watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Soi gương thấy bóng - tác giả Viên Nhật Viên Nhật

Soi gương thấy bóng

Tác giả: Viên Nhật

Cúc Chi cúi người vào lu nước, say sưa hát. Tiếng hát của cô bé trong lu nghe hay hơn nhiều so với lúc Cúc Chi hát ở ngoài. Vừa rút đầu ra khỏi lu, Cúc Chi nghe tiếng cha lè nhè từ ngoài hẽm. Mặt cô bé tái mét, luýnh quýnh kiếm chỗ trốn. Những khi cha cô say sưa trở về, ông luôn kiếm cớ mắng chưởi, đánh đập mẹ con cô. Không kịp rồi, cha cô đã vào đến cửa. Cúc Chi hốt hoảng chui luôn xuống gầm giường, bò thật nhanh vào sát bên trong rồi nằm im thin thít, không dám cả thở mạnh.
Vừa bước vào nhà, ông ta đã đá cửa cái rầm, vứt cái chai không xuống nền xi măng làm miểng chai văng tung tóe. Tiếng chiếc ghế dựa đã cũ nghiến kẻo kẹt cho biết ông đang ngồi nghiêng ngửa ở đó. Một cánh tay ông thỏng xuống, gần chạm đất. Trong nhà im ắng, chỉ nghe tiếng người say thở nặng nhọc. Nghĩ là cha đã quá say, Cúc Chi rón rén bò ra. Vừa ngẩng lên nhìn, cô bé kinh hoàng thấy cha đang nhìn thẳng vào mình, ánh mắt đỏ ngầu của một con thú say máu. Nhanh như cắt, cô bé bò thụt trở vào.
- Mày ra đây cho tao – Ông ta gầm lên.
Không thấy con gái bò ra, ông ta đứng dậy. Cúc Chi biết ông ta ra nhà sau kiếm cây củi để đánh cô. Nổi sợ làm cô bé như bị liệt tay chân. Trong bụng Cúc Chi nghĩ là phải bò ra, chạy qua nhà hàng xóm tránh, nhưng tay chân thì không chút cử động. Bởi vì cô bé cũng vừa nhớ lại những lần chạy thoát qua nhà hàng xóm, ông cũng đuổi theo, vào nhà người ta đập phá cho đến lúc chú công an khu vực chạy đến, còng tay ông đẩy đi. Khi ông về thì khóa cửa, nhốt hai mẹ con trong nhà, mặc tình cho ông cầm cây củi đánh đập. Chỉ tội cho mẹ, không dám kêu, vì càng kêu, ông càng đánh ác và chỉ đánh những chỗ thịt mềm để không làm gãy xương. Mẹ nằm đè che cho Cúc Chi, hai tay vòng quanh đầu, che đầu con gái. Những hôm bị đánh, mẹ không thể dậy đi bán nổi. Không có tiền cho ông uống rượu thì lại bị đòn.
Những bước chân của ông tới gần, cộng với tiếng bàn, ghế bị va chạm, xô đẩy theo sự ngả nghiêng của cha làm Cúc Chi như sắp tắt thở. Trong một thoáng, cô bé nhắm tịt mắt lại. Tiếng thân người đổ ập xuống đất làm Cúc Chi mở mắt. Ông đang nằm nhìn chằm chằm vào cô, cánh tay thò tới, sắp túm được chân cô. Một bên mặt của ông đang chảy máu vì những mảnh chai từ chai rượu ông đã vứt xuống nền nhà, cứa vào. Cúc Chi run rẩy:
- Cha ơi, cha tha cho con.
Cô bé co chân vào sát vách, nhưng ông đã túm trúng tay cô bé và kéo tuột ra. Không phải người say có sức mạnh để kéo một cô bé mười ba tuổi dễ dàng như thế, mà vì cô bé sợ quá, không chút giẩy dụa. Những mảnh chai cứa rất nhiều vệt lên cổ Cúc Chi do cái cổ bị lê đi trước. Máu kéo thành vệt dài cho đến khoảng trống kế cái bàn. Người say cầm cây củi, vừa quất vào sườn con gái, vừa lè nhè;
- Báo đời, báo hại, báo đời, báo hại ….
Cứ sau một cụm từ, ông ta lại quất xuống một cây. Cúc Chi cứ cong người như con tôm, chân tay bó chặt vào người.
Cửa bật mở, mẹ bước vào nhà. Thấy chồng đang ra sức đánh con gái và máu chảy khắp nơi, bà quăng hai đôi giống xuống. Tiếng bếp lò và xoong chén đập xuống nền nghe ghê tai. Bà chạy tới, đẩy chồng ra, cúi xuống nhìn con gái. Thấy cô bé im thin thít như đã chết, bà nghẹn ngào:
- Con ơi, con ơi, con gái bé bỏng của mẹ.
Cây củi đã đập xuống lưng bà, khiến bà chúi nhủi. Cây củi trống chỗ, tiếp tục quất xuống Cúc Chi. Bất thình lình, bà đứng thẳng dậy, vớ ngay cái bếp lò bằng gạch đang lăn trên đất, chạy tới, ra hết sức đập thật mạnh vào đầu người say. Vừa ngã xuống đất, ông ta chờn vờn chực đứng dậy, sợ ông ta lại đánh con gái, bà đập cật lực mấy cái nữa vào chỗ mới đập. Lần này, ông ta nằm im hẳn.
Tuy có rất nhiều người làm chứng cho tính vũ phu của người chồng, trong đó có cả lời làm chứng có cân lượng của anh cảnh sát khu vực, bác tổ trưởng tổ dân phố … Chủ tọa phiên tòa đã cân nhắc nhiều tình tiết giảm nhẹ, bà bị kêu án mười năm tù giam vì tội cố ý giết người.
Trong phiên tòa, mỗi lần nhìn con gái nhỏ nhoi ngồi giữa những người hàng xóm tốt bụng, bà lại khóc. Bác tổ trưởng dân phố dẫn Cúc Chi chạy theo bà lúc phiên tòa kết thúc, bà bị còng tay dẫn đi và nói:
- Cô cứ yên tâm, tôi sẽ chăm sóc con gái cô, sẽ yêu thương nó như con gái mình.
- Mẹ ơi, mẹ ơi – Cúc Chi không sao nói được gì, chỉ vừa khóc, vừa gọi mẹ.
Không dám ở nhà cũ, Cúc Chi qua ở tạm nhà bác tổ trưởng. Bác lên gặp mẹ làm các thủ tục giấy tờ, bán căn nhà. Căn nhà có người chết, bị trả rất rẻ. Không bao giờ Cúc Chi bước chân lại gần nó, nơi đã làm mẹ cô phải xa cô, nơi đau thương khiến cô còn run sợ lúc nhớ lại những tiếng lè nhè, tiếng cây củi rít vun vút.
Từ ngày vắng mẹ, Cúc Chi một buổi đến trường, một buổi đi làm người quét dọn ở một nhà hát.
Nhiều người có rất nhiều giấc mơ trong đời: Khi bé mơ khác, lớn lên mơ khác. Cúc Chi chỉ có một giấc mơ duy nhất: Trở thành ca sĩ.
Suốt ba năm qua, mỗi ngày, Cúc Chi đều lắng nghe người khác hát. Những nốt nhạc, lời hát cứ như mưa Ngâu, thấm dần vào máu cô. Cô đặc biệt thích những bài hát của một nhạc sĩ trẻ. Lời nhạc của anh ta thì thơ hơn cả thơ và giai điệu thì thấm vào lòng người. Cô rất muốn biết anh ta trông như thế nào? Trong tưởng tượng của cô, anh ta hẳn là một người cao ráo, đẹp trai với đôi kính trắng và mái tóc bồng bềnh.
Vừa đẩy cây lau sàn sân khấu, Cúc Chi vừa hát những bài hát mà cô yêu thích. Hôm nay, nhà hát không hoạt động. Một mình cô với khoảng không gian thênh thang thật thoải mái. Một tiếng ho khẽ như đánh tiếng làm cô giật mình. Một người đàn ông đang ngồi ở giữa dãy đầu của hàng ghế khán giả đang nhìn cô. Anh ta còn trẻ, mặt mũi thô ráp và mái tóc đinh sát rạt. Anh ta đứng dậy, theo đường chính lên sân khấu.
- Chào em, tên anh là Vũ Cao.
- Là anh ư?
- Là anh thì sao?
- Không sao cả, em rất thích những bài hát của anh.
- Em có muốn theo anh học hát không?
- Học phí có đắt không ạ?
- Miễn phí.
Giọng Vũ Cao cười hiền lành, không như vẻ bề ngoài của anh ta.
Ngay từ lúc nghe tiếng hát của Cúc Chi, Vũ Cao đã biết giọng cô rất phù hợp với những bài hát của mình.
Cùng với sự giới thiệu của Vũ Cao, Cúc Chi đã được hát ở vài phòng trà nhỏ, nhưng chỉ như thế suốt hai năm dài. Ở những sân khấu lớn, người ta chỉ cho cô hát lót khi ca sĩ chính vì lý do nào đó đến trễ hoặc không đến, trong phòng thu thì làm người hát bè. Có nhiều khi, cô đã ngồi suốt một show diễn, vẫn không có cơ hội lên sân khấu. Có hôm, được lên sân khấu chỉ vì mưa quá to, sân khấu ngoài trời không có mái che, ca sĩ không chịu hát, Cúc Chi mặc kệ mưa, vẫn hát say sưa.
Vào một ngày ngồi co ro ở cánh gà như thế, Cúc Chi gặp ông bầu Kiệt Dũng. Người không như tên, Kiệt Dũng là một gã đàn ông mập mạp, trắng trẻo, ẻo lả với những ngón tay đeo đầy nhẫn to. Mỗi khi nói, cánh tay ông ta lại vung lên như múa.
Kiệt Dũng đã chú ý đến cô ca sĩ gà nòi của Vũ Cao từ lâu. Dù trang điểm hay không, cô ta đều trông rất đẹp. Giọng hát tốt, có bản sắc riêng, nhất là khi hát những bài của Vũ Cao. Điểm yếu duy nhất của cô ta là không có những bước nhảy, cái này thì phải học từ đầu. Khán giả ngày nay xem nhiều hơn nghe. Hát hay mà đứng như khúc gỗ thì chỉ có ông bà lão nghe. Mà ông bà lão thì không chen chúc đi xem ca nhạc, chỉ có lớp trẻ. Điều hớp hồn lớp trẻ trước hết là các bước nhảy, tiếp đó là trang phục và sau cùng mới là giọng hát. Cúc Chi có vẻ cam chịu và dễ bảo, có thể đáng để lăng xê.
Vũ Cao không đồng ý cho Cúc Chi theo Kiệt Dũng.
- Ông ta không đáng tin, em đừng để vẻ bề ngoài của ông ta đánh lừa.
- Ông ta đưa cái hợp đồng rất có lợi, anh xem đi.
- Không được là không được.
- Nhưng em đã sắp hai mươi tuổi. Em chán làm người lót đường cho kẻ khác lắm rồi.
- Có thành công nào từ trên trời rơi xuống đâu. Em thử hỏi những ca sĩ khác mà xem, ai cũng có thời lót đường như thế cả.
- Nhưng cũng không ai lót đường lâu như em.
Vũ Cao thở dài:
- Rồi em sẽ hối hận.
- Anh vẫn giúp em chứ? Trong hợp đồng ghi rõ anh phải đồng ý sáng tác cho riêng em, tất cả sẽ được Kiệt Dũng mua bản quyền hết với giá rất cao.
Cúc Chi cứ nằn nì làm Vũ Cao không thể bác được.
Cúc Chi theo Kiệt Dũng về nơi gã đào tạo ca sĩ trẻ. Đó là một căn nhà bốn tầng, nằm sâu trong một con hẽm. Tầng trệt có người trực ban và cả bảo vệ. Có khoảng mười người như Cúc Chi, cả nam lẫn nữ, được phân mỗi người một phòng ở các tầng lầu. Tất cả đều phải nội trú, lịch diễn do Kiệt Dũng đưa. Hàng ngày, nếu không ở phòng luyện thanh thì cũng ở trên sân thượng học nhảy. Hôm nào không đi hát thì phải ngủ sớm. Bọn họ được gởi lên hát trên truyền hình, các sân khấu lớn, … Đó là năm đầu. Năm thứ hai bắt đầu cuộc thanh trừng nội bộ, ca sĩ nào vẫn không tạo được dấu ấn dù đã được lăng xê hết cỡ thì bị cắt hợp đồng, muốn đi đâu thì đi. Nhưng hầu hết những ca sĩ sau khi dứt bầu sữa của Kiệt Dũng, đều chìm vào quên lãng. Đơn giản chỉ vì họ ít xuất hiện trước công chúng. Những ca sĩ còn lại, tuy đã bắt đầu nổi tiếng, cát xê dù có tới trời, vẫn phải lãnh lương cho đến khi hết một hạn tối thiểu 5 năm.
Mọi người nói: Bầu Kiệt Dũng khá mát tay, cho đến nay, gã chỉ lăng xê nhầm có hai người.
Đúng ra, gã không hề nhầm, gã chọn họ vì có ý đồ riêng. Ví như vừa nhìn thấy Cúc Chi, gã đã biết cô là một món hời. Trước hết, gả sẽ tạm ém cô trong sáu tháng để huấn luyện vũ đạo. Cuộc ra mắt tiếp đó phải thật ấn tượng với một Cúc Chi hoàn toàn mới, trong một chương trình hoành tráng có cầu truyền hình trực tiếp. Gã luôn luôn có cách để một người mới toanh, vẫn có mặt trong những show diễn mà ngay cả ca sĩ tên tuổi còn phải xếp hàng chờ.
Mỗi ngày, khi quan sát Cúc Chi trong bộ đồ thể thao với những bước nhảy thật mê hồn, gã không thể rời mắt khỏi bàn chân nhỏ, thanh tú của cô. Những lúc cô ngừng, gã thường đến bên, đưa khăn, đưa nước rất chu đáo.
Mỗi tuần, Vũ Cao chỉ có thể đến thăm Cúc Chi vào ngày chủ nhật. Đó cũng là thời gian ít ỏi mà Kiệt Dũng giành cho Vũ Cao luyện Cúc Chi hát. Cúc Chi vừa hát, vừa nhảy cho Vũ Cao xem.
- Anh thấy thế nào?
- Những bước nhảy của em rất đẹp, nhưng …
- Đừng nhưng, nghe hồi hộp lắm, anh cứ thẳng thắn thì hơn.
- Em nhảy đẹp lắm.
Trong lòng Vũ Cao hiểu rằng Cúc Chi hôm nay đã không còn là Cúc Chi hôm qua. Ngày trước, bất cứ lúc nào, Vũ Cao cũng có thể nói thật, bây giờ, mỗi lời nói ra phải được cân nhắc kỹ lưỡng, bởi Cúc Chi chỉ muốn nghe những lời khen.
Cuộc ra mắt quả nhiên thành công rực rỡ. Và thành công, nối tiếp thành công. Hình ảnh Cúc Chi thường trực có mặt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ có điều, cô không còn cái tên Cúc Chi, Kiệt Dũng đã đặt cho cô một cái tên mới và một lý lịch cũng hoàn toàn mới. Người quen dẫu có ngờ ngợ, cũng không dám khẳng định cô ca sĩ xinh đẹp, phấn son rất ăn đèn kia là cô bé Cúc Chi năm nào.
Cô không còn ở nhà tập thể mà được Kiệt Dũng xếp hẳn một biệt thự, có xe hơi và tài xế riêng.
Hơn một năm nay, cô cũng không hề đến thăm mẹ lần nào, chỉ có một mình Vũ Cao đi.
Cúc Chi cũng quen với việc Kiệt Dũng qua đêm ở nhà cô trong một căn phòng khác. Cô cũng như nhiều người, từng nghe rất nhiều vụ Scandal giữa Kiệt Dũng và các chàng ca sĩ trẻ. Vì thế, cô không chút đề phòng gã.
Nhưng hôm đó thì cô biết mình lầm. Những cánh tay dẻo như múa của gã trở thành một gọng kềm thít chặt. Cô cuối cùng cũng vớ được bình hoa, phang vào đầu gã cho đến bể nát. Gã đầy mặt những máu, lại rất bình thản, ngồi xuống cái ghế, nhìn thẳng vào Cúc Chi vẫn còn đang run người:
- Em chỉ có một con đường để đi là chìu theo ý anh, anh hứa sẽ cưới em. Nếu không, dù em trốn đến đâu, người ta cũng nhận ra em và cười nhạo em. Anh đưa em lên được thì cũng có cách làm cho em không ngẩng mặt nhìn ai được.
- Mày cút đi, nếu không, tao sẽ giết chết mày.
Cúc Chi vớ lấy con dao gọt trái cây, hai tay nắm chặt, run run nhìn gã. Kiệt Dũng cười to:
- Thật là mẹ nào, con nấy. Mẹ đi tù vì giết người. Con cũng muốn đi theo. Ở tù sướng lắm sao mà hăng hái dữ vậy? Anh không ép, chờ em suy nghĩ.
Ngoại trừ Vũ Cao, không ai tin những gì đã xảy ra. Một người đồng bóng già đời mà toan cưỡng hiếp con gái, có chuyện nào thiếu logic nhiều đến thế không? Chỉ dựa trên Tam đoạn luận căn bản cũng thấy không đưa kết quả nào giống vậy: Gã đồng bóng, gã có tiền, vậy kết luận là gã sẽ bao trai. Thậm chí còn có tiếng cho rằng cô muốn ăn trọn tiền cat-xê cao ngất và xù hợp đồng mới dựng chuyện. Đó là lúc cô mới thấy mình cùng quẩn, đi không được, trốn không xong, đối đầu thì không đủ sức. Trong giấc mơ của mình, cô thường mơ mình đã làm được rất nhiều chuyện, nào là làm gã thân bại danh liệt, nào là giết chết … Đủ thứ ghê gớm, máu me. Khi tỉnh dậy, cô chỉ cười khổ nghĩ: Gã đâu có danh mà bị liệt, tất cả những gì gã làm chỉ vì gã có tiền và biết chi cho ai để hiệu quả nhất mà tiết kiệm nhất.
Trước mắt, cô chỉ có thể che kín mặt, theo Vũ Cao đi đón mẹ được ân xá trước hạn.
Khi nhìn mẹ với nước da trắng xanh mệt mỏi, đứng ngơ ngác ở cổng trại giam, trong khi Vũ Cao làm nốt những thủ tục cuối cùng, Cúc Chi mới hiểu rằng: Không phải cô đi không được, mà là cô sợ xa ánh đèn sân khấu. Cô như một kẻ nghiện sân khấu, tưởng chừng như sẽ chết nếu không có tiếng trống, tiếng đàn và micro. Hơn ai hết, Kiệt Dũng rất hiểu điều đó, gã không ngẫu nhiên mà thành công. Chỉ có điều gã lầm, cũng như Cúc Chi từng lầm, tuy sự lầm lẫn khác nhau, nhưng đều xuất phát từ ý kiến chủ quan của riêng mình.
Ta không nhất thiết phải hát trên sân khấu, ta có thể hát cho ta nghe. Dù là chạy trốn, nhưng Cúc Chi biết mình mãi mãi không đủ sức đối đầu. Minh oan được thì cũng không thể trắng như những ngày xưa. Chỉ cần một cái liếc mắt, một lời thì thầm, cô đã tưởng chừng như người ta nói về cô và nỗi đau lại tràn về như thác, bao giờ sẽ quên?

Các tác phẩm khác của Viên Nhật

Truyện ngắn & Tạp bút Viên Nhật

NÓI THÁCH

LÁ RỤNG VỀ ĐÂU?

Tròn một ngày

Nhà Hoang

Ngạn

Một góc Sài Gòn

Màu thời gian

Khi Yểu Lơ bỏ nhà ra đi

Hành trình của những que diêm

Gái nhỏ

Đất lạ