến Tư Đồ Sảng ghì cương đứng lại, vận công nghe ngóng. Chàng nhận ra tiếng thép chạm nhau liền rẽ vào, bỏ ngựa lại và lướt đi như gió.
Việc Giả Bạch Hố thu nạp toàn những đệ tử Hắc Đạo đã khiến Tư Đồ Sảng hoài nghi nhân cách của gã. Và thái độ gã xem thường Quỷ Ảnh Hội cũng khá lạ lùng vì chẳng ai dại gì vuốt râu hùm. Nhất là khi họ Giả có cả một gia sản đồ sộ, dễ trở thành mục tiêu sau này cửa Quỷ Ảnh Hội!
Do những nghi ngờ ấy mà hôm nay Tư Đồ Sảng quyết tìm hiểu xem Giả Bạch Hố sai thủ hạ đi giết ai.
Khi đến nơi, chàng kinh ngạc nhận ra Huyết Báo Thân Vô Cửu đang tuyệt vọng tả xung hữu đột trong vòng vây của năm người áo xanh bịt mặt, sử dụng đao. Họ Thân đã bị thương ở vai và lưng, máu loang ướt áo. Bản lãnh của bọn thanh y cực kỳ lợi hại, và dường như năm tên tạo thành một đao trận liên hoàn kiên cố, khiến Huyết Báo chẳng tài nao thoát ra nổi.
Tư Đồ Sảng còn phát giác ra rằng đao pháp của họ có những nét tương đồng với sở học của bọn sát thủ Thập Điện Diêm Cung, kẻ đã từng vây đánh chị em Lăng Phi Tuyết, Lăng Phi Hồng! Phải chăng Giả gia trang chính là vây cánh của Diêm Cung?
Nhưng chàng chẳng còn thời gian để suy nghĩ thêm vì Thân Vô Cửu lại trúng thêm một vết thương nhẹ ở bắp tay phải. Tư Đồ Sảng đã rớm rút búa cầm sẵn nên giờ đây có thể tham chiến ngay lập tức.
Tích Dịch Quỉ Tây Môn Giới đã dạy chàng rằng:
- “Qui củ võ lâm chỉ áp dụng trong trường hợp đối phương là kẻ đáng được trân trọng. Còn như với bọn ác nhân bại hoại thì cứ tiên hạ thủ vi cường!”.
Nhớ lời lão, Tư Đồ Sảng lặng lẽ áp sát đấu trường và bất ngờ ập đến bằng một cú nhẩy xa đến hơn hai trượng. Chàng đã không làm như các hiệp sĩ trong tuồng cổ là quát lên để khỏi mang tiếng đánh lén:
- “Bớ bọn cuồng đồ! Bổn thiếu hiệp là Thần Phủ Lang Quân đã đến đây!”
Tây Môn Giới hoàn toàn có lý vì sự bất ngờ là yếu tố quan trong nhất trong binh pháp. Tất nhiên là Tư Đồ Sảng bị những tên đang quay mặt về hướng chàng phát hiện. Một gã báo động cho đồng đảng:
- Coi chừng đánh lén!
Hai con mồi đang phơi lưng làm mục tiêu cho Giáng Ma Phủ vội đảo bộ quay lại chống đỡ bằng một đòn liên thủ. Hai thanh đao phối hợp với nhau, tạo thành bức tường thép vững chắc. Nhưng dẫu sao thì họ cũng đã bị chậm một nhịp, lộ nhiều sơ hở.
Tư Đồ Sảng đã thi triển chiêu “Cuồng Phong Đoạn Mộc” bằng cả sức mình nên đường búa mãnh liệt như bão tố Giáng Ma Phủ hung hãn đánh bạt hai thanh đao và liếm vào ngực cặp xấu số kia. Chàng là người cao lớn, tay cũng dài thượt, thành ra tầm sát thương của Giáng Ma Phủ khá rộng.
Tiếng thép vang rền hòa với tiếng rú thảm khốc của nạn nhân đã làm chấn động cả một khu rừng tĩnh mịch, lũ chim đang ríu rít đón bình minh cũng bị dọa khiếp mà im bặt.
Tư Đồ Sảng thừa thắng xông lên, tấn công lão áo xanh thứ ba. Gọi là lão vì chòm râu cằm điểm bạc của đối phương khá dài, lú ra khối tấm khăn bịt mặt, và tóc trên đầu chẳng còn xanh.
Lão ta tuổi tác không dưới sáu mươi, công lực thâm hậu và đao pháp cũng điêu luyện hơn đồng đảng. Thanh đao trong tay lão lồng lộn tựa rồng thiêng, đao kình vun vút xé không gian, chặn đứng được đường búa của Tư Đồ Sảng.
Biết tính mạng của Thân Vô Cửu không còn nguy ngập, khi chỉ phái đối phó với hai gã Thanh yêu, Tư Đồ Sảng bình tâm chiến đấu, chẳng vội vã làm gì. Với một cao thủ như lão râu dài này mà chàng nóng vội thì chỉ thiệt thân.
Tuy đã nhủ lòng như thế song lối đánh của chàng vẫn bội phần cương mãnh, xuất phát từ bản tánh con người và từ chính bản chất của pho Giáng Ma Phủ Pháp. Đứng như Ly Giang Tiên Ông đã nhận xét, cụ tổ Võ Hồng ỷ vào thần lực kinh nhân nên đường búa nặng như núi, không hề tiếc sức!
Tư Đồ Sảng đã hiểu ngộ được kiếm đạo, nhờ thế mà nâng cao trình độ phủ pháp lên một bậc. Chàng ra đòn mãnh liệt song lại tránh va chạm nhiều, chủ yếu khai thác ưu thế của những thức đâm như chớp giật. Bề ngoài đường búa của chàng có vẻ hoàn toàn mang tính chất dương cương nhưng bên trong ẩn chứa yếu tố âm nhu ảo diệu và hiểm ác!
Lão nhân râu dài càng đánh càng hăng, dường như cao hứng khi gặp được đối thủ xứng tay. Lão ta múa tít loan đao, giải phá những chiêu búa thần tốc của chàng trai lạ mặt! Lão đoán chàng là Thần Phủ Lang Quân Lý Thu, ngôi sao mới tỏa sáng. Hơn bốn tháng trôi qua, tin tức về trận đấu ở Tổng đàn võ lâm đã bay đi khá xa, kể cả việc Lý Thu thủ hoả với Huyết Báo! Lão áo xanh vô cùng thắc mắc, Không hiểu sao Thần Phủ Lang Quân lại xuất hiện chốn này và ra tay cứu mạng Thân Vô Cửu?
Song phương giao đấu đã gần khắc mà không phân thắng bại, lão râu dài nóng ruột dồn chân khí đánh liền tám chiêu liên hoàn sấm sét. Nhưng Tư Đồ Sảng đột ngột thi triển một loại bộ pháp kỳ lạ, hoán vị cực kỳ mau lẹ, thân hình nhấp nhô mờ ảo. Nhờ vậy mà chàng tránh né được nhuệ khí của đối thủ, từ vị trí mới phản kích lại với thế chủ động.
Trong võ học, ngoài việc tấn công hoặc phòng thủ, người võ sĩ còn phải biết né tránh. Khi bản lãnh đôi bên không chênh lệch lắm thì khả năng lưỡng bại câu thương rất lớn! Tư Đồ Sảng hiện đang rơi vào tình trạng ấy và tám chiêu kia như một nước cờ ảo diệu dồn chàng vào thế phải đổi mạng! Có thể là vào phút chót chàng nhanh tay hơn, đâm trúng đối phương trước, nhưng bản thân cũng rơi vào hiểm cảnh, khó vẹn toàn! Bằng như lão thanh y kia có bảo y hộ thân thì Tư Đồ Sảng chết là cái chắc!
Chàng trai sơn dã, non nớt của chúng ta đã may mắn được Tích Dịch Quỷ Tây Môn Giới dạy cho kinh nghiệm ấy. Bởi vậy, vừa tiếp xong ba chiêu là chàng ngờ ngợ hiếu ra độc kế, mau chóng dùng Truy Tinh thân pháp mà thoát khỏi thế cờ!
Tây Môn Giới đã nói:
- Giang hồ hiểm ác khôn lường, việc lén mang giáp bảo vệ thân trên là chuyện bình thường, nhất là giới Hắc Đạo! Giáp đan bằng khoen thép có bán khắp nơi, giá chỉ độ năm chục lượng bạc, ai cũng có thể mua được!
Tư Đồ Sảng biết đã đến lúc kết liễu trận đánh, liền bỏ dở việc tìm hiểu đao pháp Thập Điện Diệm Cung, xuất chiêu “Minh Tri Cố Muội!”.
Chiêu này vốn dùng trong trường hợp đối phương mặc giáp, mình biết rõ mà làm như không biết! Tư Đồ Sảng vũ lộng thanh Giáng Ma Phú công phá lưới đao, mũi thép nhọn ở đầu búa uy hiếp bốn đại huyệt trên ngực và bụng của kẻ địch.
Quả nhiên lão râu dài không hề khiếp sợ, thọc ngay bảo đao vào tâm thất chàng, như kẻ liều mạng đang muốn Đồng Qui Ư Tận, dù thiệt thòi đôi chút cũng cam tâm! Rõ ràng là búa sẽ chạm vào mục tiêu trước vì dài hơn đao của lão!
Nhưng không ngờ gã tiểu tử non choẹt kia chẳng hề mắc bẫy, trong chớp mắt đã chuyển mục tiêu, đâm vào mặt lão. Nếu không có chủ ý thì chẳng bao giờ Thần Phủ Lang Quân làm được như thế!
Đoạn thép ngắn, sắc cả hai bề và nhọn hoắt, đã đâm thủng mắt trái và hủy hoại não bộ lão thanh y! Tiếng rú lìa đời thê lương của lão đã khiến hai gã còn lại rụng rời tay chân! Tâm hoang mang thì đường đao lộ sơ hở, một gã lập tức bị trúng đòn của Huyết Báo vỡ sọ mà lìa đời. Tên thứ hai vừa tung mình đào tẩu thì rơi vào lưới búa của Tư Đồ Sảng, chết không kịp ngáp!
O0o
Xế trưa ngày cuội tháng năm có hai kỵ sĩ dừng cương trước cổng Tam Quan dưới chân núi Long Hổ Sơn. Người áo trắng chính thị Tư Đồ Sảng, người thứ hai là một hán tử tứ tuần tóc đen, râu rậm che kín nửa mặt. Dẫu là người quen cũng phải nhìn thật kỹ mới nhận ra Huyết Báo Thân Vô Cửu vì trước đây gã luôn cạo râu nhẵn nhụi.
Ngay cả vũ khí thành danh của gã là cây Nhị Tiết Côn sơn đỏ cũng trơ ra màu thép xanh ngời! Người võ sĩ thành dành, được nhận biết nhờ vũ khí nhiều hơn dung mạo, cho nên giờ đây chẳng ai dám chắc gã có phải Huyết Báo hay không? Nhất là khi gã lại xưng tên Liễu Mộ Hào!
Đấy mới chính là tên thực của Huyết Báo! Hơn hai mươi năm trước, Liễu Mộ Hào giết Tri huyện Tửu Tuyền đất Cam Châu để báo thù cho cha. Gã bị triều đình truy nã gắt gao nên bỏ xứ phiêu bạt vào Trung Nguyên lấy tên là Thân Vô Cửu.
Huyết Báo chính là tay săn người chuyên nghiệp, năm nào cũng lãnh vài giải thưởng của Tổng Đàn võ lâm hoặc quan nha! Đấy là kế sinh nhai của gã! Mộ Hào thừa kế cây Nhị Tiết Côn sơn đỏ của sư phụ là Huyết Côn Tôn Giả, lại có thủ đoạn tàn nhẫn phi thường nên mới nổi danh là Huyết Báo!
Nhưng sau lần thoát chết ở Trường Sa, gã quyết định khai tử nhân vật Huyết Báo, trở vế với thân phận thực mà phò tá ân nhân là Tư Đồ Sảng. Thế lực của Thập Điện Diêm Cung rất hùng mạnh, nếu họ biết chàng cứu mạng gã thì không có lợi!
Nhắc lại Huyết Báo xuống ngựa, đĩnh đạc nói với toán đạo sĩ gác Đại Môn của thánh địa Thiên Sư Giáo:
- Chủ nhân của tại hạ là Lý công tử có việc quan trọng muốn cầu kiến Trương Giáo Chủ, phiến chư vị cho phép thượng sơn! Công tử đến đây để trao thư của Ly Giang Tiên Ông!
Gã đạo sĩ râu ngắn ngờ vực hỏi Tư Đồ Sảng:
- Chẳng hay công tử có mang tín vật gì để làm tin hay không?
Tư Đồ Sảng gật đầu, giơ tay rút cây trâm cài tóc đen sì. Chàng dồn chân hỏa vào trâm, làm cho nó tỏa ra ánh hào quang tím ngắt!
Cây Tử Ngọc Thần Trâm này là vật tùy thân gần trăm năm nay của Ly Giang Tiên Ông nên bọn đệ tử Thiên Sư Giáo chẳng lạ gì!
Gã đạo sĩ trung niên vội cung kính mời khách lên núi. Gã sai người dẫn ngựa vào chuồng, còn mình thì đích thân đưa khách thượng sơn. Trên đường đi, gã mở lời dò hỏi:
- Bần đạo là Linh Quan Tử, tam đồ đệ của Giáo Chủ! Dám hỏi Lý công tử quan hệ thế nào với Gia sư Thúc Tổ?
Tư Đồ Sảng điềm đạm đáp:
- Tại hạ là đồ đệ của Tiên Ông!
Linh Quan Tử choáng váng, dừng bước chắp tay nói:
- Tiểu điệt xin bái kiến sư thúc! Xin người lượng thứ tội vô tri!
Tư Đồ Sảng ngượng ngùng đáp:
- Không biết thì không có tội, sự điệt chớ bận tâm!
Tuy bối rối song trong lòng chàng dâng lên cảm giác đắc ý của trẻ con khi được là trưởng bối của một kẻ tuổi gần gấp đôi mình!
Đường lên Thượng Thanh Cung, trên sườn núi Long Hổ Sơn, gồm hai ngàn bậc đá rộng gần trượng, quanh co xuyên qua rừng tùng già nua, râm mát. Hai bên đường là hàng trăm tảng đá lớn đủ mọi hình thù lạ mắt.
Những bậc thang bằng đá đã mòn vẹt đi bởi dấu chân người vì Thượng Thanh Cung được xây dựng từ thời Tây Tấn, cách đời Tư Đồ Sảng hơn một ngàn hai trăm năm!
Thượng Thanh Cung là nơi ở của nhiều đời cháu chắt Trương Đạo Lăng, người sáng lập ra đạo Thiên Sư (Ngũ Đấu Mễ Đạo) vào thời Đông Hán. Đây là nơi Thiên Sư tụng kinh, tu đạo, cúng tế thần tiên! Cung Thượng Thanh vốn có tên là “Truyền Lục Đàn” vế sau đổi thành “Am Chân Tiên”, đến đời Tống mới gọi là “Thượng Thanh Cung!”.
Hai bên và phía sau của tòa điện thờ cổ kính, đồ sộ Thượng Thanh là hàng trăm biệt xá lớn nhỏ, kiến trúc dạng đền miếu, góc mái ngói cong vút, dùng làm nơi cư trú cho gia đình Giáo Chủ và các chức sắc.
Thiên Sư Giáo không cấm lấy vợ nên đa số các đạo sĩ đều có gia đình! Chức vụ Giáo Chủ như ngôi hoàng đế, chỉ truyền cho con cháu Trương Đạo Lăng!
Tư Đồ Sảng và Huyết Báo được Linh Quan Tử đưa vào nơi ở của Giáo Chủ Trương Hàn Vũ, ngay phía sau Thượng Thanh Cung! Đấy là cả một cơ ngơi gồm nhiều phòng, được xây cất kiểu Tứ Hợp Viện, bốn phía đều có nhà vây lấy sân gạch lớn ở giữa!
Đi qua cửa chính góc Đông Nam, khách vào đến sân ngoài có bề ngang rộng, bề sâu hẹp. Bên ngoài thông với sân trong bằng một cửa chính Nam gọi là cửa Thùy Hoa. Cửa này được tạo dáng rất đẹp và thanh thoát. Trên có mái ngói, bốn góc buông bốn trụ lửng, đỉnh trụ chạm trổ và sơn mầu. Sân chính bên trong vuông vắn và rộng thoáng, đặt vài chậu kiểng, được che mát bởi những cây Khổng Tước Đậu già lão, cao hàng chục trượng! Loại cây quí hiếm này ra hoa kết trái không theo qui luật nhất định! Có cây vài chục năm mới ra hoa một lần và chưa chắc đã đậu quả!
Phòng khách của Trương Giáo Chủ nằm ở dãy nhà hướng Bắc, cửa đóng chặt, có hai đạo sĩ trung niên mang kiếm đứng gác!
Tư Đồ Sảng nhận ra nét mặt của tất cả những người mà chàng gặp ở đây đều nặng nề, chẳng một nụ cười! Ngay cả Linh Quan Tử và hai gã gác cửa này cũng vậy!
Linh Quan Tử lên tiếng, bảo hai người kia:
- Này nhị vị sư đệ! Đây là Lý sư thúc, đồ đệ của Nhị sư thúc Tổ, hai ngươi mau bái kiến!
Hai vị đạo sĩ vội thi lễ một người nói:
- Bọn tiểu điệt là Linh Phong Tử và Linh Hư Tử ra mắt sư thúc!
Linh Quan giới thiệu thêm:
- Bẩm sư thúc! Linh Phong và Linh Hư là học trò thứ năm và thứ sáu của gia sư!
Tư Đồ Sảng gật đầu chào lại hai gã vãn bối rỗi đứng chờ Linh Quan Tử vào bẩm báo trước.
Lát sau, cửa chính mở toang đón khách. Đi qua phòng ngoài, Tư Đồ Sảng vào đến một phòng khá lớn có bày năm cỗ đại ỷ bằng gỗ Hoàng Đào chạm trổ cầu kỳ!
Giờ đây, các ghế đều có người ngồi, toàn những đạo sĩ già nua râu tóc hoa râm hoặc bạc trắng!
Năm người này đứng lên nhìn khách với ánh mắt xoi mói. Lão đạo áo vàng, búi tóc cài Ngọc Quan, râu năm chòm suôn đuột, mặt phương phi hồng hào, ngồi ở ghế chủ vị hướng Bắc, chính là Trương Giáo Chủ! Lão cố nở nụ cười với khách:
- Lão phu là Trương Hàn Vũ còn bốn vị này đều là Hộ Pháp của bổn giáo! Theo bối phận thì Lý sư đệ phải gọi chúng ta là sư huynh!
Tư Đồ Sảng vòng tay thủ lễ, xưng tên thực rồi lấy thư của ân sư đưa cho Trương Giáo Chủ!
Trương Hàn Vũ mời mọi người an tọa vì Linh Quan Tử đã mang ra thêm hai chiếc đôn gỗ cho khách!
Đọc xong, Trương Giáo Chủ buồn rầu bảo bốn người kia:
- Này chư vị Hộ Pháp! Sư thúc đã thăng thiên hôm mùng ba tháng năm !
Bốn lão đạo già xúc động nhất tề chắp một tay lên ngực nói:
- Thiện tai ! Thiện tai !
Đệ tử Đạo Giáo xem cuộc đời là sinh ký tử qui nên mừng cho người thân về với đạo lớn, hoặc thành tiên, chứ không khóc thương. Bề ngoài là thế song họ là người nên trong lòng vẫn dấy lên nỗi bi ai, thương tiếc!
Trương Giáo Chủ nói tiếp:
- Trong di thư! Sư thúc còn nói rằng Bổn giáo đến thời kỳ mạt pháp, sẽ gặp nhiều tai kiếp! Người dạy chúng ta phải chay tịnh, sửa mình, bỏ thói kiêu căng, tham lợi thì mới mong thoát khỏi đại họa! Tư Đồ sư đệ là bậc thiếu niên anh hùng, võ công xuất chúng, sẽ giúp bổn giáo đương cự với tà ma!
Tuy hiểu rõ bản lãnh thông thần của Lư Giang Tiên Ông nhưng chư vi hộ pháp đều nghi hoặc vì Tư Đồ Sảng còn quá trẻ! Tứ Hộ Pháp là Vu Hồ Chân Nhân, tuổi mới sáu mươi, tính tình còn nóng nẩy, tự phụ nêncó ý xem thường Tư Đồ Sảng. Lão cười khẩy nói:
- Sư thúc đã di ngôn như thế thì sao Giáo Chủ không giao cho Tư Đồ sư đệ giải quyết vụ Lư Sơn?
Trương Giáo Chủ bối rối đáp:
- Không được! Đây là chuyện riêng cửa gia đình lão phu chứ không phải việc của bổn Giáo!
Tư Đồ Sảng đoán rằng gia sự họ Trương rối ren, phát sinh tai họa. Chàng từng nghe Lư Giang Tiên Ông kể rằng Trương Thiên Sư có một thứ nam tính tình phóng đãng, vừa háo sắc vừa có máu đỏ đen, nhiều phen làm khổ mẹ cha! Nhưng chẳng lẽ ngồi yên làm ngơ, Tư Đồ Sảng liến nói:
- Bẩm Giáo Chủ sư huynh ! Việc của gia đình Thiên Sư cũng chính là việc của Bổn Giáo! Nếu tiểu đệ làm được gì quyết không tiếc sức!
Trương Hàn Vũ cười khổ, kể lể:
- Lão phu kém đức nên sinh ra một gã bất trị, tủi hổ cho tông môn! Trương Trạm là con trai thứ, năm nay tuổi dã tam thập mà tính tình nông nổi, hoang đàng, chẳng chịu tu hành mà chỉ lo ăn chơi đàng điếm! Nửa tháng trước, gã cậy tủ lấy trộm một vạn lượng vàng trong ngân quĩ của bổn giáo rồi trốn đến Nam Xương đánh bạc ! Không những gã cháy túi mà còn mắc nợ người ta bảy ngàn lượng nữa!
Trạm nhi cho rằng đối phương chơi bạc bịp nên cãi cọ rồi đi đến xô xát đánh gã kia trọng thương!
Khổ thay, cái gã Lâm Viễn Toại ấy lại là đồ đệ cưng của Tiên Nhân Động Chủ, một đại cao thủ tuổi tám mươi, ẩn cử ở núi Lư Sơn đã ba mươi năm! Tiên Nhân Động Chủ Tất Linh Kỳ cũng có mặt ở gần đổ trường nên đã bắt Trạm nhi mang về Tiên Nhân Động và gởi thư đòi lão phu phải mang vàng đến chuộc! Ngoài số nợ bẩy ngàn lượng, lão phu còn phải bồi thường thương tích cho Lâm Viễn Toại thêm ba ngàn lượng nữa! Lão thở dài, rầu rĩ nói tiếp:
Dẫu sạt nghiệp thì lão phu cũng phải chuộc con mình về để bảo toàn thanh danh cho Thiên Sư Giáo! Nhưng ác nỗi Động chủ lại còn kèm thêm một điều kiện là phải có người đỡ nổi lão ba chiêu kiếm! Bổn giáo có thể lần lượt cử ai đi cũng được, song mỗi khi đại biểu bị thua thì mất ba ngàn lượng! Lão ta nổi tiếng máu mê cờ bạc nên mới bày ra trò này! Lão phu đã gởi thư đến Quế Lâm để mời sư thúc hỗ trợ song khổng ngờ người đã rời Quảng Tây và tọa hóa ở Hành Sơn.
Trương Giáo Chủ nghẹn ngào một lúc bỗng nghiến răng lộ vẻ kiên quyết:
- Lão phu sẽ bỏ mặc tên nghịch tử ấy rồi đóng cửa sám hối ba năm để tạ tội với tổ tiên và trăm vạn giáo chúng trong thiên hạ!
Bốn vị hộ pháp có vẻ hài lòng trước quyết định ấy nên không ngăn cản Giáo Chủ! Nếu cố bám theo vụ này thì Thiên Sư Giáo sẽ nghèo rớt mồng tơi!
Tư Đồ Sảng từ tốn nói:
- Xin Giáo Chủ sư huynh bớt lo âu! Tiểu đệ tự tin có thể đưa được Trương Trạm trở về!
Trương Giáo Chủ đang tuyệt vọng nên bám lấy tia hy vọng này, song vẫn còn nghi ngại! Riêng Vu Hồ Chân Nhân thì buột miệng nói ngay:
- Sư đệ suy nghĩ cho kỹ rồi hãy hành động! Ngươi mà thua thì bổn giáo lại mất toi ba ngàn lượng đấy!
Tư Đồ Sảng mỉm cười đáp:
- Tiểu đệ sẽ tự thanh toán nếu không đỡ nổi ba chiêu của Tiên Nhân Động Chủ!
Ai nấy kinh ngạc vì không ngờ chàng lại giàu đến thế !
Tư Đồ Sảng quay sang bảo gã đạo sĩ hầu trà:
- Phiền sư điệt ra ngoài cửa Thùy Hoa, bảo thủ hạ của ta mang hành lý vào đây!
Gã này tuổi mới đôi mươi, đạo danh Linh Tiếu Tử, học trò nhỏ nhất của Giáo Chủ! Lúc nào trông gã cũng như đang cười nên mới được đặt tên ấy!
Nghe chàng sai bảo, gã lập tức nhoẻn miệng cười rất tươi, để lộ hàm răng không đều, có hai răng chiếc nanh nhọn. Trong tướng pháp, người có hàm răng như thế thường hoạt bát, vui vẻ và tinh quái!
Gã rảo bước đi ra ngoái, lát sau dẫn Huyết Báo vào đến!
Tư Đồ Sảng đứng lên giới thiệu song phương. Cái tên Liễu Mộ Hào rất xa lạ và không nổi tiếng nên chẳng khiến ai chú ý!
Tư Đồ Sáng mở tay nải của mình, lấy túi lụa đựng Hồng Bảo Ngọc, đổ ra mặt bàn. Ánh Hồng rực rỡ chớp ngời làm loà mắt năm kẻ tu hành.
Thì ra Đàm Châu đại hiệp Khuất Kỳ giận dỗi vì thái độ ương bướng của chàng nên đã trả lại Hồng Bảo Ngọc, kể cả những viên mà Thúy Lan đã xin! Ông tự hào mình là con cháu bậc danh nhân lịch sử nên không thể chấp nhận cho con gái ngang hàng với hạng nô tỳ!
Khuất phu nhân khoáng đạt hơn song không thề cãi chồng!
Tư Đồ Sảng hòa nhã nói:
- Bẩm Giáo Chủ! Số Hồng Bảo Ngọc này trị giá khoảng sáu vạn lượng vàng. Tiểu đệ xin dâng nạp vào ngân quĩ của bổn Giáo để hoằng dương đạo pháp và chẩn tế tai dân khi có dịp! Ngưỡng mong Giáo Chủ thể tất tấm lòng thành của tiểu đệ mà thu nạp!
o0o
Sáng mùng mười tháng sáu. Thiên Sư Giáo Chủ thống lãnh nhân mã gồm ba chục người, hiện diện ở mạn Tây Bắc núi Lư Sơn! Tiên Nhân Động nằm tại đây.
Đang là mùa hạ nên cảnh vật Lư Sơn lộ ra, sương mù chỉ bãng lãng trên cao chứ không mờ mịt che phủ tất cả như những mùa khác! Tuy nhiên, chỉ cần một cơn mưa hè trút xuống là núi Lư Sơn lại chìm vào trong lớp áo khói sương !
Thi hào Tô Đông Pha thời Tống đã có bài thơ vịnh cảnh Lư Sơn rất nổi tiếng:
“Lư Sơn yên tỏa Chiết Giang Triều
Vị đáo bình sinh hận bất tiêu
Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự
Lư Sơn yên tỏa Chiết Giang Triều!”
Bài thơ này mang một ý nghĩa triết lý rất thâm thúy, bàng bạc tư tưởng Vô Sở Đắc của cả Đạo Giáo lẫn Phật Môn!
Nơi ẩn cư của Tất Linh Kỳ là một động đá thiên nhiên có từ ngàn xưa. Tất lão đã chiếm lấy nó, khắc lên cửa hang ba chữ “Tiên Nhân Động” và tự xưng Tiên Nhân Động Chủ ! Ngày còn ngang dọc giang hồ lão có biệt danh là Truy Nguyên Quỉ Đổ! Hơn ba mươi năm trước, Tất Linh Kỳ bị Đổ Bác Thần Hà Dương vét sạch cơ nghiệp trên chiếu bạc ôm hận đến núi Lư Sơn tu tiên. Không ngờ lão chẳng thành tiên mà còn cùng đệ tử tái xuất ở đổ trường lớn nhất Nam Xướng để rồi chạm trán Trương Trạm!
Tất lão đã bày Trúc trận trước cửa động nên khách không vào được. Trương Thiên Sư liền cao giọng gọi:
- Tất tôn giá! Lão phu y ước mang vàng đến chuộc con, mong tôn giá mở cửa trận!
Từ trong đám tre trúc mờ mịt khói sương kia vọng ra tiếng già nua:
- Nơi này chật hẹp chẳng tiện thiếp khách, phiền Giáo Chủ đưa quân đến chân vách đá Long Thủ chờ lão phu!
Trương Hàn Vũ chỉ còn cách tuân theo sự bố trí của đối phương. Đoàn người lặng lẽ đi ngược về hướng Tây, trước tiên là gặp Ngự Bi Đình, một trong những thắng tích của Lư Sơn.
Ngự Bi Đình cũng gọi là Bạch Lộc Thăng Tiên Đài, do Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cho xây dựng. Trong đình có bia đá rất lớn, cao khoảng một trượng hai xích hai thốn (bốn mét). Đi thêm nữa là những danh lam thắng cảnh khác nằm rải rác như tháp Thiên Trù, Đài Thiên Tân, Đầm Long Ngư, Đài Văn Thù, Đầm Đại Thiên...
Và cách Đại Thiên Đàm không xa là vách đá Long Thủ lừng danh. Vách này có hình dáng giống như hai khối đá lớn ghép lại, một khối đứng thẳng không nhìn thấy chân, khối kia nằm ngang. Trên mặt đá tùng mọc xanh rì. Đứng ở đỉnh vách Long Thủ người ta có thể nhìn thấy một vùng sông suối, núi rừng, phong cảnh tuyệt đẹp.
Long Thủ Bích ở trên cao trăm trượng và phía dưới nó là những thắng cảnh khác như vách đá sư tử. Phương Ấn Thạch(Tảng đá hình ấn vuông), Bách Trượng Thê (Thang dài trăm trượng).
Lần đầu được chiêm ngưỡng những kỳ quan của núi Lư Sơn, Tư Đồ Sảng ngất ngây, say đắm, tự nhủ sẽ có ngày quay lại đây để thưởng thức cho trọn vẹn!
Đoàn người đến khoảnh đất trống dưới chân vách Long Thủ thì đã gặp ngay một lão nhân mặc trường bào hồng tay hẹp, râu tóc bạc phơ, da mặt chỉ hơi nhăn nheo và nhãn thần thì sáng quắc!
Lão ta ngồi trên một tảng đá nhỏ, sau lưng có hai gã tiểu đồng đứng hầu, một mang kiếm, một ôm đàn tỳ bà!
Hồng y lão nhân đứng lên tự giới thiệu:
- Lão phu là Tất Linh Kỳ!
Trương Thiên Sư không thấy mặt con trai liền nóng nẩy nói:
- Lão phu là Trương Hàn Vũ! Dám hỏi vì sao Tất tôn giá không mang Trạm nhi đến đây?
Là tay cờ bạc lừng danh nên nét mặt Trung Nguyên Quỷ Đổ lúc nào cũng lạnh như tiền, buồn vui không để lộ! Lão thản nhiên đáp:
Hắn đang ờ trong Tiên Nhân Động! Khi nào chư vị đáp ứng đủ các điều kiện sẽ có người cung kính đưa y đến! Và lão hỏi lại:
- Phải chăng người tiếp ba chiêu của lão phu chính là Giáo Chủ?
Trương Hàn Vũ cười nhạt:
- Bổn tọa thân phận cao cả, đâu thể tùy tiện xuất thủ! Người tham chiến sẽ là Ngũ sư đệ của lão phu, đạo danh Kỳ Hoa Chân Nhân!
Lão nói thế cho oai chứ thực ra võ công không cao, Thiên Sư Giáo nặng về tôn giáo hơn là võ thuật, Giáo Chủ cùng các Hộ pháp chỉ chuyên tâm vào kinh tạng, bùa chú và thuật luyện đan!
Từ sau lưng Trương Giáo Chủ bước ra một đạo sĩ áo trắng, tuổi đôi mươi, mày kiếm, mắt sao, mũi Thông Thiên Đình tôn quí, trán cao, miệng rộng! Sắc diện của Kỳ Hoa Chân Nhân hiền hòa, nhân hậu, song ẩn chứa vẻ uy nghiêm, cương nghị!
Kỳ Hoa Chân Nhân chính thị Tư Đồ Sảng của chúng ta ! Trương Giáo Chủ đã sắc phong chàng làm Đệ ngũ Hộ pháp của Thiên Sư Giáo và ban cho đạo hiệu Kỳ Hoa.
Tiên Nhân Động chủ Tất Linh Kỳ thừa thông minh để hiểu rằng gã đạo sĩ trẻ tuổi kia phải có bản lãnh rất cao cường nên mới được đề cử làm đại biểu xuất trận! Lão nghĩ ngày đến cao thủ số một của Thiên Sư Giáo, hờ hững hỏi:
- Phải chăng Kỳ Hoa Chân Nhân là đệ tử của Ly Giang Tiên Ông?
Trương Thiên Sư cười ruồi:
- Đúng vậy! Y nghe nói kiếm pháp của tôn giá trước đây từng lừng danh vũ nội nên hiếu kỳ muốn học hỏi!
Dù bị khích bác, mỉa mai mà Tất Linh Kỳ vẫn không động nộ, nhếch mép cười nham hiểm:
- Lão phu rất vinh hạnh! Sau ba chiêu, nếu y không gục ngã thì lão phu nhận bại!
Tư Đồ Sảng có cảm giác rằng khi cầm kiếm thép trong tay thì tâm hồn thanh thản, và hoàn toàn vô úy. tâm lý khác hẳn lúc cầm búa! Dường như thanh kiếm đã mang đến thêm sức mạnh và dũng khí vây! Đúng là tâm trạng của kẻ đã bước vào cảnh giới kiếm đạo. Chàng rất tự tin nên điềm nhiên hỏi lại:
- Nhưng nếu bần đạo đả thương được tôn giá thì sao?
Đối với một võ sĩ già thì đây là sự xúc phạm lớn lao, da mặt Tất Linh Kỳ hơi tái đi và lão cười nhạt:
- Hay lắm! Nếu ngươi tự tin như thế thì chúng ta đánh cược! Sau ba chiêu, lão phu mà chảy một giọt máu thì sẽ giao trả cả Trương Trạm lẫn một vạn lượng vàng, cũng như không đòi bẩy ngàn lượng kia! Bằng như ngươi không làm được điều ấy, dù vẫn còn đứng vững thì Thiên Sư Giáo phải mất thêm vạn lượng nữa!
Té ra cái máu cờ bạc đã thắng được cơn giận dữ của Tất Linh Kỳ. Trương Giáo Chủ đã biết Tư Đồ Sảng là Thần Phủ Lang Quân, người từng đả thương Hải Hoa Bang Chủ và Quỷ Ảnh Hội chủ, nên rất tin tưởng. Ông hăng hái giao kết:
- Bổn tọa tán thành! Song tôn giá phải mang Trạm nhi và số vàng ấy đến đây!
Ông ngừng lại một chút rồi nhẹ nhàng mỉa mai:
- Lòng người đen bạc khó lường nên bổn tọa phải cẩn thận!
Biết Trương Hàn Vũ muốn khích động, làm rối loạn tâm của mình, Tiên Nhân Động Chủ cứ thản nhiên như điếc và gật gù chấp thuận.
Lão ngửa cổ hú vang, tiếng hú ấy được dồn nguồn công lực hơn hoa giáp nên cực kỳ hùng mạnh, khiến màng nhĩ phe đối phương đau nhói.
Tất Linh Kỳ chỉ thị uy vì lát sau đã có bốn hán tử võ phục đen áp giải một chàng trai áo gấm xanh đi đến nơi! Nghĩa là họ ở rất gần đây!
Chắc vì không được hậu đãi nên mặt Trương Trạm hốc hác, tái xanh, râu ria lởm chởm, y phục bèo nhèo, dơ bẩn. Nhìn thấy Trương Thiên Sư, gã nghẹn ngào cầu cứu:
- Xin phụ thân cứu lấy hài nhi! Bị cầm tù thêm vài ngày nữa thì hài nhi chết mất!
Trương Trạm hư đốn cũng bởi sự cưng chiều quá độ của vợ chồng Trương Giáo Chủ! Thuở nhỏ, Trương Trạm thông minh lanh lợi, biết cạch nịnh hót nên được cha mẹ yêu thương như bảo bối! Lớn lên gã hư hỏng là chuyện tất nhiên!
Nhưng lần này Trương Thiên Sư không thể bỏ qua tội lỗi tày đình này của quí tử. Lão trừng mắt nạt:
- Nghịch tử khốn kiếp kia! Đương nhiên lão phu phải cố đem ngươi về Long Hổ Sơn để chịu sự trừng phạt của Giới Đường chứ! Lúc ấy thì còn khổ hơn trong Tiên Nhân Động!
Trương Trạm ỷ vào sự yêu thương che chở của mẹ là Giáo Chủ phu nhân nên chẳng ngán, nhưng ngoài mặt vẫn tỏ ra sợ hãi và hối hận, sụt sùi khóc lớn!...
Tiên Nhân Động Chủ rút trong áo ra một xấp ngân phiếu, đưa cho Trương Thiên Sư và nhẹ nhàng trả đũa:
- Lão phu không có thói quen lấy dạ tiểu nhân để đo lòng quân tử ! Ông sợ thì cứ giữ lấy cho yên tâm!
Trương Giáo Chủ chưa kịp đối đáp thì Linh Tiếu Tử ở bên cạnh đã vọt miệng nói leo ... Gã cười khì bảo:
- Trong đổ trường làm gì có quân tử! Lúc cháy túi thì nhà cửa ruộng vườn và cả vợ con cũng dám bán đi để gỡ gạc! Năm xưa tôn giá đã chẳng từng làm thế đấy sao?
Việc tủi nhục này là một bí mật tày trời của Tất Linh Kỳ, chỉ có lão và Đổ Bác Thần biết được. Ngày ấy, Đổ Bác Thần đã hứa không tiết lộ việc lão mang người vợ trẻ đẹp ra đánh bạc và thua mất. Vậy mà không hiểu sao giờ đây gã tiểu tử chết tiệt kia lại khai ra vanh vách như thế?
Lão không ngờ rằng Ly Giang Tiên Ông là bạn vong niên của Đổ Bác Thần nên nắm rõ sự việc. Và trong một lần ghé thăm Long Hổ Sơn, Tiên Ông đã vui miệng kể cho Linh Tiếu Tử nghe!
Tiên Nhân Động Chủ giận điên ngươi song không thể thú nhận, liền quát mắng:
- Tiểu bối chớ nói càn! Làm gì có việc ấy?
Và lão quay sang trách Trương Thiên Sư:
- Vì sao Giáo Chủ lại để cho đệ tử mình hỗn láo với lão phu như thế? Phải chăng đấy là kỷ cương của Thiên Sư Giáo?
Trương Giáo Chủ biết đối phương đã động nộ, tâm tình rối loạn, có lợi cho Tư Đồ Sảng. Ông rất cao hứng nhưng vẫn giả vờ khiển trách đồ đệ:
- Linh Tiếu Tử! Ngươi nói năng bừa bãi làm tổn hại đến thanh danh bổn giáo, khi về sẽ phải chịu hình phạt của Giới Đường!
Linh Tiếu Tử tinh ranh như chồn giả vờ khiếp sợ run rẩy đáp:
- Đồ nhi đã biết tội!
Lúc này, Tư Đồ Sảng đã rút kiếm, trao vỏ bao cho Huyết Báo, tiến đến trước mặt Tất Linh Kỳ. Chàng ôm kiếm chào rồi thủ thế, chờ đợi sự tấn công của đối phương.
Bàn tay hữu chàng nắm đốc kiếm, hạ xuống vị trí dưới thắt lưng, lưỡi kiếm dựng xéo trước mặt, còn bàn tay tả thì bắt kiếm ấn, đặt hờ trước ngực trái. Tư thế này chẳng có gì đặc biệt, không kín cũng không hở, song lại khiến Tất Linh Kỳ lưỡng lự. Lão nhận ra rằng Kỳ Hoa Chân Nhân chẳng hề có chút sát khí nào, một dấu hiệu của bậc kiếm thủ thượng thừa!
Điều đáng ngại thứ hai là chút ánh sáng mờ mờ màu tím nhạt tỏa ra từ cây trâm cài búi tóc trên đầu đối thủ! Lão nhận ra rằng Kỳ Hoa Chân Nhân phái có tu vi trên ba mươi năm và đạt được hai thành hỏa hầu công phu cương khí hộ thân, thì cây Tử Ngọc Thần trâm kia mới phát quang! Năm xưa, mỗi lần Ly Giang Tiên Ông giao đấu với ai, cây trâm ấy tỏa sáng rực rỡ!
Sau khi đánh giá xong thực lực của kẻ địch Tiên Nhân Động Chủ cẩn trọng xuất chiêu “Lôi Vũ Khai Nguyên”, kiêm ảnh mờ mịt tựa vũ trụ thuở còn hỗn độn, và lấp loáng những vệt sáng dài, những chấm nhỏ li ti, tượng trưng cho sấm sét, mưa gió, tức lửa và nước, hai yếu tố khởi nguồn cho sự sống!
Tất Linh Kỳ là học trò của Hỗn Nguyên Chân Quân, trước đây do mải mê đen đỏ mà không sao luyện thành những chiêu cuối của pho Hỗn Nguyên Kiếm Pháp. Nhưng sau ba mươi năm tĩnh tâm tu luyện ở Tiên Nhân Động lão đã đạt đến mức đạt thành!
Lão xem trọng đối phương nên đã thi triển một trong những chiêu lợi hại nhất và tin chắc sẽ đại thắng. Lão vẫn nghĩ rằng giờ đây mình là một trong những kiếm thủ hàng đầu trong võ lâm!
Nhưng Lão Ô Bách Tuế chẳng bằng Phượng Hoàng sơ sinh, Tất Linh Kỳ căn cơ thấp kém, mang bản chất của một kẻ cờ bạc bẩm sinh, lòng tham dục rất vượng thì làm sao hiểu ngộ được yếu quyết cao siêu của kiếm đạo? Do vậy, dù khổ luyện cách mấy thì lão vẫn chỉ dừng lại ở trình độ kiếm thuật!
Tuy nói như thế song bản lãnh của Tất lão vẫn cao hơn Tư Đồ Sảng vài bậc, nhờ công lực thâm hậu. Lão ta là con trâu già lực lưỡng, hung hăng, còn chàng như chú cọp non, móng vuốt chưa đu dài! Nhưng Tư Đồ Sảng lại sở đắc kiếm đạo, chẳng thể thua trong vòng vài chiêu được! Hơn nữa, tri thức của con người hoàn thiện dần theo thời gian, người đời sau hiểu rõ vũ trụ và thiên nhiên nhiều hơn cổ nhân. Nghĩa là không phải bất cứ môn võ nào có lịch sử lâu đời đều lợi hại hơn tuyệt kỹ đương đại.
Trong trường hợp này cũng thế, tuy Hỗn Nguyên Chân Quân hơn Ly Giang Tiên Ông đến năm mươi tuổi song trình độ kiếm pháp lại chẳng bằng! Chân Quân tạ thế ớ tuổi bẩy mươi, đâu có thời gian để hoàn thiện pho Hỗn Nguyên Kiếm Pháp. Trong khi đó, Ly Giang Tiên Ông thọ đến hơn trăm, thừa điều kiện biến pho Huyền Nguyên1 kiếm Pháp thành tận thiện, tận mĩ!
Giờ đây, Tư Đồ Sảng có dịp để biểu lộ ưu thế này. Chàng vung kiếm chém điểm liên tục ba trăm sáu mươi thế thức với tốc độ nhanh đến mức trường kiếm như hóa thành năm bẩy bóng!
Sau nhiều năm quen sử dụng thanh Giáng Ma Phủ nặng hai chục cân, lực đạo ở cánh tay và cổ tay Tư Đồ Sảng cũng mạnh mẽ phi thường. Nhờ vậy mà khi múa kiếm chàng thấy nhẹ như bấc, dễ dàng đạt đến vận tốc cực đại. Chính Ly Giang Tiên Ông cũng phải thán phục thành tựu ấy của học trò!
Chiêu “Tảo Vân Tầm Nguyệt” mà Tư Đồ Sảng đang sử dụng thuộc về pho Huyền Nguyên Kiếm Pháp. Nó gồm nhiều thức điểm hơn là thế chém. Mũi kiếm của chàng phong tỏa hoàn toàn thân trên đối phương, liên miên bất tuyệt đâm vào những vị trí mờ tối trên màn kiếm quang đang ập đến. Khi thép chạm nhau, Tư Đồ Sảng phải vừa lùi vừa đánh vì đối phương mạnh hơn và đang thuận đà lao đến! Nhờ vậy mà lực phản chấn chẳng nhiều, không cản trở đường kiếm của chàng!
Tiếng thép tinh tang cất lên không ngớt và cuối cùng thì Tư Đồ Sảng đã tìm ra sơ hở chết người của đối phương. Chàng thọc kiếm vào sườn phải Tiên Nhân Động Chủ bằng một nhát cực kỳ thần tốc. Nhưng khi mũi kiếm vừa đâm thủng da thịt họ Tất thì chàng lập tức thi triển Túy Tinh bộ pháp, bay vèo sang mé hữu, cách vị trí cũ hai trượng!
Nếu Tư Đồ Sảng thọc kiếm sâu hơn thì cũng được nhưng phải chịu một vết thương nơi vai tả. Chàng và Tất Linh Kỳ không thù oán, chẳng cần phải thí mạng làm chi!
Phe Thiên Sư Giáo reo hò vang dội khi máu từ vết thương làm sậm màu tấm áo hồng của Tiên Nhân Động Chủ!
Tất Linh Kỳ bàng hoàng đưa tay tả bịt vết thương, không tin đấy là sự thật! Lão đang dồn cho đối thủ lui dài, sao lại có thể trúng đòn được? Nhưng cám giác đau đớn ở sườn non đã thức tỉnh lão. Tất Linh Kỳ kiểm tra thương thế, biết chỉ là ngoài da nên vần còn sính cường. Lão điểm huyệt chỉ huyết rồi lạnh lùng nói:
- Đu ba chiêu mới phân thắng thua! Nếu Kỳ Hoa Chân không gục ngã thì lão phu nhận bại!
Đúng là song phương đã giao ước như thế nên Trương Thiên Sư phải chấp nhận để Tư Đồ Sảng đánh tiếp. Lòng ông thầm lo lắng cho vị sư đệ trẻ tuổi vì hiểu rằng Tất Linh Kỳ sẽ thí mạng! Để thua một tiểu tử miệng còn hôi sữa thì thanh danh tiêu tán, thà chết còn hơn !
Trương Hàn Vũ liền vẫy Tư Đồ Sảng đến dặn nhỏ:
- Sư đệ hãy cẩn thận! Lão Quỉ họ Tất định đổi mạng đấy!
Tư Đồ Sảng bình thản mỉm cười:
- Giáo Chủ cứ yên tâm! Tiểu đệ biết mình phải làm gì !
Chàng trở lại đấu trường, đứng đối diện với Tiên Nhân Động chủ, thủ thế y như lúc nãy, sắc mặt an hòa, chẳng hề lộ nét kiêu căng tự đắc vì thắng lợi.
Tất Linh Kỳ chột dạ, thầm hiểu rằng cái tâm của gã đạo sĩ trẻ kia đã đồng nhất với kiếm, không hề bị thất tình lục dục làm nhiễu loạn! Nhưng lão đặt trọn niềm tin vào hai chiêu kiếm cuối cùng trong pho Hỗn Nguyên Kiếm Pháp nên bình tâm xuất chiêu “Thiên Địa Sinh Dương”!
Tiên Nhân Động Chủ lướt đi, thân ảnh biến mất trong màn kiếm quang sáng bạc, loang loáng dưới ánh nắng hè chói lọi tựa vầng dương lúc vừa được trời đất sinh ra!
Lần này Tư Đồ Sảng không đứng im chờ đợi mà chủ động lao đến ngay khi đối phương vừa xuất thủ. Chàng chỉ chậm hơn một cái chớp mắt và nhờ tốc độ thần kỳ của pho Truy Tinh Bồ Pháp nên lại trở thành kẻ tấn công.
Lúc này, chiêu kiếm của đối phương chưa đạt đến độ nhanh tối đa, không phát huy được hết uy lực! Hành động này của chàng còn khiến cho Tiên Nhân Động Chủ bị bất ngờ, và rơi vào thế bị động!
Tư Đồ Sảng đánh chiêu Thượng Thiên Nhược Thủy đường kiếm liền lạc âm nhu tạo nên những cơn sóng kiếm kình mềm mại, liên tục vỗ vào màn kiếm quang sáng rực, hung hãn của Tất Linh Kỳ!
Tên của chiêu này hàm ý rằng bậc Đại Thiện Nhân thì giống như nước vậy! Nước giúp ích vạn vật, không tranh chỗ cao ráo, ở vào chỗ thấp kém nên rất gần với Đạo! Nước còn có một đức tính nữa là không thể bị chặt đứt và có thể len qua những khe hở dù rất hẹp!
Đây là chiêu thức kỳ diệu nhất trong pho Huyền Nguyên Kiếm Pháp, có thể thủ thắng trước bất cứ kẻ địch nào! Tiếc rằng, công lực của Tư Đồ Sảng chưa đủ thâm hậu nên không thành công trọn vẹn! Sóng kiếm của chàng đã len qua sơ hở, chạm sườn trái đối phương, nhưng ngược lại, mũi kiếm của Tất Linh Kỳ cũng đang bám lấy huyệt Đản Trung ở giữa ngực chàng!
Nếu Tư Đồ Sảng có đủ hoa giáp chân lực thì sóng kiếm đã làm cho vũ khí của Tất lão chậm lại hơn nhiều và không thể đả thương được chàng?
Tư Đồ Sảng là một kiếm thủ bẩm sinh khi giao đấu tâm tình lặng và trong sáng như gương. Nhờ vậy, các giác quan của chàng rất minh mẫn, cảm nhận được hết những mối hiểm nguy đang đe dọa cơ thể!
Và nếu chàng bỏ dở đường gươm cố thoát khỏi cái thế lưỡng bại câu thương này thì sẽ lâm nguy bởi những thức kiếm tiếp theo. Tư Đồ Sảng biết rõ họ Tất chứa thi triển hết trọn chiêu kiếm!
Diễn tả thì dài dòng, lâu lắc song sự việc xảy ra chỉ trong chớp mắt. Tư Đồ Sảng đã thản nhiên thọc kiếm vào huyệt Phúc Ai. thuộc linh túc Thái âm Tỳ của đối thủ. Đống thời, một kiếm của Tất Linh Kỳ cũng chạm lớp vải áo ở phía ngoài huyệt Đản trung!
Xem ra Tư Đồ Sảng sẽ rất thiệt thòi, huyệt Đản Trung thuộc mạch Nhâm, là một tử huyệt, còn huyệt Phúc Ai thì không!
Phe Thiên Sư Giáo sợ đến xám mặt, lo cho Tư Đồ Sảng, khi họ thấy thấy chàng văng ngược vế phía sau, máu loang đẫm ngực phải. Chàng mặc áo đạo sĩ trắng tinh nên.màu máu hiện ra rất rõ!
Trương Giáo Chủ và hai vị hộ pháp vội lướt đến để chăm sóc Ngũ đệ.
Họ thở phào khi thấy Tư Đồ Sảng cười bảo:
- Tiểu đệ chỉ bị thương nhẹ xin Giáo Chủ và nhị vị sư huynh chớ quá lo!
Lúc này Tiên Nhân Động Chủ đã chỉ huyết vết thương nơi huyệt Phúc Ai và nuốt vài viên linh đan xong. Lão căm hận rít lên:
- Tiểu quỷ chết toi kia! Sao ngươi dám lén lót thép lá vào ngực mà giao đấu?
Tư Đồ Sảng lặng lẽ phanh ngực để lộ Hồng Ngọc hồ lô. Chính cái vật nhỏ bé này đã che chở huyệt Đản Trung của chàng và đẩy lệch mũi kiếm của Tất Lão sang một bên! Chàng hòa nhã nói:
- Tại hạ chỉ gặp may chứ không hề gian dối!
Tiên Nhân Động Chủ chết điếng người hối tiếc rằng vì sao lúc nãy không đưa kiếm lên hoặc xuống dưới huyệt Đản Trung một vài thốn! Trong canh bạc này lão đã cháy túi vì xui tận mạng!
Thật ra, Tư Đồ Sảng chẳng hề cầu may vì biết rõ vị trí của Hồng Ngọc hồ lô lúc ấy! Trái bầu Ngọc đỏ này không tròn lẳn mà hơi dẹp, phần dưới có đường kính rộng độ bai lóng tay, thừa sức che kín huyệt Đản Trung! Và nó rất cứng rắn, chẳng thể nào bị mũi kiếm đâm vỡ được! Tất nhiên, điều này còn đòi hỏi một dũng khí hơn người!