Chương 6
Tác giả: Vân Khanh
Nghi Miên ghi danh học thêm tiếng Nhật và tiếng Hoa, khóa cấp tốc. Cô đang ở giữa khu công nghiệp lớn đều là người nước ngoài. Dù cuộc sống buôn bán không ế ẩm, mà có phần rất đắt, thu nhập cao. Nhưng Miên không muốn chôn vùi tương lai trong những tô bún. Cô khao khát được làm việc và nhất định cô phải có chỗ đứng trong xã hội.
Dì Bân là người đàn bà chất phác, thật thà. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, dì phải bỏ quê ra Sài Gòn kiếm sống, mong có chút tiền gởi về nuôi hai đứa nhỏ còn đang ăn học ở quệ Sài Gòn không là đất hứa cho người thân cô như dì. Trong một lần bán vé số, dì về đây và gặp Miên. Nghi Miên đề nghị dì ở lại phụ giúp cô, dù tiền lương không nhiều, nhưng đã chán cảnh lang thang nay đây mai đó. Dì Bân đồng ý ở lại với chị em Miên, ngày ba bửa cơm, và giác ngủ tròn đêm, số tiền mỗi tháng bốn trăm ngàn đồng dì còn y nguyên để gởi về cho con. Vậy cũng tốt.
Thấy Nghi Miên vừa bán hàng , vừa đi học, dì chép miệng :
- Con người đừng ôm dồm nhiều quá Miên ơi. Một nghề thì sống, đống nghề thì chết. Cháu vừa học vừa làm, dì sợ có ngày cháu đổ bệnh mất.
Nghi Miên tươi cười :
- Dì đừng lo cho cháu. Bằng mọi giá cháu phải có bằng ngoại ngữ và vi tính trong taỵ Khi ấy cháu sẽ bàn giao quán cho dì đó.
Bà Bân ngần ngừ :
- Tôi thấy người ta xin việc cũng nhiều, học giỏi mà vô làm công nhân thì học chi cho cực. Sao cháu không thi vào trường cho có tương lai ?
Nghi Miên thoáng buồn :
- Đã có người hứa xin cho cháu vào làm phiên dịch, cháu nghĩ tương lai là do mình dì ạ. Thời buổi này học xong đại học không có người đở đầu cũng khó xin việc lắm.
- Chả lẽ cháu mãi không về nhà ?
Nghi Miên cúi đầu :
- Cháu sẽ về dì ạ, nhưng khi ấy cháu có chỗ đứng trong đời và em cháu đã trưởng thành. Dì đừng nhắc đến chuyện này nữa, em cháu nó tủi.
Bà Bân giấu tiếng thở dài vào lòng. Ở cô gái nhỏ này, bà luôn quí mến và nể trọng, không phải vì cô cho bà nơi ăn chốn ở. Mà điều đáng nói, Nghi Miên rất chăm chỉ, giàu nghị lực. Dường như chẳng bây giờ cô nói lớn tiếng với khách hàng. Còn cậu em trai, được cô nâng niu ghê lắm nhưng không hề để cậu bé có thời gian chơi bời, nhàn rỗi. Cách dạy em cô khiến bà có mười lăm làm mẹ còn phải ngạc nhiên :
Nghi Miên đảy xe ra cửa, còn căn dặn Quốc Minh :
- Học bài xong em được mười lăm phút chơi điện tử. Nhớ là mười lăm phút thôi đi ngủ, mai còn phải học sớm.
- Tuân lệnh chị Hai.
Nghi Miên bật cười, cô chạy xe vào trung tâm thành phố. Một tuần đủ sáu tối, cô đều học ngoại ngữ vào các ngày 2, 4,6, còn 3, 5, 7 cô học vi tính. Cũng may cô có xe máy nên chặng đường hơn năm cây số không có trở ngại gì cho cô.
Xe vừa qua khỏi ngã tư thì đột nhiên chết máy. Nghi Miên toát mồi hôi vừa đạp vừa đề máy, nhưng xe chỉ đổ một chút là tắt lịm. Quãng đường này không có tiệm xe, cô đành mím môi đẩy xe đi.
- Xe sao vậy cô bé ?
Giọng nói hòa trong tiếng xe máy nổ thật êm bên tai vẫn cho Nghi Miên cảm giác quen ngỡ là mấy người bạn học chung nên Miên dừng chân, miệng than :
- Chẳng hiểu sao đang chạy ngoan lành, nó bỗng chết máy. Anh...
Mắt mở to, môi hết nói khi nhận ra người thanh niên hôm nào đã giúp cô ở chợ.
Nghi Miên cắn môi :
- Không ngờ số tôi toàn gặp anh trong những khi tôi xui xẻo.
Người thanh niên cười :
- Giúp phụ nữ là bổn phận của đàn ông mà, cô đừng áy náy. Cô để tôi xem xe coi sao.
Nghi Miên lưỡng lự :
- Cũng sắp đến tiệm sữa xe rồi. Anh bận việc cứ đi đi. Tôi sẽ dắt xe tới nơi sữa.
Hám răng đều tăm tắp của người thanh niên vẫn cười thật tươi :
- Ấy, tôi cũng không kẹt công chuyện gì. Lâu lâu cúp cua một buổi học cũng không sao.
Nghi Miên đành để cho anh ta coi giúp xe, miệng cô nói :
- Lớn cở anh mà vẫn còn đi học à ?
- Già đầu mà không đủ trình độ vẫn phải học kia mà. Tôi còn biết Miên học ở đâu nữa.
Nghi Miên ngạc nhiên :
- Anh... anh theo dõi tôi hả ? Sao biết tên tôi hay vậy ?
- Đơn giản vì tôi cùng học một lớp vi tính với cô, tại Miên không để ý đó thôi. Xe bị nghẹt xăng ở bình xăng con rồi. Cũng may tôi biết chút đỉnh về sữa xe. Miên ráng chờ chút nha.
Nghi Miên lơ đãng nhìn dòng người qua lại trước mặt, mấy lần cô mon men học sách tự sữa xe kiểu đon giản đều bị Nhã Phượng la nhói tai. Cho rằng đó không phải là việc của nữa nhị Miên đành chiệu. Con gái đúng ra phải nên biết vài chuyện để lúc xe xãy ra sự cố còn biết đường sửa lấy. Những buổi tối thế này, chả biết Nhã Phượng đang làm gì ? Cô chưa kịp hỏi thăm nó có đậu đại học không ? Hồi đi học, hai đứa thường mong sau này vẫn học chung và cùng làm việc nữa. Ba mẹ Phượng cười mãi. Chị Linh thì kể thêm :
- Sao không cùng lấy chung một ông chồng nữa.
Nhã Phượng cười tỉnh bơ :
- Lấy được cũng có sao. Nghi Miên hiền khô lại nấu ăn bá cháy, bù vào em giỏi đàn hát. Hai đứa sẽ hòa thuận thương nhau thật nhiều.
- Mặc cho Miên trợn mắt trợn mũi, con nhỏ vẫn tỉnh bơ như không vậy. Chỉ đến khi ông chú Út nó đeo sau Nghi Miên, Nhã Phượng mới lè lưỡi :
- Tao không dám xài chung tình yêu với mày nữa đâu. Mày tự đàn ông với chú tao đó.
Nghi Miên thở dài. Tháng ngày vui đã qua thật nhanh. Bây giờ Phượng chắc đã quen người bạn mới...
- Xong rồi Miên ơi !
Nghi Miên nhìn vào ánh mắt có nụ cười lấp lánh, cô chợt nghe một thoáng nhẹ lòng khi nghĩ vẫn còn người quan tâm lo lắng :
Nghi Miên bẻn lẽn :
- Thật là phiền anh quá, anh lau tay đi.
Đưa cho người thanh niên xấp khăn giấp. Miên ngập ngừng, anh không khách sáo rút khăn lau sơ bàn tay rồi trả lại Miên.
- Gần tới gìờ học rồi, chúng ta đi thôi. Chiếc xe moto của anh kềng càng bên cạnh xe Nghi Miên. Cô chẳng dám hỏi anh tên gì vì đã vào đến cổng trung tâm.
Nghi Miên vừa dừng xe, đã nghe tiếng con gái lãnh lót :
- Anh Thường, sao hôm nay anh đi trể vậy. Làm em đợi muốn đứng tim.
Tên anh ta đấy. Nghe rất dể gần. Cô mỉm cười vui vẻ qua gật đầu chào anh, bắt gặp cái nhíu mày nặng nề.
- Bình Nhiên ! Gặp tôi có chuyện gì ?
- Phải có chuyện Nhiên mới được gặp anh hay sao. Anh làm như xưa giờ chúng ta là người xa lạ vậy.
Thường điềm tỉnh :
- Nếu không có gì, thì anh vô lớp đây. Nhiên không học hả ?
Bình Nhiên kéo tay Thường.
- Cúp cua một buổi đi anh. Học hoài chán chết được. Nhiên chờ rủ anh đi nghe ca nhạc.
Thường nhếch môi :
- Nhiên không học vẫn có người lo cho đầy đủ cuộc sống, con gái mà. Tôi không thể đánh mất cơ hội của mình Nhiên ạ. Thời tuổi trẻ qua rồi.
Bình Nhiên kêu lên :
- Hai bác luôn giao công ty cho anh, tại anh không thích chứ bộ.
Thường dứt khoát :
- Tôi thích tự đi bằng đôi chân của mình hơn không có sự tranh giành nhau để sống. tôi đi đây.
Dáng Thường to lớn bên chiếc moto khuất sau cánh cổng, Bình Nhiên ấm ức nhìn theo.
Hương Liên cười cười :
- Hết nói tài rồi chứ. Tao nói thiệt, cỡ mày anh Thường chẳng để ý đâu. Mất công đeo chỉ tổ quệ Tao thấy ổng thích con nhỏ đi ware xanh.
Bình Nhiên kênh mặt :
- Sao mày biết là ảnh không yêu tao. Không yêu mà được với mẹ ảnh. Bả chưa thích giao tài sản nếu Thường làm lể đính hôn với tao. Một công ty kết xù, ngu sao bỏ.
Hương Liên nhún vai :
Tính ông Thường khác hẳn mấy ông anh bà chị Ổng. Mày thực tế một chút đi, nếu ham ghế gám đốc, ổng đã không mua vựa ve chai phế liệu. Cái nghề nhìn vô lem luốc và thua mọi nghề khác. Nhưng ổng vẫn sống và rất tốt nữa kìa. Mẫu đàn ông có tính cách mạnh mẽ như vậy mày đừng đem áp lực ra để mưu có tình yêu. Sợ thất bại thôi.
Bình Nhiên thoáng sầm mặt, khi trong sân Thường sánh vai cùng con nhỏ tóc dài. Con nhỏ học khá siêu, phát âm tiếng Hàn, tiếng Nhật chuẩn như người bản xứ. Giá cặp mắt con nhỏ cũng một mí, dám người ta lầm nó lắm.
Thường đang nói gì đó với con nhỏ, nét mặt anh tươi rói ra.
Hương Liên cười cười :
- Mày con muốn đi nhót nữa không ? Hay chịu khó vô ngồi "thiền" để khỏi đau tim.
Chiết tiệt cái miệng nanh nọc của con bạn thân của cộ Nhiên hầm hầm quay đầu xe đi thẳng. Cô nhất định phải kể chuyện này cho bà Thúy nghe. Dù mẹ của anh. Cô không thể chịu thua con nhỏ tóc dài.
Nhã Phượng nhăn nhó :
- Nói vậy thì chú kể cháu nghe chi vậy. Người giống người hằng hà sa số.
Giang Nam từ tốn :
- Chú nghĩ mình không lầm. Rõ ràng cô ta không đi một mình, mà có cả thằng nhóc. Hôm ấy không kẹt Kim Chi , chú đã đuổi theo kịp cổ.
Nhã Phượng chót chét :
- Xời ơi, mới vừa đó mà đã có người kè kè theo sát chú một bên. Đàn ông các chú thích quen con gái càng nhiều càng tốt thi phải. Cháu không ưa Kim Chi chút nào.
Nhã Linh bật cười :
- Tại em thương Nghi Miên, nên thấy chú Út có bạn gái, em không ưa cũng phải Kim Chi đẹp chứ bộ.
Nhã Phượng trề môi :
- Đẹp có mài ra ăn được không ? Em không thiên vị ai cả. nhưng con gái phải có tư cách của mình. Vừa quen đã đeo dính người ta thì chẳng hay ho gì. Chị coi Nghi Miên đấy, từ hôm chú Út quen nó, giúp nó, chứ chú Út dể mời nó đi chơi đã ba lần chưa ?
Giang Nam xua tay :
- thôi nào, hai đứa đừng tốn công tranh luận về thiên hạ. Chú không thể rung động thêm lần nữ đâu. Điều chú mong nhất là tìm được Nghi Miên kìa.
Nhã Phượng hiu hắt :
- Không ngờ bà Huệ lại xảo quyệt như thế. Ba Phan đau đớn lắm, nhưng ba Phan khắng định chưa làm điều gì để trời đất phỉ nhổ cả, Nghi Miên ôm nổi đau ngút ngàn vào lòng, nó không còn tin ai nữa đâu. Nếu không vì Quốc Minh nó dám tự vẫn rồi. Phải làm sao tìm ra nó, nói cho nó hiểu đây. Ba Phan mỗi ngày mỗi sa sút, nhìn tội lắm !
Giang Nam trầm giọng :
- Hôm qua chú đưa bản thiết kế cho chú ấy, định nhờ bác thi công công trình nhưng bác đã từ chối và giới thiệu chú cho người khác.
Nhã Linh chép miệng :
- Chứ tự nhiên hai đứa em bỏ đi biệt tích với ấn tượng đau đớn thù hận vào bác ấy, làm sao bác còn đủ tâm trí làm việc ?
Nhã Phượng chậm rãi :
- Tuần tới cháu được nghĩ từ thứ năm, cháu có bốn ngày tự đàn ông. Cháu sẽ đi với chú lên khu công nghiệp.
Giang Nam mừng quýnh :
- Vậy thi tốt quá. Chú vẫn linh cảm Nghi Miên ở rất gần chúng ta và nếu thế nhất định cô ấy phải đi chợ. Nhã Phượng nhìn ông chú của mình đăm đăm đến nỗi Giang Nam phải nhăn nhó :
- Gì đây nhỏ, tự nhiên nhìn chú hình sự quá vậy ?
Nhã Phượng tỉnh tỉnh :
- Cháu cần biết chính xác, thật ra cô gái kia đã được chú ghi vào ngăn thứ mấy của trái tim ?
Giang Nam than dài :
- Thôi mà Phượng. Chỉ một cô bạn cháu, tim chú còn đau lên đau xuống, chú đào hoa đến nổi thấy ai cũng ngã lời yêu.
- Cháu hỏi vì biết tính Nghi Miên tự ái nhất trời. Vô tình gặp lại nói khi Kim Chi đeo cứng một bên chú thi cháu e cháu uốn mười tất lưỡi cũng không mong Nghi Miên tin đâu :
Giang Nam khổ sở :
Chú mua đất của nhà Kim Chi, bây giờ xuống đó nhất định cô ta sẽ kè kè một bên chú rồi. Hai đứa có cách chi làm ơn chỉ cho chú với.
Nhã Phượng tủm tỉm :
- Kim Chi chưa gặp cháu lần nào. Cháu sẽ nhập vai "người yêu" của chú. Chú cháu thì chuyện nắm tay nắm chân, cháu cũng không hẹp hòi đâu.
Nhã Linh trợn mắt :
- Ối trời, có cần thiết lộn tùng phèo lên vậy không Nhã Phượng. Kỳ lắm !
- Cần chứ sao không. Ở xứ sở ấy ai biết em là cháu chú Út đâu mà sợ "loạn" ? Duy nhất cách đó mới cắt được đuôi Kim Chi thôi.
Giang Nam đành gật đầu chấp nhận theo diệu kế của Nhã Phượng. Chỉ cần Nghi Miên không hiểu lầm là được.
Nghi Miên chẳng hề biết những âm mưu của Nhã Phượng. Dạo này cô không còn thời gian rãnh nữa. Cô chờ khi lấy bằng xong, sẽ xin vô công ty làm, dù sao cũng có tương lai hơn bán bún và đỡ vất vả nữa.
Sáng chủ nhật đầu kỳ lương của công nhân nên Nghi Miên tận dụng cơ hội kiếm thêm chút đỉnh. Tiền gởi xe cuối tháng cô thu vô hai triệu đồng, chi đóng thuế cũng còn một triệu rỡi, Bấy nhiêu cũng đủ cho chị em cô xài dư giả. Song có mặt bằng và quán đang ăn khách, bỏ thì tiếc nên Miên cứ ráng. Quốc Minh cũng phụ chị bưng tô thật lẹ.
Một tốp xe honda dừng trước quán. Sáu người con trai con gái ăn mặc thật moden nhìn nhau lưỡng lự. Một cô gái lên tiếng :
- Hương Liên sao không "rửa" bún bò Huế hay bún mộc giò heo. Tự nhiên bắt ăn bún riêu.
Cô gái bận áo jean màu đất cười nhẹ :
- Lâu rồi đổi tông chứ bạn. Bảo đảm bạn ăn một lần rồi ghiền đó. Vô đi Nhiên.
Bình Nhiên nhún vai :
- Mày đã quảng cáo, tao nghĩ không đến nổi nào. Thôi vô ăn cho biết.
Nãy giờ đứng khuất sau tủ kiếng, nào thịt, phở, Nghi Miên đã nhận ra Bình Nhiên và Hương Liên là hai cô gái học chung Hoa ngữ cùng lớp với cộ Và cũng là bạn của Thường. Cô thật sự không muốn cuộc gặp gỡ này nhưng không còn cách nào khác tháo lui.
- Cho sau tôi bún đi dì. Bốn riêu, hai mộc nghen !
Bà Bân gật đầu, chậm rãi bưng rau sống ra. Nghi Miên đứng xoay lưng ra ngoài, múc nước chan vào bún. Và chỉ một lúc cô không còn nhớ những người khách đó nữa. Vì khách tới ăn hơn ngày thường, Nghi Miên phải tợ tay đem thêm bàn ra cho khách. Và hai tôi bún giò của vợ chồng người quen, được Miên tự tay mang ra. Cô phải đi qua bàn của Bình Nhiên mới tới ban được.
Nghi Miên té chúi lủi, tô bún trên tay cô rớt xuống bỏng rát cà bàn chân.
Giọng Bình Nhiên chói lói :
- trời đất, tính đuổi khách hay sao đây ? Đổ hết tôi bún vô chân người ta rồi.
Nghi Miên đoán biết ai đã cố tình hại mình, cô chợt quay lại :
- Tại ai hả ? Khách là một lẽ nhưng không ai có thói đến đây quậy.
Bình Nhiên như chỉ chờ có thế, cô ta đứng phắt dậy :
- Sao ? Mắt mũi bưng bún thi lo bưng bún, còn liếc ngang liếc dọc để vấp té, còn đổ lỗi nữa. Quán xá kiểu này, dẹp phứt cho xong.
Nghi Miên cắn môi :
- Rõ ràng bà đưa chân ra ngáng tôi. Bàn nào khách cũng ngồi ăn đàng hoàng cả. Nếu thích bà ra trước sân kìa, tôi sẳn sàng chiều ý bà, chứ không được phá rối ở đây.
Bình Nhiên hất mặt :
- Phá đấy, mày làm gì được tao hả ?
Dứt câu, cô ta vô duyên vô cớ cầm chiếc tô ném xuống đất, trước bao ánh mắt bất bình.
Nghi Miên giận dữ :
- Mày hèn vừa thôi. Ngoan lành sao không tìm Thường mà bám, mắc chi ghen với tao. Con gái hung dữ, không giữ được tư cách mình chỉ tổ cho người ta khinh. Mày thử lần nữa xem tao có dám đánh mày không ?
Bình Nhiên không biết Miên có võ, cô ta hất tay gạt ngang những cái tôi trên bàn, Nghi Miên chẳng rõ bằng cách nào nhanh như chớp, giơ cánh tay chém xuống, đã nghe Bình Nhiên la đau đớn :
- Chết tao rồi ! Gãy taỵ Tụi bay đâu đánh chết nó cho tao. Hết bao nhiêu tiền tao đền.
Nghi Miên nhếch môi :
- Tôi không động đến ai, có người làm chứng là tự cô ta gây sự. Ai can thiệp không đúng, đừng trách sao tôi nặng tay.
Đám bạn đi chung với Bình Nhiên toàn loại chết nhát, thấy bạn đánh một thế võ thật nhẹ, chẳng ai dám sớ rớ nữa. Hương Liên xuống nước :
- Mày làm ơn dẹp bớt âm thanh đi Nhiên. Tại mày, còn trách ai. Về đi !
Bình Nhiên sầm mặt :
- Tụi bây là đồ hèn, chỉ biết xài tiền cho nhanh.
Dứt lời, nhè lúc Miên không để ý, Bình Nhiên xáng thẳng chai nước mắn vào đầu Miên.
Nhưng thêm một lần, cổ tay bị xoắn ngược lại đau đớn. Giọng đàn ông thất ấm cất lên :
- Mau xin lỗi Nghi Miên và đền thiệt hại đàn ông cô gây ra.
Bình Nhiên kêu lên :
- Là anh à ? Tại sao anh bênh nó ? Tại sao lúc nào anh cũng bắt lỗi em vậy. Em có lỗi gì mà xin ?
Thường lạnh lùng :
- Tội xúc phạm người khác, lăng nhục người ta cũng bị phạm pháp luật xử rất nặng đó.
Hương Liên móc tiền đặt lên bàn :
- Tôi gởi tiền bún và những cái tôi bể. Một trăm ngàn đủ không ? Còn mày lỗi rành rành. Nhận đi rồi về.
Nghi Miên nói bà Bân :
- Dì thối dùm cháu tám mươi hai ngàn đồng. Mấy cái tô này không đáng bao nhiêu, chổ quen biết coi như là một bất cẩn không nhận tiền đâu, cũng không muốn ép ai cả.
Dứt lời, Nghi Miên chậm rãi quay vào trong, bàn chân cô bị phỏng đỏ rực. Miên cũng mặc kệ vì cô dang tức lắm.
Nếu không có Thường, chẳng biết câu chuyện sẽ đi đến đâu. Thứ con gái trơ trẻn, lì mặt như vậy cô chưa từng gặp.
Thường ân cần :
- Chân Miên có sao không '
- Không sao đâu anh. Anh đến ăn sáng hả, để Miên làm cho anh tô bún giò hả.
Thường cúi xuống nhìn bàn chân cô, khẽ nói :
- Không bị phỏng nhưng đỏ cả da thế kia. Để tôi lấy kem đánh răng xức cho em Minh ơi !
Quốc Minh chạy ra :
- Anh gọi em à ? Nãy giờ em sợ quá, chị kia hung dữ thật, tự nhiên đến phá quán người tạ Kem này anh !
- Không tự nhiên đâu em, người ta ghét chị Hai em đấy.
Cầm hộp kem đánh răng đưa cho thường, nó ngẩn ngơ :
- Làm sao ghét chị em. Em chưa gặp chị ta lần nào ? Chị quen chị ấy à ?
Nghi Miên gật đầu :
- Học chung lớp Anh ngữ mà nhóc, chị ta là bạn gái của anh Thường.
Quốc Minh gật gù ra vẻ ông cụ :
- Ôi, em biết rồi. Tại thấy anh Thường hay đi với chị nên chị ấy ghen chư gì ? Anh Thường nhìn không dữ sao quen người dữ quá vậy ?
Thường bật cười :
- Lớn lên bằng anh rồi nhóc sẽ hiểu tại sao. Miên đừng để chân vào nước nhạ Đỡ rát không ?
Nghi Miên mỉm cười :
- Cám ơn anh, đỡ nhiều rồi. Dì Bân ơi, làm cho anh Thường tôi bún.
Bà Bân mau mắn :
- Có liền đây, cậu Thường ăn bún gì ?
Thường cười lặng lẽ. Anh chậm rãi ăn từng cọng bún. Nhìn anh ăn, ngưòi ta có cảm tưởng anh đang đếm xem một tô bún có bao nhiêu cọng bún, ngọn giá ?
Nghi Miên lặng lẽ chống tay lên cằm mông lung nhìn ra ngoài. Cuộc sống đâu phải luôn bình lặng, không sóng gió. Dù cô chẳng muốn gây sự với ai. Mảnh đất này cô không có ai nhờ vả khi đau ốm lúc trở trời, trừ bà Bân cùng cảnh ngộ tha hương.
Người ta nói hồng nhan đa trân, chẳng biết có đúng không với cô ? Từ lâu rồi, Miên biết mình đẹp rất đẹp là khác. Duy cặp mắt của cô thì quá buồn, nó tương phản lại khuôn mặt sáng như trăng rằm của cộ Chắc vì đẹp nên khi mười bốn tuổi, cô đã gặp rất nhiều nổi buồn. Sống giữa một gia đình đầy đủ tiền bạc, cô vẫn không sao tim được niềm vui. Bởi người mẹ kế của cô luôn tạo cho cô cảm giác gai lạnh, bắt cô phải đề phòng. Và bây giờ là những ngày tháng trốn chạy đầy nhục nhã đớn đau.
Thường đâu biết cô đang mang vết thương lòng. Anh cũng không hề biết cô đã yêu người đàn ông có tên gọi Giang Nam...
Vì nghịch cảnh trớ trêu oan nghiệt, cô phải giã từ học đường, giã từ những ước mơ rất đẹp ở tương lai. Cô có một gia tài khá lớn nhưng lại bỏ tất cả để ra đi với hai bàn tay trắng, không một kinh nghiệm sống. Cũng may, cô được người tốt giúp đỡ, cô buôn bán đắt nên thu nhập không đến nỗi. Đó là việc khiến cô chịu bằng lòng với mình để lo cho Quốc Minh.
Dẫu sao, con người được ăn học đầy đủ vẫn hơn, chẳng ai không tiếc nuối thời tuổi ngọc của mình, để đêm về nằm nhớ lại xót xạ Vì nỗi xót xa ấy cô muốn thay đỗi công việc của mình, nên đã không ngần ngại hằng tối cần mẫn chạy xe đi học thêm. Trớ trêu thay, giữa lớp học trò và màu áo công nhân, cô đã gặp những người bạn không thích học, chỉ thích ăn chơi quậy phá.
Cuộc gây gỗ hôm nay, cô biết Bình Nhiên đã thực sự tuyên chiến với cộ Mà không chịu hiểu rằng trái tim cô đã nguội lạnh. Duy nhất một ngăn tim rất nhỏ đập những nhịp đập khắc khoải mà thôi.
Với người đàn ông cô mong đợi đêm mong đợi ngày không ai khác chính là Giang Nam. Tình yêu đầu đời ngọt như trái cấm của cộ Cô yêu anh nhưng đã tự trốn chạy khỏi anh bởi cái tội lỗi nhớp nhơ mà cô nghĩ đến, lại muốn đập phá tất cả. Nam ơi,giờ đây anh đang làm gì, có biết chăng nới xứ lạ đất người Nghi Miên luôn nhớ về anh trong nỗi đau vời vợi. Nắng vẫn vô tình trải màu đỏ xuống nhân gian. Màu của nắng hay màu của trái tim cô đang tha thiết gọi tên người con trai của riêng cộ Quên trong nỗi nhớ sẽ chẳng thể nào quên được Nam ơi !
Nghi Miên chợt muốn khóc vô cùng. Nhưng cô đành nuốt lệ vào tim. Cuộc đời dù tàn nhẫn và khắc nghiệt, cô vẫn phải sống cho em trai yêu quí của mình Quốc Minh phải nên người như sự mong muốn của mẹ cô nơi chín suối !
Chả biết từ nguồn tin nào, Từ Sài Gòn ra đến hải phòng, cả hơn ngàn cây số, bà cả Dinh lặn lội ngồi tàu vào thành phố để xem lời đồn đúng hay sai. Mà ác nhơn thất đức quá vậy, cả giòng họ như sôi lên, ông Phan loạn luân cùng con gái ?
Sáu năm rồi, từ ngày con dâu chết, bà cả Dinh không về Sài Gòn, vì tuổi cao sức yếu, tàu xe đi lại vất vả. Hôm bà đòi vào Nam, con dâu cả kêu lên _
- Mẹ đi làm gì, cực lắm. Để đến hè, tụi con thong thả đưa mẹ đi.
Bà cả Dinh thở dài :
- Mẹ ăn không ngon ngủ không yên vì chuyện cha con nhà thằng Phan. Mẹ sanh nó ra, nuôi nó hơn hai chục năm, nó mới xa mẹ đi đi vào Sài Gòn rồi lấy vợ. Mẹ không tin nó lại đổ đốn như thế. Mẹ không tận tai nghe mắt thấy thì mẹ chết cũng không nhắm mắt nỗi.
Cô Út Dung chắt lưỡi :
- Nếu không có, ai tự nhiên đặt chuyện thất nhơn như vậy. Nhục quá ! Dạo này con ra đường toàn phải cúi mặt đi qua chỗ đông người.
Bà cả Dinh dứt khoát vào Sài Gòn, bà xuống xe là kêu xe ôm chở bà đến nhà con trai.
Vẫn ngôi nhà cách đây sáu năm bà vô làm đám ma cho con dâu. Cánh cửa sắt khóa bên trong. Chị bán thuốc ngồi trước cổng nhắc bà.
- Có nút chuông ở trụ cổng đó bà.
Bà cả Dinh làm theo lời cô gái. Tiếng chuông inh ỏi khiến ba gật mình :
Cô gái bán thuốc mau mắn :
- Bà tìm chú Phan hay...
Bà cả Dinh chậm rãi :
- Tôi tìm cha con thằng Phan cô ạ. Chẳng biết có ai ở nhà không ?
Cô gái ngần ngừ :
- Chú Phan ở trỏng đó bà. Cháu thấy chú về cách đây nữa tiếng.
Bà cả Dinh dè dặt :
- Cô bán hàng ở đây thế có nghe chuyện gia đình thằng Phan không cô ?
Bà nói theo kiểu xưng hô ngoài bắc, không chút câu nệ.
Cô gái từ tốn :
- Ý bà muốn hỏi cháu, việc vợ chồng chú Phan phải không ? Hình như chú ấy đã ly dị xong. Cháu nói, bà bỏ quá cho chứ đàn bà lăng loàn như bà Huệ, thì chẳng nên tiếc bà ạ.
Bà cả Dinh khựng người. Lại thêm một thông tin nữa về số phận đứa con trai thứ hai của bà. Chuyện ông Phan ly dị vợ bà chưa nghe ai đồn cả, ngoài cái tin động trời, lở đất kia. Bà định lựa lời hỏi thăm vì ai cũng không bằng cô gái này, bán hàng trước cửa ắt chuyện gì cô củng rành rẻ hết.
Tiếng cửa sắt rin rít kéo ra, ông Phan nhớn nhác nhìn quanh, vẻ mặt u ám trầm buồn :
Bà cả Dinh bật dậy :
- Bố cái Miên !
Ông Phan quýnh quáng :
- Mẹ, mẹ vô sao không điện để con ra đón. Xa xô mưa gió thế này, mẹ vô chi cho cực. Mẹ đi một mình à ?
Bà cả Dinh nghẹn giọng :
- Không đi mẹ không chịu được, sao con gầy quá thế ?
Ông Phan xách cho mẹ giỏ xách nhỏ chậm rãi đưa bà vào nhà.
Bà cả Dinh chép miệng :
- Hai đứa nhỏ đâu, sao nhà cửa có vẻ vắng, bề bộn vậy con ? Con Huệ nữa, nó đâu, mẹ không thấy ?
Ông Phan lầm lì rót nước cho bà Dinh uống :
- Mẹ uống tạm nước lọc nghĩ cho đỡ mẹ, con chỉ phòng tắm, để mẹ tắm cho khỏe.
Bà Dinh chận rãi :
- Mẹ vừa uống nước đầu ngỏ nên cũng chưa khát. Con ngồi xuống cho mẹ hỏi vài câu Phan.
Ông Phan vẫn nói :
- Chuyện gì, từ từ hãy nói mẹ ạ. Qúa trưa rồi, mẹ không uống nước thì tắm cho khỏe, rồi ăn cơm với con.
Bà Dinh chưa thể bắt ông Phan mở miệng lúc này. Bà thong thả lấy quần áo đi tắm. Dòng nước mát khiến bà thấy khoan khoái, dễ chịu đôi chút, trước cái nóng hừng hực trong này. Đang mùa mưa mà nắng thế, chắc mùa nóng phải khó chịu lắm.
Bà trở xuống phòng ăn, đã thấy ông Phan hi húi bày chén đũa. Một thố cơm nhỏ đang bốc hơi. Canh chua cá lóc, thịt nạt ram và cá chiên xù dằm nước mắm. Bà Dinh còn đủ răng nên những món ăn hoàn toàn hợp khẩu vị với bà.
Bà Dinh nhẹ giọng :
- Hai đứa bé và vợ con đâu ?
- Mẹ ăn xong bữa cái đã.
Ông Phan chỉ nói bấy nhiêu rồi chăm chú ăn cơm. Thời gian như trôi qua thật chậm. Và ông mong bữa cơm kéo dài thêm nữa.
Cuối cùng bà Dinh cũng buông chén. Ông Phan kêu lên :
- Cơm còn nhiều, mẹ ăn thêm chén nữa.
Bà Dinh điềm đạm :
- Mẹ ăn đủ rồi.
Dứt câu bà thong thả trở lên phòng khách. Ông Phan lên ngay sau đó. Ông thong thả rót nước mời bà Dinh, bà Dinh uốn được vài ngụm trà, đạt ly trở lại bàn, bà trầm buồn :
- Bây giờ con nói đi. Hai đứa nhỏ đâu ?
Ông Phan đắng nghét :
- Chị em nó bỏ đi rồi. Con cũng không coi bà ta là vợ nữa. Hôm kia, tòa án đã xé bỏ hôn thú mẹ ạ.
Bà Dinh thở dốc :
- Già rồi, tốt số như thời của bố mẹ thì con đã có cháu ngoại rồi. Tại sao lại bỏ nhau. Phải vì chuyện vợ chồng con mà con Miên bỏ đi không ? Rồi tiền bạc đâu tụi nó sống. Con là cha sao vô trách nhiệm vậy ? Ngày xưa ăn khoai ăn bắp độn, mẹ vẫn lo cho các con ăn học thành người kia mà.
Ông Phan cúi đầu :
- Con biết mình có lỗi, mấy tháng nay con bỏ hết công việc làm ăn, thuê người đi khắp nơi tìm kiếm nhưng vẫn chưa tìm được chị em con Miên. Con đau đớn lắm chứ mẹ. Nếu không vì bà ấy gia đình con đâu có tan nát đau thương đến thế này.
Bà Dinh nghiêm giọng :
- Con biết tại sao đường xá xa xôi ta lặn lội vô đây không ? Tại sao hả Phan ? Dòng họ này đã là gì có tội với tổ tiên, để con đạp lên luân thường đạo lý làm người. Con nói đi, lời đồng đó thật hay giả ?
Ông Phan nhíu mày :
- Mẹ, ai đã loan tin này ra quệ Con không hề làm điều chi sai trái. Xong bà ta, người đàn bà con yêu thương để đưa về thay mẹ Nghi Miên, săn sóc cho hai đứa nhỏ. Bà ta đã rắp tâm hảm hại cha con của con, đánh thằng Minh mang sẹo khắp người.
Bà Dinh kinh hoàng :
- Nó dám làm chuyện đó ư ? Tại sao con không đưa nó ra pháp luật luận tội. Trời ơi, tội cho cháu tôi quá.
Ông Phan chậm rãi lấy cuốn băng vô máy. Cuốn băng ông buộc bà Huệ phải nói ra thủ đoạn mất tính người của mình để ông có căn cứ nói chuyện với con gái mình sau này. Bà Dinh run lên trong sự phẫn nộ tột cùng.
- Khốn nạn ! Trên đời này sao lại có loại đàn bà ác độc như thế chứ. Con ly dị với nó có phải chia tài sản không ?
Ông Phan trầm đục :
- Bà ta suýt hại con vào tù vì muốn chiếm đoạt toàn bộ tài sản của con nên đã xui chú Nghĩa ăn cắp vật tư đem bán. May mà người ta cho con đập đi làm lại. Con mất cả chục tỉ đó mẹ. Con không cần gì số tiền phù du ấy. Điều khiến con day dứt là phải tìm ra chị em Miên. Con nợ chị em nó quá nhiều mẹ ạ.
Bà Dinh thẩn thờ :
- Trời đất bao la, bóng người tăm cá. Trừ khi tụi nhỏ tự quay về chứ ta làm sao tìm, khi chị em nó cố tình trốn tránh. Cuộc đời này. Không tiền chỉ có nước đi ở đợ hay bán cà phê ôm, con Miên nhỏ quá, nuôi thế nào được Quốc Minh. Thật đau đớn khi cha của ăn không hết, còn con cái đói khát, cực nhục, vất vương Phan à. Hay con cứ nhờ đài truyền hình nhắn tin coi thử, con ghi tên mẹ ấy. Khi nào chưa tìm ra được chị em nó, mẹ nhất định không về quê.
Ông Phan nhẹ giọng :
- Vâng, con sẽ làm theo lời mẹ, mong sao hai cháu thương nội, mà về. Bây giờ mẹ lên phòng ngủ cho khỏe.
Bà Dinh nhìn con trai :
- Con gầy quá. Đừng uống rượu nha con, rượu không giúp con vơi bớt nỗi buồn, nó chỉ giết lần mòn đời con thôi. Từ mai, mẹ sẽ đi chợ nấu cơm cho con ăn.
Ông Phan cười giượng :
- Dạo này con tạm nghĩ làm nên mẹ để con lo cho mẹ. Cũng nhờ tin đồng thất đức, mẹ mới vô với con. Để con đưa mẹ lên phòng.
Ngay buổi chiều hôm đó, ông Phan nghe theo lời mẹ, đã đến đài truyền hình thành phố nhờ nhắn tin tìm con, trên các kênh và đài truyền hình tĩnh. Buổi tối, Giang Nam ghé thăm ông Phan. Thấy anh, ông Phan vui lên đôi chút :
- Cháu đã khởi công chưa Nam ?
Giang Nam cười cười :
- Ba mẹ cháu đi coi ngày, nói hai mươi tháng này mới hạ móng được bác ạ. Còn bốn ngày nữa, cháu ghé bác tính mời bác hôm đó xuống dự lễ đào móng với cháu. Dù sao, có bác cháu vẫn yên tâm hơn.
Ông Phan cười nhẹ :
- Chỉ là đào móng thôi, cậu Biên đủ khả năng thi công mà, nhà cao ốc, cháu đừng lo lắng quá. Bác không giới thiệu người không có khả năng cho cháu đâu. Bà nội Nghi Miên vừa mới ngoài Bắc vào nên bác cũng không đi xa được.
Bà Dinh chẫm rãi :
- Bố cái Miên cứ lo cho công việc của mình đi. Mẹ Ở nhà sẳn đồ ăn trong tủ lạnh, con đừng lo lắng quá. Thế cháu đây định xây nhà ở tận đâu ?
Giang Nam lễ phép :
- Con chào nội, cho phép con được gọi bà như thế. Vì con là bạn của Nghi Miên. Con thành lập công ty sản xuất chế biến thức ăn gia súc bên Đồng Nai bà ạ. Bà vô đây được lâu không ?
Bà Dinh cười hiền :
- Ờ, con gọi sao cũng được, con lớn tuổi hơn cháu gái bà, sao làm bạn nó được, cháu phải nói thiệt cho bà nghe.
Ông Phan hắng giọng :
- Kìa mẹ !
Giang Nam điềm tĩnh :
- Cháu không phiền đâu bác. Nội hỏi thì con xin thưa, con có ý định đặt vấn đề hôn nhân với Nghi Miên.
Bà Dinh xúc động :
- Thật phước đức cho cháu gái ta, đã chọn một người đàn ông có tư cách như cháu. Nhưng hiện tại chị em nó ở đâu, chúng ta đều không biết. Cháu đừng vì một lời hứa mà chịu sự thiệt thòi.
Giang Nam cười nhẹ :
- Cháu đã hứa, nếu không tìm được Nghi Miên, cháu sẽ không yêu ai lấy ai, trong thời gian ba năm. Cháu nhất định phải tìm được cô bé về cho nội.
Ông Phan chợt hỏi :
- Nhã Phượng dạo này chắc bận học hả Nam ? Lâu ghê bác không thấy nó ?
Giang Nam chưa kịp trả lời. Bà Dinh đã hỏi tới :
- Nhã Phượng là ai vậy ?
Giang Nam tươi cười :
- Là bạn thân nhất của Nghi Miên và Phượng là cháu của con nội ạ.
Bà Dinh cười xòa :
- Vậy mà, nội cứ tưởng...
- Mẹ lại tưởng cháu Nam yêu lằng nhằng à ? Nó là đứa cháu rễ tốt nhất của nội đó - Ông Phan cười cười.
Bà Dinh thở ra :
- Muốn có cháu rễ phải tìm được cháu gái đã. Thôi thì tất cả mẹ trông ở con và cháu Nam đây. Cố gắng tìm con Miên về cho mẹ.
Một cơn gió đem hơi nước ùa vào căn phòng ấm áp. Những hạt mưa lác đác rơi trên mái tôn, xói vào lòng những người lớn một nỗi buồn mêng mang. Nghi Miên ơi ! Giờ này em đang ở đâu ? Giang Nam gọi thầm tên Miên trong khắc khoải !