Trái Tim Lục Lạc
Tác giả: Ái Khanh
(05/19/00 )
Anh ơi,
Ngày xưa em còn bé tí ti, bà ngoại sợ em nghịch ngợm, té vũng, té ao nên đeo vào chân em một chiếc lục lạc bằng đồng để em đi đến đâu "leng keng" đến đó cho bà ngoại dễ tìm. Giờ đây em đã lớn khôn anh cũng cho em những trái tim lục lạc bằng vàng, bước chân em đã vững nhưng anh của em ơi, em cũng cứ té hoài, nhưng anh biết em té vào đâu không? Em té... vào anh đó...
Thương anh,
Tường Vi.
Tường Vi xếp thư lại bỏ vào phong bì, nàng mỉm cười khi tưởng tượng nét mặt hớn hở của Khải lúc đọc những dòng chữ này.
Quen nhau thật tình cờ trong thư viện, một buổi chiều Vi và Khải đều loay hoay ở kệ sách tiếng Việt và cùng đặt tay một lúc vào quyển Cổ Học Tinh Hoa của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc rồi cùng lúc rụt tay lại để rồi mỉm cười, nhường qua nhường lại dĩ nhiên cuối cùng Tường Vi được đem về trước để tuần sau họ có cớ gặp nhau để "bàn giao". Rồi sau đó họ gặp nhau để hỏi nhau những câu ngớ ngẩn như: chuyện nào hay nhất trong quyển đó. Và chuyện nào Vi cho là hay nhất thì Khải cũng thấy đó là hay nhất. Chuyện nào Khải thấy sâu sắc thì Vi cũng "Ừ, Vi cũng thấy vậy!" Đó là lý do để họ... ý hợp tâm đầu.
Hơn một năm trời quen biết nhưng chỉ giới hạn ở những ánh mắt, những siết tay và những món quà nho nhỏ trao đổi nhau vào những lễ sinh nhật, giáng sinh, tết... Thỉnh thoảng họ còn viết cho nhau những lá thư tình học trò rất dễ thương.
Cả hai còn đi học và đi làm bán thời gian. Vi ở chung với bố mẹ và hai người anh. Khải thì ở chung với dì dượng và một đàn em sáu đứa có trai, có gái. Cuộc sống của cả hai còn lệ thuộc quá nhiều vào gia đình nên chưa bao giờ cả hai dám hứa hẹn điều gì với nhau...
Một hôm, đột nhiên Tường Vi nghe tiếng chuông gọi cửa nửa đêm, đang ngồi ôn lại bài, nàng ngưng lại ra mở cửa. Thấy Khải tay cầm một bao thư mặt mày có vẻ hoảng hốt. Tường Vi không dằn được tò mò:
- Sao anh có chuyện gì vậy?
Khải bước thẳng vào trong nói gấp rút:
- Ba má em đã ngủ chưa?
- Nhưng mà chuyện gì đã chứ?
Khải chưa kịp trả lời thì ba, má và hai ông anh của Tường Vi đã ra đến. Khải cúi chào và vào đề:
- Thưa hai bác, chào hai anh! Hôm nay cháu xin lỗi đêm hôm khuya khoắt mà đến đây. Vì chiều nay vừa đi học về cháu nhận được điện tín gia đình ở Việt Nam báo tin Ba cháu bệnh nặng có lẽ không qua khỏi trong vòng một tháng. Cháu có sẵn passport nên dì dượng cháu mua vé cho cháu qua Thái Lan gấp vào sáng mai vì bên đó có dịch vụ du lịch Việt Nam mau lẹ hơn nên cháu xin đến để từ giã gia đình bác sợ sáng mai không gặp được. Luôn tiện cháu xin phép hai bác cho cháu nói chuyện với em Vi chốc lát!
Từ lâu, gia đình tuy không nói ra nhưng ai ai cũng biết sự liên hệ giữa Khải và Vi. Thấy Khải đàng hoàng, tư cách và có tương lai nên không ai cấm cản. Ông Thuận, ba của Vi lên tiếng trước:
- Được, cháu cứ tự nhiên.
Không hiểu sao trước tin bất ngờ đó Vi bạo dạn xin phép:
- Xin phép ba mẹ cho con và anh Khải ra ngoài nói chuyện một lát?
Khải nhìn Vi với ánh mắt biết ơn vì chàng rất muốn nói ra điều ấy nhưng thấy bất tiện và sợ bị gia đình nàng hiểu lầm... Bà Thuận nhìn hai con dò hỏi. Anh Lập gật đầu, anh Phúc không có ý kiến. Ông Thuận bảo:
- Thôi, nói gì từ giã nhau cũng một hai tiếng là về ngủ mai con Vi còn đi học nữa.
Cả hai thở phào nhẹ nhõm. Ra khỏi nhà, Tường Vi đề nghị để xe ở nhà, thả bộ đến bờ hồ gần nhà...
Lần đầu tiên, trong bóng đêm ngồi bên Khải với tâm trạng ngày mai sẽ lìa nhau nàng nghe lòng buồn vời vợi. Vi cất tiếng trước:
- Anh đi chừng nào trở lại?
Khải khổ sở:
- Đó là điều anh cũng đang lo lắng vì chưa biết ra sao. Anh muốn gọi điện thoại nhưng như em biết đó gia đình anh tận ngoài miền Trung lại ở miền quê, nội cái chuyện má anh đến bưu điện chầu chực để nghe điện thoại anh cũng thấy khổ cho má lắm rồi! Thôi thì anh cứ về rồi sẽ biên thư cho em sau...
Cũng lần đầu tiên, bóng đêm đã đồng lõa với tình yêu. Khải và Vi đã trao nhau những nụ hôn đầu đời, thắm thiết. Những lời hứa hẹn sau khi Khải trở lại Hoa Kỳ họ sẽ đám hỏi, rồi chờ ngày công thành danh toại họ sẽ làm đám cưới...
Một tháng, rồi hai tháng rồi ba tháng, Vi hoàn toàn bặt tin Khải. Nhiều lần nàng điện thoại qua nhà Khải đều được dì dượng và các em chàng cho biết họ cũng như nàng không có chút tin tức gì. Nàng xin địa chỉ ở Việt Nam để viết thư sang nhưng rồi mỏi mòn chờ đợi... rồi cuối cùng cũng chẳng có hồi âm.
Nhiều lần nàng cố xua đuổi đi hình bóng Khải để sống bình thản hơn. Nhưng càng quên thì hình ảnh Khải lại càng mãnh liệt hơn. Nàng mỗi ngày một tiều tụy, gia đình đã hết lời khuyên giải, nhưng lời hứa hẹn đêm nào như một âm
vang khiến tâm trí nàng ngày càng hỗn loạn.
Cho đến một buổi chiều đi học về, mệt mỏi nàng cố gắng gượng tự nhiên cho gia đình an tâm, ngang qua phòng anh Lập thì nghe tiếng gọi giật lại:
- Vi, mau vào đây anh cho coi cái này hay lắm!
Nàng miễn cưỡng:
- Cái gì của anh cũng hay hết. Riết rồi em chẳng tin!
Trong phòng Lập đưa tay phất phất một lá thư.
- Nè! Không thèm thiệt không?
Mắt Vi rực sáng lên:
- Thư ai vậy?
- Trời ơi, em vừa nói em không thèm mà!
Vi lao vào phòng Lập:
- Thư ai vậy? Có phải của anh Khải không?
- Dĩ nhiên! Nhưng mà phải hối lộ đi chứ đâu có dễ dàng vậy cưng?
Bà Thuận lên tiếng:
- Thôi, đưa cho em đi, chọc nó hoài!
Lập trao thư cho Vi. Nàng run run nhận lấy, anh Lập bảo:
- Đọc cho cả nhà nghe coi!
Tường Vi bẽn lẽn:
- Đâu có được, thôi để em xem xong sẽ cho cả nhà xem sau...
Tuy sốt ruột nhưng Vi lý luận đã bốn tháng trời chờ đợi nay có... chờ thêm một lúc nữa cũng không sao. Nàng nôn nao tắm vội, thay quần áo, vào phòng đóng cửa lên giường nằm, nhắm mắt một vài giây cố trấn áp tất cả xôn xao, để tâm hồn từ từ lắng dịu mới bắt đầu đọc:
“Los Angeles, ngày... tháng... năm...”
Tường Vi bật dậy:
- Tại sao lại Los?
Nàng cầm bao thư xem kỹ lại địa chỉ người gởi. Đúng là địa chỉ của Khải và con dấu ở Los. Nàng vứt bao thư một bên, tựa lưng vào đầu giường đọc ngấu nghiến:
Tường Vi,
Anh biết nói thế nào để tạ lỗi với em đây? Bao nhiêu ngày xa em là bấy nhiêu thương nhớ, lương tâm anh dằn vặt. Anh tưởng chừng tội lỗi của anh cho dù anh có tự tử cũng không gột rửa được...Nhưng xin em bình tĩnh cho anh được lần cuối giải bày cùng em.
Ngày anh về đến Việt Nam Ba anh bệnh trên giường, cơn bệnh mỗi ngày mỗi nặng. Trong con hấp hối ba anh năn nỉ xin anh cưới một cô gái hàng xóm làm vợ. Cô ta bao nhiêu năm nay là ân nhân của gia đình anh. Cha mẹ mất sớm, cô buôn bán chợ trời lam lũ và đã xem gia đình anh như gia đình cô ấy, tuy không phải con cái gì nhưng mặc dù mẹ anh tật nguyền, ba anh đau ốm, đàn em của anh còn quá nhỏ, cô ta vì côi cút nên đã lấy gia đình anh làm điểm tựa, hết lòng lo lắng giúp đỡ gia đình anh, ơn nghĩa càng ngày càng nặng.
Ba Mẹ anh hết lòng yêu mến cô ta và nguyện vọng của ba anh trước khi nhắm mắt được chứng kiến anh và cô ấy nên duyên chồng vợ, vì chữ hiếu anh đã chấp nhận. Anh đau lòng lắm và cũng hiểu nỗi đau khổ của em. Do đó, trở về Mỹ để lo thủ tục bảo lãnh anh đã không đủ can đảm gặp em.
Anh định im lặng để em muốn nghĩ sao thì nghĩ nhưng anh không thể im lặng lâu hơn khi biết rằng em vẫn một lòng chờ đợi. Tội của anh, anh còn không tha thứ được thì làm sao em tha thứ được cho anh nên anh không dám cầu mong một sự độ lượng nơi em. Anh cố gắng thu hết can đảm để nói cho em một lần sau cuối, anh hiện sống ở California vì anh đâu còn mặt mũi nào để về lại nơi chốn cũ. Anh đau đớn để mất em vì anh không thể phụ người vợ mà gia đình anh đã lựa chọn và cứu sống gia đình anh lúc hoạn nạn.
Anh van xin em quên anh đi, cuộc đời sẽ huy hoàng, hạnh phúc hơn, đừng tự trói buộc vào một tên nhu nhược như anh.
Lần đầu tiên anh khóc khi Ba anh mất, hôm nay là lần thứ hai khi viết cho em. Từ nay anh cũng tự hiểu rằng anh đã vĩnh viễn mất em. Anh nhớ lại lời của dì dượng anh kể em héo úa, chờ đợi tin anh từng ngày lòng anh quặn thắt vì đau khổ, ăn năn.
Vi ơi, anh mong sau khi được thư này em hãy nguyền rủa anh thật nhiều cho anh vơi bớt tội lỗi. Cố quên anh đi, một người không còn xứng đáng để sánh bước bên em. Cầu chúc cho em một đời an vui.
Vương Trọng Khải.
*
Tường Vi để rơi bức thư xuống giường, cặp mắt giương lớn vô hồn. Nàng ngồi sững như tê dại, động tác nghiêng người như sắp đổ úp xuống khiến tiếng "leng keng" ở chân reo lên, Tường Vi như bừng tỉnh, cúi nhìn chiếc lục lạc ở chân và như hồi tưởng điều gì, nàng gục đầu xuống giường khóc ngất như chưa bao giờ được khóc.
(05/19/00 )
Anh ơi,
Ngày xưa em còn bé tí ti, bà ngoại sợ em nghịch ngợm, té vũng, té ao nên đeo vào chân em một chiếc lục lạc bằng đồng để em đi đến đâu "leng keng" đến đó cho bà ngoại dễ tìm. Giờ đây em đã lớn khôn anh cũng cho em những trái tim lục lạc bằng vàng, bước chân em đã vững nhưng anh của em ơi, em cũng cứ té hoài, nhưng anh biết em té vào đâu không? Em té... vào anh đó...
Thương anh,
Tường Vi.
Tường Vi xếp thư lại bỏ vào phong bì, nàng mỉm cười khi tưởng tượng nét mặt hớn hở của Khải lúc đọc những dòng chữ này.
Quen nhau thật tình cờ trong thư viện, một buổi chiều Vi và Khải đều loay hoay ở kệ sách tiếng Việt và cùng đặt tay một lúc vào quyển Cổ Học Tinh Hoa của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc rồi cùng lúc rụt tay lại để rồi mỉm cười, nhường qua nhường lại dĩ nhiên cuối cùng Tường Vi được đem về trước để tuần sau họ có cớ gặp nhau để "bàn giao". Rồi sau đó họ gặp nhau để hỏi nhau những câu ngớ ngẩn như: chuyện nào hay nhất trong quyển đó. Và chuyện nào Vi cho là hay nhất thì Khải cũng thấy đó là hay nhất. Chuyện nào Khải thấy sâu sắc thì Vi cũng "Ừ, Vi cũng thấy vậy!" Đó là lý do để họ... ý hợp tâm đầu.
Hơn một năm trời quen biết nhưng chỉ giới hạn ở những ánh mắt, những siết tay và những món quà nho nhỏ trao đổi nhau vào những lễ sinh nhật, giáng sinh, tết... Thỉnh thoảng họ còn viết cho nhau những lá thư tình học trò rất dễ thương.
Cả hai còn đi học và đi làm bán thời gian. Vi ở chung với bố mẹ và hai người anh. Khải thì ở chung với dì dượng và một đàn em sáu đứa có trai, có gái. Cuộc sống của cả hai còn lệ thuộc quá nhiều vào gia đình nên chưa bao giờ cả hai dám hứa hẹn điều gì với nhau...
Một hôm, đột nhiên Tường Vi nghe tiếng chuông gọi cửa nửa đêm, đang ngồi ôn lại bài, nàng ngưng lại ra mở cửa. Thấy Khải tay cầm một bao thư mặt mày có vẻ hoảng hốt. Tường Vi không dằn được tò mò:
- Sao anh có chuyện gì vậy?
Khải bước thẳng vào trong nói gấp rút:
- Ba má em đã ngủ chưa?
- Nhưng mà chuyện gì đã chứ?
Khải chưa kịp trả lời thì ba, má và hai ông anh của Tường Vi đã ra đến. Khải cúi chào và vào đề:
- Thưa hai bác, chào hai anh! Hôm nay cháu xin lỗi đêm hôm khuya khoắt mà đến đây. Vì chiều nay vừa đi học về cháu nhận được điện tín gia đình ở Việt Nam báo tin Ba cháu bệnh nặng có lẽ không qua khỏi trong vòng một tháng. Cháu có sẵn passport nên dì dượng cháu mua vé cho cháu qua Thái Lan gấp vào sáng mai vì bên đó có dịch vụ du lịch Việt Nam mau lẹ hơn nên cháu xin đến để từ giã gia đình bác sợ sáng mai không gặp được. Luôn tiện cháu xin phép hai bác cho cháu nói chuyện với em Vi chốc lát!
Từ lâu, gia đình tuy không nói ra nhưng ai ai cũng biết sự liên hệ giữa Khải và Vi. Thấy Khải đàng hoàng, tư cách và có tương lai nên không ai cấm cản. Ông Thuận, ba của Vi lên tiếng trước:
- Được, cháu cứ tự nhiên.
Không hiểu sao trước tin bất ngờ đó Vi bạo dạn xin phép:
- Xin phép ba mẹ cho con và anh Khải ra ngoài nói chuyện một lát?
Khải nhìn Vi với ánh mắt biết ơn vì chàng rất muốn nói ra điều ấy nhưng thấy bất tiện và sợ bị gia đình nàng hiểu lầm... Bà Thuận nhìn hai con dò hỏi. Anh Lập gật đầu, anh Phúc không có ý kiến. Ông Thuận bảo:
- Thôi, nói gì từ giã nhau cũng một hai tiếng là về ngủ mai con Vi còn đi học nữa.
Cả hai thở phào nhẹ nhõm. Ra khỏi nhà, Tường Vi đề nghị để xe ở nhà, thả bộ đến bờ hồ gần nhà...
Lần đầu tiên, trong bóng đêm ngồi bên Khải với tâm trạng ngày mai sẽ lìa nhau nàng nghe lòng buồn vời vợi. Vi cất tiếng trước:
- Anh đi chừng nào trở lại?
Khải khổ sở:
- Đó là điều anh cũng đang lo lắng vì chưa biết ra sao. Anh muốn gọi điện thoại nhưng như em biết đó gia đình anh tận ngoài miền Trung lại ở miền quê, nội cái chuyện má anh đến bưu điện chầu chực để nghe điện thoại anh cũng thấy khổ cho má lắm rồi! Thôi thì anh cứ về rồi sẽ biên thư cho em sau...
Cũng lần đầu tiên, bóng đêm đã đồng lõa với tình yêu. Khải và Vi đã trao nhau những nụ hôn đầu đời, thắm thiết. Những lời hứa hẹn sau khi Khải trở lại Hoa Kỳ họ sẽ đám hỏi, rồi chờ ngày công thành danh toại họ sẽ làm đám cưới...
Một tháng, rồi hai tháng rồi ba tháng, Vi hoàn toàn bặt tin Khải. Nhiều lần nàng điện thoại qua nhà Khải đều được dì dượng và các em chàng cho biết họ cũng như nàng không có chút tin tức gì. Nàng xin địa chỉ ở Việt Nam để viết thư sang nhưng rồi mỏi mòn chờ đợi... rồi cuối cùng cũng chẳng có hồi âm.
Nhiều lần nàng cố xua đuổi đi hình bóng Khải để sống bình thản hơn. Nhưng càng quên thì hình ảnh Khải lại càng mãnh liệt hơn. Nàng mỗi ngày một tiều tụy, gia đình đã hết lời khuyên giải, nhưng lời hứa hẹn đêm nào như một âm
vang khiến tâm trí nàng ngày càng hỗn loạn.
Cho đến một buổi chiều đi học về, mệt mỏi nàng cố gắng gượng tự nhiên cho gia đình an tâm, ngang qua phòng anh Lập thì nghe tiếng gọi giật lại:
- Vi, mau vào đây anh cho coi cái này hay lắm!
Nàng miễn cưỡng:
- Cái gì của anh cũng hay hết. Riết rồi em chẳng tin!
Trong phòng Lập đưa tay phất phất một lá thư.
- Nè! Không thèm thiệt không?
Mắt Vi rực sáng lên:
- Thư ai vậy?
- Trời ơi, em vừa nói em không thèm mà!
Vi lao vào phòng Lập:
- Thư ai vậy? Có phải của anh Khải không?
- Dĩ nhiên! Nhưng mà phải hối lộ đi chứ đâu có dễ dàng vậy cưng?
Bà Thuận lên tiếng:
- Thôi, đưa cho em đi, chọc nó hoài!
Lập trao thư cho Vi. Nàng run run nhận lấy, anh Lập bảo:
- Đọc cho cả nhà nghe coi!
Tường Vi bẽn lẽn:
- Đâu có được, thôi để em xem xong sẽ cho cả nhà xem sau...
Tuy sốt ruột nhưng Vi lý luận đã bốn tháng trời chờ đợi nay có... chờ thêm một lúc nữa cũng không sao. Nàng nôn nao tắm vội, thay quần áo, vào phòng đóng cửa lên giường nằm, nhắm mắt một vài giây cố trấn áp tất cả xôn xao, để tâm hồn từ từ lắng dịu mới bắt đầu đọc:
“Los Angeles, ngày... tháng... năm...”
Tường Vi bật dậy:
- Tại sao lại Los?
Nàng cầm bao thư xem kỹ lại địa chỉ người gởi. Đúng là địa chỉ của Khải và con dấu ở Los. Nàng vứt bao thư một bên, tựa lưng vào đầu giường đọc ngấu nghiến:
Tường Vi,
Anh biết nói thế nào để tạ lỗi với em đây? Bao nhiêu ngày xa em là bấy nhiêu thương nhớ, lương tâm anh dằn vặt. Anh tưởng chừng tội lỗi của anh cho dù anh có tự tử cũng không gột rửa được...Nhưng xin em bình tĩnh cho anh được lần cuối giải bày cùng em.
Ngày anh về đến Việt Nam Ba anh bệnh trên giường, cơn bệnh mỗi ngày mỗi nặng. Trong con hấp hối ba anh năn nỉ xin anh cưới một cô gái hàng xóm làm vợ. Cô ta bao nhiêu năm nay là ân nhân của gia đình anh. Cha mẹ mất sớm, cô buôn bán chợ trời lam lũ và đã xem gia đình anh như gia đình cô ấy, tuy không phải con cái gì nhưng mặc dù mẹ anh tật nguyền, ba anh đau ốm, đàn em của anh còn quá nhỏ, cô ta vì côi cút nên đã lấy gia đình anh làm điểm tựa, hết lòng lo lắng giúp đỡ gia đình anh, ơn nghĩa càng ngày càng nặng.
Ba Mẹ anh hết lòng yêu mến cô ta và nguyện vọng của ba anh trước khi nhắm mắt được chứng kiến anh và cô ấy nên duyên chồng vợ, vì chữ hiếu anh đã chấp nhận. Anh đau lòng lắm và cũng hiểu nỗi đau khổ của em. Do đó, trở về Mỹ để lo thủ tục bảo lãnh anh đã không đủ can đảm gặp em.
Anh định im lặng để em muốn nghĩ sao thì nghĩ nhưng anh không thể im lặng lâu hơn khi biết rằng em vẫn một lòng chờ đợi. Tội của anh, anh còn không tha thứ được thì làm sao em tha thứ được cho anh nên anh không dám cầu mong một sự độ lượng nơi em. Anh cố gắng thu hết can đảm để nói cho em một lần sau cuối, anh hiện sống ở California vì anh đâu còn mặt mũi nào để về lại nơi chốn cũ. Anh đau đớn để mất em vì anh không thể phụ người vợ mà gia đình anh đã lựa chọn và cứu sống gia đình anh lúc hoạn nạn.
Anh van xin em quên anh đi, cuộc đời sẽ huy hoàng, hạnh phúc hơn, đừng tự trói buộc vào một tên nhu nhược như anh.
Lần đầu tiên anh khóc khi Ba anh mất, hôm nay là lần thứ hai khi viết cho em. Từ nay anh cũng tự hiểu rằng anh đã vĩnh viễn mất em. Anh nhớ lại lời của dì dượng anh kể em héo úa, chờ đợi tin anh từng ngày lòng anh quặn thắt vì đau khổ, ăn năn.
Vi ơi, anh mong sau khi được thư này em hãy nguyền rủa anh thật nhiều cho anh vơi bớt tội lỗi. Cố quên anh đi, một người không còn xứng đáng để sánh bước bên em. Cầu chúc cho em một đời an vui.
Vương Trọng Khải.
*
Tường Vi để rơi bức thư xuống giường, cặp mắt giương lớn vô hồn. Nàng ngồi sững như tê dại, động tác nghiêng người như sắp đổ úp xuống khiến tiếng "leng keng" ở chân reo lên, Tường Vi như bừng tỉnh, cúi nhìn chiếc lục lạc ở chân và như hồi tưởng điều gì, nàng gục đầu xuống giường khóc ngất như chưa bao giờ được khóc.