Chương 1
Tác giả: Victor Hugo
Trên một lối đi của vườn Luxembourg, một người đàn ông đã già cùng một cô thiếu nữ đang đi dạo như thường ngày. Người đàn ông tóc bạc trắng, trạc sáu mươi tuổi. ông có vẻ buồn và nghiêm nghị, người vạm vỡ và dáng mệt mỏi như các quân nhân về hưu. Trông ông có vẻ tốt bụng, nhưng khó gần.
Jean Valjean - bởi vì đó chính là ông ta -mặc một chiếc quần màu xanh, một áo rơ-đanh-gốt cùng màu, đội một chiếc mũ rộng vành. Chiếc cà-vạt đen nổi bật trên chiếc áo sơ mi bằng vải toan thô màu trắng.
Cô thiếu nữ đi cùng với ông chẳng phải ai khác chính là Cosette. Nàng có thái độ vừa già vừa trẻ con của các học sinh nội trú trong ký túc xá bà xơ. Hai người có vẻ như cha và con.
Một chàng thanh niên tầm vóc trung bình, tóc đen dày, trán cao thông minh, vẻ hăng say và hơi kiêu kỳ, cũng có thói quen đi dạo trên lối đi ấy. Chàng tên là Marius de Pontmercy. Lúc nào chàng cũng thấy họ ở đấy. Trong hai ba ngày liền, Marius để ý tìm hiểu người đàn ông có tuổi nhưng chưa phải là một ông già và cô thiếu nữ chưa có vẻ một cô gái trưởng thành ấy.
Jean Valjean và Cosette làm như không nhìn thấy chàng, họ trò chuyện với nhau với vẻ bình thản và lãnh đạm. Cô gái thì vui vẻ ríu rít không ngừng. Người đàn ông thì ít nói, thỉnh thoảng lại nhìn cô gái với đôi mắt chứa chan tình phụ tử khó nói nên lời.
Ngạc nhiên vì bộ tóc trắng của người đàn ông, Marius đặt tên cho ông ta là Leblanc, tên này hợp quá đến nỗi mặc dầu không ai biết họ, người ta đều nói: - A! ông Leblanc đã đến ghế mình ngồi rồi kìa! Suốt trong một năm đầu tiên ngày nào Marius cũng trông thấy họ như vậy vào cùng một giờ ấy. Chàng thấy người đàn ông thì còn được chứ cô gái thì hơi có vẻ cau có..Sang năm thứ hai, ông ta không có thói quen đến vườn Luxembourg nữa. Marius chẳng hiểu tại sao. Cuối cùng một hôm ông ta trở lại. Đó là một sáng mùa hè trong trẻo, Marius vui lắm.
Chàng đi thẳng tới lối đi của mình và nhìn thấy hai người quen biết vẫn ngồi trên chiếc ghế ấy.
Khi lại gần, chàng nhận ra vẫn là người đàn ông cũ nhưng cô gái thì hình như không phải. Lúc này chàng nhìn thấy là một cô gái đẹp, cao ráo, có bộ tóc tuyệt vời với đôi má ửng hồng và cái miệng thanh tú thoát ra một tiếng cườn giòn giã.
Một bức chân dung thực sự của Raphael. Khi Marius đi qua bên cô, chàng trông thấy hai hàng mi dài buông trên đôi mắt nhìn xuống.
ông Leblanc để ý thủ đoạn của chàng trai trẻ và có vẻ khá tức giận. ông muốn bảo vệ Cosette...
Marius quyết định đi theo họ. Hai người ở phố Phía Tây, trong một ngôi nhà mới ba tầng, bên ngoài trông nhũn nhặn. Vừa thấy họ khuất sau chiếc cổng xe, Marius bèn đi vào hỏi người gác cổng: - Thưa, có phải ông ở tầng một vừa mới đi vào không ạ? - Không. - Người gác cổng trả lời. - Đó là ông ở tầng ba.
Marius tiếp tục hỏi: - ông ấy là người thế nào ấy nhỉ? - Sống bằng lợi tức. Một con người tốt lắm, chuyên làm việc thiện cho kẻ nghèo tuy chẳng giàu có gì.
Marius ra đi lòng phơi phới.
Ngày hôm sau ông Leblanc và con gái chỉ xuất hiện ở vườn Luxembourg có một lát. Họ ra về lúc trời còn sáng trưng. Marius đi theo họ về phố Phía Tây như mọi khi. Tới cổng xe, ông Leblanc để con gái đi trước, rồi dừng lại trước khi bước qua ngưỡng cửa, quay lại nhìn Marius chằm chằm.
Ngày hôm sau, họ không đến vườn Luxem-bourg nữa. Suốt ngày Marius chờ đợi vô ích.
Đêm xuống, chàng tới phố Phía Tây và nhìn thấy ánh đèn trên cửa sổ tầng ba. Chàng dạo chơi dưới mấy cửa sổ đó cho tới lúc ánh đèn tắt.
Hôm sau nữa, không thấy họ đến vườn Lux-embourg, Marius chờ suốt ngày, đêm thì lại làm.nhiệm vụ canh gác dưới mấy cái cửa sổ cho đến mười giờ.
Suốt tám ngày như thế. ông Leblanc và con gái không đến vườn Luxembourg nữa. Buổi tối các cửa sổ tầng ba cũng không còn sáng đèn và cũng không thấy ai đi vào trong nhà nữa.
Ngày hôm sau, hai cha con không đến vườn Luxembourg, ở cửa sổ cũng không có ánh đèn.
Rèm cửa sổ khép kín và tầng ba tối om.
Marius gõ vào cổng xe, chàng vào hỏi người gác cổng: - ông ở tầng ba đâu rồi hả ông? - Dọn nhà đi rồi. - Người gác cổng trả lời.
- Thế bây giờ ông ta ở đâu ạ? - Tôi có biết gì đâu.
- Thế ông ấy không để lại địa chỉ ạ? - Không.
Thế là Marius mất dấu vết của người mà chàng yêu...
Hè qua, thu lại, rồi mùa đông tới. Cả ông Leblanc lẫn cô thiếu nữ, không ai đặt chân đến vườn Luxembourg nữa. Marius chỉ có mỗi một ý nghĩ: nhìn lại khuôn mặt dịu hiền dễ thương ấy. Chàng tìm mãi, tìm khắp nơi, mà không thấy.
Chàng không còn là Marius nữa, không còn là con người mơ mộng đam mê, quả quyết, hăng hái và kiên định, kẻ dũng cảm thách thức số mệnh nữa. Chàng sa vào nỗi buồn trầm uất. Thế là hết, chàng không muốn làm việc, đi dạo làm chàng mệt mỏi, nỗi cô đơn làm chàng chán ngán. Hình như mọi thứ đều đã biến mất hết.
Marius vẫn ở căn nhà nát Gorbeau. Chàng chẳng chú ý đến một ai.
Thực ra thì thời kỳ này trong căn nhà chẳng còn ai trừ chàng và gia đình Jondrette mà chàng đã một lần thanh toán hộ tiền nhà nhưng không hề nói chuyện với ông bố, bà mẹ và hai đứa con gái. Những người thuê nhà khác đều đã dọn đi, đã chết hoặc bị đuổi vì không trả tiền nhà.
Một ngày mùa đông năm đó, đầu buổi chiều hơi có chút ánh nắng tuy nhiên mới là ngày mồng hai tháng hai.
Marius chầm chậm thả bộ trên đại lộ về phía thanh chắn đường để tới phố Saint Jacques.
Chàng vừa đi vừa cúi đầu nghĩ ngợi..Bỗng nhiên trong sương mù chàng cảm thấy có ai huých khuỷu tay vào mình. Ngoảnh lại chàng trông thấy hai cô ăn mặc rách rưới, một cô cao gầy, cô kia thấp hơn, chạy qua rất nhanh, thở hổn hển, hoảng hốt như chạy trốn. Hai cô chạy về phía chàng nhưng vì không trông thấy nên va vào chàng. Trong ánh hoàng hôn, Marius nhận ra hai bộ mặt nhợt nhạt, đầu tóc rối tung, mũ mãng thảm hại, sống váy tả tơi và hai đôi chân trần. Vừa chạy hai cô vừa trò chuyện với nhau.
Qua những tiếng lóng độc địa Marius hiểu là cảnh sát thành phố đã bắt hụt hai người, chúng thoát được.
Marius dừng lại một lát.
Chàng đang định đi tiếp thì trông thấy ở dưới đất ngay dưới chân mình một gói nhỏ màu xám. Chàng cúi xuống nhặt lên. Đó là một chiếc phong bì bên trong đựng giấy tờ gì đó.
- ái chà, - Chàng lẩm bẩm. - hai cô nàng khốn khổ đánh rơi cái này đây! Chàng quay lại gọi nhưng không thấy họ đâu nữa. Cho rằng họ đã đi xa, chàng bỏ chiếc phong bì vào túi, đi ăn tối.
Chàng lại nghĩ tới sáu tháng yêu đương hạnh phúc đã qua giữa không gian và ánh sáng mênh mông dưới cây cối vườn Luxembourg.
Buổi tối khi cởi áo đi ngủ, tay chàng sờ phải túi áo trong có cái gói nhặt được trên đại lộ.
Chàng đã quên mất nó. Chàng nghĩ nên mở ra thì hơn bởi vì có thể trong gói có địa chỉ của các cô gái. Thực tế nếu nó thuộc về các cô thì ít nhất cũng có những thông tin cần thiết để hoàn trả cho người mất.
Chàng mở phong bì ra.
Phong bì không dán, trong có bốn lá thư, cũng không dán nốt.
Trên có địa chỉ.
Cả bốn lá thư đều xộc lên mùi thuốc lá nồng nặc.
Bốn lá thư do cùng một người viết, gửi lời đề nghị cứu giúp tới một bà hầu tước, một bà bá tước, một nhà buôn và ông Làm Phúc ở Nhà thờ Saint - Jacques - du - Haut - Pas.
Có điều lạ là bên dưới bốn lời nài nỉ được ký bốn tên khác nhau: Don Alvarès, Người đàn bà Balizard, Genflot và Fabantou..Hơn nữa không có gì tỏ ra những lá thư trên thuộc về hai cô gái mà Marius đã gặp ở đại lộ.
Cuối cùng thì cũng chỉ là những giấy tờ vô giá trị.
Marius cất lại những lá thư vào trong phong bì, vứt tất cả vào một xó rồi đi ngủ.
Khoảng bảy giờ sáng hôm sau, chàng vừa dậy và ăn sáng xong, đang cố gắng ngồi vào làm việc thì có tiếng gõ cửa khe khẽ.
- Mời vào. - Marius nói.
Cửa mở ra.
- Bà cần gì ạ, thưa bà Bougon? - Marius nói tiếp, mắt không rời sách vở và bản thảo trên bàn.
Một giọng không phải của bà Bougon trả lời: - Xin lỗi, thưa ông...
Marius quay ngay lại và thấy một cô gái.
Một cô gái trẻ măng đứng giữa cánh cửa hé mở. ánh sáng ban ngày qua chiếc cửa sổ con của gian phòng áp mái chiếu vào đúng trước cửa ra vào, soi tỏ bộ mặt nhợt nhạt của cô ta. Một cô gái xanh xao, hốc hác, gầy còm, mặc mỗi một chiếc áo sơ mi với một chiếc váy mỏng che tấm thân hở hang run rẩy, lạnh giá. Marius đứng dậy, ngạc nhiên ngắm con người không khác gì cái bóng thoáng qua trong giấc mơ.
Nhưng bộ mặt này không phải hoàn toàn xa lạ đối với chàng. Chàng như đã trông thấy ở đâu rồi.
- Thưa cô, cô cần gì ạ? - Chàng hỏi.
Cô gái trả lời với giọng lè nhè sinh ra từ cuộc sống khổ cực.
- Có thư cho ông, ông Marius.
Cô gọi tên chàng, vậy thì đúng cô có việc với chàng rồi, nhưng cô ta là ai? Sao lại biết tên chàng? Chẳng chờ được mời, cô ta bước vào. Cô bước vào với vẻ kiên quyết và nhìn toàn bộ gian phòng cùng cái giường chưa xếp dọn với một vẻ tự tin đến não lòng. Cô đi chân đất. Những lỗ thủng lớn trên váy cô để lộ ra đôi chân dài và đôi đầu gối còm cõi. Cô run lập cập.
Quả thật, tay cô cầm một bức thư giơ ra cho Marius.
Mở bức thư, Marius nhận thấy tảng xi dùng dán thư, rộng và to tướng vẫn còn ẩm. Bức thư không phải từ xa tới. Chàng đọc:.Tôi biết ông có lòng tốt với tôi, đã chi trả tiền nhà hộ cho tôi cách đây sáu tháng. Trời phù hộ cho ông, chàng trai trẻ. Cô con gái đầu lòng của tôi sẽ thưa với ông là hai ngày nay chúng tôi không còn lấy một mẩu bánh, mà vợ tôi lại ốm. Nếu lòng tôi không tuyệt vọng như thế này, tôi đâu dám hy vọng trái tim bao dung của ông sẽ thấu tình nhân đạo trước sự trình bày của tôi mà vui lòng độ trì cho tôi, hạ cố cho tôi chút ân huệ.
Xin ông nhận ở đây lời chào trân trọng đối với tất cả những người làm việc thiện của toàn nhân loại.
Jondrette Tái bút: Con gái tôi chờ lệnh ông, ông Marius kính mến.
Mọi việc đột nhiên thế là sáng tỏ.
Lá thư này đến từ chỗ bốn lá thư trước.
Cùng chữ viết, cùng giọng văn, cùng một thứ chính tả, cùng một thứ giấy, cùng một mùi thuốc lá.
Như vậy là năm bức thư, năm câu chuyện, năm tên, năm chữ ký mà chỉ một người ký: Jondrette, nếu như quả thật ông ta tên là Jon-drette.
Đã khá lâu rồi, kể từ ngày Marius tới ở căn nhà nát này, chàng rất hiếm khi có dịp gặp người hàng xóm và nhìn rõ mặt ông ta. Có thể vài lần chàng chạm trán Jondrette ngoài hành lang hoặc trên cầu thang, nhưng đối với chàng đó chỉ là những chiếc bóng, chàng đâu có để ý, thế cho nên chiều tối qua ở đại lộ chàng gặp mà không nhận ra hai đứa con gái của Jondrette, bởi vì chính là chúng, vì thế cho nên khi cô gái này thoạt bước vào phòng chàng, mặc dù kinh tởm và thương hại, chàng đã lờ mờ nhận ra mình từng có lần gặp cô ta.
Đến giờ thì chàng nhìn sự việc thật tỏ tường.
Chàng hiểu ông láng giềng Jondrette trong nỗi tuyệt vọng đã làm ăn trên cơ sở khai thác tình thương ở những con người từ thiện. Hắn tìm kiếm các địa chỉ, dưới các tên giả hắn viết thư cho những người hắn cho là giàu có và có lòng thương người, những bức thư này hắn sai hai đứa con gái mang đi, có nghĩa là đưa con gái vào những việc liều lĩnh nguy hiểm: thì cha chúng liều mạng thí chúng mà lại. Hắn đã đánh bạc với số phận và đem hai con gái mình vào cuộc.
Marius hiểu rằng rất có thể, cứ xem như tối qua.chúng trốn chạy hổn hển, hãi hùng và qua những tiếng lóng chàng nghe được, chúng còn làm những việc đen tối khác nữa, kết quả là từ tất cả những cái đó - trong cái xã hội của giống người mà chúng được tạo ra, chúng đã trở thành hai kẻ khốn cùng, trẻ con không phải trẻ con, thiếu nữ không phải thiếu nữ, đàn bà không phải đàn bà, một loại quỷ ô trọc nhưng lại rất đỗi ngây thơ, sản phẩm của nghèo khổ cơ cực.
Nhưng mà, trong khi Marius nhìn cô gái một cái nhìn vừa kinh ngạc vừa thống khổ, thì cô gái vẫn cứ đi lại trong căn phòng áp mái với vẻ mạnh dạn của bóng ma.
Marius suy nghĩ và để cho cô gái làm gì thì làm.
Cô đến gần bàn: - A! - Cô nói. - Sách! Một tia sáng lướt qua con mắt lờ đờ của cô.
Cô tiếp tục nói, giọng biểu thị niềm hạnh phúc được khoe khoang một điều mà khi nghe thấy, không ai đã là con người lại có thể vô cảm.
- Em biết đọc đấy nhé! Em ấy! Cả biết viết nữa! Cô nhúng bút vào mực và quay về phía Marius: - ông muốn xem không? Lại đây mà xem, em viết một chữ cho coi.
Và trước khi chàng kịp trả lời, cô viết luôn lên một trang giấy trắng để ở giữa bàn: Bọn cớm đấy.
Rồi vứt bút: - Không có lỗi chính tả đâu nhé. ông coi mà xem. Em và em gái em cũng đã được học hành đấy chứ, không phải lúc nào cũng như bây giờ đâu.
Cô đến bên Marius và đặt một bàn tay lên vai chàng.
- ông không để ý đến em chứ em thì em biết ông, ông Marius ạ. Em gặp ông ở cầu thang, rồi em thấy ông vào nhà cái ông gọi là bố Mabeuf ở phía Austerlitz ấy, thỉnh thoảng em đi chơi phía ấy mà. Tóc ông bù lên như thế này nom hay quá nhỉ.
Giọng cô dịu dàng hẳn đi chỉ còn nghe khe khẽ.
Marius hơi lùi lại..- Thưa cô, - Giọng chàng trang trọng và lạnh lẽo. - tôi nhặt được cái gói này có lẽ của cô. Xin cho tôi hoàn lại cô.
Và chàng đưa ra chiếc phong bì trong có bốn bức thư.
Cô gái vỗ hai tay vào nhau, reo lên: - Chúng em tìm khắp nơi.
Rồi cô ta cầm ngay lấy gói thư, mở ra.
- Trời ơi là trời! Thế mà hai chị em em cứ tìm mãi. Té ra ông tìm thấy ư? Trên đại lộ, đúng không nào? Con em cận thị của em chẳng được việc gì. Về đến nhà không thấy đâu nữa. Để khỏi phải đánh, chẳng được ích gì, chúng em bảo là đã đưa thư đến những người đó nhưng họ không cho gì.
Tuy nhiên cô giở lá thư thỉnh cầu gửi đến "ạng làm phúc ở Nhà thờ Saint - Jacques - du - Haut - Pas" ra.
- Đây này! Thư này là cho ông già vẫn đi lễ này. à, nhưng mà về việc này thì đến giờ rồi.
Em mang thư đi đây. Có thể ông ta sẽ cho chút gì mà ăn.
Thế là Marius nhớ lại mục đích cô gái khốn khổ đến tìm chàng.
Chàng tìm trong túi áo ghi-lê, chẳng thấy gì cả.
Lục sâu mãi hết túi nọ đến túi kia, cuối cùng Marius tìm được năm frăng mười sáu xu.
Đó là tất cả những gì mà lúc này chàng có trên đời.
Chàng giữ lại mười sáu xu, đưa năm frăng cho cô gái.
Cô gái cầm lấy đồng năm frăng.
- Tốt rồi! - Cô nói. - Thế là có nắng rồi! Cô xốc áo sơ mi lên hai vai, cung kính chào Marius, rồi thân mật vẫy tay, vừa đi ra cửa vừa nói: - Chào ông nhé. Dù sao cũng có chút gì. Em đi tìm ông già đây. Này ông Marius, ông biết không, em vẫn thấy ông đi theo ông già ấy với cô con gái ông ta ở vườn Luxembourg thời gian gần đây...
Marius giật nẩy mình: - Em biết họ ư? Em có biết họ ở đâu không? Bảo tôi với nào! Muốn gì em cũng có..- Đấy nhé, em biết ông quá rõ nhé! - Cô đáp. - Còn địa chỉ họ ấy à, để em xem...
Khi đi ngang qua tủ com-mốt, cô thấy một mẩu bánh mì đã khô, phát mốc lên trong bụi, cô bèn chớp lấy, rồi đi ra.