watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mái nhà xưa-Chương VII - tác giả Bích Thuỷ Bích Thuỷ

Bích Thuỷ

Chương VII

Tác giả: Bích Thuỷ

Tôi trở về Saigon chỉ kịp ghé qua nhà Bưu điện gửi cho cô tôi lá thư dài mà tôi đã viết hôm ở lại tu viện Thủ Thiêm. Trong thư, tôi kể các cuộc tìm kiếm của tôi, và hy vọng lần này sẽ có kết quả.
Có thật lần này tôi sẽ tìm được "mái nhà xưa", tìm lại được cha mẹ tôi? Điều hy vọng đó vẫn chỉ là một ước mơ. Vợ chồng ông Nguyễn văn Thành không ai biết rõ ở đâu. Nhưng có một chi tiết tôi có thể bám víu vào sự hy vọng mong manh của tôi. Đó là nghề nghiệp của ông: Công nhân sở đồn điền. Ở miền Nam này hồi còn được coi là thuộc địa của người Pháp, họ đã khai thác rất nhiều mối lợi trong đó có các sở đồn điền. Trên mảnh đất quê hương Việt Nam biết bao nhiêu là đồn điền do những người Pháp thực dân làm chủ đã mọc lên trên các giải đất phì nhiêu dọc theo quốc lộ song song với đường hỏa xa từ Saigon lên vùng cao nguyên Kontum Đalat. Những đồn điền cao su, cà phê, trà, đều là những nguồn lợi được họ khai thác.
Tôi đã đọc cuốn Bão Rừng của nhà văn Nguyễn văn Xuân tả đời sống cơ cực của công nhân đồn điền. Không biết vợ chồng ông Thành có lâm vào tình trạng bi đát ấy không! Dù sao nếu quả thật tôi là con ruột của ông bà, tôi nhất quyết phải đi tìm.
Tôi dùng đường hỏa xa đi Đalat, định bụng sẽ dò hỏi các đồn điền từ vùng cao nguyên trở xuống.
Số tiền cô tôi cho làm lộ phí còn kha khá, nên tôi an tâm mua vé và ít quà bánh dùng ăn bữa tối.
Chuyến tàu tôi đi, khởi hành vào 7 giờ chiều. Trước giờ tàu chạy độ 5 phút, một bà mẹ hấp tấp dắt mấy đứa con nhỏ lên cùng toa với tôi. Tôi giúp bà chuyển hành lý và thu xếp cho các con bà có chỗ nằm ngồi thoải mái. Vì là chuyến tốc hành Saigon Đalat nên tàu sẽ chạy suốt đêm. Sở dĩ tôi chọn đi chuyến này, để khỏi phải ngủ đêm một mình ở khách sạn. Thân gái bơ vơ nơi quán trọ, nghĩ cũng ngại!
Trong lúc đoàn tàu lăn bánh, trườn mình vào đêm tối, tôi và bà khách cùng toa, trao đổi với nhau ít nhiều câu chuyện xã giao.
Chờ cho các con bà ngủ yên tôi mới gợi hỏi:
- Chắc bà cũng lên Đalat phải không ạ?
Bà đáp:
- Vâng, nhà tôi làm việc trên ấy. Tôi cho các cháu xuống Saigon chơi ít hôm, nay trở lên lại.
- Thưa, ông bà ở Đalat lâu chưa?
- Cũng khá lâu. Nhà tôi tùng sự ty điền địa đã ngót mười năm nay rồi, chúng tôi có nhà riêng và vườn ở trên ấy.
- Như vậy chắc ông bà biết nhiều về các đồn điền ở vùng cao nguyên.
Người đàn bà cười thật tươi:
- Ở vùng này có thiếu gì đồn điền. Nhưng cô muốn hỏi đồn điền nào?
- Dạ... em cũng không biết nữa! Em đi tìm người bà con thất lạc trên 10 năm nay. Em chỉ được biết đại khái là người chồng làm công nhân đồn điền và người vợ hồi ấy ở vú cho một gia đình nào đó.
Bà bạn đồng hành tròn mắt nhìn tôi:
- Cô chỉ biết được có bấy nhiêu về vợ chồng người bà con thôi à?
- Dạ...!
- Vậy mà cô đi tìm họ thì có khác gì cô làm công việc mò kim dưới đáy biển. Bởi vì như cô vừa nói, cô mất liên lạc với họ đã trên mười năm nay rồi, chắc hồi đó cô hãy còn nhỏ lắm?
- Vâng!
- Cuộc đời như vật đổi sao dời... lại thăng trầm bỉ cực tùy theo số mệnh. Biết đâu người bà con của cô nay không còn là công nhân đồn điền nữa. Hoặc giả nếu có còn chăng nữa, thì cũng phải biết rõ ở đồn điền nào mà tìm đến chứ?
Tôi thở dài ủ rũ. Bà khách suy nghĩ rồi khuyên:
- Theo tôi thì cô nên nhờ các báo nhắn tin dùm trên mục "tìm người nhà" may ra còn có hy vọng... Nhưng ở tuổi cô, tôi sợ nhỡ rơi vào tay bọn bịp bợm, điếm đàng thì khốn. Việc đi tìm vợ chồng người bà con này có cần thiết cho cô lắm không?
- Dạ, cần lắm.
- Nếu vậy, cô nên nghe tôi, hãy trao việc này cho những người lớn tuổi trong gia đình cô lo dùm. Bằng không thì phải nhờ một nhân vật nào thật đáng tin cậy. Ở tuổi cô...
Tôi cay đắng nghĩ thầm: "Phải rồi, ở cái tuổi còn non dại của tôi, liệu tôi có thể làm gì nên chuyện!"
Bà khách che tay lên miệng ngáp và câu chuyện giữa chúng tôi ngưng lại ở đây. Tôi cũng thiếp dần vào giấc ngủ, gật ngưỡng với những u sầu.
***
Tôi mở choàng mắt khi đoàn tàu vừa rời một ga xép.
Lúc ấy trời vẫn còn tối. Thấy bứt rứt khó chịu trong người tôi định vào phòng vệ sinh rửa mặt cho mát. Lần theo hành lang để đi về phía cuối toa, tôi suýt kêu lên kinh ngạc.
Một người đàn ông vừa lách mình vượt qua đường nối của toa tàu để bước sang toa sau. Hắn là một người nhỏ thó, loắt choắt, dáng điệu thập thò trốn lủi như giống chuột thành phố.
Hắn có thể là một tên cắp vặt, lợi dụng trong lúc mọi người ngủ mệt, để trổ nghề móc túi... Tôi nghĩ ngay đến ví tiền của tôi, và người hành khách khả nghi kia có thể đã biết tôi lên tàu có một mình. Hắn đang rình rập và chờ cơ hội.
Tôi hấp tấp quay lại, hoảng hốt vượt qua cả cabin của mình mà không hay. Chừng quay đầu lại nhìn xem tên trộm có theo mình không, bất thần tôi chạm trán với một chướng ngại khác: Chương mỉa mai hỏi tôi:
- Lại gặp cô đây nữa!
Trong lúc cuống sợ, tôi quên cả ngạc nhiên khi gặp Chương.
Tôi hét lớn:
- Tránh ra cho tôi đi. Có tên trộm đang theo tôi.
- Tên trộm nào?
- Cái tên nhỏ người tôi vừa gặp.
- À, thằng "Chuột"! Nó không còn đây đâu. Nó đã chui vào hang rồi... hay nói cho đúng thì hắn đã về toa của hắn rồi. Nhưng cô khỏi lo vì không phải hắn theo rình cô đâu, mà là hắn theo tôi.
- Thật không?
- Thật.
- Tại sao vậy?
- À, điều này... thì tôi chưa rõ. Nhưng có ngày tôi sẽ biết. Đến lúc ấy, tôi sẽ đập nát mõm hắn ra.
Tôi cảm thấy nhẹ nhõm và lấy lại bình tĩnh, tôi rút chiếc lược nhỏ ra chải lại mái tóc xõa trên trán và rối bời trên bờ vai.
Chương nhìn cử chỉ của tôi mỉm cười:
- Vô ích!
- Anh bảo sao?
- Tôi bảo là cô chải đầu làm chi vô ích, gió ở hành lang này sẽ làm cho mớ tóc buông lơi của cô rối bời như cái ổ quạ!
Tôi trực nhớ lại dầu sao người con trai hợm hĩnh này cũng có những hành vi khả nghi như tên "Chuột" - cái hỗn danh mà anh tai đã đặt cho người đàn ông nhỏ thó. Tôi cau mày hỏi:
- Anh đi đâu mà cũng có mặt trên chuyến tầu này?
- Tôi đi đâu kệ tôi! Cô hỏi làm chi! Có can dự gì tới cô không?
- Có chứ. Anh theo đuổi tôi như cái bóng ma, trong một cơn ác mộng.
Chương cười gằn:
- Tôi tự hỏi ai đã theo đuổi ai! Hôm tôi đến học hát ở nhà bà Đan Thanh...
Tôi mỉa mai:
- Chắc anh hát hay lắm nhỉ?
- Hay dở gì tôi cũng có quyền tự do của tôi chứ. Mắc mớ gì đến cô mà cô xía vô? Tôi rời Saigon đi Thủ Thiêm cũng lại thấy cô trong vườn tu viện. Và bây giờ trên chuyến tầu nầy tôi cũng lại gặp cô nữa! Khả nghi quá! Hay cô là đồng bọn với tên Chuột kia?
- Đừng có nói láo! Anh không thấy con chuột đó đã làm tôi sợ hay sao?
- Ừ nhỉ. Nếu vậy thì hắn là giống chuột chũi rồi. Mắt hắn thong manh nên mới không thấy dáng điệu khả nghi của cô.
- Còn anh nữa! Tôi không rình rập anh, vậy chính anh đã rình rập tôi.
- Kết luận lạ nhỉ!
- Chẳng lạ chút nào cả mà rất... hợp lý. Những vụ chạm trán ở nhà bà Đan Thanh, dì Anges...
- Dì Anges? Cô đã gặp dì ấy?
- Chứ sao! Tôi đến Thủ Thiêm với mục đích ấy! Anh còn chưa biết là suýt nữa thì chúng ta còn chạm trán nhau ở nhà báo Quê Hương nữa kìa!
- Hừ!
Chương cắn môi suy nghĩ, trán anh tỳ vào tấm cửa kính của thành tàu.
- Phải công nhận rằng cô và tôi, chúng ta cùng theo đuổi một việc. Nhưng vô lý quá, không thể được!
- Tại sao không thể được?
Chương lẩm bẩm như nói một mình:
- Ông Nguyễn văn Thành, và bà Đỗ thị Nuôi? Không... không...
- Anh vừa nói gì?
- Ồ, không. Cô đừng hỏi gì tôi cả. Cô cứ việc tiếp tục con đường của cô, và tôi mong rằng cô sẽ... thất bại!
Tôi chua chát:
- Nếu vậy, chúng ta còn có dịp gặp nhau. Tôi cũng chúc anh điều anh đã chúc cho tôi vậy.
Thật tình tôi muốn hỏi thêm Chương về vợ chồng ông Nguyễn văn Thành. Nhưng nhìn nét mặt lầm lì của Chương, tôi biết không khi nào anh ta trả lời. Hơn nữa tôi cũng tức giận vì những lời lẽ sống sượng của Chương mà không thèm hỏi nữa.
Tôi quay về cabin của tôi. Trước khi mở cửa bước vào, tôi liếc nhìn lần chót đối thủ của tôi. Chương vẫn đứng yên ngoài hành lang, chiếc sắc hành lý đặt sẵn dưới chân... Chi tiết này loé sáng trong óc tôi: Chương sửa soạn xuống một ga sắp tới.
Chương đang tìm vợ chồng ông Nguyễn văn Thành...
Chắc chắn anh ta nắm được nhiều chi tiết mà tôi không có.
Không cần suy nghĩ gì hơn, tôi vội vã thu nhặt hành trang. Đoàn tàu đã từ từ chậm bớt tốc lực.
Tôi bỗng nảy thêm một sáng kiến. Để Chương khỏi nhận ra, tôi cột mớ tóc của tôi lại, và thay mặc chiếc áo khác.
Rồi tôi nhảy xuống sân ga, vừa kịp lúc đoàn tàu chuyển bánh, tiếp tục đoạn đường còn lại.
Chương hầu như đã biến mất.



Tôi trở về Saigon chỉ kịp ghé qua nhà Bưu điện gửi cho cô tôi lá thư dài mà tôi đã viết hôm ở lại tu viện Thủ Thiêm. Trong thư, tôi kể các cuộc tìm kiếm của tôi, và hy vọng lần này sẽ có kết quả.
Có thật lần này tôi sẽ tìm được "mái nhà xưa", tìm lại được cha mẹ tôi? Điều hy vọng đó vẫn chỉ là một ước mơ. Vợ chồng ông Nguyễn văn Thành không ai biết rõ ở đâu. Nhưng có một chi tiết tôi có thể bám víu vào sự hy vọng mong manh của tôi. Đó là nghề nghiệp của ông: Công nhân sở đồn điền. Ở miền Nam này hồi còn được coi là thuộc địa của người Pháp, họ đã khai thác rất nhiều mối lợi trong đó có các sở đồn điền. Trên mảnh đất quê hương Việt Nam biết bao nhiêu là đồn điền do những người Pháp thực dân làm chủ đã mọc lên trên các giải đất phì nhiêu dọc theo quốc lộ song song với đường hỏa xa từ Saigon lên vùng cao nguyên Kontum Đalat. Những đồn điền cao su, cà phê, trà, đều là những nguồn lợi được họ khai thác.
Tôi đã đọc cuốn Bão Rừng của nhà văn Nguyễn văn Xuân tả đời sống cơ cực của công nhân đồn điền. Không biết vợ chồng ông Thành có lâm vào tình trạng bi đát ấy không! Dù sao nếu quả thật tôi là con ruột của ông bà, tôi nhất quyết phải đi tìm.
Tôi dùng đường hỏa xa đi Đalat, định bụng sẽ dò hỏi các đồn điền từ vùng cao nguyên trở xuống.
Số tiền cô tôi cho làm lộ phí còn kha khá, nên tôi an tâm mua vé và ít quà bánh dùng ăn bữa tối.
Chuyến tàu tôi đi, khởi hành vào 7 giờ chiều. Trước giờ tàu chạy độ 5 phút, một bà mẹ hấp tấp dắt mấy đứa con nhỏ lên cùng toa với tôi. Tôi giúp bà chuyển hành lý và thu xếp cho các con bà có chỗ nằm ngồi thoải mái. Vì là chuyến tốc hành Saigon Đalat nên tàu sẽ chạy suốt đêm. Sở dĩ tôi chọn đi chuyến này, để khỏi phải ngủ đêm một mình ở khách sạn. Thân gái bơ vơ nơi quán trọ, nghĩ cũng ngại!
Trong lúc đoàn tàu lăn bánh, trườn mình vào đêm tối, tôi và bà khách cùng toa, trao đổi với nhau ít nhiều câu chuyện xã giao.
Chờ cho các con bà ngủ yên tôi mới gợi hỏi:
- Chắc bà cũng lên Đalat phải không ạ?
Bà đáp:
- Vâng, nhà tôi làm việc trên ấy. Tôi cho các cháu xuống Saigon chơi ít hôm, nay trở lên lại.
- Thưa, ông bà ở Đalat lâu chưa?
- Cũng khá lâu. Nhà tôi tùng sự ty điền địa đã ngót mười năm nay rồi, chúng tôi có nhà riêng và vườn ở trên ấy.
- Như vậy chắc ông bà biết nhiều về các đồn điền ở vùng cao nguyên.
Người đàn bà cười thật tươi:
- Ở vùng này có thiếu gì đồn điền. Nhưng cô muốn hỏi đồn điền nào?
- Dạ... em cũng không biết nữa! Em đi tìm người bà con thất lạc trên 10 năm nay. Em chỉ được biết đại khái là người chồng làm công nhân đồn điền và người vợ hồi ấy ở vú cho một gia đình nào đó.
Bà bạn đồng hành tròn mắt nhìn tôi:
- Cô chỉ biết được có bấy nhiêu về vợ chồng người bà con thôi à?
- Dạ...!
- Vậy mà cô đi tìm họ thì có khác gì cô làm công việc mò kim dưới đáy biển. Bởi vì như cô vừa nói, cô mất liên lạc với họ đã trên mười năm nay rồi, chắc hồi đó cô hãy còn nhỏ lắm?
- Vâng!
- Cuộc đời như vật đổi sao dời... lại thăng trầm bỉ cực tùy theo số mệnh. Biết đâu người bà con của cô nay không còn là công nhân đồn điền nữa. Hoặc giả nếu có còn chăng nữa, thì cũng phải biết rõ ở đồn điền nào mà tìm đến chứ?
Tôi thở dài ủ rũ. Bà khách suy nghĩ rồi khuyên:
- Theo tôi thì cô nên nhờ các báo nhắn tin dùm trên mục "tìm người nhà" may ra còn có hy vọng... Nhưng ở tuổi cô, tôi sợ nhỡ rơi vào tay bọn bịp bợm, điếm đàng thì khốn. Việc đi tìm vợ chồng người bà con này có cần thiết cho cô lắm không?
- Dạ, cần lắm.
- Nếu vậy, cô nên nghe tôi, hãy trao việc này cho những người lớn tuổi trong gia đình cô lo dùm. Bằng không thì phải nhờ một nhân vật nào thật đáng tin cậy. Ở tuổi cô...
Tôi cay đắng nghĩ thầm: "Phải rồi, ở cái tuổi còn non dại của tôi, liệu tôi có thể làm gì nên chuyện!"
Bà khách che tay lên miệng ngáp và câu chuyện giữa chúng tôi ngưng lại ở đây. Tôi cũng thiếp dần vào giấc ngủ, gật ngưỡng với những u sầu.

***

Tôi mở choàng mắt khi đoàn tàu vừa rời một ga xép.
Lúc ấy trời vẫn còn tối. Thấy bứt rứt khó chịu trong người tôi định vào phòng vệ sinh rửa mặt cho mát. Lần theo hành lang để đi về phía cuối toa, tôi suýt kêu lên kinh ngạc.
Một người đàn ông vừa lách mình vượt qua đường nối của toa tàu để bước sang toa sau. Hắn là một người nhỏ thó, loắt choắt, dáng điệu thập thò trốn lủi như giống chuột thành phố.
Hắn có thể là một tên cắp vặt, lợi dụng trong lúc mọi người ngủ mệt, để trổ nghề móc túi... Tôi nghĩ ngay đến ví tiền của tôi, và người hành khách khả nghi kia có thể đã biết tôi lên tàu có một mình. Hắn đang rình rập và chờ cơ hội.
Tôi hấp tấp quay lại, hoảng hốt vượt qua cả cabin của mình mà không hay. Chừng quay đầu lại nhìn xem tên trộm có theo mình không, bất thần tôi chạm trán với một chướng ngại khác: Chương mỉa mai hỏi tôi:
- Lại gặp cô đây nữa!
Trong lúc cuống sợ, tôi quên cả ngạc nhiên khi gặp Chương.
Tôi hét lớn:
- Tránh ra cho tôi đi. Có tên trộm đang theo tôi.
- Tên trộm nào?
- Cái tên nhỏ người tôi vừa gặp.
- À, thằng "Chuột"! Nó không còn đây đâu. Nó đã chui vào hang rồi... hay nói cho đúng thì hắn đã về toa của hắn rồi. Nhưng cô khỏi lo vì không phải hắn theo rình cô đâu, mà là hắn theo tôi.
- Thật không?
- Thật.
- Tại sao vậy?
- À, điều này... thì tôi chưa rõ. Nhưng có ngày tôi sẽ biết. Đến lúc ấy, tôi sẽ đập nát mõm hắn ra.
Tôi cảm thấy nhẹ nhõm và lấy lại bình tĩnh, tôi rút chiếc lược nhỏ ra chải lại mái tóc xõa trên trán và rối bời trên bờ vai.
Chương nhìn cử chỉ của tôi mỉm cười:
- Vô ích!
- Anh bảo sao?
- Tôi bảo là cô chải đầu làm chi vô ích, gió ở hành lang này sẽ làm cho mớ tóc buông lơi của cô rối bời như cái ổ quạ!
Tôi trực nhớ lại dầu sao người con trai hợm hĩnh này cũng có những hành vi khả nghi như tên "Chuột" - cái hỗn danh mà anh tai đã đặt cho người đàn ông nhỏ thó. Tôi cau mày hỏi:
- Anh đi đâu mà cũng có mặt trên chuyến tầu này?
- Tôi đi đâu kệ tôi! Cô hỏi làm chi! Có can dự gì tới cô không?
- Có chứ. Anh theo đuổi tôi như cái bóng ma, trong một cơn ác mộng.
Chương cười gằn:
- Tôi tự hỏi ai đã theo đuổi ai! Hôm tôi đến học hát ở nhà bà Đan Thanh...
Tôi mỉa mai:
- Chắc anh hát hay lắm nhỉ?
- Hay dở gì tôi cũng có quyền tự do của tôi chứ. Mắc mớ gì đến cô mà cô xía vô? Tôi rời Saigon đi Thủ Thiêm cũng lại thấy cô trong vườn tu viện. Và bây giờ trên chuyến tầu nầy tôi cũng lại gặp cô nữa! Khả nghi quá! Hay cô là đồng bọn với tên Chuột kia?
- Đừng có nói láo! Anh không thấy con chuột đó đã làm tôi sợ hay sao?
- Ừ nhỉ. Nếu vậy thì hắn là giống chuột chũi rồi. Mắt hắn thong manh nên mới không thấy dáng điệu khả nghi của cô.
- Còn anh nữa! Tôi không rình rập anh, vậy chính anh đã rình rập tôi.
- Kết luận lạ nhỉ!
- Chẳng lạ chút nào cả mà rất... hợp lý. Những vụ chạm trán ở nhà bà Đan Thanh, dì Anges...
- Dì Anges? Cô đã gặp dì ấy?
- Chứ sao! Tôi đến Thủ Thiêm với mục đích ấy! Anh còn chưa biết là suýt nữa thì chúng ta còn chạm trán nhau ở nhà báo Quê Hương nữa kìa!
- Hừ!
Chương cắn môi suy nghĩ, trán anh tỳ vào tấm cửa kính của thành tàu.
- Phải công nhận rằng cô và tôi, chúng ta cùng theo đuổi một việc. Nhưng vô lý quá, không thể được!
- Tại sao không thể được?
Chương lẩm bẩm như nói một mình:
- Ông Nguyễn văn Thành, và bà Đỗ thị Nuôi? Không... không...
- Anh vừa nói gì?
- Ồ, không. Cô đừng hỏi gì tôi cả. Cô cứ việc tiếp tục con đường của cô, và tôi mong rằng cô sẽ... thất bại!
Tôi chua chát:
- Nếu vậy, chúng ta còn có dịp gặp nhau. Tôi cũng chúc anh điều anh đã chúc cho tôi vậy.
Thật tình tôi muốn hỏi thêm Chương về vợ chồng ông Nguyễn văn Thành. Nhưng nhìn nét mặt lầm lì của Chương, tôi biết không khi nào anh ta trả lời. Hơn nữa tôi cũng tức giận vì những lời lẽ sống sượng của Chương mà không thèm hỏi nữa.
Tôi quay về cabin của tôi. Trước khi mở cửa bước vào, tôi liếc nhìn lần chót đối thủ của tôi. Chương vẫn đứng yên ngoài hành lang, chiếc sắc hành lý đặt sẵn dưới chân... Chi tiết này loé sáng trong óc tôi: Chương sửa soạn xuống một ga sắp tới.
Chương đang tìm vợ chồng ông Nguyễn văn Thành...
Chắc chắn anh ta nắm được nhiều chi tiết mà tôi không có.
Không cần suy nghĩ gì hơn, tôi vội vã thu nhặt hành trang. Đoàn tàu đã từ từ chậm bớt tốc lực.
Tôi bỗng nảy thêm một sáng kiến. Để Chương khỏi nhận ra, tôi cột mớ tóc của tôi lại, và thay mặc chiếc áo khác.
Rồi tôi nhảy xuống sân ga, vừa kịp lúc đoàn tàu chuyển bánh, tiếp tục đoạn đường còn lại.
Chương hầu như đã biến mất.
Mái nhà xưa
Chương I
Chương II
Chương III
Chương IV
Chương V
Chương VI
Chương VII
Chương VIII
Chương IX
Chương X
Chương XI
Chương XII
Chương XIII
Chương XIV
Chương XV
Chương XVI
Chương XVII
Đoạn kết