Chương 3
Tác giả: Duyên Anh
Bữa cơm thứ hai giống hệt bữa cơm thứ nhất. Khác một chút thôi. Là Trung Sĩ được thay thế bằng một người khác.
- Anh cũng là Trung sĩ? Chàng hỏi.
- Không, Thượng sĩ. Người công an đáp.
- Bí danh hay quân hàm?
- Quân hàm.
- Tên khai sinh của anh là gì?
- Đứng dậy, tôi mở còng tay cho anh.
- Tôi gọi anh là Thượng Sĩ vậy.
Chàng vươn vai, nắm cổ tay, nói bâng quơ:
- Anh có thèm được tháo xích chân một lúc không?
Chàng nói:
- Anh nên hỏi xích, đừng hỏi tôi câu ấy.
- Tại sao phải hỏi xích?
- Vì nó thèm tháo.
- Tại sao anh biết xích thèm tháo?
- Vì tôi nghĩ rằng xích đau chứ chân tôi không đau.
- Anh muốn chân anh đau?
- Tôi muốn cả xích cũng không bị đau đớn.
- Tôi không nghe rõ xích rên la nên tôi không hỏi xích. Anh không thèm được tháo xích để chân thoải mái thì thôi. Anh tự do chọn lựa sự đau đớn.
- Phải, tôi đã tự do chọn lựa sự đau đớn.
- Vậy anh tiếp tục sự đau đớn vì sự chọn lựa mang đầy tính chất cường điệu của anh.
- Tôi luôn luôn bình thường.
- Anh muốn làm anh hùng? Nhớ kỹ điều này: Anh hùng của thời đại chúng ta chỉ tìm thấy ở những người cộng sản...
- Anh Thượng Sĩ - chàng cắt ngang câu tuyên truyền mòn vẹt của người công an - sau bữa cơm, tôi cần một cái xô, một cái hộp và vài tờ giấy.
- Nói là anh thèm đi!
- Vâng, tôi thèm.
- Để làm gì?
- Đi ỉa!
- Chưa có chỉ thị về điều anh yêu cầu.
- Về điều tôi thèm. Chàng nhấn mạnh.
- Về điều anh thèm. Thượng Sĩ nhắc lại.
- Thế thì tôi đi ỉa ở đâu?
- Ở ngay biệt giam này, chỗ nào anh khoái tự do chọn lựa.
- Anh không biết đau đớn à?
- Đau đớn cho anh?
- Không, đau đớn cho chế độ của anh, cho chủ nghĩa cộng sản của anh. Tưởng tượng một người tay còng, chân xích lết tới một góc phòng tối tăm, khó khăn tụt quần ngồi xuống ỉa, đái, dẫu có giấy chùi đít cũng khó khăn chùi nổi. Rồi, con người lại phải nằm, ăn, ngủ chung với cức, nước đái, còng, xích và nghe người khác luận về anh hùng thời đại, anh không đau đớn ư? Xích và còng của chế độ biết đau đớn đấy, anh Thượng Sĩ ạ!
- Anh đã tự do chọn lựa sự đau đớn, thắc mắc gì nữa?
- Thắc mắc cho anh thôi. Tôi tự do chọn lựa thêm nỗi đau đớn cho chủ nghĩa của anh.
- Đó là hình phạt cho sự chọn lựa dại dột của anh.
- Cũng là bản chất đạo đức giả của chủ nghĩa cộng sản. Các anh hằng rêu rao chủ nghĩa của các anh quý trọng con người, bảo vệ con người đích đáng. Các anh đánh bóng danh từ học tập, cải tạo. Thế giới u mê, nặng thành kiến và khiếp sợ tin các anh. Hãy hỏi chính anh đi, anh đang giáo dục tôi cái gì, các anh đã giáo dục tôi cái gì. Chỉ là đe dọa và đọa đày siêu đế quốc, siêu phát xít. Anh không còn là anh nữa, các anh không còn chất người nữa. Bây giờ tôi mới thấy rõ các anh ra và có một số sãnh sẹ khiến anh nổi giận.
- Anh cứ nói đi
- Chủ nghĩa của các anh như cái sàn cachot này, > Thượng Sĩ à! Và tôi đau đớn giùm chủ nghĩa ấy vì tôi phải ỉa, đái lên nó bởi hình phạt của lũ giáo điều. Anh còng tay tôi lại và mang cơm nước ra khỏi phòng đi. Tôi không ăn để khỏi phải ỉa lên chủ nghĩa cộng sản.
Người công an, bí danh Thượng Sĩ, không những không nổi giận mà còn ngọt ngào:
- Còn họ, lúc vừa bị vướng lưỡi, vùng vẫy, gầm thét, cứ ngỡ mình vẫn là chúa sơn lâm. Vùng vẫy gầm thét chán thì mệt mỏi và sợ hãi và biến thành con chó đói. Anh đang mang tâm trạng của con hổ sa lưới.
Chàng cười gằn:
- Tôi không phải là họ, đáng tiếc quá.
- Anh tự ví anh là gì?
- Chẳng ví gì cả, tôi là người. Tôi chấp nhận mọi ngược đãi vì tôi hiểu những kẻ đã hành hạ tôi không là người, không bao giờ có thể là người nổi. Tôi không tự ăn uống.
- Anh định tuyệt thực?
- Không tuyệt thực, tôi tự do chọn lựa ăn uống và ỉa đái. Các anh cần thiết ăn uống, tôi cần thiết ỉa đái. Luôn luôn tôi có tự do.
Người công an không > với chàng nữa. Y bước ra khỏi phòng biệt giam. Cánh cửa sắt mở rộng thêm. Y không mang dĩa cơm ra, cũng không còng tay chàng lại. Chàng ngồi xuống dựa lưng vào tường, bất động. Chàng biết, đôi mắt cú vọ của Thượng Sĩ và, có thể, của các đồng chí của y, đang chiếu những tia cực sáng theo dõi từng cử chỉ của chàng. Một hành động nào đó mà họ nghi rằng chàng muốn tự sát, họ sẽ can thiệp tức thời. Nhưng đời nào chàng dại dột tự sát. Chàng mong mỏi đi tới cuối đích đau khổ, đi xuống đáy đời hệ lụy để soi sáng lý tưởng chiến đấu của chàng. Người cộng sản muốn đo lường tư tưởng của chàng và chàng muốn đo lường phản ứng của họ. Do đó, chàng đã dùng những lời lẽ khiêu khích sự phẫn nộ của kẻ thù. Cộng sản thật điêu luyện trong nghệ thuật khai thác niềm bí ẩn của con người. Họ nhẫn nhịn, kiên trì và triệt để tuân hành chỉ thị. Nếu không vì trì chí, không hóa thành máy móc, Thưọng Sĩ đã đánh đập chàng cho bỏ ghét. Chàng đã hiểu kẻ thù sợ chàng tự tử, chàng vừa hiểu thêm, kẻ thù rất thèm chàng, rất cần chàng, rất khao khát chờ đợi những > của chàng để ra taỵ Chàng nhắm mắt, thấy ý nghĩ bay vút ra ngoài vùng trời rộng bao la.
Thượng Sĩ lại vào.
- Anh nhất định tuyệt thực?
Chàng mở mắt.
- Tôi cần giải quyết ỉa sau khi ăn.
- Ăn trước, yêu sách giải quyết sau.
- Tôi không yêu sách, yêu cầu, van xin.
- Muốn gì?
- Tôi muốn khỏi phải khinh bỉ các anh. Thù hận và khinh bỉ khác nhau.
- Đồng ý, tôi sẽ báo cáo lãnh đạo, nhưng anh ăn đi. Nhiệm vụ của tôi là mang cơm nước cho anh. Anh phải giúp tôi hoàn tất nhiệm vụ.
- Anh đổ cơm nước đi và báo cáo tôi đã ăn uống.
- Người cộng sản không biết gian dối.
- Vậy anh không phải là người cộng sản rồi!
- Đừng ngụy biện.
- Người cộng sản là người gian dối chuyên nghiệp. Anh thú nhận thế tôi mới tin anh là cộng sản và tôi sẽ ăn uống.
Thượng Sĩ nín thinh. Y còng tay chàng lại, mang dĩa cơm ra và quên luôn ca nước không đem vào mời chàng. Cánh cửa sắt đóng và khóa chặt. Bên ngoài chắc trời đã xế chiều. Bóng tối cachot mờ mờ, mông lung. Khi nó tối mờ, chàng đoán màn đêm đã trùm kín quê hương. Chàng bỗng đau bụng. > Thượng Sĩ, người của Đảng, đã bảo chàng thế, lúc chàng hỏi y chàng sẽ đại tiện ở đâu. Ở ngay biệt giam này, chàng đã tiểu tiện vung vít. Ở ngay biệt giam này, chàng sắp đại tiện. Biệt giam dành cho chàng và cho những người như chàng là nơi chốn của biểu tượng thiên đường mác xít. Cái nôi của nhân loại đấy. Sự ưu việt của chủ nghĩa đấy. Người ta đã nói nhiều, viết nhiều, la lối nhiều về chuồng cọp Côn Sơn dưới chế độ Sàigòn cũ. Chàng cũng đã thấy hình chuồng cọp in trên báo chí thế giới, nhất là báo chí Hoa Kỳ. Quả thật, chuồng cọp là chuồng cọp, những nơi có chắn song sắt thưa và đầy ánh sáng. Chuồng cọp chỉ giam những tù nhân nổi loạn trong tù, âm mưu vượt ngục, đánh giết tù nhân khác hoặc chống lại cai ngục. Chuồng cọp thoải mái hơn cả những cái chuồng mà phát xít Nhật nhốt lính Anh, lính Mỹ... Còn nơi chàng và bao nhiêu người Việt Nam, bao nhiêu người Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp khắc, Nga xô đang bị nhốt về tội yêu nước Việt Nam, nước Ba lan, nước Hung gia lợi, nước Tiệp khắc, nước Nga thì không phải cái chuồng, cái củi nữa. Đó là cái quan tài xi măng dựng đứng. Con người - con người của Thượng Đế tạo dựng - bị xích chắn, còng tay, bị nhốt trong đó, bị ngồi một kiểu, khó khăn tụt quần ỉa, đái và nao núng ăn uống, hít thở, thức ngủ và ước mợ Thế giới mù lòa đã không nhìn thấy cái quan tài, cái nỗi êm ái của chủ nghĩa này. Và họ cam đành câm điếc để được cộng sản phong cho hai tiếng tiến bộ. Bọn đồng lõa với tội ác xúm nhau lại suy tôn lũ đồ tể sát nhân và ngoảnh mặt trước mọi đau thương của con người trong thời đại chung. Chàng buồn nôn. Không, để cứt tả lòng khinh bỉ, phải dùng chữ mới, dẫu thô bỉ song vẫn trên cả sự thô bỉ của cộng sản và bọn đồng lõa: buồn ỉa!
Và chàng gắng đứng dậy, lết tới góc phòng, dùng hai tay còng chéo sau lưng, tụt quần, ngồi xuống mà ỉa. Chàng cảm giác sung sướng vì đã chọn lựa đau đớn để được ỉa lên câu chính nghĩa > của cộng sản và bọn phiêu lưu. Làm xong công việc đại tiện, chằng lại gắng gượng đứng dậy, kéo quần lên. Hạnh phúc cho chàng là, trước khi tống vào cachot, công an bảo vệ chính trị và chống gián điệp đã lột hết áo quần, giày vớ của chàng. Họ muốn khám phá trong quần áo, giày vớ của chàng có dấu phim ảnh, tài liệu gì không. Trên thân thể của chàng chỉ còn vỏn vẹn dính cái quần xà lỏn, cái áo thung ân huệ của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. Được hưởng mảnh áo, tấm quần của cộng sản, thật bẽ bàng! Người ta mở còng, tháo xích, bảo chàng tự mặc lấy. Mắt chàng vẫn bị bịt chặt. Rồi người ta còng tay, xích chân rồi mới đây chàng vô cái quan tài xi măng. Chàng để nguyên cái lỗ đít còn dính cứt mà lết sát cửa sắt. Cộng sản rất khoan dung, đại lượng. Họ chỉ hẹp hòi giấy chùi đít cho tù nhân!
Chàng nằm nghiêng, úp một bên má lên sàn xi măng lởm chởm đá râm. Chúng mỏi ê, chàng phải lăn để đổi má bên kia. Người xưa nằm gai, nếm mật tưởng đã là phi thường, dẫu sự nằm gai nếm mật chỉ xảy ra trong khoảnh khắc trình diễn để nhớ thù hằn, nuôi thù hằn. Người nay, chàng đó, tay ôm còng, chân mang xích, chiếc quần xà lỏn, chiếc áo thung, nằm trên nước đái và cứt, nằm trên nỗi nhục nhằn của kiếp người hệ lụy mà suy tưởng thân phận dân tộc mình, thế hệ mình và ước mơ làm đẹp đất nước, làm rạng danh giống nòi. Chàng không nuôi thù hận. Chàng không chủ trương tiêu diệt con người. Con người cần tồn tại, cần tìm lại đúng phẩm cách và quyền sống. Con người, ở thời đại chàng, bị chủ nghĩa và những trò chơi khốn kiếp của chủ nghĩa biến thành công cụ của thù hận để lao vào đâm chém, tàn sát lẫn nhau. Cái đích tiến tới của chàng và bằng hữu chiến đấu là đánh nát chủ nghĩa và lãnh tụ. Để cứu vớt con người. Để con người gần gũi con người, chia sẽ, cảm thông và yêu thương. Một ý nghĩ mà chàng cho rằng đúng với chàng là, trong cô đơn và trực diện thống khổ, con người khôn lớn vượt bậc. Lòng thành khẩn ở đây, nỗi thiết tha ở đây, sự trang trải ở đây. Nó không bao giờ là thành tích để làm dáng sự nhiệp tranh đấu, để khoe khoang công lao. Nó thật. Nó hiện thực. Nó không chiêm bao. Nó đang nghe muỗi đói vi vụ Nó đang ngửi cứt và nước đái. Nó đang sống trong cái quan tài xi măng.
Tiếng chìa khóa tra vào ổ. Chàng vụt thức nhưng giả vờ nằm im. Cánh cửa đã mở. Người ta quét một tia đèn pin khắp cachot và lay chàng dậy. Không phải Thượng Sĩ. Ba bốn nhân vật mới lạ. Người ta bịt mắt chàng, dẫn chàng ra khỏi cachot. Hoàn toàn im lặng. Người ta bê chàng lên, bỏ chàng vào cái cần xé, ấn chàng ngồi xuống. Vẫn tay còng chéo sau lưng, chân đeo xích, chàng ngồi một thế ngồi, một lối ngồi, một kiểu ngồi lạ lùng nhất từ thuở con người biết hành hạ con người. Hai bàn tay phía sau chạm vào nan tre, hai bàn chân phía trước chạm vào nan tre, chàng không thể nhúc nhích. Chàng nhớ, đã đọc hồi nào, bài báo viết về nỗi chết hãi hùng của nhà văn Lan Khai và nhà văn Khái Hưng. Cả hai đều bị bỏ vào cái bao bố với tảng đá nặng thắt chặt miệng bao và liệng xuống sông. Chàng đợi chờ người ta kết thúc đời mình như người ta đã hủy diệt Lan Khai, Khái Hưng. Cảm giác sợ hãi chưa hoàn toàn tê liệt, chàng vẫn còn rờn rợn. Người ta biết cách kéo dài cảm giác sợ hãi của con người; người ta thừa thải nghệ thuật tăng cao độ nóng đe dọa và giảm thấp độ lạnh khủng bố tinh thần con người dẫu con người gần kề cái chết. Với cộng sản, nỗi chết không còn phải là sự giải thoát cuối cùng mà là sự chịu đựng miếng đau đớn cuối cùng.
Người ta ràng dây trên miệng cái cần xé và buộc xoắn chắc chắn. Chàng thử nhô đầu lên. Đau nhói. Cái gai của sợi giây theo chui xuống đụng da đầu chàng. A, người ta ràng bằng giây thép gai. Chàng ngồi bất động nghe tiếng giây thép gai xoắn chung quanh miệng cần xé. Mồ hôi chàng toát ra. Nước tiểu đã, tự nhiên, chảy ướt đẫm quanh chàng. Chàng lên cơn sốt, cơn sốt sợ hãi một lối chết ghê gớm, một lối chết có thể tính bằng nhịp đập của trái tim. Nhưng lạ lùng thay, một đốm lửa bỗng vụt thắp trong cơn sốt khiến chàng tỉnh táo, sáng suốt: Chẳng bao giờ công an của bất cứ một nước nào thủ tiêu một kẻ thù chính trị nguy hiểm mà không khai thác tận tình. Người ta muốn làm nhụt chí khí của chàng. Người ta muốn làm chàng khắc khoải. Mệt mỏi cho dễ dàng sự khai thác. Nếu thủ tiêu chàng, người ta đã thủ tiêu đêm quạ Chàng lại có thêm một kinh nghiệm với cộng sản. Và chàng cảm thấy tội nghiệp nước đái sợ hãi. Chàng muốn lên tiếng khiêu khích. Vô ích. Hãy lấy sự im lặng trả lại sự im lặng.
Người ta kéo cái cần xé xềnh xệch trên sàn nhà. Người ta kéo nó tụt xuống ba bậc tam cấp của > Chàng như con chó, con heo trong cái cần xé. Đó là định nghĩa chính xác của sự bảo vệ phẩm cách con người của cộng sản. Người ta tung chàng lên sàn xe - xe bít bùng, chàng đoán - đóng cửa, khóa lại, và cho chàng đi. Xe chạy nhanh, chạy chậm, quẹo cua... Chàng bị xô dật ngang, dọc. Người ta cố tình tạo cách lật ngược cái cần xé trên đường xe chạy. Đầu chàng dong ngược. Giây thép gai tua tủa đâm thẳng vào da đầu chàng. Đôi khi, cái cần xé nằm ngang, chàng xoay tròn như khúc gỗ. Chàng chịu đựng hình phạt của thù hận cho đến lúc chàng hết còn biết đau đớn thì chiếc xe quái ác chủ nghĩa dừng lại ở một địa điểm nào đó. Người ta trả chàng về chốn cũ, đúng là chốn cũ, vì chàng ngửi thấy mùi cứt và nước đái của mình. Chàng sung sướng hít thở mùi thơm của tủi nhục và chàng nghĩ rằng mùi nước đái và cứt của chàng thơm tho và giá trị hơn mùi của chủ nghĩa cộng sản.