watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Ngại Núi E Sông-Chương: 4 - tác giả Bồng Lai Bồng Lai

Bồng Lai

Chương: 4

Tác giả: Bồng Lai

Lương thực được cấp phát rất là hạn chế, cắt giảm dần. Ban đầu còn được cấp nước uống, mỗi ngày một lần, năm người một sô. Sau này tự túc đào giếng mà xàị Thực tình mà nói khó sống sót nếu không có nguồn viện trợ. Đàn ông con trai có cơ bắp vào rừng đốn cây làm chòi, lén ra biển mò tôm bắt cá. Chân yếu tay mềm thì đi tìm chỗ dựa dẫm. Có thể nói trại tỵ nạn sau ngày đóng cửa là môi trường thử thách khả năng chịu đựng, xác định mình là ai qua phong cách đối đầu với gian nan, thiếu thốn.
Không biết căn cứ vào đâu mà cô cứ cho là con người từng nếm mùi nghèo khổ thì kiên cường, bất khuất. Phải chăng cô liên tưởng loài xương rồng giữa sa mạc. Gai góc bên ngoài, tiềm tàng luân lưu dòng nước mát hầu đối chọi môi trường khô khốc. Con người từ cái khó của thiên nhiên, từ cái ác nghiệt của một giai đoạn lịch sử, thì phải dày dạn cứng rắn hơn. Thời đó ở trại rất hiếm người đi từ Ðà Nẵng. Cô rất buồn khi biết một cô gái nào đó lầm lỡ một cách dễ dàng, xót xa như nghe tin chị em ruột của cô vậỵ Nói đúng ra cô vẫn còn may mắn hơn một số người khác. Mặc dù cô chưa phải xin xỏ aị Nhưng nếu cần thì cô cũng không xấu hổ khi phải lên tiếng cầu cứụ
Cô trân trọng mọi sự ân cần đến với mình, dù chỉ là một lá thư thăm hỏị Cô có được sự tiếp tế của bạn bè từ phía bên ngoàị Sự giúp đỡ đó không những tạo cho cô một cuộc sống về tiện nghi vật chất, thoải mái tinh thần mà còn cho cô một bề thế nữạ Đã nói mà, kinh tế là then chốt. Sâu xa hơn nữa, chính nhờ những sự giúp đỡ đó đã chắp cánh tâm hồn cô, rằng vẫn có những người lo nghĩ về cô. Cô không thể nào đánh mất niềm tin trong các bạn về cô. Có những bạn xuất thân từ một gia đình êm ấm, nề nếp, không có nguồn tài trợ từ bên ngoài, phải chịu đựng vất vả, điêu đứng. Cảm phục thay cho những con người dù phải rớt xuống tận cùng khốn khổ vẫn thẳng đứng không cho phép bất cứ ai ra giá tư cách, đạo đức mình.
Khổ sở nhất là đám con gái đi một mình. Thời gian đầu vô cùng phức tạp bởi nhiều lý dọ Vì mọi thứ đều phân chia theo từng nhóm năm-bảy người, chung chạ thì làm sao khỏi đụng chạm. Vàng thau lẫn lộn, đời sống thiếu thốn đủ mọi thứ, chưa liên lạc được với thân nhân ở các nước thứ ba, do đó tình trạng trộm cắp tránh làm sao khỏị Cô tập hợp mấy em nhỏ vào nhóm với mình, dựa nhau mà sống, cùng nhau vào rừng hái lá về xào làm thức ăn. Rau dẹo, rau trai, rau lá đỏ, ăn thiếu điều không muốn chừa rễ. Có lần ăn nhầm khoai môn, ngứa phù mỏ cả đám.
Cô xin làm thiện nguyện để được vào sống ở barrack gỗ, mái tôn, có chỗ vệ sinh. Về mặt tình cảm, cô ngại cái yếu đuối của một con người cô đơn phải vật lộn với cuộc sống từng khoảnh khắc, cô vào sinh hoạt ở Gia Ðình Phật Tử Long Hoa trước tìm chỗ dựa về tinh thần, sau dìu dắt các em tránh xa những sai lầm ở trạị Ðiều kiện sinh họat ở Galang I không bằng ở Galang IỊ Vì lẽ đó, sau khi những người đi trước ngày đóng cửa đi định cư ở nước thứ ba, thì dân ở Galang I di chuyển dần về Galang IỊ Với sự cho phép của P3V, đồng thời phải có người đang ở cho bấm vàọ Thông thường bốn người một phòng. Nhân có người vừa đi, một anh từng nói với cô là anh cảm phục cách sống của cô, có nhả ý muốn giúp đỡ cô dời ra Galang IỊ Cô đã có ý định dời ra Galang II từ lâu, tiện viện sinh hoạt ở chùa Kim Quang, và cũng gần thư viện để lui tới mượn sách tiếng Anh. Không một chút ngần ngừ, cô nhận lời vì cô cũng thấy ở anh một con người đàng hoàng.
Thiên hạ xì xào cô là “xe” của anh tạ Cô không bỏ vào tai vì cô biết rõ mình là aị Có lần bạn của anh ta đến chơi, nói với lối cà rỡn “ông bà” có ý gì đó. Bị cô xạc cho một mách, rằng đừng có suy bụng ta ra bụng ngườị Anh bạn kia có vợ ở Mỹ, vợ gởi tiền nuôị Anh ta lại chung sống với một cô gái khác như vợ chồng. Anh bạn từ luôn căn phòng nọ, không hề bén mảng đến. Cô hỏi anh rằng có giận cô đã làm mất lòng người bạn của anh. Anh thản nhiên trả lời, “Có gì đâu, nhưng tốt hơn là đừng nên nói thẳng như vậy, dễ mất lòng người!” Biết chứ, biết rằng “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, nhưng mà lời ong tiếng ve thì cô không thèm đếm xỉạ Chứ nhằm mặt cô mà dám quàng xiên, thì cô chọi thẳng. Hơi đâu mà sợ mách lòng người không nể nang mình. Cô biết cô đã đặt anh vào một tình trạng khó xử.
Vợ còn ở Việt Nam, anh đang sống với đứa cháu gái, và anh chấp thuận cho cô dắt theo một em cùng đến ở với cô. Anh ta là một con người tài hoa lỗi lạc, đàn hát, soạn nhạc, làm thơ, viết văn, vẽ, nắn tượng và điêu khắc cái gì cũng biết cả. Cái tượng phật nằm vẫn còn ở Galang trong cuốn Asian "Hành Trình Tự Do", chính là do anh nắn, mặc dù anh không qua một trường lớp nào cả. Con người này có điều kiện phát triển thì không thua kém aị Bốn người ăn chung một mâm, ngủ chung một sàn. Tuy là anh là một con người rất đứng đắn, nhưng cô e rằng trèo lên thì khó, chứ rớt xuống thì mấy hồị Chỉ cần sơ sẩy trong một khỏanh khắc thì ân hận cả một đờị Cô sợ mình yếu lòng chứ không hề nghi ngại tư cách của anh. Cô và em nhỏ tự tách ra ăn riêng. Cô biết cô đã làm thương tổn lòng tự ái của anh nhưng chính miệng anh từng nói anh cảm phục thái độ sống của cô cơ mà.
Từ đó hai người chẳng hề nói chuyện với nhau, ở chung nhà mà lạnh tanh như tiền. Rồi đến một hôm, đi cắm trại Lễ Phật Ðản về, cô thấy phòng đã bị ngăn đôị Anh và đứa cháu chiếm phần trước, cô và đứa nhỏ ở phía saụ Anh cho con cháu vào barrack trẻ em, còn anh ăn lất quất đâu đó cô không rõ vì chỉ ở phần sau mới có nhà bếp. Nhưng mọi thứ sinh hoạt đều xảy ra phía trước như giao thông, phân phối, vệ sinh. Chết ngoẻo cô rồị Phía sau là cái mương xài như một cái cống lộ thiên, sình lầy vào mùa khô, ngập nước vào mùa mưạ Không lẽ chịu vắt giò lên cổ saỏ Hay là xuống nước năn nỉ anh ta mở cho một lỗ chui ra phía trước. Mặt mũi nàọ Cô phải nhờ người bạn đắp cho con đường đi, có nhiều phòng họ tranh thủ cái bờ mương để trồng rau, họ không đồng ý cho con đường bắc quạ Thế là cô vừa đi vừa nhảy như con cào cào để khỏi đạp trên rau cỏ nhà ngườị
Không có lối ra lấy nước cung cấp mỗi buổi sáng, cô nhờ bạn nối đường ống từ máng xối vào thùng chứạ Máng xối bắt từ đầu barrack đến cuối, mỗi phòng khỏang ba mét chiều ngang. Trong đó, gác trên chiếm một nửa, còn lại một mét rưỡi cho phòng trệt. Cũng may anh ta nhân đạo không thèm xài chung, nên cô trọn quyền sử dụng khúc nước trời cho nàỵ Có lúc hạn hán thì đi tắm ké ở bạn bè. Ăn cơm tháng. Đôi khi mưa chưa đủ tráng máng xốị Bụi đất đen thùi lùi hòa lẫn, buồn buồn có xác con chuột chết trôi xuống. Không đổ đi mà để dành làm nước rửa chân. Lúc lười không muốn đi tắm nhờ, thì lấy khăn nhúng nước, xả đi xả lại mà laụ Cái xứ nóng thiêu như lửa, không tắm mà không bị ghẻ thì đúng là da chì. Con bé chịu không nổi trở về Galang I, còn cô mắc cở ở lì nơi đó chịu trận. Cho đến ngày anh ta định cư ở Canada, cô chưa ra thanh lọc, số phận chưa biết sẽ về đâụ Cô có làm bữa cơm đưa tiễn nhưng anh dứt khóat từ chối không nhận lời mờị Anh cho hai người khác vô ở, nhất định không chịu giở bức tường Bá Linh. Cô cũng quen dần với cái hộp của cô, và ở đó cho tới hồi rời đảọ
Cô mong một ngày nào đó gặp lại anh, nói cho anh thông cảm. Nếu vì chịu ơn người mà cô phải sống khác đi thì cô đã vào lầu xanh từ lâu rồị Ðó chỉ là một trong biết bao nhiêu trường hợp mà cô phải chịu thua thiệt trong thời gian hơn ba năm ở trại tỵ nạn nói riêng, quãng đời lưu lạc nói chung. Nói chuyện có qua có lại chợt nhớ thời chân ướt chân ráo mới đặt chân lên đảọ Mỗi lần ra lãnh thư ở Galang II phải lội bộ khoảng 4 km. Đường xa, trời nắng, chưa có tiền mua cái dù như hầu hết dân tạm dung. Cô hái lá môn trùm lên đầụ Mũ vây ra da mặt ngứa rần rần. Anh nọ thương tình mới đưa cô cái dù, nói là xài đi, khi nào trả cũng được. Điệu bộ, ỏng eo một hồi, cô chộp liền. Chúa nhật đó anh ta rủ cô đi biển, cô không chịu đị Thế là anh ta đòi cái dù lạị Tình thì có thể cho không chứ đồ đạc thì phải có qua có lại mới toại lòng nhaụ Cô vẫn chưa thấm nhuần câu tục ngữ, bánh ít trao đi bánh quy trao lại, saỏ
Bạo động tất nhiên không phải là một phương thức giải quyết vấn đề. Nhưng đôi lúc cũng phải xài tới nó. Cô đã va chạm không biết bao nhiêu là hạng ngườị Lúc cô đóng vai yểu điệu thục nữ, trí thức hiền lành, lúc chằn tinh quỷ sứ, khi cô hồn các đảng, anh chị không thua kém mấy tay sừng sõ. Dao búa gì cũng không doạ dẫm được cô. Cùi mà, đâu có sợ lở! Con người ai mà không sợ chết, nhưng đến mức phải liều thì kẻ nào lì lợm hơn, kẻ đó thắng. Nắm được cái lý sống như thế, cô kiềm tỏa được sự sợ hãi, đánh bại ý đồ kẻ làm hại cô. Cùng lắm thì ngủm củ tỏi chứ ngán thằng tây nàọ Đã nhiều lần cô xài đòn cân não, đánh bạo đối phó với mấy tên nanh nọc. Cứ mỗi lần phải sử dụng chiêu thức đó, thì cô cảm thấy mình lùn thấp xuống đi một khúc, nhưng để tồn tại thì đành phải vậy thôị Thắng hay bại trong những trường hợp như vậy đều làm tổn thương đến lòng tự trọng. Có lúc, chuyện qua rồi, cô vẫn còn run lập cập, nếu như gặp một tên nào đó cũng thí mạng cùi thì không lẽ cô chịu bỏ mạng một cách lãng nhách như vậỵ Cũng may là cô chưa gặp phải tên nào lì thứ thiệt muốn tự tử. Phải chi có Ba, hoặc em trai bên cạnh, cùng lắm là một bạn trai thì chuyện có lẽ cũng khác đị Bi chừ, cho hột xoàn cô cũng không dám ba gai như thế. Mặc dù cô vẫn còn xài “cùng lắm” như một tình huống bắt trắc nhất có thể xảy ra, trước khi quyết định một hành động nào đó mang tính cách táo bạọ
Một đêm toàn trại Galang II đang yên giấc, thình lình tiếng la hét, tiếng chân chạy thình thịch. Đang trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, một bóng đen chui tọt vào mùng cô. Cô nghe tim hắn đập bịch bịch. Hắn ra dấu cô im miệng, hắn cởi bỏ áo hắn. Cô không hiểu gì cả, miệng cô đớ ra, muốn kêu cũng không thành tiếng. Tiện tay hắn rút cái áo của cô đang máng trên vách, tròng vàọ Lúc đó, phần trước phòng , P3V cùng barrack trưởng đang kiểm tra từng người hiện diện trong phòng. Anh chàng ở đàng trứơc báo có số lượng, và nói rằng không thấy ai đột nhập, hoặc chạy ngang quạ Cô nghe càng điếng hồn. Cái tên đang nằm trong mùng cô là ai ? Hắn có biết là vào đó là không có lối thông ra đằng trước ? Cả barrack, trước và sau đều bị canh giữ. Theo lời yêu cầu của P3V, anh chàng phía trước tạm thời giở bức tường Bá Linh cho họ khám xét. Cô và em gái chui ra khỏi mùng còn tên kia nằm im thin thít. Dĩ nhiên là hắn bị còng đi, cái áo của cô lơ lửng trên người hắn, nhét không lọt con người hắn vô. P3V lục tan tành đồ đạc của cô, để tìm tang vật chứng. Thì ra tên đó ăn trộm cái gì đó trên văn phòng cao uỷ, bị truy rượt phải nhào đại vào phòng cô. Thông thường thì mỗi phòng chỉ có cửa phía trước chứ không có cửa phía saụ Mất bò mới lo làm chuồng, cô nhờ bạn bè dựng dùm tấm cửa đề phòng những trường hợp như vậy có thể xảy ra trong tương laị
Lội dòng nước ngược một thời gian đã khá dai dẳng. Nhiều lúc cô cũng muốn buông xuôi cho rồị Cái từ không, đâu phải là từ dễ thực hiện, phải không các bạn ? Tuy mang cảm giác cô đơn ở phương diện nào đó, nhưng tuyệt nhiên cô không hề cảm nhận sự cô độc. Đâu đó, có những ánh mắt tin cậy, thán phục. Ngày cô rời đảo, có một chị lớn tuổi đi cùng tàu ra tiễn, chị cầm tay cô và nói, chị cảm phục cô, chị cảm thấy xấu hổ đã không giữ vững lập trường. Ôi còn lời nói chân tình, còn phần thưởng nào cao qúy hơn. Nếu cô không có những người bạn giúp đỡ từ bên ngoài thì liệu cô có đứng vững được không? Hoặc giả có anh chàng nào đó rung đúng tần số với cô thì không biết cô có bị hỏng chân mặc dòng nước cuốn trôỉ
Ăn uống không đủ dinh dưỡng, sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn, mất vệ sinh, không bịnh thì phải là mình đồng da sắt. Bịnh không có thuốc chữa, không có người chăm sóc, bỏ mạng như chơị Cô bị cái bịnh quỉ quái gì mà nóng thì như lửa đốt, cháy ruột cháy gan, khan cả cuống họng. Rồi đến lúc lạnh tận xương tuỷ. Bao nhiêu mền chiếu trùm lại vẫn run cập cầm, răng đánh bò cạp. Đi khám bệnh, sắp hàng từ tờ mờ sáng cho đến giờ mở cửa, có khi cũng không được gọi tên. Tuy mình sớm, có người còn sớm hơn. Cũng có số người khỏi cần sắp hàng cũng được khám trước. Đi tắt, đi luồn lách ngõ sau, đủ thứ cách, miễn sao được Bác sĩ sờ sờ một chút rồi phát ai nấy đều như nhau những viên thuốc trị bá bệnh. Họ phán cô bị sốt rét. Cô học được cách len lỏị Mẹ cô thường nói, đói bụng thì đầu gối phải bò, cái chân phải chạy, cái giò phải đị Cô không chạy, không bò mà cô đi thỏ thẻ, tâm sự nỉ non. Papa rũ lòng thương xót nên ưu tiên khám cô ngoài giờ làm việc, cho thuốc bổ nữạ Đàn ông dù truỵ lạc, trác táng đến mức nào thì trong tâm hồn họ vẫn có một khoảng để ân cần, nể nang những phụ nữ đứng đắn. Những ống kim chích chứa chất màu da cam, được bệnh nhân coi quý lắm. Có thớ lắm mới được chích thứ nước đó. Papa đem tới barrack lụi cho cô và cô bạn mỗi người hai mũị Papa về rồi, cả hai lăn đùng ra cười vì khoái trá là sắp bổ khoẻ thêm rồi, không nở bề ngang cũng trổ bề dọc. Không hiểu tại sao Papa lại quá tốt. Đâm ra nghi ngờ hay là Papa chích nước lạnh. Trong thời gian ở đảo cô có hai ân nhân người Indo và cũng là hai người bạn thân thiết của cô. Papa trưởng phòng y tế và anh chàng tài xế xe cấp cứụ Không biết đối với các bạn khác thì thế nào, chứ riêng với cô họ là những con người đáng qúỵ Cho dù họ là ma quỷ nhưng họ đã mặc áo cà sa khi đến với cô.
Tất cả các thuyền nhân đến sau ngày đóng cửa đều trải qua một quá trình thanh lọc. Vừa bước chân lên Cầu Tàu là đã phải khai lý lịch với Ban đại Diện Cộng Ðồng VN, một thời gian sau tuần tự lên P3V (ban an ninh trại của chính quyền sở tại) khai lại một lần nữạ Kế đến là sơ vấn với luật sư đại diện Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc, đây là bước quan trọng để minh định tư cách tỵ nạn của mỗi thuyền nhân. Yêu cầu mỗi lúc một khó khăn. Lúc đầu thuyền nhân chỉ cần chứng minh được lý do ra đi là bị phân biệt, bị ngược đãi bởi nhà cầm quyền. Sau đó yêu cầu nâng lên, thuyền nhân phải chứng tỏ là họ không thể tiếp tục sinh sống tại Việt Nam. Một sĩ quan có giấy cải tạo phóng thích và giấy tạm cư trú bị đánh rớt với lý do là đương sự vẫn có thể tiếp tục sống với tờ giấy cho tạm trú. Thiên hạ có câu “thiệt vàng không sợ lửa,” nhưng ở trại hầu hết những người mổ bụng, tự thiêu, treo cổ vì rớt thanh lọc đều là vàng. Ỷ y như thế để rồi uất ức mà bỏ mạng một cách tức tửị Những người rớt không phải đều là những người tỵ nạn kinh tế và ngược lại những người đậu lại càng không phải là những người hội đủ tiêu chuẩn tỵ nạn chính trị.
Cô có một người quen. Cậu đang học đại học ở Sài Gòn thì Cha của cậu lôi cậu đị Cha cậu là sĩ quan, rớt thanh lọc đợt Ị Cùng hộ gia đình nên cậu rớt ăn theọ Phẩn uất, ngay sau khi nhận giấy quyết định, cậu đã tẩm xăng thân mình và đốt lên trước văn phòng sơ vấn. Khi cậu được dập tắt, da của cậu bị lột từng mảng. Cậu không hề rên lạ Trên đường chở qua bệnh viện Pinang thì cậu đã trút hơi thở cuối cùng. Đám ma của cậu, P3V cấm không được ai đưa đám. Họ ngăn ngừa một cuộc biểu tình có thể bùng nổ. Cô đau lòng khi mất một người bạn. Cô cảm phục sự gan dạ, nhưng không tránh được sự hối tiếc rằng cậu đã hành động quá hấp tấp. Còn nước còn tát, còn khiếu nại nữa mà. Cậu con trai 23 tuổi nằm đó, nơi Galang III trên một ngọn đồị Galang bây chừ ra saỏ
Làm thế nào để thẩm định tư cách đạo đức của một con ngườỉ Ăn cắp, lợi dụng, bán tất cả những gì đang có kể cả sức lao động, thân xác, có phải là những hành vi vi phạm đạo đức? Ai mà đã sống qua những giờ phút đấu tranh tư tưởng thì mới hiểu và thông cảm cho những con người vì ở thế cùng họ phải chọn phương cách đó để tồn tạị Đáng thương và càng đáng phục nếu họ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng. Cô đã lên phương án phòng thủ “cùng lắm” nếu không được chấp nhận tư cách tỵ nạn chính trị. Áp dụng phương châm “bằng mọi giá phải đậu thanh lọc, dứt khoát không chấp nhận bị cưỡng bách hồi hương.” Galang III sẽ là giải pháp cuối cùng, nơi mà những con người bất hạnh đã nằm lại vĩnh viễn trên con đường đi tìm tự dọ Có những chuyện tưởng như bỉ ổi được dùng như một cứu cánh. Một sự trao đổi hai bên cùng có lợị Kẻ có tiền thì khỏi phải đem thân xác ra định giá. Cái mà có thể bị cướp đoạt bởi hải tặc Thái Lan, được đem ra đổi chác cho một tư cách tỵ nạn. Những người mua ít ra họ cũng giải quyết bớt nạn nhân mãn ở Galang IIỊ Còn những người bán, có ai vui vẻ hãnh diện về sự mất mát đó. Đó là một số điển hình trong biết bao nhiêu trường hợp tận dụng những khe hở trong quá trình thanh lọc. Diện nhân đạo, ghép form, giữa kẻ đi người ở lại, giữa người có lý lịch nặng cân và người không có gì để nói ... Cũng từ đó biết bao tệ nạn khác xảy ra, tiếp nối nhaụ Ăn quỵt, tiền đã trao mà cháo không chịu múc, tiền mất tật mang.
Cô lo lắng vô cùng, mặc dù bản thân cô bị đối xử tàn tệ tới mức khó tin trong những ngày sống ở Việt Nam, nhưng cô đã sống được và có cơ hội kiếm tiền để ra đị Làm thế nào chứng minh là cô không thể tiếp tục sống. Trừ phi làm một con người đang bị truy nã với tội liên quan tới chính trị chứ không phải hành sự. Cô đâu thể làm chính trị bịa đặt. Cô chọn tội hành sự phát xuất từ một nguyên nhân chính trị. Có những trường hợp bị đánh rớt vì lời khai không ăn khớp với nhaụ Biết bao trường hợp có sao nói vậy lúc còn say sóng ở Cầu Tàu, sau một thời gian ở trại rút kinh nghiệm bịa ra một trường hợp lâm ly bi đát nếu không phải bị đối chiếu với hồ sơ cũ khó mà không tin. Không hiếm những trường hợp không một mảnh giấy lận lưng, khéo bịa và diễn cho giỏi thì đậu thôị Thuyền nhân bị đánh cướp, bị lật thuyền là chuyện xảy ra như cơm bữa cho nên chuyện mất giấy tờ là một chuyện tất nhiên không thể là không có. Giấy tờ cũng giả được mà, ngay ở Galang đã bị bể ổ mấy tổ chức giả mạo giấy tờ. Nói chung chuyện thanh lọc chỉ là một trò chơi may rủị Bước kế tiếp không kém phần quan trọng là thanh lọc với chính quyền Indonesiạ Nếu như tình trạng của thuyền nhân chưa được thẩm định qua sơ vấn thì đây là cơ hội để nói những lời cuối cùng.
Cô nhớ lại lúc cô đang diễn tuồng, thì có anh chàng Việt Nam bưng nước vào, cô ngượng chín cả ruột. Vì cô đang làm ra bộ tủi thân, rưng rưng nước mắt ... Lúc đầu thì chơi trò nước mắt cá sấu, càng đi vào chi tiết càng thấm nên lệ tuôn lả chả một cách thiệt lòng. Giả thiệt ai mà biết!!! Thời gian căng thẳng nhất là cái đêm nghe tên mình trong danh sách xổ thanh lọc ngày maị Chỉ còn một đêm nữa là số phận của cô sẽ được định đọat. Cái đêm dài nhất cũng phải qua, từng người một nhận bản tuyên án. Xe cấp cứu chầu chực sẵn bên ngòai, kẻ đậu người rớt ai cũng có thể ngất xỉu cả. Cái khóc, cái cười không thể phân biệt được sự thể hiện của vui mừng hay tuyệt vọng. Ở cực điểm đều giống nhau trong lối thể hiện sự bức xúc. Cầm tờ giấy chấp nhận tư cách tỵ nạn trong tay, cô đã khóc sướt mướt. Không thể nào diễn tả được nỗi vui mừng cực kỳ. Chết rồi sống lại, tái sinh lần thứ hai cũng không lột tả đúng được tâm trạng của cô lúc bấy giờ. Lần đầu tiên cô thấy ông trời có con mắt.
Thủ tục kế tiếp là điền đơn xin định cư. Một lần nữa cô phải chứng minh tư cách tỵ nạn của mình với người đại diện của Mỹ, quốc gia mà cô xin tái định cư. Ðâu kể hết được những đọa đày, tủi nhục mà cô đã khứng chịu mà viên đại diện dường như đã không tin. Quá nhiều cho một đời người, và nhất là trước mắt ông ta là một cô gái mảnh khảnh trong tà áo dài trắng. Thế nhưng cô cũng được chấp thuận. Tiến hành thủ tục y khoa và bảo lãnh. Thời kỳ đó ở Galang đã cắt hết những chương trình trợ giúp người tỵ nạn về phương diện hội nhập vào đời sống mớị
Trong thời gian chờ đợi, cô nghỉ sinh họat ở GÐPT để lên thư viện tự học tiếng Anh hầu chuẩn bị một tư thế sẵn sàng. Thiên hạ trách hờn, phê phán rằng cô đã lợi dụng tổ chức GĐPT làm chỗ dựạ Rằng cô vô tình vô cảm, bỏ rơi đàn em đang cần cô hổ trợ. Tuy xót dạ đau lòng, nhưng cô không thể quên coi nhẹ mục đích về sự ra đị Tình cảm con người đối với nhau rất là quan trọng, nhưng không để tình cảm khống chế quyết định của mình, cô chấp nhận sự lạnh nhạt, oán trách. Biết làm sao hơn ? Kể lại thì nghe đơn giản như vậy, nhưng sự thật thì một ngày sống ở đảo là một ngày phập phồng lo sợ. Mọi tai ương bất trắc luôn rình rập, sống chết là chuyện giỡn chơị Được phái đòan Mỹ nhận cùng đợt với cô, hầu hết mọi người đều đó chuyến đị Còn cô chờ hoài chờ huỹ vẫn không thấy tên mình. Nhờ lục, thì mới hay rằng hồ sơ y khoa của cô lạc mất tiêụ Phải chờ thêm sáu tháng nữạ Con người thật là ích kỷ. Đã đậu rồi mà than van, trong khi số phận của những người đã bị rớt thanh lọc đợt hai thì sao ? Vui hay buồn đành nuốt vào bụng. Còn quá nhiều người bất hạnh hơn cô.
Cô đến Mỹ theo diện mồ côi, được một tổ chức tin lành bảo trợ. Cô về Xứ Tuyết này để trả món nợ ân tình. Trong những ngày sắp có chuyến đi, anh ta về thăm lại quê hương. Anh là anh rể của cô bạn thân. Cô đón tiếp anh như một người anh trong căn nhà riêng. Từ lúc cô có căn nhà đó, không biết bao nhiêu lần cô phải lên tiếng đuổi đám đàn ông con trai, có vợ - chưa có vợ đến ve vản cô. Kẻ ăn tát, người bị cấm cửa, cô vẫn là cô nghêng ngang chống chọị Thế rồi, ngày cuối cùng anh ta còn ở VN, anh ta đến thăm cô, không chịu về. Tại sao cô không kháng cự một cách mãnh liệt như cô đã từng. Nụ hôn đầu tiên của một đời con gái mà cô đón nhận, từ một người đàn ông có vợ, mà vợ anh ta là chị ruột của bạn thân cô. Cô không hiểu sao bao năm đã cứng rắn có lập trường kiên định trong vấn đề quan hệ với đàn ông mà cô lại cho phép mình đi đồng lõa với một việc kinh khủng như vậỷ Cô ghê tởm chính cô.
Sau đó, trở về Mỹ, tuần nào cũng hai lá thư, nồng nặc lời đam mê, nhớ nhung. Nào thơ, nào nhạc, nào tranh anh gởi tặng cô. Khốn nạn là cô cũng nhớ anh ta nữa chứ. Rõ ràng không phải là tình yêu, cũng không phải là cái chi cả, tại saỏ Tại saỏ Bạn gái ơi! Bạn hãy có một ngôi nhà riêng, ở một mình rồi bạn sẽ hiểu tại sao ? Việc làm của anh ta làm gia đình, họ hàng bạn thân đả kích cô. Riêng cô bạn thì vẫn tin tưởng rằng cô không bao giờ đi làm những chuyện đồi bại như vậỵ Cô bạn thật tâm hay chỉ nói để củng cố, khơi dậy lương tâm của cô. Trong khi chính cô, cô không hiểu mình có phải là đang chơi với lửạ Thời cô ở đảo, anh ta là một trong những người gởi viện trợ cho cô hàng tháng. Có lần anh ta qua tận Tanjung Pinang để thăm cô. Anh mang không thiếu từ cái tăm xỉa răng cho đến thuốc men phòng và chữa bệnh. Thơ viết hàng tuần. Cái tên của cô hầu như trong trại ai cũng biết, vì đài phát thanh đọc hàng ngày để lên nhận thư. Anh đã tạo cho cô một đời sống thoải mái trong chốn ngục tù, nhờ đó mà cô tránh né được mọi cám dỗ. Anh đã vận động ông trưởng P3V để cho cô được thanh lọc sớm, gởi gắm, đút lót từ Singaporẹ Ơn nặng như núị Biết lấy gì mà trả.



Lương thực được cấp phát rất là hạn chế, cắt giảm dần. Ban đầu còn được cấp nước uống, mỗi ngày một lần, năm người một sô. Sau này tự túc đào giếng mà xàị Thực tình mà nói khó sống sót nếu không có nguồn viện trợ. Đàn ông con trai có cơ bắp vào rừng đốn cây làm chòi, lén ra biển mò tôm bắt cá. Chân yếu tay mềm thì đi tìm chỗ dựa dẫm. Có thể nói trại tỵ nạn sau ngày đóng cửa là môi trường thử thách khả năng chịu đựng, xác định mình là ai qua phong cách đối đầu với gian nan, thiếu thốn.

Không biết căn cứ vào đâu mà cô cứ cho là con người từng nếm mùi nghèo khổ thì kiên cường, bất khuất. Phải chăng cô liên tưởng loài xương rồng giữa sa mạc. Gai góc bên ngoài, tiềm tàng luân lưu dòng nước mát hầu đối chọi môi trường khô khốc. Con người từ cái khó của thiên nhiên, từ cái ác nghiệt của một giai đoạn lịch sử, thì phải dày dạn cứng rắn hơn. Thời đó ở trại rất hiếm người đi từ Ðà Nẵng. Cô rất buồn khi biết một cô gái nào đó lầm lỡ một cách dễ dàng, xót xa như nghe tin chị em ruột của cô vậỵ Nói đúng ra cô vẫn còn may mắn hơn một số người khác. Mặc dù cô chưa phải xin xỏ aị Nhưng nếu cần thì cô cũng không xấu hổ khi phải lên tiếng cầu cứụ

Cô trân trọng mọi sự ân cần đến với mình, dù chỉ là một lá thư thăm hỏị Cô có được sự tiếp tế của bạn bè từ phía bên ngoàị Sự giúp đỡ đó không những tạo cho cô một cuộc sống về tiện nghi vật chất, thoải mái tinh thần mà còn cho cô một bề thế nữạ Đã nói mà, kinh tế là then chốt. Sâu xa hơn nữa, chính nhờ những sự giúp đỡ đó đã chắp cánh tâm hồn cô, rằng vẫn có những người lo nghĩ về cô. Cô không thể nào đánh mất niềm tin trong các bạn về cô. Có những bạn xuất thân từ một gia đình êm ấm, nề nếp, không có nguồn tài trợ từ bên ngoài, phải chịu đựng vất vả, điêu đứng. Cảm phục thay cho những con người dù phải rớt xuống tận cùng khốn khổ vẫn thẳng đứng không cho phép bất cứ ai ra giá tư cách, đạo đức mình.

Khổ sở nhất là đám con gái đi một mình. Thời gian đầu vô cùng phức tạp bởi nhiều lý dọ Vì mọi thứ đều phân chia theo từng nhóm năm-bảy người, chung chạ thì làm sao khỏi đụng chạm. Vàng thau lẫn lộn, đời sống thiếu thốn đủ mọi thứ, chưa liên lạc được với thân nhân ở các nước thứ ba, do đó tình trạng trộm cắp tránh làm sao khỏị Cô tập hợp mấy em nhỏ vào nhóm với mình, dựa nhau mà sống, cùng nhau vào rừng hái lá về xào làm thức ăn. Rau dẹo, rau trai, rau lá đỏ, ăn thiếu điều không muốn chừa rễ. Có lần ăn nhầm khoai môn, ngứa phù mỏ cả đám.

Cô xin làm thiện nguyện để được vào sống ở barrack gỗ, mái tôn, có chỗ vệ sinh. Về mặt tình cảm, cô ngại cái yếu đuối của một con người cô đơn phải vật lộn với cuộc sống từng khoảnh khắc, cô vào sinh hoạt ở Gia Ðình Phật Tử Long Hoa trước tìm chỗ dựa về tinh thần, sau dìu dắt các em tránh xa những sai lầm ở trạị Ðiều kiện sinh họat ở Galang I không bằng ở Galang IỊ Vì lẽ đó, sau khi những người đi trước ngày đóng cửa đi định cư ở nước thứ ba, thì dân ở Galang I di chuyển dần về Galang IỊ Với sự cho phép của P3V, đồng thời phải có người đang ở cho bấm vàọ Thông thường bốn người một phòng. Nhân có người vừa đi, một anh từng nói với cô là anh cảm phục cách sống của cô, có nhả ý muốn giúp đỡ cô dời ra Galang IỊ Cô đã có ý định dời ra Galang II từ lâu, tiện viện sinh hoạt ở chùa Kim Quang, và cũng gần thư viện để lui tới mượn sách tiếng Anh. Không một chút ngần ngừ, cô nhận lời vì cô cũng thấy ở anh một con người đàng hoàng.

Thiên hạ xì xào cô là “xe” của anh tạ Cô không bỏ vào tai vì cô biết rõ mình là aị Có lần bạn của anh ta đến chơi, nói với lối cà rỡn “ông bà” có ý gì đó. Bị cô xạc cho một mách, rằng đừng có suy bụng ta ra bụng ngườị Anh bạn kia có vợ ở Mỹ, vợ gởi tiền nuôị Anh ta lại chung sống với một cô gái khác như vợ chồng. Anh bạn từ luôn căn phòng nọ, không hề bén mảng đến. Cô hỏi anh rằng có giận cô đã làm mất lòng người bạn của anh. Anh thản nhiên trả lời, “Có gì đâu, nhưng tốt hơn là đừng nên nói thẳng như vậy, dễ mất lòng người!” Biết chứ, biết rằng “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, nhưng mà lời ong tiếng ve thì cô không thèm đếm xỉạ Chứ nhằm mặt cô mà dám quàng xiên, thì cô chọi thẳng. Hơi đâu mà sợ mách lòng người không nể nang mình. Cô biết cô đã đặt anh vào một tình trạng khó xử.

Vợ còn ở Việt Nam, anh đang sống với đứa cháu gái, và anh chấp thuận cho cô dắt theo một em cùng đến ở với cô. Anh ta là một con người tài hoa lỗi lạc, đàn hát, soạn nhạc, làm thơ, viết văn, vẽ, nắn tượng và điêu khắc cái gì cũng biết cả. Cái tượng phật nằm vẫn còn ở Galang trong cuốn Asian "Hành Trình Tự Do", chính là do anh nắn, mặc dù anh không qua một trường lớp nào cả. Con người này có điều kiện phát triển thì không thua kém aị Bốn người ăn chung một mâm, ngủ chung một sàn. Tuy là anh là một con người rất đứng đắn, nhưng cô e rằng trèo lên thì khó, chứ rớt xuống thì mấy hồị Chỉ cần sơ sẩy trong một khỏanh khắc thì ân hận cả một đờị Cô sợ mình yếu lòng chứ không hề nghi ngại tư cách của anh. Cô và em nhỏ tự tách ra ăn riêng. Cô biết cô đã làm thương tổn lòng tự ái của anh nhưng chính miệng anh từng nói anh cảm phục thái độ sống của cô cơ mà.

Từ đó hai người chẳng hề nói chuyện với nhau, ở chung nhà mà lạnh tanh như tiền. Rồi đến một hôm, đi cắm trại Lễ Phật Ðản về, cô thấy phòng đã bị ngăn đôị Anh và đứa cháu chiếm phần trước, cô và đứa nhỏ ở phía saụ Anh cho con cháu vào barrack trẻ em, còn anh ăn lất quất đâu đó cô không rõ vì chỉ ở phần sau mới có nhà bếp. Nhưng mọi thứ sinh hoạt đều xảy ra phía trước như giao thông, phân phối, vệ sinh. Chết ngoẻo cô rồị Phía sau là cái mương xài như một cái cống lộ thiên, sình lầy vào mùa khô, ngập nước vào mùa mưạ Không lẽ chịu vắt giò lên cổ saỏ Hay là xuống nước năn nỉ anh ta mở cho một lỗ chui ra phía trước. Mặt mũi nàọ Cô phải nhờ người bạn đắp cho con đường đi, có nhiều phòng họ tranh thủ cái bờ mương để trồng rau, họ không đồng ý cho con đường bắc quạ Thế là cô vừa đi vừa nhảy như con cào cào để khỏi đạp trên rau cỏ nhà ngườị

Không có lối ra lấy nước cung cấp mỗi buổi sáng, cô nhờ bạn nối đường ống từ máng xối vào thùng chứạ Máng xối bắt từ đầu barrack đến cuối, mỗi phòng khỏang ba mét chiều ngang. Trong đó, gác trên chiếm một nửa, còn lại một mét rưỡi cho phòng trệt. Cũng may anh ta nhân đạo không thèm xài chung, nên cô trọn quyền sử dụng khúc nước trời cho nàỵ Có lúc hạn hán thì đi tắm ké ở bạn bè. Ăn cơm tháng. Đôi khi mưa chưa đủ tráng máng xốị Bụi đất đen thùi lùi hòa lẫn, buồn buồn có xác con chuột chết trôi xuống. Không đổ đi mà để dành làm nước rửa chân. Lúc lười không muốn đi tắm nhờ, thì lấy khăn nhúng nước, xả đi xả lại mà laụ Cái xứ nóng thiêu như lửa, không tắm mà không bị ghẻ thì đúng là da chì. Con bé chịu không nổi trở về Galang I, còn cô mắc cở ở lì nơi đó chịu trận. Cho đến ngày anh ta định cư ở Canada, cô chưa ra thanh lọc, số phận chưa biết sẽ về đâụ Cô có làm bữa cơm đưa tiễn nhưng anh dứt khóat từ chối không nhận lời mờị Anh cho hai người khác vô ở, nhất định không chịu giở bức tường Bá Linh. Cô cũng quen dần với cái hộp của cô, và ở đó cho tới hồi rời đảọ

Cô mong một ngày nào đó gặp lại anh, nói cho anh thông cảm. Nếu vì chịu ơn người mà cô phải sống khác đi thì cô đã vào lầu xanh từ lâu rồị Ðó chỉ là một trong biết bao nhiêu trường hợp mà cô phải chịu thua thiệt trong thời gian hơn ba năm ở trại tỵ nạn nói riêng, quãng đời lưu lạc nói chung. Nói chuyện có qua có lại chợt nhớ thời chân ướt chân ráo mới đặt chân lên đảọ Mỗi lần ra lãnh thư ở Galang II phải lội bộ khoảng 4 km. Đường xa, trời nắng, chưa có tiền mua cái dù như hầu hết dân tạm dung. Cô hái lá môn trùm lên đầụ Mũ vây ra da mặt ngứa rần rần. Anh nọ thương tình mới đưa cô cái dù, nói là xài đi, khi nào trả cũng được. Điệu bộ, ỏng eo một hồi, cô chộp liền. Chúa nhật đó anh ta rủ cô đi biển, cô không chịu đị Thế là anh ta đòi cái dù lạị Tình thì có thể cho không chứ đồ đạc thì phải có qua có lại mới toại lòng nhaụ Cô vẫn chưa thấm nhuần câu tục ngữ, bánh ít trao đi bánh quy trao lại, saỏ

Bạo động tất nhiên không phải là một phương thức giải quyết vấn đề. Nhưng đôi lúc cũng phải xài tới nó. Cô đã va chạm không biết bao nhiêu là hạng ngườị Lúc cô đóng vai yểu điệu thục nữ, trí thức hiền lành, lúc chằn tinh quỷ sứ, khi cô hồn các đảng, anh chị không thua kém mấy tay sừng sõ. Dao búa gì cũng không doạ dẫm được cô. Cùi mà, đâu có sợ lở! Con người ai mà không sợ chết, nhưng đến mức phải liều thì kẻ nào lì lợm hơn, kẻ đó thắng. Nắm được cái lý sống như thế, cô kiềm tỏa được sự sợ hãi, đánh bại ý đồ kẻ làm hại cô. Cùng lắm thì ngủm củ tỏi chứ ngán thằng tây nàọ Đã nhiều lần cô xài đòn cân não, đánh bạo đối phó với mấy tên nanh nọc. Cứ mỗi lần phải sử dụng chiêu thức đó, thì cô cảm thấy mình lùn thấp xuống đi một khúc, nhưng để tồn tại thì đành phải vậy thôị Thắng hay bại trong những trường hợp như vậy đều làm tổn thương đến lòng tự trọng. Có lúc, chuyện qua rồi, cô vẫn còn run lập cập, nếu như gặp một tên nào đó cũng thí mạng cùi thì không lẽ cô chịu bỏ mạng một cách lãng nhách như vậỵ Cũng may là cô chưa gặp phải tên nào lì thứ thiệt muốn tự tử. Phải chi có Ba, hoặc em trai bên cạnh, cùng lắm là một bạn trai thì chuyện có lẽ cũng khác đị Bi chừ, cho hột xoàn cô cũng không dám ba gai như thế. Mặc dù cô vẫn còn xài “cùng lắm” như một tình huống bắt trắc nhất có thể xảy ra, trước khi quyết định một hành động nào đó mang tính cách táo bạọ

Một đêm toàn trại Galang II đang yên giấc, thình lình tiếng la hét, tiếng chân chạy thình thịch. Đang trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, một bóng đen chui tọt vào mùng cô. Cô nghe tim hắn đập bịch bịch. Hắn ra dấu cô im miệng, hắn cởi bỏ áo hắn. Cô không hiểu gì cả, miệng cô đớ ra, muốn kêu cũng không thành tiếng. Tiện tay hắn rút cái áo của cô đang máng trên vách, tròng vàọ Lúc đó, phần trước phòng , P3V cùng barrack trưởng đang kiểm tra từng người hiện diện trong phòng. Anh chàng ở đàng trứơc báo có số lượng, và nói rằng không thấy ai đột nhập, hoặc chạy ngang quạ Cô nghe càng điếng hồn. Cái tên đang nằm trong mùng cô là ai ? Hắn có biết là vào đó là không có lối thông ra đằng trước ? Cả barrack, trước và sau đều bị canh giữ. Theo lời yêu cầu của P3V, anh chàng phía trước tạm thời giở bức tường Bá Linh cho họ khám xét. Cô và em gái chui ra khỏi mùng còn tên kia nằm im thin thít. Dĩ nhiên là hắn bị còng đi, cái áo của cô lơ lửng trên người hắn, nhét không lọt con người hắn vô. P3V lục tan tành đồ đạc của cô, để tìm tang vật chứng. Thì ra tên đó ăn trộm cái gì đó trên văn phòng cao uỷ, bị truy rượt phải nhào đại vào phòng cô. Thông thường thì mỗi phòng chỉ có cửa phía trước chứ không có cửa phía saụ Mất bò mới lo làm chuồng, cô nhờ bạn bè dựng dùm tấm cửa đề phòng những trường hợp như vậy có thể xảy ra trong tương laị

Lội dòng nước ngược một thời gian đã khá dai dẳng. Nhiều lúc cô cũng muốn buông xuôi cho rồị Cái từ không, đâu phải là từ dễ thực hiện, phải không các bạn ? Tuy mang cảm giác cô đơn ở phương diện nào đó, nhưng tuyệt nhiên cô không hề cảm nhận sự cô độc. Đâu đó, có những ánh mắt tin cậy, thán phục. Ngày cô rời đảo, có một chị lớn tuổi đi cùng tàu ra tiễn, chị cầm tay cô và nói, chị cảm phục cô, chị cảm thấy xấu hổ đã không giữ vững lập trường. Ôi còn lời nói chân tình, còn phần thưởng nào cao qúy hơn. Nếu cô không có những người bạn giúp đỡ từ bên ngoài thì liệu cô có đứng vững được không? Hoặc giả có anh chàng nào đó rung đúng tần số với cô thì không biết cô có bị hỏng chân mặc dòng nước cuốn trôỉ

Ăn uống không đủ dinh dưỡng, sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn, mất vệ sinh, không bịnh thì phải là mình đồng da sắt. Bịnh không có thuốc chữa, không có người chăm sóc, bỏ mạng như chơị Cô bị cái bịnh quỉ quái gì mà nóng thì như lửa đốt, cháy ruột cháy gan, khan cả cuống họng. Rồi đến lúc lạnh tận xương tuỷ. Bao nhiêu mền chiếu trùm lại vẫn run cập cầm, răng đánh bò cạp. Đi khám bệnh, sắp hàng từ tờ mờ sáng cho đến giờ mở cửa, có khi cũng không được gọi tên. Tuy mình sớm, có người còn sớm hơn. Cũng có số người khỏi cần sắp hàng cũng được khám trước. Đi tắt, đi luồn lách ngõ sau, đủ thứ cách, miễn sao được Bác sĩ sờ sờ một chút rồi phát ai nấy đều như nhau những viên thuốc trị bá bệnh. Họ phán cô bị sốt rét. Cô học được cách len lỏị Mẹ cô thường nói, đói bụng thì đầu gối phải bò, cái chân phải chạy, cái giò phải đị Cô không chạy, không bò mà cô đi thỏ thẻ, tâm sự nỉ non. Papa rũ lòng thương xót nên ưu tiên khám cô ngoài giờ làm việc, cho thuốc bổ nữạ Đàn ông dù truỵ lạc, trác táng đến mức nào thì trong tâm hồn họ vẫn có một khoảng để ân cần, nể nang những phụ nữ đứng đắn. Những ống kim chích chứa chất màu da cam, được bệnh nhân coi quý lắm. Có thớ lắm mới được chích thứ nước đó. Papa đem tới barrack lụi cho cô và cô bạn mỗi người hai mũị Papa về rồi, cả hai lăn đùng ra cười vì khoái trá là sắp bổ khoẻ thêm rồi, không nở bề ngang cũng trổ bề dọc. Không hiểu tại sao Papa lại quá tốt. Đâm ra nghi ngờ hay là Papa chích nước lạnh. Trong thời gian ở đảo cô có hai ân nhân người Indo và cũng là hai người bạn thân thiết của cô. Papa trưởng phòng y tế và anh chàng tài xế xe cấp cứụ Không biết đối với các bạn khác thì thế nào, chứ riêng với cô họ là những con người đáng qúỵ Cho dù họ là ma quỷ nhưng họ đã mặc áo cà sa khi đến với cô.

Tất cả các thuyền nhân đến sau ngày đóng cửa đều trải qua một quá trình thanh lọc. Vừa bước chân lên Cầu Tàu là đã phải khai lý lịch với Ban đại Diện Cộng Ðồng VN, một thời gian sau tuần tự lên P3V (ban an ninh trại của chính quyền sở tại) khai lại một lần nữạ Kế đến là sơ vấn với luật sư đại diện Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc, đây là bước quan trọng để minh định tư cách tỵ nạn của mỗi thuyền nhân. Yêu cầu mỗi lúc một khó khăn. Lúc đầu thuyền nhân chỉ cần chứng minh được lý do ra đi là bị phân biệt, bị ngược đãi bởi nhà cầm quyền. Sau đó yêu cầu nâng lên, thuyền nhân phải chứng tỏ là họ không thể tiếp tục sinh sống tại Việt Nam. Một sĩ quan có giấy cải tạo phóng thích và giấy tạm cư trú bị đánh rớt với lý do là đương sự vẫn có thể tiếp tục sống với tờ giấy cho tạm trú. Thiên hạ có câu “thiệt vàng không sợ lửa,” nhưng ở trại hầu hết những người mổ bụng, tự thiêu, treo cổ vì rớt thanh lọc đều là vàng. Ỷ y như thế để rồi uất ức mà bỏ mạng một cách tức tửị Những người rớt không phải đều là những người tỵ nạn kinh tế và ngược lại những người đậu lại càng không phải là những người hội đủ tiêu chuẩn tỵ nạn chính trị.

Cô có một người quen. Cậu đang học đại học ở Sài Gòn thì Cha của cậu lôi cậu đị Cha cậu là sĩ quan, rớt thanh lọc đợt Ị Cùng hộ gia đình nên cậu rớt ăn theọ Phẩn uất, ngay sau khi nhận giấy quyết định, cậu đã tẩm xăng thân mình và đốt lên trước văn phòng sơ vấn. Khi cậu được dập tắt, da của cậu bị lột từng mảng. Cậu không hề rên lạ Trên đường chở qua bệnh viện Pinang thì cậu đã trút hơi thở cuối cùng. Đám ma của cậu, P3V cấm không được ai đưa đám. Họ ngăn ngừa một cuộc biểu tình có thể bùng nổ. Cô đau lòng khi mất một người bạn. Cô cảm phục sự gan dạ, nhưng không tránh được sự hối tiếc rằng cậu đã hành động quá hấp tấp. Còn nước còn tát, còn khiếu nại nữa mà. Cậu con trai 23 tuổi nằm đó, nơi Galang III trên một ngọn đồị Galang bây chừ ra saỏ

Làm thế nào để thẩm định tư cách đạo đức của một con ngườỉ Ăn cắp, lợi dụng, bán tất cả những gì đang có kể cả sức lao động, thân xác, có phải là những hành vi vi phạm đạo đức? Ai mà đã sống qua những giờ phút đấu tranh tư tưởng thì mới hiểu và thông cảm cho những con người vì ở thế cùng họ phải chọn phương cách đó để tồn tạị Đáng thương và càng đáng phục nếu họ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng. Cô đã lên phương án phòng thủ “cùng lắm” nếu không được chấp nhận tư cách tỵ nạn chính trị. Áp dụng phương châm “bằng mọi giá phải đậu thanh lọc, dứt khoát không chấp nhận bị cưỡng bách hồi hương.” Galang III sẽ là giải pháp cuối cùng, nơi mà những con người bất hạnh đã nằm lại vĩnh viễn trên con đường đi tìm tự dọ Có những chuyện tưởng như bỉ ổi được dùng như một cứu cánh. Một sự trao đổi hai bên cùng có lợị Kẻ có tiền thì khỏi phải đem thân xác ra định giá. Cái mà có thể bị cướp đoạt bởi hải tặc Thái Lan, được đem ra đổi chác cho một tư cách tỵ nạn. Những người mua ít ra họ cũng giải quyết bớt nạn nhân mãn ở Galang IIỊ Còn những người bán, có ai vui vẻ hãnh diện về sự mất mát đó. Đó là một số điển hình trong biết bao nhiêu trường hợp tận dụng những khe hở trong quá trình thanh lọc. Diện nhân đạo, ghép form, giữa kẻ đi người ở lại, giữa người có lý lịch nặng cân và người không có gì để nói ... Cũng từ đó biết bao tệ nạn khác xảy ra, tiếp nối nhaụ Ăn quỵt, tiền đã trao mà cháo không chịu múc, tiền mất tật mang.

Cô lo lắng vô cùng, mặc dù bản thân cô bị đối xử tàn tệ tới mức khó tin trong những ngày sống ở Việt Nam, nhưng cô đã sống được và có cơ hội kiếm tiền để ra đị Làm thế nào chứng minh là cô không thể tiếp tục sống. Trừ phi làm một con người đang bị truy nã với tội liên quan tới chính trị chứ không phải hành sự. Cô đâu thể làm chính trị bịa đặt. Cô chọn tội hành sự phát xuất từ một nguyên nhân chính trị. Có những trường hợp bị đánh rớt vì lời khai không ăn khớp với nhaụ Biết bao trường hợp có sao nói vậy lúc còn say sóng ở Cầu Tàu, sau một thời gian ở trại rút kinh nghiệm bịa ra một trường hợp lâm ly bi đát nếu không phải bị đối chiếu với hồ sơ cũ khó mà không tin. Không hiếm những trường hợp không một mảnh giấy lận lưng, khéo bịa và diễn cho giỏi thì đậu thôị Thuyền nhân bị đánh cướp, bị lật thuyền là chuyện xảy ra như cơm bữa cho nên chuyện mất giấy tờ là một chuyện tất nhiên không thể là không có. Giấy tờ cũng giả được mà, ngay ở Galang đã bị bể ổ mấy tổ chức giả mạo giấy tờ. Nói chung chuyện thanh lọc chỉ là một trò chơi may rủị Bước kế tiếp không kém phần quan trọng là thanh lọc với chính quyền Indonesiạ Nếu như tình trạng của thuyền nhân chưa được thẩm định qua sơ vấn thì đây là cơ hội để nói những lời cuối cùng.

Cô nhớ lại lúc cô đang diễn tuồng, thì có anh chàng Việt Nam bưng nước vào, cô ngượng chín cả ruột. Vì cô đang làm ra bộ tủi thân, rưng rưng nước mắt ... Lúc đầu thì chơi trò nước mắt cá sấu, càng đi vào chi tiết càng thấm nên lệ tuôn lả chả một cách thiệt lòng. Giả thiệt ai mà biết!!! Thời gian căng thẳng nhất là cái đêm nghe tên mình trong danh sách xổ thanh lọc ngày maị Chỉ còn một đêm nữa là số phận của cô sẽ được định đọat. Cái đêm dài nhất cũng phải qua, từng người một nhận bản tuyên án. Xe cấp cứu chầu chực sẵn bên ngòai, kẻ đậu người rớt ai cũng có thể ngất xỉu cả. Cái khóc, cái cười không thể phân biệt được sự thể hiện của vui mừng hay tuyệt vọng. Ở cực điểm đều giống nhau trong lối thể hiện sự bức xúc. Cầm tờ giấy chấp nhận tư cách tỵ nạn trong tay, cô đã khóc sướt mướt. Không thể nào diễn tả được nỗi vui mừng cực kỳ. Chết rồi sống lại, tái sinh lần thứ hai cũng không lột tả đúng được tâm trạng của cô lúc bấy giờ. Lần đầu tiên cô thấy ông trời có con mắt.

Thủ tục kế tiếp là điền đơn xin định cư. Một lần nữa cô phải chứng minh tư cách tỵ nạn của mình với người đại diện của Mỹ, quốc gia mà cô xin tái định cư. Ðâu kể hết được những đọa đày, tủi nhục mà cô đã khứng chịu mà viên đại diện dường như đã không tin. Quá nhiều cho một đời người, và nhất là trước mắt ông ta là một cô gái mảnh khảnh trong tà áo dài trắng. Thế nhưng cô cũng được chấp thuận. Tiến hành thủ tục y khoa và bảo lãnh. Thời kỳ đó ở Galang đã cắt hết những chương trình trợ giúp người tỵ nạn về phương diện hội nhập vào đời sống mớị

Trong thời gian chờ đợi, cô nghỉ sinh họat ở GÐPT để lên thư viện tự học tiếng Anh hầu chuẩn bị một tư thế sẵn sàng. Thiên hạ trách hờn, phê phán rằng cô đã lợi dụng tổ chức GĐPT làm chỗ dựạ Rằng cô vô tình vô cảm, bỏ rơi đàn em đang cần cô hổ trợ. Tuy xót dạ đau lòng, nhưng cô không thể quên coi nhẹ mục đích về sự ra đị Tình cảm con người đối với nhau rất là quan trọng, nhưng không để tình cảm khống chế quyết định của mình, cô chấp nhận sự lạnh nhạt, oán trách. Biết làm sao hơn ? Kể lại thì nghe đơn giản như vậy, nhưng sự thật thì một ngày sống ở đảo là một ngày phập phồng lo sợ. Mọi tai ương bất trắc luôn rình rập, sống chết là chuyện giỡn chơị Được phái đòan Mỹ nhận cùng đợt với cô, hầu hết mọi người đều đó chuyến đị Còn cô chờ hoài chờ huỹ vẫn không thấy tên mình. Nhờ lục, thì mới hay rằng hồ sơ y khoa của cô lạc mất tiêụ Phải chờ thêm sáu tháng nữạ Con người thật là ích kỷ. Đã đậu rồi mà than van, trong khi số phận của những người đã bị rớt thanh lọc đợt hai thì sao ? Vui hay buồn đành nuốt vào bụng. Còn quá nhiều người bất hạnh hơn cô.

Cô đến Mỹ theo diện mồ côi, được một tổ chức tin lành bảo trợ. Cô về Xứ Tuyết này để trả món nợ ân tình. Trong những ngày sắp có chuyến đi, anh ta về thăm lại quê hương. Anh là anh rể của cô bạn thân. Cô đón tiếp anh như một người anh trong căn nhà riêng. Từ lúc cô có căn nhà đó, không biết bao nhiêu lần cô phải lên tiếng đuổi đám đàn ông con trai, có vợ - chưa có vợ đến ve vản cô. Kẻ ăn tát, người bị cấm cửa, cô vẫn là cô nghêng ngang chống chọị Thế rồi, ngày cuối cùng anh ta còn ở VN, anh ta đến thăm cô, không chịu về. Tại sao cô không kháng cự một cách mãnh liệt như cô đã từng. Nụ hôn đầu tiên của một đời con gái mà cô đón nhận, từ một người đàn ông có vợ, mà vợ anh ta là chị ruột của bạn thân cô. Cô không hiểu sao bao năm đã cứng rắn có lập trường kiên định trong vấn đề quan hệ với đàn ông mà cô lại cho phép mình đi đồng lõa với một việc kinh khủng như vậỷ Cô ghê tởm chính cô.

Sau đó, trở về Mỹ, tuần nào cũng hai lá thư, nồng nặc lời đam mê, nhớ nhung. Nào thơ, nào nhạc, nào tranh anh gởi tặng cô. Khốn nạn là cô cũng nhớ anh ta nữa chứ. Rõ ràng không phải là tình yêu, cũng không phải là cái chi cả, tại saỏ Tại saỏ Bạn gái ơi! Bạn hãy có một ngôi nhà riêng, ở một mình rồi bạn sẽ hiểu tại sao ? Việc làm của anh ta làm gia đình, họ hàng bạn thân đả kích cô. Riêng cô bạn thì vẫn tin tưởng rằng cô không bao giờ đi làm những chuyện đồi bại như vậỵ Cô bạn thật tâm hay chỉ nói để củng cố, khơi dậy lương tâm của cô. Trong khi chính cô, cô không hiểu mình có phải là đang chơi với lửạ Thời cô ở đảo, anh ta là một trong những người gởi viện trợ cho cô hàng tháng. Có lần anh ta qua tận Tanjung Pinang để thăm cô. Anh mang không thiếu từ cái tăm xỉa răng cho đến thuốc men phòng và chữa bệnh. Thơ viết hàng tuần. Cái tên của cô hầu như trong trại ai cũng biết, vì đài phát thanh đọc hàng ngày để lên nhận thư. Anh đã tạo cho cô một đời sống thoải mái trong chốn ngục tù, nhờ đó mà cô tránh né được mọi cám dỗ. Anh đã vận động ông trưởng P3V để cho cô được thanh lọc sớm, gởi gắm, đút lót từ Singaporẹ Ơn nặng như núị Biết lấy gì mà trả.
Ngại Núi E Sông
Chương: 1
Chương: 2
Chương: 3
Chương: 4
Chương: 5
Chương: 6