watch sexy videos at nza-vids!

A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: session_start(): ps_files_cleanup_dir: opendir(/var/lib/php/session) failed: Permission denied (13)

Filename: libraries/Session.php

Line Number: 141

Truyện Phía Tây không có gì lạ-Chương 4 - tác giả Erich Maria Remarque Erich Maria Remarque

Erich Maria Remarque

Chương 4

Tác giả: Erich Maria Remarque

Khi người ta có đến hàng trăm con rận mà giết từng con một thì chẳng tiện tí nào. Những con vật ấy cũng khá cứng, nên cứ lấy móng tay mà giết mãi chúng thì cũng phiền. Bởi vậy Jađơn đã lấy dây thép buộc một cái nắp hộp xi, đặt lên trên một ngọn nến . Chỉ việc bỏ con rận vào cái chảo tí hon ấy. Chúng nổ lép bép, thế là xong.
Chúng tôi ngồi thành vòng tròn, áo sơ mi đặt lên đầu gối, mình để trần trong không khí nóng bức, hai tay bắt rận tíu tít. Rận của Hai thuộc một loại nhỏ đặc biệt. Chúng có một chữ thập đỏ ở trên đầu. Vì vậy Hai ta cho là đã chở chúng từ quân y viện thua rút về, ở đấy chúng là của riêng của viên bác sĩ quân y. Hai nói hắn còn muốn dùng chỗ mỡ đọng dằn trong hộp sắt tây ấy để đánh xi đôi ủng nữa và nó cười sặc cười sụa đến nửa giờ đồng hồ vì câu khôi hài của nó.
Thế nhưng hôm nay nó không được mọi người chú ý đến mấy nữa, vì có một chuyện khác đã làm chúng tôi hết sức quan tâm.
Tin đồn đã thành sự thực: Himmenxtôt đến đây rồi. Hắn đến hôm qua; chúng tôi đã nghe thấy giọng nói quen thuộc của hắn. Hình như ở hậu phương hắn ta đã hành hạ quá đáng mấy anh lính mới tuyển ở những miền đồng hoang. Hắn không ngờ trong số đó lại có cậu ấm con quan quận trưởng. Thành ra hắn bị thất điên bát đảo vì cái chuyện ấy.
Chính hắn sẽ phải ngạc nhiên ở đây! Jađơn tranh luận hàng giờ về tất cả mọi cung cách mà nó có thể sẽ đối xử với hắn. Hai ngắm nghía hai bàn tay hộ pháp của mình một cách trẩm ngâm, và nháy nháy mắt nhìn tôi. Trận đòn giã cho Himmenxtôt quả là cái đỉnh cao nhất của đời nó. Nó có kể cho tôi nghe là thỉnh thoảng nó vẫn còn nằm mê thấy cái trận ấy.
Cốp và Muynlơ nói chuyện với nhau. Cốp là người duy nhất có cái ăn lúc này, một cà-mèn đậu, có lẽ nó đã xoay được trong bếp của tụi công binh. Muynlơ liếc nhìn món đậu, nhưng nó tự kìm được và nói:
- Anbe này, nếu bất chợt mà hòa bình lập lại bây giờ, thì cậu sẽ làm gì? Hòa bình à, chả có đâu? - Anbe tuyên bố gọn lỏn.
- Đành thế, nhưng nếu... - Muynlơ nhấn mạnh - thì cậu sẽ làm gì?
- Tớ sẽ vất mẹ nó cả mọi cái đi. - Cốp lầu bầu.
- Rõ rồi. Nhưng sao nữa? Tớ sẽ say bí tỉ. - Anbe trả lời.
- Đừng nói vớ vẩn nữa; tớ nói chuyện đứng đắn cơ mà ... .
- Tớ cũng thế, - Anbe nói, - cậu còn muốn tớ làm cái gì khác nữa? Cát chú ý đến câu chuyện. Anh ta xin Cốp một ít đậu và được ngay; anh nghĩ một lúc lâu rồi nói: - Phải, người ta có thể say bí tỉ, hoặc nếu không, thì lập tức chạy đến nhà ga gần nhất và một lèo thẳng về nhà. HOÀ BÌNH, An be này, mẹ kiếp!
Anh ta tìm trong cái ví bằng vải sơn một tấm ảnh và giơ cho cả bọn xem một cách kiêu hãnh. - Mẹ tớ nhà mình đấy nhé. - Rồi anh ta vừa cất tấm ảnh đi vừa chửi rủa. - Cái chiến tranh đểu cáng khốn nạn này...
Cậu nói thì dễ, - tôi nói, - vì cậu có vợ có con.
- Đúng, - anh ta tán đồng - mình phải xoay xở cho vợ con có miếng mà ăn chứ. Chúng tôi cười.
Không phải họ thiếu thốn những thứ ấy, Cát, nếu không thì cậu cứ yêu cầu.
Muynlơ đói và nó cũng chưa thỏa mãn. Nó lôi Hai Vethut ra khỏi cái giấc mơ đấm đá.
- Hai, nếu ngay bây giờ hòa bình trở lại, thì cậu sẽ làm gì? .
- Thằng Hai nó phải đá đít cho cậu một trận kịch liệt về cái tội dám đả dộng đến chuyện như thế ở đây, tôi nói.
- Làm sao cậu lại có thể...?
- Làm sao mà cứt bò lại lên được mái nhà? - Muynlơ trả lời cộc lốc. Rồi nó lại hỏi Hai Vethut.
Một câu hỏi như thế có vẻ khó quá đối với Hai.
Nó lúc lắc cái đầu lấm tấm mụn đỏ.
- Cậu muốn nói, nếu chiến tranh chấm đứt phải không? Đúng đấy, nói gì cậu cũng hiểu ngay.
- Nếu vậy, lại có đàn bà phải không?. - Vừa nói, Hai vừa liếm mép.
- Phải, có cả cái khoản ấy nữa. .
- Tổ mẹ ơi! Hai nói, đồng thời mặt nó tươi hẳn lên - Lúc ấy tớ sẽ ngoặc với một cô ả thật là chắc nịch, một con Mai to béo, cậu hiểu không? Làm sao cho cô nàng không thể chuồi ra được, rồi là tớ bế lên giường ngay tắp lự. Cậu thử tưởng tượng xem, một cái giường lót lông chim, thật êm có đệm lò xo. Các cậu ơi, tớ sẽ không mặc quần -trong tám ngày liền nhé !
Ai nấy đều nín thở. Cái hình ảnh đặc sắc quá. Da chúng tôi nổi gai ốc lên. Sau cùng, Muynlơ trấn tĩnh lại và nói .
- Rồi sao nữa?
Một lúc im lặng. Sau đó Hai nói, có vẻ hơi lúng túng:
- Nếu tớ đóng lon cai, tớ sẽ vẫn ở lại trong quân Phổ và...tớ sẽ tái ngũ. . .
- Hai, đằng ấy dở hơi à? - Tôi hỏi.
Nó hỏi vặn lại luôn: .
- Cậu đã làm ở mỏ than bùn bao giờ chưa? Thử tí xem.
- Chắc cũng chưa tệ bằng những chiến hào ở Săngpanhơ đâu. - Tôi đáp.
Hai vừa nhai vừa cười khẩy:
- Nhưng nó kéo dài hơn nhiều, và cậu không thể nào ẩn nấp được. .
- Thế nhưng về nhà thì vẫn hơn chứ, anh bạn? Cũng tàm tạm thôi. - nó nói, mồm há hốc ra, có vẻ suy nghĩ . Nhìn nét mặt nó, người ta biết nó đang nghĩ gì.
Nó nghĩ đến những cái lều thảm hại ở mỏ than bùn, nghĩ đến công việc nặng nề dưới sức nắng hầm hập ở mỏ than bùn, nghĩ đến công việc nặng nề dưới sức nắng hầm hập của những bó đuốc tẩm dầu, từ sáng sớm đến tận chiều tối, nó nghĩ đến đồng lương ít ỏi, đến bộ quần áo dị dạng dầy cáu ghét...
- Thời bình mà đi lính thì chẳng là cái cóc gì cả, - cuối cùng nó nói. - Hàng ngày cậu đã có cái chén rồi nhé, nếu không cậu cứ la rầm lên. Cậu có giường ngủ, tám ngày một lần có quần áo sạch, chẳng khác gì một ông hoàng; cậu làm công việc của thầy cai, cậu có quần áo, tất... tối đến cậu hoàn toàn tự do và ra quán rượu.
Hai ta có vẻ đắc ý lạ lùng về cái ý kiến của mình.
Nó lấy thế làm thú vị: "Thế rồi sau mười hai năm, cậu sẽ được lĩnh hưu bổng và sẽ thành sen đầm. Suốt ngày cậu chỉ có việc đi rong . Lúc này, ý nghĩ về cái tương lai ấy làm cho nó nóng cả người lên.
- Cậu thử tưởng tượng xem, mọi người sẽ đối đãi với cậu như thế nào: chỗ này một cốc cô-nhắc, chỗ kia nửa chai rượu. Ai mà chả muốn yên lành với ông sen đầm, phải không nào?
- Nhưng cậu chả bao giờ thành thầy cai được đâu: Hai ạ! - Cát đâm ngay một câu.
Hai cụt hứng, nhìn Cát và im ngay. Chắc chắn giờ đây nó đang nghĩ đến buồi tối huy hoàng của mùa thu, đến những ngày chủ nhật nằm ườn dưới bụi thạch thảo, đến những hồi chuông của làng quê, đến những buổi chiều và những đêm nằm với gái, đến những cái bánh rán lúa mạch đen mà mỡ làm sùi lên những cái bướu lớn, đến những giờ chuyện gẫu vô tư lự ở quán rượu . . .
Nó cần có thì giờ dể chui ra khỏi cái thế giới hình ảnh như thế. Vì vậy, nó chỉ còn biết cằn nhằn cau có.
- Các cậu hay hỏi vớ vẩn bỏ mẹ! Nó chui đầu vào áo lót rồi cài khuy áo ngoài.
- Còn cậu, Jađơn, cậu sẽ làm gì hở? – Cát hỏi.
Jađơn chỉ biết có một việc.
- Tớ sẽ làm thế nào để thằng cha Him~menxtôt không thoát khỏi dược tay tớ.
Có lẽ cái mộng của nó là nhốt thằng cha Himmenxtôt vào một cái chuồng rồi sáng sáng xông vào nện cho một chầu dùi cui. . Nó phấn khởi nói với Cốp:
- Vào địa vị cậu, tớ sẽ cố trở thành trung uý. Lúc ấy cậu có thể rèn hắn kỹ cho hai cái mông đít của hắn phải lạy van lên mới thôi. .
- Còn cậu, Đêtơrinh? - Muynlơ tiếp tục. Với cái kiểu hỏi con nhà người ta như thế, nó có thể trở nên một thầy giáo chính cống. Đêtơrinh ít nói. Nhưng đối với vấn đề này, nó trả lởi hẳn hoi . Nó nhìn lên không và chỉ phát ra mỗi một câu:
- Mình về cũng còn kịp vụ gặt. . . .
Nói xong nó đứng dậy và đi thẳng.
Nó đang có chuyện lo nghĩ .Vợ nó phải quán xuyến cả mảnh đất lính canh ấy. Thế mà người ta lại vừa tịch thu của hắn thêm hai con ngựa. Ngày nào nó cũng đọc những tờ báo vớ được, chỉ cất xem thời tiết ở "xó, nhà quê Ônđenbua của nó ra sao. Nếu ở đấy cũng mưa, chắc họ không thể đưa rơm về kịp.
Giữa lúc ấy, Himmenxtôt xuất hiện. Hắn đi thẳng về phía bọn chúng tôi . Mặt Jađơn đỏ lên, nó nằm thẳng băng trên cỏ và nhắm nghiền hai mắt lại, đủ biết nó đang bị kích thích đến mức nào.
Himmenxtôt có phần ngập ngừng. Hắn bước chậm lại . Nhưng rồi cuối cùng hắn cũng đi về phía chúng tôi.
Chẳng ai buồn nhúc nhích. Cốp chăm chú nhìn hắn.
Hắn đến trước mặt chúng tôi và đứng đợi. Chẳng ai nói; hắn đành buông ra một tiếng: "Thế nào?" Mấy giây trôi qua. Rõ ràng. Himmenxtôt lúng túng không biết nên có thái độ như thế nào. Có lẽ lúc này hắn cũng muốn ra oai thật sự với chúng tôi. Nhưng, hình như hắn cũng đã biết mặt trận không phải là cái sân trại lính tập. Hắn thử một lần nữa và lần này, hắn không hỏi tất cả mọi. người, mà hỏi riêng một người, như vậy chắc sẽ đắt lời hơn.
Cốp ngồi gần hắn hơn cả, vì vậy được hân hạnh hắn hỏi tới.
- Thế nào cũng ở dây à?
Nhưng An be có phải là bạn hắn đâu. Nó trả lời cộc lốc:
- Mình ở đây hình như cũng đã lâu hơn đằng ấy một ít đấy!
Bộ râu mép đỏ cạch run lên.
- Chắc các cậu không nhận ra mình phải không? Jadơn lúc này mở mắt ra: .
- Có chứ, nó nói.
Himmenxtôt quay về phía nó:
- À ! Jađơn đấy phải không?
Jađơn ngóc đầu dậy và nói:
- Thế mày có biết mày là gì không?
Himmenxtôt ngạc nhiên:
- Mày tao với nhau từ bao giờ thế. Tôi với anh có cùng chăn lợn với nhau bao giờ đâu?
Hắn hoàn toàn không biết nên làm gì trong một trường hợp như thế này. Hắn không ngờ đến thái độ thù địch trắng trợn như vậy. Nhưng bây giờ hắn đâm ra khôn ngoan, chắc hẳn có người đã mách với hắn chuyện những phát súng được truyền tụng, bắn vào lưng cấp chỉ huy. Cái câu cùng chăn lợn với nhau khiến Jađơn phát khùng lên đến mức nó trở thành hóm hỉnh:
- Không phải đâu, - nó nói, có mình mày chăn lợn thôi chứ!
Bây giờ đến lượt Himmenxtôt cũng sôi lên.
Nhưng Jađơn không để hắn kịp mở mồm, nó phải nói cho ra nhẽ mới được.
- Mày muốn biết mày là cái đồ gì phải không? Đồ đểu cáng chứ còn gì nữa . Tao đã định báo cho mày biết từ lâu rồi kia! Sự thỏa mãn từ bao lâu khao khát làm cho đôi mắt ti hí của nó sáng long lanh hắn lên, lúc nó thét lên cái tiếng "đồ đểu cáng!" Himmenxtôt bừng bừng nôi giận.
- Mày muốn gì hả, đồ hốt phân, đồ mặc váy? Đứng! Nghiêm! Khi cấp trên nói! Jađơn, với một cử chỉ đường bệ:
- Himmenxtôt, anh có thể đứng theo tư thế nghỉ.
- Giải tán.
Himmenxtôt trở nên hiện thân điên cuồng của quy tắc quân sự. Đến Hoàng đế của nước độc chắc cũng không thể bị xúc phạm hơn hắn. Nó gào lên:
- Jađơn, theo đúng cấp bực nhà binh, tôi ra lệnh cho anh: dừng!
- Rồi sao nữa! - Jađơn hỏi. - Anh có phục tùng mệnh lệnh của tôi không? Có hay không thì bảo?
Jađơn trả lời một cách bình tĩnh và cương quyết, xử dụng một cách không ngờ câu viện dẫn cổ điển thông thường nhất. Đồng thời nó chổng mông vào hắn.
Himmenxtôt vừa chạy vội, vừa gầm lên:
- Phải cho mày ra tòa án binh!
Chúng tôi thấy hắn chạy khuất về phía văn phòng đại đội. Hai và Jađơn khoái trá không thể tưởng tượng được. Hai cười lăn cười lộn đến nổi sái cả quai hàm, và đột nhiên mồm nó há hốc ra không cử động được nữa.
– An be phải tống cho nó một quả, mới làm quai hàm của nó vào khớp được.
Cát có vẻ lo lắng.
- Nếu hắn kiện cậu, thì cũng phiền đấy.
- Cậu tưởng hắn làm thật à? - Jađơn hỏi.
- Hẳn chứ! - Tôi nói.
- Ít ra cậu cửng phải năm ngày tù, - Cát tuyên bố.
Jađơn không mảy may xúc động.
- Năm ngày vào hộp, lại càng được nghỉ khỏe xác.
- Nếu họ tống cậu di pháo đài thì sao ?
Muynlơ hỏi và tính đến đủ mọi mặt của vấn đề. Nếu vậy, trong thời gian ấy, chiến tranh coi như chấm dứt đối với tớ.
Jađơn có số đỏ, nó chẳng phải lo lắng cái gì bao giờ cả. Nó đứng dậy, đi cùng với Hai và Lia để người ta khỏi thấy nó từ lúc bắt đầu giận dữ.
Muynlơ vẫn chưa chịu buông tha những câu lục vấn . Nó lại tóm lấy Cốp:
- An be này, nếu cậu được về nhà bây giờ, cậu sẽ làm gì?
Cốp bây giờ đã chén đầy tễ nên có vẻ cởi mở hơn.
- Lớp mình còn lại bao nhiêu đứa nhỉ?
Chúng tôi đếm, lớp chúng tôi có hai mươi học sinh, bảy đứa đã chết, bốn đứa bị thương, một đứa đi trại điên. Còn lại gặp nhau nhiều nhất là mười hai đứa.
- Ba đứa là trung uý. Muynlơ nói. - Cậu có tin rằng chúng nó còn để cho lão Căngtorec mắng mỏ nữa không? Chúng tôi không tin; cả chúng tôi nữa, chúng tôi cũng không thể để cho lão ta hành hạ được nữa.
- Tóm lại, trò thấy ba lần hành động của Ghiôm Ten như thế nào?
Đột nhiên Cốp luật lại và nó phá ra cười.
- Những mục đích của Hai bun ở thành Gớttinhgơn là gì? - Muynlơ cũng hỏi bằng cái giọng đột nhiên trở nên nghiêm nghị.
- Sáclơ Têmêre có bao nhiêu con? - Tôi cũng bình tĩnh vặn lại.
- Bao mơ, ra đời trò sẽ là một đứa vô tích sự, hiểu chưa? - Muynlơ cười khẩy.
- Trận Jama xảy ra bao giờ? - Cốp hỏi.
- Cốp, trò học thiếu nghiêm túc, ngồi xuống, trò sẽ được điểm trừ ba. - Tôi vừa nói vừa đưa bàn tay ra hiệu.
- Trò hãy nói những chức năng mà Liquyếcgơ cho là quan trọng hơn hết đối với Nhà nước - Muynlơ vừa thì thào vừa làm bộ lắp cái kính một mắt.
Thành phố Menluốc có bao nhiêu dân cư? - Muynlơ lại hỏi với cái giọng rì rầm.
- Nếu các trò không biết cái ấy thì các trò định đảm bảo đời sống bằng cách nào?
Tôi hỏi Anbe bằng một giọng cáu kỉnh.
- Sự ngưng tụ nghĩa là gì? - Anbe nói có vẻ đắc thắng. .
Chúng tôi chẳng còn nhớ quái gì nữa về tất cả cái mớ táp nham ấy. Nó chẳng giúp ích gì cho chúng tôi.
Ngược lại, ở nhà trường, chẳng có ai dạy chúng tôi châm thuốc lá khi trời mưa hoặc trời gió thế nào, nhóm bếp khi củi ướt ra làm sao, hoặc giả cái bụng là nơi đâm lưỡi lê vào tốt nhất, vì lưỡi lê không bị mắc vào như ở cạnh sườn.
Muynlơ nói có vẻ tư lự:
- Tất cả những cái ấy để làm gì? Ấy thế mà rồi chúng mình lại phải trở về ghế nhà trường đấy.
Tôi thấy khó lòng có chuyện ấy và tôi nói:
- Có lẽ sẽ có một kỳ thi riêng cho chúng mình chắc?
- Nhưng cậu cũng phải chuẩn bị chứ. Cho là cậu đỗ đi nữa, rồi sau ra sao? Là sinh viên cũng chẳng hơn gì mấy. Nếu không có tiền, cậu lại phải xoay đến bở hơi tai.
- Kể thì cũng có hơn tí chút đấy, nhưng dù sao, những cái người ta tọng cho mình vẫn chỉ là những cái lăng nhăng vớ vẩn thôi.
Cốp phát biểu ý kiến của chúng tôi một cách chững chạc:
- Khi cánh mình đang ở mặt trận, thì làm thế nào mà nghĩ hẳn hoi về chuyện ấy được.
- Nhưng dẫu sao, trò cũng phải có một nghề nghiệp chứ? Muynlơ đâm ngang vào, y như nó là Căngtôrec.
Anbe gãy móng tay bằng một con dao. Chúng tôi ngạc nhiên về kiểu cách lịch sự của nó. Nhưng với nó, đấy chỉ là một cách dể suy nghĩ cho chín hơn. Nó đặt con dao xuống và nói:
- Phải, sự thực là như vậy. Cát, đêtơrinh và Hai, các cậu sẽ trở về nghề cũ, vì trước khi ra đi, các cậu đã có nghề trong tay. Cả Himmenxtôt cũng vậy. Còn chúng tớ, chúng tớ chưa có nghề ngỗng gì cả. Vậy thì sau cái trò này (vừa nói nó vừa chỉ về phía mặt trận) làm sao mà chúng tớ có một nghề trong tay được?
- Cần phải là một tay có tiền cho vay lãi và sống mỗi một mình ở trong rừng, - tôi nói, nhưng -tôi lại đâm ngượng ngùng vì cái mộng phú quý điên rồ ấy.
- Vậy chúng ta sẽ làm gì, nếu chúng ta trở về nhà? - Muynlơ tự hỏi, chính nó cũng lúng túng.
Cốp nhún vai:
- Tớ cóc biết. Hẵn cứ về cái đã, rồi sẽ tính sau.
Tất cả-bọn tôi đều bối rối.
- Vậy bọn mình có thể làm được cái gì? - Tôi hỏi.
- Tớ chẳng thiết cái gì cả. - Cốp trả lời, giọng mệt mỏi. - Thế nào đi nữa thì một ngày kia, cậu cũng chết; mọi chuyện có nghĩa lý quái gì? Tớ chẳng tin là cánh mình sẽ thoát được đâu.
- Khi mình nghĩ đến nó, Anbe ạ! - Một lát sau, tôi trở mình và nói'. Khi mình nghe cái tiếng hòa bình, và thí dụ như hòa bình, đến ngay trước mắt, mình những muốn làm một cái gì thật phi thường. Đấy là một ý nghĩ nó cứ sôi lên trong đầu mình. Một cái gì đó, cậu hiểu không, cho nó bỏ cái nỗi cực nhục ở đây. Nhưng mình không thể nào tưởng tượng ra được . Còn những cái mà mình thấy là khả dĩ, tất cả những chuyện nghề ngỗng, học hành, luống lậu v.v... chỉ tổ làm mình buồn nôn, vì vẫn là cái điệu đàn muôn thuở ấy, nó làm cho cái cậu chán ngấy. Mình chẳng cảm thấy gì cả, mình chẳng cảm thấy gì cả, Anbe ạ.
Lúc này, tôi thấy cái gì cũng là trống rỗng và vô vọng. Cả Cốp nữa, nó cũng suy nghĩ về chuyện ấy.
Tóm lại, hoàn cảnh bọn tôi sau này sẽ gay go đấy.
Nhưng, còn những người ở hậu phương, liệu đôi khi họ có lo lắng về vấn đề ấy không? Hai năm ròng bom đạn. . . dù sao người ta cũng không thể gạt bỏ nó như cởi một đôi bít tất.
Chúng tôi đồng ý với nhau rằng ai cũng thế cả, không riêng gì chúng tôi ở đây, mà khắp nơi, với bất cứ ai cùng một hoàn cảnh, hơn hay kém không đáng kể. Đó là số phận chung của thế hệ chúng tôi.
Anbe nói rất đúng: “Chiến tranh đã làm cho chúng mình thành những người vô tích sự.”
Nó nói có lý, chúng tôi không thuộc vào giới thanh niên nữa. Chúng tôi chẳng muốn lao vào vũ trụ nữa. Chúng tôi là những thằng đào ngũ. Trước đây chúng tôi đang trong cái tuổi mười tám, bắt đầu yêu đời yêu cuộc sống, thế mà chúng tôi đã phải nổ súng bắn vào cuộc sống. Quả đại bác đầu tiên rơi xuống đã nổ trúng trái tim chúng tôi. Chúng tôi chẳng còn thiết gì đến nỗ lực, hoạt động và tiến bộ nữa. Chúng tôi không còn biết đến những cái ấy nữa, chúng tôi chỉ còn tin có chiến tranh.
Văn phòng đại đội nhộn lên. Hình như Himmenôt đã đến đấy làm náo động. Ngài đội nhất chạy dẫn đầu. Thật là một hiện tượng kỳ lạ, hầu hết các ngài đội nhất chuyên nghiệp đều béo phị.
Himmenxtôt chạy theo sau, hừng hực ý muốn trả thù. Đôi ủng của hắn bóng nhoáng dưới ánh nắng Chúng tôi đứng dậy. Thầy cai hỏi, giọng hổn hển:
- Jađơn đâu rồi?
Tất nhiên là không ai trả lời. Himmenxtôt nhìn chúng tôi bằng cặp mắt nảy lửa. “Đừng có vờ? Các anh biết mà các anh không muốn nói. Nào, nói đi!" Hắn ta nhìn quanh nhưng chẳng thấy Jađơn đâu cả . Hắn thử dùng phép khác:
- Trong mười phút, Jađơn phải đến trình diện tại văn phòng.
Sau đó, ngài đội nhất rút lui, Himmenxtôt bám sát nút.
- Tớ có cảm giác là đến kỳ làm công sự sắp tới, thế nào cũng có một cuộn dây thép gai rơi vào chân Himmenxtôt. - Cốp nói.
- Cánh mình đã đùa xong với hắn đâu. - Muynlơ nói.
Dụng tâm của chúng tôi lúc này là - Chống đối đến kỳ cùng mọi ý định của gã phu trạm. . .
Tới đến lán trú quân, cho Jađơn biết tình hình để nó lỉnh đi.
Sau đó chúng tôi đổi chỗ, rồi lại ngồi chơi bài với nhau. Về cái món này chúng tôi cừ lắm: chơi bài, văng tục và đánh trận. Kể ra chẳng là bao khi người ta mới hai mươi tuổi... nhưng cũng đã quá nhiều, ở cái tuổi ấy.
Độ nửa giờ sau, Himmenxtôt lại đến chỗ chúng tôi . Chẳng ai thèm để ý đến hắn. Hắn hỏi Jađơn đâu.
Chúng tôi nhún vai.
- Các người có trách nhiệm tìm nó, hắn nhấn mạnh và dùng tiếng "i-rơ" tương đương với hai tiếng "chúng mày".
- Thế nào, "i-rơ" hả? - Cốp hỏi.
- Phải, "i-rơ", các người, các người ngồi đây...
- Yêu cầu anh không được mày tao nghe không, - Cốp lên giọng dại tá.
Himmenxtôt như rơi từ trên mây xuống.
- Ai mày tao với các anh?
- Anh.
- Tôi?
- Phải.
Óc hắn đang nghĩ lung. Hắn liếc về phía Cốp, có vẻ nghi ngờ, vì hắn không hiểu Cốp định nói gì. Tuy vậy, về mặt này, hắn cũng không tin ở hắn lắm, hắn nói tiếp. có phần nhã nhặn hơn:
- Các anh có tìm thấy nó không?
Cốp nằm ườn trên bãi cỏ và nói:
- Thầy cai đã ở chiến hào bao giờ chưa?
- Cái đó không dính đến các anh. - Himmenxtôt nói một cách khô khan. - Tôi yêu cầu các anh trả lời.
- Được thôi. - Cốp vừa nói vừa đứng dậy. - Thầy cai hãy nhìn về phía có những đám mây nhỏ kia. Đó là đạn trái phá của quân Anh. Hôm qua bọn này ở đấy đấy. Năm người chết, tám người bị thương, mà mới chỉ là đùa dai tí thôi đấy nhé. Lần sau, thầy cai đi với bọn này, chắc những người trước khi chết, sẽ phải đến trước thầy cai, đập gót chân vào nhau và báo cáo theo đúng luật nhà binh: "Báo cáo thầy cai cho phép tôi rút lui ạ! Báo cáo thầy cai cho phép tôi ngoẻo ạ!" Cần 'phải nói thế, vì bọn này cũng biết ở đây có những hạng người như thầy cai. . .
Nó lại ngồi xuống, còn Himmenxtôt thì lại chạy như ma đuổi (Nguyên văn tiếng Pháp: Như một ảo ảnh.).
- Ba ngày phạt giam! - Cát phỏng đoán.
- Lần sau, đến lượt tớ làm cho, - tôi nói với An be.
Nhưng hậu quả thấy ngay. Buổi tối, lúc điểm danh, có cuộc đối chất ở văn phòng đại đội, Béctinh, trung uý của chúng tôi ngồi đó, bắt cả bọn lần lượt từng người ra trình diện với ông ta. Tôi cũng bị gọi ra làm nhân chứng, tôi trình bày tại sao Jađơn lại bướng như thế. Chuyện những anh chàng đái dầm làm mọi người chú ý. Người ta cho gọi Himmenxtôt và tôi nhắc lại những điều đã nói.
- Có đúng không? - Béctinh hỏi Himmenxtôt.
Hắn ta quanh co chán nhưng đến khi Cốp cũng khai hệt như vậy, thì hắn phải nhận cả.
- Thế tại sao lúc ấy không ai báo cáo? - Béctinh hỏi.
Chúng tôi nín lặng; dẫu sao, chính ông ta cũng phải biết đến tác dụng của sự khiếu nại về những chuyện vớ vẩn như thế trong đời sống nhà binh chứ.
Vả lại trong đời sống nhà binh, người ta có thể cho khiếu nại không? Trung uý nhìn thấy rõ vấn đề, ông ta bắt đầu cạo cho Himmenxtôt một mẻ, và một lần nữa
(Nguyên văn Pháp: Như một ngôi sao chổi.), cho hắn biết rằng mặt trận không phải là cái sân trại lính tập. Rồi đến lượt Jađơn, cu cậu cũng được hưởng phần đích đáng, một trận chỉnh mở người và ba ngày phạt giam, trung uý phạt giam Cốp một ngày, vừa ra lệnh, vừa nháy mắt với nó. “ Đành phải vậy thôi". ông ta nói với Cốp, có vẻ lấy làm đáng tiếc. Thật là một con người biết điều.
Nhà giam cũng không đến nỗi khó chịu lắm. Địa điểm này trước là cái chuồng gà, ở đấy tụi bạn của chúng tôi có thể tiếp khách được và bọn tôi sẽ tìm cách đến chơi với chúng nó. Nhà tù, đáng lẽ là trong hầm nhà. Ngày xưa, người ta còn buộc chúng tôi vào gốc cây nữa kia, nhưng bây giờ cấm làm thế. Tháng một số trường hợp, người ta đã đối xử với chúng tôi như những con người.
Một giờ sau khi Jađơn và Cốp bị tống vào sau dẫy hàng dây thép, chúng tôi đã đến thăm bọn nó.
Jađơn bắt chước tiếng gà gáy, chào chúng tôi. Rồi chúng tôi lại đánh bài cát với nhau, cho đến tối mịt.
Dĩ nhiên Jađơn vẫn được, cái thằng chó chết ấy! Khi chúng tôi đi khỏi, Cát hỏi tôi:
- Nếu cánh mình quay một con ngỗng thì cậu nghĩ sao?
- Ý kiến hay đấy chứ, - tôi nói.
Chúng tôi leo lên một cái xe trong đoàn vận tải vũ khí. Phải mất hai điếu thuốc lá đấy. Cát đã mò được đúng chỗ. Cái chuồng bò ấy là của một ban tham mưu trung đoàn. Tôi quyết tâm lùng cho bằng được ngỗng, và hỏi dò tình hình. Chuồng bò ở sau bức tường, chỉ cài bằng mỗi cái then ngang.
Cát chụm hai tay lại làm bàn đạp, tôi đặt chân lên và trèo qua tường. Cát đứng ngoài gác.
Trong mấy phút tôi đứng im cho quen mắt với bóng tối. Rồi mới nhận ra cái chuồng bò. Tôi nhẹ nhàng lẻn vào, sờ soạng cái then ngang, nhấc nó ra và mở được cửa. Tôi nhận thấy hai đốm trắng. Hai con ngỗng; rầy rà đây, vì nếu bắt con này, con kia sẽ kêu ầm lên. Vậy phải túm cả hai chú; nếu tôi làm thật nhanh gọn thì sẽ ổn cả.
Tôi nhảy vọt vào, tóm ngay được một chú, và một lát sau tóm nốt được chú kia. Chẳng khác gì thằng điên, tôi đập đầu chúng vào tường để làm cho chúng choáng đi. Nhưng có lẽ tôi không được khỏe cho lắm.
Hai con vật dẫy duạ, chân và cánh chúng đạp, vẫy lung tung. Tôi vật lộn với chúng bở cả hơi tai, nhưng, trời, cái giống ngỗng sao mà khỏe thế! Chúng nó lôi kéo làm tôi loạng choạng cả người. Trong bóng tối, những cái vật trắng ấy sao mà gớm ghiếc thế. Hai tay tôi bây giờ như mọc cánh ra. Tôi sợ có lẽ bị lôi tuột lên trời mất, khác nào mỗi bàn tay tóm lấy hai quả khinh khí cầu! Nhưng đã vậy lại có tiếng động nữa chứ! Một trong hai cái cổ họng đã hít được không khí và kêu lên như đồng hồ báo thức. Bất thình lình có một vật gì từ phía ngoài lao tới; tôi bị xô mạnh một cái, ngã lăn chiêng xuống đất và nghe thấy tiếng gầm dữ tợn! Một con chó! Tôi ngoảnh lại nhìn, và kìa, nó đang há mõm ra nhằm thẳng vào cổ tôi. Ngay lập tức, tôi nằm cứng người ra, nhất là ghì sát cằm vào cổ áo quân phục.
Một con chó gộc. Sau một lúc lâu, tưởng như vô tận, cái đầu nó lùi lại rồi nó ngồi xuống cạnh tôi. Nhưng hễ tôi hơi cựa quậy một tí, nó lại gầm gừ. Tôi tính nước. Điều duy nhất tôi có thể làm được là rút khẩu súng lục nhỏ ra. Dù sao cũng phải tếch khỏi nơi đây trước khi có người đến. Từng phân, từng phân một, tôi nhích bàn tay về phía khẩu súng lục. Tôi có cảm giác là lâu đến hàng giờ. Mỗi cử động nhỏ đều tiếp theo một tiếng gừ đáng sợ của con chó.
Tôi nằm im rồi lại tiếp tục. Đến khi tôi đã nắm được khẩu súng lục trong tay rồi thì bàn tay cứ run lên, quyết định bắn trước khi con chó có thể cắn được, rồi vọt qua tường ngay.
Tôi thở thong thả và trở nên bình tĩnh hơn. Rồi tôi nín thở; nâng khẩu súng lên; viên đạn nổ, con chó gộc ngã vật xuống, hộc lên, tôi chạy vọt ra cửa chuồng bò, vấp ngay phải một trong hai chú ngỗng đang núp ở đấy.
Nhanh như chớp, tôi tóm nghiến lấy nó, vất qua tường rồi tôi cũng trèo qua luôn. Chưa sang đến bên kia thì con chó cũng đã vùng dậy được và lao về phía tôi . Tôi nhảy bừa ngay xuống. Cát đứng đó, trước mặt tôi mươi bước, tay cắp con ngỗng. Anh ta vừa nhìn thấy tôi là hai đứa chuồn thẳng.
Cuối cùng, hai đứa đã thở được. Con ngỗng đã chết. Trong một loáng. Cát đã bóp chết nó. Chúng tôi tính quay ngỗng luôn để không ai hay biết gì cả. Tôi đi lùng những cái liễn và củi trong lán trú quân, rồi chúng tôi lẻn vào một căn nhà bỏ hoang mà chúng tôi thường dùng vào những việc này.
Chúng tôi đóng chặt cái cửa sổ duy nhất của căn nhà lại . Trong nhà có một cái giống như bếp lò, một mảnh sắt kê trên những hòn gạch. Chúng tôi nhóm bếp.
Cát vặt lông ngỗng và sửa soạn quay. Chúng tôi cẩn thận để lông ngỗng vào một chỗ. Chúng tôi định bụng làm hai cái gô nhỏ, rồi ghi lên trên: "Hãy ngủ ngon giữa lửa đạn".
Hỏa lực của trọng pháo ầm ĩ bao quanh ngôi nhà ẩn dật của chúng tôi, ánh lửa bếp lò nhảy múa trên mặt chúng tôi, bóng người cũng nhảy múa trên tường. Thỉnh thoảng lại có tiếng nổ ù tai, làm rung chuyển cả căn nhà nhỏ bé, ấy là bom từ máy bay ném xuống. Một lần chúng tôi nghe thấy những tiếng kêu thất thanh, có lẽ một lán trú quân đã bị trúng bom.
Tiếng máy bay ầm ĩ, tiếng súng máy tặc tặc.
Nhưng không có một tí ánh sáng nào lọt ra khỏi chỗ chúng tôi để bên ngoài có thể nhìn thấy. Thế là Cát và tôi, hai thằng lính quân phục sờn rách, ngồi đối diện nhau quay ngỗng giữa đêm khuya. Chúng tôi không nói nhiều nhưng chúng tôi để ý săn sóc nhau từng li từng tí, thiết tưởng còn hơn cả những cặp tình nhân.
Chúng tôi là hai con người, hai tàn lửa sống nhỏ bé, ở ngoài kia, là đêm tối, là vòng vây của thần chết. Chúng tôi ngồi ngay bên rìa bóng đêm và thần chết, vừa bị đe dọa, vừa được che chở; mỡ chảy trên bàn tay chúng tôi; tấm lòng chúng tôi gặp nhau, và giờ phút hai đứa tôi đang sống cũng giống như chỗ chúng tôi đang ngồi, ngọn lửa êm dịu của tâm hồn đang nhảy múa những ánh sáng và những hình bóng của nguồn cảm xúc. Anh ta biết gì về tôi, và tôi, tôi biết gì về anh ta . Trước đây chẳng một ý nghĩ nào của chúng tôi giống nhau; nhưng bây giờ chúng tôi ngồi trước một con ngỗng, chúng tôi thông cảm đời sống của nhau, chúng tôi gần gũi nhau đến nỗi không cần nói đến nữa.
Quay một con ngỗng, cũng mất thì giờ đấy, dù rằng ngỗng non và béo, vì vậy hai đứa phải thay phiên nhau. Đứa này ngồi rưới mỡ vào con ngỗng thì đứa kia ngủ. Dần dần một mùi thơm ngào, ngạt tỏa ra chung quanh chúng tôi. Những tiếng động bên ngoài làm thành một thứ móc xích, một giấc mơ, nhưng trong đó, kỷ niệm không hoàn toàn bị xóa mờ. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi thấy Cát giơ lên hạ xuống cái cùi dìa; tôi yêu anh ta với đôi vai, với cái bóng dáng xương xương và khòm khòm, đồng thời phía sau anh ta tôi nhìn thấy những khu rừng, nhũng cây cối, và một giọng ngọt ngào nói lên những lời an ủi tôi, một chú lính bé nhỏ bước đi dưới bầu trời rộng lớn với đôi ủng to, cái thắt lưng da, cái túi dết, theo con đường trước mặt, rất dễ quên, rất ít khi buồn và đi tới mãi dưới bầu trời khuya bát ngát.
Một chú lính bé nhỏ và một giọng nói ngọt ngào; và nếu người ta muốn dỗ dành chú ta, có lẽ giờ đây chú ta sẽ không thể hiểu ra làm sao nữa, cái chú lính đang bước đi kia với đôi ủng to và trái tim rã rời, cái chú lính đang bước đi kia vì chú ta có đôi ủng và đã quên tất cả, trừ cái việc phải đi.
Ở chân trời phải chăng có những bông hoa và một phong cảnh xiết bao êm đềm mà chú lính muốn thương khóc? ở đấy phải chăng có những hình ảnh mà chú đã không để mất, vì chú chưa hề có, những hình ảnh rạo rực, nhưng đối với chú lại là vật quá khứ? Phải chăng ở đấy có cái tuổi hai mươi của chú? Mặt tôi ướt đẫm và tôi tự hỏi mình đang ở đâu đây? Cát dang ngồi trước mặt tôi, cái bóng khổng lồ của anh ta cúi sát xuống, nghiêng về phía tôi, như hình ảnh của quê hương. Anh ta nói khẽ , anh ta mỉm cười và quay lại bếp lửa.
Rồi anh ta nói:
- Xong rồi.
- Thế à, Cát.
Tôi cựa mình. Giữa không gian, lấp lánh con ngỗng quay vàng. Chúng tôi cầm nĩa và dao, mỗi đứa cắt một đùi. Chúng tôi chén với bánh lính, chấm vào nước sốt. Chúng tôi ăn thong thả, rất thú vị.
- Ngon không, Cát?
- Ngon, còn cậu? Ngon lắm, Cát ạ.
Hai đứa chúng tôi như anh em ruột thịt, chúng tôi nhường nhau những miếng ngon nhất. Sau đó, tôi hút một điếu thuốc lá, Cát hút một điếu xì gà. Còn thừa nhiều vô khối.
- Cát này, bọn mình mang cho Cốp và Jađơn một miếng nhé, cậu nghĩ sao? Được thôi? - Anh ta nói.
Chúng tôi chặt một miếng và gói cẩn thận vào giấy báo. Chúng tôi định để dành chỗ còn lại cho bọn ở lán, nhưng Cát cười, chỉ nói mỗi tiếng: "Jađơn.” Tôi hiểu ngay, chúng tôi phải mang cả đi. Thế là chúng tôi đi về phía chuồng gà đánh thức hai tướng dậy. Trước đó, chúng tôi đã gói chỗ lông ngỗng vào một bọc và quăng đi thật xa. Cốp và Jađơn nhìn chúng tôi đầy vẻ ngạc nhiên . Thế rồi quai hàm của hai đứa bắt đầu làm việc . Jađơn, hai tay cầm một cánh ngỗng đặt vào mồm như thổi kèn ácmônica, rồi gặm. Nó húp mỡ trong liễn, vừa nói vừa ăn nhồm nhoàm: "Đến chết tớ cũng không quên được".
Chúng tôi quay về lán trú quân. Và đây, lại bầu trời rộng lớn với các vì sao và buổi bình minh chớm rạng và dưới đây tôi đang bước đi, chú lính có đôi ủng to và cái bụng no kềnh, chú lính bé nhỏ lẩn mất trong ánh mặt trời mới bắt đầu bừng chiếu, nhưng bên cạnh tôi có Cát, bạn tôi, lom khom và xương xương đang đi.
Những đường nét của lán trú quân đã hiện ra trước mắt chúng tôi, trong bóng mờ của buổi rạng đông, như một giấc ngủ đen tối, triền miên.
Phía Tây không có gì lạ
Chương 1
Chương 2
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Đôi lời về tác giả