watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đời Con Gái-Chương 3 - tác giả Bà Tùng Long Bà Tùng Long

Bà Tùng Long

Chương 3

Tác giả: Bà Tùng Long

Thế là tối hôm ấy và ba hôm liên tiếp, ông Phương không về nhà. Bà Phương cuống cuồng lên, chạy đến sở tìm ông Phương thì người ta nói ông Phương đã xin đi công tác xa. Nghe vậy, bà càng lo lắng hơn. Bà hối hận:
– Tại ta làm ông ấy nhục với con cái ...Làm sao bây giờ?
Từ hôm ông Phương bỏ đi, bà Phương cấm không cho mấy đứa con nói động đến Xuân Lan. Trọng Nghĩa, Trọng Tài là con trai nên có thái độ vô tư, còn Thiên Hương thì quá nhỏ, chỉ có Mai Hương, Liên Hương, Ngọc Hương là ghét Xuân Lan ra mặt.
Bà Phương còn đem Xuân Lan về phòng bà, cho ngủ chung với bà. Bà tỏ ra rất yêu thương nó, an ủi, khuyên lơn nó và bảo nó đừng hờn gì hết. Nó là con bà, bà nuôi nó từ nhỏ.
Xuân Lan dù sao cũng còn nhỏ dại, khờ khạo, dễ quên và dễ bỏ qua, thấy bà Phương không ghét bỏ, lại còn yêu thương, nó không còn tủi hờn, nhưng nó rất tình yêu nghĩ về chuyện ông Phương ra đi.
Nó hỏi bà:
– Ba con đi đâu lâu về quá mẹ?
– Ba con đi công việc sở, chắc cũng gần về rồi.
Nhưng một hôm, khi bà Phương đi khỏi, Xuân Lan nghe Mai Hương hỏi cũng chị:
– Ba đi đâu vậy không biết?
Liên Hương nói:
– Đi đâu thì đi. Tao mà như mẹ, tao không cần!
– Ba đi rồi lấy tiền đâu mà ăn? Bộ mẹ làm ra tiền hả?
Ngọc Hương nói:
– Đầu đuôi cũng tại con Xuân Lan. Vậy mà bây giờ mẹ lại thương nó.
Xuân Lan nghĩ:
“ Bây giờ chị Ngọc Hương cũng ghét mình nữa”.
Liên Hương nói; – Chuyện gia đình của mình sao buồn quá, rắc rối quá. Nhiều khi tao cũng muốn về ở với bà ngoại cho rảnh.
Ngọc Hương hỏi:
– Bà ngoại ở đâu mà về?
– Ngoài Huế.
Mai Hương nói:
– Thôi đi! Phong cảnh ngoài ấy đẹp thật, nhưng buồn chịu không nổi, nhất là về mùa mưa ...Ba đi chuyến này, tao nghi về ngoại quá.
Liên Hương nói:
– Mẹ bắt đầu lo rồi đó. À, tụi bây có thấy cái mặt vênh vênh của con Xuân Lan không? Bây giờ mỗi buổi sáng nó đi ăn phở với mẹ, còn tụi mình ở nhà ăn bánh mì. Tối lại, mẹ dẫn nó đi ăn sâm bổ lượng, còn tụi mình thì ở nhà. Mẹ còn vừa may cho nó mấy cái áo dài mới nữa. Bây giờ thì tụi mình bị bỏ rơi.
Nghe ba chị nói lén mẹ, Xuân Lan thở dài và nghĩ:
“Thì ra ba ta giận bỏ đi, làm sao bây giờ?”.
Ngày hôm sau, trong khi ăn phở với mẹ, Xuân Lan hỏi:
– Có phải ba về ngoài Huế không mẹ?
Bà Phương ngạc nhiên hỏi:
– Sao con biết ba về Huế?
Xuân Lan nói:
– Con nghe chị Mai Hương và chị Liên Hương nói chuyện hôm qua.
– Tại sao tụi con biết?
– Con nghe hai chị hỏi nhau như vậy. Bà ngoại con ở ngoài Huế phải không mẹ?
Bà Phương nói:
– Ừ, bà ngoại ở ngoài Huế.
– Sao mẹ không cho con về ngoài ấy chơi.
– Xa xôi lắm, và một lần đi là một lần tốn kém.
Xuân Lan bỗng nói:
– Tại sao mẹ không cho mấy chị đi ăn phở? Mà mẹ chỉ cho có một mình con?
– Bộ mấy chị của con không bằng lòng và kiếm chuyện với con phải không?
– Không phải kiếm chuyện với con, mà mấy chị ấy hiểu lầm con.
– Hiểu lầm con như thế nào?
– Được đi với mẹ rồi làm phách.
– Mà con có làm phách không?
– Dạ không.
– Vậy thì thôi, việc gì mà sợ?
Xuân Lan phân trần:
– Mẹ chỉ dẫn một mình con đi ăn, mấy chị buồn là phải. Trong khi ba di khỏi ...
Bà Phương hứa:
– Ngày mai mẹ sẽ cho hết tụi nó đi ăn.
– Mà sao ba đi lâu quá vậy mẹ?
– Mẹ cũng không hiểu tại sao.
– Không biết ba có vào thăm chị Mai Lan không?
– Ba vào sao được?
– Bộ người ta không cho đàn ông vào thăm hả mẹ?
– Ừ, người ta không cho đàn ông vào.
– Cha con không được sao? Đâu phải là nhân tình hay bồ bịch mà sợ.
Bà Phương thở dài. Xuân Lan nói:
– Hồi đó mẹ ghét con thì mấy chị thương con, bây giờ mẹ thương con thì mấy chị lại ghét con. Con buồn ghê đi. Nhất là chị Ngọc Hương, trước kia thương con lắm. Bây giờ chị không thèm nói đến con.
– Để mẹ rầy tụi nó. À, mẹ có chuyện này nói với con.
– Chuyện gì vậy mẹ?
– Mẹ muốn đưa con lên Đà Lạt học.
Xuân Lan kêu:
– Trước kia ba muốn như vậy thì mẹ không bằng lòng. Con sợ ở nhà lạ lắm.
– Hồi đó chị Mai Lan của con không chịu.
Xuân Lan hỏi:
– Chị ấy đi tu rồi sao còn can thiệp vào việc nhà hả mẹ? Lại nữa chị Mai Lan là chị của tất cả chị em con, chứ đâu phải là chị của con.
– Nhưng chị Mai Lan yêu con lắm.
– Quyền của mẹ.
– Ừ, quyền của mẹ chứ sao. Mẹ muốn gởi con về ở với bà cô, bà Thưởng ở Đà Lạt.
– Cô chứ sao bà? Cô Thưởng của chị Mai Lan, sao con gọi cô là bà cô.
Nhưng nếu là cô của chị Mai Lan thì đâu có bà con với con?
– Cũng là bà con, vì cũng có quan hệ bên này hay bên kia. Cô Thưởng tử tế lắm. Con lên trên ấy, cô Thưởng sẽ dạy con may thêu, con đi học trường lớn.
– Con không đi đâu hết. Con ở đây với mẹ.
– Nhưng ở đây, cha mẹ cứ gây gổ hoài, con không học được.
– Như vậy là tại con mà cha mẹ gây gổ sao?
Bà Phương cứ bị Xuân Lan hỏi mà không sao trả lời được, bà cảm thấy bực bội và khó chịu nên nói:
– Mẹ nói gì thì con nên nghe lời, đừng hỏi lôi thôi.
– Nhưng con không lên ở với bà Thưởng. Nếu mẹ ép con, con sẽ vào ở với chị Mai Lan.
– Ai cho con ở?
– Vậy thì thôi, đừng bàn đến chuyện ấy nữa. Bao giờ ba con về, mẹ hãy bàn, nghe mẹ.
– Bộ con thương ba con lắm phải không?
– Con thương ba lắm.
Bà Phương nghĩ:
“Cái thứ con tội lỗi ấy lại càng thương cha hơn các đứa con chính thức”.
Tối hôm ấy, khi dùng cơm, có đông đủ các con, bà Phương nói:
– Mấy hôm nay, mẹ cho em Xuân Lan đi với mẹ, chắc các con buồn lắm phải không?
Mai Hương nói:
– Tụi con không thèm phân bì đâu.
Liên Hương nói:
– Mẹ muốn cho đứa nào đi thì cho. Nhưng tụi con không đứa nào được mẹ cho đi mà mặt mày vênh váo như con Xuân Lan vậy. Nó làm con ghét ghê.
Xuân Lan nói:
– Mẹ cho thì em đi, chứ em đâu có làm gì để chị ghét. Em đâu có vênh váo.
Liên Hương nói:
– Tao không nói với mày. Mấy lúc này mày có thấy tao nói động đến mày không?
Mai Hương cũng nói:
– Mày là phận em út mà.
Bà Phương nói:
– Các con phải thương em chứ, nó đáng thương lắm.
Ngọc Hương nói:
– Hồi đó, trong khi mẹ ghét nó, con thương nó lắm. Vậy mà bây giờ nó làm phách với con, con không chịu được.
Bà Phương nói:
– Thôi chuyện cũ hãy bỏ đi. Từ nay chị em phải yêu thương nhau để mẹ được vui lòng.
Xuân Lan nói:
– Con lúc nào cũng yêu thương các chị và các em.
Nghe Xuân Lan nói đến đấy, Liên Hương nói:
– Mày không có quyền kêu ai bằng em hết, mày biết chưa?
Xuân Lan nhìn bà Phương như để hỏi tại sao.
Bà Phương nhìn Liên Hương và nói:
– Kìa, con nói gì lạ vậy?
Liên Hương nói:
– Vì nó là con của chị Mai Lan, đâu phải con của mẹ. Nó là cháu ngoại của mẹ, cháu tụi con ...
Xuân Lan ha hốc mồm ra nhìn bà Phương, đôi mắt sáng ngời. Bà Phương la Liên Hương:
– Con ăn nói như vậy sao? Ai nói với con chuyện vô lý ấy?
Liên Hương cãi:
– Mẹ chứ ai, hôm nọ giận ba, mẹ đã nói toạc ra như vậy.
Mai Hương nói:
– Mẹ nói cho tụi con nghe.
Bà Phương nói:
– Khi mẹ giận mẹ nói lung tung như vậy.
– Và vì mẹ nói như vậy nên ba mới bỏ đi ...
Bà Phương buông đũa xuống, nghẹn ngào, nước mắt chảy dài. Bà đã khóc vì ăn năn hối hận. Liên Hương và các em ngồi yên không dám nói gì nữa khi thấy mẹ khóc, trong khi Xuân Lan đứng lên đi về phòng, không nói không rằng. Bà Phương gọi:
– Xuân Lan, lại đây mẹ bảo ...Đừng nghe lời mấy chị.
Nhưng Xuân Lan đã đi một mạch, không quay lại.
Bà Phương than:
– Thế là hết!
Bà gọi chị bếp và dặn:
– Chị hãy đi theo Xuân Lan lên lầu.
Chị bếp nhìn Liên Hương với đôi mắt căm thù rồi chạy lên lầu. Mai Hương nói lớn:
– Cái chị bếp này nữa, lúc nào cũng bênh vực con Xuân Lan. Chị ấy làm như ở nhà này ai cũng ghét con nhỏ ấy lắm. Mỗi khi nó buồn là nó chạy xuống bếp khóc với chị ấy, con ghét ghê đi.
Bà Phương nạt Mai Hương:
– Mày đừng nói nữa, tao đánh nát óc bây giờ. Mày đã làm sụp đổ tất cả.
Liên Hương cãi lại:
– Đâu phải lỗi của Mai Hương. Mẹ quên rằng chính mẹ đã cho bùng nổ chuyện này. Chứ tụi con đâu biết gì. Nhưng phải cho ngã ngũ ra sao thì ra, không thể để gia đình này phải bất hòa mãi. Mẹ cứ giao nó cho chị Mai Lan. Tại sao mẹ lãnh nuôi nó làm gì?
Bà Phương đứng lên, toan đánh Liên Hương thì Mai Hương nói:
– Mẹ không nên đánh chị ấy, tụi con chán cảnh này rồi. Cha mẹ cứ bất hòa hoài thì ai sống nổi.
Bà Phương hỏi:
– Bây giờ tụi bây lên án tao phải không? Đâu phải lỗi của tao. Cha mày làm nên tội thì phải đền tội chứ.
Liên Hương nói:
– Tụi con cảm thấy xấu hổ quá.
– Việc đã lỡ rồi. Mười mấy năm nay không ai hay biết. Tao ấp ủ mãi, khổ sở lắm rồi ...
Trong khi bà Phương và hai con bàn chuyện cũ thì chị bếp và Xuân Lan đang trách móc Liên Hương và Mai Hương tàn nhẫn. Xuân Lan nói:
– Em nghĩ không sai mà. Chị Mai Lan không phải là chị, mà là mẹ của em.
Em phải đi tìm chị. Em không thể sống trong gia đình này.
Chị bếp nói:
– Chị Mai Lan bây giờ không còn ở ngoài đời.
– Không ai có quyền bắt chị ấy phải tu.
– Đâu có ai bắt. Tại chị ấy buồn nên đi tu.
– Không phải. Em biết bà ấy bắt mẹ em phải đi tu.
– Làm gì có chuyện đó.
– Có. Bây giờ thì em biết rõ rồi. Em sẽ nói mẹ em phải ra khỏi nhà tu, phải nuôi em. Không thể để cho ai ghét bỏ, thù oán em. Em là đứa con tội lỗi. Em không thể ở đây.
Chị bếp khuyên lơn Xuân Lan, rồi nói:
– Ngày mai chị phải vào nói hết đầu đuôi cho chị Mai Lan nghe và để chị ấy quyết định.
– Chị không cho em vào không?
– Em vào làm ồn lên chốn tu hành, không nên. Bây giờ em nên ngủ đi.
Xuân Lan khóc lên:
– Ba đâu rồi, ba đi đâu để con khổ như thế này? Ba ơi, ba hãy về với con.
Thế là Xuân Lan khóc kể thảm thiết. Chị bếp phải ngồi theo nó, an ủi và khuyên lơn nó, một lúc lâu nó mới chịu nín.
Trong khi chị bếp vào thăm Mai Lan để nói hết đầu đuôi thì Xuân Lan đến công sở tìm ông Phương. Xuân Lan đến đúng lúc ông Phương đi công tác ở xa về. Nó ôm ông Phương và khóc:
– Tại sao ba không về nhà?
Ông Phương nói; – Ba đi công tác ở Huế mới về.
– Tại sao ba không cho con hay?
– Ba định chiều nay về nhà. Ở nhà có việc gì vậy?
Xuân Lan khóc:
– Con biết tất cả rồi. Con chỉ là đứa con tội lỗi.
Ông Phương nói:
– Con đừng nói ở đây. Để ba đưa con đi ăn kem nhé.
Nói xong, ông Phương khóa bàn giấy và đưa Xuân Lan ra xe. Một vài người bạn tò mò hỏi:
– Con bé bị mẹ đánh lại đây nhõng nhẽo với bố phải không?
Ông Phương nói:
– Sao các anh biết tài quá vấy? Con bé bị các chị lớn ăn hiếp.
– Con bé này trông giống anh quá/ Khi ra xe rồi, Xuân Lan kể rất tỉ mỉ về những gì đã xảy ra từ khi ông khỏi.
Ông Phương thở dài:
– Như vậy là nguy lắm rồi.
– Nguy là sao?
– Là không còn gì trật tự trong gia đình nữa. Chị bếp vào gặp Mai Lan rồi sao? Vậy thì nguy quá. Chuyện cũ nhắc lại làm gì? Dù sao thì mọi việc đã an bài.
– Đâu được.
– Sao không được?
– Vì bây giờ con đã lớn, đã hiểu. Con là đứa con tội lỗi. Nếu ba cứ để con sống trong cái gia đình đầy không khí thù hận này thì con làm sao chịu được.
Ông Phương quay lại nhìn Xuân Lan và hỏi:
– Ai dạy con mà con lại nói như vậy?
– Con suy nghĩ và nói, chứ ai dạy con đâu? Ba về thu xếp và phải trả con lại cho chị Mai Lan.
– Mai Lan không thể nuôi con như vậy được. Trong khai sanh, con là con của ba và của mẹ. Con còn nhỏ, không thể hiểu được thế nào là danh dự gia đình.
Ba có cả một bầy con.
– Bây giờ con đã hiểu rồi, con chịu vào ở nội trú, con không thích sống ở gia đình này nữa.
Ông Phương gọi kem cho Xuân Lan ăn, hai cha con bàn cãi một lát rồi ông Phương đưa Xuân Lan về nhà. Bà Phương thấy ông về không thèm chào hỏi, nhưng cũng không dám rầy rà ...
Trọng Nghĩa hỏi cha:
– Ba đi đâu lâu quá vậy?
Ông Phương nói:
– Ba về Huế.
Lúc ấy bà Phương xen vào trách:
– Ông tệ thật, đi Huế mà không cho tôi hay.
– Việc sở, cấp trên bảo đi thình lình, làm sao cãi lệnh.
– Thế không phải ông giận tôi mà bỏ đi sao?
– Tại sao tôi lại giận bà?
– Ông giả vờ sao chứ? Thì chuyện con Xuân Lan ấy mà.
– Chuyện Xuân Lan, chuyện xa xăm, cũ rích đã thuộc về dĩ vãng rồi ...Chúng ta không nên nói lúc này.
Bà Phương nói:
– Ông nói rất phải. Chúng ta không nên nói ở đây, lúc này. Nhưng tôi nhắc cho ông nhớ ...Chuyện xa xăm, cũ kỹ thật, đã đến mười năm nay rồi, nhưng bây giờ mới đến lúc chúng ta cần đặt vấn đề lại.
– Tôi cũng nghĩ như bà ...
Bữa cơm hôm ấy không được vui, mặc dù ông Phương mới đi xa về. Liên Hương và Mai Hương cắm cúi ngồi ăn không nói gì, Ngọc Hương nhìn Xuân Lan với đôi mắt căm thù. Ngọc Hương đã nói với hai chị:
– Ba về thì mặc sức con Xuân Lan lên mặt.
– Thì cứ chờ xem ba xử trí ra sao?
Ăn uống xong, ông Phương và vợ đi lên lầu. Mấy chị em Liên Hương xúm lại to nhỏ, chỉ có Xuân Lan xuống bếp nói chuyện với chị bếp. Xuân Lan phụ dọn với chị bếp và hỏi:
– Chị có vào thăm chị Mai Lan?
– Tôi vào thăm và nói hết cho chị ấy nghe. Tội nghiệp, chị em đã khóc. Tôi lo lắm.
– Lo cái gì?
– Lo chị ấy không tu được nữa. Dù sao thì chị cũng phải nghĩ đến tương lai và hạnh phúc của em chứ.
Xuân Lan thở dài thì chị bếp nói tiếp:
– Vài hôm nữa cô Mai Lan về đây.
– Về làm gì?
– Không biết.
Xuân Lan nói:
– Vậy chắc chị về thăm nhà.
– Nếu chị về lại càng thêm lộn xộn ...
Trong khi ấy, trên lầu, ông bà Phương đã cãi nhau rất lâu về chuyện Xuân Lan. Ông Phương nói:
– Bây giờ con bé đã biết rõ tất cả rồi, để không thể để như lúc trước ...Nó đã có mặc cảm thì không thể sống yên vui như trước dưới mái gia đình này.
– Vậy bây giờ ta phải làm sao?
– Gởi nó vào nội trú.
– Nó không chịu.
– Bây giờ thì nó chịu.
– Niên học đã bắt đầu từ lâu.
– Không sao.
– Nó thi đậu ở trường Gia Long.
– Xin chuyển trường, ở đây chuyển về Gia Long thì khó, nhưng ở trường Gia Long mà chuyển đi thì dễ. Nó có thể chuyển trường Bụi Thị Xuân ở Đà Lạt, ở nội trú ở trường dì phước.
Bà Phương nói:
– Bây giờ ông có cho phép tôi lo cho Xuân Lan không? Hay ông nói nó là con riêng của ông?
– Bà nói gì lạ vậy? Trong khai sanh nó là con của bà ...
Bà Phương càu nhàu:
– Nhưng tôi không có ảnh hưởng tinh thần gì với nó nữa ...
– Chuyện ấy đề cập đến cũng vô ích. Không phải lỗi tại tôi.
– Thế thì lỗi tại tôi chắc?
– Nếu bà không ghét bỏ nó, không để nó thấy có sự chênh lệch trong tình thương, có một cái gì khác biệt giữa nó và các chị em nó, thì ngày nay đâu có chuyện này. Bà cứ giận mà nói toạc mọi thứ. Bà chẳng những mất mát mà gia đình sẽ bị ảnh hưởng không phải ít. Tội nghiệp mấy đứa lớn!
– Về việc nói toạc ra, tôi nhận có lỗi, nhưng còn ai làm lỗi, ông không trách họ sao?
– Chuyện cũ nói làm gì nữa. Bây giờ bà để tôi đem Xuân Lan lên Đà Lạt.
– Thì tùy ông vậy ...
Bà Phương bỗng suy nghĩ và nói:
– Hay chúng ta đem gởi nó cho cô Thưởng? Cô Thưởng biết rõ chuyện này ròi thì cũng dễ.
– Tôi không muốn gởi nó cho cô Thưởng, chỉ muốn gởi nó ở nội trú tại trường mấy dì phước.
– Nó bằng lòng chứ?
– Nó chỉ muốn ra khỏi nhà này.
– Tôi biết mà. Tại sao ông không rầy la và dỗ dành nó? Ông nói nó sẽ nghe.
– Nhưng rồi đây gia đình lại xào xáo. Các con trong nhà lại gây gổ nhau, việc đổ bể ra ngoài chỉ thêm phiền cho chúng ta. Thật ra thì cũng chỉ muốn bứng cái đinh trước mắt, vậy để nó lên Đà Lạt là phải.
– Tùy ông. Bây giờ tôi cảm thấy chán nản quá rồi.
– Vừa rồi tôi về Huế là có ý muốn dời về ngoài ấy làm ăn, ở trong này thiên hạ bàn tán, dị nghị, tôi không muốn. Thật khó cho chúng ta, có cả một bầy con gái làm sao sau này gả chúng cho được ...
– Bây giờ ông mới biết nghĩ như vậy cũng trễ rồi.
– Trễ còn hơn ông.
– Vậy thì ông cứ tiến hành công việc đi.
Ông Phương nói:
– Ngày mai tôi đi Đà Lạt, tôi đi công vụ, nhân thể tôi sẽ lưu ý về chuyện xin cho Xuân Lan đổi trường.
Bà Phương dặn:
– Nếu ông đi Đà Lạt thì nên ghé thăm cô Thưởng một chút.
– Không, bà muốn đi thăm thì cùng đi với tôi.
– Ông bằng lòng cho tôi đi theo?
– Bà phải phụ với tôi để lo cho Xuân Lan. Nếu không, sau này bà nói rằng toi chỉ biết có Xuân Lan ...Tội nghiệp con bé, từ nay nó sẽ thoát khỏi mặc cảm của tội lỗi ...
– Còn mấy đứa kia lại khỏi hay sao?
– Nhưng dù sao chúng nó còn có được tình thương của bà.
– Bộ ông nói tôi không thương con Xuân Lan hay sao?
Ông Phương cười lạt:
– Nếu bà thương thật tình thì đâu có chuyện ngày nay. Dù sao thì bà vẫn ghen với Mai Lan ...
Bà Phương nói:
– Ông biết vậy sao ông còn làm chuyện thương luân bại lý? Ông là người đa tình, gặp phải người đẹp nào ông cũng có thể si mê. Với người xa lạ, tôi có ghen tuông thì cũng chuyện thường tình. Nhưng với Mai Lan, không phải chỉ là ghen mà là bảo vệ danh dự gia đình, là gìn giữ phẩm hạnh của con gái. Ông thử nghĩ để một câu chuyện yêu thương như vậy xảy ra dưới mái nhà rồi thì tiếng tăm nhà mình sẽ bị chà đạp, mà hạnh phúc của những đứa con khác sẽ còn gì?
Ông Phương nghe vợ nói vậy thì cúi đầu nhận lỗi, không cãi lại. Sự thật ông cũng muốn cho đình yên vui lại sau tấn biết kịch kia.
Sau khi chị bếp ra về, Mai Lan ngồi thừ ra suy nghĩ. Bây giờ mọi chuyện đã nổ bùng ra như vậy, không thể để cho Xuân Lan cứ phải sống trong đau khổ.
Tội nghiệp nó còn nhỏ quá, với cái tuổi mười hai, mười ba mà nó đã biết một sự thật phũ phàng. Phải khi chi cha mất mà mẹ nàng giao nàng cho bên nội rồi đi lấy ông Phương thì mọi chuyện đâu đến nỗi như ngày nay. Lúc ấy, mẹ nàng cứ khư khư đòi nuôi nàng, vì mẹ nàng nói nàng là lẽ sống của bà. Nhưng rồi mẹ nàng lại gặp ông Phương và hai người lại yêu nhau. Gia đình bên ông Phương rất phản đối cuộc hôn nhân này, vì ông Phương lúc ấy đi du học về, có địa vị và tương lai đang mở rộng, nhiều đám kêu gả con, giàu có, sang có, dòng dõi quý tộc cũng có, nhưng tình yêu đã làm ông từ chối các đám khác và cãi lời cha mẹ.
Đã vậy ông còn bằng lòng cho ba đem Mai Lan về nuôi, bất chấp dư luận chê cười và sự khiếu nại của ông bà nội Mai Lan.
Cuộc hôn nhân lý tưởng ấy chỉ kéo dài được ba năm. Sau khi ông được đổi vào Nam thì bà Phương hoàn toàn thay đổi. Bà giao thiệp rộng nhờ chức vụ của ông, bắt đầu se sua và cũng tập tành gầy sòng với các bà bạn. Ông Phương nhiều lần can ngăn nhưng không có hiệu quả. Rồi thì vợ chồng mạnh ai có cuộc sống ấy, những lần cãi vả chỉ thêm tai tiếng và ảnh hưởng không tốt cho con cái nên ông cũng nhẫn nhục. Còn bà thấy ông không quyết liệt ngăn cấm thì cứ bắt chước các bà bạn giàu có, buôn bán hột xoàn, làm chủ hụi, để có cớ đi suốt ngày. Công việc đã có chị bếp, con sen. Mai Lan khi lên mười đã biết trông nôm nhà cửa, phát tiền chợ cho chị bếp, và điều khiển công việc nhà theo lời chỉ bảo của mẹ.
Thật ra tuổi thơ của Mai Lan đâu có vui vẻ, hồn nhiên. Khi ông bà nội còn sống, đến nghỉ hè Mai Lan được về sống với ông bà hai thàng. Nhưng rồi ông bà qua đời và Mai Lan chỉ còn một người cô là bà Thưởng trên Đà Lạt. Bây giờ đứng trước chuyện tai tiếng này, Mai Lan không biết phải làm sao? Gởi Xuân Lan cho cô và cứ tiếp tục tu hành, chôn chặt cuộc đời trong khổ hạnh và âm thầm xa lánh tất cả?
Biết hỏi ý kiến ai bây giờ? Nàng không mong nói chuyện với ông Phương, hoặc yêu sách ông phải lo cho nàng để nàng nuôi con nếu nàng bỏ tu viện để ra lăn lộn tìm sống với đời. Với mẹ nàng thì bà nhất quyết che đậy cái điều mà bà bảo là xấu xa, để các em Mai Lan còn có ngày ngước mặt nhìn đời.
Chỉ còn cách là đêm nay, Mai Lan xin yết kiến Mẹ Bề Trên để trình bày cảnh ngộ của mình và xin Mẹ giúp cho một lối thoát. Khi nàng vào tu ở đây, bà Phương đã thưa với Mẹ Bề Trên là từ nhỏ Mai Lan đã nuôi mộng hiến thân cho Chúa, chi nên nàng không thể sống ngoài đời được. Rồi bà Phương kể về sự ngoan đạo từ lúc nhỏ của Mai Lan, lòng tín ngưỡng bẩm sinh và tánh hiền từ khác những đứa trẻ khác.
Tối hôm ấy, Mai Lan được Mẹ Bề Trên tiếp tại phòng riêng của bà. Mấy năm nay bà rất yêu thương Mai Lan vì nàng ngoan đạo, chịu khó học thêm lớp văn hóa, các lớp may thêu, cả các lớp nữ điều dưỡng, để sau này có thể phục vụ trong đoàn phụ nữ chí nguyện đi các vùng nghèo khổ.
– Con có việc gì cần đến Mẹ?
– Thưa Mẹ, con có một chuyện rất khó xử, cúi xin Mẹ giúp ý kiến cho con.
– Mẹ rất sẵn sàng. Con hãy ngồi xuống cái ghế kia và trình bày cho Mẹ rõ.
Sau khi ngồi vào ghế, Mai Lan nói:
– Thưa Mẹ, con xin Mẹ cho con ra khỏi tu viện để trở lại với đời.
Không có điều gì làm Mẹ Bề Trên ngạc nhiên như lúc nghe Mai Lan nói như vậy.
– Tại sao? Con hãy nói rõ chi Mẹ hiểu đi.
Mai Lan cúi đầu không dám ngẩng lên nhìn Mẹ Bề Trên và nói:
– Mẹ con đã nói dối Mẹ Bề Trên và xon vì không được phép cãi lời mẹ nên con cũng phạm tội lừa dối Mẹ Bề Trên, cúi xin Mẹ Bề Trên tha thứ cho con.
Và Mai Lan vừa khóc vừa kể cho Mẹ Bề Trên thảm cảnh của gia đình mình, đoạn nói tiếp:
– Thưa Mẹ, nay thì con của con không thể sống dưới mái gia đình ấy nữa.
Con phải ra khỏi nhà tu để tim việc làm nuôi nó.
Thật là một tiếng sét giáng xuống căn phòng yên tĩnh và trang nghiêm mà Mẹ Bề Trên đang ngồi. Bà thở dài nhìn Mai Lan:
– Nhưng rồi đây ra đời con sẽ sống ra sao? Con làm gì để có tiền nuôi con bé? Con có còn bà con bên nội không?
Mai Lan nói:
– Thưa Mẹ, con còn người cô trên Đà Lạt. Cô con có một biệt thự rộng. Con lên trên ấy tìm việc làm và sẽ đem con bé lên trên ấy sống với con.
Mẹ Bề Trên suy nghĩ một lát rồi nói:
– Đời là bể khổ. Con đã ở đây ẩn bao nhiêu năm khỏi mưa sa bão táp, nay con đặt chân vào đời, Mẹ rất tình yêu. Nhưng Mẹ nghĩ rằng với tuổi ba mươi, con cũng đã hiểu chút ít, không còn ngây thơ như lúc mười bảy, mười tám. Lại nữa, nếu con còn có người cô ruột thì Mẹ cũng dành cho con trở lại với đời.
Nhưng Mẹ cần gặp mẹ của con.
Mai Lan vội vàng thưa:
– Thưa Mẹ, khi con vào đây, con chưa đủ tuổi trưởng thành, nhưng nay thì con đã ba mươi tuổi, con có thể tự định đọat cuộc đời của con, phải không Mẹ?
Mẹ cho phép con. Vả lại, mẹ con khi hay biết con đã thưa mọi việc với Mẹ Bề Trên rồi thì không bao giờ dám khiếu nại gì. Ngày mai con xin phép Mẹ về nhà thưa qua cho mẹ con rõ và sau đó thu xếp để về Đà Lạt.
Thế là Mai Lan về nhà. Hôm ấy ông Phương đi khỏi, Mai Lan đi thẳng vào phòng Xuân Lan rồi cùng Xuân Lan nói chuyện riêng với nhau thật lâu, sau đó Mai Lan đi qua phòng mẹ.
Bà Phương vô cùng kinh ngạc khi thấy Mai Lan xuất hiện. Bà bắt đầu hiểu, lo ngại và sợ hãi:
– Con về làm gì vậy?
Mai Lan thấy bà sửa soạn như như chuẩn bị đi đâu đó, nên hỏi:
– Mẹ định đi công việc à? Con có chút việc thưa với mẹ.
Và Mai Lan ngồi xuống bên mẹ:
– Con đã xin Mẹ Bề Trên ra khỏi nhà tu.
Bà Phương càng hốt hoảng hơn:
– Và Mẹ Bề Trên đã cho phép sao? Bà không đợi ý kiến của mẹ sao?
Mai Lan nhìn mẹ với đôi mắt căm hờn và hỏi:
– Tại sao lại không cho? Mẹ Bề Trên đã hứa với mẹ, khi mẹ đem con vào gởi, là khi nào con cảm thấy không thể sống ở tu viện và muốn trở vể với đời thì con vẫn được mãn nguyện. Thưa mẹ, đã đến nước này thì con làm sao bỏ Xuân Lan được nữa? Con là mẹ của nó ...
Bà Phương không còn biết nói sao, nhưng vẫn chống đối; – Lo cho Xuân Lan? Ba con đã lên Đà Lạt tìm chỗ gởi nó ở nội trú.
Mai Lan đáp:
– Con nhất định ra khỏi nhà để và con sẽ lo cho Xuân Lan bằng tiền con làm ra. Mẹ quên rằng hiện giờ con có hai ba nghề sao? Có thể xin đi dạy, làm nữ y tá ở các phòng mạch bác sĩ, và cũng có thể làm ở các bệnh viện công hay tư. Mẹ Bề Trên sẵn sàng giới thiệu cho con tìm chỗ làm. Mẹ quên là mẹ ép con phải đi tu, mẹ quên là mẹ đã hứa gì khi nhận Xuân Lan làm con?
Bà Phương thở dài, bà không còn biết phải nói gì. Nói gì thì ba cũng có lỗi cả. Bà liền nói; – Con đã đặt mẹ trước một chuyện đã rồi, mẹ không còn biết nói gì nữa.
Thôi, để mẹ đi công việc kẻo trễ.
Mai Lan hỏi:
– Mẹ không cho phép con trình bày thêm nữa sao? Mẹ không phân vân rồi đây Xuân Lan sẽ sống ra sao và con sẽ sống ở đâu à?
– Con còn cô Thưởng của con. Mẹ biết con sở dĩ có can đảm đương đầu với mọi khó khăn là vì con ỷ bên con còn có cô Thưởng.
Bà Phương nói xong, bỏ đi. Mai Lan lại quay về nói chuyện với Xuân Lan.
Dưới nhà, Ngọc Hương nói chuyện với chị bếp:
– Sao mẹ lại bỏ đi? Lúc nãy ai cho chị Mai Lan lên lầu?
Chị bếp nói:
– Chị ấy lên gặp mẹ. Tôi đâu có quyền cấm? Nếu gặp em, em có cho chị ấy lên không?
– Ba tôi về thì phải biết. Chị ấy sắp ấ khỏi nhà tu, về đây làm khổ tụi này sao chứ?
Thiên Hương nói:
– Rời khỏi nhà tu thì tìm chỗ khác mà ở.
Mai Lan từ trên lầu đi xuống và đã nghe rõ tất cả, nên nói:
– Tôi về đây, không dám ở lại đâu mà các cô tính chuyện xua đuổi chúng tôi.
Rồi đây mẹ con tôi ra khỏi nhà này.
Ngọc Hương nói:
– Vậy là biết điều đó.
Mai Lan nhìn Ngọc Hương với đôi mắt căm hờn:
– Mày ăn nói vô lễ như vậy sao Ngọc Hương? Tao có làm gì mà mày giở cái giọng ấy.
Ngọc Hương nói:
– Làm gì? Chị tự biết lấy chứ. Cái nhà này trở thành địa ngục là vì ai, nếu không phải vì chị?
Mai Lan đi lại bên Ngọc Hương, giơ tay lên toan đánh nó, nhưng dằn kịp, thở dài nói với chị bếp:
– Tôi chịu thua rồi. Tôi đi đây. Tôi gởi Xuân Lan cho chị.
Ngọc Hương nói:
– Không ai thèm ăn hiếp nó đâu.
Mai Lan chậm nước mắt, đi ra cửa. Chị bếp nói với Ngọc Hương:
– Em đừng làm vậy.
– Tôi giận quá, xấu hổ quá.
– Em còn nhỏ chưa hiểu nổi những ngang trái, chuyện người lớn hãy để người lớn xử với nhau. Em làm chị Mai Lan buồn rồi đó. Việc nhà này mấy năm nay đang êm đẹp, đầu đuôi cũng tại bà, trong một lúc nỏng nảy, không kềm chế được.
Mai Hương nghe mấy em nói lao xao thì hỏi:
– Nói cái gì vậy?
Ngọc Hương dậm chân và nói:
– Chị Mai Lan về đây, con Xuân Lan lên mặt, em giận quá ...Lúc nãy chị Mai Lan còn toan đánh em nữa chứ. May mà chị ấy không đánh, phải chi chị ấy đánh em thì có chuyện lớn rồi ...
Mai Hương nhún vai; – Làm sao chị ấy dám đánh em? Mặc áo nhà tu mà đánh đập em thì còn tu hành cái khỉ gì nữa?
Chị bếp nói:
– Các em đừng nói vậy. Gia đình mình danh giá, đông con cái, xấu lá, xấu nem thì xấu em, xấu chị. Ai còn dám vào nhà này để làm rể?
Mai Hương nói:
– Ai làm nấy chịu ...
– Đâu có dễ như vậy. Nếu nói là lỗi thì ông nhà có lỗi, chứ chị của các em, lúc ấy còn quá nhỏ, đâu có biết gì? Nhưng xét cho kỹ thì cũng lỗi tại bà không biết cách đề phòng, quá tin ở ông. Sau này các em có gia đình rồi sẽ hiểu nỗi khổ tầm của người vợ khi gặp phải một người chồng yêu thương bừa bãi ...
Ngọc Hương nói:
– Tôi mà gặp hạng đàn ông ấy tôi bẻ cổ họ đi, chứ không đau khổ như mẹ tôi đâu ...
Chị bếp phân giải cả lúc lâu, Mai Hương mới nói với em:
– Thôi, chị bếp đã nói vậy thì mình đừng thèm nói đến Xuân Lan. Hãy để yên cho nó. Nhưng chị bếp, chị cũng phải nói cho chị Mai Lan biết chị không nên về nhà này nữa. một khi chị cởi áo đi tu thì chị nên đi nơi khác làm ăn, nếu chị muốn thì dẫn con Xuân Lan theo, không ai thèm giữ nó ở đây làm gì ...
Chị bếp nói:
– Thôi, các em hãy bắt chước chị Liên Hương, đừng nói gì hết là phải ...Để cho ông bà dàn xếp. Ông đã đi Đà Lạt tìm chỗ gởi Xuân Lan ở nội trú rồi đó ...
Ngọc Hương hỏi:
– Ở nội trú rồi nó không về đây nữa hay sao? Còn chị Mai Lan ...Chị ấy mà về đây là mẹ em phải khổ. Lúc nãy chị không nghe chị ấy cãi tay đôi với mẹ em sao? Chị ấy bảo không ai có quyền lo cho Xuân Lan ngoài chị ra. Và chị còn hăm dọa mẹ em là nếu không dàn xếp thì chị làm to chuyện và ai xấu sẽ biết ...
Chị bếp thở dài:
– Trong khi quá đau khổ, chị Mai Lan có thể nói như vậy ...Em thử nghĩ cuộc đời chị ấy ...
– Tại ai?
– Thì cũng phải có người gây nên tội. Chị Mai Lan đẹp đẽ, duyên dáng, lẽ ra đáng hưởng một cuộc đời yên vui bên chồng con, vậy mà có chuyện ngang trái như vậy, còn nói sao được nữa?
Chị bếp nói mãi, Ngọc Hương mới không hằn học nữa, trong khi ấy Xuân Lan ở trong phòng lấy giấy bút ra viết thư cho Mai Lan, kể lể dông dài. Nó viết xong, đọc lại, rồi xé và gục đầu lên bàn khóc.
Xuân Lan đã nghĩ đến Quỳnh Như, con bà Tham Lãng, và muốn qua bên nhà cô bạn gái dễ thương ấy để khỏi phải thấy những bộ mặt thù hận của Ngọc Hương, Liên Hương hay Mai Hương.
Nhưng lúc ấy nếu Xuân Lan bỏ đi thì thế nào cũng có chuyện cãi cọ nữa.
Xuân Lan hai ba lần đi xuống lầu, ra đứng trước cửa, nhưng rồi trở vào.
Ngọc Hương có vẻ như rình rập Xuân Lan, hỏi:
– Mày định đi đâu đó? Mày đã hứa với mẹ, mày không đi đâu cả kia mà.
Xuân Lan sừng sộ:
– Chứ tôi đâu có định đi đâu? Tôi có đi thì cũng qua lối xóm mà thôi ...
– Qua lối xóm để đem chuyện nhà nói cho người ta nghe phải không?
– Không đời nào!
– Không đời nào? Vậy chứ đứa nào vô trường than thở mình là con hoang, là này nọ để gia đình này mới có chuyện rắc rối ngày nay ...
– Bây giờ mấy người định bắt tôi ở nhà, không được đi đâu cả phải không?
– Mày nên nhớ rằng trên giấy tờ mày là em tao, con của ba mẹ, mày không được quyền cãi tao, mày biết không?
– Trên giấy tờ thì như vậy, nhưng chị có thương tôi và xem tôi như Thiên Hương, hay như Trong Nghĩa, Trọng Tài không?
– Mày thử nhớ lại xem sao? Trong khi ai cũng không ưa mày thì tao thương mày.
Xuân Lan cúi đầu làm thinh, Ngọc Hương hỏi:
– Mày nhớ kỹ lại xem. Nhưng rồi tại mày, mày đã thù hằn cả đám này khi mày hay biết sự thật. Mày có mặc cảm là đứa con tội lỗi rồi mày muốn danh dự gia đình này sụp đổ ... Như thế để hả dạ mày phải không?
– Tôi khổ lắm.
– Bộ tụi này không khổ sao? Ai làm lỗi đâu mà tụi này phải gánh chịu. Xấu ơi là xấu, đâu phải một mình mày xấu. Vậy mà ba chỉ lo trấn an mày, bênh vực mày, mẹ thì giờ đây không dám làm trái ý ba ...Tao đâm ra ghét ba ghê đi, phải tao lớn bằng chị Liên Hương là tao đi khỏi nhà này, tao về Huế, tìm việc làm và sống với ông bà ngoại ...
– Dù sao chị cũng còn mái nhà ấm cúng này ... Tôi không có gì, người ra đi là tôi.
Hai chị em nói năng ra vẻ thân tình chứ không cãi cọ. Chị bếp ngồi nghe không khỏi khen thầm tụi con nít đời bây giờ sao mà khôn sớm quá, lý luận như người lớn.
Mấy ngày ông Phương đi vắng đối với Xuân Lan dài vô tận. Bà Phương thì đi suốt ngày. Bà nói bà phải đi tính công chuyện làm ăn. Bà nói với chị bếp:
– Chị thấy đó, tôi có cả bầy con gái, toi không lo thì ai lo cho tôi? Đàn ông khi họ si mê rồi, khó mà lay chuyển họ. Nếu Mai Lan cởi áo nhà tu thì thật là một mối lo cho tôi, chị ạ.
Xuân Lan hết nằm lại ngồi, không biết làm gì cho hết thì giờ. Chị bếp khuyên nó nên đi học, nó nói:
– Học hành làm gì nữa ... Em sắp đổi trường rồi kia mà ...
Ngọc Hương than thở với Liên Hương và Mai Hương:
– Việc này đổ bể đáng lẽ ba phải gọi tụi mình tụ tập lại để ba phân trần, chứ tại sao ba chỉ lo cho Xuân Lan, còn không thèm đếm xỉa gì đến chúng ta cả là sao?
Liên Hương nói:
– Dù sao thì Xuân Lan cũng là đứa chịu thiệt thòi nhiều nhất ... Tụi mình còn có mẹ. Lại nữa, ba nghĩ tụi mình còn nhỏ, là con, không được phép phê bình việc làm của ba. Ba đi tìm chỗ để gởi Xuân Lan. Ba làm vậy con nhỏ còn dễ hư hỏng. Để rồi các em xem ...
Ngọc Hương nói:
– Nhưng đâu phải lỗi tại nó ...
– Đành là vậy. Lỗi tại chị Mai Lan, nhưng chị ấy vẫn nói rằng không phải lỗi tại chị.
Mai Hương nói:
– Thì lỗi tại ba vậy.
Đời Con Gái
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7