chương 4
Tác giả: Vu gia
Tròn nửa đời người, Nguyễn Công Trứ mới cảm nhận hết mùi cay đắng. Ngày đỗ đầu xứ sau một kỳ sát hạch Tiến Ích (Ngày xưa, chừng một năm, các trường Đốc học ở tỉnh, Giáo thụ ở phủ, Huấn đạo ở huyện, đều có mở các kỳ khảo hạch khả năng các sĩ tử để xem việc học hành có tiến bộ hay không. Những kỳ khảo hạch này gọi là hạch Tiến Ích) cùng với các thí sinh hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Nguyễn Công Trứ thấy trước mắt con đường tương lai rộng mở. Có lẽ, ông là ông đầu xứ thường hay lê la với đám hát cô đầu, với những sòng tổ tôm, mạt chược. Thân phụ ông cũng có lúc la rầy, nhưng chứng nào tật nấy. Con một có cái hư của con một, con bầy có cái hỏng của con bầy. Và thân phụ của ông chỉ còn biết thở dài. Hỏng kỳ thi hương lần này do ông nhiều hơn là do số mệnh.
Ngày đỗ đầu xứ, ông đi hát xướng những mấy ngày liền, thân phụ ông đã đe nẹt:
- Anh nhớ rằng đỗ đầu xứ kỳ thi hạch Tiến Ích không là gì hết. So sánh chẳng có gì hay, nhưng nói cho anh biết, ngày bằng tuổi anh, thầy đã được quyền viết chữ sĩ có bộ nhơn kèm theo rồi, và với dòng họ cũng nở mày nở mặt. Anh đã nên bề gia thất, thầy không muốn quở mắng anh nhiều. Mọi việc ở đời nên biết dừng lại đúng lúc, đúng nơi. Anh nghiệm lấy mà sống để khỏi xấu mặt với tiền nhân.
Thật là bỉ mặt với tổ tông. Nguyễn Công Trứ cột chặt cửa thư phòng không để cho vợ con quấy rầy. Ông thẩn thờ nhìn vòng khói nhang chập chờn hư ảo trên bàn thờ gia tiên. Ông cầu xin tiền nhân chứng giám cho lòng ông. Lúc này, ông mới thấy hết cái tài hay chữ, cái danh đầu xứ vùng Hoan Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh) đã hại ông. Và hình ảnh thân phụ như hiện về trong ông với nụ cười hiền từ nhưng không kém phần nghiêm khắc. Ông khẽ nhếch môi cười, vì ông hiểu được nụ cười của thân phụ. Ai không vui khi trồng cây được hái quả ngọt lành. Ngay từ nhỏ, ông đã được cho là người sáng dạ và thân phụ ông thường cười bằng mắt trước những lời khen của những người quen biết. Theo mẫu thân kể lại, thì năm Giáp Thìn, Cảnh Hưng thứ 45 (1784), quân lính kiêu căng, kéo bè kết cánh kéo vào tận phủ chúa đòi ban thưởng và đập phá dinh thự Tán quận công Nguyễn Khản (anh ruột Nguyễn Du). Thân phụ ông buồn lắm, nhưng còn nhờ vào đứa con trai thông minh dĩnh ngộ nên khuây khỏa nỗi buồn. Với mẹ, thì cậu Củng thời nhỏ cái gì cũng nhất thiên hạ. Và... Nguyễn Công Trứ thở dài, nhìn làn khói nhang khi mờ khi tỏ qua luồng ánh sáng dọi vào vách phên tre đã tróc cứt trâu.
Nhớ lại ngày ấy, hai cha con đi chơi, ngang qua cái cống được xây ghép bằng đá xanh, thân phụ của ông chỉ vào, nói:
Đá xanh ghép cống, hòn dưới chống hòn trên
Cậu bé Củng nhìn quanh và dừng lại mái ngói lợp âm dương của ngôi nhà bên đường, nói ngay:
Ngói đỏ lợp nghè, lớp sau đè lớp trước
Ông không ngờ câu đối bất chợt của đứa bé bảy tuổi đã làm cho thân phụ vui, quên vận nước đang hồi điên đảo. Rồi dường như cũng vào năm đó, thân phụ ông tiếp khách, lâu lâu lại kéo thuốc lào, thả khói thơm lừng. Khách hỏi thân phụ ông đã dạy ông phép làm thơ chưa. Thân phụ ông cho rằng con còn nhỏ chưa đến lúc khai tâm. Bé Củng thấy cha vê thuốc lào vào điếu, vội đốt đóm hầu. Việc này không ai buộc, nhưng cậu bé Củng thích tiếng kêu ro ro của nó và thích ngửi mùi thơm dễ chịu, nên tình nguyện và chưa một lần bị quở mắng. Thấy khói thuốc lào quánh đặc từ miệng, từ mũi của thân phụ bay ra, cậu bé Củng ứng khẩu:
Nín hơi biển động ba từng sóng
Há miệng rồng bay chín khúc mây
Khách vỗ đùi khen hay. Thân phụ của ông tròn mắt nhìn. Như được động viên, cậu bé Củng sung sướng đọc tiếp:
Ba từng sóng dội vang trời bể
Năm sắc mây bay thấp thoáng trời
Khách xoa đầu cậu bé sáng dạ, tương lai phong vân đắc lộ, sự nghiệp kinh nhân và xin phép chủ nhà được phép khai tâm cho đứa bé. Và đó là người thầy đầu tiên của Nguyễn Công Trứ. Ngày theo song thân giã từ người thầy đức độ trở lại quê cha đất tổ ở làng Uy Viễn này, ông nào có biết gì. Ông cứ tưởng vì lo kiếm thầy giỏi để ông có điều kiện được học những điều hay điều tốt của thánh hiền nhằm lớn lên giúp nhà, giúp nước, chớ nào biết Đức Ngạn hầu muốn về quê ẩn dật giữ tròn chữ trung, bảo toàn danh tiết.
Trước ngày lên đường, cậu bé Củng đến tạ ơn người thầy đầu tiên câu đối:
Tuy tôn sư chi giáo trạch vô cùng, hà cảm xá cận nhi cầu viễn
Nhi quốc gia chi học qui hữu định, tương sử tự hạ tiệm thăng cao
(Tuy ơn giáo dục của tôn sư vô cùng, đâu dám bỏ nơi gần mà tìm nơi xa
Nhưng phép học hành của quốc gia có định, nên phải từ chỗ thấp mà bước lên chỗ cao)
Năm đó, tuổi của ông vừa tròn con giáp. Nguyễn Công Trứ nhớ lại và thầm cười một mình. Kể cũng lạ. Ngày ấy chẳng hiểu sao, ông nói toàn những giọng trổ trời, nghịch ngợm, nhưng người lớn nghe được cứ cho rằng, đó là văn chương khẩu khí. Hồi mới học phép làm thơ, gặp lúc trời mưa giông, có người ném gánh cỏ cho trâu xuống đất, chạy vào núp mưa dưới mái hiên. Vừa tạnh hạt, người nọ vội chào chủ nhà rồi chạy ra xốc gánh cỏ, bươn thẳng. Cậu bé Củng ứng những lời thầy dạy, tức cảnh đọc sang sảng:
Tạnh cơn phong vũ lò ngay mặt
Sẵn gánh càn khôn ghé thẳng vai
Ai nấy đều tấm tắt khen hay và khí khái, làm cậu bé Củng xấu hổ không biết trốn vào đâu. Nếu ở nhà, chắc chắn cậu sẽ sà vào lòng mẹ.
Và nào chỉ vậy. Một lần khách đến thăm nhà, thân phụ cho người sai ông lên hầu trà. Khách thấy ông vội ngớ người và khen lấy khen để. Khen thật chứ không phải là khen lấy lòng. Bởi trước đây, người khách ấy không biết ông là con nhà ai cũng đã thốt lên: "Khả úy đoan đoan đích hậu sinh” (Kẻ hậu sinh này rất đáng sợ).
Sự thể chẳng là một hôm ở nhà thầy học, ông theo bạn bè về quê hương người trưởng tràng chơi, giữa đường gặp đoàn xe ngựa, dù lọng rợp trời, ai nấy đều tránh dạt hai bên đường, riêng cậu bé Củng cứ như chôn chân tại chỗ, tròn mắt nhìn, vì mọi thứ đối với cậu đều lạ mắt quá.
Bị cho là vô lễ, cậu bé Củng bị lính bắt, vội khóc lóc hô hoán rầm trời. Các bạn bè, kể cả anh trưởng tràng chẳng ai dám bước ra nói một lời van xin. Kiệu của vị quan lớn tới hỏi đầu đuôi, và ra vế đối:
Khách khoa bảng, khách văn chương, giữa quan khách, khách lại gặp khách
Bé Củng lấy tay áo chùi nước mắt, nhìn vào chiếc kiệu, đối ngay:
Ai anh hùng, ai hào kiệt, trong trần ai, ai dễ biết ai ?
Nhắc lại chuyện đó, thực tình Nguyễn Công Trứ không hiểu sao mọi người cứ cho ông là thần đồng. Chẳng lẽ hễ ai biết ứng đối nhanh, biết làm thơ hay là làm vương làm tướng được hết hay sao ? Tuy còn nhỏ, nhưng Nguyễn Công Trứ đã thấy đó là điều lạ.
Còn đang nghĩ vu vơ, thì thân phụ ông vuốt râu mỉm cười, sung sướng bảo:
- Cậu ấm (vì con quan) hãy tạ ơn quan bác và ứng khẩu kính quan bác bài thơ.
Ấm Củng đỏ mặt, lí nhí trong miệng xin khách ra đề. Khách cũng đưa tay vuốt chòm râu ra chiều sung sướng, dõi nhìn ra ngoài vườn rồi bảo bé Củng vịnh cây cau.
Ấm Củng nhìn hàng cau cao vút ngoài vướn, lấy ý, lựa vần rồi xin phép, đọc liền một mạch:
Ơn chúa vun trồng kể xiết bao,
Càng ngày càng một rấn lên cao.
Lưng đeo vai bạc sương vừa nhuốm,
Đầu đội tàn xanh nắng chẳng vào.
Buồng chất cháu con khôn xiết kể,
Nhà nhiều quan khách dễ khuyên chào.
Kình thiên một cột đưa tay chống,
Dẫu gió lung lay cũng chẳng nao.
Nghe xong, khách cười khà, khen nức nở. Thân phụ của ông cũng lấy làm sung sướng. Nhưng thời của cậu ấm Củng sớm đi qua. Mới mười bốn, mười lăm tuổi, Nguyễn Công Trứ đã được gia đình kiếm vợ những mong sớm có người nối dõi tông đường. Và cậu ấm cứ vẫn là cậu ấm chẳng nên thân chút nào. Những lời khen của người lớn, nhất là khi trở thành "ông đầu xứ", thì Nguyễn Công Trứ càng tự tin – tự tin đến độ quá quắt.
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Khi Nguyễn Công Trứ đỗ đầu xứ, Nguyễn Trùng Quang ở phủ Thạch Hà (Hà Tĩnh) nghe tiếng, ghé đến thăm và mời Nguyễn Công Trứ đến nhà chơi. Đúng hẹn, Nguyễn Công Trứ đến chỉ thấy ngoài cửa sổ đề câu đối:
Sinh nê nhi bất nhiễm
Hữu xạ tự nhiên hương
(Sinh nơi bùn mà không nhiễm
Có chất xạ tự nhiên thơm)
Nhếch môi cười thầm trong bụng, Nguyễn Công Trứ ung dung bước vào chào chủ nhà và thấy trên bàn có sẵn giấy bút nên xin được đề mấy chữ. Nguyễn Công Trứ không đợi nhiều. Chủ nhà gật đầu mời ông phóng bút ngay:
Cửa sấm dám đâu mang trống lại
Đất người đành phải vác chiêng đi
Tuy rút ra từ hai câu tục ngữ: “Đánh trống trước cửa nhà sấm" và "Vác chiêng đi đánh xứ người”, nhưng ông đầu xứ Nguyễn Trùng Quang hiểu người khách trẻ muốn nói gì, vội vàng đứng dậy chắp tay vái Nguyễn Công Trứ và xin chịu làm em, mặc dù tuổi có lớn hơn.
Nguyễn Công Trứ từ chối. Nguyễn Trùng Quang viết bên dưới câu đối nôm của Nguyễn Công Trứ hai câu thơ chữ Hán:
Kinh nhân văn tự đề giai cú,
Tuyệt thế anh tài kiến thiếu niên.
(Văn tự kinh người đời, đề đôi giai cú,
Anh tài tuyệt cõi thế, thấy kẻ thiếu niên)
Từ chối không được, Nguyễn Công Trứ bèn cúi đầu tạ lễ, rồi hai người cùng ngồi lại đàm đạo văn chương. Khi chia tay, Nguyễn Trùng Quang viết tặng riêng cho Nguyễn Công Trứ hai câu thơ nói lên lòng thành thật của mình:
Khắc chấn danh gia năng hữu tử
Bất tài tiện đệ nhượng vi huynh
(Nối nghiệp danh gia sanh được con tài giỏi
Kém tài, tiện đệ nhường bậc đàn anh)
Nguyễn Công Trứ sướng lắm và hai người thường hay qua lại, rủ nhau đi viếng chùa này, đi thăm cảnh nọ. Một hôm nghe Nguyễn Trùng Quang báo có vị sư trụ trì một chùa không xa lắm, chữ nghĩa cũng giỏi. Nguyễn Công Trứ chờ dịp thuận tiện đi viếng cảnh chùa.
Đi đường cũng mệt, gặp cảnh chùa vắng lặng, Nguyễn Công Trứ bước thẳng xuống bếp hi vọng gặp ai đó xin miếng nước. Không dè khi vào tới bếp, vị sư đứng bên trong lên tiếng:
Khách khứa quản chi ông bếp núc
À, chắc vị sư giỏi chữ đây rồi ! Nguyễn Công Trứ thấy lòng phấn khởi, quên cả sự mệt nhọc đường trường. Nguyễn Công Trứ bình tĩnh rót tô nước vối uống một hơi ngon lành rồi nhìn vị sư đang vẫn sắp lại mấy vại cà, đối ngay:
Trai chay mà có vại cà sư
Vị sư đứng bật dậy tròn mắt nhìn người khách trẻ. Còn Nguyễn Công Trứ thì mỉm cười. Ở vùng Nghệ Tĩnh vại cà và bà vãi đều nói là vại, nên câu đối của ông vô tình lại khá thâm thúy.
Vị sư chắp tay lên ngực, ngước mặt nhìn trần nhà, nói:
Xin chứng minh cho, Nam Mô A Di Đà Phật
Nghe vậy càng làm cho hào khí của Nguyễn Công Trứ bốc lên, quên hẳn mọi thứ trên đời. Với Nguyễn Công Trứ lúc này phải rạch ròi hơn thua trên tài trí, chữ nghĩa thánh hiền. Nguyễn Công Trứ đưa tay sửa lại nồi nước vối trên bếp, tiếp lời:
Còn chiếu giám đó, Đông trù Tư mệnh tướng quân
Dù là kẻ tu hành không thích hơn thua, nhưng nghe người khách trẻ chế nhạo mình, vị trụ trì cũng khẽ nhíu mày. Bên mời phật, bên nhờ vua bếp ra minh chứng, quả thực là hay, là tài trí. Vị sư nói tiếp:
Đọc ba mươi sáu quyển kinh, không thiên địa thánh thần nhưng khỏi tục
Nguyễn Công Trứ hiểu ý nhà sư, nhưng đã bước vào trường chữ nghĩa rồi, chẳng lẽ chịu thua ? Nguyễn Công Trứ đối ngay:
Hay tám vạn tư mặc kệ, không quân thần phụ tử đếch ra người
- Mô Phật ! Thí chủ đây có phải người đầu xứ của vùng Hoan Châu không ?
- Xin đừng trách bần tăng có mắt không tròng. Mời thí chủ quá bước lại trai phòng đàm đạo. Bần tăng nghe danh đã lâu, nhưng bữa nay mới gặp mặt. Danh bất hư truyền. Hay lắm, hay lắm!
*
* *
Hỏng kỳ thi hương lần này (1807) tuy không có nỗi buồn nào bằng, nhưng nghĩ lại, Nguyễn Công Trứ nghiệm ra bài học nhớ đời. Những năm gần đây, từ kẻ sĩ đến thường dân đều truyền miệng bản Truyện Kiều của Nguyễn Tiên Điền. Cái tài, cái hay của bản thơ nôm, Nguyễn Công Trứ đã thấy và lúc này ông có cảm giác như Nguyễn Tiên Điền nhắc nhở mình: Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Đúng là, biết khôn cớ sự đã rồi. Khổng tử đã dạy: Tam thập nhi lập. Thế mà, ông đã làm được gì đâu. Thân phụ ông cũng là Đức Ngạn hầu thật đấy, nhưng nào có gì ngoài cái nhà tranh ba gian, một miếng vườn nho nhỏ và mấy chồng sách cũ. Ông rất qúi, rất kính trọng cuộc sống đạm bạc của thân phụ trước hoàn cảnh nước nhà nghiêng ngữa. Mọi ước mơ của thân phụ, ông là người duy nhất phải gánh vác, chu toàn mà chưa có gì ra hồn. Nhìn vợ con khổ cực, Nguyễn Công Trứ ứa nước mắt, gắng gượng làm vui. Phải gắng vậy ! Phải gắng vậy ! Nguyễn Công Trứ thầm dặn lòng như thế và nhúng cây bút lông vào nghiêng mực.
Cảnh muộn đi về nghĩ cũng rầu,
Trông gương mà thẹn với hàm râu.
Có từng gian hiểm mình càng trí,
Song lắm phong trần lụy cũng sâu.
Năm ấy đã qua thời chẳng lại,
Giống kia có muộn mới còn lâu.
Khi vui diễu cợt mà chơi vậy,
Tuổi tác ngần này đã chịu đâu.
Tận nhân lực tri thiên mệnh. Ông đã tận lực đâu. Vẫn thói nào tật nấy. Mất bò mới lo làm chuồng. Phải gắng vậy ! Phải gắng vậy ! Nếu buông xuôi, thì ông chỉ là anh đồ gàn làm khổ vợ con và lúc chết xuống suối vàng đâu dám gặp mặt tổ tiên. Ở đời đâu phải ai cũng “tam thập nhi lập”, đâu thiếu người ngoài bốn mươi mới nên danh phận, chớ nào chỉ mình ông. Phải gắng thôi ! Phải gắng thôi !
Tròn nửa đời người, Nguyễn Công Trứ mới cảm nhận hết mùi cay đắng. Ngày đỗ đầu xứ sau một kỳ sát hạch Tiến Ích (Ngày xưa, chừng một năm, các trường Đốc học ở tỉnh, Giáo thụ ở phủ, Huấn đạo ở huyện, đều có mở các kỳ khảo hạch khả năng các sĩ tử để xem việc học hành có tiến bộ hay không. Những kỳ khảo hạch này gọi là hạch Tiến Ích) cùng với các thí sinh hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Nguyễn Công Trứ thấy trước mắt con đường tương lai rộng mở. Có lẽ, ông là ông đầu xứ thường hay lê la với đám hát cô đầu, với những sòng tổ tôm, mạt chược. Thân phụ ông cũng có lúc la rầy, nhưng chứng nào tật nấy. Con một có cái hư của con một, con bầy có cái hỏng của con bầy. Và thân phụ của ông chỉ còn biết thở dài. Hỏng kỳ thi hương lần này do ông nhiều hơn là do số mệnh.
Ngày đỗ đầu xứ, ông đi hát xướng những mấy ngày liền, thân phụ ông đã đe nẹt:
- Anh nhớ rằng đỗ đầu xứ kỳ thi hạch Tiến Ích không là gì hết. So sánh chẳng có gì hay, nhưng nói cho anh biết, ngày bằng tuổi anh, thầy đã được quyền viết chữ sĩ có bộ nhơn kèm theo rồi, và với dòng họ cũng nở mày nở mặt. Anh đã nên bề gia thất, thầy không muốn quở mắng anh nhiều. Mọi việc ở đời nên biết dừng lại đúng lúc, đúng nơi. Anh nghiệm lấy mà sống để khỏi xấu mặt với tiền nhân.
Thật là bỉ mặt với tổ tông. Nguyễn Công Trứ cột chặt cửa thư phòng không để cho vợ con quấy rầy. Ông thẩn thờ nhìn vòng khói nhang chập chờn hư ảo trên bàn thờ gia tiên. Ông cầu xin tiền nhân chứng giám cho lòng ông. Lúc này, ông mới thấy hết cái tài hay chữ, cái danh đầu xứ vùng Hoan Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh) đã hại ông. Và hình ảnh thân phụ như hiện về trong ông với nụ cười hiền từ nhưng không kém phần nghiêm khắc. Ông khẽ nhếch môi cười, vì ông hiểu được nụ cười của thân phụ. Ai không vui khi trồng cây được hái quả ngọt lành. Ngay từ nhỏ, ông đã được cho là người sáng dạ và thân phụ ông thường cười bằng mắt trước những lời khen của những người quen biết. Theo mẫu thân kể lại, thì năm Giáp Thìn, Cảnh Hưng thứ 45 (1784), quân lính kiêu căng, kéo bè kết cánh kéo vào tận phủ chúa đòi ban thưởng và đập phá dinh thự Tán quận công Nguyễn Khản (anh ruột Nguyễn Du). Thân phụ ông buồn lắm, nhưng còn nhờ vào đứa con trai thông minh dĩnh ngộ nên khuây khỏa nỗi buồn. Với mẹ, thì cậu Củng thời nhỏ cái gì cũng nhất thiên hạ. Và... Nguyễn Công Trứ thở dài, nhìn làn khói nhang khi mờ khi tỏ qua luồng ánh sáng dọi vào vách phên tre đã tróc cứt trâu.
Nhớ lại ngày ấy, hai cha con đi chơi, ngang qua cái cống được xây ghép bằng đá xanh, thân phụ của ông chỉ vào, nói:
Đá xanh ghép cống, hòn dưới chống hòn trên
Cậu bé Củng nhìn quanh và dừng lại mái ngói lợp âm dương của ngôi nhà bên đường, nói ngay:
Ngói đỏ lợp nghè, lớp sau đè lớp trước
Ông không ngờ câu đối bất chợt của đứa bé bảy tuổi đã làm cho thân phụ vui, quên vận nước đang hồi điên đảo. Rồi dường như cũng vào năm đó, thân phụ ông tiếp khách, lâu lâu lại kéo thuốc lào, thả khói thơm lừng. Khách hỏi thân phụ ông đã dạy ông phép làm thơ chưa. Thân phụ ông cho rằng con còn nhỏ chưa đến lúc khai tâm. Bé Củng thấy cha vê thuốc lào vào điếu, vội đốt đóm hầu. Việc này không ai buộc, nhưng cậu bé Củng thích tiếng kêu ro ro của nó và thích ngửi mùi thơm dễ chịu, nên tình nguyện và chưa một lần bị quở mắng. Thấy khói thuốc lào quánh đặc từ miệng, từ mũi của thân phụ bay ra, cậu bé Củng ứng khẩu:
Nín hơi biển động ba từng sóng
Há miệng rồng bay chín khúc mây
Khách vỗ đùi khen hay. Thân phụ của ông tròn mắt nhìn. Như được động viên, cậu bé Củng sung sướng đọc tiếp:
Ba từng sóng dội vang trời bể
Năm sắc mây bay thấp thoáng trời
Khách xoa đầu cậu bé sáng dạ, tương lai phong vân đắc lộ, sự nghiệp kinh nhân và xin phép chủ nhà được phép khai tâm cho đứa bé. Và đó là người thầy đầu tiên của Nguyễn Công Trứ. Ngày theo song thân giã từ người thầy đức độ trở lại quê cha đất tổ ở làng Uy Viễn này, ông nào có biết gì. Ông cứ tưởng vì lo kiếm thầy giỏi để ông có điều kiện được học những điều hay điều tốt của thánh hiền nhằm lớn lên giúp nhà, giúp nước, chớ nào biết Đức Ngạn hầu muốn về quê ẩn dật giữ tròn chữ trung, bảo toàn danh tiết.
Trước ngày lên đường, cậu bé Củng đến tạ ơn người thầy đầu tiên câu đối:
Tuy tôn sư chi giáo trạch vô cùng, hà cảm xá cận nhi cầu viễn
Nhi quốc gia chi học qui hữu định, tương sử tự hạ tiệm thăng cao
(Tuy ơn giáo dục của tôn sư vô cùng, đâu dám bỏ nơi gần mà tìm nơi xa
Nhưng phép học hành của quốc gia có định, nên phải từ chỗ thấp mà bước lên chỗ cao)
Năm đó, tuổi của ông vừa tròn con giáp. Nguyễn Công Trứ nhớ lại và thầm cười một mình. Kể cũng lạ. Ngày ấy chẳng hiểu sao, ông nói toàn những giọng trổ trời, nghịch ngợm, nhưng người lớn nghe được cứ cho rằng, đó là văn chương khẩu khí. Hồi mới học phép làm thơ, gặp lúc trời mưa giông, có người ném gánh cỏ cho trâu xuống đất, chạy vào núp mưa dưới mái hiên. Vừa tạnh hạt, người nọ vội chào chủ nhà rồi chạy ra xốc gánh cỏ, bươn thẳng. Cậu bé Củng ứng những lời thầy dạy, tức cảnh đọc sang sảng:
Tạnh cơn phong vũ lò ngay mặt
Sẵn gánh càn khôn ghé thẳng vai
Ai nấy đều tấm tắt khen hay và khí khái, làm cậu bé Củng xấu hổ không biết trốn vào đâu. Nếu ở nhà, chắc chắn cậu sẽ sà vào lòng mẹ.
Và nào chỉ vậy. Một lần khách đến thăm nhà, thân phụ cho người sai ông lên hầu trà. Khách thấy ông vội ngớ người và khen lấy khen để. Khen thật chứ không phải là khen lấy lòng. Bởi trước đây, người khách ấy không biết ông là con nhà ai cũng đã thốt lên: "Khả úy đoan đoan đích hậu sinh” (Kẻ hậu sinh này rất đáng sợ).
Sự thể chẳng là một hôm ở nhà thầy học, ông theo bạn bè về quê hương người trưởng tràng chơi, giữa đường gặp đoàn xe ngựa, dù lọng rợp trời, ai nấy đều tránh dạt hai bên đường, riêng cậu bé Củng cứ như chôn chân tại chỗ, tròn mắt nhìn, vì mọi thứ đối với cậu đều lạ mắt quá.
Bị cho là vô lễ, cậu bé Củng bị lính bắt, vội khóc lóc hô hoán rầm trời. Các bạn bè, kể cả anh trưởng tràng chẳng ai dám bước ra nói một lời van xin. Kiệu của vị quan lớn tới hỏi đầu đuôi, và ra vế đối:
Khách khoa bảng, khách văn chương, giữa quan khách, khách lại gặp khách
Bé Củng lấy tay áo chùi nước mắt, nhìn vào chiếc kiệu, đối ngay:
Ai anh hùng, ai hào kiệt, trong trần ai, ai dễ biết ai ?
Nhắc lại chuyện đó, thực tình Nguyễn Công Trứ không hiểu sao mọi người cứ cho ông là thần đồng. Chẳng lẽ hễ ai biết ứng đối nhanh, biết làm thơ hay là làm vương làm tướng được hết hay sao ? Tuy còn nhỏ, nhưng Nguyễn Công Trứ đã thấy đó là điều lạ.
Còn đang nghĩ vu vơ, thì thân phụ ông vuốt râu mỉm cười, sung sướng bảo:
- Cậu ấm (vì con quan) hãy tạ ơn quan bác và ứng khẩu kính quan bác bài thơ.
Ấm Củng đỏ mặt, lí nhí trong miệng xin khách ra đề. Khách cũng đưa tay vuốt chòm râu ra chiều sung sướng, dõi nhìn ra ngoài vườn rồi bảo bé Củng vịnh cây cau.
Ấm Củng nhìn hàng cau cao vút ngoài vướn, lấy ý, lựa vần rồi xin phép, đọc liền một mạch:
Ơn chúa vun trồng kể xiết bao,
Càng ngày càng một rấn lên cao.
Lưng đeo vai bạc sương vừa nhuốm,
Đầu đội tàn xanh nắng chẳng vào.
Buồng chất cháu con khôn xiết kể,
Nhà nhiều quan khách dễ khuyên chào.
Kình thiên một cột đưa tay chống,
Dẫu gió lung lay cũng chẳng nao.
Nghe xong, khách cười khà, khen nức nở. Thân phụ của ông cũng lấy làm sung sướng. Nhưng thời của cậu ấm Củng sớm đi qua. Mới mười bốn, mười lăm tuổi, Nguyễn Công Trứ đã được gia đình kiếm vợ những mong sớm có người nối dõi tông đường. Và cậu ấm cứ vẫn là cậu ấm chẳng nên thân chút nào. Những lời khen của người lớn, nhất là khi trở thành "ông đầu xứ", thì Nguyễn Công Trứ càng tự tin – tự tin đến độ quá quắt.
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Khi Nguyễn Công Trứ đỗ đầu xứ, Nguyễn Trùng Quang ở phủ Thạch Hà (Hà Tĩnh) nghe tiếng, ghé đến thăm và mời Nguyễn Công Trứ đến nhà chơi. Đúng hẹn, Nguyễn Công Trứ đến chỉ thấy ngoài cửa sổ đề câu đối:
Sinh nê nhi bất nhiễm
Hữu xạ tự nhiên hương
(Sinh nơi bùn mà không nhiễm
Có chất xạ tự nhiên thơm)
Nhếch môi cười thầm trong bụng, Nguyễn Công Trứ ung dung bước vào chào chủ nhà và thấy trên bàn có sẵn giấy bút nên xin được đề mấy chữ. Nguyễn Công Trứ không đợi nhiều. Chủ nhà gật đầu mời ông phóng bút ngay:
Cửa sấm dám đâu mang trống lại
Đất người đành phải vác chiêng đi
Tuy rút ra từ hai câu tục ngữ: “Đánh trống trước cửa nhà sấm" và "Vác chiêng đi đánh xứ người”, nhưng ông đầu xứ Nguyễn Trùng Quang hiểu người khách trẻ muốn nói gì, vội vàng đứng dậy chắp tay vái Nguyễn Công Trứ và xin chịu làm em, mặc dù tuổi có lớn hơn.
Nguyễn Công Trứ từ chối. Nguyễn Trùng Quang viết bên dưới câu đối nôm của Nguyễn Công Trứ hai câu thơ chữ Hán:
Kinh nhân văn tự đề giai cú,
Tuyệt thế anh tài kiến thiếu niên.
(Văn tự kinh người đời, đề đôi giai cú,
Anh tài tuyệt cõi thế, thấy kẻ thiếu niên)
Từ chối không được, Nguyễn Công Trứ bèn cúi đầu tạ lễ, rồi hai người cùng ngồi lại đàm đạo văn chương. Khi chia tay, Nguyễn Trùng Quang viết tặng riêng cho Nguyễn Công Trứ hai câu thơ nói lên lòng thành thật của mình:
Khắc chấn danh gia năng hữu tử
Bất tài tiện đệ nhượng vi huynh
(Nối nghiệp danh gia sanh được con tài giỏi
Kém tài, tiện đệ nhường bậc đàn anh)
Nguyễn Công Trứ sướng lắm và hai người thường hay qua lại, rủ nhau đi viếng chùa này, đi thăm cảnh nọ. Một hôm nghe Nguyễn Trùng Quang báo có vị sư trụ trì một chùa không xa lắm, chữ nghĩa cũng giỏi. Nguyễn Công Trứ chờ dịp thuận tiện đi viếng cảnh chùa.
Đi đường cũng mệt, gặp cảnh chùa vắng lặng, Nguyễn Công Trứ bước thẳng xuống bếp hi vọng gặp ai đó xin miếng nước. Không dè khi vào tới bếp, vị sư đứng bên trong lên tiếng:
Khách khứa quản chi ông bếp núc
À, chắc vị sư giỏi chữ đây rồi ! Nguyễn Công Trứ thấy lòng phấn khởi, quên cả sự mệt nhọc đường trường. Nguyễn Công Trứ bình tĩnh rót tô nước vối uống một hơi ngon lành rồi nhìn vị sư đang vẫn sắp lại mấy vại cà, đối ngay:
Trai chay mà có vại cà sư
Vị sư đứng bật dậy tròn mắt nhìn người khách trẻ. Còn Nguyễn Công Trứ thì mỉm cười. Ở vùng Nghệ Tĩnh vại cà và bà vãi đều nói là vại, nên câu đối của ông vô tình lại khá thâm thúy.
Vị sư chắp tay lên ngực, ngước mặt nhìn trần nhà, nói:
Xin chứng minh cho, Nam Mô A Di Đà Phật
Nghe vậy càng làm cho hào khí của Nguyễn Công Trứ bốc lên, quên hẳn mọi thứ trên đời. Với Nguyễn Công Trứ lúc này phải rạch ròi hơn thua trên tài trí, chữ nghĩa thánh hiền. Nguyễn Công Trứ đưa tay sửa lại nồi nước vối trên bếp, tiếp lời:
Còn chiếu giám đó, Đông trù Tư mệnh tướng quân
Dù là kẻ tu hành không thích hơn thua, nhưng nghe người khách trẻ chế nhạo mình, vị trụ trì cũng khẽ nhíu mày. Bên mời phật, bên nhờ vua bếp ra minh chứng, quả thực là hay, là tài trí. Vị sư nói tiếp:
Đọc ba mươi sáu quyển kinh, không thiên địa thánh thần nhưng khỏi tục
Nguyễn Công Trứ hiểu ý nhà sư, nhưng đã bước vào trường chữ nghĩa rồi, chẳng lẽ chịu thua ? Nguyễn Công Trứ đối ngay:
Hay tám vạn tư mặc kệ, không quân thần phụ tử đếch ra người
- Mô Phật ! Thí chủ đây có phải người đầu xứ của vùng Hoan Châu không ?
- Xin đừng trách bần tăng có mắt không tròng. Mời thí chủ quá bước lại trai phòng đàm đạo. Bần tăng nghe danh đã lâu, nhưng bữa nay mới gặp mặt. Danh bất hư truyền. Hay lắm, hay lắm!
*
* *
Hỏng kỳ thi hương lần này (1807) tuy không có nỗi buồn nào bằng, nhưng nghĩ lại, Nguyễn Công Trứ nghiệm ra bài học nhớ đời. Những năm gần đây, từ kẻ sĩ đến thường dân đều truyền miệng bản Truyện Kiều của Nguyễn Tiên Điền. Cái tài, cái hay của bản thơ nôm, Nguyễn Công Trứ đã thấy và lúc này ông có cảm giác như Nguyễn Tiên Điền nhắc nhở mình: Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Đúng là, biết khôn cớ sự đã rồi. Khổng tử đã dạy: Tam thập nhi lập. Thế mà, ông đã làm được gì đâu. Thân phụ ông cũng là Đức Ngạn hầu thật đấy, nhưng nào có gì ngoài cái nhà tranh ba gian, một miếng vườn nho nhỏ và mấy chồng sách cũ. Ông rất qúi, rất kính trọng cuộc sống đạm bạc của thân phụ trước hoàn cảnh nước nhà nghiêng ngữa. Mọi ước mơ của thân phụ, ông là người duy nhất phải gánh vác, chu toàn mà chưa có gì ra hồn. Nhìn vợ con khổ cực, Nguyễn Công Trứ ứa nước mắt, gắng gượng làm vui. Phải gắng vậy ! Phải gắng vậy ! Nguyễn Công Trứ thầm dặn lòng như thế và nhúng cây bút lông vào nghiêng mực.
Cảnh muộn đi về nghĩ cũng rầu,
Trông gương mà thẹn với hàm râu.
Có từng gian hiểm mình càng trí,
Song lắm phong trần lụy cũng sâu.
Năm ấy đã qua thời chẳng lại,
Giống kia có muộn mới còn lâu.
Khi vui diễu cợt mà chơi vậy,
Tuổi tác ngần này đã chịu đâu.
Tận nhân lực tri thiên mệnh. Ông đã tận lực đâu. Vẫn thói nào tật nấy. Mất bò mới lo làm chuồng. Phải gắng vậy ! Phải gắng vậy ! Nếu buông xuôi, thì ông chỉ là anh đồ gàn làm khổ vợ con và lúc chết xuống suối vàng đâu dám gặp mặt tổ tiên. Ở đời đâu phải ai cũng “tam thập nhi lập”, đâu thiếu người ngoài bốn mươi mới nên danh phận, chớ nào chỉ mình ông. Phải gắng thôi ! Phải gắng thôi !