Chương 2
Tác giả: Vân Khanh
Ông Phan trầm tỉnh :
- Huệ à. Chuẩn bị sẳn cho anh hai trăm triệu, ngày mai anh đặt cọc đấu thầu xây dựng công trình mới. Hy vọng lần này anh được làm việc gần nhà hơn.
Bính Huệ thoáng lo lắng. Số tiền đó không lớn so với tài sản của ông Phan để dự phòng trong két sắt. Khốn nổi hai tháng nay bà đã làm tan nát hết tất cả. Bây giờ ông đòi số tiền ấy, bà Huệ biết trả lời với ông thế nào ?
Thấy vợ không trả lời, ông Phan nhíu mày :
- Em sao vậy ? Bệnh à ?
- Không có, em vẫn bình thường. Tại nghe anh lấy số tiền lớn như thế...
Ông Phan cắt lời bà Huệ :
- Hia trăm triệu cho một công trình gần chục tỉ đồng. Không lớn đâu em. Tiền dự trù cho công việc đột xuất anh nhớ chúng ta có tới ba trăm triệu và gần năm chục lạng vàng cơ mà. Chỉ việc mở tủ ra thôi. Có gì phiền phức đâu mà em ngại.
Bà Huệ liếm môi :
- Anh à, công trình trong Nha Trang anh làm xong chưa. Nhân công thở thấy đâu mà anh ôm dữ vậy. lỡ trúng thầu thợ thầy đâu ra mà khởi công.
Ông Phan chậm rãi :
- Đúng là phần nội thất khách sạn Hoàng Gia phải hai tháng nữa mới xong, nhưng thợ hồ chính thì bắt đầu hết việc. Mình là chủ, muốn có cơm cho thợ thầy đầy đủ thì luôn phải tìm tòi công trình mới em ạ. Hơn nữa, công trình xây dựng trường điểm của tỉnh lần này, anh tin chắc là mình đầu thầu trúng. Vừa được gần nhà, có ngay công việc cho thợ làm. Chả lẽ em không mừng cho anh ?
Bà Huệ ngập ngừng.
- Tại vì em... em... đã lở sử dụng hết số tiền của anh.
Ông Phan bật dậy, lành lạnh :
- Em nói sao ? Cả một số tiền lớn nhứ thế. Chả lẽ... ?
Bà Huệ cúi đầu.
- Ở nhà buồn, quanh quẩn vào ra chợ búa, cơm nước, em cảm thấy ngật ngạt tù túng, nhất là em cũng mạnh khỏe đầy đủ tay chân, mà mổi chút mổi ngửa tay xin tiền anh. Em đã dùng số tiền ấy cho vay và khui hụi, em có đứa bạn chuyên cho vay góp, thấy cũng kiếm được khá mà không cực khổ.
Ông Phan thở dài :
- Em liều thật. Chưa làm lần nào mà dám bỏ ra số tiền lớn ngầy ấy, em không sợ bị giật hay sao ? Bao nhiêu chuyện rành rành trên báo, trên tivị Em muốn kiếm thiêm sao không bàn với anh, anh sẽ sang cho em một cửa hàng tạp hóa hoặc thời trang. Buôn bán lời ít nhưng chắc chắn hơn.
Bà Huệ từ tốn :
- Có ai không bỡ ngở lúc khởi đầu hả anh ? Bây giơ em quen rồi. Hơn nữa em đi gom tiền mỗi ngày nên không sợ mất anh ạ. Mỗi ngày tiền lời cũng năm sáu trăm ngàn anh ạ !
Ông Phan nhìn xoáy vào mắt bà Huệ :
- Lời nhiều như thế, sao em còn để bé Tin đi làm ? Ba năm nay em chưa sanh cho anh một đứa con nào. Bây gìờ em nhúng tay vào việc cho vay lấy lãi. Em không sô thất đức à ?
Bà Huệ giật mình rủa thầm con ranh con đã kịp thèo lẻo với thằng cha nó. Bà vẫn nói bướng :
- Nghi Miên thích tự do, nó muốn thử thách bản thân. Em đâu thể cản.
Ông Phan nhếch môi :
- Ở đời, đừng để ánh kim tiền làm mờ nhân tâm. Chuyện Nghi Miên anh có cách, em khỏi lo lắng nữa.
Bà Huệ dè dặt :
- Nhưng còn tiền ? Anh xoay xở thế nào ? Hay là khỏi đấu thầu ?
Ông Phan gằn gằn :
- Đã lỡ thì em nên thu hồi lại. Anh không muốn em kiếm tiền bằng cách cho vy nặng lãi. Còn việc làm ăn, anh tính cách khác.
Bà Huệ thở phào. Thật hú vía, số tiền khổng lồ ấy bà đã nướng phân nữa vô sòng bài chứ có cho ai vay mượn gì. Còn trăm triệu bà đã đưa cho Văn Nghĩa để anh ta thành lập một công ty của riêng mình. Bà đã tiếp tay cho Văn Nghĩa bòn rút vật liệu ở công trình cho vô túi. Bà hy vọng một ngày sắp tới bà với Văn Nghĩa đi tới hôn nhân. Bà không oán trách gì ông Phan, nhưng ông cứ đi xa hoài. Thêm vào đó. Chị em Nghi Miên như cái gai xốn mắt bà. Dù rất yêu bà, song ông Phan yêu thương hai đứa con hơn chính bản thân ông. Bà chẳng muốn tình cảm san sẻ.
Bà Huệ chợt nói :
- Mai chủ nhật chúng ta đi chơi một chút nha anh. Lâu rồi vô chồng con cái không có thú vui đoàn viên bên nhau.
Ngỡ bà Huệ muốn gia đình thật vui vẻ. Ông Phan gật đầu :
- Em nói phải. Mai cả nhà đi Phan Thiết tắm biển. Anh nghe nói, dạo này ngoài mũi né khu du lịch đông khách lắm.
Bà Huệ vui mừng :
- Vậy để em lên phòng chọn vài bộ đồ cho anh. Mình đi sớm cho mát. Chờ Nghi Miên về ăn cơm luôn nghe anh.
Nhìn theo dáng thanh tao của bà Huệ, ông Phan chợt thở dài. Chẳng lẽ bé Tin không ưa bà Huệ nên ra chuyện ? Con bé có khi nào giả dối đối với ông ? Mấy đời bánh đúc có xương. Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng ? Câu ca dao trên chắc chắn đúng. Song nó đúng ở vẻ nào ?
- Thưa ba con đi học về !
Tiếng Nghi Miên nhè nhẹ vang lên cắt đứt dòng suy nghĩ của ông Phan. Ông nhìn con gái khẻ hỏi :
- Hình như hôm nay con về trể hả Tin ?
Nghi Miên cười hiền, chỉ tay sang Nhã Phượng :
- Là do nó đó ba ơi. Con gái gì lúc nào cũng thích la cà hàng quán.
Nhã Phượng cong môi :
- Con chào ba Phan. Bà chớ nghe lời Nghi Miên. Đâu phải mình con thích long nhong. Nếu không có nó tháp tùng, con đâu dám ngồi lê.
Ông Phan bật cười :
- Ối chà ! Con gái, lớn cả rồi còn la cà không sợ người ta cười chê à ? Nhã Phượng, thi học kỳ tốt không con ?
Nhã Phượng tía lia :
- Con cố thức khuya dậy sớm học bài tăng tốc độ, vẫn bị nhỏ Miên bỏ xa một cây số. Con chòm chèm loại khá thôi ba ạ. Đợt này ba đi lâu ơi là lâu, ba có khỏe không ?
Ông Phan cười xòa :
- Tại công trình ở tận Nhan Trang mỗi lần về, mỗi lần ngại. Ba vẫn đủ sức khỏe chờ ngày hai đứa học thành tài và về dinh nhà ai đó.
Nhã Phượng le lưỡi :
- Con xấu như ma lem, có ai thèm đâu bạ Nghi Miên thì khác. Nó học giỏi, lại đẹp. Phải chi hồi con được là con ba thật.
Nghi Miên nạt đùa :
- Khỉ ạ ! Chứ ba không thương nhỏ hả. Qùa ba đem về luôn phát đều, chia đủ. Lần này biết nhỏ ghiền khô mực đuối. Ba mua cho cả bịch to tướng tha hồ mà nhóp nhép.
Nhã Phượng rùn vai :
- Ta đâu nói đến vụ ăn uống, quà cáp, Nếu ta là do ba sinh ra chắc chắn ta cũng xinh đẹp như mi vậy. Hiểu chưa ? Tất nhiên ta cũng không chê quà của ba đâu.
Ông Phan vui vẻ :
- Lém lắm, thế ngày mai con rãnh không ?
Nhã Phượng tròn mắt :
- Ba có chương trình gì hở ba ? Dẫu bận con cũng sẳn sàng tháp tùng ba.
Ông Phan cười nhìn con gái :
- Tin à, mai ba định cả nhà cùng đi Phan Thiết. Con thấy sao ?
Nghi nghĩ đến bộ mặt giả dối của bà Huệ. Nghi Miên chẳng muốn đi chút nào. Song cô muốn đi cùng ba cộ Lâu lắm rồi, cha con cô đâu đi chơi. Quốc Minh cũng cần được đổi gió. Nghi Miên cười nhẹ :
- Nhã Phượng đi chung hả ba ? Tụi bạn lớp con đi mũi né về kể Phan Thiết đẹp hơn Vũng Tàu làm con nôn quá.
Quốc Minh từ trong phòng sau chạy ra, níu tay Miên nó nói :
- Tận ngày mai mới đi. Tối hãy lo soạn đồ hả chị. Bây giờ em muốn ăn cơm.
Nghi Miên cười lắc đầu :
- Em đấy, sang năm vô lớp một rồi, không phải mỗi lúc nhè meo nữa. Con trai gì chữ ăn to tổ chảng trên đầu.
Quốc Minh lè lưỡi :
- Kệ người ta cười ăn được ngủ được là tiên mà chị.
Nghi Miên nhìn quanh :
- Để chị thay đồ cất cặp đã. Ba ơi, dì Huệ đâu ba ?
Ông Phan nói :
- Dì con trên phòng, nghe đi chơi bả cũng nôn như con nít. Quốc Minh lên mời dì xuống ăn cơm đi con.
Nghi Miên im lặng trước câu nói đầy yêu thương của cha dành cho bà vợ kế... ba thật thà quá. Ba đâu biết chuyện du hí, Vũng Tàu. Đà Lạt đối với dì như cơm bửa. Mỗi lần đi, dì Huệ đều nói về thăm gia đình. Thăm nhà, mắc chi cho ông Nghĩ tò tò theo sau. Mẹ của dì Huệ rất nghiêm khắc, chằng bây giờ bà chấp nhận cho dì Huệ mang người đàn ông khác về nhà, ngoại trừ ba cô.
Người đàn này mỗi lúc mỗi lộng quyền và dối trá. Nghi Miên đâu ích kỷ bắt ba phải cô đơn. Song dì Huệ với kiểu sống của dì. Miên không thể hòa hợp được !
Bữa cơm diển ra rất thân mật nhờ mồm mép của Nhã Phượng, cứ tía lia nói chuyện trên trời dưới đất. Dẹp rữa chén bát xong. Nghi Miên kén Nhã Phượng về phòng riêng. Chỉ tay vào một gói giấy to, Miên cười :
- Mực và khô đuối ba mua cho mày đấy.
Nhã Phượng cười toe :
- Sao mà nhiều quá vậy. Công nhận ba Phan tâm lý ghê.
Nghi Miên cười cười :
- Ba biết mình có con gái nuôi láo ăn một cây. Mua nhiều ăn cho đã đấy mà.
Nhã Phượng trầm giọng :
- Đôi khi tao thấy mình thật có phước. Ba Phan thương tao như mày. Trong khi ở nhà tao, ba mẹ tao chẳng bây giờ quan tâm đến mày, ngoài những nụ cười.
Nghi Miên dễ dãi :
- Được vậy cũng quí rồi. Đừng bắt người này phải giống người kia. Đâu phải tình cảm con người quí mến nhau nhờ tiền của. Mày quen những ngày lễ tết hay sinh nhận tao, ba mẹ mày vẫn mua quà cho tao đấy thôi.
Nhã Phượng gật đầu :
- Nhưng so với những gì ba Phan mua cho tao, vẫn kém xạ Mà thôi. Stop chuyện cha mẹ lại Miên à ? Mày nhận xét sao về chú Út của tao ?
Nghi Miên cười cười :
- Tự nhiên hỏi khó tao chi vậy ? Mày muốn tao trả lời nè. Mà có một ông chú đẹp trai hết sẩy thêm mác Việt kiều dính lấp lánh trên ngực. Tao nghĩ chú mày là đích ngắm của các cô gái.
Nhã Phượng trề môi :
k
- Nói kiểu mày, tao hỏi mà thèm. Nếu tao bảo chú Út tao phải lòng mày thì mày tính sao ?
Nghi Miên cười ngất.
- Mày làm như tao có giá lắm. Nên nhớ ông chú của mày chỉ về Việt Nam có bảy mươi hai giờ đồng hồ. Tao và ổng gặp nhau trong một hoàn cảnh chẳng lấy gì làm gì làm tốt đẹp.
Nhã Phượng dải giọng :
- Không tốt đẹp nhưng cực kỳ ấn tượng. Mày tin hay không tùy mày. Sự thật ông chú tao đã bị mày hớp hồn rồi. Miên à, nói thiệt tao nghe coi, mày có cây si nào trồng đầu ngõ chưa ?
Nghi Miên tỉnh bơ :
- Mày không thấy cây vú sữa nơi cổng à. Đó gọi là cây si hay sao ?
Nhã Phượng hét nhỏ :
- Khỉ ạ. Khéo vờ vĩnh. Là có tên con trai nào theo mày không kìa.
- Chuyện ấy còn... trong mơ.
- Nghĩa là chú Út tao có đến một trăm phần trăm cơ hội.
Nghi Miên nhè nhẹ ca :
"Ngày ấy cây si, anh trồng ngay lối đi.
Đêm khuya cũng chẳng về, cứ ngồi tỉ tê.
Ngày ấy mê em. Không làm sao biết tên. Nên anh mới giả vờ kiếm chuyện làm quen... "
Tao chúa ghét bọn con trai lẻo mép. Mày liệu sao đó liệu, không rồi tao nề mặt ông chú mày bị quê đừng trách tao vô tình đó nghe.
Nhã Phượng bật cười khanh khách :
- Chúa ơi, người có nghe rõ không ? Con khỉ Tin nó nói toàn những câu gai góc, lại thuộc lòng bài hát " Ngồi hoài, em không nói. Nói mà ngượng quá đi thôi. Ngày ấy anh đưa em về qua bến mợ Bao nhiêu gã đợi chờ, thất vọng ngẩn ngợ Mỉm cười anh khẻ nói : Yêu em ! Thẹn quá chừng !"
Nghi Miên gầm gừ :
- Mày theo đạo hồi nào vậy Phượng. Đừng xuyên tạc tình cảm bạn bè và bài hát. Tao không có chê ông chú mày. Song để thành bạn ổng, tao nghĩ mình không có phước đâu, hiểu chưa hả ?
- Mày chưa thử, sao biết không có phước ?
- Trời ạ. Tình cảm chứ đâu phải chiếc bánh, chén cơm mà thử. Tao tự thấy mình không đủ tiêu chuẩn trở thành thím mày đâu. Mày đừng nằm mơ giữa ban ngày nữa. Tao ghét nhất mấy ông gián nhản Việt Kiều nơi trán.
Nhã Phượng cong môi :
- Chú tao không phải là Việt Kiều, chú ấy chỉ đi du học. Thêm nữa, nội tao rất quý mày, coi như cửa ải này mày chiếm thế thượng phong. Chị Linh cũng thích tôn mày lên"đời mới" đấy.
Nghi Miên cười rũ :
- Mày nói riết, tao dám thành chiếc xe máy quá. tao chỉ muốn ngang hàng với mày thôi, để dễ bề rũ mày đi long nhong thôi. Tao ứ thèm nghe, nếu mày con nhắc tới chú Út.
Nhã Phượng hét nhỏ :
- Không nhắc đâu có nghĩa là không có người nhớ đến người tạ tao cho mày biết đây là cơ hội, nhớ chưa ?
- Tao cóc thèm cơ hội "đè đầu cởi cổ" mày đâu. Phượng à, mày sẽ đi Phan Thiết chứ ?
Nghi Miên chuyển hướng câu chuyện, Nhã Phượng hít hà :
- Tao đâu ngu ở nhà. Mấy lần tao đòi chị Linh đi Mũi né nhưng đều bị chị cho " xếp du" ở nhà. Bây giờ có cơ hội đi chơi không tốn tiền tiền ăn uống, tao đăng ký tắp tự. Sao tao thấy mày không có vẻ hào hứng vậy ? Tại sao hả ?
Nghi Miên cắn môi :
- Nói vậy, mày nghe lọt không ? tao có ai thân hơn mày để đi chơi chứ ? Tao không thích dì Huệ. Chả hiểu sao tao có linh cảm gia đình tao sẽ tan nát với dì ấy.
Nhã Phượng hạ giọng :
- Ba vẫn tin dùng ông Nghĩ à ?
Nghi Miên gật đầu :
- Ba rất tin và thương người. Tao nghe phong đâu ông Nghĩa ăn chặn tiền vật tư, nên vật liệu để xây dựng công trình ba tao đang thầu không bây giờ bảo đảm chất lượng.
Nhã Phượng lo lắng :
- Một công trình xây dựng bị ăn bớt sắt, thép, si măng thì làm sao nó đứng vững được. Mày nên cho ba biết, coi chừng ông Nghĩ bán đứng ba, tiền mất tật mang thì khổ lắm.
Nghi Miên im lặng, ánh mắt buồn như sẫm lại hơn. Cô đã cảnh tĩnh ba rồi đấy chứ. Nhưng những lời ngoan ngọt của dì Huệ vẫn đủ sức làm miền trái tim ba cộ Ba cô vẫn còn tin và yêu quí dì ấy. Không dễ gì ba tin lời cô nói, nếu không có bằng chứng.
Nhất định cô phải có bằng chứng về người đàn bà này. Hai cô gái rù rì tâm sự đến tận chiều Nhã Phượng mới ra về sau khi hứa sáng mai sẽ hành trang lịch sự qua nhà Miên để đi chơi.
Đang lúi cúi ủi đồ, Nghi Miên chợt nghe điện thoại reo. Cô tắt bàn ủi, bước đến cấm máy. Cô chưa kịp nói gì đã nghe đầu giây tiếng ông Nghĩa trầm trầm.
- Sao lại đi bất tử vậy ? Thế còn số tiền anh nhờ em thì sao ?
Nghi Miên biết ông Nghĩa đang nói chuyện với bà Huệ. Ba cô, dạo đặt điện thoại đã không ngắt mạng nên trong nhà ba máy điện thoại đều có thể nghe được một lúc.
Miên chưa khi nào nghe lén kiểu này. Hôm nay đành ngoại lệ.
Tiếng bà Huệ thật nhỏ :
- Ổng quyết định đi chơi, lúc ăn cơm trưa. Em có gọi điện cho anh nhưng không bắt máy. Anh tự lo lần này đi. Vì số tiền mặt ở nhà em đã xài hết, Hiện tại chúng ngưng liên lạc ít ngày. Em chưa thể lấy tiền từ ổng.
Ông Nghĩa gằn gằn :
- Em nói tôi không gặp em cũng được. Song chuyến hàng đã chuẩn bị chu đáo, chỉ chờ đủ tiền là xuất khọ Em cũng biết anh rất kẹt, mà bỏ chuyến hàng này anh tiếc lắm. Em cố gắng nghĩ cách, nói ổng đưa thêm tiền, xong đợt hàng này chúng ta đủ vốn. Lúc đó em đâu cần bám vô ổng. Anh sẽ lo cho em tất cả.
Bà Huệ cười khúch khích :
- Anh thật khéo biết nịnh người ta, hèn chi "ổng" bị anh chơi trác. Em thật sự không thể moi ổng lúc này. Anh cũng đâu dễ tha thứ cho người ta phá hết tài sản của mình đúng không. Nên cần thời gian cho ổng tin đi đã. Anh vay mượn tạm đi, sau vài hôm em sẽ tính. Vậy nha anh !
Nghi Miên chậm rãi đặt trả ống nghe xuống máy. Bấy nhiêu thôi, ba cô cũng đủ hiểu lòng dạ người đàn bà này tốt hay xấu ?
- Nghi Miên ba vô được không ?
Nghi Miên vội chạy ra mở cữa, cô cười tươi :
- Ba vô đi, chắc ba muốn lì xì con gái trước lúc đi du lịch hả ba ?
Ông Phan đóng cánh cửa lại, khoác vai con gái ngồi xuống ghế. Ông khẻ chau mày nhìn quanh :
- Bé Tin ! Tivi của con đâu ?
Nghi Miên cắn môi :
- Dì con nói cần thời gian học. Tivi toàn chiếu phim tình cảm, con coi vô sẽ không tốt cho lứa tuổi của mình.
Ông Phan hét lên :
- Ngụy biện, bả lấy hồi nào ?
- Dạ, cũng lâu rồi, sau tết vài hôm ba ạ.
Ông Phan xót xa :
- Vậy mà con không chịu nói để ba biết. Tất cả vật dụng ba sắm cho hai chị em con tuyệt đối không ai được sâm phạm. Ba thậ có lỗi khi không quan tâm đến các con, ba vẫn nghĩ hai đứa sung sướng, Ba phải hỏi bà ấy.
Nghi Miên từ tốn :
- Thôi ba ạ. Còn nhiều chuyện cần hơn. Con cũng không có thời gian xem phim đâu. Con muốn ba vui vẻ dù chưa hề biết tụi con cực khổ.
Ông Phan rút từ trong người ra một xấp giấy tờ, ông hạ giọng :
- Ba sẽ không nói, con yên tâm đi Miên. Bây giờ ba quyết đình giao cho cho con giấy chủ quyền nhà, hai sổ giởi tiền ở ngân hàng đứng tên con và Quốc Minh. Ba đã làm giấy ủy quyền cho con được toàn quyền sử dụng số tài sản này.
Nghi Miên ngơ ngác :
- Ba ! Tự nhiên sao lại đưa cho con. Ba đừng làm con sợ, ba ơi !
Ông Phan trầm giọng :
- Ba sợ một lúc nào đó ba không còn tài sản. Căn nhà đứng tên con không ai có quyền lấy của con, ba đã ngu ngốc vì đã tin vợ tin bạn.
- Ba đã biết ? - Nghi Miên do dự.
Ông Phan chua chát :
- Hồi nãy ba nghe lén điện thoại của bả. Nhờ cuộc điện thoại này ba sáng mắt ra. Nên ba cần thấy giao tài sản của gia đình này lại cho con. Thật ra ba đã chuẩn bị từ lâu rồi. Con cất đi và nhớ không được tiết lộ với ai. Bà ta mà biết, không ai bảo đảm con sẽ yên ổn đâu. Hai sổ gởi tiền đều có số tiền một tỉ đồng như nhau. Con sẽ theo ba đến ngân hàng đăng ký chữ ký của con vào ngày mốt. Giờ con cất đi.
Dù không muốn chút nào. Nghi Miên cũng không dám cải lời bạ Linh tính mách cho biết sắp có điều gì xãy đến cho gia đình. Cô sợ nhất là sự chia ly tan tác. Nghi Miên được ông Phan hướng dẫn cạy viên gạch ngay góc cửa phòng. Hình như cha cô đã tính trước nên phía dưới viên gạch là một hốc vuông nhỏ. Miên cho giấy tờ vào một hộp sắt mạ inox chống sét, sau đó đặt cái hộp xuống góc nhỏ. Ông Phan dùng cát chèn xung quanh hộp rồi đặt viên gạch trở lại dùng xi mang trám kỹ.
Nghi Miên ngẩn ngơ :
- Ba cho pho to copy một bản, có công chứng đàng hoàng. Chỉ khi nào bất khả kháng, con mới đào lên. Dù lý gì cũng không qua giấy tờ gốc. Con đừng lo lắng nhiều, ba chưa hề đưa nhà cửa đi thế chấp, nên việc ba bị xiết nợ không thể có đâu.
Nghi Miên thở dài, nhìn mái tóc ba cô bắt đầu điểm muối tiêu. Ba mới ngoài bốn mươi tuổi , song những ngày tháng xa nhà, lo toan cuộc sống khiến ba cô già đi nhiều. Như lúc này đây, khi biết bà Huệ đang rắp tâm phản bội ba cùng người em cha cô coi như ruột thịt. Thì nỗi buồn như đè nặng vai ba cô hơn. Ông Phan ra khỏi phòng cô từ lâu, Nghi Miên vẫn ngồi bất động, mắt cô nhìn qua cửa sổ nhỏ mênh mang nỗi buồn.
- Reng ! Reng ! Reng !
Chuông điện thoại đổ dồn cắt đức giòng suy nghĩ của Miên. Nhấc máy. Nghi Miên châm rãi :
- Alô ! Nghi Miên nghe đây. Xin hỏi ai ở đầu dây ?
Giọng thật ấm của người đàn ông vang lên đầy xa lạ :
- Xin lỗi. Phải nhà ông Tống Duy Phan không cô bé ?
Nghi Miên liếm môi :
- Dạ phải, chú là ai để cháu kêu ba cháu ?
Giọng nói vẫn ấm áp :
- Thì ra em là con gái chú Phan ? Em tên Nghi Miên phải không ?
- Cháu chưa biết chú là ai ? Chưa nghe tiếng nói này lần nào. Sao chú biết cháu nhỉ ?
Giọng nói như cười :
- Đơn giản vì chú là đối tác của ba Nghi Miên. "chú" chưa đủ tuổi làm chú của em đâu. Chưa nghe thì bây giờ Miên nghe được rồi đó. Nó có khiến Miên lũng tai không ?
Nghi Miên kêu lên :
- Nếu chú không có ý gặp ba cháu thì Miên cúp máy đây. Bài vở đang dở giang, cháu không có thời gian tán gẫu đâu.
Người đàn ông kêu lên :
- Vậy à, xin lỗi Miên nhạ hẹn gặp lại cô bé vào lần tới. Miên nói với ba cho Xuân Chính gặp.
Nghi Miên buột miệng :
- Tên gì giống con gái quá. chú chờ máy nha.
Nghi Miên bật cười nhỏ. Cô đi sang phòng ba cộ Tiếng bà Huệ đang cười khúch khích khiến Miên nghe rờn rợn. Khi biết rõ bộ mặt của bà Huệ. Tự nhiên cô đâm ra sợ tất cả mọi ngọt ngào từ bà ta.
Ông Phan hỏi vọng ra :
- Của ai vậy Miên ?
- Dạ, một người xưng là Chinh, Xuân Chinh đó ạ.
Ông Phan kêu lên :
- Vậy sao ? Cậu ấy vẫn chờ máy hả con. Cám ơn con gái nha.
Nghi Miên trở về phòng, tiếp tục công việc của mình. Cô rất muốn tò mò nghe cuộc điện thoại giữa ba cô và người đàn ông xa lạ đó. Song cô chẳng dám.
Buổi sáng, Nhã Phượng được anh trai chở sang nhà Miên thật sớm. Chiếc Toyota đời mới nhất do chính tay ba cô lái. Dì Huệ ngồi trước với bạ Còn hai chị em Miên với Nhã Phượng ngồi băng sau. Suốt dọc đường, chỉ líu lo được vài câu là ngủ gục luôn, Nhã Phượng nói nhỏ :
- Trời hơi lạnh hả Miên ?
Nghi Miên gật đầu :
- Tụi mình đi sớm quá. Mới hơn bốn giờ sáng. Phượng lấy áo lạnh của Miên mặc vô.
Nhã Phượng cười cười :
- Con gái mười bảy bẻ gãy sừng trâu. Miên chịu được lạnh, có đâu phượng thua bạn.
Nghi Miên cười :
- Mấy hôm nay không có Miên, một mình chị Linh chắc vất vả lắm hả Phượng ?
Nhã Phượng nhún vai :
- Chị Linh khó tánh thấy mồ. Mẹ Phượng nói con gái ngoài "băm" nó vậy. Chẳng sao Miên chịu được chị ấy. Bây giờ thêm chú Út.
Nghi Miên cau mày :
- Chẳng lẽ không có tao chú Út mày ra phụ bán hàng với chị Linh.
- Sự thật trăm phần trăm đó mày. Đã vậy chị Linh còn khen tấm tắc, ông chú này bán đắt không thua gì mày.
Nghi Miên lẩm bẩm :
- Đàn ông con trai mà chịu ngồi bán hàng đúng là bất ngờ thật. Ê Phượng, có khi nào ở bển chú mày cũng đi bán hàng tiếp thị cho người ta không ?
Nhã Phượng trợn mắt :
- Mày nói sao ? Mặt mũi sáng láng như chú tao mà phải đi bán hàng thuê à ?
Ổng xài tiền chóng mặt mày chưa biết đấy.
Nghi Miên thủng thẳng :
- Đúng là tao chưa từng ra ngoại quốc thật. Nhưng tao cũng vinh dự có vài ba cô họ đi diện Ho từ HO2; HO3 gì đó mày. Qua bển họ đi rữa chén cho nhà hàng trồng rau muống bán. Về Việt Nam tiền xài rủng rẻng. Vì sao mày biết không ?
Nhã Phượng hỉnh mũi :
- Rữa chén thuê lám gì có tiền. Mày làm như chưa thấy người phụ bán hàng ở đây vậy.
- Không ngờ mày "ngu lâu" dữ vậy. Một bó rau muống ở bển từ năm đến bảy đô la, đổi ra tiền Việt Nam sẽ được trên bảy mươi ngàn đồng, có phải Việt Kiều về nước rủng rẻng là đúng không ?
Nhã Phượng hỉng mũi :
- Nói sao kệ mày nhưng tao biết chú Út tao không bây giờ làm chuyện đó. Lần này về nước chú tao dự tính mở công ty nhựa hay mây tre gì đó. Tất nhiên phải cần vốn và có vốn chứ.
Nghi Miên cười hiền:
- Hai tụi mình ngộ thật, tự nhiên đem chuyện người khác ra mổ xẻ. Mày ăn kẹo không ?
Nhã Phượng nhay nhay :
- Mày lại cho nhót nhép ba cái kẹo trái cây bốn mùa ấy hả ? Tao không ăn đâu.
Nghi Miên tủm tím, chìa thay sochola dừa trước mặt Nhã Phượng.
- Kẹo trái cây được các em trên khắp hành tinh này thích. Vậy mà mày chê, mày không chê sochola chứ ?
Nhã Phượng sáng mắt :
- Công nhận hôm nay mày hay thiệt, lại có chocola xịn nữa. Loại hôm nay chú tao cũng có.
Nghi Miên cong môi :
- Và mày láo ăn ngốn hết có nhớ gì đến tao. Trong khi tao có hai thanh cũng nhớ tới mày. Lỡ rồi, lần sau tao ăn hết cho xong.
Nhã Phượng lờm dài bạn, tay vẫn đón thanh kẹo Miên đưa.
Hơn sáu giờ sáng, xe ra tới Phan Thiết, Ông Phan tìm khách sạn để thuê phòng. Sau đó cả nhà kéo nhau đi ăn sáng. Quốc Minh lẽo đẻo theo chân Phượng và chị Miên chứ không đi cùng ba và dì Huệ. Miệng nó tía lia khi đạp chân lên cát.
- Biển đẹp ghê há chị Hai. Cát cũng trắng nữa.
Nghi Miên đang ngẩn ngơ nhìn mặt trời nhô cao khỏi mặt biển, ánh nắng rạng rỡ chiếu muôn vạn ánh sáng lấp lánh trên biển. nhìn xa, biển như đang trong vầng hào quang rực nắng.
Quốc Minh kêu lên :
- Ôi, mặt trời to ghệ Đỏ như lửa hả chị Phượng !
Nhã Phượng xuỵt nhỏ :
- Im đi nhóc, để chị Hai xuất thần nhập cảnh.
Tới bên Miên, Nhã Phượng hạ giọng :
- Mày không thấy sao Miên ?
Giọng Nghi Miên thì thầm :
- Đẹp quá Phượng ạ. Tao chưa bây giờ được thấy mặt trời mọc trên biển, nghe ca ngợi tới nôn nao. tận hôm nay tao mới được chiêm ngưỡng.
Nhã Phượng cười nhẹ :
- Chiều nay mày sẽ ngẩn ngơ nữa khi nhìn thấy hoàng hôn tím lịm trên biển, mặt trời biển chiếu sáng đỏ rực chói chang thì chiều tối tím đỏ buồn.
- Mày tả giống nhà văn quá.
Thêm một lúc lâu. Nghi Miên mới cùng Nhã Phượng xuống biển.
Quốc Minh mè nheo :
- Cho em tắm với nha chị Hai ?
Nghi Miên chậm rãi :
- Em ngồi trên này chơi, lát chị dắt em đi nhặt vỏ ốc. Em còn nhỏ chưa biết bơi em không xuống nước được.
Quốc Minh vẫn nói :
- Thì chị Hai tập cho em bơi. Có ai ngay từ đầu đã biết bơi đâu.
Nghi Miên lưỡng lự :
- Nhưng chị sợ em bị vọp bẻ lắm, em chuyên bị chuột rút, cả khi ngồi học cũng bị kìa.
Quốc Minh dậm chân :
- Em sẽ tập ở trong bờ, có ra xa đâu mà chị sợ.
Nhã Phượng nói :
- Thôi kệ nó đi, ra biển mà không cho nó xuống nước cũng tội.
Quốc Minh mừng rỡ, chạy lon ton theo sau hai chị. Nghi Miên là vận động viên bơi lội cấp quận, cô bơi giỏi nhờ những lúc theo bạn ra ngoại ô chơi và tắm sông. Miên dạy Quốc Minh từng chút cho đến khi thằng nhỏ tự lấy chân đạp xuống cát đẩy người đi. Miên mới sải tay bơi vào làn nước trong xanh. Mắt cô nheo lại, không phải vì nắng mà vì người đàn bà trước mặt cô đang rất tình tứ trong vòng tay người đàn ông. Cô chưa hết ngạc nhiên. Nhã Phượng đã hầm hè :
- Mày nhận ra ai không Miên ?
Nghi Miên gật đầu, cô thì thầm :
- Tại sao bá ấy lại nhỏn nhơ với ông Nghĩa ? Vậy còn ba tao đâu ?
Nhã Phượng nhìn lên bờ :
- Hồi nãy, ba thuê dù ngồi ở sát, chiếc lều màu đỏ kìa. Bây giờ không thấy nữa. Không ngở giữa thanh niên bạch nhật, bà ta dám giở trò mèo chuột với bạ Nếu không cho bá ta một bài học tao thề không làm người.
Thấy bạn có vẻ giận, Nghi Miên khẻ nói :
- Mày đừng có giận quá mất khôn, lên bờ rồi tính.
Quả như lời Phượng nói, chiếc dù đã được một đôi vợ chồng khác thuệ Ông Phan không còn ở đó. Quốc Minh bảo :
- Em thấy ba về khách sạn với dì Huệ. Ba chị em vội nắm tay nhau đi vào. Căn phòng dành cho Ông Phan đóng cửa im ỉm. Nghi Miên định gỏ cửa thì Nhã Phượng đã mau mắn cúi nhìn vào nắm cửa. một cảnh tượng đập vào mắt Nhã Phượng ngược chín mặt. Cô lấy tay che mặt và bảo Miên :
- Mày đừng nhìn.
Thái độ của Nhã Phượng làm Nghi Miên ngạc nhiên lo lắng :
- Tại sao ? Chả lẽ ba tao bị sao à ?
- Không, nhưng đừng có nhìn.
Nghi Miên cáu kỉnh :
- Mày vô lý vừa thôi. tại sao lại không thể nhìn ?
Và mặc cho Phượng khoát tay, Nghi Miên vẫn dán mắt vào ổ khóa nhỏ chút xíu. Cô súyt kêu lên khi thấy ba cô đang nằm cùng một người đàn bà khác. Nghi Miên như hóa đá, mắt mũi cô đều run run nhạt nhòa nước. Kinh khủng quá, giửa thanh niên bạch nhật mà ba cô ngủ chung với một người đàn bà xa lạ. Phải đó là cách ba trả thù bà Huệ không ? Cách trả thù ấy cô không thể nào chấp nhận.
Hụt hẫng bẻ bàng. Nghi Miên đi như kẻ vô tri ra bãi biển. Biển vào trưa, nắng như đốt từng hạt cát, cát như đốt nóng chân cô, bàn chân trần đi không định hướng.
Nhã Phượng không thể đuổi theo bạn. Quốc Minh còn quá bé, nó chưa cảm nhận được nổi đau khi chị nó đang hứng chịu. Nhìn theo Miên, thằng bé xệch miệng :
- Chị Hai em sao vậy, chị Phượng ? Sao không cho em ăn cơm ?
Nhã Phượng trầm buồn :
- Em đói hả nhóc ? Chị dẫn em xuống ăn nha ?
Quốc Minh gật đầu, miệng vẫn nói :
- Hồi khuya, dì và chị Hai chuẩn bị quá trời đố ăn. Có cả một cây chả giò nữa. Mình không đợi dì và chị Hai hả chị ?
Nhã Phượng dỗ ngọt :
- Mình thích ăn giò lụa, xuống dưới chị mua chọ Ba và dì về, em đói ăn trước còn ngủ.
- Em muốn tắm nữa.
- Bây giờ thì không được, buổi trưa không ai tắm biển cả. Chiều chị tập cho em bơi tiếp.
Gọi cho Quốc Minh tô cơm đầy đủ cá tôm và cả khoanh giò lụa. Nhã Phượng dù rối tung cả đầu vẫn không dám bỏ Quốc Minh. Chả biết Nghi Miên đi đâu ? Ba Phan là người Miên kính trọng và thần tượng nhất. Lúc nào ba cũng ở vị trí số một trong ánh trong veo niềm tin của Miên, và nó luôn lên án di Huệ là người đàn bà hư thân trắc nết. Bây giờ tận mắt chứng kiến cảnh buông thả của cha mình, ắt hẳn Nghi Miên đau đớn, hụt hẫng lắm. Chuyện gì từ từ tháo gỡ nha Miên. Tự thì thầm một mình. Phượng mong nhóc Minh ăn cho mau để cô ra biển tìm bạn.
Nghi Miên như một kẻ không hồn, đầu cúi xuống, những bước chân dậm lên cát, rát bỏng, vẫn không khiến cô có ý định dừng chân.
Lúc này, mình được biến vào không gian vô hình kia biết bao. Để quên đi những đau đớn kinh khủng mà cô vừa nhìn được, ánh mắt cô vốn nhìn đời bằng màu hồng dù có vạn tia buồn trong đôi mắt màu tro của cộ tại sao chứ ? Tại sao chiều tối qua ba cô còn yêu thương quyến luyến cô, còn muốn chị em cô có chuyến du lịch vui vẻ ?Bây giờ ra đây ba và dì mỗi người toan tính cho mình mộ thú vui, làm sao cô thoát khỏi ám ảnh mỗi khi nhớ đến khoãng khắc kinh dị ấy ?
Hình như có tiếng ai đó gọi cô thì phải ? Gọi làm gì ? Cô muốn đi mãi giữa nắng gió đất trời. Bước chân như không một điểm dừng, chợt hụt một chân. Nghi Miên đang chơi vơi trên mỏm đồi cát đầy nắng gió của Mũi né. Cô té chúi lũi về phía trước, cát lún xuống không còn đủ sức giữ nỗi thân thể cộ Miên lăn dài trên cát nóng. Cô nhắm mắt. Cầu mong cát hãy vùi cô sâu vào tận đáy cát để cô được tan trong ngàn hạt cát ấy. Nhưng ! Không có nóng rát của cát đốt da thịt. Hình như cô được giữ lại bởi một bàn tay, một vòng ôm của ai đó, nóng hơn cả nắng gió.
- Nghi Miên ! Tại sao lại té như thế ? Ai nhỉ ? ai mà biết tên cô giữa vùng cát biển xa xôi này ?
Nghi Miên lơ mơ mở mắt. Khuôn mặt lo lắng của người đàn ông thật gàn cô và Miên bật lên khắc khoải.
- Giang Nam, tôi không nhìn lầm chứ ?
- Là tôi. Mà em đi đâu ra đây ? Sao lại té như thế. Em nhìn kìa, dù là cát những đồi cát cao, dốc đứng, vẫn có thể gây nguy hiểm cho con người.
Nghi Miên cắn môi :
- Anh... Ơ chú bỏ tôi ra đi, là do tôi trượt chân té.
Giang Nam ân cần :
- Chân em bị phỏng hết rồi. Em đi cùng ai vậy ?
Nghi Miên hắt hiu :
- Nhã Phượng và gia đình tôi.
Thật ra Giang Nam đã được cô cháu gái thông báo về chuyến đi của Miên, nên Giang Nam âm thầm một mình một xe đi Phan Thiết. Anh chưa tìm được cơ hội để tiếp Cận Miên thì ông Trời đã tạo cho anh cơ hội ngàn vàng này.
Giang Nam làm bộ :
- Vậy Nhã Phượng đâu ?
- Chắc nó đang ở trong khách sạn. Cảm ơn anh đã giữ tôi khỏi lăn xuống dưới dù tôi muốn được như thế.
Giang Nam trầm tỉnh :
- Thật ra em đang buồn hả Miên ?
- Tại sao chú lại đoán tôi buồn ? Bối rối Miên quên mất cô đang xưng hô rất lộn xộn.
Giang Nam nhẹ giọng :
- Chỉ người có tâm sự mới đày đọa mình một cách vô thức dưới trời nắng đổ lửa như thế này. Thêm vào lý do Phượng và em thân nhau. Nhã Phượng đời nào chịu so lo ? Mà thôi em cần vô chổ mát, ngồi nghĩ đã.
Nghi Miên khẻ xoay bước chân chập chạp đi nhưng cô không thể nhấc nổi bàn chân bởi cảm giác cô đang đạp trên lửa đỏ. Nghi Miên loạng choạng, mắt mũi tối sầm lại.
Giang Nam vội đưa tay chụp bờ vai cô, giọng anh thật trầm.
- Chân em phồng rộp cả rồi, để tôi giúp em.
Dứt câu, không đợi cô đồng ý hay từ chối. Giang Nam chợt nâng bổng cô lên. Cử chỉ của anh khiến Nghi Miên quýnh quáng :
- Anh... Ơ chú, bỏ Miên xuống đi. Miên sẽ cố gắng được.
Giang Nam cương quyết :
- Cát nóng như lửa ram nhỏ. Miên không đi nổi đâu, đừng câu nệ.
Nghi Miên công nhận lời Nam nói đúng, vì mắt cô đang đổ ngàn đom đóm hoa lửa từ mặt cát hắt lên. Nghi Miên thở dài :
- Đành phiền chú vậy nhưng tôi ngại quá, lỡ người ta nhìn thấy, dị lắm !
Giang Nam cười nhẹ :
- Nắng thế này người ta đang tránh nắng trong các phòng máy lạnh hoặc rừng cây ven biển. Có ai đâu mà dị.
- Mặc cho Miên cục cựa, Giang Nam vẫn chậm rãi bồng cô đi về hướng phi lao nơi có những chiếc dù xanh đỏ đang tỏa bóng mát xuống mặt cát !