Chương 10
Tác giả: Duyên Anh
Bỗng nhiên, người ta dẫn chàng ra hớt tóc. Thợ hớt tóc, dĩ nhiên, là công an. Người thợ công an có vẻ rất chuyên nghiệp. Anh ta chơi những đường kéo thật điệu nghệ. Rồi anh ta tỉa mái tóc rậm bu của chàng bằng dao. Chàng phải ngồi hơi lâu cho anh ta o bế một cái đầu không giống những cái đầu khác. Người thợ cạo mặt, cạo râu, cạo ria chàng nhẳn nhụi. Anh ta rẽ ngôi, chải chuốt tóc chàng và đưa tấm gương nhỏ để chàng ngắm nghía. Chàng giật mình. Và chàng khoan khoái. Khuôn mặt chàng không còn là khuôn mặt chàng hôm nào lang thang trên những vỉa hè Paris nữa. Nếu so sánh khuôn mặt chàng với một thanh thép thì thanh thép ấy đã tôi. Người cộng sản luôn luôn tự hào về nhân vật Pavel trong Thép đã tôi thế đấy, cuốn truyện gối đầu được phép tự hào về Trần Văn Bá trong những tác phẩm nào đó mà các nhà văn sẽ viết về chàng.
- Anh bằng lòng nghệ thuật cắt tóc của tôi chứ?
Người thợ hỏi.
- Đẹp lắm. Chàng nói.
- Lần đầu tiên tôi được biểu diễn nghề mọn với anh.
- Với tôi?
- Phải.
- Tại sao?
- Anh hiểu rồi mà. Những phạm nhân khác được hớt tóc bằng tông đơ cắt lông cừu của Trung quốc và chỉ cần đưa vài nhát thôi. Râu ria của họ cũng đi tông đơ luôn.
Người công an đã nhận chỉ thị của lãnh đạo và nói lên sự chiếu cố của Đảng và Nhà Nước đối với chàng.
- Tại sao cần chiếu cố mái tóc tôi?
- Nghe nói anh sắp về Paris.
- Tôi về Paris?
- Nghe nói thế. Anh sẽ gặp lãnh đạo trung ương rồi anh lên máy bay.
- Lãnh Đạo, tôi chán gặp lãnh đạo rồi.
Người công an cười, tháo tấm khăn phủ người chàng rũ tung tóc và nói:
- Anh về phòng tắm gội đi.
Chàng được dẫn về phòng tắm gội. Người công an hớt tóc đưa gương cho chàng soi để chải tóc, rẽ ngôi. Người công an bảo vệ mang tới bộ quần áo không phải quần áo tù: Chiếc sơ mi ngắn tay màu trắng và chiếc quần màu xanh đậm. Một đôi xăng đan nhựa chế tạo ở Hà Nội.
- Anh thay quần áo khẩn trương rồi chúng tôi đưa anh đi gặp lãnh đạo trung ương.
- Ông Lãnh Đạo không đến đây nữa?
- Không.
Chàng thay quần áo mới.
- Anh thông cảm nhé, chúng tôi chỉ tuân hành chỉ thị.
Người công an bảo vệ còng tay chàng, bịt mắt chàng rồi dìu chàng ra chỗ xe đậu. Chàng không bị xích chân. Ngồi trên đệm xe, chàng biết đó là loại xe du lịch. Chàng ngồi giữa, hai người công an hai bên. Xe chạy một lúc, khoảng hai mươi phút thì rẽ vô sân đá sỏi lạo xạo rồi ngừng lại. Người ta mở cửa, dìu chàng xuống, đưa chàng leo cái tam cấp rồi cái cầu thang khá dài. Người ta bảo chàng ngồi. Chàng ngồi trên ghế đệm. Người ta tháo còng tay, cởi miếng vải bịt mắt chàng ra.
Chàng đã ngồi trong phòng làm việc của lãnh đạo trung ương.
Im lặng. Chỉ có mình chàng, căn phòng rộng rãi và tiếng máy lạnh thổi nhẹ. Cả nước đang thiếu điện. Thành phố Sàigòn cúp điện 5 ngày một tuần. Cần Thơ, Huế. Chỉ có điện vào những ngày lễ lớn. Nhưng điện lãng phí nơi đây, văn phòng ngài lãnh đạo trung ương. Chàng nhìn chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh treo trên tường, sau bàn giấy của lãnh đạo. Ngay dưới bức chân dung thần thánh là khẩu hiểu, là lời vàng ngọc của lãnh tụ khuyên > cần, kiệm, liêm, chính! Hai người công an đưa chàng vào văn phòng của lãnh đạo trung ương đã ra ngoài. Một lát, cánh cửa văn phòng mở. Lãnh đạo trung ương nhanh nhẹn bước vộ Ông ta còn rất khỏe mạnh tuy tóc đã bạc phợ Ông ta tươi cười, niềm nở:
- Bonjour Bá!
- Chàng đứng dậy, khẽ gật đầu. Lãnh đạo trung ương chìa tay:
- Mạnh khỏe chứ, Bá?
Chàng đưa tay bắt tay lãnh đạo trung ương và đáp:
- Cảm ơn ông, tôi vẫn khỏe.
- Ngồi đi, ngồi đi! Ông ta dục chàng.
Chàng ngồi.
- Nhớ tôi không?
Chàng lắc đầu.
- Cố nhớ đi, sẽ nhận ra tôi. Năm 1982 tôi có sang Paris, có gặp đông đủ sinh viên của ta bên ấy.
Chàng nhớ rồi. Lãnh Đạo trung ương là Mai Chí Thọ, cựu giám đốc Sở Công An thành phố Hồ Chí Minh, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Đó là chức tước nổi. Chức tước ngầm của Mai Chí Thọ là tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân phía Nam. Nhiệm vụ của ông ta là khống chế những phần tử trong Mặt Trận giải phóng miền Nam cũ dập tắt mọi chồng đối của Mặt trận giải phóng miền Nam ly khai, đàn áp các tổ chức phản động và kiểm soát các nhân vật của Mặt trận giải phóng miền Nam cũng như các nhân vật miền Nam tập kết còn được lưu dụng. Đúng nhất, nhiệm vụ của Mai Chí Thọ là thay mặt nhóm Hà Nam Ninh nắm gọn quyền bính ở miền Nam. Bộ chính trị trung ương của Đảng cộng sản đã chia bạ Một: Lê Duẩn và nhóm Thanh Nghệ Tĩnh. Hai: Trường Chinh và nhóm Hà Nam Ninh. Ba: Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng và nhóm đứng giữa. Năm 1982, Mai Chí Thọ đã thăm viếng không chính thức Paris sau khi qua vài nước Tây Âu xin xỏ viện trợ nhân đạo.
- Tôi nhớ rồi, chàng nói, rất tiếc đám sinh viên đã gặp ông không có tôi và anh em của tôi.
- Không sao, không sao cả. Anh nhớ tôi là đủ rồi. Với người cộng sản, hôm qua không giá trị bằng hôm nay và hôm nay không giá trị bằng ngày mai.Mai Chí Thọ nhấn nút chuông. Một người cán vụ bưng khay nước vào. Trên khay nước có bình trà, hai cái tách sứ, một gói thuốc. Stuyvesant, một cái bật lửa gaz. Người cán vụ rót nước. Y nâng một ly trịnh trọng mời Mai Chí Thọ và một ly mời chàng. Y bóc gói thuốc lá, đẩy nhẹ hai điếu mời chàng trước.
- Tôi không thích Stuyvesant. Chàng nói.
- Thuốc này từ Paris đem về đây. Mai Chí Thọ mỉm cười.
- Gout đó không hợp với tôi.
- Anh thích hút thuốc Mỹ?
- Không.
- Thuốc gì anh thích?
- Vàm Cỏ!
- Thuốc của ta?
- Vâng, thuốc trồng tỉa trên đất quê hương ta.
- Thuốc đen đắng lắm.
- Quê hương ta mãi mãi đắng. Tôi thèm nuốt và ngửi mùi đắng ấy. Tôi về để được hít hà mùi cay đắng của quê hương tôi. Và Vàm Cỏ, giòng sông đầy cảm xúc làm tôi nhớ những trận đánh của cha chú tôi thuở nào toàn dân kháng chiến chống thực dân bảo vệ độc lập.
Mai Chí Thọ sai người cán vụ lấy thuốc Vàm Cỏ mời chàng. Người cán vụ bước khỏi phòng. Chàng tự bóc gói thuốc, mồi lửa, thả khói và mơ màng nhìn theo khói thuốc.
- Luôn luôn tôi bị ám ảnh bởi những địa danh, những khu rừng, những giòng sông đã thấm máu của cha chú tôi cùng với máu quân thù. Ông còn nhớ tướng Nguyễn Bình chứ? Một anh hùng Lương Sơn Bạc năm xưa. Thuở xưa, thảo khấu biến thành anh hùng. Còn bây giờ, những kẻ tự nhận mình là anh hùng đã biến hết thành thảo khấu. Tôi yêu Nguyễn Bình lắm. Ông còn nhớ bài hát ca ngợi Bình Xuyên không?
- Bình Xuyên của Lê Văn Viễn?
- Không, Bình Xuyên của Nguyễn Bình.
- Không, tôi không hề biết.
- Tôi biết, dù tôi không hề ở thời điểm ấy. >
- Trí nhớ anh tốt quá. Nhưng anh nhắc chuyện cũ làm gì. Hôm qua không giá trị bằng hôm nay, tôi nhắc lại.
- Với tôi hôm qua là cảm hứng của hôm naỵ Ông hiểu tại sao không? Tại vì các ông đang miệt thị những người dám cô đơn chống trả các ông là phỉ, là bọn cướp bóc hèn mọn.
- Anh không bao giờ là phỉ cả.
- Nếu vậy tôi tự nhận tôi là phỉ trong ý nghĩ của các ông.
- Anh Bá, tôi mời anh đến đây không phải để nói chuyện ấy.
- Ông mời tôi?
- Phải.
- Ông ra lệnh còng tay, bịt mắt tôi?
- Này nhé, Bá, mọi sai lầm sẽ sửa lại tức thời. Còng tay, bịt mắt anh là một sai lầm thì sẽ không còng tay, bịt mắt nữa. Bắt nhốt anh là một sai lầm thì sẽ thả.
- Cảm ơn ông. Ông có biết tôi khinh bỉ thằng Nguyễn Văn Thiệu mức nào không?
- Tôi biết.
- Thằng văn nô nào viết cho nó một câu ngửi được, ông biết câu đó chứ?
- Nói đi!
- > Tôi đã nhìn.
- Anh có thấy biển máu như bọn khốn nạn rêu rao không?
- Không. Nhưng thay vì biển máu, cả dân tộc ngoi ngóp giữa đại dương nước mắt.
- Anh biết sau cách mạng tháng 10, Liên xô tàn sát bao nhiêu triệu người không, sau khi đuổi Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan, Trung quốc tàn sát bao nhiêu triệu người không, Pol Pot, Ieng Sary tàn sát bao nhiêu triệu dân Khơ me không? Chúng tôi không tàn sát ai cả.
- Các ông chỉ lừa người vào nhà tù, trại tập trung để họ chết dần chết mòn.
- Nhìn cho kỹ, Bá! Lần lượt họ đã được thả về. Chưa hết nhưng quá 3 phần 4 rồi. Ngay cả những tên cảnh sát đặc biệt, mật vụ ác ôn chúng tôi cũng tha, cũng cấp xuất cảnh cho chúng nó sang ngoại quốc sống với vợ con chúng nó.
- Khi họ đã tàn tạ, kiệt lực?
- Tôi muốn anh nhìn cho kỹ rồi hãy phán xét. Cộng sản Việt Nam 1975 không còn là cộng sản Việt Nam 1956 nữa.
- Các ông đã tiến bộ.
- Đúng thế. Không tiến bộ thì Sàigòn đã biến thành > Không tiến bộ thì không bao giờ có ân huệ rời khỏi Việt Nam theo chương trình ODP. Không tiến bộ thì không bao giờ có vượt biển bán chính thức, vượt biển chui. Sông Bến Hải nhỏ bé so với Thái Bình Dương; Quảng Trị gần gũi so với Mã Lai, hãy so sánh tỷ lệ vượt tuyến từ 1956 đến 1974 và vượt biển từ 1975 đến 1984, so sánh đi, anh Bá. Đừng bảo chúng tôi sợ hãi sức ép của thế giới. Người cộng sản không kể những đứa chết trong các trại lao cải, những đứa được tha về vượt biên và ra đi chính thức. Con số chết không đáng kể so với riêng con số ác ôn được phép xuất ngoại. Chúng đều còn mạnh khỏe và ra khỏi nước là chửi bới, xuyên tạc om xòm, là tự nhận làm anh hùng trong tù ngục cộng sản. Chúng tôi đâu có sợ, vẫn tiếp tục tha và cho đi chính thức.
Mai Chí Thọ quả là con người nguy hiểm. Ông ta không hề đập bàn, không hề nặng lời. Ông ta bình thản, ngọt ngào, để muốn dồn chàng vào sự đầu hàng cay đắng. Chàng hớp một ngụm nước, hít một hơi thuốc, nhả khói và phản công:
- Có nhiều sự thật đến hôm nay vẫn còn là nghi vấn.
- Sự thật nào?
- Sự thật bức thư của Kennedy hứa với chủ tịch Hồ Chí Minh rằng sẽ không bao giờ xóa bỏ chế độ Hà Nội.
- Sự thật nào nữa?
- Sự thật về những trận không tập của Mỹ ở miền Bắc chỉ nhằm mục tiêu núi đá và rừng già. Vụ trải thảm B52 xuống khu phố Khâm Thiên qua 12 ngày, Hà Nội sẽ đầu hàng nhưng Mỹ chỉ trải thảm 12 ngày thôi, sự lôi dụ Hà Nội vào bàn hội nghị nghiêm chỉnh.
- Anh nói thêm đi.
- Sự thật về những âm mưu của Mỹ muốn khoán cho Hà Nội làm sen đầm Đông Nam Á: Sự thật về một thỏa hiệp Mỹ cấm các ông trả thù > Do đó, các ông không dám tàn sát và tha họ rồi nói chuyện nhân đạo, khoan hồng. Sự thật về âm mưu buông lơi các cửa biển để dồn dân vượt biển ngoài khơi cướp lột hết vàng bạc, châu báu, đó là vấn đề hải tặc Thái Lan giết giùm. Sự thật về...
- Những sự thật đó, Mai Chí Thọ chặn lại, không cho chàng nói nữa, anh chưa đủ kiến thức chính trị để hiểu đâu.
- Ông không thích nghe, có lẽ, đúng hơn. Tôi còn yếu ớt kiến thức chính trị, dĩ nhiên, nhưng tôi hiểu chắc chắn một điều: Các ông thích bắt người khác nghe sự thật do các ông nói mà sợ hãi sự thật người khác nói về các ông. Một số người Việt Nam ở Pháp, ở Âu châu và ngay cả dân chúng các nước không ưa Mỹ, phục các ông lắm. Tôi thấy các ông dở lắm, dở lắm.
- Dở thế nào?
- Vô cùng, vô số. Tôi nói một điều sai lầm thôi, một điều sai lầm muôn đời khó sửa, do từ sự kiêu ngạo của các ông.
- Anh thử nói tôi nghe.
- Các ông đã hủy diệt hết chất xám của miền Nam. Những bộ Óc thông minh của miền Nam hai mươi năm thu nhận mọi tinh hoa kỹ thuật, nghệ thuật của Tây phương, các ông đem nhốt hết vào tù rồi để họ trốn hết. Với chất xám của miền Nam cộng với chất xám của miền Bắc học hỏi từ Đông phương, các ông đã có một nền khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật Đông Tây tổng hợp để sáng tạo thành cái riêng của đất nước mà chẳng một quốc gia nào trên thế giới có nổi. Lòng thù hận và sự kiêu ngạo của các ông làm hư đại cuộc. Hóa cho nên các ông trở về thời kỳ đồ đá. Tôi xin nói thêm một sự thật mà ông cần nghe: Hai mươi năm miền Nam, dẫu quyền bính cai trị nằm trong tay bọn bất lương, không phải là đồ bỏ. Nó đã thăng hoa, đã có nền móng và từ nền móng của văn hóa nhân bản, nó sẽ vùng lên xóa bỏ các ông. Các ông cho người ra đi chính thức, vượt biển bán chính thức, lơi lỏng vượt biên chẳng phải vì cộng sản Việt Nam tiến bộ đâu. Mà là đề phòng một đứng dậy đập tan chế độ của các ông.
- Anh nguy hiểm thật.
- Ông cho tôi phục các ông một điều chứ?
- Điều gì?
- Các ông rất giỏi về sự đày đọa dân tộc và nói dối chuyên nghiệp. Không thể có hòa giải với các ông. Chỉ có một con đường duy nhất: Chiến đấu để chiến thắng.
- Và chết?
- Dĩ nhiên. Vì thế; tôi thấy chẳng muốn đàm thoại với các ông. Tôi không tin các ông thành thật với tôi. Với các ông, các ông không thành thật, nữa là với kẻ các ông coi là nguy hiểm. Sự thành thật và lương tâm cộng sản khó kiếm hơn cả gan ruồi, mật muỗi.
- Bá à, anh vẫn còn bị khủng hoảng. Chừng anh hết khủng hoảng, thái độ của anh sẽ thay đổi. Tôi kiên nhẫn chờ anh.
- Bao lâu?
- Năm, mười năm.
- Ông sẽ không có thời gian chờ đợi tôi đâu.
- Tại sao?
- Vì ông già rồi, ông sẽ chết trước tôi. Nhưng ông yên tâm, đã đến lúc tôi cần viết một cái gì đó.
- Trong tự khai?
- Vâng, trong tự khai.
- Tôi hy vọng khi yên lặng ngồi viết, anh sẽ suy nghĩ về cung cách đối xử của tôi với anh.
- Cám ơn ông đã không nghiến răng, đập bàn. Cám ơn ông đã không đánh đập, nhiếc mắng tôi.
- Anh sẽ về chỗ cũ của anh, không ai bịt mắt, còng tay anh nữa. Tôi đã nói hễ có sai lầm thì sửa sai ngaỵ Tôi cũng không cần anh phải tin tôi thành thật. Người cộng sản biết khinh bỉ và biết ca ngợi. Sự giã từ Paris về nước của anh và thái độ ngoan cường của anh đáng để tôi biểu dương. Tôi có thể ghét anh nhưng không khinh anh. Anh chống chúng tôi hoàn toàn sai lầm song anh đã chống bằng nhiệt tình và chỉ vì nhiệt tình mà thôi. Anh ngồi đây hút thuốc, uống trà. Tôi tạm biệt anh đi họp.
Mai Chí Thọ bắt tay chàng. Ông ta rời khỏi văn phòng. Chàng ngồi hút thuốc một mình khá lâu. Khi chàng tới đây là buổi chiều. Sau bữa ăn trưa, người ta bảo chàng ra hớt tóc rồi thay quần áo > đi gặp lãnh đạo trung ương. Chàng cảm giác đói. Nước trà đặc và khói thuốc làm chàng buồn ói. Chàng đứng dậy đúng lúc công an bảo vệ đẩy cửa vào, đưa chàng về nhà tù. Trời đã tối. Thành phố mù mịt vì nhằm đêm cúp điện. Chàng mỉm cười, nghĩ thầm: > Chiếc xe du lịch chạy lòng vòng nhiều lối rồi vất trả chàng ở căn biệt thự hiu hắt ngoại ộ Cộng sản thật khó hiểu. Họ cứ vờn chàng mãi làm gì nhỉ? Họ muốn chờ đợi gì đó chăng?