watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tay Cầm Viên Phấn - tác giả Võ Hồng Võ Hồng

Tay Cầm Viên Phấn

Tác giả: Võ Hồng

Tôi chính thức làm nghề thầy giáo năm 1949, dạy ở một trường trung học thuộc vùng kháng chiến, tỉnh Phú Yên. Toàn tỉnh chỉ có một truờng trung học nên mỗi lần đọc tên học sinh kèm theo tên sinh quán là tâm hồn tôi êm đềm liên tưởng đến một miền quen thuộc, trí óc nhảy vọt từ Cù Mông đầu tỉnh đến Hòa Xuân cuối tỉnh, từ Sơn Long đầu nguồn đến An Chấn sát biển. Huỳnh thị Tư, Nguyễn Văn Chính... thấy rồi: Triêm Ðức, Ðồng Tranh, Xuân Quang, Xuân Phước. Những cánh đồng lúa sạ. Những lùm cây... Man Tấn Châm, Võ thị Huỳnh Lê... thấy rồi: Gò Duối. Những đèo, những núi. Trương Dụng Khả: Bầu Hương... Nguyễn Thị Hảo: Hòa Quang. Những ruộng nước nằm bằng phẳng, lá úa màu xanh ngắt. Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Thị Bích: Tiên Châu, Gành Ðỏ. Sóng vỗ rì rào. Những tấm lưới màu nâu. Con chim le le ngúc ngoắc đuôi đi trên bãi cát gần mép nước...
Học sinh là những đứa con quí của các gia đình thuộc tầng lớp trên trong khắp tỉnh. Cả trường chỉ có hai lớp đệ Tứ, dưới 30 học sinh thì coi như xã chỉ chọn gởi tới một người. Cả trường chỉ có hai lớp đệ Ngũ, 80 học sinh thì coi như mỗi xã được chọn gởi chỉ hai học sinh xuất sắc nhất. Học sinh của trường học giỏi là lẽ tất nhiên. Hôm nay, số học sinh cấp II của nhiều xã không thua bao nhiêu so với số học sinh toàn trường dành cho cả tỉnh ngày đó.
Mà làm sao chẳng học giỏi khi suốt ngày chỉ biết có học? Không rạp xi nê, không ca kịch, múa hát, đá banh. Không xổ số kiến thiết, không có hàng bánh trái đầy dẫy dàn ra khắp các ngả đường. Không rađiô, tivi. Gần như không báo chí, tiểu thuyết. Bưu điện cũng không nên khỏi tốn thì giờ viết thư. Bờ ao, rẫy sắn, cây keo, con chim chóp mào... không hùng biện dụ dỗ học sinh bỏ học. Sách vở dạy gì làm nấy. Thầy giáo dặn sao nghe vậy. Học hành kiểu đó thì ra đời, tệ nhất cũng phải bằng thầy giáo mình.
Nhiều hồi nhìn học trò ngồi im lặng làm bài, tôi bồi hồi thấy mình được hưởng một vinh dự, vì ngồi trước mặt tôi là những viên ngọc của những gia đình. Có học sinh từ miền cực Nam kháng chiến trốn Pháp đi bộ leo đèo vượt núi qua đây ngồi học.
Niên khóa sau, trường có sáng kiến phân tán ra nhiều địa điểm. Vì chỉ là lợp tranh, vách trét bùn, nền đất nên dễ thực hiện sáng kiến. Khu trung tâm nằm ở chợ Sen. Một bộ phận nằm ở ngọn đồi nhỏ sau lưng. Một bộ phận ở doi núi Phong Hậu. Bộ phận này quấy phá nghịch ngợm nhất, vì nằm xa "trung ương", hai thầy giám thị Nguyễn Bình và Ðặng Văn Chế ít khi lui tới. Không hiểu nghĩ sao, thầy hiệu trưởng bỗng giao cho tôi trách nhiệm coi sóc khu này, chỉ có hai lớp 5B và 6B toàn con trai. Tôi cố hết sức dịu dàng, rủ cùng đào lỗ trong sân trường để trồng chuối. Không nhằm mục đích ăn trái - vì khi trái ra buồng thì nhất định đã có bà con lân cận "chiếu cố" giùm trước - mà cốt nhờ tàu lá chuối che kín sân, dễ chạy núp trốn máy bay. Ðang nhằm mùa mưa, con đường đất chạy trước trường đóng vũng, bà con miệt Long Hòa đi chợ Sen lội bì bõm và bị trơn trợt té bể đồ gốm và bánh tráng. Tôi lại rủ:
- Mình lấy xà beng nạy đá ở ven bờ núi kề sân trường, bưng bỏ xuống mấy vũng nước. Ðầm xuống. Rồi rải đất sỏi lên...
Khỏi cần uyển từ véo von động viên kêu gọi, khỏi cần hội thảo trình phương án lập kế hoạch phân công, khỏi cần phân tích tổng kết, cứ sáng nói chiều làm, thấy chỗ nào đáng làm là chia nhau làm, rủ nhau làm. Và chỉ sau hai giờ là mặt đường bằng phẳng.
Những hôm sau tôi rủ học trò đứng coi bà con đi chợ, bước nhẹ nhàng trên những đoạn đường do chúng tôi tu bổ. Họ bước thong thả, mắt nhìn lơ đãng, miệng không ngớt chuyện trò. Khỏi còn cái cảnh chân bước rụt rè, đi né đi tránh, mắt nhìn sau trước ước lượng tầm xa để thót nhảy một cái. Anh em học sinh đứng nhìn, không ai nói cảm tưởng. Những nụ cười, ánh mắt rạng rỡ đã nói thay. Vào những lúc này, nếu rủ xây cầu e cũng dám xâm mình mà đi chặt cây, đào hố chôn trụ, đan mê lát sàn cầu.
Một hôm có một học sinh méc là nơi vũng lầy cạnh mấy đám ruộng trước mặt trường có mạch suối nước nóng (cách lớp độ 30m). Tôi nhờ dẫn tới coi. Quả là có một mạch nước nhỏ cuồn cuộn vọt lên rồi chảy tỏa ra, tràn hòa với nước xung quanh, nhúng tay rờ thấy nóng ấm. Óc tôi dự tính: sẽ rủ học sinh khoét rộng nơi mạch nước, dọn sạch để nước khỏi dơ, rồi tìm cách phân tích xem đó là loại suối khoáng gì để dùng. Ít nhất cũng có thể dùng để tắm, trị ghẻ. Trời đang lạnh ngắt và thấy nhiều học sinh lén ngồi gãi.
Dự tính chưa thực hiện được thì tôi bị cất lên làm hiệu trưởng. Bao nhiêu là việc phải làm. Ðã vậy tình hình chiến tranh sôi động, máy bay Pháp cứ bất ngờ bay vọt ra. Dẫu đã đề phòng sắp xếp buổi học giấc thật sớm và giấc thật chiều, nhưng đôi khi đang ngồi học bỗng có tiếng kẻng báo động. Học sinh trong các lớp ùa ra trắng cả khu đồi rồi mới chui lọt xuống hầm trốn.
Có một lần máy bay ra thật sớm. Học sinh túa ra như thường lệ, trắng rợp cả ba khu đồi rồi chạy thụt núp dưới đáy hầm. Chợt máy bay quay lại. Thầy trò cùng thót ruột. Chợt từ máy bay tung túa ra một vùng đám sáng trắng. Bỗng có nhiều tiếng la to, la thất thanh:
- Bom nguyên tử! Trời ơi, thả bom nguyên tử rồi!
Ðợi tiếng nổ. Nhưng đó đây im phăng phắc. Những mảnh trắng bay đầy trời lần lần đảo xuống gần. Chao qua lượn lại. Thấy rõ đó là những tờ giấy, học sinh trồi lên, nhảy thót ra, chạy đầy khắp mặt đồi để lượm giấy... truyền đơn. Trong khi tiếng máy bay vẫn còn rù rù đảo quanh. Thân phận hiệu trưởng thời chiến tranh khốn khổ vậy đó.
Tôi mượn thiên nhiên để quên bớt lo lắng. Bao quanh trường chỗ nào cũng là bụi tre đứng thẳng, gió thổi lăn tăn những chùm lá tre, gió mát như có tẩm vị ngon trong đó. Chặng mười giờ rưỡi, gió như có mang hơi nước mặn thổi từ cửa biển Tiên Châu, Hội Phú thổi lên, thổi dọc bờ sông, pha hơi nước ngọt của đập Tam Giang, sông Cái. Ở khu cầu Cây Cam ga Phong Hiên, Soi Giữa, hàng rào bằng cây keo, cây táo nhơn. Và từng chặng trên đường xuyên qua xóm, lác đác đứng giữa cánh đồng là cái dáng cô đơn của những cây gòn, cây bàng, cây gạo.
Mới thoáng đó mà đã ngót bốn mươi năm. Rất ân cần, rất chu đáo, thời gian không bỏ sót một ai, rắc màu trắng lên mái tóc của mọi ngưòi học sinh cũ. Từ một cậu trai rụt rè, một cô gái bẽn lẽn, nay đã thành một bà ngoại mực thước, một ông nội nghiêm trang. Tôi chợt thèm được về thăm trường cũ, được ngồi cạnh đám cây lá lốt mọc dưới chân đồi của nhóm lớp 5A, 6A. Hồi đó, mỗi lần ghé thăm lớp này, tôi không bao giờ quên lại ngồi cạnh đám lá lốt xanh láng như có thoa dầu. Ở thành phố người ta dùng lá lốt để gói thịt mà nướng. Nơi vùng quê nghèo chỉ ăn nổi cá và mắm, lá lốt thành ra được hớn hở tự do.
Trong hồi ức ngậm ngùi nhìn mọi vật quanh mình đều thay đổi, tôi hy vọng họa chăng chỉ những đám cây lá lốt này là vẫn còn giữ được hình dáng cũ như xưa.



Tôi chính thức làm nghề thầy giáo năm 1949, dạy ở một trường trung học thuộc vùng kháng chiến, tỉnh Phú Yên. Toàn tỉnh chỉ có một truờng trung học nên mỗi lần đọc tên học sinh kèm theo tên sinh quán là tâm hồn tôi êm đềm liên tưởng đến một miền quen thuộc, trí óc nhảy vọt từ Cù Mông đầu tỉnh đến Hòa Xuân cuối tỉnh, từ Sơn Long đầu nguồn đến An Chấn sát biển. Huỳnh thị Tư, Nguyễn Văn Chính... thấy rồi: Triêm Ðức, Ðồng Tranh, Xuân Quang, Xuân Phước. Những cánh đồng lúa sạ. Những lùm cây... Man Tấn Châm, Võ thị Huỳnh Lê... thấy rồi: Gò Duối. Những đèo, những núi. Trương Dụng Khả: Bầu Hương... Nguyễn Thị Hảo: Hòa Quang. Những ruộng nước nằm bằng phẳng, lá úa màu xanh ngắt. Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Thị Bích: Tiên Châu, Gành Ðỏ. Sóng vỗ rì rào. Những tấm lưới màu nâu. Con chim le le ngúc ngoắc đuôi đi trên bãi cát gần mép nước...
Học sinh là những đứa con quí của các gia đình thuộc tầng lớp trên trong khắp tỉnh. Cả trường chỉ có hai lớp đệ Tứ, dưới 30 học sinh thì coi như xã chỉ chọn gởi tới một người. Cả trường chỉ có hai lớp đệ Ngũ, 80 học sinh thì coi như mỗi xã được chọn gởi chỉ hai học sinh xuất sắc nhất. Học sinh của trường học giỏi là lẽ tất nhiên. Hôm nay, số học sinh cấp II của nhiều xã không thua bao nhiêu so với số học sinh toàn trường dành cho cả tỉnh ngày đó.

Mà làm sao chẳng học giỏi khi suốt ngày chỉ biết có học? Không rạp xi nê, không ca kịch, múa hát, đá banh. Không xổ số kiến thiết, không có hàng bánh trái đầy dẫy dàn ra khắp các ngả đường. Không rađiô, tivi. Gần như không báo chí, tiểu thuyết. Bưu điện cũng không nên khỏi tốn thì giờ viết thư. Bờ ao, rẫy sắn, cây keo, con chim chóp mào... không hùng biện dụ dỗ học sinh bỏ học. Sách vở dạy gì làm nấy. Thầy giáo dặn sao nghe vậy. Học hành kiểu đó thì ra đời, tệ nhất cũng phải bằng thầy giáo mình.

Nhiều hồi nhìn học trò ngồi im lặng làm bài, tôi bồi hồi thấy mình được hưởng một vinh dự, vì ngồi trước mặt tôi là những viên ngọc của những gia đình. Có học sinh từ miền cực Nam kháng chiến trốn Pháp đi bộ leo đèo vượt núi qua đây ngồi học.

Niên khóa sau, trường có sáng kiến phân tán ra nhiều địa điểm. Vì chỉ là lợp tranh, vách trét bùn, nền đất nên dễ thực hiện sáng kiến. Khu trung tâm nằm ở chợ Sen. Một bộ phận nằm ở ngọn đồi nhỏ sau lưng. Một bộ phận ở doi núi Phong Hậu. Bộ phận này quấy phá nghịch ngợm nhất, vì nằm xa "trung ương", hai thầy giám thị Nguyễn Bình và Ðặng Văn Chế ít khi lui tới. Không hiểu nghĩ sao, thầy hiệu trưởng bỗng giao cho tôi trách nhiệm coi sóc khu này, chỉ có hai lớp 5B và 6B toàn con trai. Tôi cố hết sức dịu dàng, rủ cùng đào lỗ trong sân trường để trồng chuối. Không nhằm mục đích ăn trái - vì khi trái ra buồng thì nhất định đã có bà con lân cận "chiếu cố" giùm trước - mà cốt nhờ tàu lá chuối che kín sân, dễ chạy núp trốn máy bay. Ðang nhằm mùa mưa, con đường đất chạy trước trường đóng vũng, bà con miệt Long Hòa đi chợ Sen lội bì bõm và bị trơn trợt té bể đồ gốm và bánh tráng. Tôi lại rủ:

- Mình lấy xà beng nạy đá ở ven bờ núi kề sân trường, bưng bỏ xuống mấy vũng nước. Ðầm xuống. Rồi rải đất sỏi lên...

Khỏi cần uyển từ véo von động viên kêu gọi, khỏi cần hội thảo trình phương án lập kế hoạch phân công, khỏi cần phân tích tổng kết, cứ sáng nói chiều làm, thấy chỗ nào đáng làm là chia nhau làm, rủ nhau làm. Và chỉ sau hai giờ là mặt đường bằng phẳng.

Những hôm sau tôi rủ học trò đứng coi bà con đi chợ, bước nhẹ nhàng trên những đoạn đường do chúng tôi tu bổ. Họ bước thong thả, mắt nhìn lơ đãng, miệng không ngớt chuyện trò. Khỏi còn cái cảnh chân bước rụt rè, đi né đi tránh, mắt nhìn sau trước ước lượng tầm xa để thót nhảy một cái. Anh em học sinh đứng nhìn, không ai nói cảm tưởng. Những nụ cười, ánh mắt rạng rỡ đã nói thay. Vào những lúc này, nếu rủ xây cầu e cũng dám xâm mình mà đi chặt cây, đào hố chôn trụ, đan mê lát sàn cầu.

Một hôm có một học sinh méc là nơi vũng lầy cạnh mấy đám ruộng trước mặt trường có mạch suối nước nóng (cách lớp độ 30m). Tôi nhờ dẫn tới coi. Quả là có một mạch nước nhỏ cuồn cuộn vọt lên rồi chảy tỏa ra, tràn hòa với nước xung quanh, nhúng tay rờ thấy nóng ấm. Óc tôi dự tính: sẽ rủ học sinh khoét rộng nơi mạch nước, dọn sạch để nước khỏi dơ, rồi tìm cách phân tích xem đó là loại suối khoáng gì để dùng. Ít nhất cũng có thể dùng để tắm, trị ghẻ. Trời đang lạnh ngắt và thấy nhiều học sinh lén ngồi gãi.

Dự tính chưa thực hiện được thì tôi bị cất lên làm hiệu trưởng. Bao nhiêu là việc phải làm. Ðã vậy tình hình chiến tranh sôi động, máy bay Pháp cứ bất ngờ bay vọt ra. Dẫu đã đề phòng sắp xếp buổi học giấc thật sớm và giấc thật chiều, nhưng đôi khi đang ngồi học bỗng có tiếng kẻng báo động. Học sinh trong các lớp ùa ra trắng cả khu đồi rồi mới chui lọt xuống hầm trốn.

Có một lần máy bay ra thật sớm. Học sinh túa ra như thường lệ, trắng rợp cả ba khu đồi rồi chạy thụt núp dưới đáy hầm. Chợt máy bay quay lại. Thầy trò cùng thót ruột. Chợt từ máy bay tung túa ra một vùng đám sáng trắng. Bỗng có nhiều tiếng la to, la thất thanh:

- Bom nguyên tử! Trời ơi, thả bom nguyên tử rồi!

Ðợi tiếng nổ. Nhưng đó đây im phăng phắc. Những mảnh trắng bay đầy trời lần lần đảo xuống gần. Chao qua lượn lại. Thấy rõ đó là những tờ giấy, học sinh trồi lên, nhảy thót ra, chạy đầy khắp mặt đồi để lượm giấy... truyền đơn. Trong khi tiếng máy bay vẫn còn rù rù đảo quanh. Thân phận hiệu trưởng thời chiến tranh khốn khổ vậy đó.

Tôi mượn thiên nhiên để quên bớt lo lắng. Bao quanh trường chỗ nào cũng là bụi tre đứng thẳng, gió thổi lăn tăn những chùm lá tre, gió mát như có tẩm vị ngon trong đó. Chặng mười giờ rưỡi, gió như có mang hơi nước mặn thổi từ cửa biển Tiên Châu, Hội Phú thổi lên, thổi dọc bờ sông, pha hơi nước ngọt của đập Tam Giang, sông Cái. Ở khu cầu Cây Cam ga Phong Hiên, Soi Giữa, hàng rào bằng cây keo, cây táo nhơn. Và từng chặng trên đường xuyên qua xóm, lác đác đứng giữa cánh đồng là cái dáng cô đơn của những cây gòn, cây bàng, cây gạo.

Mới thoáng đó mà đã ngót bốn mươi năm. Rất ân cần, rất chu đáo, thời gian không bỏ sót một ai, rắc màu trắng lên mái tóc của mọi ngưòi học sinh cũ. Từ một cậu trai rụt rè, một cô gái bẽn lẽn, nay đã thành một bà ngoại mực thước, một ông nội nghiêm trang. Tôi chợt thèm được về thăm trường cũ, được ngồi cạnh đám cây lá lốt mọc dưới chân đồi của nhóm lớp 5A, 6A. Hồi đó, mỗi lần ghé thăm lớp này, tôi không bao giờ quên lại ngồi cạnh đám lá lốt xanh láng như có thoa dầu. Ở thành phố người ta dùng lá lốt để gói thịt mà nướng. Nơi vùng quê nghèo chỉ ăn nổi cá và mắm, lá lốt thành ra được hớn hở tự do.

Trong hồi ức ngậm ngùi nhìn mọi vật quanh mình đều thay đổi, tôi hy vọng họa chăng chỉ những đám cây lá lốt này là vẫn còn giữ được hình dáng cũ như xưa.

Các tác phẩm khác của Võ Hồng

Nửa Chữ Cũng Thầy

Nụ Cười Rưng Rưng

Ngôi Sao Khiêm Tốn

Nghĩ Về Mẹ

Một Ngày Cho Mẹ

Một Bông Hồng Cho Cha

Lời Sám Hối Của Cha

Áo Em Cài Hoa Trắng

Xuất hành năm mới

Trận đòn hòa giải

Tình Yêu Đất

Tiếng chuông triêu mộ

Những ngày Lương văn Chánh

Nhớ thầy cũ

Mùa Xuân nghe tiếng chim

Màu áo nâu sòng

Mái Chùa xưa

Lương Mai

Lễ cúng trường

Không coi thường khuyết điểm nhỏ

Khoảng trống sau lưng

Hữu thân hữu khổ

HOA KHẾ LƯNG ĐỒI

Đi con đường khác

Con suối mùa Xuân

Chân Dung Hạnh Phúc

Cánh thiệp đầu xuân

Bên kia đường

Bên đập đồng cháy

Trầm tư