watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Một cây cầu quá xa-P1 - Chương 2 - tác giả Cornelius Ryan Cornelius Ryan

Cornelius Ryan

P1 - Chương 2

Tác giả: Cornelius Ryan

Mối lo ngại lớn nhất của Model là việc người Anh tiến vào Antwerp. Ông ta không rõ liệu bến cảng khổng lồ này, lớn thứ hai châu Âu, đã bị chiếm nguyên vẹn hay đã bị lực lượng Đức đồn trú phá huỷ. Bản thân thành phố Antwerp, nằm sâu trong đất liền, không phải là điểm quan trọng. Để sử dụng cảng, quân Đồng minh cần kiểm soát lối ra biển, một cửa biển dài 54 dặm, rộng 3 dặm ở chỗ đổ ra biển, chảy vào Hà Lan từ biển Bắc qua đảo Walcheren và vòng qua bán đảo Nam Beveland. Chừng nào súng lớn của quân Đức còn kiểm soát cửa Schelde, quân Đồng minh vẫn không thể sử dụng được cảng Antwerp.
Thật không may cho Model, ngoài các khẩu đội phòng không và pháo hạng nặng bảo vệ bờ biển đặt trên đảo Walcheren, ông ta hầu như không có lực lượng nào bên bờ bắc. Nhưng phía bên kia cửa Schelde, gần như bị cô lập ở Pas de Calais là đạo quân 15 của tướng Gustav von Zangen - một đội quân chừng 80000 người. Cho dù bị nhốt chặt trong một cái túi - biển chặn sau lưng họ về phía bắc và phía tây, lính Canada và Anh đang ép lại từ phía nam và phía đông - lực lượng này tuy thế vẫn kiểm soát hầu hết bờ nam cửa biển.
Tới lúc này, Model tin rằng xe tăng Anh, tận dụng tình hình, chắc chắn sẽ tiến dọc bờ bắc và quét sạch khu vực này. Chẳng bao lâu nửa toàn bộ bán đảo Nam Beveland sẽ nằm trong tay họ và bị cắt đứt khỏi lãnh thổ Hà Lan ở đoạn hẹp nằm về phía bắc biên giới Bỉ, chỉ cách Antwerp 18 dặm. Sau đó, để khai thông cảng, người Anh hẳn sẽ quay sang tấn công đạo quân thứ 15 và quét sạch bờ nam. Lực lượng của von Zangen cần được triệt thoái.
Cuối buổi chiều ngày 4/9 tại sở chỉ huy cụm quân B đóng tại làng La Chaude Fontaine ở đông nam Liege, Model ra một loạt mệnh lệnh. Qua radio ông ta lệnh cho von Zangen giữ vững bờ nam cửa Schelde và tăng cường phòng thủ các cảng nhỏ Dunkirk, Boulogne và Calais, mà Hitler trước đó đã ra lệnh cần được phòng thủ « với quyết tâm cảm tử như những pháo đài ». Với lực lượng còn lại của mình, viên tư lệnh khốn khổ von Zangen cần phản công về hướng đông bắc vào lực lượng thiết giáp Anh. Đây là một giải pháp tuyệt vọng, nhưng Model không thấy có cách nào khác. Nếu cuộc phản kích của von Zangen thành công, nó thể sẽ cô lập được lực lượng Anh ở Antwerp và cắt rời lực lượng thiết giáp mũi nhọn của Montgomery đang tiến lên phía bắc. Ngay cả nếu thất bại, nỗ lực của von Zangen vẫn có thể kéo dài được thời gian, làm chập bước tiến Đồng minh đủ lâu để viện binh kịp tới nơi và thiết lập một chiến tuyến mới dọc kênh đào Albert.
Chính xác là lực lượng tăng viện nào đang tới, Model không rõ. Đến tối ông ta cuối cùng cũng nhận được câu trả lời của Hitler cho sự cầu khẩn của ông xin thêm các sư đoàn mới để ổn định mặt trận. Đó là tin ông ta bị thay thế bởi thống chế von Runstedt ở chức tư lệnh mặt trận phía tây. Von Kluge đã tại nhiệm được 44 ngày ở cương vị OB West, Model chỉ vẻn vẹn 18 ngày. Thường ngày khá nóng nảy và đầy tham vọng, lần này Model phản ứng khá bình thản. Ông ta ý thức được hạn chế về khả năng quản lý của mình hơn là những người chỉ trích tin.*
*« Chúng tôi hiếm khi thấy ông ta, » tham mưu trưởng OB West Blumetritt nhớ lại. « Model ghét những công việc giấy tờ và dành phần lớn thời gian trên thực địa. » Trung tướng Bodo Zimmermann, chỉ huy tác chiến của OB West, đã viết sau chiến tranh rằng cho dù Model là « một người lính rất có năng lực, » ông ta thường « yêu cầu quá nhiều và quá gấp, » từ đó thiếu « khả năng nhận định cái gì thực sự khả thi. » Ông ta thường có xu hướng « phân tán năng lực của mình, » Zimmermann viết thêm, và « công việc tham mưu bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự vắng mặt quá thường xuyên và những mệnh lệnh thiếu nhất quán của ông. »
Giờ đây ông ta có thể tập trung cho công việc ông ta có năng lực hơn cả : làm một chỉ huy chiến trường, chỉ thuần tuý chỉ huy cụm quân B. Nhưng, trong số hàng loạt mệnh lệnh hấp tấp của Model trong ngày cuối cùng làm tư lệnh miền tây, một mệnh lệnh sau này sẽ trở nên cực kỳ quan trọng. Nó liên quan đến việc di chuyển quân đoàn Panzer SS số 2 của ông ta.
Viên tư lệnh quân đoàn, trung tướng 54 tuổi Wilhem Bittrich, đã mất liên lạc với Model từ hơn 72 giờ. Lực lượng của ông này, gần như phải chiến đấu liên tục kể từ Normandy, đã tổn thất nặng nề. Thiệt hại về xe tăng của Bittrich rất lớn, các đơn vị cạn kiệt đạn và xăng. Thêm nữa, do liên lạc bị gián đoạn, số ít mệnh lệnh nhận được qua radio đều không còn phù hợp với tình hình khi đến tay ông ta. Không biết gì về di chuyển của quân địch và cần gấp chỉ đạo, Bittrich đã lên đường đi tìm Model. Cuối cùng ông ta cũng tìm được viên thống chế tại sở chỉ huy cụm quân B ở gần Liege. « Tôi đã không gặp lại ông kể từ mặt trận Nga năm 1941, » Bittrich sau này nhớ lại. « Kính không gọng đeo trên mắt, mặc chiếc áo khoác da ngắn quen thuộc, Model đang đứng quan sát bản đồ và sẵng giọng ra hết lệnh này đến lệnh khác. Hầu như không có thời gian trao đổi nhiều. Yêu cầu mệnh lệnh chính thức tiếp theo, tôi được lệnh dời sở chỉ huy của mình về phía bắc tới Hà Lan. » Nhanh nhất có thể được, Bittrich được lệnh « giám sát việc củng cố và bổ sung của các sư đoàn Panzer SS số 9 và 10. » Những đơn vị đã tơi tả này, Model nói với ông ta, cần được « từ từ rút khỏi vòng chiến và di chuyển ngay lên phía bắc. »
Vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn về mệnh lệnh của Model. Theo nhật ký chiến tranh của cụm quân B, lệnh di chuyển các sư đoàn Panzer SS số 9 và 10 được đưa ra vào tối ngày 3/9. Nếu vậy, chúng đã không bao giờ tới đích. Thêm nữa, có tài liệu cho thấy Bittrich nhận được chỉ thị dành cho ông ta 48 giờ sau đó, lệnh cho ông ta giám sát việc tập hợp và củng cố không chỉ sư đoàn 9 mà cả sư đoàn Panzer số 2 và 116. Thật lạ, sư đoàn 10 không được nhắc đến. Tôi không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy sư đoàn 2 hay sư đoàn 116 từng tới được Arnhem (có vẻ là các đơn vị này vẫn tiếp tục giao chiến ở mặt trận). Theo giấy tờ và nhật ký cá nhân của Bittrich, ông ta nhận được lệnh miệng từ Model hôm 4/9 và theo đó chỉ chỉ huy các sư đoàn 9 và 10 hướng lên phía bắc. Cả hai đơn vị này, theo các tư lệnh của chúng, bắt đầu từ từ rút lui vào ngày 5 – 6/9.
Viên tướng ít ai biết đến Bittrich khó có thể đoán trước được vai trò quyết định mà các sư đoàn Panzer SS số 9 và 10 của ông ta sẽ thể hiện trong hai tuần sau đó. Địa điểm Model chọn cho Bittrich là một vùng yên tĩnh, lúc đó nằm cách mặt trận khoảng 75 dặm. Một ngẫu nhiên lịch sử đã quyết định rằng khu vực này bao gồm cả thành phố Arnhem.
Cuộc tháo chạy vắt chân lên cổ của người Đức qua Hà Lan đang chậm dần lại, cho dù chỉ một số ít trong những người Hà Lan đang hân hoan nhận ra. Từ biên giới Bỉ tới Arnhem, đường xá vẫn đông nghịt, nhưng sự di chuyển đã khác đi. Từ vị trí quan sát của mình tại ngôi nhà nhìn xuống cầu Arnhem, Charles Labouchere thấy không có gì thay đổi trong dòng thác xe cộ, lính, và những kẻ thân Nazi đang không ngừng tuôn qua cầu. Nhưng chỉ cách chỗ Labouchere vài khối nhà về phía bắc, Gerhadus Gysbers, một người bán sách cổ, thấy có một sự thay đổi xảy ra. Lính Đức tíên vào Arnhem từ phía tây không tiếp tục đi xa hơn. Khu trại lính Willems ngay cạnh nhà Gysbers và những khu phố lân cận chật cứng xe ngựa và tàn quân. Gysbers trông thấy các tiểu đoàn Luftwaffe, lính phòng không, SS Hà Lan và đám người già của sư đoàn bảo vệ bờ biển 719. Với viên chỉ huy kháng chiến ở Arnhem, Pieter Kruyff, đây không phải là sự dừng lại tạm thời. Đám lính này không đi về phía Đức. Chúng đang từ từ tập hợp lại, một số đơn vị đi trên xe ngựa của sư đoàn 719 bắt đầu quay trở lại phía nam. Chỉ huy quân báo của Kruyff tại vùng Arnhem, anh Henri Knap 33 tuổi, kín đáo đạp xe đi khắp quanh vùng, cũng nhận ra sự thay đổi này. Anh cảm thấy bối rối, tự hỏi không lẽ những bản tin lạc quan phát đi từ London lại sai. Nếu thế, sự thất vọng thật tàn nhẫn. Khắp nơi anh nhìn thấy người Hà Lan hân hoan. Ai cũng biết rằng quân của Montgomery đã chiếm Antwerp. Hiển nhiên Hà Lan sẽ được giải phóng trong vài giờ tới. Knap có thể nhận ra quân Đức đang chỉnh đốn lại lực lượng. Cho dù lúc này sức mạnh của chúng vẫn chưa đáng kể, nhưng anh biết rõ nếu người Anh không tới nhanh lực lượng này sẽ mạnh lên nhiều.
Tại Nijmegen, cách đó 11 dặm về phía nam, quân cảnh Đức chặn mọi con đường dẫn tới biên giới Đức.
Một cây cầu quá xa
Lời mở đầu
P1 - Chương 1
P1 - Chương 2
P1- Chương 3
P1 - Chương 4
P1- Chương 5
P1- Chương 6
P1 - Chương 7
P2 - Chương 1
P2 - Chương 2
P2 - Chương 3
P 2- Chương 4
P 2- Chương 5
P 2- Chương 6
P 2- Chương 7
P 2- Chương 8
P 2- Chương 9
P 2- Chương 10
P 2 - Chương 11
P 2- Chương 12
P 3- Chương 1
P3- Chương 2