Chương 8
Tác giả: Vân Du
Mỹ Thuận cảm thấy mình như bị hụt hẫng. Vừa mới vào yêu đã bị đau khổ. Nước mất chảy xuống má. Cũng tại nơi này, cô tình cờ gặp anh, và tại công ty ấy cô một lần nữa gặp anh trong ngỡ ngàng ...
Đưa tay ngắt cánh hoa lục bình, Mỹ Thuận cảm thấy lòng nhói đau. Màu tím bây giờ đối với cô sao mà buồn vời vợi. Sĩ Nguyên! Giờ anh vui duyên mới, có nhớ về em không ?
– A, ta bắt quả tang rồi nhé!
Tiếng hét của Thảo Sương làm Mỹ Thuận giật mình, cô quay đi nhanh giấu giọt lệ. Lau khô nước mắt Mỹ Thuận gượng cười:
– Bắt quả tang gì chứ? Sà xuống cạnh bạn Thảo Sương bảo:
– Mi khóc phải không?
Mỹ Thuận chối quanh:
– Làm gì có!
– Không có mà ngồi đây thơ thẩn một mình.
– Nhỏ này ... Mi nhiều chuyện ghê.
Bật cười Thảo Sương bảo vào tai bạn:
– Nhiều chuyện nhưng mà chuyện nào cũng đúng phải không?
Lườm bạn, Mỹ Thuận cố gượng cười:
– Nếu hay vậy sao chẳng đi làm thầy bói mà ăn.
– Giỡn hoài vậy Gái nhỏ, ta làm thầy bói được sao?
– Được lắm!
Thảo Sương lại ôm vai bạn:
– Nè, có phải mi nhớ cái tên Sĩ Nguyên gì gì đó không?
– Vớ vẩn.
Thảo Sương vẫn chưa buông tha cho bạn:
– Khai sự thật đi Gái nhỏ ạ.
Mỹ Thuận lắc đầu quầy quậy:
– Khai mà khai gì chứ hả?
– Tại sao mi bỏ việc mò về đây?
Nhường mày Mỹ Thuận đáp:
– Ta nói rồi, ta không thể để mẹ ta sống một mình.
Thảo Sương cười hì hì:
– Mi nên nhìn thắng vào mắt ta đây Gái nhỏ ạ?
Mỹ Thuận ngơ ngác:
– Gì cơ?
– Mi có tâm sự buồn và đang cố tình giấu mọi người.
Phẩy tay đứng lên, Mỹ Thuận cằn nhằn:
– Mi thật là ... đã nói là không có gì rồi mà.
Ôm vai bạn Thảo Sương thì thầm:
– Ta cũng rất mong mi chẳng có gì Gái nhỏ ạ!
Ôm vai bạn Mỹ Thuận không nỡ giấu giếm nên cô bộc bạch:
– Mi đoán không sai đâu.
– Nghĩa là mi đã ...
– Gật gù, rưng rưng dòng nước mắt Mỹ Thuận kể:
– Ngày đến nhận nhiệm vụ ở công ty ta mới hay mình đến công ty của anh ta.
Trố mắt ngạc nhiên nhìn bạn, Thảo Sương kêu lên:
– Vậy sao?
– Rồi tình yêu đến với mình. Anh ấy sưu tầm rất nhiều loại hoa lục bình.
Thảo Sương cắt ngang lời bạn:
– Anh ta là con của một giám đốc.
– Không, chính anh ta là giám đốc.
Đổi tư thế ngôi Thảo Sương hỏi nhanh:
– Vậy sao ra nông nổi này.
– Gia đình buộc anh ấy phải đi cưới vợ.
Thảo Sương kêu lên:
– Trời, ác vậy sao? Vậy rồi anh ta cũng nghe lời ta
– Đúng!
Đứng vụt lên Thảo Sương nói như người hiểu biết:
– Vậy thì anh ta đâu có yêu mi thật. Anh ta dối gạt mi thôi.
Nhận định của bạn cũng có thể là đúng nên Mỹ Thuận cười héo hắt:
– Ta cũng nghĩ như mi vậy!
– Thế thì đừng thèm buồn nữa.
Thở dài Mỹ Thuận cố nuốt nỗi buồn:
– Muốn buồn cũng không dám. Ta còn lo cho mẹ mà.
– Thấy bạn có ý nghĩ thông suốt như vậy Thảo Sương rất vui nên nói:
– Mi nghĩ như vậy là đúng lắm rồi, ta ủng hộ mi.
– Thảo Sương, ta sẽ trở lên thành phố tìm việc làm tiếp để lo cho mẹ.
Hiểu ý bạn Thảo Sương không ngăn cản:
– Vậy cũng tốt, ta thấy mi nên tìm nơi ở mà đưa dì lên trên ấy trị bệnh.
Gật gù tỏ vẻ biết ơn bạn Mỹ Thuận nói:
– Chỉ có mi là người hiểu ta nhất.
– Lườm bạn Thảo Sương nói một câu trách móc:
– Lâu nay mi nghĩ ta là gì vậy?
Tủm tỉm cười Mỹ Thuận nói vui:
– Đồng tình luyến ái của mình được chưa?
Thảo Sương lên tiếng:
– Ôi, Gái nhỏ ơi? Ta sợ chuyện ấy lắm cơ.
Cả hai cùng cười. Rán chiều đã xuống khuất sau lùm cây. Từng đám lục bình trôi dạt trên sông. Mỹ Thuận chợt thở dài:
– Cuộc đời mình rồi có giống đám lục bình kia không?
– Nè, lại vẩn vơ gì đó?
Mỹ Thuận quay lại nhìn bạn hỏi:
– Mi có thấy không cánh hoa lục bình mong manh yếu đuối, nhưng màu tím tuy có buồn nhưng ta thấy đẹp làm sao?
– Hả? Bộ mi định làm nhà thi sĩ, thả hồn theo từng cánh hoa lục bình màu tím kia à?
– Mỹ Thuận nở nụ cười bằng ánh mắt sáng ngời.
– Phải, nhưng rất tiếc đầu ta quá đần độn, không thể xuất khẩu thành thơ được để ca ngợi màu tím lục bình.
Thảo Sương thở dài, cô nói ngọng pha chút hài hước:
– Mi thì vậy, còn ta thì rất vô tư khi nhìn thấy nó đấy.
– Điệu này cũng không thể trách mi được.
– Cám ơn mi đã hiểu được ta.
Mỹ Thuận chợt hỏi:
– Mà này ...
– Gì vậy hả?
– Mình về cũng lâu sao chẳng thấy người trong mộng của mi vậy?
– Đang vui nghe nhắc đến tên người ấy lòng Thảo Sương nghe buồn:
– Anh ấy đã đi hợp tác lao động ở nước ngoài rồi.
– Vậy hả?
– Thỉnh thoảng có gởi thư về.
Mỹ Thuận bảo đùa:
– Dành dụm tiền để làm đám cưới.
Cưới hì hì Thảo Sương bảo:
– Ủa sao mi biết?
– Vậy chứ còn gì?
Thảo Sương lại căn dặn:
– Chừng ấy ta sẽ điện cho mi. Nhớ về với ta đấy!
– Nói thì nói vậy trong lòng Thảo Sương vẫn còn lo. Cô ái ngại cho bạn. Mỹ Thuận cuộc đời của nó sao nhiều gian nan vất vả quá.
Mỹ Thuận ngước nhìn lên bảng hiệu cô lẩm bầm đọc:
– Công ty may mặc xuất nhập khẩu Tương Minh.
– Mỹ Thuận nghĩ thầm trong bụng, cũng may mắn là thời gian qua ở quê cô cũng đã từng may cho xí nghiệp. Cô ngập ngừng bước vào:
– Chào chú!
Chú Minh gác cổng nhìn Mỹ Thuận:
– Cháu tìm ai hả?
Ngập ngừng Mỹ Thuận đáp:
– Dạ cháu ... cháu đến vin việc làm ...
Chú Minh à lên một tiếng:
– Vậy à?
Mỹ Thuận run run hỏi:
– Công ty còn nhận người không hả chú?
– Ờ ...Ờ việc này để tôi hỏi lại cái đã. Vào đây đi cháu.
Thấy người bảo vệ cũng nhiệt tình Mỹ Thuận cảm thấy an tâm hơn:
– Cháu ngồi ở đây chờ nhé!
Vừa sợ vừa hồi hộp Mỹ Thuận nghe tim mình đập mạnh, ước gì mình được người ta nhận vào làm ngay:
– Cô chờ ai?
Đang suy nghĩ, nghe tiếng hỏi của người đàn ông, Mỹ Thuận giật mình như bị bắt quả tang điều gì:
– Dạ tôi ... em ...
Sĩ Nghĩa cảm thông nên vội nói:
– Cô chẳng có gì phải sợ đâu? Hãy nói đi cô tìm ai?
Mỹ Thuận đứng lên, mấp máy đôi môi:
– Dạ không ... em tìm việc làm.
– Vậy sao?
Mỹ Thuận mạnh dạn hơn, cô nhẹ nhàng hỏi:
– Anh ơi! Ở đây người ta còn nhận công nhân nữa không ạ?
Nhìn cô, Sĩ Nghĩa biết đây là người hiền nên quan tâm:
– Cô muốn xin vào đây may.
– Dạ!
– Vậy cô có biết may chưa?
– Dạ ở dưới quê em có đi may một thời gian.
Hơi nhíu mày Sĩ Nghĩa lại hỏi:
– Sao cô không may ở dưới đó?
Mỹ Thuận không chút bối rối mà cô nói thật lòng:
– Ở dưới ấy lương rất thấp. Còn em thì cần tiền chữa bệnh cho mẹ.
Sĩ Nghĩa nhìn cô gái cảm động trước sự hiếu thảo của cô, anh liền gật đầu:
– Được rồi! Nhưng em thích làm ở khâu nào?
Mỹ Thuận vui lắm nên nói:
– Dạ, anh sắp xếp em làm ở khâu nào cũng được!
Gật đầu dễ dãi, Sĩ Nghĩa có vẻ quan tâm:
– Được rồi! Nếu vậy qua thời gian anh sẽ sắp xếp cho em khâu vừa với khả năng của em.
Mỹ Thuận đáp lí nhí:
– Em cám ơn anh nhưng mà ...
– Sao, còn vấn đề gì nữa à?
Mỹ Thuận đắn đo, cô tần ngần nhưng không dám hỏi, Sĩ Nghĩa thấy vậy liền hỏi:
– Sao, có gì ngại à? Em cứ nói xem?
Mỹ Thuận nói giọng run run, cô sợ mới vào làm đã làm phiền người ta nhưng nhìn ánh mắt chờ đợi của anh cô mạnh dạn nói:
– Dưới quê lên làm mướn, em còn có mẹ nữa, em muối có một chỗ ở.
Phì cười Sĩ Nghĩa xua tay:
– Chuyện ấy có gì mà em phải ngại. Được rồi anh sẽ chấp nhận. ở đây có nhà tập thể.
Mỹ Thuận sáng mắt cô ríu rít nói:
– Em cám ơn anh!
– Chừng nào em tới làm!
– Anh cho em ngày đi!
– Nay là thứ năm, em về sắp xếp thứ hai lên nhé!
– Vâng ạ! Cám ơn anh!
Nhìn vẻ mặt tươi tắn, rạng rỡ của Mỹ Thuận Sĩ Nghĩa cũng cảm thấy vui, Mỹ Thuận đi rồi, Tường Minh bước ra:
– Ai vậy anh?
Mỉm cười Sĩ Nghĩa nói như trêu:
– Một cô gái xinh đẹp, lại hiền lành.
Tường Minh, lừ mắt cô doạ.
– Nếu vậy chắc em sẽ chờ gặp và không nhận cô ấy.
Vẫn với giọng đùa dai, Sĩ Nghĩa nói với người yêu:
– Ai làm xếp ở đây chứ hả.
– Em biết, nhưng em vẫn có quyền không nhận nếu người đó em không thích.
Hơi xoay người, Sĩ Nghĩa lại nói:
– Anh tuyển công nhân thôi mà.
– Nhưng cũng phải lựa người nữa chứ?
– Làm sao biết ai tốt xấu mà lựa?
Tường Minh dài giọng:
– Em biết đấy!
– Tài vậy sao?
– Hừm! Còn phải hỏi.
– Điện thoại reo, Sĩ Nghĩa nhấc máy:
– A lô! Sĩ Nghĩa đây!
– Anh Hai hả?
– Ơ, có gì không Nguyên?
– Bên anh vẫn ổn chứ!
– Cũng tạm thôi. Nhưng mà công nhân đến xin việc mỗi lúc càng đông.
– Vậy sao?
– Còn em thế nào?
– Vẫn bình thường.
– Cha mẹ khoẻ chứ Sĩ Nguyên.
– Vẫn khoẻ, anh cũng nên sắp xếp về nhà đấy.
Tần ngần Sĩ Nghĩa chưa nói gì thi Sĩ Nguyên lại nói:
– Anh có hay chuyện của em chưa?
– Có chứ! Nhất định ngày ấy anh sẽ về.
– Có gì đâu mà về. Em xin từ hôn rồi.
Sĩ Nghĩa giật mình vì ngạc nhiên:
– Sao vậy em. Một tuần nữa là tới rồi.
– Chuyện dài dòng lắm mai mốt anh về em sẽ kể.
Sĩ Nghĩa lại nói:
– Vậy là em vui hay buồn?
– Vui chứ sao buồn, nhưng cũng có thể em đang buồn đây.
– Sao vậy?
– Vì cô gái em yêu đã biến mất rồi.
– Vậy hả?
Sĩ Nguyên từ chối:
– Thôi nhé, mai mốt gặp sẽ nói chuyện nhiều hơn.
– Ơ!
Sĩ Nghĩa bỗng chép miệng thở dài ...
Chuyền trưởng là Thọ. Mỹ Thuận được vào khâu của anh. Hữu Thọ đặc biệt quan tâm đến cô, ân cần chỉ bảo khiến cho bao cô gái phải ganh tị.
Thu Hương chanh chua nói:
– Con nhỏ nhà quê đó làm gì mà ai cũng tận tình lắm vậy?
Ngọc Nga thì bĩu môi:
– Tại cô ta tỏ ra hiền thục, gái nhà quê đó.
Thu Hương nói thêm:
– Lại được cái tính nhu mì, ai nói gì cũng mặc, nên ai cũng lầm là hiền nên thương.
Những câu nói mánh khoé ấy lọt vào tai Mỹ Thuận, cô cố tình không nghe, bỏ ngoài tai tất cả. Nhân lúc vắng người Thu Hương lại nói với Ngọc Nga:
– Mấy cha đàn ông tốt với cô ta thôi. Còn bọn mình thì thấy luôn gai cả mắt.
Ngọc Nga gật gù:
– Cô ta thật là có duyên làm cho đàn ông phải quan tâm.
– Nghe đâu giám đốc của mình cũng thích cô ta lắm.
– Ối, đàn ông mà.
Mỹ Linh nghe mà chướng tai nên gắt:
– Hai bà nói đủ chưa, làm gì mà phê bình người ta dữ thế?
Ngọc Nga quay qua hướng Mỹ Linh, cô ta trề môi:
– Cô làm gì mà bênh vực cô ta dữ vậy. Cô sợ sau này nó làm bà Tổng à?
Mỹ Linh bĩu môi:
– Nói vậy mà cũng nói.
Mỹ Thuận bước vào nói với Ngọc Nga:
– Chị Nga, anh Hữu Thọ nói là chị may cẩn thận một chút.
Nga nhại lại:
– Thọ, anh Thọ, cám ơn tôi biết rồi Thu Hương xen vào:
– Nga này sao mi không kiểm tra xem có phải là sản phẩm của mi không ?
Nga nghe theo, cô gật gù:
– Của tôi hay là của cô đó. Đừng có đổ thừa ẩu đó.
Mỹ Thuận tròn mắt:
– Chị ..., Mỹ Linh nói với Mỹ Thuận:
– Cô nên trở lại vị trí của mình đi. Ai nghe hay không kệ họ.
Thu Hương nhìn Ngọc Nga cười mai mỉa:
– Hừm! Khẩn trương ghê nha!
Mỹ Thuận chẳng nói gì chăm chỉ làm việc Cô chẳng hiểu sao mọi người cứ mãi căm ghét mình. Vùi đầu vào công việc để quên đi nỗi buồn da diết. Vậy mà họ cũng không để yên cho mình ...
Mỹ Thuận thơ thẩn một mình trước vườn chổ của công ty. Cô lẩm bẩm:
– Không có màu tím lục bình.
Sĩ Nghĩa từ cổng đi vào thấy Mỹ Thuận anh lên tiếng:
– Sao, làm ở đây cô thấy có quen không?
Mỹ Thuận giật mình quay lại:
– Giám đốc! Tôi thấy cũng thoải mái lắm!
Sĩ Nghĩa càng bước lại gần hơn:
- Có gì khó khăn cô cứ nói với tôi một tiếng:
– Vâng!
– Mà này ...
– Gì vậy giám đốc?
– Tôi muốn sắp xếp cho mẹ cô một việc làm.
Mở tròn mắt Mỹ Thuận nhìn anh không chớp:
– Cho mẹ tôi một việc làm ư?
– Đúng vậy. Có như thế bà mới khuây khoả.
Nghe sung sướng trong lòng Mỹ Thuận cô cảm động nói:
– Em cám ơn anh! Nhưng mà ...
– Em còn ngần ngại điều gì?
– Em không muốn làm phiền lòng anh thôi.
Sĩ Nghĩa cười nhìn cô:
– Anh làm thế là cho em an tâm làm việc thôi, có qua có lại mà.
Mỹ Thuận vẫn còn lọ lắng:
– Liệu mẹ em có thể làm được gì?
– Có chứ! Anh sẽ bố trí cho bà công việc nhẹ nhàng thôi.
– Làm gì? - Mỹ Thuận lo lắng - Liệu mẹ em có làm được không?
– Em an tâm đi. Bác chỉ quản lý phòng khách thôi.
– Nghĩa là lau nhà và lo nước uống.
– Đúng vậy!
Mỹ Thuận mau mắn:
– Nếu vậy mẹ em có khả năng làm được Bà cứ than buồn khi không có việc làm.
Sĩ Nghĩa gật đầu:
– Vậy thôi nhé! Em nghĩ ngợi ...
Thu Hương nói nhỏ vào tai của Tường Minh:
– Chị thấy rõ chưa?
Tường Minh vẫn lắc đầu:
– Họ chi trao đổi về công việc thôi.
Thu Hương trợt ngắt:
– Công việc gì mà thân mật thế chứ? Tôi bảo đảm với chị là họ có vấn đề, Tường Minh cố dằn nén:
– Đừng nghi quấy cho người tốt!
Thu Hương hậm hực:
– Cô ta là người tốt ư? Chỉ sẽ hối hận đấy.
– Vậy tôi phải làm gì?
– Tìm cách đuổi nó đi.
Giật mình, Tường Minh hỏi lại:
– Đuổi việc ư?
– Đúng vậy! Hãy chuẩn bị trước khi sự việc xảy ra.
Tường Minh do dự:
– Nhưng mà ... cô ta đâu có biểu lộ điều gì xấu.
Thu Hương lại chêm vào:
– Tối ngày cứ bám riết theo giám đốc mãi đó, chị chẳng thấy điều ấy sao?
Tường Minh vẫn thấy lời Thu Hương là chưa xác đáng. Nếu hành động sai sẽ có tội với một con người:
– Chuyện này hãy để thời gian theo dõi xem sao?
Suy nghĩ một lát Thu Hương gật đầu:
– Chị nói nghe cũng phải!
– Ngọc Nga chạy bổ vào, miệng há hốc vì thở Tường Minh lo lắng:
– Em làm sao vậy?
Ngọc Nga đưa tay ôm ngực thở hổn hểnh:
– Chị ơi, nguy rồi.
– Chuyện gì hả?
Thu Hương cũng tỏ ra sốt ruột:
– Xảy ra chuyện gì? Nguy là nguy làm sao.
Ngọc Nga nói qua hơi thở:
– Bà Mỹ Hoa mẹ của Mỹ Thuận được giám đốc nhận vào làm việc.
Thu Hương lẩm bẩm:
– Bà già ấy thì làm được việc gì.
Ngọc Nga lắc đầu tỏ ra bất bình:
– Bà ấy chỉ việc quán xuyến phòng khách thôi.
Tường Minh thở ra nhẹ nhõm:
– Chuyện ấy thôi mà em làm chị cũng hết hồn.
Thu Hương cãi lại:
– Chuyện ấy tuy nhỏ nhưng sau này sẽ lớn chuyện đấy.
Ngọc Nga cũng đồng tình:
– Đúng đó chị! Coi bộ giám đốc quá mức quan tâm đến Mỹ Thuận.
Tường Minh vẫn tỏ ra bình tĩnh:
– Điều này cũng đâu có gì lạ. Anh ấy giúp Mỹ Thuận thôi mà.
Lắc đầu, biểu lộ sự không đồng tình, Ngọc Nga thắc mắc:
– Nhưng giám đốc chưa hề uư đãi ai như vậy.
Tường Minh biết hai cô làm vậy chỉ vì mình nên nói:
– Được rồi, chuyện này để mình xem lại.
Hai cô là hai người bạn trung thành đắc lực với Tường Minh. Cô hiểu điều đó, nhưng không thể vì vậy mà làm mất đi hoà khỉ với Sĩ Nghĩa. Cô rất hiểu tình cảm và tánh tình của anh mà ...
Sĩ Tân vừa về đến nhà đã cằn nhằn:
– Chằng hiểu sao anh Ba có thể bỏ công ty mà đi biền biệt như vậy?
Bà Ngọc Trâm biết là mình có lỗi nên thở dài:
– Cũng tại mẹ không tốt!
Sĩ Tân vội lắc đầu:
– Đâu thể trách mẹ được.
– Vậy thì tại sao?
– Tại anh Ba si tình quá đấy thôi.
Bà Ngọc Trâm chợt quan tâm.
– Cô ấy là ai vậy?
– Là người ở miền tây lên đây làm công nhân.
– Vậy là cô ta con nhà nghèo khó rồi.
Sĩ Tân nhìn mẹ:
– Điều ấy có gì không phải đâu, họ nghèo nhưng trong sạch thì sao?
Bà hỏi vặn vẹo:
– Ai, dám cho là nó tốt chứ. Mới quen thôi đã quyến rũ được Sĩ Nguyên rồi.
Sĩ Tân nhìn mẹ nói như van xin:
– Con xin mẹ hãy nhìn thoáng một chút cho chúng con nhờ.
– Con nói vậy nghĩa là sao?
– Nghĩa là người ta nghèo thật, nhưng chưa chắc gì người ta xấu đâu.
– Chợt nhớ tới chuyện Huệ Trinh, bà lại thở dài ngao ngán:
– Con nói cũng phải, nhưng mà chẳng lẽ Sĩ Nguyên đi tìm cô gái ấy.
– Điều này thì chắc chắn rồi.
Bà lại lo lắng:
– Chẳng hiểu thằng này làm sao nữa?
Sĩ Tân ngồi xuống cạnh mẹ, anh an ủi:
– Nếu tìm không được thì anh lại về thôi.
– Cũng tại mẹ tất cả.
Sĩ Tân đứng lên:
– Con vào công ty với cha đây.
– Được nói cha về sớm nghe con?
– Vâng ạ!
Sĩ Tân vừa đi thì Ngân Thuỷ lại đến:
– Con chào bác!
– Bà Ngọc Trâm mừng rỡ, vì từ hôm ấy bà xem cô như là ân nhân của mình:
– Con mới tới đó hả? Vào đây chơi đi con!
– Vâng ạ!
Bà vả lả:
– Hôm nay chủ nhất rảnh rỗi lại đến thăm bác.
Ngân Thuỷ cố tình lấy lòng bà:
– Dạ con đi công chuyện cho mẹ sẵn dịp ghé thăm bác luôn.
– Ngồi xuống đây đi con!
Ngân Thuỷ ngồi xuống cạnh bà, cô lại nói:
– Con thấy hôm nay bác có phần khoẻ hơn.
Gật đầu vui vẻ bà nói:
– Ừ, mấy hôm nay bác thấy khoẻ nhiều rồi ...
Sĩ Nguyên đột ngột xuất hiện, đầu tóc rối bù quần áo xốc xếch, lại có mùi rượu. Thấy con bà lo lắng:
– Sĩ Nguyên con về rồi à? Mấy hôm nay con ở đâu?
Sĩ Nguyên lè nhè:
– Con đi tìm nàng, nhưng chỉ mò kim đáy bể mà thôi.
Ngân Thuỷ cảm thấy nhói đau ở con tim. Như vậy anh vẫn nhớ về cô ấy sao?
Đau là như vậy, nhưng cô vẫn cố vuốt ve:
– Em nghĩ chắc cô ấy còn quanh quẩn ở thành phố này thôi.
– Sao cô biết?
Ngân thuỷ suy nghĩ và trả lời ngay:
– Vì cô ấy đang rất cần tiền lo cho mẹ. Em sẽ tìm cô ấy giúp anh. .
Sĩ Nguyên nhìn cô đăm đăm:
– Tìm giúp tôi ư? Cô tốt vậy sao?
– Anh ...
– Hay tìm được cô ấy rồi, cô lại tìm cách xua đuổi người ta.
Ngân Thuỷ mím môi cô nén giận. Vì anh ta đã hiểu thấu tim cô:
– Tại sao lúc nào anh cũng nghĩ xấu cho em hết vậy?
– Cô có gì tốt đâu hả? Ngoài tâm địa xấu xa kia.
Ngân Thuỷ quá ấm ức nước mắt trào ra:
– Anh ... anh thật là quá đáng.
Đến lúc này bà Ngọc Trâm mới lên tiếng:
– Con không nên nặng lời với Ngân Thuỷ như vậy? Cô ấy là người tốt.
– Vậy sao?
Bà Ngọc Trâm lại rầy con:
– Con say nên ăn nói bậy bạ gì vậy?
– Con còn tỉnh táo hơn mấy người tỉnh nữa đấy.
– Con nói vậy mà nghe được sao?
– Mỹ Thuận bỏ đi tất cả là do các người đó.
Bà Ngọc Trâm hét lên:
– Con nói vậy là sao chứ? Mẹ có biết cô ta là ai đâu?
– Nếu mẹ đừng bảo con cưới vợ, nếu cô ấy không bị áp lực của người khác thì cô ấy đâu có bỏ đi, con hận các người.
Sĩ Nguyên bỏ vào phòng mình. Để ngắm nhìn hoa lục bình mà nhớ đến người yêu.
Nắm tay Ngân Thủy bà Ngọc Trâm nói nhỏ:
– Con đừng có buồn nó say lắm rồi.
Nhoẻn miệng cười, Ngân Thuỷ cố làm vui:
– Dạ không, con không buồn anh ấy đâu.
– Vậy thì tốt! Xem ra trước đây ta không hiểu về cháu rồi.
Ngân Thuỷ nghe lòng phơi phới nên nói:
– Dạ cám ơn bác đã hiểu con.
– Vậy từ nay ngoài giờ làm, con nhớ đến với ta nhé.
Chẳng cần suy nghĩ, Ngân Thuỷ gật đầu:
– Vâng ạ!
– Vậy thì tốt rồi!
Ngân Thuỷ đứng lên:
– Con xin phép về ạ!
– Ừ con về, thỉnh thoảng nhớ ghé thăm bác.
Ngân Thuỷ đã khuất sau cánh cổng, bà Ngọc Trâm cảm thấy lo cho Sĩ Nguyên của bà ..