Chương 2
Tác giả: Victor Hugo
Từ năm năm nay Marius sống trong cảnh nghèo khổ, cùng quẫn, thậm chí cảnh đơn chiếc tuyệt vọng, nhưng giờ đây chàng mới thấy mình chưa hề hiểu thế nào là cơ cực bần hàn thực sự.
Cảnh cơ cực bần hàn thực sự chàng vừa mới nhìn thấy xong. Nó là cái hồn ma vừa đi qua dưới mắt chàng. Thực tình, ai mới chỉ thấy cái khốn khổ của người đàn ông, người ấy chưa nhìn thấy gì hết, mà phải thấy cái khốn khổ của người đàn bà; ai mới chỉ thấy cái khốn khổ của người đàn bà cũng chưa nhìn thấy gì hết, mà phải thấy cái khốn khổ của đứa trẻ.
Cô gái vừa rồi đối với Marius là một loại hồn ma từ bóng tối đưa về.
Cô phát hiện cho chàng tất cả cái mặt ghê tởm của ban đêm. Chàng hầu như tự trách mình cứ bận mơ mộng với yêu đương chẳng để mắt gì.đến những người hàng xóm bên cạnh. Trả tiền nhà là một hành động máy móc ai cũng có thể làm được, nhưng chàng, Marius, lẽ ra chàng phải làm hơn thế. Chứ sao! Chỉ có mỗi một bức tường ngăn chàng với những con người bị bỏ rơi đó, họ sống quờ quạng trong đêm đen bên những người còn sống. Chàng đi sát ngay cạnh họ, chàng, chính chàng, như một thứ mắt xích cuối cùng nối họ với giống người, thế mà chàng chẳng chú ý một mảy may! Gần như vô thức, Marius xem xét bức vách ngăn cách họ với chàng. Bỗng chàng đứng dậy, chàng vừa nhận thấy ở phía trên gần trần nhà có một lỗ hổng hình tam giác do kẽ hở giữa ba miếng la-ti. Mảng lở thạch cao vốn che kín lỗ hổng này đã long ra rơi xuống, nếu trèo lên tủ com-mốt người ta có thể nhìn sang căn buồng áp mái của gia đình nhà Jondrette. Lòng trắc ẩn đã và phải cho người ta được quyền tò mò. Chàng được phép nhìn vào nỗi bất hạnh phản trắc để mà cứu giúp nó.
- Xem thử những người này là ai, sống ra sao. - Marius nghĩ.
Chàng trèo lên tủ com-mốt, ghé mắt vào kẽ hở, nhìn sang.
Những gì chàng trông thấy là một căn phòng ổ chuột.
Marius nghèo, căn buồng của chàng thật bần cùng, nhưng cái nghèo của chàng là cao thượng, cái tầng nóc này của chàng rất sạch sẽ. Còn cái ổ chuột mà chàng trông thấy lúc này mới bần tiện, bẩn thỉu, hôi hám, ô nhiễm, tối tăm và thảm hại làm sao.
Một điều làm cho căn buồng áp mái này thêm kinh khủng, đó là nó rộng. Vì rộng nên có những chỗ lồi ra, thụt vào, những lỗ sâu hoắm đen ngòm, những chỗ khấp khểnh dưới mái, những vũng lõm, những mỏm nhô. Từ đó thấy được những xó nhà kinh hãi, ở đó có thể tồn tại những con nhện to bằng nắm tay đang thu mình, những con mọt to bằng bàn chân và biết đâu cả những con người quái dị nữa.
Một cái giường tồi tàn kê cạnh cửa ra vào, một cái giường cũ nát nữa kê bên cửa sổ. Hai đầu giường chạm vào lò sưởi ở ngay chỗ Marius trông sang.
Ngồi bên chiếc bàn mà trên đó có một cái bút, giấy và mực, là một người đàn ông khoảng sáu mươi tuổi, gầy còm bé nhỏ, mặt tái mét, dữ.dằn, trông xảo quyệt, tàn nhẫn, lo âu. Thật đúng là một tên vô lại gớm guốc.
Người đàn ông này có một chòm râu hoa râu, mặc chiếc áo sơ mi đàn bà để lộ ra bộ ngực lông lá và hai cánh tay trần đầy lông đã bạc. Bên dưới chiếc sơ mi là một cái quần vấy bùn và một đôi ủng lòi cả ngón chân ra.
Miệng hắn ngậm tẩu, và hắn đang hút thuốc.
Trong gian phòng ổ chuột không còn bánh mì nhưng thuốc lá vẫn còn.
Có thể hắn đang viết vài lá thư giống kiểu mà Marius đã đọc.
Vừa viết hắn vừa gióng to lên Marius cũng nghe thấy: - Hừ! Đến chết cũng không có bình đẳng.
Xem như nghĩa địa Père-Lachaise! Người quyền cao chức trọng, kẻ giàu có thì được chôn ở chỗ cao, lối đi có hàng cây keo, có vỉa hè, ô tô đi vào cũng được. Còn người hèn hạ, kẻ nghèo khổ ấy à, thì chôn ở chỗ thấp, bùn ngập đến đầu gối, trong những cái lỗ ẩm sì sì, người ta cho họ vào đấy cho nó chóng rữa ra mà lại! Muốn vào thăm mộ phải lội mới vào được.
Đến đây hắn ta dừng lại, đấm một quả đấm xuống bàn, vừa nghiến răng vừa nói thêm: - ôi! Tao là tao ăn thịt hết tất cả mọi người cho mà xem! Một người đàn bà to lớn độ bốn mươi tuổi hay là một trăm tuổi cũng không biết nữa, đang ngồi xổm cạnh lò sưởi trên đôi gót chân trần.
Mụ cũng mặc một chiếc áo sơ mi và một chiếc váy dệt kim vá những mụn khăn trải giường cũ. Chiếc tạp dề vải thô che một phần chiếc váy.
Mặc dầu mụ gập người và thu mình lại người ta vẫn thấy mụ là người cao lớn, so với chồng thì mụ chẳng khác gì người khổng lồ.
Bộ tóc vàng đỏ hoe đã đốm bạc của mụ trông phát khiếp lên được, thỉnh thoảng mụ lại lấy tay cào nó lên, hai bàn tay to tướng bóng mỡ của mụ có những móng tay tẹt dí.
Trên một chiếc giường có đứa con gái lêu nghêu đang ngồi, gần như ở trần, hai chân đung đưa, vẻ như chẳng nghe thấy gì, chẳng nhìn thấy gì, chẳng còn hồn người. Có lẽ đó là con em, em gái con bé vừa sang bên chàng.
Con bé khoảng mười mười hai tuổi, nhìn kỹ thì phải đến mười bốn. Trong một lúc Marius nhìn kỹ cái nội thất thê thảm này, nó còn đáng sợ hơn bên trong một nhà mồ, vì ở đây người.ta vẫn cảm thấy lay động tâm hồn con người và thoi thóp cuộc sống.
Ngực chàng tức thở, chàng chuẩn bị leo xuống khỏi cái nơi mà chàng ứng biến dùng làm đài quan sát thì có tiếng động làm chàng chú ý lắng nghe. Cửa căn buồng áp mái đột ngột mở.
Cô con gái lớn hiện ra trên ngưỡng cửa. Chân cô ta đi một đôi giày đàn ông to tướng lấm tấm bùn, bùn bắn lên tận hai mắt cá đỏ ửng của cô.
Người cô khoác một chiếc áo choàng không tay rách bươm mà một giờ trước đây Marius không nhìn thấy, có lẽ cô đã để lại ngoài cửa nhằm gợi thêm lòng thương của chàng, khi đi ra mới lại khoác vào lại.
Cô ta bước vào, đóng cửa lại sau lưng rồi dừng lại thở. Cô ta thở hổn hà hổn hển, rồi reo lên vui vẻ và thắng lợi: - ông ấy đến bây giờ đấy! Người cha nhìn lại, người mẹ quay đầu lại, riêng cô em không động đậy.
- Ai mới được chứ - Người cha hỏi.
- ông ấy ấy.
- Người Yêu Người ấy hả? - Phải.
- ở nhà thờ Saint - Jacques ấy hả? - Phải.
- ông già ấy hả? - Phải.
- Và ông ta sắp đến đây hả? - ông ấy đang đi theo con.
- Mày có chắc không? - Chắc.
- Thật hả, ông ta đến hả? - ông ấy đi xe ngựa đến.
- Đi xe ngựa! Ra khổ Rothschild à? Người cha đứng lên.
- Làm sao mày dám chắc? Nếu ông ấy đến bằng xe ngựa thì làm sao mày về trước ông ấy được? ít nhất mày cũng cho ông ấy địa chỉ chứ? Mày có bảo ông ấy cánh cửa cuối cùng ở cuối hành lang, bên phải không? Mong sao ông ấy không nhầm! Mày tìm được ông ấy ở nhà thờ à? Thế ông ấy có đọc thư của tao không? ông ấy nói với mày thế nào? - Tra la la! - Cô con gái kêu lên. - Bố làm gì mà vội thế? Thế này nhé, con vào trong nhà thờ, ông ấy vẫn ở chỗ mọi khi, con cúi chào rất cung kính rồi đưa ông lá thư, đọc xong ông ấy bảo: - Con ơi, con ở đâu? - Con nói: - Để con đưa ông đi. ông ấy nói: - Không, cứ đưa ông địa chỉ. Con gái ông còn cần đi mua bán, ông sẽ đi xe và sẽ đến nhà con đồng thời với con. -Con đưa ông ấy địa chỉ. Khi con bảo ông ấy nơi nhà mình ở ông ấy có vẻ ngạc nhiên và hơi ngần ngừ, sau ông ấy bảo con: - Thôi cũng không sao, ông sẽ đến. - Lễ sáng kết thúc, con thấy ông ấy đi ra cùng con gái. Con nhìn thấy ông ấy lên xe ngựa. Con có bảo kỹ ông ấy là cánh cửa ở cuối hành lang, bên phải.
- Thế ai bảo mày là ông ấy sắp đến? - Con vừa thấy chiếc xe ngựa tới phố Petit-Banquier.
Thế cho nên con mới chạy đấy chứ.
- Sao mày biết vẫn là chiếc xe ngựa ấy? - Con đã chú ý số xe rồi! - Số bao nhiêu? - 440.
- Khá lắm, mày nhanh trí lắm.
Cô gái mạnh dạn nhìn cha và chỉ vào đôi giày dưới chân: - Nhanh trí thì cũng có thể đấy, nhưng tôi nói là tôi không bao giờ đi đôi giày này nữa, tôi không muốn nữa, trước hết vì lý do sức khỏe sau vì sạch sẽ. Không còn gì khó chịu hơn hai cái gót giày cứ rỉ nước ra và suốt dọc đường cứ kêu lên ghi, ghi, ghi. Thà tôi đi chân không còn hơn.
- Mày nói đúng đấy. - Người cha trả lời giọng dịu dàng ngược hẳn với thái độ thô lỗ của cô con gái. - Nhưng nếu không đi giày ai cho mày vào trong nhà thờ? Người nghèo cũng phải có giày. Không ai đi chân không vào với Đức Chúa Trời. - Hắn ta chua chát nói thêm.
Rồi trở lại đề tài đang làm hắn bận tâm: - Mày chắc chắn là ông ta sẽ đến chứ? - ông ấy theo ngay sau con đây này. - Cô gái đáp.
Người đàn ông đứng ngay dậy.
Mặt hắn có vẻ gì sáng rực lên.
- Bà nhà nó! - Hắn kêu. - Có nghe thấy không? Người Yêu Người đến đấy. Dập lửa đi.
Người mẹ ngạc nhiên vẫn ngồi im.
Người bố, với cái nhanh nhẹn của những kẻ chuyên làm trò ngoài chợ, cầm ngay lấy cái bình.nước mẻ để trên lò sưởi, giội nước lên mấy mẩu củi cháy dở.
Rồi bảo đứa con gái lớn: - Chọc rách cái ghế ra! Con bé không hiểu gì cả.
Hắn nắm lấy cái ghế và thúc ngay gót chân vào đấy, thế là làm thành một cái ghế rách. Bàn chân hắn thọc qua mặt ghế.
Vừa rút chân lại hắn vừa hỏi con gái: - Bên ngoài có lạnh lắm không? - Lạnh lắm. Tuyết đang rơi.
Người cha quay về đứa con gái út đang ngồi trên chiếc giường nát gần cửa sổ gào lên với một giọng như sấm dậy: - Nhanh lên! Ngồi xuống dưới gầm giường kia! Đồ chảy thây! Chẳng bao giờ thấy mày làm cái gì cả! Đập vỡ một ô cửa kính ra! Đứa con gái lao xuống chân giường, run lên cầm cập.
- Đập ô cửa kính ra! - Hắn nhắc lại.
Con bé sững sờ.
- Mày có nghe thấy không? - Người cha nhắc lại. - Tao bảo mày đập một ô cửa kính ra cơ mà! Con bé vâng lời nhưng quá sợ hãi, rón rén trên đầu ngón chân ra đấm vào một ô kính. Kính vỡ, rơi loang xoảng.
- Được rồi! - Người cha nói.
Trông hắn trang trọng, dứt khoát. Mắt hắn đảo một lượt thật nhanh khắp các xó xỉnh của căn buồng.
Có thể nói một đại tướng đang thực hiện những chuẩn bị cuối cùng trước trận đánh.
Người mẹ, từ nãy đến giờ chưa hề nói với hắn câu nào, đứng lên và hỏi với một giọng chậm rãi như nghẹt lại mà mỗi câu nói thốt ra hầu như đông đặc lại ngay: - ông nhà nó thân yêu, ông định làm cái gì đây? - Vào giường. - Người đàn ông trả lời.
Giọng nói không cho phép người ta được bàn cãi.
Người mẹ vâng lời, nặng nề buông mình xuống một trong hai chiếc giường.
Tuy nhiên có tiếng thổn thức trong một góc nhà.
- Cái gì thế? - Người cha kêu lên..Đứa con gái út, không ra khỏi bóng tối nơi nó ngồi thu mình, giơ ra nắm tay đầy máu. Khi đập vỡ ô cửa kính nó đã bị thương. Nó đi về phía giường mẹ nó vừa đi vừa khóc thút thít.
Đến lượt người mẹ ngồi dậy kêu lên: - ông xem kìa, xem ông đang làm những trò ngu xuẩn gì kìa! Để đập vỡ ô kính cho ông nó bị đứt tay rồi kìa! - Càng tốt! - Người đàn ông nói. - Tôi cũng đã lường trước rồi.
- Tại sao? Sao lại càng tốt? - Người vợ nói.
- Im cả đi! - Người cha đáp. - Tôi không cho tự do báo chí ở đây đâu đấy.
Rồi hắn xé luôn chiếc áo vá mụ vợ đang mặc lấy một mảnh vải nhanh nhẹn bọc nắm tay con bé lại.
Làm xong hắn nhìn xuống chiếc áo rách, rất hài lòng.
- Cả cái áo sơ mi nữa. - Hắn nói. - Tất cả đều đúng vẻ.
Một làn gió lạnh thổi qua ô kính vỡ vào trong phòng. Sương mù bên ngoài tràn vào theo, lan tỏa khắp phòng như bông trắng được gỡ tơi ra một cách mờ ảo bởi những ngón tay vô hình.
Qua ô kính vỡ người ta trông thấy tuyết đang rơi.
Người cha đưa mắt một vòng quanh mình xem có còn quên gì nữa không. Hắn lấy một cái xẻng cũ xúc tro phủ lên mấy mẩu gỗ đang cháy dở đã bị giội nước để hoàn toàn che lấp chúng đi.
Rồi đứng lên, tựa mình vào lò sưởi: - Nào bây giờ, - Hắn nói. - chúng ta có thể tiếp đón Người yêu Người.
Có tiếng gõ nhẹ vào cánh cửa. Người đàn ông vội chạy ra mở cửa, cúi chào thật thấp vừa mỉm cười vẻ sùng bái vừa kêu lên: - Mời vào, thưa ông! ông hạ cố vào cho, nhà từ thiện đáng kính, cả tiểu thư dễ thương đây nữa! Một ông đã có tuổi cùng một cô thiếu nữ hiện ra trên ngưỡng cửa căn phòng áp mái.
Marius không rời khỏi chỗ đứng. Điều chàng cảm thấy trong lúc này dùng ngôn ngữ con người e không thể hiện nổi.
Đó là Nàng..Là con người dịu dàng bấy lâu vắng bóng, là vì tinh tú tỏa sáng sáu tháng trời nay, đôi mắt ấy, vầng trán ấy, cái miệng ấy, khuôn mặt tao nhã ấy bấy lâu biến đi để lại cho chàng cõi đêm đen. ảo mộng lu mờ, nay lại xuất hiện! Nàng lại xuất hiện trong cái bóng tối này, nơi gian phòng áp mái này, trong cái xó nhà lụp xụp dị dạng này, trong cái cảnh ghê rợn này! Lúc nào nàng cũng có ông Leblanc đi cùng.
Nàng bước vài bước vào phòng tới đặt trên bàn một gói lớn.
Cô Jondrette lớn ẩn sau cánh cửa, đôi mắt buồn bã ngắm chiếc mũ nhung, chiếc áo khoác lụa và khuôn mặt khả ái tràn hạnh phúc của cô thiếu nữ.
Cái ổ chuột này tối quá, nó làm cho những người mới từ ngoài bước vào cảm thấy như vào một cái hang.
Vì vậy những người mới đến dò dẫm tiến bước, chỉ phân biệt được một cách mơ hồ các hình thù quanh mình, trong khi người ta nhìn thấy họ, quan sát họ rất rõ ràng, bởi vì những người ở trong căn buồng áp mái này đã quá quen với bóng hoàng hôn.
ông Leblanc lại gần, ánh mắt dịu dàng và buồn, nói với ông bố Jondrette: - Thưa ông, trong gói này có những quần áo còn mới, tất len, chăn len.
- Thưa nhà từ thiện thiên thần, ông cho nhiều quá. - Jondrette vừa nói vừa cúi chào sát đất.
Rồi ghé vào tai đứa con gái lớn trong lúc các vị khách mải ngắm cái nội thất thảm hại, hắn nói thêm rất nhanh: - Hừ, tao đã bảo mà! Quần áo cũ! Không phải tiền! Bọn chúng cùng một giuộc cả! Tiện đây tao hỏi trong thư tao viết cho cái lão bất tài này tao ký tên gì nhỉ? - Fabantou. - Đứa con gái đáp.
May thay cho Jondrette, vừa vặn lúc này ông Leblanc quay lại và nói với giọng của một người không nhớ tên: - Hoàn cảnh ông thật đáng phàn nàn quá, ông...
- Fabantou ạ, - ông Leblanc nhanh nhẹn trả lời. - nghệ sĩ kịch dra-ma, thưa ông, và đã từng thành công. Ngày xưa hạnh vận đã từng đến với.tôi, nhưng hỡi ôi, giờ đây hết cơn thái lai đến lúc bĩ vận rồi. Thưa nhà từ thiện, không bánh ăn, không lửa sưởi! Các con tôi không lửa sưởi.
Có mỗi một cái ghế thì ghế rách! Một ô cửa kính lại vỡ nữa, trong lúc thời tiết như thế này! Vợ tôi, ốm liệt giường liệt chiếu! - Tội nghiệp bà nhà! - ông Leblanc nói.
- Con tôi thì bị thương! - Jondrette thêm.
Đứa trẻ, lãng đi vì những người mới đến, bắt đầu ngắm "cô tiểu thư" quên cả khóc.
- Khóc lên, khóc rống lên đi chứ! - Jondrette khẽ bảo.
Đồng thời hắn bấu vào bàn tay bị thương của con bé. Hắn làm tất cả những việc đó với tài năng của một tay làm trò ảo thuật.
Con bé khóc tướng lên.
Cô thiếu nữ dễ thương vội đến gần: - Em đáng yêu tội nghiệp! - Nàng nói.
- Đấy cô xem, thưa tiểu thư dễ thương, -Jondrette nói tiếp. - nắm tay cháu chảy máu đầm đìa! Cháu bị thương trong khi làm việc dưới một cái máy để mỗi ngày kiếm sáu xu. Có lẽ sẽ phải cưa tay.
- Thế ạ? - ông già hoảng sợ.
Con bé tưởng thật lại càng khóc thảm thiết.
- Hỡi ôi! Vâng! Thưa nhà từ thiện, thế đấy ạ. - Người cha trả lời.
Mấy lúc về sau này Jondrette ngắm "Người Yêu Người" với vẻ kỳ lạ. Hắn vừa nói vừa quan sát kỹ ông già, như cố nhớ lại những kỷ niệm cũ. Bỗng nhiên, nhân lúc hai người mới tới chăm chú hỏi han con bé con về bàn tay bị thương, hắn tới gần vợ đang nằm ở giường với vẻ ủ rũ và ngây ngô, nói rất nhanh và rất khẽ: - Nhìn kỹ lão già! Rồi quay về phía ông Leblanc, hắn tiếp tục than vãn: - Và thưa ông đáng kính! ông có biết ngày mai thì sao không? Ngày mai là ngày mồng 4 tháng hai, ngày định mệnh, ngày mà chủ nhà ra hạn cho chúng tôi, nếu như tối nay không trả tiền nhà thì ngày mai con gái lớn tôi, tôi và bà vợ tôi đang sốt, con gái bé tôi bị thương, cả bốn chúng tôi sẽ bị đuổi khỏi đây, sẽ bị vứt ra đường, ra đại lộ, không nhà không cửa, dưới mưa dưới tuyết. Đó, thưa ông. Một năm trời, bốn quý tiền nhà chưa trả! Có nghĩa là sáu mươi frăng. Jondrette nói láo.
ông Leblanc rút năm frăng trong túi ra ném lên bàn. Jondrette kịp làu bàu vào tai con gái lớn: - Đồ vô lại! Tao làm gì với năm frăng của lão mới được chứ? Chưa đủ trả tiền cái ghế với ô kính! Mày tính thử phí tổn xem! Trong khi đó ông Leblanc cởi chiếc áo rơ-đanh- gốt to màu nâu mặc ngoài chiếc rơ-đanh-gốt xanh ra, vứt vào lưng ghế.
- ông Fabantou, - ông nói. - lúc này tôi chỉ có năm frăng trong người, nhưng tôi đưa con gái về nhà đến tối tôi lại đến, ông vừa nói tối nay đến hạn trả tiền nhà phải không ạ?...
Mặt Jondrette sáng lên một vẻ rất lạ. Hắn nhanh nhẹn đáp: - Đúng, thưa ông kính mến. Tám giờ tối tôi phải có mặt ở nhà chủ nhà.
- Tôi sẽ đến đây lúc 6 giờ và sẽ mang cho ông sáu mươi frăng ông cần.
- Nhà từ thiện của tôi! - Jondrette say sưa kêu lên.
Và hắn nói thêm thật khẽ: - Nhìn kỹ hắn, bà nhà nó! ông Leblanc nắm cánh tay con gái quay ra cửa.
- Đến tối, các bạn nhé! - ông nói.
Lúc đó cô con gái lớn Jondrette nhìn thấy chiếc áo khoác vắt ở lưng ghế.
- Thưa ông, - Cô nói. - ông bỏ quên áo rơ-đanh-gốt.
Jondrette liếc về phía con gái một cái nhìn choáng người kèm theo một cái nhún vai kinh khủng.
ông Leblanc quay lại mỉm cười.
- Tôi không quên đâu. Tôi để lại đấy.
- ôi, người che chở của tôi, nhà từ thiện tôn nghiêm của tôi. - Jondrette nói. - Tôi phát khóc lên được! Xin ông cho phép tôi được đưa ông xuống xe.
Và cả ba người đi ra. Jondrette đi trước hai người lạ.
Marius muốn đi theo ông Leblanc và con gái mà không được. Chàng hỏi một trong hai cô Jon-drette nhờ cung cấp địa chỉ ông khách cho chàng.
Cô gái nhận lời nhưng muốn biết làm việc đó thì sẽ nhận được gì. "Tất cả những gì em muốn", Marius trả lời. Khi chỉ còn lại có một mình,.chàng nghe thấy Jondrette nói bằng một giọng khiến chàng quan tâm đặc biệt: - Tôi đã bảo bà là tôi chắc chắn biết lão này mà.
Hắn biết ông Leblanc là ai ư? Chàng lại leo lên nhìn qua chiếc cửa sổ con trên bức vách và nhờ đó biết được Jondrette đã thông báo cho bọn cướp, hắn đã chuẩn bị một cuộc mai phục cho ông Leblanc sa bẫy khi đến đây vào lúc sáu giờ. Marius sợ quá chạy đi báo cảnh sát. Một thanh tra cảnh sát nhận lời khai báo của chàng, đưa chàng hai khẩu súng lục và nói thêm: - Từ nay đến lúc đó nếu cần gì ông cứ đến đây hoặc cho người đến. ông cứ hỏi thanh tra Javert.
Về đến nhà Marius thấy bốn bóng đàn ông trong một gian phòng sát cạnh phòng Jondrette.
Đó là bọn vô lại trong băng nhóm Patron-Minette khét tiếng, tập trung toàn bọn du côn, đang chờ ông Leblanc. Về phần Jondrette hắn chạy đi mượn một cái kéo lớn có cán gỗ trắng không dẫn nhiệt.
Marius cho rằng đã đến lúc lên đài quan sát.
Chỉ trong nháy mắt cái trẻ trung mềm dẻo của tuổi chàng đã đưa chàng lên đứng cạnh cái lỗ ở bức vách.
Chàng nhìn sang.
Sào huyệt Jondrette được lựa chọn thật tuyệt vời làm nơi diễn ra bạo lực đen tối đang nhuốm một màu tội ác. Căn phòng này là nơi sâu nhất của ngôi nhà mà ngôi nhà lại cô lập nhất trong đại lộ vắng vẻ nhất Paris. Không có cuộc mai phục thì người ta cũng gần như tạo ra nó cho cuộc mai phục.
Cả chiều rộng của ngôi nhà và một loạt những căn phòng không người ở đã ngăn cách căn phòng này với đại lộ bên ngoài. Cửa sổ duy nhất thì trông xuống bãi đất bỏ hoang có tường và hàng rào bao bọc.
Jondrette đốt tẩu ngồi hút thuốc trên chiếc ghế rách.
Vợ hắn thì thào gì đó với hắn.
Bỗng nhiên Jondrette nói to lên: - à, tao mới nghĩ ra. Thời tiết như thế này lão ta sẽ đến bằng xe ngựa. Thắp đèn lên cầm xuống dưới nhà. Mẹ mày đứng dưới đó sau cánh cửa ấy. Khi nghe tiếng xe dừng thì mở ngay cửa.cho lão ta lên, mẹ mày soi đèn cho lão trên cầu thang và trong hành lang, lão mà vào một cái là mẹ mày chạy ngay xuống trả tiền cho xe đi.
Và hắn nói thêm: - Hiểu chưa? Phải có hai cái ghế nữa.
Marius lạnh buốt sống lưng khi nghe tiếng mụ Jondrette thản nhiên phán: - Chính thế! Để tôi sang buồng bên cạnh tìm cho ông.
Mụ mở cửa rất nhanh đi ra ngoài hành lang.
Quả, Marius không có thời gian để leo xuống khỏi tủ com-mốt.
Jondrette kêu: - Cầm đèn này! - Thôi, - Mụ đáp. - vướng. Tôi còn phải cầm hai cái ghế. Có ánh trăng rồi.
Marius nghe thấy bàn tay nặng nề của mụ Jondrette quờ quạng chiếc chìa khóa của chàng trong bóng tối. Cửa mở ra. Chàng đứng như trời trồng vừa sợ vừa ngạc nhiên.
Mụ Jondrette vào.
Chiếc cửa sổ con của căn phòng áp mái để lọt một tia ánh trăng chiếu vào giữa hai vạt tường nơi Marius dựa vào để ẩn.
Mụ Jondrette đưa mắt lên, không nhìn thấy Marius. Mụ lấy đi hai chiếc ghế duy nhất chàng có trong phòng rồi đi ra, đóng cửa ra vào đánh sầm một cái sau lưng.
Mụ vào lại căn phòng lụp xụp nhà mụ.
- Đây hai cái ghế đây.
- Còn đây là đèn. - Tay chồng nói. - Xuống đi, mau lên.
Mụ vội vàng vâng lời, còn lại một mình Jon-drette.
Hắn bày hai chiếc ghế hai bên bàn, lật chiếc kéo trong bếp lò đang cháy rực để trước lò sưởi, đặt một cái bình phong che khuất cái bếp lò rồi đi tới góc nhà nơi có một đống dây thừng, cúi xuống xem xét cái gì đó.
Jondrette để tắt tẩu thuốc, dấu hiệu nghiêm trọng tỏ ra hắn rất bận rộn. Hắn lại ngồi vào chỗ cũ. ánh nến hằn rõ những góc cạnh dữ dằn và khôn ngoan trên mặt hắn. Hắn cau mày, thỉnh thoảng bàn tay phải lại đột ngột mở ra như trả lời cho những lời khuyên bảo cuối cùng của bản độc thoại tăm tối đang diễn ra trong con người hắn. Một lần hắn vừa làm động tác tự trả lời đen tối đó vừa mở ngăn kéo bàn lấy ra một con dao.làm bếp giấu ở đó và thử lưỡi dao trên móng tay mình. Rồi lại cất vào ngăn kéo, đóng lại.
Về phần chàng, Marius, chàng rút khẩu súng lục trong túi quần bên phải ra và nạp sẵn đạn.
Marius cầm lăm lăm khẩu súng trong tay.