watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nho tướng công Nguyễn công Trứ-chương 6 - tác giả Vu gia Vu gia

Vu gia

chương 6

Tác giả: Vu gia

Họp tới họp lui những mấy ngày mà kế hoạch quân cơ cũng chưa ổn. Nguyễn Công Trứ cứ yên lặng ngồi nghe. Vì đây là lần đầu tiên ông vừa làm Tham tán quân vụ, vừa làm Binh bộ thị lang, lại vừa coi sóc Tào Hình. Đi ra tướng võ, đi vào tướng văn rất hợp với chí nguyện của ông. Nhưng cái danh chỉ đủ để lòe người, quan trọng vẫn là cái thực. Phải hăm hở ra tài kinh tế. Hăm hở, ai cũng hăm hở cả, song tài cán ra sao phải thể hiện bằng công việc, không chỉ có những người hôm nay luận công, luận tội, mà cả đến thế hệ mai sau. Ông cha vô tội, quê hương vô tội, ấy mà làm không khéo để đời sau chê trách là đắc tội với quê hương, với tổ tiên. Nhớ lại sau khi thi rớt khóa thi đầu tiên của triều Nguyễn (khóa Đinh Mão, 1807), ông đã nuôi chí, và sáu năm sau, khóa thi hương năm Qúi Dậu, 1813, ông đã đặt bút viết trước khi lều chõng lên đường:
Anh em ơi, băm sáu tuổi rồi, khắp đông tây nam bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tứ xác
Trời đất nhẽ, một phen này nữa, xếp cung kiếm cầm thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng phu kềnh.
Khóa này tuy chỉ là ất bảng (tú tài), song Nguyễn Công Trứ vẫn tự tin. Hơn mười năm đi qua, Nguyễn Công Trứ vẫn không mất niềm tin ấy. Khi còn là chức biên tu Quốc sử quán (Minh Mệnh thứ 2, 1821), ông đã chú ý cuộc khởi nghĩa của nông dân do Phan Bá Vành lãnh đạo. Có lửa mới có khói. Với ông, đây là hệ quả tất yếu của một triều đại chưa mấy ổn định, cùng với việc quản lý một dải đất quá rộng so với các triều vua khác trong lịch sử nước nhà. Ông đã nhìn ra việc ấy lúc Gia Long thống nhất sơn hà, nên đã có suy nghĩ và đón xe vua khi vua Gia Long ra Bắc để chịu sự thụ phong của nhà Thanh (1803) để dâng “Thái bình thập sách”. Nội dung chưa được gọi là hoàn chỉnh lắm so với thực tế đất nước, nhưng về mặt cơ bản ông vẫn còn thấy dùng được.
Giữ lòng trung ái
Chăm đạo dâu con
Mở mang học hành
Chuyên cần nghề nghiệp
Phát triển nông tang
Trừ bỏ dị đoan
Sửa đổi phong tục
Thanh thải tham tàn
Tiến cử tài đức
Giữ nghiêm luật lệ
Nông dân nghèo khổ theo Phan Bá Vành, và Phan Bá Vành làm loạn cũng chẳng qua quan không ra quan, dân chẳng ra dân. Một phần do thiên tai lụt lội, một phần do những người được gọi là "cha mẹ dân" thiếu trách nhiệm, khiến cuộc sống của họ ngày càng đi vào ngõ cụt. Nếu không có nạn đói năm Tân Sửu (1821), thì chưa chắc Phan Bá Vành đã tập hợp được đội quân đông đảo như vậy. Trên trời có ông sao Rua, Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành. Một anh nông dân của thôn Nguyệt Lãm, làng Minh Giám (huyện Vũ Tiên, trấn Nam Định) được nhân dân tôn sùng và trực chiến với quan quân triều đình những năm sáu năm nay không phải là chuyện đơn giản. Khi bàn tới việc này, nhiều người cho đó là đội quân ô hợp liều mình, ông chỉ cười thầm. Hạ thấp địch đồng nghĩa với hạ thấp mình, và không xứng đáng ăn cơm vua hưởng lộc nước. Ông tin những người có quan tâm tới cuộc nổi loạn này, không ai không biết bài vè được truyền tụng trong nhân gian:
Quân ngài khéo kiếm
Chọn những quân ròng
Xứ Bắc cũng lắm
Xứ Đông cũng nhiều
Không riêng ngoài trấn, trong triều
Cả từ mường mán cũng theo mà về.
Dĩ nhiên, ta không loại phần "tô vẽ" của những quân sư, nhưng không thể cho đó là đội quân ô hợp liều mình. Đánh giá thấp anh nông dân Phan Bá Vành là tự giết mình. Ngay từ những ngày đầu, quân của Phan Bá Vành đã tiến đánh các huyện Tiên Minh và Nghi Dương, và triều đình đã tung ra cả một đội quân lớn, có thủy đội lấy ở Nghệ An, Thanh Hóa ra phối hợp còn chưa ăn thua gì, lại còn để y ta liên kết với Thủ ngự sứ (một chức quan võ nhỏ thời nhà Nguyễn) Vũ Đức Cát ở cửa Ba Lạt và Phan Bá Vành thu lượm hết chiến thắng này đến chiến thắng khác. Thế lực của Phan Bá Vành ngày càng lớn mạnh, mở rộng ra cả vùng Nam Định, Thái Bình đã cho thấy Phan Bá Vành không phải không có thực tài. Thống chế Trương Phúc Đặng, trấn thủ Sơn Nam Hạ Lê Mậu Cúc, danh tướng đất Bắc, phò mã của Hoàng triều còn phải chịu thua, đủ thấy việc dẹp loạn Phan Bá Vành không đơn giản như một số người nghĩ. Nhìn vào bản họa đồ, Nguyễn Công Trứ thấy đây là vùng đất bồi khá rộng, có khi đến cả ngàn mẫu. Khi nước triều lên, thì đây là biển nước mênh mông. Khi nước triều xuống, thì đây là bãi lau sậy bạt ngàn. Nơi ấy chắc chắn có những kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho những vạn chài di động và chính những kênh, rạch ấy nuôi sống đội quân của Bá Vành. Đất nước ông bà nào có bỏ bê ai. Xưa kia, Triệu Quang Phục cũng đã dựa vào đầm Dạ Trạch mà đánh quân xâm lược những mấy năm liền, khiến cho bọn giặc ăn không ngon ngủ không yên, chớ nào phải chuyện giỡn chơi. Danh tướng Lê Mậu Cúc chết, thống chế Trương Phúc Đặng bị vua Minh Mệnh giáng bốn cấp, lột áo mũ, không cho lính hầu, đến nỗi xấu hổ quá, thừa lúc đêm vắng nhảy xuống hồ tự vận, cho thấy việc muốn thắng Phan Bá Vành không chỉ có binh ròng tướng mạnh là đủ. Và nếu có thắng bằng binh ròng tướng mạnh thì quân sĩ đôi bên ắt phải thiệt hại nhiều, mà họ có tội tình chi.
Đảo mắt nhìn khắp những người có mặt, từ quan Hiệp Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Hữu Thận, đến Thống quản Phạm Văn Lý, Binh tào Thân Văn Duy,v.v... Nguyễn Công Trứ không thấy ai có khả năng một chọi một với Phan Bá Vành. Nguyễn Công Trứ biết họ đang lo lắng. Nuôi quân ba năm dụng một giờ. Họ hưởng ơn vua lộc nước bao năm để bây giờ nhận liên tiếp mấy đạo dụ của vua mà chưa giải quyết được gì. Ghẻ nhọt bây giờ đã lở loét, hôi thối rồi, không chịu khó chữa trị có khi lụy tới thân. Nguyễn Công Trứ thở dài thật khẽ.
Thượng thư Nguyễn Hữu Thận, Hiệp Tổng trấn Bắc thành nhìn Nguyễn Công Trứ hỏi:
- Tướng quân Uy Viễn có cao kiến gì trong vụ này ?
Nhìn khắp mọi người một lượt, rồi nhìn vào tấm họa đồ, Nguyễn Công Trứ vừa đưa tay chỉ, vừa nói:
- Giặc Bá Vành đang ở đây. Từ cửa sông Trà Lý, sông Lân, chúng có thể đi sâu vào đất liền, vừa liên lạc được cửa Ba Lạt, vừa ngược cửa Thái Bình, cửa Vạn Úc, lên cửa Nam Triệu hoặc xuống cửa Đáy, cửa Lạch Trào... Nói chung, về mặt địa lợi, ta yếu thế hơn Bá Vành. Do đó về mặt nhơn hòa, chúng ta phải tiếp tục khoan sức dân. Lúc này, quan địa phương nào nhũng nhiễu dân lành, ta cứ xử mạnh tay trước, báo về triều đình sau. Được vậy, ta mới hi vọng nắm phần thắng.
Ngừng một chút, Nguyễn Công Trứ vừa nhíu mày, vừa theo dõi phản ứng của những người có mặt, rồi điềm tĩnh nói:
- Bẩm quan lớn, hạ chức nghĩ, đứa khôn mạnh dỗ, đứa ngạo mạnh cho ăn. Muốn dẹp yên giặc Bá Vành, chúng ta phải dựa vào dân. Ức Trai tiên sinh đã từng dạy: Lật thuyền mới thấy dân như nước. Chúng ta càng xa rời dân thì khí thế của giặc càng lên cao. Tóm lại, theo ý hạ chức, muốn phá giặc Bá Vành, chúng ta phải dùng trí hơn dùng sức.
Mọi người đăm chiêu suy nghĩ. Có người gật gù ra vẻ tâm đắc. Có người làm ra vẻ chưa bằng lòng lắm với ý kiến đề xuất của ông. Hồi lâu, Tham hiệp Nghệ An Nguyễn Đức Nhuận lên tiếng, phá tan bầu không khí yên tĩnh mà có phần căng thẳng:
- Ý kiến các ngài đều sai, nhưng...
Trừ Nguyễn Công Trứ, mọi người như chợt tỉnh cơn mơ, đổ dồn ánh mắt vào quan Tham hiệp Nghệ An.
Nguyễn Đức Nhuận chờ mọi người tập trung chú ý mới nói tiếp:
- Vụ này dùng sức thì như chúng ta đã biết, còn dụng trí cũng chưa chắc đã thành công. Nghĩa quân Ba Vành đâu đâu cũng có, kể cả các huyện Giao Thủy, Chân Định, Vũ Tiên, Kiến Xương và cả vùng Thiên Trường. Hạ chức nghĩ, nếu chúng ta chỉ sai một ly ắt đi một dặm, và không khéo chúng ta trở thành những Trương Phúc Đặng.
Ý kiến mà chẳng ý kiến. Đầu quân thì ở sông Bo, Cuối quân còn ở bến đò kênh Kem. Điều đó, hỏi đứa trẻ chăn trâu cũng biết, cần gì phải nói. Nguyễn Công Trứ thở dài chán ngán. Ông chú ý khi Nguyễn Đức Nhuận nhắc tới cái chết của Trương Phúc Đặng, ai nấy đều đổi sắc mặt. Thế đấy ! Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Binh pháp từ xưa đã dạy rồi, ấy mà cả buổi, ông chưa nghe ai nói gì đến điểm mạnh, điểm yếu của quân tình Bá Vành. Nguyễn Công Trứ thất vọng trước lớp người mà trước đây ông đã đánh giá tốt về họ. Nhân vô thập toàn, nhưng thiếu nhân cách là thiếu tất cả. Trước khi vào cuộc họp bàn, ông đã dự kiến đến ý kiến của từng vị quan lớn nhỏ có mặt, song kiểu ý kiến cho có ý kiến thì ông không thể hình dung ra nổi. Nguyễn Công Trứ thở dài và khẽ nhếch môi cười. Hào khí của hôm nào đã tắt, thậm chí đã nguội lạnh trong ông. Mấy ngày qua, các cô đầu xứ Bắc đã sử dụng bài hát nói của ông như một lời mời mọc khách. Bởi đó không chỉ là cái chí của ông mà còn là cái chí của những người trai đất Việt.
Thông minh nhất nam tử,
Yếu vi thiên hạ kỳ.
Trót sinh ra thì phải có chi chi,
Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu.
Đố kỵ sá chi con tạo,
Nợ tang bồng quyết trả cho xong.
Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung,
Làm cho rõ tu mi nam tử.
Trong vũ trụ đã đành phận sự,
Phải có danh mà đối với núi sông.
Đi không chẳng lẽ lại về không.
Nhưng được những gì ? Tình trạng này kéo dài, và ông chỉ còn biết thả tài trí của mình vào những nhà hát cô đầu, thả hồn mình theo những tiếng "tom", tiếng "chát", thì không như Lê Mậu Cúc cũng thành Trương Phúc Đặng. Chuyện đã xảy ra trước mắt chớ phải chuyện thần tiên ma qủi gì mà nghi với ngờ. Nếu cần, ông buộc phải lai kinh yết kiến Hoàng thượng tâu trình kế sách, trước là để an mình, sau là để an dân. Loạn lạc, chiến tranh xảy ra, ai cũng khổ, nhưng khổ nhất vẫn là những người dân nghèo. Ông nghĩ, đây cũng là cơ hội để thực hiện cái ước mơ được “xênh xang hội gió mây". Miếng cơm bà Phiến Mẫu đã lớn, huống gì ơn vua lộc nước. Hàn Tín đâu có mạnh hơn Tây Sở Bá Vương, ấy mà Hàn Tín cũng đã phá thành đoạt lũy đẩy Hạng Võ vào cửa tử, khiến Hạng Võ phải tự cắt đầu tại bến Ô Giang. Nực cười châu chấu đá xe, Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng, nhưng đội quân của triều đình hiện nay đâu phải là châu chấu. Lúc này, Nguyễn Công Trứ mới thấy việc làm của nhà nho quân tử đã khó, còn trở thành bậc nho tướng còn khó hơn bội phần.
So với bạn đồng sự, con đường công danh của ông phải nói là hanh thông. Từ chức hành tẩu nhỏ hàm bát phẩm, chỉ sau bảy năm, Nguyễn Công Trứ đã kinh qua các chức Tri huyện, Lang trung, Tư nghiệp, Thừa thiên phủ thừa, Tham hiệp Thanh Hóa, và bây giờ (Minh Mệnh thứ 7, 1826) là Binh bộ Thị lang (chánh tam phẩm). Không thân thế, không luồn cúi mà được vậy thì không hanh thông là gì ? Nhớ lại khi làm Tham hiệp Thanh Hóa, ông xin về chịu tang thân mẫu; thời hạn chưa hết, ông phải giã từ vợ con, làng xóm để trở lại kinh đô nhận chỉ dụ mới. Sau những lời chia buồn của đấng thiên tử, ông được cử về lại Thanh Hóa để an dân.
Trên đường nhậm chức, Nguyễn Công Trứ ngã bệnh phải nhờ vào các quan sở tại. Lo lắng sợ không đảm bảo nhật kỳ, Nguyễn Công Trứ một mặt nhờ tìm danh y chẩn bệnh, hốt thuốc, một mặt nhờ quan sở tại biểu tấu về kinh trình bày sự việc. Tưởng chỉ có thế với tinh thần trách nhiệm của một hạ quan đối với triều đình, ai ngờ chỉ mấy ngày sau, quan sở tại phải qùi thay ông tiếp nhận chiếu chỉ của vua:
“Nay nghe tin Nguyễn Công Trứ đi đường chẳng may bị bệnh, chẳng hay đã lành hay chưa ? Lòng trẫm luống những bất yên, vậy đã phái một tên thị vệ, đem theo một viên ngự y, lập tức bắt trạm đi tới nơi điều trị, cốt được mau lành. Còn Nguyễn Công Trứ thì cứ an tâm mà uống thuốc, bất kỳ một tháng, hai tháng. Khi nào trong mình mười phần khỏe mạnh mới được ra đi, chớ nên vội vàng. Trời mùa đông lạnh lẽo, nếu đau yếu lại, ấy là phụ cái lòng quyến cố của Trẫm"(1).
(1) Dẫn theo Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Công Trứ, Nxb Văn hóa, H, 1983, trang 98.
Nhìn quan ngự y bên cạnh quan thị vệ và đoàn tùy tùng của trạm dịch, Nguyễn Công Trứ xúc động trước tấm lòng của Thiên tử. Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Đó là cách xử thế ở đời, và đã có mấy người làm được, huống gì một đấng quân vương. Không chỉ những lời nói suông, thiên tử còn cử cả ngự y mang theo thuốc qúi đến tận nơi để chăm sóc một viên quan nhỏ như ông. Ơn vua lộc nước lớn lắm, lớn lắm...
Nhờ thầy hay, thuốc qúi đem sẵn từ kinh đô tới, nên chẳng mấy ngày Nguyễn Công Trứ đã bình phục. Nguyễn Công Trứ vui vẻ mở tiệc khoản đãi quan ngự y và các quan sở tại đã giúp đỡ ông trong những ngày vừa qua, rồi tự tay thảo tờ biểu về kinh tạ ơn thánh đế.
Trong lúc chuẩn bị lên đường về nhiệm sở, thì Nguyễn Công Trứ lại nhận chỉ dụ mới. Ân tứ lớn quá ! Nguyễn Công Trứ không phải nhậm chức ở Thanh Hóa, mà được triều đình thăng chức và phải gấp rút lên đường thẳng ra dinh Tổng trấn Bắc thành. Từ tòng tứ phẩm qua mấy ngày bệnh được thăng lên hàng chánh tam phẩm chẳng phải trong cuộc đời ai cũng thường gặp. Ngày xưa với Hàn Tín, miếng cơm bà Phiến Mẫu còn lớn thay, huống gì ơn mưa móc mà bản thân ông, gia đình, dòng họ, tổ tiên, làng xóm... được hưởng bấy lâu nay. Ăn cây nào rào cây ấy cũng là cái đạo làm người, đâu thể có phước cùng hưởng, có họa thì... bỏ chạy lấy thân. Hàn Tín bị Lã Hậu róc thịt làm mắm, nhưng nhân cách của ông ta thì để đời khi ông ta từ chối lời khuyên của Khoái Triệt. Dĩ nhiên lúc ấy và cả bây giờ vẫn có người cho Hàn Tín dại. Song cái khôn cái dại ở đời biết sao cho phải. Với ông, cái quan trọng là mình có xứng đáng làm người ở cõi đời này hay không. Phú qúi, quyền lực... dù có trùm thiên hạ mà mỗi khi tự vấn lương tâm ta thấy thẹn thì tất cả đều bằng thừa. Để phân biệt được giữa con người và con thú, theo ông, chỉ có phân biệt được qua nhân cách. Và nhân cách xuất phát từ đạo làm người. Nghĩ tới đó, ý thơ lại vụt trào lên trong ông. Ông vội lấy giấy bút ghi liền một mạch:
Giang san bất thiểu anh hùng khách,
Gánh càn khôn đeo nặng kẻ rừng nho.
Thiên phú ngô, địa phú ngô,
Thiên hạ sinh ngô nguyên hữu ý.
Dã thị giang san chung tú khí,
Quả nhiên đài các xuất danh công.
Hội rồng mây cho phỉ chí tang bồng,
Cờ báo tiệp giữa trời nam bay bướm nhẹ.
Tài bộ thế mà công danh lại thế,
Nợ trần hoàn quyết trả lúc này xong.
Dồi dào thiên tử vạn chung,
Khanh hầu xa mã tướng công lâu dài.
Trần ai ai dễ biết ai.
Mọi việc cứ lần lượt lướt qua trí nhớ ông một cách rõ ràng. Và ông thấy rằng, nếu đống lõa với những gì gọi là nhu nhược, thì có lỗi với mọi người, nhất là đối với những người đã đặt niềm tin vào ông. Việc khởi loạn của Phan Bá Vành đúng hay sai hồi sau sẽ luận, còn hiện tại cần phải dẹp. Ông chỉ muốn giang san thu về một mối, mọi người yên ổn làm ăn. Trời có lúc mưa lúc nắng, mùa có lúc được lúc thua. Nghèo đói không ai muốn, nhưng không vì nó mà ngồi chửi trời than đất. Lịch sử dân tộc là lịch sử chiến tranh, hết chiến tranh chống ngoại xâm, tới chiến tranh bè phái. Từ lúc mở mắt chào đời tới nay, ông thấy đây đó nào có ngày nào được yên. Và dân đen nào có tội tình gì phải chịu máu đổ đầu rơi phục vụ cho sự bực tức, nổi hứng nhất thời của ai đó. Chính nghĩa ở những cuộc khởi dậy này là gì ? Chẳng ai biết, kể cả những người khởi xướng.
Hiệp Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Hữu Thận lên tiếng, phá tan bầu không khí nặng nề đang bao trùm cuộc họp:
- Nhứt dạ sinh bá kế, nhưng tới nay đã không biết qua bao đêm ngày rồi mà chúng ta chưa có kế sách gì hay so với kế sách của quan Binh bộ thị lang vừa trình bày. Do đó, bổn quan giao toàn quyền vụ việc này cho quan Binh bộ thị lang quyết định. Kể từ nay, mọi người từ bổn quan trở xuống đều do sự điều động, xếp đặt của quan Binh bộ thị lang trong kế hoạch dẹp giặc Phan Bá Vành. Nếu ai có kế hoạch gì khác thì đề xuất, còn không thì sau buổi họp này, quan Binh bộ thị lang cứ việc tiến hành. Ở Kinh đô, thánh thượng đang ngóng chờ tin vui của chúng ta, chớ không phải chờ chúng ta bàn cãi, mặc cho giặc lộng hành.
Nghe vậy, mọi người có mặt đều yên lặng, ngước nhìn Nguyễn Công Trứ. Họ nghĩ, Nguyễn Công Trứ là vị quan được nhà vua biệt đãi và chắc kế sách ấy có khi cũng do nhà vua vạch ra, mượn miệng Nguyễn Công Trứ phát ngôn. Do đó, khôn ngoan nhất trong lúc này là thuận theo ý ông ta. Nghĩ vậy, ai nấy đều nhìn Nguyễn Công Trứ với nụ cười khá tươi, rồi đứng dậy chào tạm biệt và hứa sẵn sàng hợp tác.
Chờ mọi người ra về hết, Nguyễn Công Trứ mới ngồi lại bàn kỹ hơn, chi tiết hơn kế hoạch đối phó giặc Phan Bá Vành với quan Hiệp Tổng trấn Bắc thành.
Thượng thư Nguyễn Hữu Thận gật gù tâm đắc những gì mà vị giải nguyên trường Nghệ năm nào vạch ra. Nhưng với ông, mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Đầu cha lộn xuống chân con, Mười bốn năm tròn hết số thì thôi. Trước đây mấy ai nghĩ, nhà Tây Sơn với quân hùng tướng mạnh như thế mà chỉ tồn tại có mười bốn năm ?
Nhìn viên hạ quan ra về, Hiệp Tổng trấn Bắc thành dấy lên niềm lạc quan hơn lúc nào hết. Nghe cặn kẽ kế sách dẹp loạn của Nguyễn Công Trứ, ông thấy thiên tử đã chọn đúng bậc văn võ toàn tài. Được người giúp việc như Nguyễn Công Trứ, ông thấy yên tâm. Thật lòng, trước đây ông chưa tin tưởng mấy. Một người mà vừa làm Tham tán quân vụ, vừa làm Binh bộ thị lang, vừa coi sóc Tào hình, ông nghĩ do được lòng quyến cố của vua, nhưng qua buổi làm việc này ông thấy Nguyễn Công Trứ hoàn toàn xứng đáng những chức vụ ấy. Và từ đó suy ra, ông thấy thiên tử có chiếu cố tới ông. Lạy trời, kế sách dẹp loạn của Nguyễn Công Trứ được như ý thì ông cũng được vinh dự lây. Phải tạo điều kiện cho kế sách này đi đến thắng lợi. Thượng thư Nguyễn Hữu Thận chắp tay sau lưng đi đi lại lại trong phòng với niềm vui rộng mở.



Họp tới họp lui những mấy ngày mà kế hoạch quân cơ cũng chưa ổn. Nguyễn Công Trứ cứ yên lặng ngồi nghe. Vì đây là lần đầu tiên ông vừa làm Tham tán quân vụ, vừa làm Binh bộ thị lang, lại vừa coi sóc Tào Hình. Đi ra tướng võ, đi vào tướng văn rất hợp với chí nguyện của ông. Nhưng cái danh chỉ đủ để lòe người, quan trọng vẫn là cái thực. Phải hăm hở ra tài kinh tế. Hăm hở, ai cũng hăm hở cả, song tài cán ra sao phải thể hiện bằng công việc, không chỉ có những người hôm nay luận công, luận tội, mà cả đến thế hệ mai sau. Ông cha vô tội, quê hương vô tội, ấy mà làm không khéo để đời sau chê trách là đắc tội với quê hương, với tổ tiên. Nhớ lại sau khi thi rớt khóa thi đầu tiên của triều Nguyễn (khóa Đinh Mão, 1807), ông đã nuôi chí, và sáu năm sau, khóa thi hương năm Qúi Dậu, 1813, ông đã đặt bút viết trước khi lều chõng lên đường:

Anh em ơi, băm sáu tuổi rồi, khắp đông tây nam bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tứ xác

Trời đất nhẽ, một phen này nữa, xếp cung kiếm cầm thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng phu kềnh.

Khóa này tuy chỉ là ất bảng (tú tài), song Nguyễn Công Trứ vẫn tự tin. Hơn mười năm đi qua, Nguyễn Công Trứ vẫn không mất niềm tin ấy. Khi còn là chức biên tu Quốc sử quán (Minh Mệnh thứ 2, 1821), ông đã chú ý cuộc khởi nghĩa của nông dân do Phan Bá Vành lãnh đạo. Có lửa mới có khói. Với ông, đây là hệ quả tất yếu của một triều đại chưa mấy ổn định, cùng với việc quản lý một dải đất quá rộng so với các triều vua khác trong lịch sử nước nhà. Ông đã nhìn ra việc ấy lúc Gia Long thống nhất sơn hà, nên đã có suy nghĩ và đón xe vua khi vua Gia Long ra Bắc để chịu sự thụ phong của nhà Thanh (1803) để dâng “Thái bình thập sách”. Nội dung chưa được gọi là hoàn chỉnh lắm so với thực tế đất nước, nhưng về mặt cơ bản ông vẫn còn thấy dùng được.

Giữ lòng trung ái

Chăm đạo dâu con

Mở mang học hành

Chuyên cần nghề nghiệp

Phát triển nông tang

Trừ bỏ dị đoan

Sửa đổi phong tục

Thanh thải tham tàn

Tiến cử tài đức

Giữ nghiêm luật lệ

Nông dân nghèo khổ theo Phan Bá Vành, và Phan Bá Vành làm loạn cũng chẳng qua quan không ra quan, dân chẳng ra dân. Một phần do thiên tai lụt lội, một phần do những người được gọi là "cha mẹ dân" thiếu trách nhiệm, khiến cuộc sống của họ ngày càng đi vào ngõ cụt. Nếu không có nạn đói năm Tân Sửu (1821), thì chưa chắc Phan Bá Vành đã tập hợp được đội quân đông đảo như vậy. Trên trời có ông sao Rua, Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành. Một anh nông dân của thôn Nguyệt Lãm, làng Minh Giám (huyện Vũ Tiên, trấn Nam Định) được nhân dân tôn sùng và trực chiến với quan quân triều đình những năm sáu năm nay không phải là chuyện đơn giản. Khi bàn tới việc này, nhiều người cho đó là đội quân ô hợp liều mình, ông chỉ cười thầm. Hạ thấp địch đồng nghĩa với hạ thấp mình, và không xứng đáng ăn cơm vua hưởng lộc nước. Ông tin những người có quan tâm tới cuộc nổi loạn này, không ai không biết bài vè được truyền tụng trong nhân gian:

Quân ngài khéo kiếm

Chọn những quân ròng

Xứ Bắc cũng lắm

Xứ Đông cũng nhiều

Không riêng ngoài trấn, trong triều

Cả từ mường mán cũng theo mà về.

Dĩ nhiên, ta không loại phần "tô vẽ" của những quân sư, nhưng không thể cho đó là đội quân ô hợp liều mình. Đánh giá thấp anh nông dân Phan Bá Vành là tự giết mình. Ngay từ những ngày đầu, quân của Phan Bá Vành đã tiến đánh các huyện Tiên Minh và Nghi Dương, và triều đình đã tung ra cả một đội quân lớn, có thủy đội lấy ở Nghệ An, Thanh Hóa ra phối hợp còn chưa ăn thua gì, lại còn để y ta liên kết với Thủ ngự sứ (một chức quan võ nhỏ thời nhà Nguyễn) Vũ Đức Cát ở cửa Ba Lạt và Phan Bá Vành thu lượm hết chiến thắng này đến chiến thắng khác. Thế lực của Phan Bá Vành ngày càng lớn mạnh, mở rộng ra cả vùng Nam Định, Thái Bình đã cho thấy Phan Bá Vành không phải không có thực tài. Thống chế Trương Phúc Đặng, trấn thủ Sơn Nam Hạ Lê Mậu Cúc, danh tướng đất Bắc, phò mã của Hoàng triều còn phải chịu thua, đủ thấy việc dẹp loạn Phan Bá Vành không đơn giản như một số người nghĩ. Nhìn vào bản họa đồ, Nguyễn Công Trứ thấy đây là vùng đất bồi khá rộng, có khi đến cả ngàn mẫu. Khi nước triều lên, thì đây là biển nước mênh mông. Khi nước triều xuống, thì đây là bãi lau sậy bạt ngàn. Nơi ấy chắc chắn có những kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho những vạn chài di động và chính những kênh, rạch ấy nuôi sống đội quân của Bá Vành. Đất nước ông bà nào có bỏ bê ai. Xưa kia, Triệu Quang Phục cũng đã dựa vào đầm Dạ Trạch mà đánh quân xâm lược những mấy năm liền, khiến cho bọn giặc ăn không ngon ngủ không yên, chớ nào phải chuyện giỡn chơi. Danh tướng Lê Mậu Cúc chết, thống chế Trương Phúc Đặng bị vua Minh Mệnh giáng bốn cấp, lột áo mũ, không cho lính hầu, đến nỗi xấu hổ quá, thừa lúc đêm vắng nhảy xuống hồ tự vận, cho thấy việc muốn thắng Phan Bá Vành không chỉ có binh ròng tướng mạnh là đủ. Và nếu có thắng bằng binh ròng tướng mạnh thì quân sĩ đôi bên ắt phải thiệt hại nhiều, mà họ có tội tình chi.

Đảo mắt nhìn khắp những người có mặt, từ quan Hiệp Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Hữu Thận, đến Thống quản Phạm Văn Lý, Binh tào Thân Văn Duy,v.v... Nguyễn Công Trứ không thấy ai có khả năng một chọi một với Phan Bá Vành. Nguyễn Công Trứ biết họ đang lo lắng. Nuôi quân ba năm dụng một giờ. Họ hưởng ơn vua lộc nước bao năm để bây giờ nhận liên tiếp mấy đạo dụ của vua mà chưa giải quyết được gì. Ghẻ nhọt bây giờ đã lở loét, hôi thối rồi, không chịu khó chữa trị có khi lụy tới thân. Nguyễn Công Trứ thở dài thật khẽ.

Thượng thư Nguyễn Hữu Thận, Hiệp Tổng trấn Bắc thành nhìn Nguyễn Công Trứ hỏi:

- Tướng quân Uy Viễn có cao kiến gì trong vụ này ?

Nhìn khắp mọi người một lượt, rồi nhìn vào tấm họa đồ, Nguyễn Công Trứ vừa đưa tay chỉ, vừa nói:

- Giặc Bá Vành đang ở đây. Từ cửa sông Trà Lý, sông Lân, chúng có thể đi sâu vào đất liền, vừa liên lạc được cửa Ba Lạt, vừa ngược cửa Thái Bình, cửa Vạn Úc, lên cửa Nam Triệu hoặc xuống cửa Đáy, cửa Lạch Trào... Nói chung, về mặt địa lợi, ta yếu thế hơn Bá Vành. Do đó về mặt nhơn hòa, chúng ta phải tiếp tục khoan sức dân. Lúc này, quan địa phương nào nhũng nhiễu dân lành, ta cứ xử mạnh tay trước, báo về triều đình sau. Được vậy, ta mới hi vọng nắm phần thắng.

Ngừng một chút, Nguyễn Công Trứ vừa nhíu mày, vừa theo dõi phản ứng của những người có mặt, rồi điềm tĩnh nói:

- Bẩm quan lớn, hạ chức nghĩ, đứa khôn mạnh dỗ, đứa ngạo mạnh cho ăn. Muốn dẹp yên giặc Bá Vành, chúng ta phải dựa vào dân. Ức Trai tiên sinh đã từng dạy: Lật thuyền mới thấy dân như nước. Chúng ta càng xa rời dân thì khí thế của giặc càng lên cao. Tóm lại, theo ý hạ chức, muốn phá giặc Bá Vành, chúng ta phải dùng trí hơn dùng sức.

Mọi người đăm chiêu suy nghĩ. Có người gật gù ra vẻ tâm đắc. Có người làm ra vẻ chưa bằng lòng lắm với ý kiến đề xuất của ông. Hồi lâu, Tham hiệp Nghệ An Nguyễn Đức Nhuận lên tiếng, phá tan bầu không khí yên tĩnh mà có phần căng thẳng:

- Ý kiến các ngài đều sai, nhưng...

Trừ Nguyễn Công Trứ, mọi người như chợt tỉnh cơn mơ, đổ dồn ánh mắt vào quan Tham hiệp Nghệ An.

Nguyễn Đức Nhuận chờ mọi người tập trung chú ý mới nói tiếp:

- Vụ này dùng sức thì như chúng ta đã biết, còn dụng trí cũng chưa chắc đã thành công. Nghĩa quân Ba Vành đâu đâu cũng có, kể cả các huyện Giao Thủy, Chân Định, Vũ Tiên, Kiến Xương và cả vùng Thiên Trường. Hạ chức nghĩ, nếu chúng ta chỉ sai một ly ắt đi một dặm, và không khéo chúng ta trở thành những Trương Phúc Đặng.

Ý kiến mà chẳng ý kiến. Đầu quân thì ở sông Bo, Cuối quân còn ở bến đò kênh Kem. Điều đó, hỏi đứa trẻ chăn trâu cũng biết, cần gì phải nói. Nguyễn Công Trứ thở dài chán ngán. Ông chú ý khi Nguyễn Đức Nhuận nhắc tới cái chết của Trương Phúc Đặng, ai nấy đều đổi sắc mặt. Thế đấy ! Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Binh pháp từ xưa đã dạy rồi, ấy mà cả buổi, ông chưa nghe ai nói gì đến điểm mạnh, điểm yếu của quân tình Bá Vành. Nguyễn Công Trứ thất vọng trước lớp người mà trước đây ông đã đánh giá tốt về họ. Nhân vô thập toàn, nhưng thiếu nhân cách là thiếu tất cả. Trước khi vào cuộc họp bàn, ông đã dự kiến đến ý kiến của từng vị quan lớn nhỏ có mặt, song kiểu ý kiến cho có ý kiến thì ông không thể hình dung ra nổi. Nguyễn Công Trứ thở dài và khẽ nhếch môi cười. Hào khí của hôm nào đã tắt, thậm chí đã nguội lạnh trong ông. Mấy ngày qua, các cô đầu xứ Bắc đã sử dụng bài hát nói của ông như một lời mời mọc khách. Bởi đó không chỉ là cái chí của ông mà còn là cái chí của những người trai đất Việt.

Thông minh nhất nam tử,

Yếu vi thiên hạ kỳ.

Trót sinh ra thì phải có chi chi,

Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu.

Đố kỵ sá chi con tạo,

Nợ tang bồng quyết trả cho xong.

Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung,

Làm cho rõ tu mi nam tử.

Trong vũ trụ đã đành phận sự,

Phải có danh mà đối với núi sông.

Đi không chẳng lẽ lại về không.

Nhưng được những gì ? Tình trạng này kéo dài, và ông chỉ còn biết thả tài trí của mình vào những nhà hát cô đầu, thả hồn mình theo những tiếng "tom", tiếng "chát", thì không như Lê Mậu Cúc cũng thành Trương Phúc Đặng. Chuyện đã xảy ra trước mắt chớ phải chuyện thần tiên ma qủi gì mà nghi với ngờ. Nếu cần, ông buộc phải lai kinh yết kiến Hoàng thượng tâu trình kế sách, trước là để an mình, sau là để an dân. Loạn lạc, chiến tranh xảy ra, ai cũng khổ, nhưng khổ nhất vẫn là những người dân nghèo. Ông nghĩ, đây cũng là cơ hội để thực hiện cái ước mơ được “xênh xang hội gió mây". Miếng cơm bà Phiến Mẫu đã lớn, huống gì ơn vua lộc nước. Hàn Tín đâu có mạnh hơn Tây Sở Bá Vương, ấy mà Hàn Tín cũng đã phá thành đoạt lũy đẩy Hạng Võ vào cửa tử, khiến Hạng Võ phải tự cắt đầu tại bến Ô Giang. Nực cười châu chấu đá xe, Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng, nhưng đội quân của triều đình hiện nay đâu phải là châu chấu. Lúc này, Nguyễn Công Trứ mới thấy việc làm của nhà nho quân tử đã khó, còn trở thành bậc nho tướng còn khó hơn bội phần.

So với bạn đồng sự, con đường công danh của ông phải nói là hanh thông. Từ chức hành tẩu nhỏ hàm bát phẩm, chỉ sau bảy năm, Nguyễn Công Trứ đã kinh qua các chức Tri huyện, Lang trung, Tư nghiệp, Thừa thiên phủ thừa, Tham hiệp Thanh Hóa, và bây giờ (Minh Mệnh thứ 7, 1826) là Binh bộ Thị lang (chánh tam phẩm). Không thân thế, không luồn cúi mà được vậy thì không hanh thông là gì ? Nhớ lại khi làm Tham hiệp Thanh Hóa, ông xin về chịu tang thân mẫu; thời hạn chưa hết, ông phải giã từ vợ con, làng xóm để trở lại kinh đô nhận chỉ dụ mới. Sau những lời chia buồn của đấng thiên tử, ông được cử về lại Thanh Hóa để an dân.

Trên đường nhậm chức, Nguyễn Công Trứ ngã bệnh phải nhờ vào các quan sở tại. Lo lắng sợ không đảm bảo nhật kỳ, Nguyễn Công Trứ một mặt nhờ tìm danh y chẩn bệnh, hốt thuốc, một mặt nhờ quan sở tại biểu tấu về kinh trình bày sự việc. Tưởng chỉ có thế với tinh thần trách nhiệm của một hạ quan đối với triều đình, ai ngờ chỉ mấy ngày sau, quan sở tại phải qùi thay ông tiếp nhận chiếu chỉ của vua:

“Nay nghe tin Nguyễn Công Trứ đi đường chẳng may bị bệnh, chẳng hay đã lành hay chưa ? Lòng trẫm luống những bất yên, vậy đã phái một tên thị vệ, đem theo một viên ngự y, lập tức bắt trạm đi tới nơi điều trị, cốt được mau lành. Còn Nguyễn Công Trứ thì cứ an tâm mà uống thuốc, bất kỳ một tháng, hai tháng. Khi nào trong mình mười phần khỏe mạnh mới được ra đi, chớ nên vội vàng. Trời mùa đông lạnh lẽo, nếu đau yếu lại, ấy là phụ cái lòng quyến cố của Trẫm"(1).

(1) Dẫn theo Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Công Trứ, Nxb Văn hóa, H, 1983, trang 98.

Nhìn quan ngự y bên cạnh quan thị vệ và đoàn tùy tùng của trạm dịch, Nguyễn Công Trứ xúc động trước tấm lòng của Thiên tử. Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Đó là cách xử thế ở đời, và đã có mấy người làm được, huống gì một đấng quân vương. Không chỉ những lời nói suông, thiên tử còn cử cả ngự y mang theo thuốc qúi đến tận nơi để chăm sóc một viên quan nhỏ như ông. Ơn vua lộc nước lớn lắm, lớn lắm...

Nhờ thầy hay, thuốc qúi đem sẵn từ kinh đô tới, nên chẳng mấy ngày Nguyễn Công Trứ đã bình phục. Nguyễn Công Trứ vui vẻ mở tiệc khoản đãi quan ngự y và các quan sở tại đã giúp đỡ ông trong những ngày vừa qua, rồi tự tay thảo tờ biểu về kinh tạ ơn thánh đế.

Trong lúc chuẩn bị lên đường về nhiệm sở, thì Nguyễn Công Trứ lại nhận chỉ dụ mới. Ân tứ lớn quá ! Nguyễn Công Trứ không phải nhậm chức ở Thanh Hóa, mà được triều đình thăng chức và phải gấp rút lên đường thẳng ra dinh Tổng trấn Bắc thành. Từ tòng tứ phẩm qua mấy ngày bệnh được thăng lên hàng chánh tam phẩm chẳng phải trong cuộc đời ai cũng thường gặp. Ngày xưa với Hàn Tín, miếng cơm bà Phiến Mẫu còn lớn thay, huống gì ơn mưa móc mà bản thân ông, gia đình, dòng họ, tổ tiên, làng xóm... được hưởng bấy lâu nay. Ăn cây nào rào cây ấy cũng là cái đạo làm người, đâu thể có phước cùng hưởng, có họa thì... bỏ chạy lấy thân. Hàn Tín bị Lã Hậu róc thịt làm mắm, nhưng nhân cách của ông ta thì để đời khi ông ta từ chối lời khuyên của Khoái Triệt. Dĩ nhiên lúc ấy và cả bây giờ vẫn có người cho Hàn Tín dại. Song cái khôn cái dại ở đời biết sao cho phải. Với ông, cái quan trọng là mình có xứng đáng làm người ở cõi đời này hay không. Phú qúi, quyền lực... dù có trùm thiên hạ mà mỗi khi tự vấn lương tâm ta thấy thẹn thì tất cả đều bằng thừa. Để phân biệt được giữa con người và con thú, theo ông, chỉ có phân biệt được qua nhân cách. Và nhân cách xuất phát từ đạo làm người. Nghĩ tới đó, ý thơ lại vụt trào lên trong ông. Ông vội lấy giấy bút ghi liền một mạch:

Giang san bất thiểu anh hùng khách,

Gánh càn khôn đeo nặng kẻ rừng nho.

Thiên phú ngô, địa phú ngô,

Thiên hạ sinh ngô nguyên hữu ý.

Dã thị giang san chung tú khí,

Quả nhiên đài các xuất danh công.

Hội rồng mây cho phỉ chí tang bồng,

Cờ báo tiệp giữa trời nam bay bướm nhẹ.

Tài bộ thế mà công danh lại thế,

Nợ trần hoàn quyết trả lúc này xong.

Dồi dào thiên tử vạn chung,

Khanh hầu xa mã tướng công lâu dài.

Trần ai ai dễ biết ai.

Mọi việc cứ lần lượt lướt qua trí nhớ ông một cách rõ ràng. Và ông thấy rằng, nếu đống lõa với những gì gọi là nhu nhược, thì có lỗi với mọi người, nhất là đối với những người đã đặt niềm tin vào ông. Việc khởi loạn của Phan Bá Vành đúng hay sai hồi sau sẽ luận, còn hiện tại cần phải dẹp. Ông chỉ muốn giang san thu về một mối, mọi người yên ổn làm ăn. Trời có lúc mưa lúc nắng, mùa có lúc được lúc thua. Nghèo đói không ai muốn, nhưng không vì nó mà ngồi chửi trời than đất. Lịch sử dân tộc là lịch sử chiến tranh, hết chiến tranh chống ngoại xâm, tới chiến tranh bè phái. Từ lúc mở mắt chào đời tới nay, ông thấy đây đó nào có ngày nào được yên. Và dân đen nào có tội tình gì phải chịu máu đổ đầu rơi phục vụ cho sự bực tức, nổi hứng nhất thời của ai đó. Chính nghĩa ở những cuộc khởi dậy này là gì ? Chẳng ai biết, kể cả những người khởi xướng.

Hiệp Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Hữu Thận lên tiếng, phá tan bầu không khí nặng nề đang bao trùm cuộc họp:

- Nhứt dạ sinh bá kế, nhưng tới nay đã không biết qua bao đêm ngày rồi mà chúng ta chưa có kế sách gì hay so với kế sách của quan Binh bộ thị lang vừa trình bày. Do đó, bổn quan giao toàn quyền vụ việc này cho quan Binh bộ thị lang quyết định. Kể từ nay, mọi người từ bổn quan trở xuống đều do sự điều động, xếp đặt của quan Binh bộ thị lang trong kế hoạch dẹp giặc Phan Bá Vành. Nếu ai có kế hoạch gì khác thì đề xuất, còn không thì sau buổi họp này, quan Binh bộ thị lang cứ việc tiến hành. Ở Kinh đô, thánh thượng đang ngóng chờ tin vui của chúng ta, chớ không phải chờ chúng ta bàn cãi, mặc cho giặc lộng hành.

Nghe vậy, mọi người có mặt đều yên lặng, ngước nhìn Nguyễn Công Trứ. Họ nghĩ, Nguyễn Công Trứ là vị quan được nhà vua biệt đãi và chắc kế sách ấy có khi cũng do nhà vua vạch ra, mượn miệng Nguyễn Công Trứ phát ngôn. Do đó, khôn ngoan nhất trong lúc này là thuận theo ý ông ta. Nghĩ vậy, ai nấy đều nhìn Nguyễn Công Trứ với nụ cười khá tươi, rồi đứng dậy chào tạm biệt và hứa sẵn sàng hợp tác.

Chờ mọi người ra về hết, Nguyễn Công Trứ mới ngồi lại bàn kỹ hơn, chi tiết hơn kế hoạch đối phó giặc Phan Bá Vành với quan Hiệp Tổng trấn Bắc thành.

Thượng thư Nguyễn Hữu Thận gật gù tâm đắc những gì mà vị giải nguyên trường Nghệ năm nào vạch ra. Nhưng với ông, mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Đầu cha lộn xuống chân con, Mười bốn năm tròn hết số thì thôi. Trước đây mấy ai nghĩ, nhà Tây Sơn với quân hùng tướng mạnh như thế mà chỉ tồn tại có mười bốn năm ?

Nhìn viên hạ quan ra về, Hiệp Tổng trấn Bắc thành dấy lên niềm lạc quan hơn lúc nào hết. Nghe cặn kẽ kế sách dẹp loạn của Nguyễn Công Trứ, ông thấy thiên tử đã chọn đúng bậc văn võ toàn tài. Được người giúp việc như Nguyễn Công Trứ, ông thấy yên tâm. Thật lòng, trước đây ông chưa tin tưởng mấy. Một người mà vừa làm Tham tán quân vụ, vừa làm Binh bộ thị lang, vừa coi sóc Tào hình, ông nghĩ do được lòng quyến cố của vua, nhưng qua buổi làm việc này ông thấy Nguyễn Công Trứ hoàn toàn xứng đáng những chức vụ ấy. Và từ đó suy ra, ông thấy thiên tử có chiếu cố tới ông. Lạy trời, kế sách dẹp loạn của Nguyễn Công Trứ được như ý thì ông cũng được vinh dự lây. Phải tạo điều kiện cho kế sách này đi đến thắng lợi. Thượng thư Nguyễn Hữu Thận chắp tay sau lưng đi đi lại lại trong phòng với niềm vui rộng mở.
Nho tướng công Nguyễn công Trứ
Chương 1
chương 2
chương 3
chương 4
chương 5
chương 6
chương 7
chương 8
chương kết