Chương: 5
Tác giả: Bồng Lai
Anh nói với cô rằng đang ly thân với vợ. Cô không đề cập đến chuyện riêng của anh. Cô đã tường tận về gia đình anh từ cô bạn thân, khác hẳn với lời anh kể. Công bằng mà nói khi anh giúp cô, anh đâu có chắc chắn rằng cô sẽ đậu thanh lọc, dầu không rớt chăng nữa cũng chưa chắc được đi Mỹ. Vả lại, cô có Cậu, có Dì ruột ở các tiểu bang khác nữạ Như cánh chim giữa bầu trời rộng, cô có thể bay đến một phương nào hoàn toàn theo ý của cô. Anh ta thừa biết rõ điều đó, nhưng mà anh vẫn cứ giúp, và cô thì cứ tự nhiên nhận. Không chối bỏ rằng, có những đêm cô nằm mơ bị vợ anh ta rượt đòi xin tí huyết. Thức dậy mồ hôi ngập ngụạ Cô có thể làm kẻ ăn cháo đá bát, cô có thể lợi dụng anh qua những lời hứa ... Không, cô chưa hề có manh tâm đó. Định bụng rằng, nếu được Mỹ chấp nhận, cô sẽ về nơi anh ở. Nếu thật như anh ly thân và phải ly hôn trước khi cô đặt chân đến Mỹ thì cô sẵn sàng đền ơn của anh bằng chính cuộc đời của mình.
Khi cô đến Mỹ, anh và một số người trong hội nhà thờ ra đón cô. Nhà anh ở cách nơi cô về khoảng hai giờ lái xẹ Anh đã lo cho cô những thứ cần thiết. Nhưng khi biết ra anh vẫn còn sống chung với vợ, thì cô nhờ hội bảo trợ can thiệp không cho anh đến chỗ cô ở nữạ Anh giận cô lắm. Biết làm sao hơn, cô không muốn một người đàn ông có mới nới cũ, vì một cô gái trẻ hơn mà bỏ rơi người vợ đã cùng anh chung sống suốt bao năm ròng. Nếu thật sự họ không thể sống chung với nhau, thì không phải là cô, mà bất cứ người đàn bà nào khác cũng có thể đi tiếp cuộc đời với anh. Trong thời gian này lý trí, tình cảm, lương tâm đấu tranh dữ dộị Cái tốt chiếm phần trội, cô vẫn là cô. Người đàn ông đó là ân nhân, là kẻ tốt bụng đối với cô. Anh ta dâng hiếng cô mọi nhu cầu cần thiết, nhưng mà trong vị trí của người vợ và các con của anh ta, thì anh ta là người như thế nào ? Cô đã trút bỏ được mặc cảm tội lỗi, cái đã quáng lên cô kể từ ngày quen biết với anh.
Thấp thoáng đó đây trong quãng đời mưa gió của cô, bóng dáng của những người đàn ông xuất hiện như một vị cứu tinh, họ là ân nhân là cái lọng, mà cũng là cái thòng lọng chưa biết siết lại lúc nào, đang tròng vào tâm hồn cô, ít nhiều đã để lại dấu ấn không thể nào quên. Họ luôn ca ngợi trí thông minh, bản lãnh của cô như là một lời biện bạch tại sao họ đến với cô. Không phải vì nhan sắc, không phải vì cô đối xử với họ này nọ, phải chăng chỉ là một sự ngưỡng mộ. Khi yêu thì đâu có lý do để mà viện cớ, yêu là bởi tôi yêu, đơn giản thế thôị Nếu tồn tại một lý do nào đó thì chính là trong tâm hồn họ đang bị dằng co bởi lý trí và con tim. Họ đến khác nhau trong tình huống, chi tiết nhưng cùng một tính cách, có vợ rồi và lại có điều kiện để đèo bòng. Tuy họ không phải là vầng thái dương soi sáng bóng tối phủ ập, họ là bảy sắc cầu vồng thóang hiện sau cơn mưa, khi bầu trời còn đẩm đầy hơi nước. Cuộc nội chiến tuy không ầm ĩ khốc liệt mà âm ỉ đòi hỏi kiên trì và sáng suốt. Khôn ba năm dại một giờ. Tuy nhiên, không ai có quyền ép cô làm bất cứ việc gì mà cô không thích. Ví dầu có sự đồi bại xảy ra thì chính do cô quyết định, do đó, cô phải gánh lấy hậu quả không nên đổ lỗi hoàn cảnh, oán trách người đờị Rà soát lại mình, thật tình mà nói, cô không hề có ý tưởng lợi dụng aị Cổ hủ chăng? Phong kiến chăng? Sự việc chưa xảy ra là nó chưa hội đủ điều kiện để xảy rạ Không ai tài giỏi, cũng chẳng ai khờ dại, sự việc đôi lúc xảy ra như được sắp đặt. Nhưng dù sao cô cũng phải đấu tranh để chọn cho mình lối thoát. Cũng may là anh còn đang chung sống với vợ, bằng không cô đã trở thành một người cướp chồng của người đàn bà khác. Đàn bà dù cứng rắn đến đâu cũng đâu có thể trơ gan cùng tuế nguyệt trước ơn nghĩa đầm đìa đã nhận lãnh. Cũng may cho đời cô, nếu không nước Ngũ Đại Hồ cũng không rửa sạch được điều ô nhục.
Sau hai năm công trường, gần mười năm lang bạt và hơn ba năm ở trại tỵ nạn cô đã đặt bước chân lên mảnh đất mơ ước. Đấy ư, vùng trời mơ ước ? Cả thành phố nơi cô đến như trong giấc ngủ, im lìm trầm mặc. Michigan đang trong cơn bão tuyết, về đến chỗ ở thì đã khuyạ Người ta phân bố cô chung phòng với một cô gái khác. Nhiều người tưởng cô cũng đi diện con lai, có lẽ vì tóc cô quăn, da cô tắm nắng quá kỹ thời ở đảọ Lúc cô thức dậy thì cô gái đã đi làm. Căn phòng im vắng một cách đáng sợ. Nhìn ra cửa sổ, tuyết đang đổ, phủ trắng cả trời lẫn đất. Cô mơ một ngày được bắt những bông tuyết trắng tinh. Thì ngày mơ ước đó đã đến rồi nhưng cô nghe trong lòng dâng lên một nỗi buồn tênh. Cô muốn hét to lên để xuyên thủng cái im lặng đang bủa quanh cô. Dán chặt cái mặt vào khung cửa kiếng, thấm thía cái lạnh băng tuyết, hơi thở làm mù khung cửa, bến mơ đó saỏ Với bộ đồ dính da và vài cuốn nhật ký, cô chẳng biết phải bắt đầu bằng cách nào đâỷ Lăn lộn chốn trần ai cũng khá lâu, thăng trầm vinh nhục cũng từng nếm. Tuổi xuân của cô đã đi qua tự hồi nàọ Gia đình mãi là một mối lo không giây phút nào nguôị Làm thế nào đây cứ lẩn quẩn trong trí của cô. Ngày đầu tiên ở Mỹ đúng lý ra cô nên vui mừng vì mơ ước đã trở thành sự thật. Nhưng cô cảm thấy như mình đang bị lường gạt với chính cô. Hẫng hụt chới với, không biết xoay xở như thế nào đâỷ
Cô bạn cùng ở một nhà, qua Mỹ đã hơn hai năm, vẫn giữ chân rửa chén ở một nhà hàng ăn. Dù mưa nắng hay bão tuyết cô bạn vẫn cuốc bộ hai chuyến đi về. Cô bạn không có trương mục ở ngân hàng cho nên mọi chi phí như điện thọai phải đem ra chợ thuê người ta viết ngân phiếu trả. Ngoài ghi được hai chữ họ và tên cô bạn không buồn biết thêm những điều gì khác hơn. Nhà không có máy hút bụi, phải mua bàn chải mà cào thảm. Cô bạn cho cô vài đồng tiền lẻ và chỉ dạy cô cách sử dụng máy giặt, máy sấỵ Ít ra kẻ đi trước cũng hướng dẫn người đi saụ Cô cảm thấy đời cô thê thảm quá rồi, hóa ra có người còn bất hạnh hơn cô nữạ Chột gặp mù dù sao cũng đỡ hẩm hiu cho nhaụ Những ngày đầu ở Mỹ, tứ cố vô thân, người quen biết duy nhất thì buộc phải tránh xa để bảo tồn cái gọi là đạo đức làm ngườị Những khó khăn cô gặp như bao nỗi khốn đốn của những người đến từ một nước nghèo, mà bản thân thì mạc khố, rách xơ mướp. Có khác chăng cô là một cô gái quá lứa mà ôm đầy mơ ước. Bắt đầu học tiếng Anh, học được ba tháng. Trong trường có dạy luôn lái xẹ
Ông thầy dạy lái xe tên là Jim. Ông già ngoài sáu mươi, đi đứng khệnh khạng, nói năng lắp bắp. Không biết vì già hay là vì một thứ bệnh nào đó. Vậy mà ông đảm nhận vai trò hướng dẫn một kẻ chưa hề biết xe hơi là gì điều khiển món vũ khí có thể gây chết ngườị Bí quá cũng phải học, chứ cô sợ lắm. Hai học viên được xếp vào cùng giờ láị Thay phiên nhau, người này lái, thì người kia ngồi băng sau quan sát học hỏi thêm. Ông Jim ngồi phía trước, cạnh người láị Một hôm cô không có giờ học lái, nhưng có ai đó không đến lớp học lái được thì ông Jim gọi cô. Mừng quá, vì mỗi tuần chỉ học lái hai lần, mỗi lần 45 phút. Được gọi học thêm cô đồng ý ngaỵ Nếu học trong giờ ESL thì có xe bus nhà trường đưa đón. Học thêm thì phải nhờ ai đó giúp đỡ chuyện đưa rước. Ông Jim đồng ý đến rước cô, và giao kết là cô phải tự tìm phương tiện đi về. Cô ừ tuốt luốt. Cô nghĩ tuy ông Jim nói vậy, chứ không lẽ ông để cô lội bộ saọ Ông cũng có thể lấy con đường trở về như trong lịch dạy lái thì đâu có saọ Nghĩ vậy cô hớn hở học thêm giờ lái xe phụ trộị Hết giờ học, ông thả cô tại trường ESL. Người Mễ cùng học với cô thì ra xe bus thành phố về. Chỗ cô ở không có xe bus ngang quạ Không biết gọi điện thoại công cộng, mà có biết chăng nữa cũng đâu có ai mà gọi, ngoại trừ bà bảo trợ ở cách mấy chục miles. Đứng chơ ngơ giữa sân trường một hồi lâu sững sờ, chẳng biết phải làm gì. Đường về nhà xa quá là xa, mà cũng không rành nữa chứ. Đi học toàn ngồi trên xe bus trường, nó chạy tùm lum đâu có theo một tuyến nhất định. Không lẽ đứng đó mà khóc saỏ Vừa đi vừa lục loại đầu óc nhớ những điểm quen thuộc. Trời đổ mưa, có mấy người Mỹ tốt bụng, ngừng xe lại hỏị Cô sợ quá, không dám hó hé, vì biết đâu họ lợi dụng gì đó. Lần mò cả buổi mới đến nhà, vừa đi vừa khóc. Cảm lạnh mất mấy ngàỵ Rút ra được một bài học giá trị. Phải chuẩn bị, đừng tin vào sự động lòng xót thương của người khác.
Nói chuyện học lái xe mới nhớ lại tai nạn kinh khủng mà cô đã gây rạ Anh chàng tập cô lái xe, theo kinh nghiệm lâu năm, anh ta nói, chạy ra xa lộ mới học lái nhanh chóng. Cô chưa biết điều chỉnh tốc độ, chưa biết dòm thế nào cho cái xe ở chính giữa lane, mà cái anh chàng điên đó mang cô ra đùa với tử thần. Như con nai ngơ ngác, tin lời kẻ mười năm lái xe chưa hề bị phạt, chạy ra xa lộ. Ngang qua cái cầu xa lộ, chui vào, tự nhiên cô sợ, đạp thắng. Đùng, đùng, cô tưởng bánh xe bể lốp hay sao đó. Thả tay lái, mặc tình nó chạy đâu thì chạỵ Xe nó nhảy qua lane ngược chiều, hai chiếc xe đang chạy tớị Một chiếc nhảy xuống lề, lộn mấy vòng. Một chiếc đụng vào xe cô. Thì ra khi cô đạp thắng, chiếc xe sau thắng không kịp đâm vào đuôi xe cô. Thiên hạ bị thương tùm lum, cái anh chàng tập cô lái cũng bị gãy cổ. Anh ta mở cửa nhảy ra khỏi xẹ Cô từ chỗ tài xế, run quá không mở cửa được, bò qua chỗ anh ta vừa ngồị Khi cảnh sát tới làm biên bản họ tưởng anh chàng là tài xế. Bằng lái uy tín, mười năm chưa bị phạt. Phần mấy tên thanh niên xe sau húc tới nên lỗi thuộc về họ, cả đám đứa nào cũng máu me đầm đìạ Kinh khủng quá! Anh chàng được xe mới, lại được bồi thường, tuy phải nằm bệnh viện. Còn cô không trầy, không sây sát chỗ nào cả.
Nghĩ cũng lạ. Lái gần mười năm rồi mà vẫn de ẹ như hạch, vậy mà lúc đó thi một cú là dính ngaỵ Cô xin được việc ở một xưỡng may, đồng thời gà cho cô bạn lấy được bài thi để cả hai vào làm chung một chỗ. Không có tiền, nên cô xúi cô bạn mua chiếc xe nhưng cô bạn từ chối vì chưa biết láị Thế là cô ăn toàn mì gói suốt mấy tháng dành dụm được một ngàn đồng bốn trăm năm mươi đồng. Gởi về Việt Nam xây nhà mồ cho Ba cô, còn một ngàn nhờ người bảo trợ mua giùm cho một chiếc xe để đi làm. Bà bảo trợ dẫn cô đến nhà của một tín đồ tin lành đi cùng nhà thờ với bà để mua xẹ Xe tuy đã mười tuổi đời nhưng nước sơn vẫn còn bóng lưỡng, đó là điểm cô ưng ý nhất. Cái tên Plymouth sao đọc kỳ cục quá. Nhưng dù sao cũng xứng đáng với mấy tháng tiện tặn, dù kết quả là một cái mặt sần sùi, hột lớn và hột bé che kín cả làn da vốn dĩ không được sáng sủa lắm. Chiếc xe to kềnh càng, cái mũi dài hơn mũi con cá ngựạ Mặc dù cô đã kéo hết cở, ngón chân cô vừa đủ chạm tới bàn gạ Cô kê thêm một cái gối để ngồi mà nhìn vào người ta vẫn ngỡ là chiếc xe không người láị Cô cưng chiếc xe hết chỗ nói, sáng lau, chiều rửa, thiếu điều đắp mền cho nó ngủ nữa thôị Cô không ngờ có một ngày cô làm chủ được một chiếc xe hơi đồ sộ như thế. Cô nhờ người thay nhớt. Có một chỗ hơi rỉ sét, cô mài tới mài lui cho láng rồi sơn quét lạị Cô chở cô bạn đi làm, và rất làm hãnh diện rằng không phải nhờ vả ai nữạ Nhưng chiếc xe đó chỉ chạy được hai tuần lễ, rồi nằm im luôn. Tiền sửa còn mắc hơn tiền mua xẹ Áy náy chăng ? Vì bà bảo trợ từng nói với cô những người tin lành đều là đáng tin cậỵ Ðể bù lại, bà bảo trợ vận động nhà thờ của Bà cho cô bốn ngàn đồng cọng thêm giá trị còn lại của khối sắt, họ mua cho cô chiếc xe nhỏ nhắn, xinh xắn, tuổi vừa đủ bạ
Nhiều chuyện hài hước xảy ra lúc sống chung với cô bạn. Cô muốn giúp cô bạn học tiếng Anh. Mua cuốn tự điển Việt Anh - Anh Việt về, nói rát cuống họng mà cô bạn vẫn chưa tra được cái từ muốn trạ Tiếng Việt chưa thông, làm sao mà học tiếng Anh. Không biết là cô chẳng có khả năng sư phạm hay là cô bạn thích lật từng trang hơn là hiểu alphabet là cái quái gì. Cô chưa đầu hàng thì cô bạn đã thôi không chịu học nữạ Bó tay thôị Có lần đi quá lố trên xa lộ. Cô nhờ cô bạn xem cái exit kế tiếp nằm phía tay phải hay tay tráị Cô bạn hỏi lại, xem chỗ nào trong bản đồ? Cô đâm cáu kỉnh với cô bạn. Nhưng rồi, khi cô bạn bị đuổi vì may thành phẩm thì ít mà làm giẻ rách thì nhiều, những lúc một mình lạc bước, cô cảm thấy nhớ và ước thầm phải chi có cô bạn bên cạnh thì cũng đỡ tủị Cái hơi hướm tình người mới cần thiết làm saọ
Bà bảo trợ, người từng tìm mọi cách chứng minh với cô rằng tín đồ tin lành đều là người có đạo đức. Ngược lại, một người có tư cách đạo đức thì người đó phải là một tín đồ tin lành. Bà bảo trợ là con người nhân hậụ Cả gia đình bà dành thời giờ chăm lo săn sóc những người cần sự giúp đỡ bất luận sang hèn, màu dạ Bà đã trích phần lớn thu lợi của mình đóng góp vào nhà thờ. Bỏ tiền túi đài thọ các sinh viên từ Nepal, Ấn Độ muốn trở thành các nhà truyền giáo, qua Mỹ học ở cái trường đại học. Gia đình bà làm chủ một công ty, nhưng họ chưa hề lái một chiếc xe mớị Họ xài đồ rất là đơn giản và bình dân. Cho dù cô có đầy đủ điều kiện vật chất, chắc chắn là cô sẽ không ban phát rộng rãi như bà. Nhưng không phải vì lòng tốt, sự ban ân đó mà khiến cô phải chịu sự lèo lái của bà, nhất là về phần tâm linh. Mặc dù cô đã từng đi nhóm ở nhà thờ tin lành một thời gian dàị Cô rất mang ơn, qúy và kính trọng bà bảo trợ nhưng không vì thế mà cô cho phép mình bị mua chuộc. Bà nói với cô rằng, ngày nào bà còn biết rằng cô sẽ không được lên thiên đàng sau khi chết, thì ngày đó bà chưa an lòng. Bà thương cô, bà muốn cứu vớt cô. Chao ơi! Thật là phiền phức. Chính sự tuyên truyền đó đã làm giảm đi cái tình cảm cô giành cho gia đình bà. Tại sao lại như vậy ? Nếu như cô ậm ừ đi đến nhà thờ chỉ bằng cái xác thì bà có đưa phần hồn cô lên thiên đàng? Nhiều lúc cô thành tâm mong muốn làm vui lòng bà, nhưng bà muốn lôi kéo cô bằng cách chứng tỏ rằng đạo này tốt hơn đạo kia thì ngồi đó mà mơ đị
Tại sao bà không nhìn vào lối sống chính cô để xác định cô có đủ tiêu chuẩn để được lên thiên đàng hay không, giả như bà là người được thừa lệnh phán xét. Chân lý nếu tồn tại thì chỉ có một. Tại sao bà không nghĩ có nhiều con đường để đi đến chân lý? Tin tưởng chỉ có một tôn giáo là cứu rỗi còn các tôn giáo khác thì không, thật là cực đoan. Điển hình một thí dụ, là tín đồ của một tôn giáo thì được lên thiên đàng (theo lời bà bảo trợ), cho dù có làm việc bại hoại thế nào chăng nữa, có đúng không? Nếu đúng như vậy thì theo đạo nào chỉ chú trọng phần hình thức, là lối đóng bìa sách cho những cuốn kinh, không cần biết kinh sách giảng dạy điều gì, thực hiện ra làm sao và đóng góp thế nào cho gia đình và xã hộị Còn nếu sai, thì rõ ràng đâu nhất thiết phải là đạo nào mới tìm được chân lý mà chủ yếu con người đó vận dụng lời dạy của kinh sách như thế nào đối với cuộc sống cho chính bản thân họ và những người chung quanh. Đôi khi nhìn hành động của con người cũng chưa có thể phán xét được là họ có được lên thiên đàng hay bị đày xuống địa ngục, giả định thiên đàng địa ngục có thật, mà phải đi tìm nguyên nhân của sự việc. Lời dạy trong kinh sách được truyền tụng nhằm mục đích biến đổi nội tâm con người một cách hữu ích. Vấn đề là thức ăn dùng để nuôi sống con người, chứ đừng bắt con người phải phụng sự cho thức ăn. Ôi, chuyện tôn giáo nói hoài không hết chuyện. Nói chung, cô rất sợ những con người cực đoan trong tín ngưỡng.
Gia đình cô không phải là tín đồ Phật giáọ Tuy nhiên, thời thơ ấu mẹ cô dẫn các chị em cô vào GÐPT Bồng Lai làm oanh vũ, đã quy y nhưng cô chẳng nhớ pháp danh cô là gì. Ðến năm mậu thân nhà cô dọn ra Ðà Nẵng. Không vào được trường tiểu học công lập, mẹ cô xin cô vào trường Bồ Ðề và ở đó cô gia nhập Đòan Học Sinh Phật Tử. Lên trung học, cô không sinh hoạt ở HSPT nữa mà theo bạn bè tham gia GÐPT Xuân Hòa vì nơi đó có anh chàng cô thích. Ði sinh họat có tính cách vui chơi, thanh niên, cô không có khái niệm rõ rệt về tôn giáọ Thời gian ở Sài Gòn cô đi nhóm nhà thờ Tin lành ở Trương Minh Giảng, đi chùa Cao đài ở Minh Phụng Quận 11. Rồi qua đảo trở thành huynh trưởng cấp tấn của GÐPT. Cô đã quy y lại một lần nữạ Nhận thấy cô sân si quá nhiều nên thầy mới cho cô pháp danh là Giác Tịnh, trong khi có đoàn sinh khác không biết sao thầy lại đặt pháp danh là giác daọ Thế đó cô trở thành một tín đồ Phật Giáọ
Tôn giáo nào cũng nhằm cứu rỗi, giải thoát con ngườị Nỗi khổ đau không phải là sự kiện mà là sản phẩm của con người, là phản ứng của con người đối với sự kiện xảy rạ Cô tôn trọng sự tín ngưỡng của thiên hạ, dù đức tin đó nằm trong tôn giáo hay không tôn giáọ Cô khâm phục những con người hướng thượng, qua sự dẫn dắt của đức tin đã làm những việc giúp người, cải thiện xã hội theo chiều hướng tốt đẹp. Riêng cô, đi chùa hay đi nhà thờ cũng chỉ là nơi để tìm sự yên ổn cho tâm hồn. Nhất là lúc xa quê hương, có một nơi lui tới để tìm lại một chút gì đó mang tính nguồn cộị Đôi lúc cô ao ước có được một đức tin như những người khác, để khi thất bại, hay là những lúc hẫng hụt có nơi để hướng vọng về. Chính cô cũng cảm thấy những con người có đức tin là những người có đạo hạnh, có hồn hơn, đáng tin cậy nhưng tại sao cô không thể tìm cho mình một nơi chốn trú ngụ cho phần hồn? Cô bạn chung phòng theo đạo “sponsor”, dường như sự tín ngưỡng đó đã làm cô bạn tốt hơn trong cung cách đối xử. Cô bạn dành dụm tiền thường xuyên gởi về cho mẹ nuôi còn ở Việt Nam. Không biết khi nhận những đồng bạc đó, người mẹ nuôi có biết là đứa con mà bà đã lượm về để lo việc đồng áng ngày nào, đã phải lở loét đôi bàn tay kỳ cọ những chồng chén bát ở nhà hàng mới kiếm được ? Tâm hồn của cô bạn trong lành và dễ thương quá. Có điều là cô bạn nhất định không ăn những món ăn cô cúng cơm ba cô. Cùng một món ăn, mỗi con người tiêu hoá khác nhau tuỳ theo cơ thể của họ. Ăn để nuôi cơ thể, nhưng ăn nhiều quá thì làm sao tránh khỏi bội thực. Tin quá sẽ trở thành cực đoan tránh làm sao khỏị Thây kệ thiên hạ, miễn sao họ đừng đụng chạm đến cô là được rồị
Hoài bão đã thật sự bước vào giai đoạn thực hiện. Ra ngoại quốc, xong ! Học thành tài, chuẩn bị ! Làm Mẹ một đàn con, đang treo bảng cầu phu ! Cô lập gia đình không một chút đắn đo lựa chọn. Cô gởi thư báo về gia đình tên một người, đến khi gởi thiệp về thì tên một người khác. Chồng cô chẳng tài năng như người, cũng không xấu trai dễ sợ, nhưng có được cái đức tính hiếm có ở các đấng mày râụ Cô mà gặp người khác thì không tránh khỏi cảnh thượng cẳng tay hạ cẳng chân. Ông trời dường như dần dà ưu ái cô. Một đời con người có bao nhiêu giai đoạn đáng ghi nhớ ? Mới sinh ra, còn nhỏ quá, biết cái khỉ khô gì đâụ Có nhớ chăng là lúc lập tổ, truyền giống. Cuối cùng thì trở về cát bụi, cũng có hay bao giờ.
Ngày cô lập tổ, như một chuyện đùa nhưng có thật. Mới quen nhau không bao lâu, cô bảo anh cưới cô. Mặc dù, tuổi ngoài ba mươi nhưng xa gia đình quá lâu, cô chả biết cái mốc xì gì cả. Nhờ bà bảo trợ dẫn đi mua áo cướị Bà ấy thuộc phái chuộng đồ cổ, đưa cô vào mấy tiệm thrift để mua đồ seconđhand. Bà bảo trợ dường như không hiểu nổi cái ý nghĩa quan trọng về cái ngày lập thân. Tuy nghèo xơ xác, làm cu li, vừa lo sắm xe, vừa gởi tiền về Việt Nam, trong nhà băng có vỏn vẹn ngàn bạc. Cô mua luôn cái áo mới dọn trụi lũi số vốn cắc củm dành dụm. Bà bảo trợ chắc nghĩ cô khùng, thây kệ! Cô không muốn thuê mướn, mượn mõ ai cả. Phải chi đời có thể cưới vài lần thì cô cũng sẵn sàng xài đồ second hand. Sau này cô mới biết là việc sắm sửa áo cưới là việc của nhà trai lọ Có lẽ ế lâu quá, nay được người chịu cưới, mừng quá nên lú lẩn. Thực ra, vì sống độc thân và tự lập nên ngay cả việc lập gia thất cô cũng nghĩ đơn giản là phải do bàn tay mình tạo rạ Khi được có một cái đám cưới tạm gọi là rình rang, cô thật không ngờ. Được ông chồng trao cho hai chiếc nhẫn hột xoàn, cô cũng chả biết giá trị là bao nhiêụ Lúc đó cô vui lắm. Vui không phải là được một vật có giá trị vật chất mà ở cái tính cách trân trọng, cũng đầy đủ phẩm vật mặc dù cô không có ai bên cạnh. Ngày cưới, họ đàng gái trùm lủm mình cô. Sau này thấy mấy cô con gái, con dâu nhà họ có mấy cái hột bự hơn cô nhiều, cô vẫn yêu qúy những cái hột của cô.
Mới đến Mỹ không bao lâu nên bạn bè đâu mấy ai, ngoại trừ mấy người làm cùng hãng và một số em đoàn sinh GĐPT chùa Linh Sơn. Tội nghiệp cô nhỏ phụ dâu mới có tí xíu mà đi phụ cho bà chị già ngoài ba mươi, chẳng xứng tí nàọ Chẳng ai chỉ vẽ, tối trước ngày rước dâu, hai chị em ra tiệm Mỹ chải tóc. Tụi nó chải hai cái đầu giống như hai cái tổ quạ. Đội khăn vào không được. Về nhà nhúng nước gỡ ra ép xuống nhỏ lại để quáng cái khăn vành cho vừạ Thế là cả đêm hai chị em kê gối mà dựa lưng không dám nằm sợ hư hai cái tổ chim sẻ. Gần sáng, chịu hết nổi, hai đứa hè nhau ngáy khò khò. Đang kéo gỗ chợt nghe tiếng chuông gọi cửa, sảng hồn thức giấc. Dòm qua cửa sổ chung cư thấy thiên hạ đàn trai áo quần bảnh bao sắp hàng trước cửạ Hai chị em chạy tới chạy lui như gà mắc đẻ. Súc miệng, lau mặt, quẹt quẹt phấn son, thay đồ. Lúc đó có một em cùng học ở college đến phụ nấu nước, lấy mấy cái bánh ngọt đãi đàng traị Rồi mới gọi hai cái mặt ngái ngủ ra trình làng. Cái ngày đó tuyết rơi lất phất, nhằm ngày lễ Tạ ơn, lạnh vô hậụ Thiên hạ nào nỉ, nào nhung, nào dạ tùm lum tà lạ Chỉ có cô và phụ dâu là phong phanh trong tà áo dài, lóng cóng cúi gầm mặt nhắm chiếc xe hoa mà lũi tới cho lẹ. Mỗi khi nghĩ lại cô vẫn không nín cười nổị Lớn tồng ngồng mà chả biết cái gì là cái khỉ gì. Đám cưới mà mua giấy về làm lồng đèn, đủ thứ kiểu con nít treo toòng teng khắp nơi trong căn hộ, vừa mới thuê để có chỗ rước dâụ Lúc đãi tiệc nhà hàng chú rể không muốn nhảy, cô dâu ham vui chạy ra nhảy tưng bừng với đám nhóc, thiếu điều muốn tốc váy bà lên. Họ hàng bên chồng hiểu không nổi cô, có phải họ vừa rước phải một con khùng.
Ðã đến rồi ước mơ được làm mẹ. Vừa học vừa làm và sức người có hạn, cô ngất xỉu té vào máỵ Đầu may mấy mũị Và con của cô vừa mới tượng hình cũng đã bỏ cô đi rồị Đây là giai đoạn tăm tối nhất của một người đàn bà không biết là mình có khả năng làm mẹ hay không ? Nếu không lưu lại cho đời dòng máu của mình, thì còn nghĩa lý gì ? Phải chăng cô đã quá tuổi cho một vai trò làm mẹ? Ðến lần thứ hai, cô quẵng bỏ tất cả, tập trung săn sóc con từ lúc nghe được nhịp đập đầu tiên cho đến khi con ra đờị Cô không ngờ cô còn có khả năng làm mẹ làm vợ. Sống quá lâu với trạng thái đè nén cảm xúc, trấn áp bản năng tự nhiên của giới tính, cô trở thành con người hầu như lãnh cảm. Lại thêm cái tính khí ngang tàng cứng cỏi làm thiên hạ cứ nghĩ cô là đàn ông. Riết hồi cô cũng tưởng mình là như thế. Con vừa được sáu tháng thì Bác sĩ phát hiện cô có bướu có thể bị ung thư. Trước đây, cô cũng bị hù bởi mấy ông bác sĩ tài ba này là con cô sẽ không được bình thường, thiếu tuỷ sống ... Khiến vợ chồng cô thất điên bát đảo một phen. Lần này thì sao đây ? Nếu đúng như vậy thì ông trời thật đoản quá! Mới ngấp ngỏi được một tí thì sắp hết đời rồị Nghĩ là mình chẳng sống được bao lâu nữa, cô xin chồng cho phép trở lại trường để mãn nguyện ước mơ của cô. Tuy mấy ngày đầu cô có phần chóang váng , sững sờ. Nhưng dù sao thì cô cũng may mắn có được chồng và con để nói lời trăn trối, nhắn nhủ gởi gắm gia đình khốn khổ của cô còn ở Việt Nam. Chứ bệnh ở Sài Gòn, hoặc ở đảo thì trơ trọi một mình, không biết trối trăn cùng aị Chỉ thương cho thằng con còn quá bé bỏng. Âu đó cũng là cái duyên cho cô trở lại con đường học vấn.
Sau nhiều lần thử nghiệm, người ta nói bướu lành tính, không phải ung thư. Giá như không có báo động giả đó, thì có lẽ kiếp này cô chẳng bao giờ có cơ hội trở lại trường. Trách nhiệm oằn trên vai, cô đâu thể an nhiên đi học. Lỡ đà, cô làm tới luôn. Lúc đầu cô chỉ định học một năm, thấy dễ ăn quá phóng tiếp lên hai năm, tốt nghiệp danh dự. Nhà trường có tổ chức một buổi chiêu đãi cho các sinh viên ưu tú. Ai nấy đều được gọi lên trao huy chương và phát biểu cảm tưởng. Đó đây lời chúc tụng, tỏ bày lòng chân thành biết ơn đến các bậc ân nhân đã giúp họ thành công. Có bất hạnh chăng khi cô cảm thấy khó khăn để nói lên lòng sâu sắc biết ơn ai, ngoài người chồng đang ở nhà trông hai đứa con cho cô.
Cắp sách đến trường ở cái tuổi bên kia đồi là một việc làm chướng tai gai mắt ? Hai năm đầu cô lấy lớp buổi tối, lúc chồng đi làm về trông con. Thành phần lấy lớp đêm, đa số là những người cứng tuổi, đang đi làm, muốn tìm cơ hội tiến thân. Tuy cô không cảm thấy lạc lõng vì sự chênh lệch về tuổi tác, nhưng luôn mang mặc cảm mình là người già nhất lớp. Cũng may là nhờ cái xác nhỏ con, nên tụi ngoại quốc khó mà đóan đúng cái tuổi chất thành mấy bó dư của cô. Kỳ cục nhất là lúc mang ba lô đứa thứ hai, mặc dù không ai hay biết. Xứ lạnh một phần, áo quần mấy lớp. Vả lại, chấp cả hai mẹ con cô mà so với mấy anh chị ngoại quốc thì cô cũng đâu có thể nào nặng ký hơn. Cô ngại thiên hạ xì xầm, không biết cái bà già này hiện diện ở đây làm cái giống gì ? Còn một số lớp cô phải lấy ban ngày, không có ai coi ngó hai con nhỏ. Tưởng đâu đứt đoạn dở chừng, may đâu Mẹ nuôi sẵn lòng giữ giúp con cho cô một mùạ Nhưng nhà của Mẹ nuôi ở ngược hướng đến trường, chạy đến chạy lui, chạy xuôi chạy ngược muốn sùi bọt mép. Không bà không con không họ hàng ruột thịt chỉ có người dưng tốt bụng giúp đỡ. Nhiều lúc ôm con mà khóc sướt mướt. Con không hiểu gì cả, cũng hùa theọ Những đêm khuya vò tai bức tóc làm bài, thường tự hỏi không biết mình có điên không. Tại sao cứ làm mãi những chuyện ngược đờỉ
Thừa thắng xông lên, mần tiếp hai năm nữạ Yêu cầu đòi hỏi cao hơn về khả năng, tài chánh, thời giờ và phương tiện. Thật là may, cái nhà vợ chồng cô mua vô tình ở về hướng một trường đại học, được cấp hai học bổng, và tìm ra được người trông coi con cáị Mọi thứ như được rập vào khuôn, thuận lợi một cách bất ngờ. Tuy nhiên, có những lúc chưa tìm ra người, hoặc giờ giấc bất định thì cô phải ôm cả hai thằng nhóc lên trường cùng học với cô. Khi còn nhỏ thì tụi nó khóc chí choé, lớn lên thêm chút xíu thì phá phách tùm lum. Bị liếc ngang liếc dọc, bị nhắc khéo thiếu điều muốn cút xéo luôn, nhưng đành giơ cái mặt lì ra, chứ biết làm sao đây
Anh nói với cô rằng đang ly thân với vợ. Cô không đề cập đến chuyện riêng của anh. Cô đã tường tận về gia đình anh từ cô bạn thân, khác hẳn với lời anh kể. Công bằng mà nói khi anh giúp cô, anh đâu có chắc chắn rằng cô sẽ đậu thanh lọc, dầu không rớt chăng nữa cũng chưa chắc được đi Mỹ. Vả lại, cô có Cậu, có Dì ruột ở các tiểu bang khác nữạ Như cánh chim giữa bầu trời rộng, cô có thể bay đến một phương nào hoàn toàn theo ý của cô. Anh ta thừa biết rõ điều đó, nhưng mà anh vẫn cứ giúp, và cô thì cứ tự nhiên nhận. Không chối bỏ rằng, có những đêm cô nằm mơ bị vợ anh ta rượt đòi xin tí huyết. Thức dậy mồ hôi ngập ngụạ Cô có thể làm kẻ ăn cháo đá bát, cô có thể lợi dụng anh qua những lời hứa ... Không, cô chưa hề có manh tâm đó. Định bụng rằng, nếu được Mỹ chấp nhận, cô sẽ về nơi anh ở. Nếu thật như anh ly thân và phải ly hôn trước khi cô đặt chân đến Mỹ thì cô sẵn sàng đền ơn của anh bằng chính cuộc đời của mình.
Khi cô đến Mỹ, anh và một số người trong hội nhà thờ ra đón cô. Nhà anh ở cách nơi cô về khoảng hai giờ lái xẹ Anh đã lo cho cô những thứ cần thiết. Nhưng khi biết ra anh vẫn còn sống chung với vợ, thì cô nhờ hội bảo trợ can thiệp không cho anh đến chỗ cô ở nữạ Anh giận cô lắm. Biết làm sao hơn, cô không muốn một người đàn ông có mới nới cũ, vì một cô gái trẻ hơn mà bỏ rơi người vợ đã cùng anh chung sống suốt bao năm ròng. Nếu thật sự họ không thể sống chung với nhau, thì không phải là cô, mà bất cứ người đàn bà nào khác cũng có thể đi tiếp cuộc đời với anh. Trong thời gian này lý trí, tình cảm, lương tâm đấu tranh dữ dộị Cái tốt chiếm phần trội, cô vẫn là cô. Người đàn ông đó là ân nhân, là kẻ tốt bụng đối với cô. Anh ta dâng hiếng cô mọi nhu cầu cần thiết, nhưng mà trong vị trí của người vợ và các con của anh ta, thì anh ta là người như thế nào ? Cô đã trút bỏ được mặc cảm tội lỗi, cái đã quáng lên cô kể từ ngày quen biết với anh.
Thấp thoáng đó đây trong quãng đời mưa gió của cô, bóng dáng của những người đàn ông xuất hiện như một vị cứu tinh, họ là ân nhân là cái lọng, mà cũng là cái thòng lọng chưa biết siết lại lúc nào, đang tròng vào tâm hồn cô, ít nhiều đã để lại dấu ấn không thể nào quên. Họ luôn ca ngợi trí thông minh, bản lãnh của cô như là một lời biện bạch tại sao họ đến với cô. Không phải vì nhan sắc, không phải vì cô đối xử với họ này nọ, phải chăng chỉ là một sự ngưỡng mộ. Khi yêu thì đâu có lý do để mà viện cớ, yêu là bởi tôi yêu, đơn giản thế thôị Nếu tồn tại một lý do nào đó thì chính là trong tâm hồn họ đang bị dằng co bởi lý trí và con tim. Họ đến khác nhau trong tình huống, chi tiết nhưng cùng một tính cách, có vợ rồi và lại có điều kiện để đèo bòng. Tuy họ không phải là vầng thái dương soi sáng bóng tối phủ ập, họ là bảy sắc cầu vồng thóang hiện sau cơn mưa, khi bầu trời còn đẩm đầy hơi nước. Cuộc nội chiến tuy không ầm ĩ khốc liệt mà âm ỉ đòi hỏi kiên trì và sáng suốt. Khôn ba năm dại một giờ. Tuy nhiên, không ai có quyền ép cô làm bất cứ việc gì mà cô không thích. Ví dầu có sự đồi bại xảy ra thì chính do cô quyết định, do đó, cô phải gánh lấy hậu quả không nên đổ lỗi hoàn cảnh, oán trách người đờị Rà soát lại mình, thật tình mà nói, cô không hề có ý tưởng lợi dụng aị Cổ hủ chăng? Phong kiến chăng? Sự việc chưa xảy ra là nó chưa hội đủ điều kiện để xảy rạ Không ai tài giỏi, cũng chẳng ai khờ dại, sự việc đôi lúc xảy ra như được sắp đặt. Nhưng dù sao cô cũng phải đấu tranh để chọn cho mình lối thoát. Cũng may là anh còn đang chung sống với vợ, bằng không cô đã trở thành một người cướp chồng của người đàn bà khác. Đàn bà dù cứng rắn đến đâu cũng đâu có thể trơ gan cùng tuế nguyệt trước ơn nghĩa đầm đìa đã nhận lãnh. Cũng may cho đời cô, nếu không nước Ngũ Đại Hồ cũng không rửa sạch được điều ô nhục.
Sau hai năm công trường, gần mười năm lang bạt và hơn ba năm ở trại tỵ nạn cô đã đặt bước chân lên mảnh đất mơ ước. Đấy ư, vùng trời mơ ước ? Cả thành phố nơi cô đến như trong giấc ngủ, im lìm trầm mặc. Michigan đang trong cơn bão tuyết, về đến chỗ ở thì đã khuyạ Người ta phân bố cô chung phòng với một cô gái khác. Nhiều người tưởng cô cũng đi diện con lai, có lẽ vì tóc cô quăn, da cô tắm nắng quá kỹ thời ở đảọ Lúc cô thức dậy thì cô gái đã đi làm. Căn phòng im vắng một cách đáng sợ. Nhìn ra cửa sổ, tuyết đang đổ, phủ trắng cả trời lẫn đất. Cô mơ một ngày được bắt những bông tuyết trắng tinh. Thì ngày mơ ước đó đã đến rồi nhưng cô nghe trong lòng dâng lên một nỗi buồn tênh. Cô muốn hét to lên để xuyên thủng cái im lặng đang bủa quanh cô. Dán chặt cái mặt vào khung cửa kiếng, thấm thía cái lạnh băng tuyết, hơi thở làm mù khung cửa, bến mơ đó saỏ Với bộ đồ dính da và vài cuốn nhật ký, cô chẳng biết phải bắt đầu bằng cách nào đâỷ Lăn lộn chốn trần ai cũng khá lâu, thăng trầm vinh nhục cũng từng nếm. Tuổi xuân của cô đã đi qua tự hồi nàọ Gia đình mãi là một mối lo không giây phút nào nguôị Làm thế nào đây cứ lẩn quẩn trong trí của cô. Ngày đầu tiên ở Mỹ đúng lý ra cô nên vui mừng vì mơ ước đã trở thành sự thật. Nhưng cô cảm thấy như mình đang bị lường gạt với chính cô. Hẫng hụt chới với, không biết xoay xở như thế nào đâỷ
Cô bạn cùng ở một nhà, qua Mỹ đã hơn hai năm, vẫn giữ chân rửa chén ở một nhà hàng ăn. Dù mưa nắng hay bão tuyết cô bạn vẫn cuốc bộ hai chuyến đi về. Cô bạn không có trương mục ở ngân hàng cho nên mọi chi phí như điện thọai phải đem ra chợ thuê người ta viết ngân phiếu trả. Ngoài ghi được hai chữ họ và tên cô bạn không buồn biết thêm những điều gì khác hơn. Nhà không có máy hút bụi, phải mua bàn chải mà cào thảm. Cô bạn cho cô vài đồng tiền lẻ và chỉ dạy cô cách sử dụng máy giặt, máy sấỵ Ít ra kẻ đi trước cũng hướng dẫn người đi saụ Cô cảm thấy đời cô thê thảm quá rồi, hóa ra có người còn bất hạnh hơn cô nữạ Chột gặp mù dù sao cũng đỡ hẩm hiu cho nhaụ Những ngày đầu ở Mỹ, tứ cố vô thân, người quen biết duy nhất thì buộc phải tránh xa để bảo tồn cái gọi là đạo đức làm ngườị Những khó khăn cô gặp như bao nỗi khốn đốn của những người đến từ một nước nghèo, mà bản thân thì mạc khố, rách xơ mướp. Có khác chăng cô là một cô gái quá lứa mà ôm đầy mơ ước. Bắt đầu học tiếng Anh, học được ba tháng. Trong trường có dạy luôn lái xẹ
Ông thầy dạy lái xe tên là Jim. Ông già ngoài sáu mươi, đi đứng khệnh khạng, nói năng lắp bắp. Không biết vì già hay là vì một thứ bệnh nào đó. Vậy mà ông đảm nhận vai trò hướng dẫn một kẻ chưa hề biết xe hơi là gì điều khiển món vũ khí có thể gây chết ngườị Bí quá cũng phải học, chứ cô sợ lắm. Hai học viên được xếp vào cùng giờ láị Thay phiên nhau, người này lái, thì người kia ngồi băng sau quan sát học hỏi thêm. Ông Jim ngồi phía trước, cạnh người láị Một hôm cô không có giờ học lái, nhưng có ai đó không đến lớp học lái được thì ông Jim gọi cô. Mừng quá, vì mỗi tuần chỉ học lái hai lần, mỗi lần 45 phút. Được gọi học thêm cô đồng ý ngaỵ Nếu học trong giờ ESL thì có xe bus nhà trường đưa đón. Học thêm thì phải nhờ ai đó giúp đỡ chuyện đưa rước. Ông Jim đồng ý đến rước cô, và giao kết là cô phải tự tìm phương tiện đi về. Cô ừ tuốt luốt. Cô nghĩ tuy ông Jim nói vậy, chứ không lẽ ông để cô lội bộ saọ Ông cũng có thể lấy con đường trở về như trong lịch dạy lái thì đâu có saọ Nghĩ vậy cô hớn hở học thêm giờ lái xe phụ trộị Hết giờ học, ông thả cô tại trường ESL. Người Mễ cùng học với cô thì ra xe bus thành phố về. Chỗ cô ở không có xe bus ngang quạ Không biết gọi điện thoại công cộng, mà có biết chăng nữa cũng đâu có ai mà gọi, ngoại trừ bà bảo trợ ở cách mấy chục miles. Đứng chơ ngơ giữa sân trường một hồi lâu sững sờ, chẳng biết phải làm gì. Đường về nhà xa quá là xa, mà cũng không rành nữa chứ. Đi học toàn ngồi trên xe bus trường, nó chạy tùm lum đâu có theo một tuyến nhất định. Không lẽ đứng đó mà khóc saỏ Vừa đi vừa lục loại đầu óc nhớ những điểm quen thuộc. Trời đổ mưa, có mấy người Mỹ tốt bụng, ngừng xe lại hỏị Cô sợ quá, không dám hó hé, vì biết đâu họ lợi dụng gì đó. Lần mò cả buổi mới đến nhà, vừa đi vừa khóc. Cảm lạnh mất mấy ngàỵ Rút ra được một bài học giá trị. Phải chuẩn bị, đừng tin vào sự động lòng xót thương của người khác.
Nói chuyện học lái xe mới nhớ lại tai nạn kinh khủng mà cô đã gây rạ Anh chàng tập cô lái xe, theo kinh nghiệm lâu năm, anh ta nói, chạy ra xa lộ mới học lái nhanh chóng. Cô chưa biết điều chỉnh tốc độ, chưa biết dòm thế nào cho cái xe ở chính giữa lane, mà cái anh chàng điên đó mang cô ra đùa với tử thần. Như con nai ngơ ngác, tin lời kẻ mười năm lái xe chưa hề bị phạt, chạy ra xa lộ. Ngang qua cái cầu xa lộ, chui vào, tự nhiên cô sợ, đạp thắng. Đùng, đùng, cô tưởng bánh xe bể lốp hay sao đó. Thả tay lái, mặc tình nó chạy đâu thì chạỵ Xe nó nhảy qua lane ngược chiều, hai chiếc xe đang chạy tớị Một chiếc nhảy xuống lề, lộn mấy vòng. Một chiếc đụng vào xe cô. Thì ra khi cô đạp thắng, chiếc xe sau thắng không kịp đâm vào đuôi xe cô. Thiên hạ bị thương tùm lum, cái anh chàng tập cô lái cũng bị gãy cổ. Anh ta mở cửa nhảy ra khỏi xẹ Cô từ chỗ tài xế, run quá không mở cửa được, bò qua chỗ anh ta vừa ngồị Khi cảnh sát tới làm biên bản họ tưởng anh chàng là tài xế. Bằng lái uy tín, mười năm chưa bị phạt. Phần mấy tên thanh niên xe sau húc tới nên lỗi thuộc về họ, cả đám đứa nào cũng máu me đầm đìạ Kinh khủng quá! Anh chàng được xe mới, lại được bồi thường, tuy phải nằm bệnh viện. Còn cô không trầy, không sây sát chỗ nào cả.
Nghĩ cũng lạ. Lái gần mười năm rồi mà vẫn de ẹ như hạch, vậy mà lúc đó thi một cú là dính ngaỵ Cô xin được việc ở một xưỡng may, đồng thời gà cho cô bạn lấy được bài thi để cả hai vào làm chung một chỗ. Không có tiền, nên cô xúi cô bạn mua chiếc xe nhưng cô bạn từ chối vì chưa biết láị Thế là cô ăn toàn mì gói suốt mấy tháng dành dụm được một ngàn đồng bốn trăm năm mươi đồng. Gởi về Việt Nam xây nhà mồ cho Ba cô, còn một ngàn nhờ người bảo trợ mua giùm cho một chiếc xe để đi làm. Bà bảo trợ dẫn cô đến nhà của một tín đồ tin lành đi cùng nhà thờ với bà để mua xẹ Xe tuy đã mười tuổi đời nhưng nước sơn vẫn còn bóng lưỡng, đó là điểm cô ưng ý nhất. Cái tên Plymouth sao đọc kỳ cục quá. Nhưng dù sao cũng xứng đáng với mấy tháng tiện tặn, dù kết quả là một cái mặt sần sùi, hột lớn và hột bé che kín cả làn da vốn dĩ không được sáng sủa lắm. Chiếc xe to kềnh càng, cái mũi dài hơn mũi con cá ngựạ Mặc dù cô đã kéo hết cở, ngón chân cô vừa đủ chạm tới bàn gạ Cô kê thêm một cái gối để ngồi mà nhìn vào người ta vẫn ngỡ là chiếc xe không người láị Cô cưng chiếc xe hết chỗ nói, sáng lau, chiều rửa, thiếu điều đắp mền cho nó ngủ nữa thôị Cô không ngờ có một ngày cô làm chủ được một chiếc xe hơi đồ sộ như thế. Cô nhờ người thay nhớt. Có một chỗ hơi rỉ sét, cô mài tới mài lui cho láng rồi sơn quét lạị Cô chở cô bạn đi làm, và rất làm hãnh diện rằng không phải nhờ vả ai nữạ Nhưng chiếc xe đó chỉ chạy được hai tuần lễ, rồi nằm im luôn. Tiền sửa còn mắc hơn tiền mua xẹ Áy náy chăng ? Vì bà bảo trợ từng nói với cô những người tin lành đều là đáng tin cậỵ Ðể bù lại, bà bảo trợ vận động nhà thờ của Bà cho cô bốn ngàn đồng cọng thêm giá trị còn lại của khối sắt, họ mua cho cô chiếc xe nhỏ nhắn, xinh xắn, tuổi vừa đủ bạ
Nhiều chuyện hài hước xảy ra lúc sống chung với cô bạn. Cô muốn giúp cô bạn học tiếng Anh. Mua cuốn tự điển Việt Anh - Anh Việt về, nói rát cuống họng mà cô bạn vẫn chưa tra được cái từ muốn trạ Tiếng Việt chưa thông, làm sao mà học tiếng Anh. Không biết là cô chẳng có khả năng sư phạm hay là cô bạn thích lật từng trang hơn là hiểu alphabet là cái quái gì. Cô chưa đầu hàng thì cô bạn đã thôi không chịu học nữạ Bó tay thôị Có lần đi quá lố trên xa lộ. Cô nhờ cô bạn xem cái exit kế tiếp nằm phía tay phải hay tay tráị Cô bạn hỏi lại, xem chỗ nào trong bản đồ? Cô đâm cáu kỉnh với cô bạn. Nhưng rồi, khi cô bạn bị đuổi vì may thành phẩm thì ít mà làm giẻ rách thì nhiều, những lúc một mình lạc bước, cô cảm thấy nhớ và ước thầm phải chi có cô bạn bên cạnh thì cũng đỡ tủị Cái hơi hướm tình người mới cần thiết làm saọ
Bà bảo trợ, người từng tìm mọi cách chứng minh với cô rằng tín đồ tin lành đều là người có đạo đức. Ngược lại, một người có tư cách đạo đức thì người đó phải là một tín đồ tin lành. Bà bảo trợ là con người nhân hậụ Cả gia đình bà dành thời giờ chăm lo săn sóc những người cần sự giúp đỡ bất luận sang hèn, màu dạ Bà đã trích phần lớn thu lợi của mình đóng góp vào nhà thờ. Bỏ tiền túi đài thọ các sinh viên từ Nepal, Ấn Độ muốn trở thành các nhà truyền giáo, qua Mỹ học ở cái trường đại học. Gia đình bà làm chủ một công ty, nhưng họ chưa hề lái một chiếc xe mớị Họ xài đồ rất là đơn giản và bình dân. Cho dù cô có đầy đủ điều kiện vật chất, chắc chắn là cô sẽ không ban phát rộng rãi như bà. Nhưng không phải vì lòng tốt, sự ban ân đó mà khiến cô phải chịu sự lèo lái của bà, nhất là về phần tâm linh. Mặc dù cô đã từng đi nhóm ở nhà thờ tin lành một thời gian dàị Cô rất mang ơn, qúy và kính trọng bà bảo trợ nhưng không vì thế mà cô cho phép mình bị mua chuộc. Bà nói với cô rằng, ngày nào bà còn biết rằng cô sẽ không được lên thiên đàng sau khi chết, thì ngày đó bà chưa an lòng. Bà thương cô, bà muốn cứu vớt cô. Chao ơi! Thật là phiền phức. Chính sự tuyên truyền đó đã làm giảm đi cái tình cảm cô giành cho gia đình bà. Tại sao lại như vậy ? Nếu như cô ậm ừ đi đến nhà thờ chỉ bằng cái xác thì bà có đưa phần hồn cô lên thiên đàng? Nhiều lúc cô thành tâm mong muốn làm vui lòng bà, nhưng bà muốn lôi kéo cô bằng cách chứng tỏ rằng đạo này tốt hơn đạo kia thì ngồi đó mà mơ đị
Tại sao bà không nhìn vào lối sống chính cô để xác định cô có đủ tiêu chuẩn để được lên thiên đàng hay không, giả như bà là người được thừa lệnh phán xét. Chân lý nếu tồn tại thì chỉ có một. Tại sao bà không nghĩ có nhiều con đường để đi đến chân lý? Tin tưởng chỉ có một tôn giáo là cứu rỗi còn các tôn giáo khác thì không, thật là cực đoan. Điển hình một thí dụ, là tín đồ của một tôn giáo thì được lên thiên đàng (theo lời bà bảo trợ), cho dù có làm việc bại hoại thế nào chăng nữa, có đúng không? Nếu đúng như vậy thì theo đạo nào chỉ chú trọng phần hình thức, là lối đóng bìa sách cho những cuốn kinh, không cần biết kinh sách giảng dạy điều gì, thực hiện ra làm sao và đóng góp thế nào cho gia đình và xã hộị Còn nếu sai, thì rõ ràng đâu nhất thiết phải là đạo nào mới tìm được chân lý mà chủ yếu con người đó vận dụng lời dạy của kinh sách như thế nào đối với cuộc sống cho chính bản thân họ và những người chung quanh. Đôi khi nhìn hành động của con người cũng chưa có thể phán xét được là họ có được lên thiên đàng hay bị đày xuống địa ngục, giả định thiên đàng địa ngục có thật, mà phải đi tìm nguyên nhân của sự việc. Lời dạy trong kinh sách được truyền tụng nhằm mục đích biến đổi nội tâm con người một cách hữu ích. Vấn đề là thức ăn dùng để nuôi sống con người, chứ đừng bắt con người phải phụng sự cho thức ăn. Ôi, chuyện tôn giáo nói hoài không hết chuyện. Nói chung, cô rất sợ những con người cực đoan trong tín ngưỡng.
Gia đình cô không phải là tín đồ Phật giáọ Tuy nhiên, thời thơ ấu mẹ cô dẫn các chị em cô vào GÐPT Bồng Lai làm oanh vũ, đã quy y nhưng cô chẳng nhớ pháp danh cô là gì. Ðến năm mậu thân nhà cô dọn ra Ðà Nẵng. Không vào được trường tiểu học công lập, mẹ cô xin cô vào trường Bồ Ðề và ở đó cô gia nhập Đòan Học Sinh Phật Tử. Lên trung học, cô không sinh hoạt ở HSPT nữa mà theo bạn bè tham gia GÐPT Xuân Hòa vì nơi đó có anh chàng cô thích. Ði sinh họat có tính cách vui chơi, thanh niên, cô không có khái niệm rõ rệt về tôn giáọ Thời gian ở Sài Gòn cô đi nhóm nhà thờ Tin lành ở Trương Minh Giảng, đi chùa Cao đài ở Minh Phụng Quận 11. Rồi qua đảo trở thành huynh trưởng cấp tấn của GÐPT. Cô đã quy y lại một lần nữạ Nhận thấy cô sân si quá nhiều nên thầy mới cho cô pháp danh là Giác Tịnh, trong khi có đoàn sinh khác không biết sao thầy lại đặt pháp danh là giác daọ Thế đó cô trở thành một tín đồ Phật Giáọ
Tôn giáo nào cũng nhằm cứu rỗi, giải thoát con ngườị Nỗi khổ đau không phải là sự kiện mà là sản phẩm của con người, là phản ứng của con người đối với sự kiện xảy rạ Cô tôn trọng sự tín ngưỡng của thiên hạ, dù đức tin đó nằm trong tôn giáo hay không tôn giáọ Cô khâm phục những con người hướng thượng, qua sự dẫn dắt của đức tin đã làm những việc giúp người, cải thiện xã hội theo chiều hướng tốt đẹp. Riêng cô, đi chùa hay đi nhà thờ cũng chỉ là nơi để tìm sự yên ổn cho tâm hồn. Nhất là lúc xa quê hương, có một nơi lui tới để tìm lại một chút gì đó mang tính nguồn cộị Đôi lúc cô ao ước có được một đức tin như những người khác, để khi thất bại, hay là những lúc hẫng hụt có nơi để hướng vọng về. Chính cô cũng cảm thấy những con người có đức tin là những người có đạo hạnh, có hồn hơn, đáng tin cậy nhưng tại sao cô không thể tìm cho mình một nơi chốn trú ngụ cho phần hồn? Cô bạn chung phòng theo đạo “sponsor”, dường như sự tín ngưỡng đó đã làm cô bạn tốt hơn trong cung cách đối xử. Cô bạn dành dụm tiền thường xuyên gởi về cho mẹ nuôi còn ở Việt Nam. Không biết khi nhận những đồng bạc đó, người mẹ nuôi có biết là đứa con mà bà đã lượm về để lo việc đồng áng ngày nào, đã phải lở loét đôi bàn tay kỳ cọ những chồng chén bát ở nhà hàng mới kiếm được ? Tâm hồn của cô bạn trong lành và dễ thương quá. Có điều là cô bạn nhất định không ăn những món ăn cô cúng cơm ba cô. Cùng một món ăn, mỗi con người tiêu hoá khác nhau tuỳ theo cơ thể của họ. Ăn để nuôi cơ thể, nhưng ăn nhiều quá thì làm sao tránh khỏi bội thực. Tin quá sẽ trở thành cực đoan tránh làm sao khỏị Thây kệ thiên hạ, miễn sao họ đừng đụng chạm đến cô là được rồị
Hoài bão đã thật sự bước vào giai đoạn thực hiện. Ra ngoại quốc, xong ! Học thành tài, chuẩn bị ! Làm Mẹ một đàn con, đang treo bảng cầu phu ! Cô lập gia đình không một chút đắn đo lựa chọn. Cô gởi thư báo về gia đình tên một người, đến khi gởi thiệp về thì tên một người khác. Chồng cô chẳng tài năng như người, cũng không xấu trai dễ sợ, nhưng có được cái đức tính hiếm có ở các đấng mày râụ Cô mà gặp người khác thì không tránh khỏi cảnh thượng cẳng tay hạ cẳng chân. Ông trời dường như dần dà ưu ái cô. Một đời con người có bao nhiêu giai đoạn đáng ghi nhớ ? Mới sinh ra, còn nhỏ quá, biết cái khỉ khô gì đâụ Có nhớ chăng là lúc lập tổ, truyền giống. Cuối cùng thì trở về cát bụi, cũng có hay bao giờ.
Ngày cô lập tổ, như một chuyện đùa nhưng có thật. Mới quen nhau không bao lâu, cô bảo anh cưới cô. Mặc dù, tuổi ngoài ba mươi nhưng xa gia đình quá lâu, cô chả biết cái mốc xì gì cả. Nhờ bà bảo trợ dẫn đi mua áo cướị Bà ấy thuộc phái chuộng đồ cổ, đưa cô vào mấy tiệm thrift để mua đồ seconđhand. Bà bảo trợ dường như không hiểu nổi cái ý nghĩa quan trọng về cái ngày lập thân. Tuy nghèo xơ xác, làm cu li, vừa lo sắm xe, vừa gởi tiền về Việt Nam, trong nhà băng có vỏn vẹn ngàn bạc. Cô mua luôn cái áo mới dọn trụi lũi số vốn cắc củm dành dụm. Bà bảo trợ chắc nghĩ cô khùng, thây kệ! Cô không muốn thuê mướn, mượn mõ ai cả. Phải chi đời có thể cưới vài lần thì cô cũng sẵn sàng xài đồ second hand. Sau này cô mới biết là việc sắm sửa áo cưới là việc của nhà trai lọ Có lẽ ế lâu quá, nay được người chịu cưới, mừng quá nên lú lẩn. Thực ra, vì sống độc thân và tự lập nên ngay cả việc lập gia thất cô cũng nghĩ đơn giản là phải do bàn tay mình tạo rạ Khi được có một cái đám cưới tạm gọi là rình rang, cô thật không ngờ. Được ông chồng trao cho hai chiếc nhẫn hột xoàn, cô cũng chả biết giá trị là bao nhiêụ Lúc đó cô vui lắm. Vui không phải là được một vật có giá trị vật chất mà ở cái tính cách trân trọng, cũng đầy đủ phẩm vật mặc dù cô không có ai bên cạnh. Ngày cưới, họ đàng gái trùm lủm mình cô. Sau này thấy mấy cô con gái, con dâu nhà họ có mấy cái hột bự hơn cô nhiều, cô vẫn yêu qúy những cái hột của cô.
Mới đến Mỹ không bao lâu nên bạn bè đâu mấy ai, ngoại trừ mấy người làm cùng hãng và một số em đoàn sinh GĐPT chùa Linh Sơn. Tội nghiệp cô nhỏ phụ dâu mới có tí xíu mà đi phụ cho bà chị già ngoài ba mươi, chẳng xứng tí nàọ Chẳng ai chỉ vẽ, tối trước ngày rước dâu, hai chị em ra tiệm Mỹ chải tóc. Tụi nó chải hai cái đầu giống như hai cái tổ quạ. Đội khăn vào không được. Về nhà nhúng nước gỡ ra ép xuống nhỏ lại để quáng cái khăn vành cho vừạ Thế là cả đêm hai chị em kê gối mà dựa lưng không dám nằm sợ hư hai cái tổ chim sẻ. Gần sáng, chịu hết nổi, hai đứa hè nhau ngáy khò khò. Đang kéo gỗ chợt nghe tiếng chuông gọi cửa, sảng hồn thức giấc. Dòm qua cửa sổ chung cư thấy thiên hạ đàn trai áo quần bảnh bao sắp hàng trước cửạ Hai chị em chạy tới chạy lui như gà mắc đẻ. Súc miệng, lau mặt, quẹt quẹt phấn son, thay đồ. Lúc đó có một em cùng học ở college đến phụ nấu nước, lấy mấy cái bánh ngọt đãi đàng traị Rồi mới gọi hai cái mặt ngái ngủ ra trình làng. Cái ngày đó tuyết rơi lất phất, nhằm ngày lễ Tạ ơn, lạnh vô hậụ Thiên hạ nào nỉ, nào nhung, nào dạ tùm lum tà lạ Chỉ có cô và phụ dâu là phong phanh trong tà áo dài, lóng cóng cúi gầm mặt nhắm chiếc xe hoa mà lũi tới cho lẹ. Mỗi khi nghĩ lại cô vẫn không nín cười nổị Lớn tồng ngồng mà chả biết cái gì là cái khỉ gì. Đám cưới mà mua giấy về làm lồng đèn, đủ thứ kiểu con nít treo toòng teng khắp nơi trong căn hộ, vừa mới thuê để có chỗ rước dâụ Lúc đãi tiệc nhà hàng chú rể không muốn nhảy, cô dâu ham vui chạy ra nhảy tưng bừng với đám nhóc, thiếu điều muốn tốc váy bà lên. Họ hàng bên chồng hiểu không nổi cô, có phải họ vừa rước phải một con khùng.
Ðã đến rồi ước mơ được làm mẹ. Vừa học vừa làm và sức người có hạn, cô ngất xỉu té vào máỵ Đầu may mấy mũị Và con của cô vừa mới tượng hình cũng đã bỏ cô đi rồị Đây là giai đoạn tăm tối nhất của một người đàn bà không biết là mình có khả năng làm mẹ hay không ? Nếu không lưu lại cho đời dòng máu của mình, thì còn nghĩa lý gì ? Phải chăng cô đã quá tuổi cho một vai trò làm mẹ? Ðến lần thứ hai, cô quẵng bỏ tất cả, tập trung săn sóc con từ lúc nghe được nhịp đập đầu tiên cho đến khi con ra đờị Cô không ngờ cô còn có khả năng làm mẹ làm vợ. Sống quá lâu với trạng thái đè nén cảm xúc, trấn áp bản năng tự nhiên của giới tính, cô trở thành con người hầu như lãnh cảm. Lại thêm cái tính khí ngang tàng cứng cỏi làm thiên hạ cứ nghĩ cô là đàn ông. Riết hồi cô cũng tưởng mình là như thế. Con vừa được sáu tháng thì Bác sĩ phát hiện cô có bướu có thể bị ung thư. Trước đây, cô cũng bị hù bởi mấy ông bác sĩ tài ba này là con cô sẽ không được bình thường, thiếu tuỷ sống ... Khiến vợ chồng cô thất điên bát đảo một phen. Lần này thì sao đây ? Nếu đúng như vậy thì ông trời thật đoản quá! Mới ngấp ngỏi được một tí thì sắp hết đời rồị Nghĩ là mình chẳng sống được bao lâu nữa, cô xin chồng cho phép trở lại trường để mãn nguyện ước mơ của cô. Tuy mấy ngày đầu cô có phần chóang váng , sững sờ. Nhưng dù sao thì cô cũng may mắn có được chồng và con để nói lời trăn trối, nhắn nhủ gởi gắm gia đình khốn khổ của cô còn ở Việt Nam. Chứ bệnh ở Sài Gòn, hoặc ở đảo thì trơ trọi một mình, không biết trối trăn cùng aị Chỉ thương cho thằng con còn quá bé bỏng. Âu đó cũng là cái duyên cho cô trở lại con đường học vấn.
Sau nhiều lần thử nghiệm, người ta nói bướu lành tính, không phải ung thư. Giá như không có báo động giả đó, thì có lẽ kiếp này cô chẳng bao giờ có cơ hội trở lại trường. Trách nhiệm oằn trên vai, cô đâu thể an nhiên đi học. Lỡ đà, cô làm tới luôn. Lúc đầu cô chỉ định học một năm, thấy dễ ăn quá phóng tiếp lên hai năm, tốt nghiệp danh dự. Nhà trường có tổ chức một buổi chiêu đãi cho các sinh viên ưu tú. Ai nấy đều được gọi lên trao huy chương và phát biểu cảm tưởng. Đó đây lời chúc tụng, tỏ bày lòng chân thành biết ơn đến các bậc ân nhân đã giúp họ thành công. Có bất hạnh chăng khi cô cảm thấy khó khăn để nói lên lòng sâu sắc biết ơn ai, ngoài người chồng đang ở nhà trông hai đứa con cho cô.
Cắp sách đến trường ở cái tuổi bên kia đồi là một việc làm chướng tai gai mắt ? Hai năm đầu cô lấy lớp buổi tối, lúc chồng đi làm về trông con. Thành phần lấy lớp đêm, đa số là những người cứng tuổi, đang đi làm, muốn tìm cơ hội tiến thân. Tuy cô không cảm thấy lạc lõng vì sự chênh lệch về tuổi tác, nhưng luôn mang mặc cảm mình là người già nhất lớp. Cũng may là nhờ cái xác nhỏ con, nên tụi ngoại quốc khó mà đóan đúng cái tuổi chất thành mấy bó dư của cô. Kỳ cục nhất là lúc mang ba lô đứa thứ hai, mặc dù không ai hay biết. Xứ lạnh một phần, áo quần mấy lớp. Vả lại, chấp cả hai mẹ con cô mà so với mấy anh chị ngoại quốc thì cô cũng đâu có thể nào nặng ký hơn. Cô ngại thiên hạ xì xầm, không biết cái bà già này hiện diện ở đây làm cái giống gì ? Còn một số lớp cô phải lấy ban ngày, không có ai coi ngó hai con nhỏ. Tưởng đâu đứt đoạn dở chừng, may đâu Mẹ nuôi sẵn lòng giữ giúp con cho cô một mùạ Nhưng nhà của Mẹ nuôi ở ngược hướng đến trường, chạy đến chạy lui, chạy xuôi chạy ngược muốn sùi bọt mép. Không bà không con không họ hàng ruột thịt chỉ có người dưng tốt bụng giúp đỡ. Nhiều lúc ôm con mà khóc sướt mướt. Con không hiểu gì cả, cũng hùa theọ Những đêm khuya vò tai bức tóc làm bài, thường tự hỏi không biết mình có điên không. Tại sao cứ làm mãi những chuyện ngược đờỉ
Thừa thắng xông lên, mần tiếp hai năm nữạ Yêu cầu đòi hỏi cao hơn về khả năng, tài chánh, thời giờ và phương tiện. Thật là may, cái nhà vợ chồng cô mua vô tình ở về hướng một trường đại học, được cấp hai học bổng, và tìm ra được người trông coi con cáị Mọi thứ như được rập vào khuôn, thuận lợi một cách bất ngờ. Tuy nhiên, có những lúc chưa tìm ra người, hoặc giờ giấc bất định thì cô phải ôm cả hai thằng nhóc lên trường cùng học với cô. Khi còn nhỏ thì tụi nó khóc chí choé, lớn lên thêm chút xíu thì phá phách tùm lum. Bị liếc ngang liếc dọc, bị nhắc khéo thiếu điều muốn cút xéo luôn, nhưng đành giơ cái mặt lì ra, chứ biết làm sao đây