watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cánh Hoa Rơi - tác giả Ái Khanh Ái Khanh

Cánh Hoa Rơi

Tác giả: Ái Khanh

(08/04/00)

Từ ngày bố đem người mẹ kế về ở chung Thảo bị đòn liên miên. Tất cả việc gì Thảo làm cũng có lỗi với bà dì ghẻ cả.
Chiều nay, như bao nhiêu chiều khác, Thảo ôm đống quần áo dơ ra hè giặt giũ. Bố đi làm chưa về, bà mẹ kế nằm nghe cải lương ở chiếc sập gụ ở nhà trên. Tiếng cải lương văng vẳng xuống phía sau, Thảo vừa chà xát vừa suy nghĩ miên man...
Bỗng Thảo nghe tiếng la chói lói của người mẹ kế ở nhà trên. Thảo ngừng tay nghe ngóng. Nàng nghe bà la bài hãi:
- Thảo! Thảo! Con Thảo đâu rồi?
Thảo vội vàng rửa vội xà phòng đang dính ở tay chạy lên:
- Thưa dì, con đây!
- A! Mầy đừng đóng kịch. Tao đang nghe cải lương mầy lấy cái radio chạy đi đâu rồi làm bộ chạy vô đây?
Thảo ngơ ngác:
- Thưa dì, dì nói cái gì con không hiểu?
- Tao hỏi mầy tao đang nằm nghe cải lương có phải mầy lấy cái radio của tao không?
Thảo run rẩy:
- Dì nói gì lạ quá! Con đang giặt quần áo sau hè mà!
Bà dì ghẻ và Thảo nhìn ra cửa, thấy cửa mở tung có lẽ tên trộm lẻn vào lúc bà đang ngủ lơ mơ, nhưng bà dì ghẻ của Thảo vẫn quả quyết:
- Tao thấy dáng con gái. Chắc mầy lấy rồi chuyền tay cho đứa nào rồi...
Thế là Thảo bị ăn đòn bao nhiêu roi vọt, quanh xóm chạy qua ngăn cản nhưng chỉ là cho bà dì ghẻ của Thảo tức giận hơn thôi. Chiều đó, bố đi làm về, Thảo lại ăn thêm một trận đòn thập tử nhất sinh, Thảo đau đớn khi nghe bố bảo:
- Con súc sinh! Ra khỏi nhà tao đi! Đi đi! Đi cho khuất mắt tao...
Bà mẹ kế chỉ chờ có thế, đến mở tủ lôi tất cả quần áo rách rưới của Thảo vứt bừa xuống đất và bảo:
- Cha mầy còn chịu mầy không nổi, huống thay là tao. Đi liền cái đi!
*
Đêm đầu tiên, Thảo sống đầu đường xó chợ với gói áo quần trên tay, thể xác với bao nhiêu vết roi bầm tím của bố và người dì ghẻ gây ra. Không một xu dính túi, Thảo nhớ rất rõ, lúc đã đuổi Thảo, bà dì còn ngăn lại lục soát nàng lần cuối vì sợ nàng có đánh cắp gì không. Bà bảo:
- Ra ngoài mầy cũng bán được cái radio, tha hồ xài!
Nghe thế, bố nàng tức giận:
- Chắc mầy lấy cái radio dì mầy mới nói thế!
Thảo kêu oan bao nhiêu cũng chỉ bằng thừa. Cuối cùng nàng đành phải ra đi...
Sáng tinh mơ, Thảo còn nằm co ro ở một chiếc khạp thì nghe tiếng khàn khàn của một người đàn bà:
- Nầy! Con nhỏ kia, chỗ người ta buôn bán mà mầy nằm đó ngủ? Dậy! Đồ quỷ!
Thảo bật tung người dậy, lễ phép:
- Cháu xin lỗi dì, tối qua cháu bị bố mẹ cháu đuổi đi, chẳng biết ở đâu nên cháu ngủ đại ở đây!
Bà ta nhìn Thảo chăm chăm:
- Mầy làm gì mà bị đuổi?
Thảo trào nước mắt, kể lể đầu đuôi. Bà ta vừa đặt gánh khoai lang xuống khạp vừa nghe chuyện. Bà thở dài:
- Mầy ăn uống gì chưa?
- Dạ chưa. Cháu đói từ hôm qua tới giờ!
Bà ngần ngừ lựa cho Thảo hai củ khoai lang còn bốc khói vừa bảo:
- Ăn đi! Đồ quỷ, chưa mở hàng mà gặp thứ như mầy chắc ế cả ngày.
Thảo mừng rỡ, kẹp quần áo vào nách đưa cả hai tay trịnh trọng đỡ hai củ khoai của người bán hàng. Bà bán khoai nửa như tiếc, nửa như thương, bà la lên:
- Thôi đi chỗ khác cho tao buôn bán. Còn cái thằng cha mầy cái ngữ mê vợ bé có ngày trời cũng vật cho chết!
Chiều tối, Thảo cứ lang thang chẳng biết đi đâu, cuối cùng lại quay về khạp cũ, gặp bà bán khoai lang còn ở đó đang xếp dọn để ra về. Thấy Thảo, bà có vẻ dịu lại:
- Nè! Có phải mầy là con nhỏ hồi sáng không?
Thảo mừng rỡ:
- Dạ! Cháu đây dì!
Bà lục mấy củ khoai nguội ngắt trao cho nó:
- Nè, ăn đi.
Thảo đỡ lấy đưa vào miệng nhai ngấu nghiến. Bà nhìn nó một lúc rồi hỏi:
- Tối nay mày ngủ đâu?
Thảo vừa nhai vừa lúng búng trả lời:
- Dì cho con ngủ đỡ đây một bữa nữa, mai con tìm chỗ khác nghe dì!
- Thôi, theo tao về nhà. Cho mầy ở đỡ đó rồi xin đi làm thuê làm mướn gì cho ai chừng nào có chỗ rồi đi!
Thảo nhìn bà bán khoai lang trân trối, muốn nói một lời gì để diễn tả sự mang ơn, nhưng cổ nó nghẹn lại, mắt nó đỏ hoe. Bà bán khoai hiểu ý, quẩy gánh lên vai rồi bảo:
- Thôi đi!
*
Chui vào căn nhà tăm tối, ẩm thấp nhưng Thảo thấy ấm áp lạ thường. Nó đứng tần ngần với gói quần áo trên tay. Bà bán khoai bảo:
- Ra phía sau có buồng tắm đó, mầy tắm đi cho sạch sẽ.
*
Khi tắm xong, bước vào thấy bà đang lui hui thổi lửa nấu cơm, nó bảo:
- Dì đi tắm đi, để con coi chừng nồi cơm cho.
Trong bữa cơm, Thảo biết bà Năm bán khoai chết chồng cả mấy chục năm, có đứa con gái gả chồng xa và chồng nó cờ bạc, rượu chè be bét, cuộc sống cơ cực nên ít có dịp về thăm bà. Bà kết luận:
- Có lẽ tao thấy mầy khổ như con gái tao nên tao thương. Nhưng tao cũng sống khổ lắm, mầy cũng nên đi kiếm nhà nào ở cho sướng tấm thân đi! Mai tao cho mầy theo ra chợ, tao hỏi giùm mấy người đi chợ coi ai cần người ở không.
Thảo cảm động trước tấm lòng của bà Năm, nó bảo:
- Con cám ơn dì nhiều lắm! Con sau nầy có đi ở cho ai con cũng lui tới thăm dì.
Bà Năm ầm ừ cho qua chuyện. Đêm đó, Thảo ngủ rất ngon. Sáng ra, nó phụ bà Năm nấu khoai, chất vào rổ rồi theo bà ra chợ ngồi bán... Ba ngày trôi qua, gặp ai bà Năm cũng hỏi giùm nó để xin việc làm. Cuối cùng, bà hỏi nhằm ngay một người đang cần người giúp việc coi sóc nhà cửa để bà ta đi buôn bán hàng chuyến Saigon - Đà Lạt...
Số của Thảo lẽ ra được sung sướng lắm, nhưng không may cho nó: bà chủ nhà có đứa con trai quá hoang đàng, trong một đêm bà chủ vắng nhà nó đã dụ dỗ Thảo vào những chuyện trai gái.
Chẳng bao lâu, Thảo mang thai. Kết quả đứa con trai hoàn toàn phủ nhận tội lỗi và bà chủ nhà là người buôn bán nên tin dị đoan, sợ xui xẻo đã đuổi Thảo đi... Cũng thời gian ấy, Thảo gặp lại bà dì ghẻ ở một cửa hàng, vì chưa biết Thảo đang mang thai, bà hối hận và muốn Thảo trở về vì sau khi đuổi Thảo đi một thời gian, có người gặp được thằng bé trong xóm đi bán chiếc radio mà bà ta nghi cho Thảo đánh cắp. Thảo thì đã lỡ mang thai nên trốn biệt.
Sau, Thảo xin được một chân quét dọn ở sở Mỹ. Từ khi có việc làm với đồng lương kha khá, người con trai đã dụ dỗ nàng đến mang thai lại ve vãn kêu gọi nàng quay về, nhưng tránh những ngày có mẹ cậu ta ở nhà. Quá nhẹ dạ và bản chất thủy chung, Thảo lại lén lút mướn nhà ở với cậu con trai đã phũ phàng với mình...
Khi bụng nàng đã lớn, nàng vẫn phải đi về căn nhà đã mướn riêng với người chồng bất đắc dĩ... Cuộc sống lén lút cuối cùng cũng đến tai bà chủ cũ của Thảo. Bà chấp nhận cho Thảo về nhưng cũng như cương vị của một người làm...
Khi sanh đứa con gái, mặt mũi giống tạc cha nó nên bà chủ của Thảo cũng nguôi giận để... ẵm cháu.
Sau đó, Thảo vẫn đi làm cho sở Mỹ. “Gái một con trông mòn con mắt”, người chồng hờ bắt đầu ra mặt ghen tương, hành hạ Thảo và bắt Thảo nộp hết tiền bạc. Có một đêm Thảo đi làm về khuya, bắt gặp chồng đang quàng tay ôm một cô gái đi trước mặt mình. Thảo không nhịn được, xông đến làm dữ. Chồng nàng chẳng những che chở cho tình nhân, còn đánh đá Thảo chúi nhủi xuống đất. Về đến nhà, anh ta còn đập phá, vứt đồ đạt xuống đất ào ào...
Bà mẹ chồng của Thảo lúc ấy cũng lớn tuổi rồi nên ở nhà trông cháu, buôn bán vớ vẩn không còn đi hàng chuyến như trước. Thấy con trai giận dữ, bà ngạc nhiên:
- Chuyện gì vậy?
Thật bất ngờ cho Thảo khi chính miệng chồng thốt lên:
- Nó đi với trai tui bắt gặp tại trận!
Thảo lảo đảo, không ngờ tình thế lại quay ngược về phía mình. Bà mẹ chồng nhìn Thảo khinh bỉ:
- Đúng là cái thứ mất nết! Đi ra khỏi nhà tao ngay.
Bao nhiêu oan ức không thể giãi bày, Thảo vừa khóc, vừa gom quần áo rồi ôm con bước ra khỏi căn nhà mà Thảo cảm thấy có lẽ chết đi nàng cũng không bao giờ quay trở lại...
Và quả thật, sau đó Thảo “mất nết” thật. Thảo buông thả cuộc đời, không còn muốn giữ gìn và Thảo không còn tin vào bất cứ một người nào! Sau đó Thảo xin vào làm ở một vũ trường.
Dòng đời đưa đẩy, Thảo gặp Eric - một người lính Mỹ - trong một đêm tối trời Thảo say lảo đảo từ vũ trường về nhà...
Eric cũng bị vợ lừa dối nên hai tâm hồn đi đến thông cảm. Rồi từ đó họ yêu nhau. Cuộc chiến năm 75 xảy ra tàn khốc, Eric tìm mọi cách để đưa Thảo sang Hoa Kỳ. Cuộc vận động với thượng cấp thật gay go, cuối cùng Thảo được chấp thuận đi Mỹ cùng Eric, nhưng đứa nhỏ hai tuổi không được đi cùng vì trên pháp lý không có sự liên hệ gì với Eric. Sợ hãi trước những tin đồn về những người có quan hệ với người Mỹ, Thảo đành lén đem đứa con còn nhỏ trong lúc còn say ngủ đặt trước cửa nhà chồng cũ cùng với một lá thư cầu khẩn, hứa hẹn...
Đứt ruột vì xa con, hối hận vì nông nổi, Thảo đến Hoa Kỳ như một người mất trí. Eric cảm thương hoàn cảnh nên hết lòng chăm sóc, an ủi nàng; vài năm sau Thảo mới hoàn hồn lại. Thế rồi vì cuộc sống, Thảo cũng kiếm được việc làm lao động với vốn liếng kiến thức và tiếng Mỹ ít ỏi của nàng.
Mất liên lạc với nhà chồng cũ vì Saigon đổi chủ, Thảo dồn mọi nỗ lực trong một thời gian dài với hy vọng tìm lại đứa con gái thương yêu. Nàng đích thân về Việt Nam tìm kiếm gia đình chồng. Cuộc tìm kiếm thật vất vả nhưng cuối cùng Thảo cũng tìm gặp lại người con gái thương yêu ngày nào, bây giờ đã trở thành một cô gái khôn lớn, biết mánh mung làm ra tiền; ngoài sự giả dối, oán hận ra, Thảo chẳng được gì từ phía con gái và gia đình chồng cũ.

Cuộc đời Thảo thật đáng thương, nàng tự ví mình như cánh hoa trong cơn lốc. Khi Eric bị tàn phế một phần thân thể sau một tai nạn xe, Thảo một mặt chăm sóc chàng để trả ơn xưa, một mặt Thảo bị gia đình chồng cũ dùng đứa con gái như một khí cụ để lợi dụng nàng. Bao nhiêu tiền bạc, đứa con gái không hiểu đã suy nghĩ thế nào cứ rút tỉa của nàng đến kiệt quệ, ai biết chuyện cũng tức giận và khuyên nàng giúp đỡ đến một mức độ nào thôi... Nhưng mặc cảm tội lỗi khiến nàng cứ vẫn cố gắng chắt chiu từng đồng để gởi về cho con... Nhìn thân thể gầy còm, kiệt lực của Thảo vì chăm sóc Eric, một mặt lo toan cho con gái ở Việt Nam không ai là không thương cảm và rất cảm phục đức độ của Thảo và chỉ biết nguyện cầu cho gia đình chồng cũ và đứa con gái ở Việt Nam biết hồi tâm và đừng vì chuyện cũ cứ lợi dụng sức lực của chị đến kiệt quệ, và Eric người ơn của Thảo sớm phục hồi sức khỏe để đời Thảo bớt đắng cay.
*
Biết bao giờ cánh hoa rơi kia mới không còn bị những cơn lốc phũ phàng đưa đẩy???



(08/04/00)


Từ ngày bố đem người mẹ kế về ở chung Thảo bị đòn liên miên. Tất cả việc gì Thảo làm cũng có lỗi với bà dì ghẻ cả.

Chiều nay, như bao nhiêu chiều khác, Thảo ôm đống quần áo dơ ra hè giặt giũ. Bố đi làm chưa về, bà mẹ kế nằm nghe cải lương ở chiếc sập gụ ở nhà trên. Tiếng cải lương văng vẳng xuống phía sau, Thảo vừa chà xát vừa suy nghĩ miên man...

Bỗng Thảo nghe tiếng la chói lói của người mẹ kế ở nhà trên. Thảo ngừng tay nghe ngóng. Nàng nghe bà la bài hãi:

- Thảo! Thảo! Con Thảo đâu rồi?

Thảo vội vàng rửa vội xà phòng đang dính ở tay chạy lên:

- Thưa dì, con đây!

- A! Mầy đừng đóng kịch. Tao đang nghe cải lương mầy lấy cái radio chạy đi đâu rồi làm bộ chạy vô đây?

Thảo ngơ ngác:

- Thưa dì, dì nói cái gì con không hiểu?

- Tao hỏi mầy tao đang nằm nghe cải lương có phải mầy lấy cái radio của tao không?

Thảo run rẩy:

- Dì nói gì lạ quá! Con đang giặt quần áo sau hè mà!

Bà dì ghẻ và Thảo nhìn ra cửa, thấy cửa mở tung có lẽ tên trộm lẻn vào lúc bà đang ngủ lơ mơ, nhưng bà dì ghẻ của Thảo vẫn quả quyết:

- Tao thấy dáng con gái. Chắc mầy lấy rồi chuyền tay cho đứa nào rồi...

Thế là Thảo bị ăn đòn bao nhiêu roi vọt, quanh xóm chạy qua ngăn cản nhưng chỉ là cho bà dì ghẻ của Thảo tức giận hơn thôi. Chiều đó, bố đi làm về, Thảo lại ăn thêm một trận đòn thập tử nhất sinh, Thảo đau đớn khi nghe bố bảo:

- Con súc sinh! Ra khỏi nhà tao đi! Đi đi! Đi cho khuất mắt tao...

Bà mẹ kế chỉ chờ có thế, đến mở tủ lôi tất cả quần áo rách rưới của Thảo vứt bừa xuống đất và bảo:

- Cha mầy còn chịu mầy không nổi, huống thay là tao. Đi liền cái đi!

*

Đêm đầu tiên, Thảo sống đầu đường xó chợ với gói áo quần trên tay, thể xác với bao nhiêu vết roi bầm tím của bố và người dì ghẻ gây ra. Không một xu dính túi, Thảo nhớ rất rõ, lúc đã đuổi Thảo, bà dì còn ngăn lại lục soát nàng lần cuối vì sợ nàng có đánh cắp gì không. Bà bảo:

- Ra ngoài mầy cũng bán được cái radio, tha hồ xài!

Nghe thế, bố nàng tức giận:

- Chắc mầy lấy cái radio dì mầy mới nói thế!

Thảo kêu oan bao nhiêu cũng chỉ bằng thừa. Cuối cùng nàng đành phải ra đi...

Sáng tinh mơ, Thảo còn nằm co ro ở một chiếc khạp thì nghe tiếng khàn khàn của một người đàn bà:

- Nầy! Con nhỏ kia, chỗ người ta buôn bán mà mầy nằm đó ngủ? Dậy! Đồ quỷ!

Thảo bật tung người dậy, lễ phép:

- Cháu xin lỗi dì, tối qua cháu bị bố mẹ cháu đuổi đi, chẳng biết ở đâu nên cháu ngủ đại ở đây!

Bà ta nhìn Thảo chăm chăm:

- Mầy làm gì mà bị đuổi?

Thảo trào nước mắt, kể lể đầu đuôi. Bà ta vừa đặt gánh khoai lang xuống khạp vừa nghe chuyện. Bà thở dài:

- Mầy ăn uống gì chưa?

- Dạ chưa. Cháu đói từ hôm qua tới giờ!

Bà ngần ngừ lựa cho Thảo hai củ khoai lang còn bốc khói vừa bảo:

- Ăn đi! Đồ quỷ, chưa mở hàng mà gặp thứ như mầy chắc ế cả ngày.

Thảo mừng rỡ, kẹp quần áo vào nách đưa cả hai tay trịnh trọng đỡ hai củ khoai của người bán hàng. Bà bán khoai nửa như tiếc, nửa như thương, bà la lên:

- Thôi đi chỗ khác cho tao buôn bán. Còn cái thằng cha mầy cái ngữ mê vợ bé có ngày trời cũng vật cho chết!

Chiều tối, Thảo cứ lang thang chẳng biết đi đâu, cuối cùng lại quay về khạp cũ, gặp bà bán khoai lang còn ở đó đang xếp dọn để ra về. Thấy Thảo, bà có vẻ dịu lại:

- Nè! Có phải mầy là con nhỏ hồi sáng không?

Thảo mừng rỡ:

- Dạ! Cháu đây dì!

Bà lục mấy củ khoai nguội ngắt trao cho nó:

- Nè, ăn đi.

Thảo đỡ lấy đưa vào miệng nhai ngấu nghiến. Bà nhìn nó một lúc rồi hỏi:

- Tối nay mày ngủ đâu?

Thảo vừa nhai vừa lúng búng trả lời:

- Dì cho con ngủ đỡ đây một bữa nữa, mai con tìm chỗ khác nghe dì!

- Thôi, theo tao về nhà. Cho mầy ở đỡ đó rồi xin đi làm thuê làm mướn gì cho ai chừng nào có chỗ rồi đi!

Thảo nhìn bà bán khoai lang trân trối, muốn nói một lời gì để diễn tả sự mang ơn, nhưng cổ nó nghẹn lại, mắt nó đỏ hoe. Bà bán khoai hiểu ý, quẩy gánh lên vai rồi bảo:

- Thôi đi!

*

Chui vào căn nhà tăm tối, ẩm thấp nhưng Thảo thấy ấm áp lạ thường. Nó đứng tần ngần với gói quần áo trên tay. Bà bán khoai bảo:

- Ra phía sau có buồng tắm đó, mầy tắm đi cho sạch sẽ.

*

Khi tắm xong, bước vào thấy bà đang lui hui thổi lửa nấu cơm, nó bảo:

- Dì đi tắm đi, để con coi chừng nồi cơm cho.

Trong bữa cơm, Thảo biết bà Năm bán khoai chết chồng cả mấy chục năm, có đứa con gái gả chồng xa và chồng nó cờ bạc, rượu chè be bét, cuộc sống cơ cực nên ít có dịp về thăm bà. Bà kết luận:

- Có lẽ tao thấy mầy khổ như con gái tao nên tao thương. Nhưng tao cũng sống khổ lắm, mầy cũng nên đi kiếm nhà nào ở cho sướng tấm thân đi! Mai tao cho mầy theo ra chợ, tao hỏi giùm mấy người đi chợ coi ai cần người ở không.

Thảo cảm động trước tấm lòng của bà Năm, nó bảo:

- Con cám ơn dì nhiều lắm! Con sau nầy có đi ở cho ai con cũng lui tới thăm dì.

Bà Năm ầm ừ cho qua chuyện. Đêm đó, Thảo ngủ rất ngon. Sáng ra, nó phụ bà Năm nấu khoai, chất vào rổ rồi theo bà ra chợ ngồi bán... Ba ngày trôi qua, gặp ai bà Năm cũng hỏi giùm nó để xin việc làm. Cuối cùng, bà hỏi nhằm ngay một người đang cần người giúp việc coi sóc nhà cửa để bà ta đi buôn bán hàng chuyến Saigon - Đà Lạt...

Số của Thảo lẽ ra được sung sướng lắm, nhưng không may cho nó: bà chủ nhà có đứa con trai quá hoang đàng, trong một đêm bà chủ vắng nhà nó đã dụ dỗ Thảo vào những chuyện trai gái.

Chẳng bao lâu, Thảo mang thai. Kết quả đứa con trai hoàn toàn phủ nhận tội lỗi và bà chủ nhà là người buôn bán nên tin dị đoan, sợ xui xẻo đã đuổi Thảo đi... Cũng thời gian ấy, Thảo gặp lại bà dì ghẻ ở một cửa hàng, vì chưa biết Thảo đang mang thai, bà hối hận và muốn Thảo trở về vì sau khi đuổi Thảo đi một thời gian, có người gặp được thằng bé trong xóm đi bán chiếc radio mà bà ta nghi cho Thảo đánh cắp. Thảo thì đã lỡ mang thai nên trốn biệt.

Sau, Thảo xin được một chân quét dọn ở sở Mỹ. Từ khi có việc làm với đồng lương kha khá, người con trai đã dụ dỗ nàng đến mang thai lại ve vãn kêu gọi nàng quay về, nhưng tránh những ngày có mẹ cậu ta ở nhà. Quá nhẹ dạ và bản chất thủy chung, Thảo lại lén lút mướn nhà ở với cậu con trai đã phũ phàng với mình...

Khi bụng nàng đã lớn, nàng vẫn phải đi về căn nhà đã mướn riêng với người chồng bất đắc dĩ... Cuộc sống lén lút cuối cùng cũng đến tai bà chủ cũ của Thảo. Bà chấp nhận cho Thảo về nhưng cũng như cương vị của một người làm...

Khi sanh đứa con gái, mặt mũi giống tạc cha nó nên bà chủ của Thảo cũng nguôi giận để... ẵm cháu.

Sau đó, Thảo vẫn đi làm cho sở Mỹ. “Gái một con trông mòn con mắt”, người chồng hờ bắt đầu ra mặt ghen tương, hành hạ Thảo và bắt Thảo nộp hết tiền bạc. Có một đêm Thảo đi làm về khuya, bắt gặp chồng đang quàng tay ôm một cô gái đi trước mặt mình. Thảo không nhịn được, xông đến làm dữ. Chồng nàng chẳng những che chở cho tình nhân, còn đánh đá Thảo chúi nhủi xuống đất. Về đến nhà, anh ta còn đập phá, vứt đồ đạt xuống đất ào ào...

Bà mẹ chồng của Thảo lúc ấy cũng lớn tuổi rồi nên ở nhà trông cháu, buôn bán vớ vẩn không còn đi hàng chuyến như trước. Thấy con trai giận dữ, bà ngạc nhiên:

- Chuyện gì vậy?

Thật bất ngờ cho Thảo khi chính miệng chồng thốt lên:

- Nó đi với trai tui bắt gặp tại trận!

Thảo lảo đảo, không ngờ tình thế lại quay ngược về phía mình. Bà mẹ chồng nhìn Thảo khinh bỉ:

- Đúng là cái thứ mất nết! Đi ra khỏi nhà tao ngay.

Bao nhiêu oan ức không thể giãi bày, Thảo vừa khóc, vừa gom quần áo rồi ôm con bước ra khỏi căn nhà mà Thảo cảm thấy có lẽ chết đi nàng cũng không bao giờ quay trở lại...

Và quả thật, sau đó Thảo “mất nết” thật. Thảo buông thả cuộc đời, không còn muốn giữ gìn và Thảo không còn tin vào bất cứ một người nào! Sau đó Thảo xin vào làm ở một vũ trường.

Dòng đời đưa đẩy, Thảo gặp Eric - một người lính Mỹ - trong một đêm tối trời Thảo say lảo đảo từ vũ trường về nhà...

Eric cũng bị vợ lừa dối nên hai tâm hồn đi đến thông cảm. Rồi từ đó họ yêu nhau. Cuộc chiến năm 75 xảy ra tàn khốc, Eric tìm mọi cách để đưa Thảo sang Hoa Kỳ. Cuộc vận động với thượng cấp thật gay go, cuối cùng Thảo được chấp thuận đi Mỹ cùng Eric, nhưng đứa nhỏ hai tuổi không được đi cùng vì trên pháp lý không có sự liên hệ gì với Eric. Sợ hãi trước những tin đồn về những người có quan hệ với người Mỹ, Thảo đành lén đem đứa con còn nhỏ trong lúc còn say ngủ đặt trước cửa nhà chồng cũ cùng với một lá thư cầu khẩn, hứa hẹn...

Đứt ruột vì xa con, hối hận vì nông nổi, Thảo đến Hoa Kỳ như một người mất trí. Eric cảm thương hoàn cảnh nên hết lòng chăm sóc, an ủi nàng; vài năm sau Thảo mới hoàn hồn lại. Thế rồi vì cuộc sống, Thảo cũng kiếm được việc làm lao động với vốn liếng kiến thức và tiếng Mỹ ít ỏi của nàng.

Mất liên lạc với nhà chồng cũ vì Saigon đổi chủ, Thảo dồn mọi nỗ lực trong một thời gian dài với hy vọng tìm lại đứa con gái thương yêu. Nàng đích thân về Việt Nam tìm kiếm gia đình chồng. Cuộc tìm kiếm thật vất vả nhưng cuối cùng Thảo cũng tìm gặp lại người con gái thương yêu ngày nào, bây giờ đã trở thành một cô gái khôn lớn, biết mánh mung làm ra tiền; ngoài sự giả dối, oán hận ra, Thảo chẳng được gì từ phía con gái và gia đình chồng cũ.


Cuộc đời Thảo thật đáng thương, nàng tự ví mình như cánh hoa trong cơn lốc. Khi Eric bị tàn phế một phần thân thể sau một tai nạn xe, Thảo một mặt chăm sóc chàng để trả ơn xưa, một mặt Thảo bị gia đình chồng cũ dùng đứa con gái như một khí cụ để lợi dụng nàng. Bao nhiêu tiền bạc, đứa con gái không hiểu đã suy nghĩ thế nào cứ rút tỉa của nàng đến kiệt quệ, ai biết chuyện cũng tức giận và khuyên nàng giúp đỡ đến một mức độ nào thôi... Nhưng mặc cảm tội lỗi khiến nàng cứ vẫn cố gắng chắt chiu từng đồng để gởi về cho con... Nhìn thân thể gầy còm, kiệt lực của Thảo vì chăm sóc Eric, một mặt lo toan cho con gái ở Việt Nam không ai là không thương cảm và rất cảm phục đức độ của Thảo và chỉ biết nguyện cầu cho gia đình chồng cũ và đứa con gái ở Việt Nam biết hồi tâm và đừng vì chuyện cũ cứ lợi dụng sức lực của chị đến kiệt quệ, và Eric người ơn của Thảo sớm phục hồi sức khỏe để đời Thảo bớt đắng cay.

*

Biết bao giờ cánh hoa rơi kia mới không còn bị những cơn lốc phũ phàng đưa đẩy???

Các tác phẩm khác của Ái Khanh

Cánh Thư Miền Nắng Ấm

Xóm nghèo

Vỏ Ốc Cô Đơn

Trong Cuộc Biển Dâu

Trái Tim Lục Lạc

Tình Muộn

Tình Đẹp Xót Xa

Tình buồn xứ Huế

Thiên Thu Hận

Thân Phận

Rồi Sẽ Về Đâu

Phục Thù

Nói Với Mẹ

Nơi Đây Em Vẫn Đợi

Những ngày đầu trên đất Mỹ

Những Muốn Quên Đi

Nghe Những Tàn Phai

Ngã Ba Sông

Một Thoáng Hoài Cảm

Mộng Ước Đêm Xuân

Lối Thoát

Lấy Chồng Xứ Lạ

Làm Dâu Huế

Huế với mộng ban đầu

Hình như là tình yêu

Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay

Định Mệnh

Dấu Ấn

Cánh thư không gửi

Biển Rộng

Bên Bờ Vực Thẳm

Bản Tango đầu đời

Ảo Mộng