watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Ngại Núi E Sông-Chương: 2 - tác giả Bồng Lai Bồng Lai

Bồng Lai

Chương: 2

Tác giả: Bồng Lai

Con người là một động vật có tính thích nghi cao đối với môi trường sống. Do đó, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào con người cũng có một cách để tồn tạị Ðấu tranh sinh tồn của con người không phải là đạp đầu lên kẻ khác mà sống. Không ai tài giỏi hơn aị Chỉ khác là ở chỗ điều kiện sẵn có và điều kiện phải tự kiếm lấỵ Ðiều kiện sẵn có là những cái ông trời ban cho như là tài năng, thông minh hoặc của thừa kế, danh phận do cha mẹ ông bà chọ Cần cù và sự cố gắng là những thí dụ của điều kiện tự tạọ Thiên hạ có câu “cần cù bù thông minh.” Do đó, thông minh, tài năng chỉ là một điều kiện đủ cho sự thành công. Ðể tạo ra được điều kiện con người cần phải có niềm hy vọng. Hy vọng không nhất thiết phải là to lớn. Hy vọng là chất dinh dưỡng cần thiết cho sức mạnh tinh thần. Thế nhưng cô chẳng còn niềm tin, mất cả hy vọng, làm thế nào vượt qua cái khổ nạn nàỷ
Năm Mậu thân lần đầu tiên cô nhìn thấy người lính từ miền Bắc vô. Họ là một thứ kẹ, tuổi thơ cô đong đầy những ông Kẹ. Trước đây cô đã có dịp nhìn mấy người du kích chết nằm phơi thây ở bến xe Vĩnh Ðiện, xác lôi từ thôn Tân Mỹ về. Té ra họ cũng là người saỏ Tết năm đó đạn đại bác nả vào xóm cô, nhằm ngăn chận đoàn biểu tình do bên kia núp sau lưng lấy dân làm bia đỡ đạn tiến dần về quận Ðiện Bàn. Chính Ba cô lúc đó cũng có mặt tại quận biết là vợ con đang nằm trong khu vực đầu tên mũi đạn cũng đành chịu bó taỵ Nhà cô cách quận chỉ vài trăm thước, Ba cô đứng bên kia cống Cưỡng, thất thanh gọi mẹ con cô bên này cống. Cái cống là biên giới của hai bên ngay lúc ấỵ Nhà sập một bên, một số người đến tỵ nạn nhà cô bị thương nặng. Tất cả chạy ra khỏi hầm để chạy về phía bên kia . Xác người nằm ngổn ngang, cả đoàn biểu tình đều bị dập tan. Cái giếng bay mất thành, cô còn bé lắm tay bồng em nhỏ mà nhảy ngang qua miệng giếng, đạp lên xác người mà chạỵ Cô nghe âm thanh của những làn đạn lướt qua đầụ Mùi thuốc súng khét rẹt, tiếng rên rỉ của những người bị thương đang oằn oại trên đường cáị Vừa trông thấy Ba cô đang vẫy tay, cô nghe tiếng rú, và Ba cô cùng một người khác ngã xuống. Sảng vía hồn kinh, cô bồng em chạy lên dốc cống trong lúc đạn bay vèo vèo bên tai chạy về phía Ba cô. Lúc đó Ba cô lồm cồm bò dậy đón lấy chị em cô và cả gia đình đều chạy thóat qua phía bên kiạ Thì ra vì đứng lên vẫy tay, Ba cô đã làm mục tiêu cho phía bên này cống bắn tỉa, không trúng Ba cô mà trúng vào một người cha, người chồng khác cũng đang nóng lòng về số phận của vợ con. Cả nhà cô chạy khơi khơi giữa làn mưa đạn mà không ai hề hấn gì cả. Cái sống, cái chết như được định sẵn.
Cô đã chán ngấy chết chóc, thù hận, chiến tranh. Cô mơ một ngày được thôi tiếng súng. Nhưng rồi cái ngày đó đã cướp đi người cha của cô, em cô phải vào rừng mà sống, khiến gia đình cô ngụp lặn trong tủi nhục, nghèo đóị Còn cô, sống cho mòn ngày tháng. Chẳng còn gì để bấu víụ Mất hết niềm tin trong thế giới loài người, cô hướng vọng về những đấng cao siêu, vô hình vô tướng cũng chẳng tìm thấy một lối đi nào cả. Cô trở về sục sạo với cái xác của cô để tìm lời giải thích. Thiên hạ có câu “you reap what you sow,” có nghĩa là gieo gì thì gặt nấỵ Cô đâu có gieo gió mà sao cô cứ gặt bãỏ Phải chăng cái nghiệp chướng cô đã gây từ bao đời trước? Nếu quả thật vậy cô phải trả đến bao giờ? Có cách nào để phá cái nghiệp đó không? Lẩn quẩn cô vẫn phải chịu khổ hoài saỏ
Cô tìm câu trả lời qua sự tìm hiểu về tướng số, khoa chỉ taỵ Phải chăng vì cái tóc quăn như rễ tre của cô khiến đời cô lận đận, cái lằn cắt ngang sống mũi khiến cô lao đao, và cái bàn tay đầy dấu cắt ngang kia đã khiến cô ngóc đầu không nổỉ Như vậy có nghĩa là cái số con rệp thì cho dù có cố gắng cựa quậy, vùng vẫy đến đâu thì cũng chỉ là con rệp hôi hám. Cô không tin như thế. Cô phải tìm cách cải số. Chỉ có ý chí và lòng kiên trì của chính cô mới cứu vớt được cô thôị Cô không được ban cho một hòan cảnh thuận lợi điều đó không có nghĩa là cô không thể làm nên tích sự gì. Như cô đã nói ở trên sự ban cho chỉ là một yếu tố đủ cho sự thành công, cái cần là cô phải có một niềm tin, một niềm tin trong chính cô.
Cô nhớ mẩu chuyện về số mạng, định mệnh của linh mục Anthony de Mello mà cô rất ưa thích. Chuyện kể một vị tướng Nhật tên Nabunaga đã tuân theo số mạng theo cách riêng của ông. Khi ông quyết định tấn công địch quân với lực lượng không ngang ngữa, một chọi mười, tinh thần binh sĩ của ông rất là hoang mang lo sợ. Trên đường ra chiến trận phải ngang qua một đền thờ rất hiển linh. Tất cả đều vào cầu nguyện. Ông Nabunaga nói, "Trước sự chứng giám của chư thần, nếu tôi tung đồng tiền này lên - nếu ngửa, chúng ta thắng - nếu sấp, chúng ta thuạ" Ai nấy háo hức chờ xem định mệnh an bàỵ Đồng tiền, tung lên, và ngửạ Trận thư hùng kết quả châu chấu đẩy xe nghiêng. Ngày kế đó, viên sĩ quan phụ tá, nói với ông, "Không một ai có thể thay đổi được Số Mệnh!" Nabunaga điềm nhiên trả lời, "Đúng vậy", rồi đưa ra đồng tiền có hai mặt đều ngửạ Ai đã đưa ra định mệnh?
Cô muốn trốn khỏi Việt Nam. Cô vào miền Nam, lang thang từ Cần Thơ, Phụng Hiệp, Sóc Trăng, ra Long Khánh, Bà Rịa, Thủ Ðức không tìm ra được một chỗ trú thân. Những đồng bạc kiếm được qua nghề đan áo sắp cạn, trong lưng không một mảnh giấy tùy thân. Cô về lại Sài Gòn, được một người cậu họ xa thật xa chưa vợ ở chợ Ga Phú Nhuận cho ở nhờ. Cô nhận đồ thêu gia công, làm muốn mù con mắt cũng chỉ đủ tiền chi tiêu lằng quằng. Tưởng là cô tạm thời yên thân, nào ngờ đâu một đêm ông cậu nọ nổi chứng, tính làm chuyện bậy bạ. Tuy là không có chuyện đáng tiếc xảy ra, nhưng cô không thể tiếp tục sống với ông ta nữạ Thế là cô phải cuốn gói ra đị Tạm trú ở các cư xá sinh viên với bạn bè. Thật tình cô chẳng muốn làm phiền ai cả, cô hết cách rồị Cô phải tìm lối giải quyết để chấm dứt tình trạng nương náu ăn bám đó càng sớm càng tốt.
Chỉ có một nghề hợp với hoàn cảnh tứ cố vô thân của cô; nghề làm mướn. Cô vào nghề dệt mướn từ đó. Ngoài giờ dệt ra, cô học thêm nghề xỏ go, xâu lược để kiếm thêm tiền gởi về nhà. Cái ý định trốn khỏi Việt Nam không biết sẽ thực hiện bằng cách nào đâỵ Sau vài lần canh me thất bại cô quyết chí kiếm tiền cho chuyến đi của cô. Làm quên ăn, quên ngủ suốt mấy năm dài cô chỉ dành dụm được 5 phân vàng, cứ theo đà ấy thì ít nhất là hai mươi năm cô mới đủ tiền ra đị Vì cứ mỗi năm cô mang về nhà một lần, lúc vào lại cô phải làm lại từ đầu . Tiền vô nhà khó như gió vào nhà trống, thật chẳng ngoa chút nàọ
Dùng 5 phân vàng đó cô xuống cửa hàng tiểu thủ công nghiệp Quận 1 tậu chiếc xe đạp. Chiếc xe đạp thứ hai trong đời cô. Chiếc kia bị thằng chết tiệt củm mất lúc còn ở quê. Cô vui vẻ, hí ha hí hửng đạp xe về. Có phương tiện giao thông, từ nay cô sẽ có cơ hội bợ bạc rồị Họa vô đơn chí, gặp tai hoạ nữa!!! Lần này vì vui quá đà, cô ủi vô chiếc xe ba-luạ Cái bánh xe cong vèo số 8. Cô khóc ré lên, tả oán này nọ. Thì ông tài xế xe tải từ quán cơm trên đường CMT8, vừa bước ra tới xẹ Cớ sự rõ ràng là cô tự húc vào cái đuôi xe tải, khóc cái nỗi gì mà khóc. Sau đó, có người nào đó ra tay nghĩa hiệp đem xe cô vào tiệm nong là cái niềng. Thợ xịn quá, nên chiếc xe mới cắt chỉ của cô vừa đi vừa giựt điệu discọ
Nhân những ngày cúp điện, Cô đạp xe lên tuốt Trung Chánh, Hóc Môn mua giấy và dàn biên. Nhằm gấp rút kiếm tiền, cô tiết kiệm dành dụm để chơi hụi kiếm lờị Cô nuôi mãi cho đến hồi trút ống, lời đâu chẳng thấy, mất cả vốn, chủ hụi trốn mất tiêụ Đúng là “lợi thì có lợi nhưng răng không còn!” Giận cành hông, tìm tới nhà chủ hụi để thua đủ. Miệng hùm gan sứa, nợ cũng chả dám xiết chỉ ngồi khóc cho hả hê rồi tiu nghỉu ra về.
Chán chê lối kiếm tiền đi đường tắt ấy, cô quay sang nghề quay dàn biên, và bỏ giấy cho nhà hồ song song với cái nghề dệt, móc go, xâu lược. Một buổi nọ, lom khom khiêng bó giấy, túi tiền tuột đâu mất. Cô lùng sục, lục lọi cả đống giấy to bình sư mà chẳng thấy đâụ Khóc nữa, khóc cho đến khi ngáp mới chịu ngậm. Tranh thủ giờ nghỉ cao điểm mỗi đêm, cô ghi danh học kế tóan ở hội Trí Thức Yêu Nước. Thiên hạ lại có dịp cười cô, họ cho cô không chịu yên phận, học đòi trèo caọ Trèo cao cái quái gì đâụ Cô đang bị dìm dưới vũng sình, thách thức đời mình và cố ngoi đầu lên thế thôị
Bỏ ngoài tai lời châm chọc, cô học mãi cho đến Hội không còn lớp Kế toán nào để cô học nữa, cô vẫn còn làm một con thợ dệt hay mơ điều viễn vông. Tuy nhiên, trong cô luôn có niềm tin rằng, có đi nếu không chóng thì chầy tất phải đến. Cô nhớ lời dạy của Ðức Phật: “Hãy tự mình thắp đuốt lên mà đị”, đừng ngồi đó nguyền rũa bóng đêm. Và dĩ nhiên cô không quên cô là một người đang cư ngụ bất hợp pháp, một kẻ đang chạy trốn nghĩa vụ và sau lưng cô là một đàn em đang thoi thóp.
Cô còn bày đặt đi học đàn guitare nữa chứ. Tuần hai buổi, học hoài học huỷ mà đàn không ra cái mốc xì gì cả. Cô nhớ lại cái anh hàng xóm ngày nào cũng hành hạ bà con lối xóm tiếng đàn như những giọt mưa rơi trên thùng thiếc của anh ta, nên cô không dám để tiếng đàn tài danh của cô lọt vào tai của người không biết thưởng thức. Bật hai cái máy dệt thoi đánh ầm ầm lên, và cái máy suốt kêu chen chét cùng với hai cái motor chạy hết tốc lực hoà điệu với tiếng đàn của cô. Cô chỉ muốn chuyển găm cho nhuyễn nhừ thôi, còn âm thanh cô có nghe đâu mà biết. Cô chỉ chơi đàn trong đêm thôi, giống như bông dạ quỳnh quý hiếm chỉ nở về đêm đó mà. Cô khảy đàn lúc chủ nhà ngáy kho kho, bằng không thiên hạ tưởng cô mát dâỵ
Cô học búa xua ở HTTYN hết lớp, cô qua Câu Lạc Bộ Phụ Nữ, rồi đến mấy nhà Văn Hóa Thanh Niên học đủ thứ trên đời, môn thích, không thích, có ích , không có ích, ... Từ may vá, cắm hoa, nhảy nhót, bơi lội, ....cô học tuốt luốt. Để làm gì cô không quan tâm, cô chỉ cảm thấy rằng ngày hôm nay sẽ không bằng ngày mai, thế thôị Ngày mai nhất định sẽ quang đãng hơn, mây mù sẽ bị xua đị Thế rồi cái ngày cô tin sẽ xảy ra, đã đến. Cô được một người bạn giới thiệu một chân kế tóan ở một HTX Dệt ở Quận 11. Có việc cô rất mừng nhưng rồi lo không biết nhà đâu mà ở. Ngay lúc đó cô gặp lại người bạn học ở Ðà Nẵng, vừa lấy chồng ở Sài Gòn, được người cô chồng đi Mỹ để lại một căn nhà lầu ở Quận 6. Người bạn gáì xa nhà lạ cảnh cần có một người bạn. Thế là cô có được một chỗ nương náụ HTX đó mướn cô vào để xở một đống số liệu kế toán mà đã hơn ba năm chưa thanh lý quyết tóan. Cô làm hoàn toàn trên con số suốt mấy tháng liền. Cô lên bảng phân phối thu nhập, cân đối taì khỏan. Thanh lý hầu hết các hợp đồng quốc doanh cũng như đối với tư doanh, và với từng xã viên của HTX. Ðến khi cân đối sổ sách với con số thực tế tồn kho thì ôi thôi cô mới biết là HTX đã làm ăn thua lỗ, nợ hợp đồng chồng chất. Hèn gì mấy tháng rồi chưa chịu trả lương cho cô, chỉ tạm ứng một số tiền nhỏ.
Ở nhờ nhà bạn mà không đóng góp vào sở hụi thì tránh sao khỏi cảnh mất lòng. Mặc dù cô đã phụ bán cà phê, cơm nước, dọn dẹp nhà cửạ Đến nỗi chồng của cô bạn khen cô trước mặt vợ không hết lờị Khi cô bạn sinh, cô trở thành bà nuôi đẻ bất đắt dĩ, cơm nứơc, giặt giũ, hơ háp cô bạn và đứa bé. Cô làm việc như một con ở, nhưng cô cảm thấy vui vì đã giúp được bạn, như một hình thức trả ơn khi cô bạn cần cô. Cô bạn ngày xưa học chung một lớp, đâu học giỏi bằng cô, cũng đâu xinh gái bằng, nhưng nay là bà chủ nhà của cô. Cô bạn đã tốt nghiệp đại học, có chồng khá giả, trong khi cô cù bất cù bơ, một miếng giấy lận lưng cũng không, cho nên lắm lúc cô bạn lên giọng “dạy bảo” cô. Nỗi đau nhục này còn xót hơn những nỗi đau khác.
Thế rồi trong một cơn thịnh nộ người bạn tốt kia đã vứt đồ đạc của cô ra khỏi nhà. Sau một trận cãi vả với Ban Chủ Nhiệm về việc không chịu trả lương cho cô, cô mất việc. Về đến nơi ở thì chứng kiến cả gia tài của cô bị ném ra ngoàị Cô như điên khùng, cô muốn gào thét, muốn khóc la cho vơi bớt nỗi tuyệt vọng, chán chường, nhưng cô câm nín, nén nỗi nhục nhã, ngồi thu vén đồ đạc. Ðẩy chiếc xe đạp cà rịch cà tàng chở tòan bộ tài sản vỏn vẹn trong một cái thùng giấy, thất thểu ngang qua cầu Phạm Ðình Hổ, cô muốn nhảy xuống, xáng mạnh đầu vào thành cầu để dịu bớt cái căng thẳng cùng cực đang phủ cả thần kinh cô. Cũng may, mắt cô vẫn đủ sáng để nhìn thấy dòng nước đen xỉn, và khứu giác cô vẫn còn họat động để ngửi cái mùi thối hoét của cái cống lộ thiên đó. Cho nên cô tiếp tục bước cao bước thấp lang thang khắp phố, và cuối cùng tối hôm đó cô qua đêm ở chợ Bình Tâỵ Mặc dù lang bạc kỳ hồ đã khá lâu, đó là lần đầu tiên cô ngủ chợ. Cô không hiểu tại sao cô bạn lại đọc rõ nỗi bất mãn của cô, cô đã chôn kín niềm tủi nhục, san bằng với một thái độ phục tùng, hài lòng. Sau này cô mới hiểu ra, do người em chồng của cô bạn kể lại, là cô bạn đã đọc trộm nhật ký của cô. Hèn gì, buổi tối đó, cô bạn mắng vào mặt cô là đồ giả dối, gì là nuôi ong tay áọ
Giả dối thì cô hiểu, cô đã giả dối gượng vui, nhẫn nhục sống qua ngàỵ Nhưng còn nuôi ong tay áo, có lẽ nào cô bạn nghi ngờ lòng chung thủy của chồng cô ta ? Khi cô bạn sinh ở bệnh viện, cô giữ ý đi ngủ lang nhà bạn khác. Vả lại, mục đích của cô đâu phải là ở lại Việt Nam để giựt chồng thiên hạ. Cô đang đi tìm đường vượt thoát cơ mà. Cô nhớ rõ ánh mắt thương cảm, ái ngại của người chồng khi nhìn cô ngồi thu lượm gia tài trước hiên nhà họ. Tất cả dường như quá sức cho sự chịu đựng của một con ngườị Cô xấu hổ giấu kín chuyện đó, thề với lòng là sống giữ chết mang theo, không nói cho một ai biết. Thiên hạ sẽ nghĩ là cô thế nào đó, mới đến đâu cũng bị xua đuổị Thật tình thì ngay cả ông cậu họ kia cô cũng không oán giận, và chính với cô bạn cũng vậỵ Họ là những con người tốt, đã mở lòng đem cô về cho trú ngụ. Chuyện xảy ra thì đã xảy ra, biết làm sao hơn. Cô kiểm điểm lại con người cô có hèn hạ, có làm điều gì xấu xa không ? Không ! Trăm lần không, tỷ lần không.
Bên cạnh những con người đó, vẫn có những bạn bè cưu mang cô, bà chủ dệt và các con của họ, đối xử rất tốt với cô. Tạo cho cô có điều kiện đi học ban đêm. Còn có biết bao nhiêu người khác đã mở rộng trái tim đón nhận, giúp đỡ cô sau nàỵ Đời mà, có thức đêm mới biết đêm dàị Cô không biết mình có khác hơn những người như ông Cậu họ, và cô bạn, hay là còn tệ hơn khi cô đứng trong vị trí của họ. Nhưng dù sao thì cũng buồn, nỗi buồn nhức nhối tim gan phèo phổị Cô có Cậu ruột, một số bà con bên Mẹ, và toàn bộ họ hàng bên Cha ở Sài Gòn, nhưng cô không muốn phiền hà, nhờ vả ai cả. Sống với bạn bè thoải mái và sòng phẳng. Cho nên cô chỉ ở với họ hàng một khi cô đã đứng vững trên đôi bàn chân của mình. Cô cũng không thể quay về miền Trung, cái xứ mà cô đã tự hứa là không bao giờ trở lại sống ở đó. Nếu không có phần xác thịt của Ba cô, và thân nhân cô còn sinh sống ở đó, thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ cô còn đặt chân lên miếng đất đó, một khi vẫn còn nằm trong cái gọng siết vô tình.
Mất việc, mất chỗ ở. Không còn chỗ để quay về. Dù Cô muốn xin vào nhà thương điên, không có hộ khẩu, không biết họ có cho cô vào không. Tuy vẫn còn rất tỉnh táo, nhưng bí lối, cô rũ rượi như bị vắt hết sức sống. Cô lang thang như thế suốt mấy ngàỵ Cô đi ngang qua những cái chòi bỏ hoang, những trạm gác, thậm chí cái cầu tiêu công cộng ... cô ao ước cô có một chỗ như thế để gọi là nhà. Cô thèm thuồng sự ấm áp của bầu không khí gia đình. Hơn bao giờ hết cô thấm thía nỗi buồn và cô đơn của một kẻ không nhà. Đồ đạc gởi ở nhà người quen, nay tắm nhờ chỗ này, mai chỗ kiạ Độ bữa thì bánh mì ổ, mua nhét vào giỏ, đi đường chờ những lúc vắng người thì ngắt một mẩu bỏ vào miệng. Đang nhai mà dòm thấy ai đang nhìn cô, thì cô ngậm cứng miệng lạị Cô không hiểu tại sao cô sợ người ta dòm cô ăn ngoài đường, có tiền mua bánh mì ăn chứ đâu phải ăn cắp ăn trộm ai mà ngạị Có lẽ cô sợ thiên hạ đọc được cái thân bị tống cổ của cô thì phảị Cô không dám vào quán ăn ngồi một mình. Lúc còn đi làm ăn ở hàng quán có gì đâu mà ngán. Đúng là có tật thì giật mình, có ghẻ mới né ruồị Có những hôm cô chờ trời tối mới dám vừa đạp xe vừa ăn. Nhìn vào cô bảo đảm không ai biết cô đang ăn đầu đường, ngủ xó chợ. Quần áo tươm tất, trang điểm kỹ càng, và nỗi buồn chôn chặt.
Một hôm cô đang lơ thơ lẩn thẩn ở Cửa Hàng nọ, không hiểu vì không chịu nổi mùi cao su, hay là hậu quả của những ngày thiếu ăn, mất ngủ, cô ngã xuống. Tưởng là cô đã gục luôn, từ giã cái thế giới quật quã cô. Âu thế cũng là một lối giải thoát. Nhưng không, cô đã tỉnh lạị Người ta hỏi địa chỉ để đưa cô về. Ði về đâu đây hỡi bạn. Ba chữ đi về nhà nghe sao mà xa xôi hão huyền quá, như trong chuyện cổ tích vậỵ Ông trời dường như xót xa giùm cô, nên đã phái một người làm vị cứu tinh cho cô. Một người đồng cảnh ngộ với cô, tha phương cầu thực. Nhưng cô bạn là con của một cán bộ tập kết, mẹ cô bạn mất, cha cô bạn tái giá. Không chịu nổi cảnh mẹ ghẻ con chồng, cô bạn bỏ nhà ra đị Cô bạn đang làm kế tóan cho một HTX lớn, cũng đang còn ở nhờ nhà một người bà con. Bạn đưa cô về chỗ bạn ở. Hai mảnh chiếu rách gặp nhau, hàn huyên tâm sự. Lần đầu tiên cô kể hết hoàn cảnh bế tắc cuả cô. Trước đây cô không dám thổ lộ với ai, phần giữ thể diện, phần cô ngại thiên hạ không tin cô, một kẻ không nhà không cửa, sẽ không mướn cô. Ngay cả lúc làm thợ dệt cô cũng chọn nhà nào có khung cửi nằm ở nhà dưới và đứng xây mặt vô tường để không ai nhận thấy cô. Cô ngại thiên hạ biết cô từng làm mướn sẽ khinh rẻ cô. Nhờ quen biết rộng rãi, bạn kiếm cho cô được một chân kế toán ở một HTX Mắc Hồ Dệt. Kể từ đó cô đã tìm thấy một chỗ đứng. Giã từ mi nhé một quãng đời đen bạc.
Ða số chúng ta sợ dư luận đàm tiếụ Dư luận có mặt tích cực của nó. Nó ngăn ngừa, giảm thiểu những hành động vi phạm luân lý, đạo đức. Nhưng dư luận đôi khi cũng quá khắt khẹ Bởi vì dư luận thường đứng ở thế khách quan, nên làm sao hiểu được những khúc mắc bên trong sự việc. Ðương đầu với những trở ngại, thử thách lại dễ dàng hơn việc đấu tranh tư tưởng để chống chọi với lời dị nghị, xúc xiểm. Cô bị lên án là hèn nhát trốn chạy nghĩa vụ, con gái đi hoang. Chỉ còn có cách là gồng mình lên chịu trận và tự nhủ rằng miễn là ta không thấy hổ thẹn với lương tâm là được rồị Thời gian làm lành được những vết sẹo trên da thịt cô, nhưng thời gian không thể nào xoa dịu được vết thương đang lở loét trong tâm hồn cô. Trong cơn mơ, trong những lúc cô không có chủ tâm nó lại hiện về. Trong thời gian bị lùng sục ở quê, cũng như trong lúc sống cù bất cù bơ ở Sài Gòn cô mang mặc cảm thân phận của một con hủi của xã hội, đi đến đâu cũng bị xua đuổi và bị bạc đãị Khi còn ở quê cô bị du kích bắt về tội cư ngụ bất hợp pháp ngay trong chính nhà của gia đình cô, chỉ vì tên cô đã bị gạch khỏi hộ khẩu gia đình.
Ở Saì Gòn, cô bị công an rượt đuổi và buộc ký vào tờ giấy cam đoan là phải trở về chánh quán sinh sống. Họ không biết là cô chẳng còn nơi nào để quay về cả. Có một lần trong cơn mơ, cô thấy mình đang bị rượt, nên vội vàng tung người ra khỏi giường, mở cửa sau nhảy xuống ao rau muống giữa đêm khuya yên tỉnh, một mình. Cô không quên được một buổi tối cô đang ngủ trọ nhà bạn, công an gõ cửa xét hộ khẩu, nhà ở chung cư trên lầu cao, cô không nhảy trốn vào đâu được cả. Quấn chăn nằm trơ ra giữa sàn nhà. Sau khi thấy hiện tượng kỳ lạ, người công an gạn hỏi chủ nhà, chủ nhà còn đang lúng túng, anh ta đá vào cô và bảo, giở mền ra, cô nằm im re như hến. Anh ta lặp lại một lần nữa, thì không biết lý do gì cô tung mền ra và cười nức nẻ điên dạị Cái sợ hãi vượt quá bờ chịu đựng, Cô tưởng như cô đang chơi trò cút bắt thời trẻ con. Không hiểu sao lần đó anh công an trẻ không bắt cô về phường đội mà tha cho cô, nhưng đe rằng nếu mà tái phạm thì anh không bỏ qua đâụ
Là một nhân viên thuê ngoài, không hộ khẩu, không có cổ phần. Thế đứng của cô rất là chông chênh. Nhưng nhờ có lòng tận tụy với công việc, dần dà cô chinh phục được sự tín nhiệm của bà con xã viên và của Ban Quản Trị. Khách quan mà nói cô không hề thâm lạm tài sản của bà con, thực ra Ban Chủ nhiệm cũng đâu dại để giao một nhân viên thuê ngoài như cô có cơ hội giở trò ma quỉ. Nhưng chính nhờ HTX đó mà một người khố rách như cô đã có được tất cả những điều kiện vật chất cần thiết, nhà cửa, xe cộ, vốn liếng.
Làm giàu dễ dàng như một giấc mơ. Cô mượn đầu heo nấu cháọ Tơ sợi của HTX cô bỏ mắc cửi, đem bán cho nhà khung, lấy tiền mua sợi trả lại HTX. Thời gian đó ngành dệt phát triển rầm rộ, sản phẩm bán rất chạỵ Cho nên các khâu hồ, mắc, dệt, tẩy nhuộm, in bông rất rộn rịp. Thời gian là vàng, nhà khung không thể bỏ tiền mua sợi bỏ vào hồ, mắc rồi chờ đợi cả hàng tuần mới có cửi để dệt. Nếu trong vài tuần đó nhà khung có cửi dệt, họ kiếm lãi cả cây vàng. Tội vạ gì họ không bỏ ra vài chỉ để mua cửi có liền. Ðó là một trong những cơ hội cho cô kiếm lờị Ðược bạn bè cho mượn vốn, được các chú các anh tạo điều kiện đóng tơ mua sợi, vòng vốn quay nhanh tiền lời tăng lên. Cô có mối tiêu thụ không những trong phạm vi Bảy Hiền, mà ở Hóc Môn, Trung Chánh, Gò Vấp ... cũng thích làm ăn với cô.
Cùng trong thời kỳ đó, nhà nước cho tự do kinh doanh, có tiền thì có quyền đầu tư. Cô đầu tư vào những xí nghiệp Dệt, Tẩy, Nhuộm, In bông và HTX tín dụng ngân hàng để hưởng lãi cổ phần. Một khi bạn có tiền trong tay, tiếng nói của bạn được nghe rõ ràng hơn. Cô đã được bầu vào ban giám đốc của xí nghiệp Dệt Phú Hòạ Có tài năng mà không có thời cơ cũng đành cho mộng đời vuột thoát. Hoạch định vật tư tiêu thụ trong tất cả các mặt hàng, cô đưa ra xác xuất không sai lệch là baọ Cô nghiên cứu từng chỉ số của từng loại sợi, mức độ co giảm trong quá trình sản xuất và đưa ra thành phẩm, giúp ích nhiều trong việc ký kết hợp đồng mua bán hai chiều với các công ty xuất nhập khẩu miền Tâỵ Như cá gặp nước, tất cả những gì cô thu lượm được trong các năm qua đã có cơ hội đem ra sử dụng.
Trong các vị bao bọc, giúp đỡ cô có người cũng từ miền trung vào lập nghiệp với hai bàn tay trắng, được bên vợ có vai vế, cơ sở làm ăn vững vàng, và đồng thời anh có nhiều cơ hội thuận tiện như mây gặp gió anh đã tạo dựng một sự nghiệp đáng nể. Anh có cảm tình với cô, rằng anh qúy cô có bản lỉnh này nọ. Cũng y như bao người đàn ông con trai khác, một khi họ nói như vậy, thì trong cô không dấy lên một gợn sóng lăn tăn nàọ Anh giúp cô trong quyền lực của anh, toan tính không có sự đụng chạm về vật chất. Cô chấp nhận sự bảo bọc như chấp nhận bầu không khí dưỡng sinh. Cho dù đã một vài lần anh bóng gió sẽ lo toan cho đời cô. A ha, cái tham lam của mấy người đàn ông là vậy đó. Có phải cô đang lợi dụng tình cảm họ dành cho cô ? Cô nhớ ngày đầu tiên vô làm, thiên hạ hỏi tên cô, cô trả lời là thứ dùng để uống. Anh cười khà khà, gọi cô là biạ Anh có óc khôi hài, dù cô đang giận đến đâu cũng phải phì cười khi nghe anh kể chuyện. Anh vẫn thắc mắc tại sao cô rành rẽ mọi chi tiết trong nhà của anh. Thậm chí cái buồng tắm hình tám giác hiếm có mà cô cũng nói rõ mồn một. Anh có biết đâu rằng, cô gái mà anh đang lảng vảng một ý đồ, là cái cô gái đi làm thuê xỏ go mướn nhà anh ngày nàọ Anh đã nhìn thấy cô, nhưng trong cái cốt của kẻ làm mướn anh nào có để ý. Có những bộ go nhiều khỏang bảy , tám ngàn canh, xâu suốt ngày cũng chưa xong, nên ăn ở tại nhà chủ là thường tình. Cũng là cô, nhưng trong bộ áo quần chăm chuốt hơn, trong thế đứng khác hơn thì cô trở thành có giá hơn. A ha, chân giá trị của một con người được định giá ở điểm nào ?
Trong thời gian đó cô ở nhờ nhà người chị chú bác. Chị họ rất tốt và thương yêu các em nghèo khổ còn vướng mắc ở quê. Chị thường gởi tiền và lương thực cứu trợ gia đình cô. Nhà chị họ rất giàu, cơ sở làm ăn tạm coi là có vai vế ở Bảy Hiền. Cô ở đó, nhờ vào cái bề thế của gia đình chị họ, để dễ bề làm ăn hơn, thiên hạ tin tưởng cô hơn. Cứ thấy cô đi ra đi vô cái nhà to lớn ấy là họ nể rồị Thiên hạ không biết nhiều về cô, xuất thân từ một kẻ làm thuê làm mướn, đã từng đói khổ ở quê nhà. Chính người bạn làm chung với cô vẫn đinh ninh gia đình cô còn khá giả ở miền Trung. Và họ đâu có biết tuy ở trong căn nhà sang trọng đó, mà cô không có một cái giường để ngủ. Dĩ nhiên, cô thừa khả năng sắm sửa, nhưng không có chỗ cho cô để, thành ra cứ mỗi lúc đêm về, khiêng hai cái ghế sắp chung lại, nằm đè trên mép mùng để ngăn muỗị Ghế dỏm, hùng hinh, ngủ mà rục rịch y như là không té cũng bị kẹp. Cô ăn riêng thui thủi, để cái lò dầu hôi cạnh chuồng gà, tuốt tuồn tuột phía sau cách dàn nước khỏang 20 mét. Mỗi lần nấu nướng chạy lên chạy xuống muốn lọi giò. Có đôi lúc đang ăn, ông anh rể làm như vô tình tắt điện, cô ngồi nhai nuốt mò trong bóng tốị Miếng cơm chợt mặn đi với dòng nước mắt hoà lẫn.
Ông anh rể có mối hờn từ đời cha của cô. Anh ta trốn quân dịch về Đà Nẵng trú tại nhà cô. Ba cô không thích những người như vậy, nên có thái độ lạnh nhạt. Có lần bạn của Ba cô đến nhà tiệc tùng, Ba cô không để anh rể họ đó ngồi chung bàn ... Tránh làm sao được mối giận bùng lên. Cha ăn mặn thì con khát nước. Ông anh rể gai con mắt khi cô ở chung nhà với anh tạ Ngày trước giá như Ba cô có biết rằng, rồi một ngày con gái của Ba bị sa cơ thất thế phải nương náu nhà người, thì có lẽ sự việc đã khác hơn. Và nếu như ông anh rể có biết sau này làm ăn thua lỗ, tài sản khánh tận, đã ngửa tay nhận những đồng bạc từ cô thì chắc hẳn anh ta đã đối xử với cô nương tay hơn. Nếu như và nếu như không như thế, muôn đời vẫn là nếu như thôị Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đờị Cái có được ngày hôm nay chưa hẳn là cái có của ngày maị Tiền bạc, của cải chả là cái quái gì, nhưng cô cần có nó để thực hiện điều cô mong muốn. Cô đã có đủ số vàng để ra đi từ lâụ Nhưng chưa tìm ra chuyến. Hơn nữa, có quá nhiều cơ hội để kiếm tiền, cô ham quá.
Ðất ở Quân Khu 7 do mấy ông lớn được cấp phát bán ra, mua đi bán lại kiếm lời dễ như trở bàn taỵ Các ngân hàng tín dụng cho tiền lời rất là cao không thể tưởng tượng. Có người hốt hụi bỏ vào HTX Tín dụng để lấy tiền lờị May mắn là một yếu tố quan trọng của sự thành công. Nhưng cô không phụ thuộc vào sự may mắn để quyết định hành động của mình. Theo đúng như luật luân hoàn, lên đến đỉnh thì phải đi xuống. Vào năm đó từng công ty vỡ nợ. Ðã đến lúc cô phải dứt áo ra đi



Con người là một động vật có tính thích nghi cao đối với môi trường sống. Do đó, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào con người cũng có một cách để tồn tạị Ðấu tranh sinh tồn của con người không phải là đạp đầu lên kẻ khác mà sống. Không ai tài giỏi hơn aị Chỉ khác là ở chỗ điều kiện sẵn có và điều kiện phải tự kiếm lấỵ Ðiều kiện sẵn có là những cái ông trời ban cho như là tài năng, thông minh hoặc của thừa kế, danh phận do cha mẹ ông bà chọ Cần cù và sự cố gắng là những thí dụ của điều kiện tự tạọ Thiên hạ có câu “cần cù bù thông minh.” Do đó, thông minh, tài năng chỉ là một điều kiện đủ cho sự thành công. Ðể tạo ra được điều kiện con người cần phải có niềm hy vọng. Hy vọng không nhất thiết phải là to lớn. Hy vọng là chất dinh dưỡng cần thiết cho sức mạnh tinh thần. Thế nhưng cô chẳng còn niềm tin, mất cả hy vọng, làm thế nào vượt qua cái khổ nạn nàỷ

Năm Mậu thân lần đầu tiên cô nhìn thấy người lính từ miền Bắc vô. Họ là một thứ kẹ, tuổi thơ cô đong đầy những ông Kẹ. Trước đây cô đã có dịp nhìn mấy người du kích chết nằm phơi thây ở bến xe Vĩnh Ðiện, xác lôi từ thôn Tân Mỹ về. Té ra họ cũng là người saỏ Tết năm đó đạn đại bác nả vào xóm cô, nhằm ngăn chận đoàn biểu tình do bên kia núp sau lưng lấy dân làm bia đỡ đạn tiến dần về quận Ðiện Bàn. Chính Ba cô lúc đó cũng có mặt tại quận biết là vợ con đang nằm trong khu vực đầu tên mũi đạn cũng đành chịu bó taỵ Nhà cô cách quận chỉ vài trăm thước, Ba cô đứng bên kia cống Cưỡng, thất thanh gọi mẹ con cô bên này cống. Cái cống là biên giới của hai bên ngay lúc ấỵ Nhà sập một bên, một số người đến tỵ nạn nhà cô bị thương nặng. Tất cả chạy ra khỏi hầm để chạy về phía bên kia . Xác người nằm ngổn ngang, cả đoàn biểu tình đều bị dập tan. Cái giếng bay mất thành, cô còn bé lắm tay bồng em nhỏ mà nhảy ngang qua miệng giếng, đạp lên xác người mà chạỵ Cô nghe âm thanh của những làn đạn lướt qua đầụ Mùi thuốc súng khét rẹt, tiếng rên rỉ của những người bị thương đang oằn oại trên đường cáị Vừa trông thấy Ba cô đang vẫy tay, cô nghe tiếng rú, và Ba cô cùng một người khác ngã xuống. Sảng vía hồn kinh, cô bồng em chạy lên dốc cống trong lúc đạn bay vèo vèo bên tai chạy về phía Ba cô. Lúc đó Ba cô lồm cồm bò dậy đón lấy chị em cô và cả gia đình đều chạy thóat qua phía bên kiạ Thì ra vì đứng lên vẫy tay, Ba cô đã làm mục tiêu cho phía bên này cống bắn tỉa, không trúng Ba cô mà trúng vào một người cha, người chồng khác cũng đang nóng lòng về số phận của vợ con. Cả nhà cô chạy khơi khơi giữa làn mưa đạn mà không ai hề hấn gì cả. Cái sống, cái chết như được định sẵn.

Cô đã chán ngấy chết chóc, thù hận, chiến tranh. Cô mơ một ngày được thôi tiếng súng. Nhưng rồi cái ngày đó đã cướp đi người cha của cô, em cô phải vào rừng mà sống, khiến gia đình cô ngụp lặn trong tủi nhục, nghèo đóị Còn cô, sống cho mòn ngày tháng. Chẳng còn gì để bấu víụ Mất hết niềm tin trong thế giới loài người, cô hướng vọng về những đấng cao siêu, vô hình vô tướng cũng chẳng tìm thấy một lối đi nào cả. Cô trở về sục sạo với cái xác của cô để tìm lời giải thích. Thiên hạ có câu “you reap what you sow,” có nghĩa là gieo gì thì gặt nấỵ Cô đâu có gieo gió mà sao cô cứ gặt bãỏ Phải chăng cái nghiệp chướng cô đã gây từ bao đời trước? Nếu quả thật vậy cô phải trả đến bao giờ? Có cách nào để phá cái nghiệp đó không? Lẩn quẩn cô vẫn phải chịu khổ hoài saỏ

Cô tìm câu trả lời qua sự tìm hiểu về tướng số, khoa chỉ taỵ Phải chăng vì cái tóc quăn như rễ tre của cô khiến đời cô lận đận, cái lằn cắt ngang sống mũi khiến cô lao đao, và cái bàn tay đầy dấu cắt ngang kia đã khiến cô ngóc đầu không nổỉ Như vậy có nghĩa là cái số con rệp thì cho dù có cố gắng cựa quậy, vùng vẫy đến đâu thì cũng chỉ là con rệp hôi hám. Cô không tin như thế. Cô phải tìm cách cải số. Chỉ có ý chí và lòng kiên trì của chính cô mới cứu vớt được cô thôị Cô không được ban cho một hòan cảnh thuận lợi điều đó không có nghĩa là cô không thể làm nên tích sự gì. Như cô đã nói ở trên sự ban cho chỉ là một yếu tố đủ cho sự thành công, cái cần là cô phải có một niềm tin, một niềm tin trong chính cô.

Cô nhớ mẩu chuyện về số mạng, định mệnh của linh mục Anthony de Mello mà cô rất ưa thích. Chuyện kể một vị tướng Nhật tên Nabunaga đã tuân theo số mạng theo cách riêng của ông. Khi ông quyết định tấn công địch quân với lực lượng không ngang ngữa, một chọi mười, tinh thần binh sĩ của ông rất là hoang mang lo sợ. Trên đường ra chiến trận phải ngang qua một đền thờ rất hiển linh. Tất cả đều vào cầu nguyện. Ông Nabunaga nói, "Trước sự chứng giám của chư thần, nếu tôi tung đồng tiền này lên - nếu ngửa, chúng ta thắng - nếu sấp, chúng ta thuạ" Ai nấy háo hức chờ xem định mệnh an bàỵ Đồng tiền, tung lên, và ngửạ Trận thư hùng kết quả châu chấu đẩy xe nghiêng. Ngày kế đó, viên sĩ quan phụ tá, nói với ông, "Không một ai có thể thay đổi được Số Mệnh!" Nabunaga điềm nhiên trả lời, "Đúng vậy", rồi đưa ra đồng tiền có hai mặt đều ngửạ Ai đã đưa ra định mệnh?

Cô muốn trốn khỏi Việt Nam. Cô vào miền Nam, lang thang từ Cần Thơ, Phụng Hiệp, Sóc Trăng, ra Long Khánh, Bà Rịa, Thủ Ðức không tìm ra được một chỗ trú thân. Những đồng bạc kiếm được qua nghề đan áo sắp cạn, trong lưng không một mảnh giấy tùy thân. Cô về lại Sài Gòn, được một người cậu họ xa thật xa chưa vợ ở chợ Ga Phú Nhuận cho ở nhờ. Cô nhận đồ thêu gia công, làm muốn mù con mắt cũng chỉ đủ tiền chi tiêu lằng quằng. Tưởng là cô tạm thời yên thân, nào ngờ đâu một đêm ông cậu nọ nổi chứng, tính làm chuyện bậy bạ. Tuy là không có chuyện đáng tiếc xảy ra, nhưng cô không thể tiếp tục sống với ông ta nữạ Thế là cô phải cuốn gói ra đị Tạm trú ở các cư xá sinh viên với bạn bè. Thật tình cô chẳng muốn làm phiền ai cả, cô hết cách rồị Cô phải tìm lối giải quyết để chấm dứt tình trạng nương náu ăn bám đó càng sớm càng tốt.

Chỉ có một nghề hợp với hoàn cảnh tứ cố vô thân của cô; nghề làm mướn. Cô vào nghề dệt mướn từ đó. Ngoài giờ dệt ra, cô học thêm nghề xỏ go, xâu lược để kiếm thêm tiền gởi về nhà. Cái ý định trốn khỏi Việt Nam không biết sẽ thực hiện bằng cách nào đâỵ Sau vài lần canh me thất bại cô quyết chí kiếm tiền cho chuyến đi của cô. Làm quên ăn, quên ngủ suốt mấy năm dài cô chỉ dành dụm được 5 phân vàng, cứ theo đà ấy thì ít nhất là hai mươi năm cô mới đủ tiền ra đị Vì cứ mỗi năm cô mang về nhà một lần, lúc vào lại cô phải làm lại từ đầu . Tiền vô nhà khó như gió vào nhà trống, thật chẳng ngoa chút nàọ

Dùng 5 phân vàng đó cô xuống cửa hàng tiểu thủ công nghiệp Quận 1 tậu chiếc xe đạp. Chiếc xe đạp thứ hai trong đời cô. Chiếc kia bị thằng chết tiệt củm mất lúc còn ở quê. Cô vui vẻ, hí ha hí hửng đạp xe về. Có phương tiện giao thông, từ nay cô sẽ có cơ hội bợ bạc rồị Họa vô đơn chí, gặp tai hoạ nữa!!! Lần này vì vui quá đà, cô ủi vô chiếc xe ba-luạ Cái bánh xe cong vèo số 8. Cô khóc ré lên, tả oán này nọ. Thì ông tài xế xe tải từ quán cơm trên đường CMT8, vừa bước ra tới xẹ Cớ sự rõ ràng là cô tự húc vào cái đuôi xe tải, khóc cái nỗi gì mà khóc. Sau đó, có người nào đó ra tay nghĩa hiệp đem xe cô vào tiệm nong là cái niềng. Thợ xịn quá, nên chiếc xe mới cắt chỉ của cô vừa đi vừa giựt điệu discọ

Nhân những ngày cúp điện, Cô đạp xe lên tuốt Trung Chánh, Hóc Môn mua giấy và dàn biên. Nhằm gấp rút kiếm tiền, cô tiết kiệm dành dụm để chơi hụi kiếm lờị Cô nuôi mãi cho đến hồi trút ống, lời đâu chẳng thấy, mất cả vốn, chủ hụi trốn mất tiêụ Đúng là “lợi thì có lợi nhưng răng không còn!” Giận cành hông, tìm tới nhà chủ hụi để thua đủ. Miệng hùm gan sứa, nợ cũng chả dám xiết chỉ ngồi khóc cho hả hê rồi tiu nghỉu ra về.

Chán chê lối kiếm tiền đi đường tắt ấy, cô quay sang nghề quay dàn biên, và bỏ giấy cho nhà hồ song song với cái nghề dệt, móc go, xâu lược. Một buổi nọ, lom khom khiêng bó giấy, túi tiền tuột đâu mất. Cô lùng sục, lục lọi cả đống giấy to bình sư mà chẳng thấy đâụ Khóc nữa, khóc cho đến khi ngáp mới chịu ngậm. Tranh thủ giờ nghỉ cao điểm mỗi đêm, cô ghi danh học kế tóan ở hội Trí Thức Yêu Nước. Thiên hạ lại có dịp cười cô, họ cho cô không chịu yên phận, học đòi trèo caọ Trèo cao cái quái gì đâụ Cô đang bị dìm dưới vũng sình, thách thức đời mình và cố ngoi đầu lên thế thôị

Bỏ ngoài tai lời châm chọc, cô học mãi cho đến Hội không còn lớp Kế toán nào để cô học nữa, cô vẫn còn làm một con thợ dệt hay mơ điều viễn vông. Tuy nhiên, trong cô luôn có niềm tin rằng, có đi nếu không chóng thì chầy tất phải đến. Cô nhớ lời dạy của Ðức Phật: “Hãy tự mình thắp đuốt lên mà đị”, đừng ngồi đó nguyền rũa bóng đêm. Và dĩ nhiên cô không quên cô là một người đang cư ngụ bất hợp pháp, một kẻ đang chạy trốn nghĩa vụ và sau lưng cô là một đàn em đang thoi thóp.

Cô còn bày đặt đi học đàn guitare nữa chứ. Tuần hai buổi, học hoài học huỷ mà đàn không ra cái mốc xì gì cả. Cô nhớ lại cái anh hàng xóm ngày nào cũng hành hạ bà con lối xóm tiếng đàn như những giọt mưa rơi trên thùng thiếc của anh ta, nên cô không dám để tiếng đàn tài danh của cô lọt vào tai của người không biết thưởng thức. Bật hai cái máy dệt thoi đánh ầm ầm lên, và cái máy suốt kêu chen chét cùng với hai cái motor chạy hết tốc lực hoà điệu với tiếng đàn của cô. Cô chỉ muốn chuyển găm cho nhuyễn nhừ thôi, còn âm thanh cô có nghe đâu mà biết. Cô chỉ chơi đàn trong đêm thôi, giống như bông dạ quỳnh quý hiếm chỉ nở về đêm đó mà. Cô khảy đàn lúc chủ nhà ngáy kho kho, bằng không thiên hạ tưởng cô mát dâỵ

Cô học búa xua ở HTTYN hết lớp, cô qua Câu Lạc Bộ Phụ Nữ, rồi đến mấy nhà Văn Hóa Thanh Niên học đủ thứ trên đời, môn thích, không thích, có ích , không có ích, ... Từ may vá, cắm hoa, nhảy nhót, bơi lội, ....cô học tuốt luốt. Để làm gì cô không quan tâm, cô chỉ cảm thấy rằng ngày hôm nay sẽ không bằng ngày mai, thế thôị Ngày mai nhất định sẽ quang đãng hơn, mây mù sẽ bị xua đị Thế rồi cái ngày cô tin sẽ xảy ra, đã đến. Cô được một người bạn giới thiệu một chân kế tóan ở một HTX Dệt ở Quận 11. Có việc cô rất mừng nhưng rồi lo không biết nhà đâu mà ở. Ngay lúc đó cô gặp lại người bạn học ở Ðà Nẵng, vừa lấy chồng ở Sài Gòn, được người cô chồng đi Mỹ để lại một căn nhà lầu ở Quận 6. Người bạn gáì xa nhà lạ cảnh cần có một người bạn. Thế là cô có được một chỗ nương náụ HTX đó mướn cô vào để xở một đống số liệu kế toán mà đã hơn ba năm chưa thanh lý quyết tóan. Cô làm hoàn toàn trên con số suốt mấy tháng liền. Cô lên bảng phân phối thu nhập, cân đối taì khỏan. Thanh lý hầu hết các hợp đồng quốc doanh cũng như đối với tư doanh, và với từng xã viên của HTX. Ðến khi cân đối sổ sách với con số thực tế tồn kho thì ôi thôi cô mới biết là HTX đã làm ăn thua lỗ, nợ hợp đồng chồng chất. Hèn gì mấy tháng rồi chưa chịu trả lương cho cô, chỉ tạm ứng một số tiền nhỏ.

Ở nhờ nhà bạn mà không đóng góp vào sở hụi thì tránh sao khỏi cảnh mất lòng. Mặc dù cô đã phụ bán cà phê, cơm nước, dọn dẹp nhà cửạ Đến nỗi chồng của cô bạn khen cô trước mặt vợ không hết lờị Khi cô bạn sinh, cô trở thành bà nuôi đẻ bất đắt dĩ, cơm nứơc, giặt giũ, hơ háp cô bạn và đứa bé. Cô làm việc như một con ở, nhưng cô cảm thấy vui vì đã giúp được bạn, như một hình thức trả ơn khi cô bạn cần cô. Cô bạn ngày xưa học chung một lớp, đâu học giỏi bằng cô, cũng đâu xinh gái bằng, nhưng nay là bà chủ nhà của cô. Cô bạn đã tốt nghiệp đại học, có chồng khá giả, trong khi cô cù bất cù bơ, một miếng giấy lận lưng cũng không, cho nên lắm lúc cô bạn lên giọng “dạy bảo” cô. Nỗi đau nhục này còn xót hơn những nỗi đau khác.

Thế rồi trong một cơn thịnh nộ người bạn tốt kia đã vứt đồ đạc của cô ra khỏi nhà. Sau một trận cãi vả với Ban Chủ Nhiệm về việc không chịu trả lương cho cô, cô mất việc. Về đến nơi ở thì chứng kiến cả gia tài của cô bị ném ra ngoàị Cô như điên khùng, cô muốn gào thét, muốn khóc la cho vơi bớt nỗi tuyệt vọng, chán chường, nhưng cô câm nín, nén nỗi nhục nhã, ngồi thu vén đồ đạc. Ðẩy chiếc xe đạp cà rịch cà tàng chở tòan bộ tài sản vỏn vẹn trong một cái thùng giấy, thất thểu ngang qua cầu Phạm Ðình Hổ, cô muốn nhảy xuống, xáng mạnh đầu vào thành cầu để dịu bớt cái căng thẳng cùng cực đang phủ cả thần kinh cô. Cũng may, mắt cô vẫn đủ sáng để nhìn thấy dòng nước đen xỉn, và khứu giác cô vẫn còn họat động để ngửi cái mùi thối hoét của cái cống lộ thiên đó. Cho nên cô tiếp tục bước cao bước thấp lang thang khắp phố, và cuối cùng tối hôm đó cô qua đêm ở chợ Bình Tâỵ Mặc dù lang bạc kỳ hồ đã khá lâu, đó là lần đầu tiên cô ngủ chợ. Cô không hiểu tại sao cô bạn lại đọc rõ nỗi bất mãn của cô, cô đã chôn kín niềm tủi nhục, san bằng với một thái độ phục tùng, hài lòng. Sau này cô mới hiểu ra, do người em chồng của cô bạn kể lại, là cô bạn đã đọc trộm nhật ký của cô. Hèn gì, buổi tối đó, cô bạn mắng vào mặt cô là đồ giả dối, gì là nuôi ong tay áọ

Giả dối thì cô hiểu, cô đã giả dối gượng vui, nhẫn nhục sống qua ngàỵ Nhưng còn nuôi ong tay áo, có lẽ nào cô bạn nghi ngờ lòng chung thủy của chồng cô ta ? Khi cô bạn sinh ở bệnh viện, cô giữ ý đi ngủ lang nhà bạn khác. Vả lại, mục đích của cô đâu phải là ở lại Việt Nam để giựt chồng thiên hạ. Cô đang đi tìm đường vượt thoát cơ mà. Cô nhớ rõ ánh mắt thương cảm, ái ngại của người chồng khi nhìn cô ngồi thu lượm gia tài trước hiên nhà họ. Tất cả dường như quá sức cho sự chịu đựng của một con ngườị Cô xấu hổ giấu kín chuyện đó, thề với lòng là sống giữ chết mang theo, không nói cho một ai biết. Thiên hạ sẽ nghĩ là cô thế nào đó, mới đến đâu cũng bị xua đuổị Thật tình thì ngay cả ông cậu họ kia cô cũng không oán giận, và chính với cô bạn cũng vậỵ Họ là những con người tốt, đã mở lòng đem cô về cho trú ngụ. Chuyện xảy ra thì đã xảy ra, biết làm sao hơn. Cô kiểm điểm lại con người cô có hèn hạ, có làm điều gì xấu xa không ? Không ! Trăm lần không, tỷ lần không.

Bên cạnh những con người đó, vẫn có những bạn bè cưu mang cô, bà chủ dệt và các con của họ, đối xử rất tốt với cô. Tạo cho cô có điều kiện đi học ban đêm. Còn có biết bao nhiêu người khác đã mở rộng trái tim đón nhận, giúp đỡ cô sau nàỵ Đời mà, có thức đêm mới biết đêm dàị Cô không biết mình có khác hơn những người như ông Cậu họ, và cô bạn, hay là còn tệ hơn khi cô đứng trong vị trí của họ. Nhưng dù sao thì cũng buồn, nỗi buồn nhức nhối tim gan phèo phổị Cô có Cậu ruột, một số bà con bên Mẹ, và toàn bộ họ hàng bên Cha ở Sài Gòn, nhưng cô không muốn phiền hà, nhờ vả ai cả. Sống với bạn bè thoải mái và sòng phẳng. Cho nên cô chỉ ở với họ hàng một khi cô đã đứng vững trên đôi bàn chân của mình. Cô cũng không thể quay về miền Trung, cái xứ mà cô đã tự hứa là không bao giờ trở lại sống ở đó. Nếu không có phần xác thịt của Ba cô, và thân nhân cô còn sinh sống ở đó, thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ cô còn đặt chân lên miếng đất đó, một khi vẫn còn nằm trong cái gọng siết vô tình.

Mất việc, mất chỗ ở. Không còn chỗ để quay về. Dù Cô muốn xin vào nhà thương điên, không có hộ khẩu, không biết họ có cho cô vào không. Tuy vẫn còn rất tỉnh táo, nhưng bí lối, cô rũ rượi như bị vắt hết sức sống. Cô lang thang như thế suốt mấy ngàỵ Cô đi ngang qua những cái chòi bỏ hoang, những trạm gác, thậm chí cái cầu tiêu công cộng ... cô ao ước cô có một chỗ như thế để gọi là nhà. Cô thèm thuồng sự ấm áp của bầu không khí gia đình. Hơn bao giờ hết cô thấm thía nỗi buồn và cô đơn của một kẻ không nhà. Đồ đạc gởi ở nhà người quen, nay tắm nhờ chỗ này, mai chỗ kiạ Độ bữa thì bánh mì ổ, mua nhét vào giỏ, đi đường chờ những lúc vắng người thì ngắt một mẩu bỏ vào miệng. Đang nhai mà dòm thấy ai đang nhìn cô, thì cô ngậm cứng miệng lạị Cô không hiểu tại sao cô sợ người ta dòm cô ăn ngoài đường, có tiền mua bánh mì ăn chứ đâu phải ăn cắp ăn trộm ai mà ngạị Có lẽ cô sợ thiên hạ đọc được cái thân bị tống cổ của cô thì phảị Cô không dám vào quán ăn ngồi một mình. Lúc còn đi làm ăn ở hàng quán có gì đâu mà ngán. Đúng là có tật thì giật mình, có ghẻ mới né ruồị Có những hôm cô chờ trời tối mới dám vừa đạp xe vừa ăn. Nhìn vào cô bảo đảm không ai biết cô đang ăn đầu đường, ngủ xó chợ. Quần áo tươm tất, trang điểm kỹ càng, và nỗi buồn chôn chặt.

Một hôm cô đang lơ thơ lẩn thẩn ở Cửa Hàng nọ, không hiểu vì không chịu nổi mùi cao su, hay là hậu quả của những ngày thiếu ăn, mất ngủ, cô ngã xuống. Tưởng là cô đã gục luôn, từ giã cái thế giới quật quã cô. Âu thế cũng là một lối giải thoát. Nhưng không, cô đã tỉnh lạị Người ta hỏi địa chỉ để đưa cô về. Ði về đâu đây hỡi bạn. Ba chữ đi về nhà nghe sao mà xa xôi hão huyền quá, như trong chuyện cổ tích vậỵ Ông trời dường như xót xa giùm cô, nên đã phái một người làm vị cứu tinh cho cô. Một người đồng cảnh ngộ với cô, tha phương cầu thực. Nhưng cô bạn là con của một cán bộ tập kết, mẹ cô bạn mất, cha cô bạn tái giá. Không chịu nổi cảnh mẹ ghẻ con chồng, cô bạn bỏ nhà ra đị Cô bạn đang làm kế tóan cho một HTX lớn, cũng đang còn ở nhờ nhà một người bà con. Bạn đưa cô về chỗ bạn ở. Hai mảnh chiếu rách gặp nhau, hàn huyên tâm sự. Lần đầu tiên cô kể hết hoàn cảnh bế tắc cuả cô. Trước đây cô không dám thổ lộ với ai, phần giữ thể diện, phần cô ngại thiên hạ không tin cô, một kẻ không nhà không cửa, sẽ không mướn cô. Ngay cả lúc làm thợ dệt cô cũng chọn nhà nào có khung cửi nằm ở nhà dưới và đứng xây mặt vô tường để không ai nhận thấy cô. Cô ngại thiên hạ biết cô từng làm mướn sẽ khinh rẻ cô. Nhờ quen biết rộng rãi, bạn kiếm cho cô được một chân kế toán ở một HTX Mắc Hồ Dệt. Kể từ đó cô đã tìm thấy một chỗ đứng. Giã từ mi nhé một quãng đời đen bạc.

Ða số chúng ta sợ dư luận đàm tiếụ Dư luận có mặt tích cực của nó. Nó ngăn ngừa, giảm thiểu những hành động vi phạm luân lý, đạo đức. Nhưng dư luận đôi khi cũng quá khắt khẹ Bởi vì dư luận thường đứng ở thế khách quan, nên làm sao hiểu được những khúc mắc bên trong sự việc. Ðương đầu với những trở ngại, thử thách lại dễ dàng hơn việc đấu tranh tư tưởng để chống chọi với lời dị nghị, xúc xiểm. Cô bị lên án là hèn nhát trốn chạy nghĩa vụ, con gái đi hoang. Chỉ còn có cách là gồng mình lên chịu trận và tự nhủ rằng miễn là ta không thấy hổ thẹn với lương tâm là được rồị Thời gian làm lành được những vết sẹo trên da thịt cô, nhưng thời gian không thể nào xoa dịu được vết thương đang lở loét trong tâm hồn cô. Trong cơn mơ, trong những lúc cô không có chủ tâm nó lại hiện về. Trong thời gian bị lùng sục ở quê, cũng như trong lúc sống cù bất cù bơ ở Sài Gòn cô mang mặc cảm thân phận của một con hủi của xã hội, đi đến đâu cũng bị xua đuổi và bị bạc đãị Khi còn ở quê cô bị du kích bắt về tội cư ngụ bất hợp pháp ngay trong chính nhà của gia đình cô, chỉ vì tên cô đã bị gạch khỏi hộ khẩu gia đình.

Ở Saì Gòn, cô bị công an rượt đuổi và buộc ký vào tờ giấy cam đoan là phải trở về chánh quán sinh sống. Họ không biết là cô chẳng còn nơi nào để quay về cả. Có một lần trong cơn mơ, cô thấy mình đang bị rượt, nên vội vàng tung người ra khỏi giường, mở cửa sau nhảy xuống ao rau muống giữa đêm khuya yên tỉnh, một mình. Cô không quên được một buổi tối cô đang ngủ trọ nhà bạn, công an gõ cửa xét hộ khẩu, nhà ở chung cư trên lầu cao, cô không nhảy trốn vào đâu được cả. Quấn chăn nằm trơ ra giữa sàn nhà. Sau khi thấy hiện tượng kỳ lạ, người công an gạn hỏi chủ nhà, chủ nhà còn đang lúng túng, anh ta đá vào cô và bảo, giở mền ra, cô nằm im re như hến. Anh ta lặp lại một lần nữa, thì không biết lý do gì cô tung mền ra và cười nức nẻ điên dạị Cái sợ hãi vượt quá bờ chịu đựng, Cô tưởng như cô đang chơi trò cút bắt thời trẻ con. Không hiểu sao lần đó anh công an trẻ không bắt cô về phường đội mà tha cho cô, nhưng đe rằng nếu mà tái phạm thì anh không bỏ qua đâụ

Là một nhân viên thuê ngoài, không hộ khẩu, không có cổ phần. Thế đứng của cô rất là chông chênh. Nhưng nhờ có lòng tận tụy với công việc, dần dà cô chinh phục được sự tín nhiệm của bà con xã viên và của Ban Quản Trị. Khách quan mà nói cô không hề thâm lạm tài sản của bà con, thực ra Ban Chủ nhiệm cũng đâu dại để giao một nhân viên thuê ngoài như cô có cơ hội giở trò ma quỉ. Nhưng chính nhờ HTX đó mà một người khố rách như cô đã có được tất cả những điều kiện vật chất cần thiết, nhà cửa, xe cộ, vốn liếng.

Làm giàu dễ dàng như một giấc mơ. Cô mượn đầu heo nấu cháọ Tơ sợi của HTX cô bỏ mắc cửi, đem bán cho nhà khung, lấy tiền mua sợi trả lại HTX. Thời gian đó ngành dệt phát triển rầm rộ, sản phẩm bán rất chạỵ Cho nên các khâu hồ, mắc, dệt, tẩy nhuộm, in bông rất rộn rịp. Thời gian là vàng, nhà khung không thể bỏ tiền mua sợi bỏ vào hồ, mắc rồi chờ đợi cả hàng tuần mới có cửi để dệt. Nếu trong vài tuần đó nhà khung có cửi dệt, họ kiếm lãi cả cây vàng. Tội vạ gì họ không bỏ ra vài chỉ để mua cửi có liền. Ðó là một trong những cơ hội cho cô kiếm lờị Ðược bạn bè cho mượn vốn, được các chú các anh tạo điều kiện đóng tơ mua sợi, vòng vốn quay nhanh tiền lời tăng lên. Cô có mối tiêu thụ không những trong phạm vi Bảy Hiền, mà ở Hóc Môn, Trung Chánh, Gò Vấp ... cũng thích làm ăn với cô.

Cùng trong thời kỳ đó, nhà nước cho tự do kinh doanh, có tiền thì có quyền đầu tư. Cô đầu tư vào những xí nghiệp Dệt, Tẩy, Nhuộm, In bông và HTX tín dụng ngân hàng để hưởng lãi cổ phần. Một khi bạn có tiền trong tay, tiếng nói của bạn được nghe rõ ràng hơn. Cô đã được bầu vào ban giám đốc của xí nghiệp Dệt Phú Hòạ Có tài năng mà không có thời cơ cũng đành cho mộng đời vuột thoát. Hoạch định vật tư tiêu thụ trong tất cả các mặt hàng, cô đưa ra xác xuất không sai lệch là baọ Cô nghiên cứu từng chỉ số của từng loại sợi, mức độ co giảm trong quá trình sản xuất và đưa ra thành phẩm, giúp ích nhiều trong việc ký kết hợp đồng mua bán hai chiều với các công ty xuất nhập khẩu miền Tâỵ Như cá gặp nước, tất cả những gì cô thu lượm được trong các năm qua đã có cơ hội đem ra sử dụng.

Trong các vị bao bọc, giúp đỡ cô có người cũng từ miền trung vào lập nghiệp với hai bàn tay trắng, được bên vợ có vai vế, cơ sở làm ăn vững vàng, và đồng thời anh có nhiều cơ hội thuận tiện như mây gặp gió anh đã tạo dựng một sự nghiệp đáng nể. Anh có cảm tình với cô, rằng anh qúy cô có bản lỉnh này nọ. Cũng y như bao người đàn ông con trai khác, một khi họ nói như vậy, thì trong cô không dấy lên một gợn sóng lăn tăn nàọ Anh giúp cô trong quyền lực của anh, toan tính không có sự đụng chạm về vật chất. Cô chấp nhận sự bảo bọc như chấp nhận bầu không khí dưỡng sinh. Cho dù đã một vài lần anh bóng gió sẽ lo toan cho đời cô. A ha, cái tham lam của mấy người đàn ông là vậy đó. Có phải cô đang lợi dụng tình cảm họ dành cho cô ? Cô nhớ ngày đầu tiên vô làm, thiên hạ hỏi tên cô, cô trả lời là thứ dùng để uống. Anh cười khà khà, gọi cô là biạ Anh có óc khôi hài, dù cô đang giận đến đâu cũng phải phì cười khi nghe anh kể chuyện. Anh vẫn thắc mắc tại sao cô rành rẽ mọi chi tiết trong nhà của anh. Thậm chí cái buồng tắm hình tám giác hiếm có mà cô cũng nói rõ mồn một. Anh có biết đâu rằng, cô gái mà anh đang lảng vảng một ý đồ, là cái cô gái đi làm thuê xỏ go mướn nhà anh ngày nàọ Anh đã nhìn thấy cô, nhưng trong cái cốt của kẻ làm mướn anh nào có để ý. Có những bộ go nhiều khỏang bảy , tám ngàn canh, xâu suốt ngày cũng chưa xong, nên ăn ở tại nhà chủ là thường tình. Cũng là cô, nhưng trong bộ áo quần chăm chuốt hơn, trong thế đứng khác hơn thì cô trở thành có giá hơn. A ha, chân giá trị của một con người được định giá ở điểm nào ?

Trong thời gian đó cô ở nhờ nhà người chị chú bác. Chị họ rất tốt và thương yêu các em nghèo khổ còn vướng mắc ở quê. Chị thường gởi tiền và lương thực cứu trợ gia đình cô. Nhà chị họ rất giàu, cơ sở làm ăn tạm coi là có vai vế ở Bảy Hiền. Cô ở đó, nhờ vào cái bề thế của gia đình chị họ, để dễ bề làm ăn hơn, thiên hạ tin tưởng cô hơn. Cứ thấy cô đi ra đi vô cái nhà to lớn ấy là họ nể rồị Thiên hạ không biết nhiều về cô, xuất thân từ một kẻ làm thuê làm mướn, đã từng đói khổ ở quê nhà. Chính người bạn làm chung với cô vẫn đinh ninh gia đình cô còn khá giả ở miền Trung. Và họ đâu có biết tuy ở trong căn nhà sang trọng đó, mà cô không có một cái giường để ngủ. Dĩ nhiên, cô thừa khả năng sắm sửa, nhưng không có chỗ cho cô để, thành ra cứ mỗi lúc đêm về, khiêng hai cái ghế sắp chung lại, nằm đè trên mép mùng để ngăn muỗị Ghế dỏm, hùng hinh, ngủ mà rục rịch y như là không té cũng bị kẹp. Cô ăn riêng thui thủi, để cái lò dầu hôi cạnh chuồng gà, tuốt tuồn tuột phía sau cách dàn nước khỏang 20 mét. Mỗi lần nấu nướng chạy lên chạy xuống muốn lọi giò. Có đôi lúc đang ăn, ông anh rể làm như vô tình tắt điện, cô ngồi nhai nuốt mò trong bóng tốị Miếng cơm chợt mặn đi với dòng nước mắt hoà lẫn.

Ông anh rể có mối hờn từ đời cha của cô. Anh ta trốn quân dịch về Đà Nẵng trú tại nhà cô. Ba cô không thích những người như vậy, nên có thái độ lạnh nhạt. Có lần bạn của Ba cô đến nhà tiệc tùng, Ba cô không để anh rể họ đó ngồi chung bàn ... Tránh làm sao được mối giận bùng lên. Cha ăn mặn thì con khát nước. Ông anh rể gai con mắt khi cô ở chung nhà với anh tạ Ngày trước giá như Ba cô có biết rằng, rồi một ngày con gái của Ba bị sa cơ thất thế phải nương náu nhà người, thì có lẽ sự việc đã khác hơn. Và nếu như ông anh rể có biết sau này làm ăn thua lỗ, tài sản khánh tận, đã ngửa tay nhận những đồng bạc từ cô thì chắc hẳn anh ta đã đối xử với cô nương tay hơn. Nếu như và nếu như không như thế, muôn đời vẫn là nếu như thôị Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đờị Cái có được ngày hôm nay chưa hẳn là cái có của ngày maị Tiền bạc, của cải chả là cái quái gì, nhưng cô cần có nó để thực hiện điều cô mong muốn. Cô đã có đủ số vàng để ra đi từ lâụ Nhưng chưa tìm ra chuyến. Hơn nữa, có quá nhiều cơ hội để kiếm tiền, cô ham quá.

Ðất ở Quân Khu 7 do mấy ông lớn được cấp phát bán ra, mua đi bán lại kiếm lời dễ như trở bàn taỵ Các ngân hàng tín dụng cho tiền lời rất là cao không thể tưởng tượng. Có người hốt hụi bỏ vào HTX Tín dụng để lấy tiền lờị May mắn là một yếu tố quan trọng của sự thành công. Nhưng cô không phụ thuộc vào sự may mắn để quyết định hành động của mình. Theo đúng như luật luân hoàn, lên đến đỉnh thì phải đi xuống. Vào năm đó từng công ty vỡ nợ. Ðã đến lúc cô phải dứt áo ra đi
Ngại Núi E Sông
Chương: 1
Chương: 2
Chương: 3
Chương: 4
Chương: 5
Chương: 6