watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Âm Công-Hồi 16 - tác giả Cổ Long Cổ Long

Cổ Long

Hồi 16

Tác giả: Cổ Long

Bạch Bất Phục lại nghĩ:
“Với bản lãnh bất phàm này, nhân vật thi triển kiếm chiêu kia không lẽ đã bắt giữ nữ lang họ Đồng? Bằng không, sao nàng bỏ đi, không chờ ta quay lại?” Còn đang hoang mang vì không biết phải đi về phương nào để truy tìm tung tích của nữ lang, mục quang của chàng bỗng phát hiện một điều khác lạ.
Tại đương trường, một mảnh vỏ ngoài của một thân cây không hiểu sao lại nằm chễm chệ trên nền đất.
Lúc đó, ánh bình minh vừa ló dạng cho Bạch Bất Phục nhìn rõ quang cảnh xung quanh.
Cách chỗ chàng đứng ngoài hai mươi trượng, một cội cây đứng sừng sững. Và ở thân cây, cách phần gốc khoảng năm thước mộc, một khoảng thịt cây vẫn còn trắng hồng đang phơi bày lồ lộ.
“Người có thể tước bỏ phần vỏ cây và ném đến nơi này với khoảng cách ngoài hai mươi trượng, mười phần đến chín phải là nhân vật có kiếm pháp bất phàm kia.
Nhưng ném để làm gì ? Dùng làm ám khí thì quá lớn, trừ phi trên mảng vỏ cây này có điều bí ẩn.” Kinh nghi khôn xiết, Bạch Bất Phục tiến về phía có mảng vỏ cây.
Đưa tay định cầm lấy, chàng nghi ngờ vội đứng lên và ngẫm nghĩ.
Được một lúc, chàng liền quay lui. Nhặt lấy một thanh đại đao của bọn Hắc Y Giáo đồ, chàng lại tiến về phía có mảng vỏ cây.
Nhẹ tay, chàng dùng thanh đại đao để hất mảng vỏ cây nằm ngửa lên.
Trên mảng vỏ cây, phần thịt bên trong, có người dùng mũi kiếm khắc thành nhiều tự dạng.
Chàng xoay mảng vỏ cây cho thuận hướng và lẩm nhẩm đọc:
- Trêu vào ta, Bạch Y công tử ngươi đúng là không biết tự lượng sức.
Tuy phần hạ khoản không có tự danh nhưng Bạch Bất Phục cũng đoán biết người lưu tự là ai.
Để thêm minh bạch, chàng cầm đại đao và tìm đến một trong những thi thể của bọn Hắc Y Giáo.
Đúng như chàng nghi ngờ, thanh đại đao vừa được chàng chạm vào nhục thể của thi thể kia, thi thể đó trong nháy mắt rữa nát và hóa thành một vũng nước.
Chàng cười lạnh và lẩm bẩm:
- Đúng là lão Quỷ Y đã quay lại. Hừ ! Không biết bổn công tử phải đáp tạ lão như thế nào đây ? Nhờ lão lưu tự và hạ độc, bổn công tử mới biết nhân vật có kiếm pháp thượng thừa kia là ai. Ngọa Long Vực. Lão tưởng bổn công tử không dám tìm đến Ngọa Long Vực vì sợ Quỷ Kiếm sao ?
Nhìn lại mảng vỏ cây đúng là bị tước bỏ bằng thanh kiếm, xem lại khoảng cách mảng vỏ cây bị ném đi, chàng càng thêm tin chắc vào nhận định của chàng. Quỷ Kiếm đã đồng hành với Quỷ Y và chính Quỷ Kiếm đã hạ thủ bọn Hắc Y Giáo đồ. Sau đó, họ muốn giết hại chàng, Quỷ Y đã nhờ Quỷ Kiếm tước một mảng vỏ cây và lưu tự.
Phần lão, lão ngấm ngầm hạ độc vào mảng vỏ cây. Nếu chàng không nghi ngờ và chạm tay vào mảng vỏ cây, chắc chắn chàng phải hoá thành một vũng nước, không phải thi thể kia.
Ném bỏ thanh đại đao vì đã nhiễm độc, Bạch Bất Phục vội vàng lao người về phía nam, phương hướng có Ngọa Long Vực là nơi ẩn dật của Quỷ Kiếm như Thôi Oanh Oanh trước kia có nói.
Đi xa hơn ba dặm, bất ngờ, Bạch Bất Phục đánh vòng lên phía bắc.
Sau hơn một canh giờ tìm kiếm nhưng không hề thấy tăm dạng của lão Dương Côn đáng lý phải quanh quẩn gần đây, Bạch Bất Phục lại tự mỉm cười và nhanh chóng đổi hướng đi.
Không bao lâu, chàng đã tìm được lối vào bí đạo, nằm khuất lấp sau một rặng liễu xanh um, là lối dẫn vào trọng địa của Hắc Y Giáo.
Do trước kia chàng đã từng theo chân Thôi Oanh Oanh đi vào lối này, nên lần này chàng có phần ung dung như ngựa quen đường cũ.
Hàng giáo nhọn Liên Châu Kích chợt xuất hiện phía trước, Bạch Bất Phục thầm đoán được điều gì đã xảy đến cho Thôi Oanh Oanh trước kia, sau khi chàng bị đôi nam nữ ký bí nọ đưa đi bằng con Bạch Hạc to lớn.
Lấy từ trong người ra thanh đoản kiếm, Bạch Bất Phục hết nhìn vào đoản kiếm trên tay lại nhìn vào những thanh giáo đang chắn ngang lối đi.
Sau khi ước lược độ to lớn của từng thanh giáo và lường trước khả năng sắc bén của thanh đoản kiếm Bạch Bất Phục khẽ vận lực vào hữu thủ.
Chàng vụt cử kiếm, chém vào một thanh giáo.
Cạch!
Nhìn thấy thanh giáo bị đoản kiếm tiện ngọt, chàng khen thầm:
- “Quả là báu kiếm!” Cạch! Cạch!
Lần lượt hai thanh giáo nữa bị Bạch Bất Phục dùng đoản kiếm sắc bén chặt đứt lìa.
Đưa tay uốn cả ba thanh giáo vào trong, Bạch Bất Phục lách người bước qua.
Sau khi uốn ngay lại cả ba thanh giáo vì không muốn lưu lại dấu vết, Bạch Bất Phục thận trọng tiến sâu vào bí đạo.
Trọng địa của Hắc Y Giáo hoá ra chỉ là một mật thất, nơi giáo chủ tọa quan tham luyện công phu.
Do đã từng lưu ngụ tại Bích Dạ Cung một thời gian dài, Bạch Bất Phục rất dễ nhận ra điều này qua lối bài trí trong lòng mật thất.
Nhớ lại chuyện trước kia, Thôi Oanh Oanh vì biết phụ thân luôn cất giấu tín vật tổ sư dưới mật thất nên nàng quyết lòng tìm vào, xuyên qua bí đạo. Và bí đạo này, nếu như trước kia không ai biết, ngoại trừ một mình Thôi Oanh Oanh, sau khi thân phụ nàng tạ thế, thì bấy giờ chỉ có người thứ hai biết được, đó chính là Bạch Bất Phục.
Có phần thất vọng, vì không thể biết phải làm thế nào để từ mật thất xuất hiện ngay bên trong tổng đàn Hắc Y Giáo và không bị lão Quỷ Y lẫn lão Quỷ Kiếm phát hiện, trong khi dò tìm nơi phát động cơ quan, Bạch Bất Phục bất ngờ tìm thấy một tráp gỗ được giấu kín trong một vuông đá ngầm.
Nhìn tráp gỗ được khoá chặt ở bên ngoài, Bạch Bất Phục nghi ngờ trong tráp gỗ ắt phải ẩn tàng những bí ẩn có liên quan đến Hắc Y Giáo.
Khoa nhanh thanh đoản kiếm lướt qua lớp khóa, Bạch Bất Phục bế khí phòng bị và bật phần nắp của cáp gỗ lên.
Mọi thứ vẫn bất động những vật ở bên trong tráp gỗ vẫn nằm im chứng tỏ không hề có cơ quan ám tàng ở bên trong tráp gỗ.
Cho dù vậy, Bạch Bất Phục vẫn không dám dùng tay chạm vào những vật bên trong tráp gỗ.
Chàng cất đoản kiếm đi, dùng chiếc quạt để lật nghiêng tráp gỗ.
Thần tình chấn động, hai mắt chớp nhanh khi chàng nhìn thấy một trong những vật rơi ra từ tráp gỗ là thanh đoản kiếm với hình dáng bên ngoài giống như thanh đoản kiếm của chàng.
Chàng ngỡ bị hoa mắt bèn cho tay vào bọc áo kiểm tra lại. Thanh đoản kiếm của chàng vẫn còn trong người chàng. Và thanh đoản kiếm kia thì vẫn ung dung tồn tại trước mắt chàng, bất chấp chàng tin hay không tin và cũng không kể đến sự hoang mang vô tả của chàng đang có.
Để xóa tan sự nghi ngờ, chàng lấy thanh đoản kiếm của chàng ra và so sánh.
Hai thanh đoản kiếm giống hệt nhau, như được đúc từ một khuôn. Chúng giống từ hình dáng, kích cỡ, độ phản quang và giống cả những nét chạm khắc. Đến viên ngọc bích được khảm ở đốc kiếm cũng có hình dáng và màu sắc tương đồng.
Chàng cau mày ngẫm nghĩ:
- “Vậy là Dương Côn dù phát hiện được mật thất nhưng lão chỉ chú trọng đến tín vật tổ sư không tìm thấy tráp gỗ. Bằng không, lúc lão nhìn thấy ta sử dụng đoản kiếm, hẳn lão phải kinh ngạc vì sự giống nhau của hai thanh đoản kiếm này. Chà… Ta phải hiểu như thế nào đây về hiện trạng này? Là Hắc Y Giáo đánh cắp một trong hai thanh đoản kiếm của Bích Dạ Cung hay Bích Dạ Cung chiếm đoạt của Hắc Y Giáo?” Đưa mắt nhìn một mảnh hoa tiên đã ố vàng vì thời gian, được xếp gọn, đang nằm lẫn vào những vật còn lại từ tráp gỗ, Bạch Bất Phục mơ hồ tin rằng chàng sẽ tìm được lời giải đáp từ mảnh hoa tiên đó.
Với một bên tay là chiếc quạt, một bên tay là thanh đoản kiếm, Bạch Bất Phục thật trọng mở mảnh hoa tiên ra.
Lời lẽ trong mảnh hoa tiên tuy có phần khó hiểu nhưng đối với chàng thì đây lại là một manh mối hữu ích.
“Hoàng Y huynh nhã giàm Dùng một trong Song Ngư Loan Tình Kiếm làm vật định tình, trái tim của bổn Tiên Tử như đã trao trọn vào Hoàng Y huynh.
Gần đây gã Bạch Y luôn tìm cách làm bổn tiên tử động lòng, nhưng bổn tiên tử một khi đã khắng khít với Hoàng Y huynh, bổn Tiên Tử đâu thể hai lòng. Không được đoái hoài, gã Bạch Y lại càng quấy nhiễu bổn Tiên Tử luôn.
Hoàng Y huynh là tuyệt đại cao nhân đương đại, sở học của Hoàng Y huynh kiêm tu võ công và độc môn. Việc ngăn cản gã Bạch Y và khuyên giải y đừng quấy nhiễu bổn Tiên Tử, nghĩ ra chỉ còn mỗi Hoàng Y huynh là thừa năng lực.
Bổn Tiên Tử đã xem qua thiên tượng, tiết Đoan Ngọ này đúng vào kiết nhật.
Hoàng Y huynh nghĩ sao nếu chúng ta lấy ngày đó làm ngày vui chung của hai ta?
Để tỏ lòng thành tâm, bổn Tiên Tử còn cho khảm vào Loan Tình Kiếm viên tỵ độc châu. Vì khi bổn Tiên Tử đã là người của Hoàng Y huynh, đâu còn ngại để phải phòng độc?
Vô Vi Tiên Tử bút” Đọc xong mảnh hoa tiên của Vô Vi Tiên Tử, Bạch Bất Phục chỉ biết được hai điều:
thanh đoản kiếm kia cùng với thanh đoản kiếm của chàng được gọi chung là Song Ngư Loan Tình Kiếm. Việc thứ hai:
gã Bạch Y được đề cập trong mảnh hoa tiên, theo suy đoán của chàng, chính là Bạch Y công tử, kẻ đã hãm hại cung chủ Bích Dạ Cung và còn nhấn chìm toàn bộ Bích Dạ Cung xuống làn nước Bích Dạ Đầm.
Còn như viên ngọc kia là tỵ độc châu thì chàng cần phải thử nghiệm lại, chưa thể tin ngay.
Điều mơ hồ chưa hiểu thì hãy còn nhiều:
Hoàng Y huynh là ai? Vật sở hữu của Hoàng Y huynh sao lại do Hắc Y Giáo cất giữ ? Đã có Hoàng Y huynh đối phó với gã Bạch Y thì gã sao có thể còn sống để gây thảm hoa. diệt môn cho Bích Dạ Cung? Hay việc của Bích Dạ Cung xảy ra trước, sau mới đến việc này? Nếu là vậy chàng muốn tìm tung tích của Bích Dạ Cung cung chủ thì phải tìm hiểu từ Hoàng Y huynh và Vô Vi Tiên Tử sao? Hoàng Y huynh hiện còn sống hay đã chết? Vô Vi Tiên Tử sống chết ra sao?
Muốn tìm họ chàng phải tìm ở đâu?
Đưa mắt lướt qua những vật còn lại, là những vật từ tráp gỗ rơi ra, Bạch Bất Phục chỉ nhìn thấy những lọ to lọ nhỏ không rõ chứa đựng gì.
Aùm ảnh bởi độc chất lợi hại của lão Quỷ Y, chàng như kinh cung chi điểu không dám mở những lọ đó ra xem.
Không biết phải làm gì với những vật này, Bạch Bất Phục bất giác nhìn quanh mật thất một lần nữa.
Cạch!
Một tiếng động khẽ chợt vang lên. Bạch Bất Phục đảo mắt nhìn về phía phát ra tiếng động.
Bức tường đá ở phía đó không hiểu sao bỗng dịch chuyển vào trong.
Bạch Bất Phục với dạ nghi ngờ vội uốn người lao trở ngược vào bí đạo.
Từ chỗ ẩn chàng nhìn ra, thấy bức tường đá càng lúc càng dịch chuyển vào trong, tạo thành một lối thông thương giữa mật thất với bên ngoài.
Một người liền sau đó lách người vào qua cánh cửa mở đủ rộng.
Bạch Bất Phục mỉm cười thích thú:
- “Ta đoán không sai mà. Đối phó với một kẻ quỷ quyệt như lão ta phải nghĩ như lão đã nghĩ thấy mới có cơ hội thành công”.
Vừa nhìn thấy lão Quỷ Y, nhân vật vừa bước vào mật thất chính là lão Quỷ Y Ma Thủ, một trong Thế Ngoại Tam Quỷ, đưa tay bế kín cửa đá, Bạch Bất Phục định tung người lao ra.
Nhưng tiếng kêu sững sờ của lão Quỷ Y khiến chàng phải đình bộ:
- Song Ngư Loan Tình Kiếm? Ha…ha…ha… Chàng nghi ngờ lén nhìn sắc diện lão Quỷ Y.
Việc lão nhận ra Song Ngư Loan Tình Kiếm đã là một việc lạ, tràng cười tự đắc của lão sau đó còn lạ hơn.
Và chàng càng thêm nghi hoặc khi nghe lão lẩm bẩm sau tràng cười:
- Đã có tỵ độc châu trong tay, ta đâu ngại gì Bích Dạ Tuyệt Đầm ? Công phu Bích Dạ Cung sẽ thuộc về ta. Bích Dạ Ngũ Tuyệt Khúc sẽ là của ta. Ha…ha…ha….
Đang khi lão phát ra tràng cười thứ hai, Bạch Bất Phục không ngớt suy nghĩ:
- “Do nước của Bích Dạ Đầm có đặc tính lạ thường nên bị gọi là Bích Dạ Tuyệt Đầm thì không sai. Nhưng tỵ độc châu thì có liên quan gì đến loại nước thuỷ bất thuỷ nê bất nê ở Bích Dạ Đầm ? Không lẽ tỵ độc châu cũng là tỵ thuỷ châu ? Hoặc giả ở Bích Dạ Đầm có độc chất ẩn tàng ? Nếu vậy, tại sao ta không những đã đầm mình mà còn uống thật nhiều nước ở Bích Dạ Đầm nhưng vẫn bình an ? Còn nữa qua khẩu khí của lão Quỷ Y, dường như lão biết rất rõ về Bích Dạ Cung. Sao lão biết ? Hay giữa lão và Hoàng Y huynh nào đó hoặc với Vô Vi Tiên Tử có mối liên quan ? Phải rồi, trong mảnh hoa tiên có đề cập đến độc môn của nhân vật Hoàng Y, lão Quỷ Y lại tinh thông độc dược. Không lẽ lão Quỷ Y có quan hệ đến nhân vật Hoàng Y là thật?” Mãi suy nghĩ Bạch Bất Phục không lưu tâm đến việc lão Quỷ Y vừa xem qua mảnh hoa tiên do Vô Vi Tiên Tử lưu tự.
Chỉ khi lão cười lên chàng mới chú tâm đến lão:
- Ha…ha…ha….. Chàng thấy trong tay lão Quỷ Y có đến hai mảnh hoa tiên, không phải một như chàng đã đọc.
Lão đang nhìn vào mảnh hoa tiên thứ hai, do có kích thước nhỏ hơn, và làu bàu trong miệng:
- Lão quái vật cho đến lúc chết vẫn bất công với ta. Dù sao ta cũng là đồ tôn sư của sư tổ, tại sao lão chỉ truyền độc công cho ta trong khi truyền toàn bộ y bát cho Thôi sư đệ ? Đã thế, ta phá huỷ tâm huyết của lão, xem Hắc Y Giáo có còn tồn tại nữa không? Hừ !
Lão vo tròn mảnh hoa tiên đó và ném mạnh về một bên.
Tung người lao ra, Bạch Bất Phục nhẹ nhàng đón lấy mảnh hoa tiên đó.
Sự xuất hiện của chàng khiến lão Quỷ Y phải bàng hoàng. Lão hét lên hoảng sợ:
- Bạch Y công tử ? Ai chỉ cho ngươi biết cách vào đây bằng bí đạo?
Mặc cho lão hét, Bạch Bất Phục ung dung mở mảnh hoa tiêu ra xem. Chàng còn khiêu khích lão bằng cách đọc thành lời:
“Thôi Tử Bình Đại sư huynh của ngươi tư chất kém cỏi, khó hoàn thành việc lớn. Ta lưu lại toàn bộ sở học của ngươi là…” Vừa đọc chàng vừa nhìn lão và tủm tỉm cười.
Và chàng đành phải ngưng lời ở đó do cử chỉ khả nghi của lão.
Chàng quát lên khi phát hiện lão đang lén lén cho tay vào bọc áo:
- Đố lão dám!
Nghe quát, lão Quỷ Y không thể không bất động. Vì lão biết quá rõ bản lĩnh của chàng. Chỉ cần một cử động nhỏ của lão, nhằm tung độc vào chàng, lão sẽ chết trước khi ra tay.
Buông một tiếng cười lạnh để doa. nạt, Bạch Bất Phục lại đưa mắt nhìn vào mảnh hoa tiêu.
Lão Quỷ Y quỷ quyệt có thừa. Lão vội vàng gầm lên và tung chân hất mạnh vào các lọ to lọ nhỏ, là những lọ có trong chiếc tráp đang nằm kề chân lão, hướng về phía chàng:
- Cho ngươi chết! Ha…ha…ha….
Qua lực đạo của lão, những lọ này cái thì vỡ tung cái thì bay mất phần sáp bế kín miệng lọ, hàng loạt những lớp bụi mù đủ màu sắc liền xuất hiện.
Chúng bay tỏa đi khắp nơi và phân tán toàn bộ vào không trung khiến thị tuyến của chàng hoàn toàn bị che kín.
Cả kinh vì việc này, chàng không những phải bế khí nín hơi mà còn phải nhảy lùi vào bí đao. Vì chàng không thể không nghĩ những lớp bụi đủ màu sắc đó rất có thể là những loại độc dược.
Những lớp bụi mà này vẫn bám theo chàng do lúc chàng nhảy lùi đã tạo cơ hội cho chúng bị hút theo.
Càng thêm lo sợ, Bạch Bất Phục đánh liều vận khí và xô ra một luồng kình phong.
Vù…vù….
Toàn bộ lớp bụi mù bám theo chàng liền bị đẩy vào mật thất.
Vẫn chưa yên tâm, Bạch Bất Phục lại lùi nữa, lùi sâu thêm vài trượng vào bí đạo.
Chốc chốc, chàng lại vẫy nhẹ một kình về phía trước, phòng ngừa lớp bụi mà đó do phân tán khắp nơi sẽ lọt trở lại bí đạo.
Không những thế, Bạch Bất Phục còn phải ngưng thần nghe ngóng vì tin rằng lão Quỷ Y cho là chàng đã chết vì độc sẽ đi vào bí đạo tìm chàng và thu thập thi thể chàng.
Thế nhưng, thời gian phải bế khí đã trôi qua khá lâu, chàng vừa không chịu được vừa không nhìn thấy lão Quỷ Y xuất hiện.
Kinh nghi, chàng quay đầu nhìn về phía sau, sợ lão Quỷ Y đã bỏ đi khỏi mật thất giờ đang theo bí đạo để tìm chàng.
Vẫn không phát hiện được tiếng động khả nghi nào, Bạch Bất Phục nhanh tay cất mảnh hoa tiên nọ vào bọc áo vì chàng chưa xem xong. Và khi lấy tay ra, chàng lôi theo thanh đoản kiếm và chiếc quạt.
Chàng cầm chiếc quạt bằng tay tả, chàng phe phẩy về phía trước để xua tan số bụi mù nếu có. Tay hữu thủ thanh đoản kiếm trước ngực, Bạch Bất Phục chậm chân tiến vào mật thất.
Trong lúc tình cờ, do quá khẩn trương, chàng vừa hít một hơi thanh khí nhưng không hay biết.
Kịp nhớ lại, chàng hoảng sợ bế khí. Len lén kiểm tra kinh mạch, chàng vẫn còn hồ nghi cho dù không phát hiện dấu hiệu trúng độc.
Vẫn tiếp tục bế khí, Bạch Bất Phục lại di chuyể dần vào bên trong.
Đưa mắt lướt nhìn qua mật thất, chàng vừa mừng vừa lo.
Chàng mừng vì lão Quỷ Y đã bỏ đi khỏi mật thất từ lâu và cánh cửa ngầm cũng đã bị lão phong kín.
Còn lo là vì thanh đoản kiếm lẫn mảnh hoa tiên kia đã biến mất cùng với lão Quỷ Y.
“Hừ! Như ta nghe lão lẩm bẩm lão có được tỵ độc châu ở Song Ngư Loan Tình Kiếm, thế nào lão cũng tìm cách xâm nhập vào Bích Dạ Cung. Khốn nỗi, Ngũ Tuyệt Công Phu Thượng Tầng và những di vật còn lại, ta vẫn lưu ở Bích Dạ Cung. Ngay khi rồi khỏi đây, ta phải nghĩ cách ngăn cản lão.”.
Dùng khinh thân pháp với toàn bộ chân lực, Bạch Bất Phục như biến thành bóng u linh để lao đi không một tiếng động về phía có cánh cửa ngầm khi nãy. Chàng lo sợ việc lớp bụi mù lúc nãy do cử động của chàng lại tung bay lên thì khốn.
Chàng vung thanh đoản kiếm sắc bén vào lớp đá trước mặt.
Thanh đoản kiếm liền cắm ngập vào lớp đá, đúng vào chỗ cánh cửa ngầm đã mở ra.
Kéo dài sang bên hữu rồi rọc mạnh xuống, Bạch Bất Phục lại kéo thanh đoản kiếm qua bên tả rồi kéo thẳng lên trên. Sau khi tạo thành một vết cắt vuông vức, Bạch Bất Phục khẽ nạt….
Âm Công
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40