watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Những người đi xây mộng-Chương 10 - tác giả Chu Sa Lan Chu Sa Lan

Chu Sa Lan

Chương 10

Tác giả: Chu Sa Lan

Năm giờ chiều thứ bảy. Ngôi nhà rộng của Hiền vang vang tiếng cười nói. Mười một người lớn ngồi quanh chiếc bàn ăn vừa rộng vừa dài. Thức ăn được bày la liệt. Nga, vợ của Định mang tới một món vô cùng đặc biệt và được mọi người chiếu cố nồng nhiệt.

- Món ché của chị Nga ngon hết sẩy…

Hòa vừa nhai vừa nói tiếp.

- Mấy năm trước tôi có mua ăn thử ở Louisville nhưng họ làm không giống như vầy… Bà xã tôi làm mà cũng không ngon như chị…

Định cười ha hả.

- Bả là dân Sài Gòn mà theo tôi ra Huế ở riết rồi bả học lóm được cách làm ché...

Nga háy chồng.

- Người ta chỉ cho em đàng hoàng mà anh cứ nói học lóm...

Mỉm cười với Ngọc, Miên và Lan Nga nói tiếp.

- Chút nữa tôi sẽ chỉ cách làm ché cho ba bà. Cũng không có gì khó khăn và bí mật đâu. Chỉ có mất thời giờ thôi... Hồi mới từ bên Cali dọn qua Atlanta chưa quen biết ai tôi làm ché cho mấy đứa nhỏ và ổng ăn hoài. Ông Định ổng thích lai rai cho ngà ngà rồi tụi này đọc truyện chưởng. Ông Định mà dô mấy ly là ổng tự xưng ổng là Lệnh Hồ Xung rồi gọi tôi là Doanh Doanh già của ổng...

Nga vừa nói vừa cười thánh thót. Miên cũng cười lên tiếng.

- Vậy là đụng lớn rồi đó nghe chị. Lệnh Hồ Xung với Độc Cô Cửu Kiếm của chị mà đụng Hàm Mô Công của cháu Huệ hoặc Nhất Dương Chỉ của cháu Kính là bể nồi vỡ chén nghe...

Mọi người cười hăng hắc. Nhất là Nga khi nghe Huệ nói cho biết nghĩa bóng về Nhất Dương Chỉ của Kính lại cười nhiều và lớn hơn ai hết. Ăn cục nem nướng do Ngọc làm Nga cười nói.

- Ngọc làm món này ngon. Chị làm hoài mà cũng không vừa ý. Dường như mỗi người đều có một món ngon riêng của mình. Anh Định ảnh không biết nấu ăn chứ ảnh pha nước mắm ngon hết sẩy...

Định cười khi nghe vợ khen. Không biết nghĩ sao anh quay qua hỏi bạn.

- Hiền có dĩa nhạc nào hay không?

Hiền chưa kịp trả lời Huệ nhanh nhẩu đáp thay cho ba của mình.

- Con có... Con cho mấy bác nghe cái dĩa nhạc mà con thu để dợt đàn...

Dứt lời Huệ đứng dậy đi tới chỗ dàn máy hát. Lát sau âm thanh trầm buồn cất lên khiến cho mọi người đều ngưng nói chuyện để lắng nghe. Tiếng hát của Khánh Ly buồn da diếc.



- Em Sài Gòn đẹp nhất về đêm

Tiếng hoa rơi nhạc lắng mây chìm

Nét môi duyên nụ cười huyền hoặc

Nhạc lắng mây chìm phút chốc trần gian lãng quên

Ta thương em tàn hơi thở cuối

Ta nhớ em trọn kiếp lưu đày

Ngày ta đi bàng hoàng đau thương nhớ

Giã từ nhau ngậm ngùi như trong bóng mây

Đường cũ có còn in bóng

Áo ai còn theo gió bay

Tiếng guốc còn vang phố vắng

Hay đã tàn trong ngõ hẹp chiều nay

Ta nhớ từng cơn mưa bụi nhỏ

Ta chờ nhau từng cuối phố mưa sa

Từng cơn lạnh mưa giao mùa đến

Mưa sớm thu về én xót xa.

Ôi đời đã vô tình không tiếc thương

Ngõ xưa đã hụt lối thiên đường

Còn đấy hơi thở xanh sao mộng

Em mất tên rồi ta vấn vương...

Còn đấy hôi thở xanh xao mộng

Em mất tên rồi, ta vấn vương...



Buông tiếng thở dài hắt hiu rồi Định cất tiếng hỏi Huệ.

- Bản nhạc này tên gì vậy cháu?

- Dạ... Cho Một Thành Phố Mất Tên . Đây là bài thơ của thi sĩ Hoàng Ngọc Ẩn và cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã phổ nhạc...

Năm người lính già cúi đầu như cố dấu tiếng than uất nghẹn hay giọt nước mắt sắp sửa ứa ra. Giọng ca của Trần Thái Hòa trong Đêm Nhớ Về Sài Gòn của Trầm Tử Thiêng như lời than van của một thành phố giờ chỉ còn trong kỷ niệm.



- Đêm nhớ về Sài Gòn

Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi

Những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi

Đường đi nghe quá khứ trong sầu

Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau...

Tình lẻ loi canh thâu...



Đêm nhớ về Sài Gòn

Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa

Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa

Ai sầu trong quán úa

Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song

Mắt người tình một trời mênh mông

Gợi bao nhiêu cho cùng...



Yêu me một khối tình quê

Yêu em từng bước tình si

Đêm đêm mộng thấy đường đi đường về

Ta như cậu bé mồ côi

Cố vui cuộc sống nhỏ nhoi

Cố quên ngày tháng lẻ loi

Để lớn, để đêm đêm nhớ về Sài Gòn

Thấy mình vừa trở lại quê hương

Đã gặp người một trời yêu thương

cho lòng thêm chút ấm

Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau

Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau

Tình chia trong... đêm... sầu...



Hùng đưa ly rượu lên uống một hơi như muốn nuốt hết nỗi buồn đau vào trong lòng. Thành phố nơi anh sinh ra và lớn lên đã bị xóa tên. Thành phố đã mất tên nhưng kỷ niệm vẫn còn đầy ắp trong tâm hồn.



- Đêm nhớ về Sài Gòn

Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi

Những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi

Đường đi nghe quá khứ trong sầu

Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau...

Tình lẻ loi canh thâu...



Đêm nhớ về Sài Gòn

Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa

Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa

Ai sầu trong quán úa

Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song

Mắt người tình một trời mênh mông

Gợi bao nhiêu cho cùng...



Yêu me một khối tình quê

Yêu em từng bước tình si

Đêm đêm mộng thấy đường đi đường về

Ta như cậu bé mồ côi

Cố vui cuộc sống nhỏ nhoi

Cố quên ngày tháng lẻ loi

Để lớn, để đêm đêm nhớ về Sài Gòn

Thấy mình vừa trở lại quê hương

Đã gặp người một trời yêu thương

cho lòng thêm chút ấm

Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau

Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau

Tình chia... trong... đêm... sầu...



Giọng ca buồn của Ngọc Lan trong ca khúc Sài Gòn Vĩnh Biệt Tình Ta của Ngọc Trọng cất lên như xói vào tâm hồn rã mục của năm người lính già xa quê hương mấy chục năm.



- Chiều Sài Gòn người có đi qua

Nhớ chiều xưa dáng nhỏ mong chờ

Những con đường giờ đây cúi mặt

Mắt nai buồn hồn bỗng bơ vơ



Mưa Sài Gòn người có chờ ta

Nhớ chiều xưa thành phố nhạt nhòa

Mưa chậm buồn, mưa giăng phố nhỏ

Em lặng nhìn người sắp đi xa



Ôi đêm Sài Gòn, thành phố giới nghiêm

Nhớ người yêu xa bước nhỏ tìm về

Gác nghèo năm xưa, khung cửa bỏ ngỏ

Đèn đêm thương nhớ



Ôi đêm Sài Gòn, ngàn kiếp khó phai

Nhớ hàng me nghiêng, nắng chiều chạy dài

Nghĩa địa riêng em âm thầm gục đầu

Khóc biệt ngày vui



Xa thương Sài Gòn giờ đã đổi tên

Nhớ người thân yêu, đã lạc đường tìm

Phố buồn xanh xao em còn một mình

Lạc loài chân chim



Xa thương Sài Gòn, trọn kiếp thủy chung

Trách làm chi ai, xa mặt chạnh lòng

Nỗi buồn cơn đau giết mòn tuổi mộng

Ai buồn gì không?



Chiều Sài Gòn người vẫn hay mơ

Dẫu giờ đây giữa cảnh ngục tù

Vẫn mơ về đường xưa lối cũ

Vẫn thương về... ngày tháng xa xưa...



Từ ngục tù người viết bài ca

Khiến người đi mắt lệ nhạt nhòa

Cung điệu buồn, chừng như nức nở

Ôi Sài Gòn, vĩnh biệt tình ta...



Chiều Sài Gòn người vẫn hay mơ

Dẫu giờ đây giữa cảnh ngục tù

Vẫn mơ về đường xưa lối cũ

Vẫn thương về... ngày tháng xa xưa...



Từ ngục tù người viết bài ca

Khiến người đi mắt lệ nhạt nhòa

Cung điệu buồn, chừng như nức nở

Ôi Sài Gòn, vĩnh biệt... tình... ta...



Buông tiếng thở dài hắt hiu Nga nói với Miên.

- Dù biết Sài Gòn bây giờ không như ngày xưa nhưng mà tôi vẫn nhớ. Nhiều khi nhớ tới nhà, tới chỗ mình ở mà rơi nước mắt...



- Ôi đêm Sài Gòn, thành phố giới nghiêm

Nhớ người yêu xa bước nhỏ tìm về

Gác nghèo năm xưa, khung cửa bỏ ngỏ

Đèn đêm thương nhớ



Ôi đêm Sài Gòn, ngàn kiếp khó phai

Nhớ hàng me nghiêng, nắng chiều chạy dài

Nghĩa địa riêng em âm thầm gục đầu

Khóc biệt ngày vui



Xa thương Sài Gòn giờ đã đổi tên

Nhớ người thân yêu, đã lạc đường tìm

Phố buồn xanh xao em còn một mình

Lạc loài chân chim



Xa thương Sài Gòn, trọn kiếp thủy chung

Trách làm chi ai, xa mặt chạnh lòng

Nỗi buồn cơn đau giết mòn tuổi mộng

Ai buồn gì không?



Chiều Sài Gòn người vẫn hay mơ

Dẫu giờ đây giữa cảnh ngục tù

Vẫn mơ về đường xưa lối cũ

Vẫn thương về... ngày tháng xa xưa...



Từ ngục tù người viết bài ca

Khiến người đi mắt lệ nhạt nhòa

Cung điệu buồn, chừng như nức nở

Ôi Sài Gòn, vĩnh biệt tình ta...



Chiều Sài Gòn người vẫn hay mơ

Dẫu giờ đây giữa cảnh ngục tù

Vẫn mơ về đường xưa lối cũ

Vẫn thương về... ngày tháng xa xưa...



Từ ngục tù người viết bài ca

Khiến người đi mắt lệ nhạt nhòa

Cung điệu buồn, chừng như nức nở

Ôi Sài Gòn, vĩnh biệt tình ta...

Ôi Sài Gòn... vĩnh biệt... tình... ta...



Hùng thở dài thầm lặng. Những dòng nhạc buồn càng làm cho anh buồn thêm. Anh nghe tiếng Sài Gòn thở than, van xin những người đi xa hãy quay trở về để phục hồi lại tự do cho đất nước cũng như lấy lại tên Sài Gòn.



- Sài Gòn tạ từ ngày chia xa

Bao năm rồi mộng ước phôi pha

Người đi từ thủa buông tay súng

Có biết cho người chốn lao lung

Sài gòn dù cưỡng đổi thay tên

Nhưng trong lòng người vẫn không quên

Thành xưa kỷ niệm bao tiếc thương

Se sắt ai người đau quê hương.

Sài gòn còn đâu em ơi

Sài Gòn chiều nao mưa rơi

Những hàng me đổ lá tuôn sầu

Ngập đường đôi chân em về đâu

Sài Gòn thôi đừng buồn nghe em

Anh phương trời em khóc bơ vơ

Trời mưa bên này làm nhung nhớ

Em có chờ anh em có mơ

Một ngày anh sẽ về bên em

Anh sẽ về vạn sắc cờ bay

Thành đô bao người say đêm nay.

Nâng chén tương phùng tay nắm tay...

Nâng chén tương phùng tay nắm tay...

Nâng chén tương phùng... anh... với... em...



Bản nhạc Sài Gòn Mơ Ngày Hội Ngộ của nhạc sĩ Trần Chí Phúc làm buổi tiệc chìm vào bầu không khí không có tiếng cười mà chỉ có tiếng thở dài hoặc ánh mắt u hoài.

- Bác Định và bác Hữu biết chuyện ông Trần Văn Bá không?

Câu hỏi của Kính phá tan bầu không khí im lìm. Hai người lính già tuổi nhất đang ngồi trong bàn tiệc nhìn nhau. Cuối cùng Định lên tiếng.

- Ông ta bằng tuổi của bác tức là sinh vào năm 1945. Quê ở Sa Đéc, con của ông Trần Văn Văn, dân biểu của Việt Nam Cộng Hòa mình ngày xưa. Ông Trần Văn Văn bị Việt Cộng ám sát chết. Sau khi cha chết Trần Văn Bá qua Paris học. Năm 1975 Bá là chủ tịch của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam ở Pháp rồi cùng với một số bạn thành lập phong trào có tên là Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Khoảng năm 84 Trần Văn Bá cùng một số chiến hữu tìm đường trở về nước với tâm nguyện lật đổ cộng sản đem lại tự do và no ấm cho tổ quốc. Tuy nhiên...

Định ngừng lại thở một hơi thật dài.

- Vì cơ cấu tổ chức lỏng lẻo, sự kiểm soát về an ninh không được chặt chẻ và sự thu nạp đảng viên vội vàng do đó tụi Việt Cộng đã cài được gián điệp vào trong tổ chức của ông Bá. Khi ông ta cùng một số chiến hữu đổ bộ lên Cà Mau thời công an biết trước nên phục kích bắt sống hết. Trần Văn Bá và một số anh em như Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân bị tụi nó hành quyết vào đầu năm 85... Dù công cuộc phục quốc bị thất bại nhưng Trần Văn Bá và chiến hữu đều được mọi người trong cũng như ngoài nước thương mến và kính trọng. Ông ta như là Nguyễn Thái Học...

Huệ cười nói đùa với chồng.

- Phải chi nước mình có thêm một ông Trần Văn Bá nữa...

- Chi vậy?

Kính hỏi và Huệ cười đáp.

- Để phục quốc... Để trở về nước lật đổ cộng sản...

- Không dễ đâu em ơi... Nếu dễ thời bác Định, bác Hữu đây làm từ lâu rồi...

Hữu liếc nhanh Định rồi hai người lính già im lìm không lên tiếng. Lát sau Hữu mới cười nói.

- Thôi ăn đi chứ... Thức ăn nguội hết rồi... Bỏ qua chuyện phục quốc đi...

Dù Hữu đã nói như vậy nhưng mọi người nhất là năm người lính già chỉ ăn uống một cách gượng gạo. Đang ăn Hùng bỏ đũa xuống rồi nói nhỏ.

- Tôi no rồi...

Anh đứng lên đi về phía cửa chính.

- Mày đi đâu vậy?

Hiền hỏi vói theo.

- Tao ra sân hút thuốc...

- Đợi tao đi với...

Hiền buông đũa bước theo bạn.

- Chờ tôi một chút...

Cầm ly rượu lên uống cạn Định bước theo Hiền ra cửa. Không hẹn năm ông lính cùng ra sân hút thuốc.

Nga cười nhìn Ngọc.

- Anh Định đâu có hút thuốc...

Miên cười lên tiếng.

- Họ không muốn cho tụi mình nghe họ bàn chuyện phục quốc nên làm bộ ra sân hút thuốc... Gì chứ chuyện phục quốc thì ông Hữu của tôi thích nghe và thích bàn lắm...

Ngọc cười nhỏ.

- Anh Hiền của em cũng vậy... Kệ để cho mấy ổng bàn chuyện cứu nước đi... Lời nói đâu có mất tiền mua...

Năm người lính già đứng quây quần trên sân cỏ cạnh bồn bông. Nắng tháng bảy chói chang mặc dù gần bảy giờ tối. Chút gió thổi phất phơ hàng cây thông xanh xanh.

- Anh nghĩ mình có thể...

Mặc dù Hùng không nói hết câu nhưng Định hiểu ý.

- Làm như Trần Văn Bá thời không được. Đông người dễ bể lắm. Nhất là hoạt động trong nước. Tụi công an nó kiểm soát gắt gao. Hở ra một chút là tụi nó biết liền...

Hít hơi thuốc dài Hòa xen vào.

- Mình làm nhỏ thôi... Chừng ba bốn chục người tôi nghĩ chắc được... Tôi muốn nói là mình làm để gây tiếng vang...

Hiền gật đầu cười.

- Đúng rồi đó. Mình làm để gây tiếng vang, để chứng tỏ rằng chúng ta thua trận nhưng chưa chịu đầu hàng, không bao giờ đầu hàng cộng sản...

- Ba em không sợ chết à?

Định hỏi gọn. Hùng cười cười.

- Sợ chứ anh... Nhưng chết sớm hay chết muộn thời mình cũng chết. Nếu mình trở về nước để chết thời cái chết của mình còn có một ý nghĩa đặc biệt hơn là kéo lê kiếp sống già nua ở đây...

Hiền nói với giọng sắm nắm.

- Tôi đồng ý với Hùng... Hai anh hơn sáu mươi rồi cùng lắm sống thêm chục năm nữa. Đó là chưa kể bệnh hoạn. Ba đứa tôi cũng sắp tới sáu mươi rồi...

Định liếc Hữu như dọ ý. Hữu cười nhẹ.

- Muốn làm thời mình làm cũng được. Nhưng có vài điều mình cần phải nêu ra. Thứ nhất là tiền, thứ nhì là nhân sự và thứ ba là mục tiêu. Mình có tiền không?

Định, Hiền và Hòa làm thinh. Hùng nói với giọng trầm.

- Tôi có tiền. Nhưng tôi muốn hỏi anh Hữu là mình cần phải có bao nhiêu tiền?

Liếc nhanh Hiền Hữu cười đùa.

- Mình vào phòng bàn chuyện tiện hơn... Đứng ngoài này vừa nóng vừa mỏi chân...

Dứt lời Hữu thì thầm. Cười ha hả Hiền khều Hòa.

- Tao với mày đi lấy đồ nhắm...

Thấy Hiền và Hòa đi vào Miên cười hỏi.

- Mấy ông bàn chuyện phục quốc xong chưa?

Hiền cười nói đùa lại.

- Chưa chị ơi... Anh Hữu với anh Định bảo không có nhậu nhẹt hai ảnh bàn không ra. Bởi vậy tôi với Hòa phải dô đây kiếm mồi...

Lan cũng lên tiếng nói đùa.

- Có thực mới vực được đạo. Mấy ổng phải ăn nhậu say sưa rồi mới tính chuyện phục quốc được...

Hòa cười cười.

- Em nói đúng đó...

Ôm vai vợ anh cười tiếp.

- Tối nay em ngủ một mình nghe... Anh bận đi phục quốc rồi...

Quay sang Ngọc Hiền hỏi nhỏ.

- Em còn gì ăn không cưng?

- Thiếu gì... Anh muốn ăn món gì?

- Làm cho anh hai dĩa bự đi... Cái gì cũng được... Huệ con lấy cho bác Hòa một thau nước đá...

Trước khi rút vào phòng giải trí Hiền còn cười nói đùa với vợ.

- Em và mấy chị ráng ngủ mình ên tối nay nghe. Tụi này bàn chuyện phục quốc suốt đêm luôn...

Hiền khép cửa lại cẩn thận như không muốn cho ai nghe. Hớp ngụm rượu mới pha Hữu hỏi Hùng.

- Hùng có bao nhiêu tiền?

- Vừa bán nhà vừa gom góp tiền tiết kiệm tôi có khoảng hai trăm ngàn thưa anh...

Trầm ngâm giây lát Hữu mới thong thả lên tiếng.

- Nếu chỉ muốn gây tiếng vang thời chúng ta không cần phải làm lớn như ông Bá. Tiền bạc ít, nhân sự ít cho nên ta phải chọn một vị trí nhỏ và không quan trọng. Đánh chiếm và giữ được vị trí này trong thời gian hai ba ngày là ta thành công rồi...

Hớp một ngụm rượu Định hỏi.

- Anh nhắm vào mục đích tuyên truyền nhiều hơn...?

Hữu cười gật đầu khi biết Định đã hiểu ý của mình.

- Mình có đủ sức đánh chiếm một quận hay một vị trí quân sự nhưng điều mà tôi muốn nhấn mạnh là phải gây tiếng vang lớn cho dân chúng trong và ngoài nước biết. Dân chúng có biết thời mới làm cho họ một tin tưởng và phấn khởi. Ngoài ra việc của mình làm còn có mục đích làm gương cho con cháu của chúng ta...

Ngừng lại giây lát Hữu nói với giọng buồn buồn.

- Cộng sản không thể một sớm một chiều mà xụp đổ. Có lẽ cho tới lúc nhắm mắt chúng ta cũng không có cái may mắn được trở lại quê hương tự do. Lớp của mình già rồi do đó muốn lật đổ cộng sản phải nhờ vào bàn tay của con mình, cháu mình. Tụi mình giống như là viên gạch lót đường cho con cháu bước lên để lật đổ cộng sản...

Ngừng lại giây lát Hữu cười nói với bốn người bạn.

- Tôi đi lạc đề rồi... Với số tiền mà Hùng có tôi nghĩ ta chỉ tổ chức được một nhóm chừng hai tới ba mươi người...

Quay sang Định Hữu hỏi nhanh.

- Anh có ra thăm Phú Quốc lần nào chưa?

Định lắc đầu.

- Tôi có nghe nói nhưng chưa đi lần nào...

Quay sang Hiền Hữu cười tiếp.

- Hiền thời chắc có ở Phú Quốc?

- Dạ có... Tôi ở An Thới từ năm 69 cho tới 71...

Gật gù hớp một hớp rượu rồi đốt điếu thuốc Hữu nói với mọi người.

- Nếu muốn gây tiếng vang thời mình nên chọn Phú Quốc. Sở dĩ tôi chọn Phú Quốc vì hai lý do. Nó ở xa đất liền do đó sự kiểm soát không được chặt chẻ. Ngoài ra Phú Quốc đang là một trung tâm du lịch nổi tiếng. Người ở trong và ngoài nước tới thăm Phú Quốc đông lắm. Nếu mình đánh chiếm Phú Quốc và giữ nó được ba ngày thời dân du lịch sẽ đồn đại khắp nơi...

Định, Hùng, Hiền và Hòa đều gật đầu đồng ý. Gắp cục nem nướng chấm vào dĩa nước mắm rồi bỏ vào miệng nhai chầm chậm Hữu nói đùa.

- Về nước phục quốc thời mình không có Courvoiser để nhậu với nem nướng đâu nghe...

Mọi người cười lớn. Thò đũa gắp miếng giò thủ Định đùa.

- Bởi vậy mình nên ăn bù đi... Hùng với Hòa ăn đi chứ...

- Còn một lý do quan trọng khiến cho tôi chọn Phú Quốc vì mình cần phải có vũ khí và đạn dược để đánh nhau với tụi bộ đội. Khoảng tháng 3 năm 75, một chiếc ghe chở súng của Vùng 1 Duyên Hải của hải quân đã bị chìm ở hòn Thơm. Tôi biết được chuyện này là vì lúc đó tôi làm ở phòng hành quân của Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Duyên Hải. Nếu tìm thấy chiếc ghe ta sẽ có súng đạn đủ trang bị cho một đại đội...

Định gật gù cười nói với Hữu.

- Anh tính toán chu đáo lắm. Anh phải nghiên cứu chuyện này từ lâu lắm...

Hữu cười gật đầu.

- Muốn đánh chiếm Phú Quốc thời mình phải chiếm phi trường, Ủy Ban Nhân Dân quận và trạm công an quận. Ngoài ra mình còn phải có hai toán lính chận đường phục kích đám bộ đội từ An Thới kéo lên. Anh tính bao nhiêu người thời đủ?

Trầm ngâm giây lát Định mới trả lời câu hỏi của Hữu.

- Tôi nghĩ mình cần ít nhất hai tiểu đội. Nhiều quá mà tụ về một lúc ở Phú Quốc tôi sợ tụi công an chú ý...

- Tôi cũng nghĩ như anh vậy. Mình cần hai mươi bốn tay súng quyết tử. Tôi đề nghị như thế này. Anh với Hòa ở bên bộ binh nên tôi giao khoán vụ tuyển mộ binh sĩ cũng như vẽ kế hoạch hành quân cho hai người. Hùng phụ trách về tài chánh. Hiền phụ trách mục tin tức và liên lạc. Phần tôi lo kiếm hai người chuyên môn lặn lội để tìm chiếc ghe chở vũ khí bị chìm ở hòn Thơm. Có thể mình sẽ mua một chiếc tàu ở bên đây rồi lái về Việt Nam...

Hiền trợn mắt nhìn Hữu.

- Anh nói thiệt hả anh. Từ đây về bên nhà xa lắm...

Hữu cười gật đầu.

- Mình đi tới mà... Hồi trước anh đã đi lãnh tàu bên San Francisco rồi...

Hòa lên tiếng hỏi.

- Anh định chừng nào mình trở về?

- Tháng tư năm tới... Theo tôi mình bắt đầu đánh vào đêm 30 tháng 4 rạng ngày mùng 1 tháng 5. Đó là ngày tụi nó tổ chức ăn mừng chiến thắng...

Định cười phụ họa cho lời của Hữu.

- Tôi cũng thấy ngày đó thuận tiện nhất và có ý nghĩa nhất... Mình có chín tháng để chuẩn bị...

Nhìn Hùng, Hiền và Hòa Định tiếp với giọng nghiêm nghị.

- Anh em nên suy nghĩ cẩn thận... Đây là một chuyến đi không có ngày trở lại...

Nhìn Hùng và Hiền Hữu cười đùa.

- The trip of no return ... Hai đứa em nên biết điều đó... Ráng vui hưởng hạnh phúc với vợ con hay bồ bịch đi...

Định xen vào trong lúc nhìn Hòa.

- Mua vé cho anh em Hùng mua " one way ticket " thôi...

Hiền cười bấm nút của dàn nhạc. Âm thanh nổi lên chập chùng chất ngất.



- Người lính già xa quê hương

Nghe trong tim đêm ngày trăn trở

Nhớ quá một thời chinh chiến gian lao

Nhớ phút nguy nan đi vào binh lửa

Sắt thép trong tay đang đối diện thù

Bỗng tiếng loa vang lệnh truyền buông thả

Nửa đời còn gì cung kiếm ngang trời...



Người lính già xa quê hương

Bao nhiêu năm anh nằm không ngủ

Nhớ quá mẹ hiền nhớ quá anh em

Nhớ những đêm mưa quân hành đất đỏ

Nhớ những đêm xuân nơi chốn địa đầu

Nay quá xa xăm đường về thăm thẳm

Nửa đời ngậm ngùi mang kiếp tha hương...



- Ôi còn đâu

Ôi còn đâu

Bạn bè ta

Những anh hùng hào kiệt

Không tiếc chi xương máu giữ màu cờ

Ôi còn đâu

Ôi còn đâu

Một thời trai một thời súng gươm

Nay bỗng dưng thành kẻ lưu vong



Người lính già xa quê hương

Nhưng trong tim chưa tàn ánh lửa

Vẫn ước một ngày theo gót Quang Trung

Vẫn thấy quê hương đêm ngày réo gọi

Vẫn thấy trong tim canh cánh đường về

Vẫn thấy nơi đây chỉ là đất tạm

Thầm hẹn ngày về chết giữa quê hương...



Năm người lính nhìn nhau không nói. Họ chỉ nhủ thầm với lòng mình mấy chữ " Hẹn một ngày về chết giữa quê hương yêu dấu ".
Những người đi xây mộng
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 2
Chương 27
Chương 28
Chương Kết