watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Phía Tây không có gì lạ-Chương 1 - tác giả Erich Maria Remarque Erich Maria Remarque

Erich Maria Remarque

Chương 1

Tác giả: Erich Maria Remarque

Cuốn sách này không phải là một bản cáo trạng,
cũng không phải là một bản phát biểu chính kiến.
Nó chỉ thử nói về một thế hệ bị chiến tranh hủy hoại.
Ngay cả khi thế hệ ấy đã thoát khỏi những viên đạn đại bác.


Chúng tôi hiện ở cách mặt trận chín cây số.
Người ta vừa thay phiên chúng tôi ngày hôm qua.
Bây giờ bụng đứa nào cũng đầy ăm ắp những đậu trắng với thịt bò, thật là no nê thỏa thích. Mỗi đứa lại còn lấy đầy được một cà mèn để dành cho bữa tối; ngoài ra lại còn khẩu phần kép xúc xích và bánh mì nữa, kể cũng xôm trò đấy chứ! Đã lâu lắm mới được một chầu như vậy; gã nấu bếp với cái đầu cà chua đỏ hon hỏn, thân chinh mang thức ăn lại cho chúng tôi.


Người nào đi qua, hắn cũng giơ cái môi (cái giá hay cái muỗng to) ra hiệu và múc cho một môi thức ăn đầy phè. Hắn thất vọng quá không biết làm cách nào để trút hết cái "khẩu đại bác đậu hầm" này đi. Hai thằng Jađơn và Muynlơ vớ đâu được mấy cái chậu thau, thế là chúng nó hứng đầy đến miệng, làm của dự trữ. Jađơn làm thế là do cái bệnh ăn thùng bất chi thình của nó, còn Muynlơ thì vì cái tính phòng xa. Chẳng ai biết Jađơn tọng tất cả cái của ấy vào đâu cho hết: người nó xưa nay vẫn đét như con cá mắm.


Nhưng khoái nhất là có cả khẩu phần kép về món thuốc hút. Mỗi người mười điếu xì gà, hai chục diếu thuốc lá và hai cuộn thuốc nhai: thật là hợp tình hợp lý! Tôi đánh đổi chỗ thuốc nhai lấy chỗ thuốc lá của Catdinxki, thế là tôi có bốn chục điếu. Đủ dùng cho cả ngày.


Nói của đáng tội, tất cả những món cấp phát này không phải chủ ý dành cho bọn tôi dâu. Người Phổ có bao giờ rộng rãi đến thế. Chẳng qua là do một sự nhầm lẫn.


Cách đây mười lăm ngày, chúng tôi ra tiền tuyến thay phiên đơn vị bạn. Khu vực chúng tôi tương đối yên tĩnh, do đó viên quản lý đơn vị cữ việc lĩnh đủ số lương thực thường lệ cho cả một trăm năm mươi người của đại đội, để dùng khi trở về. Thế nhưng lại đùng cái ngày cuối cùng, khu vực chúng tôi bị một trận tẩm quất ra trò; pháo binh hạng nặng của quân Anh dọt liên hồi kỳ trận xuống vị trí chúng tôi, gây nhiều thiệt hại đến nỗi khi trở về chỉ còn tám chục mống.


Chúng tôi rút về ban đêm, thu xếp ngay chỗ ngả lưng để có thể dành một giấc hẳn hoi vì Catdinxki nói đúng, nếu người ta ngủ được nhiều hơn thì chiến tranh cũng chả đến nỗi gay go quá. Giấc ngủ ở tiền tuyến có gì đáng kể, và mỗi phiên mười lăm ngày thật là lâu quá.


Khi những đứa đầu tiên trong bọn tôi bước ra ngoài lán trú quân thì trời đã trưa. Nửa giờ sau, mỗi đứa dã cầm một cái cà mèn và tập họp trước "cô nàng đậu hầm" đang toả ra mùi thơm ngậy béo bổ. Đứng trên cùng, dĩ nhiên là những chàng háu đói; anh chàng An be Cốp loắt choắt, chàng này có nhiều ý kiến rành rọt nhất bọn tôi: cho nên đã dược phong chức binh nhất; Muynlơ, số năm, còn mang theo kè kè những cuốn sách giáo khoa, và luôn nghĩ dện một kỳ thi vớt (ngay giữa trận oanh tạc nó cũng vẫn nghiền những định lý vật lý). Lia, nuôi bộ râu rậm rì, rất mê bọn gái nhà thổ của sĩ quan; nó cam đoan rằng bọn gái nhà thổ ấy, theo lệnh của bộ chỉ huy, đều phải mặc áo lót mình bằng lụa, và khi tiếp khách từ cấp đại úy trở lên, đều phải di tắm trước. Người thứ tư là tôi, Pôn Bao mơ. Cả bốn đứa cùng mười chín tuổi cả bốn đứa cùng học một lớp rồi cùng ra lính.
Đứng liền sau mấy đứa chúng tôi, là tụi bạn thân. Jađơn, thợ khóa gầy gò, trạc tuổi bọn tôi, là tay đớp khỏe nhất đại đội. Nó ngồi xuống ăn, lép kẹp như que diêm, nhưng khi đứng dậy thì xệ ra như con rệp chửa. Hai, Vethut cũng mười chín tuổi, thợ than bùn, có thể nắm dễ dàng trong lòng bàn tay một cái bánh lính và hỏi mọi người: "Các cậu thử đoán xem tớ cầm cái gì đây?" Đêtơrinh, nông dân, chỉ nghĩ đến mảnh ruộng và cô vợ; và cuối cùng, Stanitlat Catdinxki cái đầu của nhóm chúng tôi, con người khắc khổ, lắm mưu nhiều kế, trạc bốn mươi tuổi, có bộ mặt xám xịt, cặp mắt xanh, đôi vai xuôi thõng và có cái tài đánh hơi kỳ diệu, thấy ngay những chỗ nguy hiểm cũng như những chỗ có chén ngon, những chỗ rúc tốt.
Tiểu đội chúng tôi làm thành cái đầu con rắn uốn khúc trước "khẩu đại bác đậu hầm". Chúng tôi sốt ruột, vì gã đầu bếp còn đứng ì ra đấy, cứ ngớ người la chờ đợi.
Cuối cùng, Catdinxki quát to vào mặt hắn: “Này. Hăng ri, mở thùng súp của mày ra chứ, đậu nhừ rồi còn gì nữa! Gã kia lắc đầu như ngái ngủ:
- Phải chờ đủ mặt mọi người đã.
Jađơn cười khẩy: “Bọn tôi đến đủ rồi.”
Gã cai bếp chưa biết tí gì về chuyện xây ra.
- Phải, các cậu thì chẳng mong gì hơn. Thế những thằng khác đâu cả rồi?
- Không phải cái mà mày cho họ chén hôm nay đâu nhé, ở quân y và hố chung ấy.
Gã đầu bếp tưởng chừng bị một chuỳ choáng óc khi vỡ nhẽ. Hắn lảo đảo:
-Thế mà tôi lại nấu cho những một trăm năm mươi người!
Cốp tuôn ra cho hắn một tràng:
- Thế thì chúng tớ được chén một bữa ra trò chứ sao! Thôi, bắt đầu đi! Nhưng đột nhiên, trong đầu Jađơn chợt lóe ra một ý nghĩ. Cái mặt chuột nhọn hoắt của nó sáng hẳn lên: cặp mắt nheo lại đầy vẻ láu cá, đôi má rung rung, và nó cố lách đến thật gần:
- Này, ông bạn, thế đằng ấy cũng lĩnh cả phần bánh cho một trăm năm mươi người đấy chứ? Gã kia, chưa hết choáng váng, óc còn để tận đâu đâu gật đầu.
Jađơn túm lấy áo gã.
- Cả xúc xích cũng thế chứ? Cái đầu cà chua lại gật.
- Cả thuốc lá nữa chứ?
- Phải, đủ.
Jađơn nhìn chung quanh, vẻ hớn hở.
- Mẹ kiếp? Thật là dịp may hiếm có đây! Thế là của chúng mình ráo cả ! Mỗi đứa sẽ lĩnh. . . xem nào. . . Đúng rồi, đúng là khẩu phần kép.
Nhưng gã cà chua đã chợt tỉnh và tuyên bố.
- Không, không ổn đâu.
Thế là cả bọn chúng tôi nữa, cũng tỉnh người ra, xô nhau lên phía trước.
- Sao lại không ổn, hở ông mãnh? - Catdinxki hỏi.
- Của phát cho một trăm năm mươi người, không thể chia cho tám chục người được.
- Chúng tao sẽ cho mày biết.- Muynlơ gầm lên.
- Thức ăn thì còn được, chứ khẩu phần, tôi chỉ có thể phát cho các anh tám chục khẩu phần thôi. - Gã cà chua cứ nằng nặc như thế.
Catdinxki cáu lên:
- Mày muốn được khiêng về hậu phương đấy phỏng?... Cái khoản ấy không phải là cho tám mươi người mà là cho đại đội hai. Hiểu chưa? Đưa đây cho chúng tao. Đại đội hai chính là chúng tao đây.
Chúng tôi quây chặt lấy thằng cha ấy. Không ai chịu được hắn. Chính vì hắn mà nhiều phen, ở chiến hào, chúng tôi phải lĩnh thức ăn quá muộn và nguội tanh cả, vì mỗi khi đại bác chỉ mới bắn sơ sơ một tí, là hắn đã không dám đem nồi cháo lên, thành thử bọn tôi, những lúc đi lùng ăn, phải đi nhiều đường đất hơn các đại đội khác. Buncơ, ở đại đội một chẳng hạn, thật là một tay cừ. Tuy béo như con cun cút, nhưng khi cần thiết, anh ta vẫn thân hành lê thức ăn lên tận tuyến thứ nhất. Chúng tôi đang bực bội, và thế nào cũng xây ra choảng nhau, nếu viên chỉ huy đại dội không đến giữa lúc ấy. Ông ta hỏi đầu đuôi tại sao to tiếng, rồi chỉ biết nói:
- Đúng đấy! Hôm qua chúng mình bị thiệt hại nặng . - Rồi ông ta nhìn vào cái thùng nấu thức ăn: Món đậu này ăn tốt đấy...
Gã cà chua gật đầu đồng ý.
- Hầm với mỡ và thịt cơ mà.
Trung uý nhìn bọn chúng tôi. Ông ta hiểu chúng tôi đang nghĩ gì. Ông ta cũng biết nhiều chuyện khác nữa, vì ông ta đã lớn lên giữa bọn chúng tôi. Lúc tôi đến đại đội, ông ta chỉ mới đóng lon cai. Ông ta lại mở nắp thùng một lần nữa và hít hít. Khi bước đi, ông ta bảo:
- Nhớ mang cho mình một nửa livre. (Một livre vào khoảng gần nửa ki lô) với nhé. Và nhớ phân phát tất cả khẩu phần nhé, chẳng hề gì đâu.
Gã cà chua mặt thộn ra, còn Jađơn thì nhảy nhót chung quanh hắn.
Đằng ấy có thiệt gì đâu kia chứ. Cứ làm như bao nhiêu thức ăn là của riêng của nó không bằng? Này, bắt đầu đi, lão lính "hậu phương" và đừng có đếm nhầm đấy nhé
- Thôi, xéo ngay đi! - Gã cà chua hét lên.
Hắn hoang mang quá đỗi. Hắn không thể nghĩ đến một chuyện như thế. Hắn không còn hiểu sự đời ra sao nữa. Và cũng để tỏ ra bây giờ ta phớt tuốt, hắn lại tự động phát cho mỗi người hai lạng mật ong nhân tạo nữa kia chứ.
Hôm nay thật là một ngày hả hê. Lại có cả chuyến thư nữa. Hầu như ai cũng nhận được thư và báo. Giờ đây chúng tôi đi phất phơ về phía cánh đồng cỏ sau lán trú quân. Cốp cắp ở tay một cái nắp hộp mỡ cừu.
Phía tay phải, ven đồng cỏ, người ta đã xây những chuồng xí công cộng to lớn, cả một ngôi nhà chắc chắn có mái miết hẳn hoi. Nhưng chỗ ấy chỉ để cho bọn lính mới chưa biết xoay xở gì thôi. Bọn chúng tôi muốn một cái gì khoái hơn kia. Vì thế, có những cái trứng cá nhân nho nhỏ rải rác khắp nơi và đều dùng vào một việc giống nhau. Những cái thùng này vuông, sạch sẽ, toàn bằng gỗ, kín mít, có một chỗ ngồi thuận tiện, thật không thể chê vào đâu được.
Bên cạnh lại có cả quai xách nữa, thành ra nó có thể bê đi bê lại dược dễ dàng.
Bọn chúng tôi đặt ba cái thùng châu vào nhau, rồi ngồi lên, chễm chệ, ít ra cũng phải hai tiếng đồng hồ chúng tôi mới đứng dậy.
Tôi còn nhớ, đầu tiên, lúc còn là tân binh, ở doanh trại bọn chúng tôi rất ngượng ngập vì cái chuồng xí công cộng. Chỉ có một cái cửa ra vào mà hai chục đứa ngồi, đứa nọ chen đứa kia, y như trong tầu hỏa. Đưa mắt một lượt là người ta có thể kiểm điểm được tất cả: chẳng qua cái thằng lính bao giờ chả phải chịu sự kiểm soát thường xuyên.
Từ dạo ấy chúng tôi đã học tập vượt được khối điều còn hơn cái ngượng nghịu vớ vẩn kia nữa. Với thời gian, chúng tôi gặp thêm nhiều việc ngượng nghịu khác.
Ngồi ở đây, ngoài trời, quả thực là kỳ quái. Tôi không hiểu sao lúc trước, chúng tôi lại cứ rụt rè nhắm mắt trước những việc này, vì nó cũng tự nhiên như ăn như uống thôi. Và có lẽ cũng chả cần nói đến ở đây, nếu như cái đó không đóng một vai trò quan trọng và nếu quả nhiên nó không phải là một chuyện mới lạ đối với bọn chúng tôi, vì đối với bọn lính cựu trào, cái đó đã trở thành sự bình thường từ dời nào rồi.
Dạ dày và tiêu hóa là vấn đề thiết thân đối với người lính hơn là đối với bất cứ người nào khác. Người lính ở nơi đây ra đến ba phần tư số từ ngữ thường dùng; và việc biểu hiện niềm vui sướng cao độ nhất hoặc nỗi bực tức diên cuồng nhất đều tìm được trong cái từ vựng kia những gì mãnh liệt nhất. Thật không còn dùng cách nào khác để nói gọn và rõ hơn thế. Gia đình chúng tôi và các giáo sư của chúng tôi hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi chúng tôi trở về nhà, nhưng ở đây nó lại là tiếng nói phổ biến.
Đối với chúng tôi, các việc đó trở thành hồn nhiên vô tội vạ vì bắt buộc phải làm một cách công khai.
Hơn nữa, đối với chúng tôi, cái việc đó bình thường đến nỗi chúng tôi thấy khoan khoái y như lúc được đánh mỹ mãn một ván bài: chẳng hạn, ở một chỗ không phải lo đại bác. Không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt ra cái danh từ báo cáo “xịa" dể chỉ các loại chuyện nhảm nhí. Những nơi ấy, đối với con nhà binh thật đúng là chỗ ngồi tán phía và cũng tương tự như bàn ăn của khách quen".
Lúc này chúng tôi cảm thấy thú vị hơn là ngồi trong bất cứ cái nhà xí nào có đồ sứ trắng muốt, lịch cự; ở dó chỉ có thể sạch sẽ hơn, nhưng ở đây thì lại thoải mái dễ chịu. Thật là những giờ phút vô tư tuyệt vời. Trên đầu chúng tôi, trời xanh biếc. Phía chân trời, lủng lẳng những quả khinh khí cầu, màu vàng, có những tia mặt trời lấp lánh xuyên qua, cùng những đám mây nho nhỏ màu trắng của những viên đá ri cao xạ.
Thỉnh thoảng, khi đuổi theo một tên phi công, chúng lại tỏa ra thành một chùm cao ngất. Tiếng gầm thét ù tai của mặt trận vọng đến chúng tôi như một cơn bão rất xa. Nó đã bị tiếng vù vù của đám ong bù vẽ bay ngang qua lấn át. Cánh đồng cỏ đầy hoa trải ra khắp chung quanh chúng tôi. Những ngọn cỏ non đu đưa mềm mại, những cánh bướm trắng lượn lại gần nhau; chúng bay là là trong làn gió ấm nóng, dịu dàng của mùa hạ đến độ chín mùi; còn chúng tôi, chúng tôi đọc thư, xem báo, hút thuốc, chúng tôi bỏ mũ ca lô, đặt xuống đất bên cạnh chỗ ngồi; làn gió nhẹ đùa trên mái tóc, đùa cả với những lời nói và ý nghĩ của chúng tôi.
Ba cái thùng chúng tôi ngồi đặt giữa những đám hoa mào gà đỏ rực . . .
Chúng tôi đặt cái nắp thùng mỡ trên đầu gối. Thế là có cái mặt bàn tất để chơi bài soát rồi. Cốp đã mang theo cỗ bài. Thỉnh thoảng lại chen vào một ván bài ram. Tưởng chừng mấy đứa có thể cứ ngồi đến muôn thuở ở đây.
Tiếng đàn phong cầm từ lán rút quân vẳng đến.
Thỉnh thoảng chúng tôi đặt bài xuống nhìn nhau; một đứa trong bọn lên tiếng: "Này các cậu, các cậu..." ' hoặc: "Khéo hỏng bét cả đấy...” Rồi chúng tôi lặng đi một lúc. Trong lòng chúng tôi có thông cảm xúc thầm kín và mãnh liệt. Đứa nào cũng nhận thấy thế, cho nên chẳng cần phải nhiều lời. Rất có thể là ngày mai chúng tôi chẳng còn được ngồi trên những thùng xia này nữa; mà thời thế cũng chẳng khó khăn gì lắm đâu . Cho nên, đối với chúng tôi, cái gì cung quan trọng và mới lạ: những bông hoa mào gà đỏ chói cũng như bữa ăn ngon, những điếu thuốc lá cũng như ngọn gió hè.
Cốp hỏi:
- Đã cậu nào gặp lại Kemơrich chưa?
- Nó đang ở Xanh tjôdép, - tôi nói.
Muynlơ bảo nó bị một phát xuyên qua đùi, chỗ gần hông, âu cũng là một dịp tốt để được về quê một chuyến. Chúng tôi định chiều nay đến thăm nó.
Cốp rút một lá thư trong túi ra.
Tớ xin chuyển lời chào của Căngtôrec đến các cậu.
Chúng tôi cười. Muynlơ quăng điếu thuốc lá và nói:
- Cái lão ấy tớ muốn nó ở đây cơ.
Căngtôrec là giáo sư của bọn tôi: một con người loắt choắt nghiêm nghị, với bộ áo xám có đuôi tôm và cái đầu chuột chù. Thân hình lão cũng gần giống thầy cai Himmenxtôt, "sự khủng khiếp của trại lính tập” . Kể cũng buồn cười. Mọi thứ tai vạ trên đời thường là do các hạng người thân hình loắt choắt gây ra: chúng nó cương quyết và quá quắt hơn những người thân hình cao lớn rất nhiều. Bao giờ tôi cũng cố tránh những trung đội có những tay chỉ huy “tầm vóc bé nhỏ,” những tay này thường là những bọn độc ác đáng nguyền rủa.
Trong những giờ tập thế dục, lão Căngtôrec thuyết cho chúng tôi hàng tràng kỳ cho đến lúc tất cả lớp học phải sắp hàng theo lão ta đến sở mộ binh để xin nhập ngũ. Tôi như vẫn nhìn thấy lão ở trước mặt, với đôi kính nẩy lửa, còn lão thì nhìn bọn tôi và nói với một giọng xúc động. Nhưng lúc ấy bọn tôi chưa nghĩ gì đến chuyện đó cả.
Tuy nhiên, có một đứa trong bọn do dự và không muốn đi, ấy là Jôdep Bem, cái thằng to lớn, tính tình vui nhộn.
Nhưng rồi sau nó cũng bị thuyết phục. Vả lại cũng phải nhận thấy rằng không còn con đường nào khác. Có lẽ những đứa khác cũng nghĩ giống hệt như Bem; nhưng lẩn trốn không phải là chuyện dễ, vì thời ấy, cả bố anh lẫn mẹ anh đều có thể văng ngay vào giữa mặt anh cái tiếng "hèn nhát'. Lúc bấy giờ tất cả những con người ấy chưa ai tưởng tượng được những gì sẽ xẩy ra sau này. Nói cho đúng thì những người hiểu biết hơn cả lại là những người bình thường và nghèo khổ; ngay từ đầu họ đã coi chiến tranh là một tai họa, trong khi bọn giàu có lại vui sướng ra mặt, dù rằng chính bọn này rồi cũng sẽ có thề nhận thấy ngay những hậu quả của chiến tranh. Catdinxki đổ tội cho nền giáo dục đã làm cho chúng tôi mê muội đi, và cái gì Cát đã nói là đều có suy nghĩ chín chắn.
Kể cũng lạ, chính Bem lại là một trong những người đầu tiên gục ngã. Trong một đợt tấn công: nó bị một phát súng vào mắt, bọn tôi cho là nó đã chết nên để lại trận địa. Không thể vác nó đi được, vì bắt buộc phải rút lui gấp. Buổi chiều: dột nhiên chúng tôi nghe thấy tiếng nó gọi và thấy nó đang cố bò phía trước chiến hào. Thì ra nó chỉ bị ngất đi thôi. Nhưng lúc này nó chẳng nhìn thấy gì nữa, nó đau đến phát cuồng lên, chẳng chịu ẩn nấp gì cả, nên trước khi có người ra dìu nó về thì nó đã bị giết chết.
Lẽ dĩ nhiên, người ta không thể đổ trách nhiệm về chuyện này lên đầu lão Căngtôrec, vả lại nếu người ta cho đó là một sự phạm tội thì cái đời này còn ra làm sao nữa? Có đến hàng nghìn lão Căngtôrec, tất cả đều yên trí làm thế là tốt - một cách tiện lợi cho họ.
Nhưng chính vì thế mà chúng tôi thấy họ đều thất bại cả.
Đối với cái tuổi mười tám của chúng tôi, đáng lẽ họ là những người đưa đường chỉ lối, dìu dắt chúng tôi đến chỗ trưởng thành, mở ra cho chúng tôi cái thế giới mới của cần lao, của nghĩa vụ, của văn hóa và tiến bộ, chuẩn bị cho tương lai. Đôi khi chúng tôi cũng trêu chọc họ, chơi khăm họ một vài vố gì đó, nhưng trong thâm tâm chúng tôi tin tưởng ở họ.
Theo chỗ chúng tôi thấy, khái niệm về một thử quyền lực mà họ đại diện, chỉ là một sự sáng suốt hơn và một sự hiểu biết nhân đạo hơn. Vậy mà khi chúng tôi nhìn thấy người đầu tiên gục chết thì niềm tin tưởng ấy đã tiêu tan. Chúng tôi phải thừa nhận rằng lứa tuổi chúng tôi trung thực hơn bọn họ nhiều. Họ chỉ hơn chúng tôi ở cái khoa nói và chỗ khôn khéo. Trận pháo kích đầu tiên đã vạch ra chỗ lầm lẫn của chúng tôi và làm đổ sụp cái quan niệm về mọi sự trên đời mà họ đã nhồi nhét cho chúng tôi.
Họ vẫn còn viết, vẫn còn nói, nhưng chúng tôi, chúng tôi trông thấy những trạm quân y, những người hấp hối. Trong khi đối với họ, phụng sự quốc gia là giá trị cao cả nhất, chúng tôi đã hiểu rằng cái sợ chết còn mạnh hơn nhiều. Tuy vậy, chúng tôi cũng chẳng nối loạn, chẳng đào ngũ, chẳng hèn nhát (tất cả những danh từ này, bọn họ nói luôn miệng!).
Chúng tôi yêu tổ quốc chúng tôi, cũng như họ, và trong mỗi đợt tấn công, chúng tôi dũng cảm xông lên; nhưng chính chúng tôi cũng đã biết phân biệt, cùng một lúc, chúng tôi bắt đầu nhận thấy, và chúng tôi đã thấy trong cái thế giới của bọn họ chẳng có gì còn đứng vững nữa. Bất giác, chúng tôi cảm thấy cô đơn một cách ghê rợn và tự chúng tôi phải xoay xở lấy một mình.
Trước khi đến thăm Kemơrich, mấy đứa chúng tôi gói ghém một bọc đồ dùng của nó, những thứ ấy có thể có ích cho nó trong khi đi đường.
Ở trạm quân y, người đi lại rộn rịp, lúc nào không khí cũng sặc mùi phê nôn, mùi khăm khẳm, mùi hôi hôi. Tuy lán trú quân chúng tôi đã quen với nhau , nhưng ở đây dù sao cũng có những cái làm nguời ta phát khiếp. Chúng tôi đi hỏi nhiều chỗ xem Kemơrich nằm đâu. Nó nằm trong một căn phòng, và khi thấy chúng tôi đến, nó thoáng có vẻ vui mừng, vì nó yếu quá không dậy được nữa. Trong lúc nó mê man, đã bị người nào đó xoáy mất cái đồng hồ.
Muvnlơ lắc đầu:
- Mình vẫn bảo là cậu đừng có mang theo cái đồng hồ tốt như thế cơ mà.
Muynlơ có phần vụng về và lắm điều: đáng lẽ nó nên im đi thì hơn. Vì rõ ràng là Kemơrich chẳng còn sống được bao lâu nữa.
Tìm thấy cái đồng hồ hay không, cũng chẳng có nghĩa lý gì, bất quá cũng đến gửi về cho gia đình nó thôi.
- Phăng, cậu thấy trong người thế nào? - Cốp hỏi. Kemơrich cúi đầu:
- Cũng thường thôi, chỉ phải cái chân đau quá.
Chúng tôi nhìn vào giường. Chân Kemơrich đặt dưới một vòng cung dây thép, trên đó cái chăn đắp phồng lên. Tôi khẽ huých vào ống chân Muynlơ, vì thằng này có thể nói toạc ra với Kemơrich điều mà bọn y tế đã cho chúng tôi biết ở ngoài: Kemơrich không còn chân nữa. Người ta đã cưa chân nó rồi. Bộ mặt nó trông khiếp quá, vừa vàng ệch lại vừa xám xịt màu tro. Trên mặt nó, hiện lên những đường nét lạ lùng mà chúng tôi đã biết rõ vì nhìn hàng trăm lần rồi. Nói cho đúng. đó không phải là đường nét, mà là những dấu hiệu. Dưới làn da không còn sự sống nữa, sự sống dã bị đẩy ra ngoài cơ thể rồi; thần chết đang hoành hành bên trong, và đã ngự trị trong cặp mắt …
Đấy, Kemơrich, cái thằng bạn, vùa mới đây còn nướng thịt ngựa với chúng tôi, còn cùng với chúng tôi rúc vào một cái hố trái phá, bây giờ như vậy đấy. Vẫn là nó, mà lại không phải là nó nữa. Hình ảnh nó bị xóa mờ, chập chờn như một tấm kính ảnh chụp hai lần. Ngay cả đến tiếng nói của nó cũng đã phảng phất cái gì của thần chết.
Tôi nghĩ đến dạo chúng tôi ra mặt trận. Mẹ nó, một bà cụ to béo hiền lành tiễn nó ra tận ga. Bà cụ khóc sướt mướt. Mặt bà cụ sưng húp lên. Kemơrich có vẻ hơi ngượng, vì bà cụ chẳng giữ ý tứ gì cả, tưởng chừng cả người bà cụ dã chảy ra thành mỡ và nước mắt. Bà cụ cứ thế túm ngay lấy tôi, chốc chốc lại níu lấy cánh tay tôi, van vỉ tôi khi nào ra mặt trận thì trông nom cho thằng Phăng. Kể mặt nó trông cũng non choẹt thực, và xương cất yếu ớt đến nỗi mới đeo ba lô bốn tuần lễ mà chân đã to bè ra. Nhưng đã ra trận thì còn trông nom ai được nữa! Cậu sắp được về nhà đấy. - Cốp nói. - Nếu không thì cũng phải đợi đến ba hay bốn tháng nữa mới đến kỳ nghỉ phép.
Kemơrich gật đầu. Tôi nhìn bàn tay nó mà ái ngại.
Chẳng khác gì bằng sáp: cáu ghét ở chiến hào đóng đầy cả kẽ móng tay, đen kịt lại, như màu thuốc độc. Tôi nghĩ rằng trong khi Kemơrich dã tắt thở từ lâu thì những cái móng tay này vẫn tiếp tục mọc, giống như một thứ cây mọc ngầm, kỳ quái. Tôi tưởng như nhìn thấy trước mắt, chúng đang xoắn lại thành hình trôn ốc, và vẫn mọc, đồng thời với đám tóc trên cái sọ đang thối rửa - như cỏ trên một miếng đất màu mỡ, hệt như cỏ vậy. Sao lại có thể thế được nhỉ?...
Muynlơ cúi xuống: Phăng này, bọn mình mang các thứ lại cho cậu đây Kemơrich ra hiệu bằng tay:
- Bỏ nó xuống gậm giường ấy.
Muynlơ làm theo. Kemơrich lại nói đến cái đồng hồ. Làm thế nào cho nó yên tâm mà không khiến nó sinh nghi? Muynlơ ngẩng lên, tay cầm một đôi ủng phi công.
Một đôi ủng kiểu ăng lê tuyệt đẹp, da vàng và mềm, cao đến tận đầu gối và buộc dây ở phía trên; quả là một món ai cũng phải thèm. Muynlơ ngắm nghía mãi, đầy vẻ say sưa. Nó áp đế ủng vào đế đôi giày thô kệch của nó và hỏi:
- Phăng này, cậu định mang theo cả đôi ủng nữa chứ?
Cả ba đứa chúng tôi chỉ có một ý nghĩ. Dù cho nó qua khỏi được chăng nữa thì cũng chỉ dùng được một chiếc thôi; do đó đôi ủng đối với nó, chẳng còn giá trị gì nữa. Và bây giờ đôi ủng ấy nằm đây, thật là tai hại, vì hễ nó chết một cái, là tụi y tá cuỗm ngay.
Muynlơ tiếp:
- Cậu để nó lại đây à?
Kemơrich không muốn thế. Đấy là của quý nhất của nó.
- Này, chúng mình đánh đổi với nhau nhé, - Muynlơ . lại tiếp - ở đây tại mặt trận: dùng được việc hơn.
Kemơrich nhất định không nghe.
Tôi hất chân Muynlơ. Thế là cu cậu ngập ngừng tiếc rẻ, đành để lại đôi ủng vào gậm giường. Bọn tôi còn nói chuyện với nhau một lát nữa, rồi mới chia tay.
Chóng khỏe Phăng nhé! Tôi hẹn với Kemơrich ngày mai sẽ trở lại. Muynlơ cũng hẹn thế. Cu cậu vẫn nghĩ đến đôi ủng và cố ý theo dõi nó. Kemơrich thở dài. Nó lên cơn sốt. Ra đến ngoài, chúng tôi gặp một y tá và nhờ hắn tiêm cho người bị thương một phát.
Hắn từ chối:
- Nếu ai cũng tiêm moócphin, thì phải hàng thùng . . .
- Thế ra cậu chỉ hầu bọn sĩ quan thôi à? - Cốp nói bằng một giọng hằn học.
Tôi vội can ngay và cho gã y tá một điếu thuốc lá.
Hắn nhận, sau đó tôi bao hắn:
- Nhưng cậu có quyền tiêm không cơ chứ? Câu hỏi chạm tự ái hắn.
- Nếu các cậu không tin thì còn nhờ làm gì?...
Tôi lại dúi vào tay hắn mấy điếu thuốc nữa.
- Giúp chúng tớ một tí. . .
- Thôi được, - hắn nói.
Cốp đi theo hắn, vì nó không tin mấy, và nó muốn xem hắn làm ăn thế nào. Bọn tôi đợi nó ở ngoài.
Muynlơ lại nói đến đôi ủng:
- Đôi ủng vừa chân mình lạ lùng. Đi cái đôi giày thổ tả này, hết mụn phỏng nọ đến mụn phỏng kia. Cậu có tin là nó còn trụ được đến sau phiên gác ngày mai không? Nếu nó chết đêm nay là đi đứt đôi ủng.
An be trở ra. Nó hỏi:
- Các cậu nghĩ sao về...?
- Đến ngoẻo thôi, - Muynlơ nói, có vẻ dứt khoát.
Chúng tôi quay về lán trú quân. Tôi nghĩ đến bức thư ngày mai sẽ viết cho mẹ Kemơrich. Tôi cảm thấy rét, muốn uống một cốc rượu. Muynlơ vặt những lá cỏ và bỏ vào mồm nhai. Bất giác anh chàng Cốp loắt choắt quăng điếu thuốc lá đi, rồi dậm chân điên cuồng, nhìn quanh với nét mặt hoảng hốt, méo xệch, mồm nói lắp bắp:
- Cứt ơi là cứt!
Mấy đứa chúng tôi vẫn tiếp tục di. Một lúc khá lâu sau, Cốp đã dịu. Chúng tôi chẳng lạ gì cái đó.
Người ta thường gọi đó là cơn điên ở mặt trận. Ai cũng từng bị cả.
Muynlơ hỏi nó:
- Lão Căngtôrec viết cho cậu những gì?
Thằng kia cười trả lời:
- Lão ta viết rằng chúng mình là tuổi trẻ gang thép.
Tất cả ba chúng tôi cười chua chát. Cốp chửi lung tung, nó lấy làm hả dạ khi nói lên được...
Đấy bọn họ nghĩ như vậy, bọn họ nghĩ như vậy đấy, hàng chục vạn lão Căngtôrec! "Tuổi trẻ gang thép". Tuổi trẻ chưa có đứa nào trong bọn chúng tôi quá hai mươi tuổi cả. Nhưng nói rằng bọn chúng tôi trẻ ư! Tất cả những cái đó đã chấm dứt từ lâu rồi.
Chúng tôi chỉ là một lũ già nua.
Phía Tây không có gì lạ
Chương 1
Chương 2
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Đôi lời về tác giả