watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cẩm nang an toàn sức khỏe-Phần 63 - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Phần 63

Tác giả: nhiều tác giả

Sỏi đường niệu
Một bệnh nhân nam 46 tuổi chỉ đau sơ sơ ở thắt lưng gần một năm nay. Nhân dịp lên thành phố, ông đi khám bệnh và được biết là bị sạn thận dạng san hô, cần phải phẫu thuật. Sau khi mổ lấy sạn, bác sĩ cho biết thận của ông ứ nước và giảm chức năng; nhưng may mắn là ông đến khám và chữa bệnh không quá trễ nên thận chưa bị hư hại hoàn toàn.
Nguyên nhân
Sỏi thận (còn gọi là sạn thận) là một dạng của sỏi đường niệu, có thể gặp ở bất kỳ cơ quan nào trong hệ niệu. Có hai nguyên nhân gây sỏi đường niệu:
- Rối loạn chuyển hóa: U lành tuyến cận giáp làm tăng canxi trong máu và nước tiểu; nước tiểu chứa nhiều canxi nên dễ tích tụ lại và sinh ra sỏi. Nguyên tắc điều trị loại sỏi này là cắt bỏ u lành tuyến cận giáp.
- Tắc nghẽn đường tiểu bẩm sinh hay mắc phải ở đài thận, bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt; có bệnh tại bộ niệu hay chung quanh bộ niệu làm nghẽn đường tiểu, nước tiểu không chảy được và sinh ra sỏi. Nguyên tắc điều trị là loại bỏ nguyên nhân gây bế tắc đường tiểu.
Triệu chứng
70% trường hợp sỏi thận một bên chỉ có triệu chứng đau lưng đơn thuần; vì thế cần hết sức lưu ý và nên đi khám bệnh ngay để phát hiện và điều trị sớm nhằm tránh các tác hại xấu và nặng do sỏi gây ra. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như: đái buốt, đái ra sỏi, đái ra máu, đái đục như mủ.
Sỏi thận nếu nhỏ, khu trú ở một đái thận rất ít khi gây biến chứng. Tuy nhiên nếu không kịp thời điều trị, sỏi niệu sẽ gây tổn thương cho thận, làm giãn nở hoặc gây hẹp đường tiểu do phản ứng xiêm xơ hóa và càng làm tăng hiện tượng tắc nghẽn đường tiểu. Tắc nghẽn đường tiểu lại càng ảnh hưởng xấu đến chức năng thận, dễ gây nhiễm trùng và viêm đường tiểu, lâu dần đường tiểu bị xơ hóa và tắc nghẽn càng nặng, gây vô niệu hoặc làm giảm chức năng thận trầm trọng.
Điều trị
Nếu sỏi nhỏ, không có gai sẽ có cơ may được dòng nước tiểu tống thoát ra ngoài, không cần uống thuốc, chỉ cần uống nhiều nước. Sỏi nhỏ còn có thể thoát ra ngoài bằng cách uống thuốc lợi tiểu, thuốc làm giãn đường tiểu hoặc thuốc làm tan sỏi (với sỏi urat ta dùng thuốc làm kiềm hóa nước tiểu, với sỏi phosphat ta dùng thuốc làm acid hóa nước tiểu). Sỏi còn có thể được lấy ra bằng các thủ thuật như nong đường tiểu, lôi sỏi qua nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da... Nếu các phương pháp trên thất bại thì phải mổ (hay còn gọi là mổ hở).
Bệnh nhân cần đến thầy thuốc chuyên khoa khám và chữa bệnh để được theo dõi và đánh giá định kỳ về chức năng thận và tình trạng nước tiểu về phương diện vật lý - mô học, vi khuẩn học...
BS Nguyễn Ngọc Tiến (Bệnh viện Bình Dân TP HCM)
(còn tiếp)
Cẩm nang an toàn sức khỏe
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91