watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mái nhà xưa-Chương X - tác giả Bích Thuỷ Bích Thuỷ

Bích Thuỷ

Chương X

Tác giả: Bích Thuỷ

Tôi ở lại Cam Lâm ba ngày. Buồn nản dâng ngập trong lòng, đầu óc trống rỗng, tôi thờ thẫn như một kẻ không hồn. Tôi trở lại xứ đạo lần nữa thăm hai ngôi mộ của ông bà Nguyễn văn Thành, và đã khóc thật nhiều. Nước mắt của tôi âm thầm nhỏ giọt, thổn thức theo cảm xúc u sầu của một đứa con gái trước nấm mồ tẻ lạnh của song thân.
Tôi cũng đã vào nhà xứ hỏi thăm vị linh mục quản nhiệm xem ông bà Nguyễn văn Thành có còn ai là thân nhân ở đây không. Nhưng cả hai đều không có họ hàng thân thích, ngoại trừ một vài bạn đồng hương đi làm ở nơi xa.
Tên Chuột lẩn biến đâu mất. Chỉ có Chương, tôi thoáng thấy anh ở ngoài bờ sông nhưng tôi tránh mặt.
Hy vọng của tôi tan vỡ rồi. Tôi còn biết đi đâu nữa, nếu không quay trở về với cô tôi!
Tôi viết cho cô một bức thư tường thuật hết mọi sự, và báo tin để cô yên lòng là sớm muộn gì tôi cũng trở về sống bên cô.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc sống bình thản êm đềm thủa trước.
Nhưng cái hạnh phúc trước đây liệu có còn trọn vẹn như xưa?
Lúc đi mua tem gửi thư tôi mới chợt nhận ra một điều kinh khủng: tiền túi của tôi đã cạn. Vì mải miết theo đuổi mục đích của mình, tôi đã tiêu xài không tính toán.
Làm sao bây giờ? Dĩ nhiên chỉ còn mỗi cách xin thêm cô tôi. Tuy biết cô rộng lượng, nhưng tôi vẫn cảm thấy ngại ngùng hổ thẹn.
Số tiền tôi còn, chỉ vừa đủ trả nhà trọ, và may lắm thì lấy thêm được xuất vé tới Saigon.
Lòng dạ rối bời, tôi lang thang dọc theo bờ sông, rồi kiếm một mỏm đá ngồi suy nghĩ. Gió thổi sào sạc mấy khóm lau sậy mọc ven sông, sóng nước lăn tăn, đưa đẩy những xác lá bập bềnh trôi. Giá những xác lá kia trở thành những tờ giấy bạc nhỉ! Có bà tiên nào giúp tôi thoát khỏi cơn bỉ này chăng? Mơ ước của tôi viển vông quá, và cũng thật trẻ con.
Tôi chợt nghe có tiếng nói:
- Cô ngồi làm gì ở đây?
Giọng nói tưởng như của bà tiên nhân ái hiện ra nói với con cám con truyện cổ tích khi hỏi nó:
- Tại sao con ngồi khóc ở đây?
Tôi quay đầu lại, không khỏi sửng sốt khi thấy Chương đang lần bước xuống chỗ tôi ngồi. Chương tỏ vẻ muốn thân thiện, hòa nhã.
Anh nói:
- Cô Khánh có quen việc kèm trẻ không nhỉ?
Tôi không hiểu tại sao bỗng nhiên Chương lại hỏi tôi câu ấy! Kèm trẻ? Tôi suýt bật cười vì cái chức nghiệp đột ngột này. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến công việc ấy cũng như chưa có dịp làm thử bao giờ. Câu hỏi do Chương đặt ra làm tôi thầm nghĩ: có lẽ đây là một dịp may để tôi kiếm dư số tiền lộ phí trở về nhà. Nhưng tự ái của tôi không cho phép tôi thú nhận với Chương rằng tôi cũg đang mong có một việc làm. Tôi chanh chua bảo Chương:
- Bộ anh cần cô giáo hả?
Chương thản nhiên ngồi xuống một tảng đá đối diện, từ tốn đáp:
- Không phải cho tôi mà là cho bé Việt, em tôi. Thằng nhỏ phá quá nên đã có hai cô giáo chê nó rồi.
- Dữ không! Chắc tính nết nó cũng dễ thương như anh chứ gì?
Chương vẫn không có phản ứng. Đôi mắt thoáng nét u buồn, anh im lặng một lát rồi trầm giọng nói:
- Má tôi không thể đích thân săn sóc em tôi được, vì sau một tai nạn, bà bị bại một bên chân và ốm yếu luôn. Phải cần một thời gian điều dưỡng lâu dài, má tôi mới có thể bình phục được.
Tôi hơi hối hận:
- Xin lỗi anh. Tại tôi không biết..
Chương tiếp:
- Ba tôi lại rất bận. Ông là chủ một nhà máy lớn, nên thường chỉ về nhà vào bữa cơm chiều.
- Nhà anh ở đâu, anh Chương?
- Ở Biên hòa. Cô bằng lòng về đó kèm dạy em tôi không?
- Vì lẽ gì anh muốn tôi về dạy dỗ em anh? Mới đây anh còn hằn học với tôi, coi tôi là một đứa nói láo kia mà.
- Mình nên bỏ qua chuyện ấy. Dầu sao cô vẫn có thể là một cô giáo tốt.
- Nhưng tôi chưa có chút kinh nghiệm nào về việc kèm trẻ.
- Rồi cô sẽ quen và thành thạo mấy hồi.
- Biết đâu ở nhà má anh đã kiếm được người khác rồi?
- Chắc chưa, vì nếu có má tôi đã cho tôi hay.
-... với lại sợ má anh cho tôi hãy còn trẻ quá.
- Cô bao nhiêu tuổi rồi? Cũng cỡ mười bảy, mười tám chớ nhỏ nhít gì nữa.
- Có vẻ thôi, chớ tôi chưa tới tuổi ấy.
- Thì cũng được đi. Việc kèm dạy một đứa trẻ có gì là khó khăn. Tôi muốn trở về nhà bằng chuyến tàu tối nay. Còn cô, sáng mai cô lên tầu cũng vừa.
Tôi suy nghĩ thật nhanh. Chắc hẳn Chương đã có ý định gì trong đầu. Có lẽ anh ta muốn khám phá xem tôi biết những gì về ông bà Nguyễn văn Thành chăng? Buồn thay! Tôi nào biết gì hơn ngoài sự tin tưởng tôi là con gái của ông bà... Sau này đến tuổi trưởng thành tôi sẽ cố truy nguyên ra tên thật của tôi do cha mẹ tôi đã đặt ra.
Nhưng hiện thời sự tò mò lố bịch của Chương làm tôi bực mình. Chẳng thà tôi xin tiền cô tôi còn hơn là tự kiếm tiền trong trường hợp trớ trêu như vậy. Hơn nứa biết đâu bà mẹ của Chương lại chẳng từ chối khi tôi tới trình diện bà?
Chương hỏi:
- Cô nhận lời chứ?
Tôi bướng bỉnh đáp:
- Không.
Chương tức giận đứng lên, vừa đi vừa đá những vỏ ốc lăn lóc trên bãi cát.
Rồi đột nhiên Chương dừng lại trước mặt tôi:
- Có một điều tôi chưa tiết lộ ra và tôi tin chắc là cô không biết.
- Điều gì?
- Tôi là con của ông bà Võ quốc Oai.
-?!
- Mà ông bà Thành, xưa kia có một thời gian đã giúp việc cho ba má tôi. Có vậy thôi!
Tôi cảm thấy gò má tôi tái đi. Và lần này tôi trả lời Chương:
- Được rồi, tôi sẽ tới nhà anh.



Tôi ở lại Cam Lâm ba ngày. Buồn nản dâng ngập trong lòng, đầu óc trống rỗng, tôi thờ thẫn như một kẻ không hồn. Tôi trở lại xứ đạo lần nữa thăm hai ngôi mộ của ông bà Nguyễn văn Thành, và đã khóc thật nhiều. Nước mắt của tôi âm thầm nhỏ giọt, thổn thức theo cảm xúc u sầu của một đứa con gái trước nấm mồ tẻ lạnh của song thân.
Tôi cũng đã vào nhà xứ hỏi thăm vị linh mục quản nhiệm xem ông bà Nguyễn văn Thành có còn ai là thân nhân ở đây không. Nhưng cả hai đều không có họ hàng thân thích, ngoại trừ một vài bạn đồng hương đi làm ở nơi xa.
Tên Chuột lẩn biến đâu mất. Chỉ có Chương, tôi thoáng thấy anh ở ngoài bờ sông nhưng tôi tránh mặt.
Hy vọng của tôi tan vỡ rồi. Tôi còn biết đi đâu nữa, nếu không quay trở về với cô tôi!
Tôi viết cho cô một bức thư tường thuật hết mọi sự, và báo tin để cô yên lòng là sớm muộn gì tôi cũng trở về sống bên cô.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc sống bình thản êm đềm thủa trước.
Nhưng cái hạnh phúc trước đây liệu có còn trọn vẹn như xưa?
Lúc đi mua tem gửi thư tôi mới chợt nhận ra một điều kinh khủng: tiền túi của tôi đã cạn. Vì mải miết theo đuổi mục đích của mình, tôi đã tiêu xài không tính toán.
Làm sao bây giờ? Dĩ nhiên chỉ còn mỗi cách xin thêm cô tôi. Tuy biết cô rộng lượng, nhưng tôi vẫn cảm thấy ngại ngùng hổ thẹn.
Số tiền tôi còn, chỉ vừa đủ trả nhà trọ, và may lắm thì lấy thêm được xuất vé tới Saigon.
Lòng dạ rối bời, tôi lang thang dọc theo bờ sông, rồi kiếm một mỏm đá ngồi suy nghĩ. Gió thổi sào sạc mấy khóm lau sậy mọc ven sông, sóng nước lăn tăn, đưa đẩy những xác lá bập bềnh trôi. Giá những xác lá kia trở thành những tờ giấy bạc nhỉ! Có bà tiên nào giúp tôi thoát khỏi cơn bỉ này chăng? Mơ ước của tôi viển vông quá, và cũng thật trẻ con.
Tôi chợt nghe có tiếng nói:
- Cô ngồi làm gì ở đây?
Giọng nói tưởng như của bà tiên nhân ái hiện ra nói với con cám con truyện cổ tích khi hỏi nó:
- Tại sao con ngồi khóc ở đây?
Tôi quay đầu lại, không khỏi sửng sốt khi thấy Chương đang lần bước xuống chỗ tôi ngồi. Chương tỏ vẻ muốn thân thiện, hòa nhã.
Anh nói:
- Cô Khánh có quen việc kèm trẻ không nhỉ?
Tôi không hiểu tại sao bỗng nhiên Chương lại hỏi tôi câu ấy! Kèm trẻ? Tôi suýt bật cười vì cái chức nghiệp đột ngột này. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến công việc ấy cũng như chưa có dịp làm thử bao giờ. Câu hỏi do Chương đặt ra làm tôi thầm nghĩ: có lẽ đây là một dịp may để tôi kiếm dư số tiền lộ phí trở về nhà. Nhưng tự ái của tôi không cho phép tôi thú nhận với Chương rằng tôi cũg đang mong có một việc làm. Tôi chanh chua bảo Chương:
- Bộ anh cần cô giáo hả?
Chương thản nhiên ngồi xuống một tảng đá đối diện, từ tốn đáp:
- Không phải cho tôi mà là cho bé Việt, em tôi. Thằng nhỏ phá quá nên đã có hai cô giáo chê nó rồi.
- Dữ không! Chắc tính nết nó cũng dễ thương như anh chứ gì?
Chương vẫn không có phản ứng. Đôi mắt thoáng nét u buồn, anh im lặng một lát rồi trầm giọng nói:
- Má tôi không thể đích thân săn sóc em tôi được, vì sau một tai nạn, bà bị bại một bên chân và ốm yếu luôn. Phải cần một thời gian điều dưỡng lâu dài, má tôi mới có thể bình phục được.
Tôi hơi hối hận:
- Xin lỗi anh. Tại tôi không biết..
Chương tiếp:
- Ba tôi lại rất bận. Ông là chủ một nhà máy lớn, nên thường chỉ về nhà vào bữa cơm chiều.
- Nhà anh ở đâu, anh Chương?
- Ở Biên hòa. Cô bằng lòng về đó kèm dạy em tôi không?
- Vì lẽ gì anh muốn tôi về dạy dỗ em anh? Mới đây anh còn hằn học với tôi, coi tôi là một đứa nói láo kia mà.
- Mình nên bỏ qua chuyện ấy. Dầu sao cô vẫn có thể là một cô giáo tốt.
- Nhưng tôi chưa có chút kinh nghiệm nào về việc kèm trẻ.
- Rồi cô sẽ quen và thành thạo mấy hồi.
- Biết đâu ở nhà má anh đã kiếm được người khác rồi?
- Chắc chưa, vì nếu có má tôi đã cho tôi hay.
-... với lại sợ má anh cho tôi hãy còn trẻ quá.
- Cô bao nhiêu tuổi rồi? Cũng cỡ mười bảy, mười tám chớ nhỏ nhít gì nữa.
- Có vẻ thôi, chớ tôi chưa tới tuổi ấy.
- Thì cũng được đi. Việc kèm dạy một đứa trẻ có gì là khó khăn. Tôi muốn trở về nhà bằng chuyến tàu tối nay. Còn cô, sáng mai cô lên tầu cũng vừa.
Tôi suy nghĩ thật nhanh. Chắc hẳn Chương đã có ý định gì trong đầu. Có lẽ anh ta muốn khám phá xem tôi biết những gì về ông bà Nguyễn văn Thành chăng? Buồn thay! Tôi nào biết gì hơn ngoài sự tin tưởng tôi là con gái của ông bà... Sau này đến tuổi trưởng thành tôi sẽ cố truy nguyên ra tên thật của tôi do cha mẹ tôi đã đặt ra.
Nhưng hiện thời sự tò mò lố bịch của Chương làm tôi bực mình. Chẳng thà tôi xin tiền cô tôi còn hơn là tự kiếm tiền trong trường hợp trớ trêu như vậy. Hơn nứa biết đâu bà mẹ của Chương lại chẳng từ chối khi tôi tới trình diện bà?
Chương hỏi:
- Cô nhận lời chứ?
Tôi bướng bỉnh đáp:
- Không.
Chương tức giận đứng lên, vừa đi vừa đá những vỏ ốc lăn lóc trên bãi cát.
Rồi đột nhiên Chương dừng lại trước mặt tôi:
- Có một điều tôi chưa tiết lộ ra và tôi tin chắc là cô không biết.
- Điều gì?
- Tôi là con của ông bà Võ quốc Oai.
-?!
- Mà ông bà Thành, xưa kia có một thời gian đã giúp việc cho ba má tôi. Có vậy thôi!
Tôi cảm thấy gò má tôi tái đi. Và lần này tôi trả lời Chương:
- Được rồi, tôi sẽ tới nhà anh.
Mái nhà xưa
Chương I
Chương II
Chương III
Chương IV
Chương V
Chương VI
Chương VII
Chương VIII
Chương IX
Chương X
Chương XI
Chương XII
Chương XIII
Chương XIV
Chương XV
Chương XVI
Chương XVII
Đoạn kết