watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chống Duhring-XIV. Kết luận - tác giả Frederick Engels Frederick Engels

Frederick Engels

XIV. Kết luận

Tác giả: Frederick Engels

Chúng ta đã kết thúc phần triết học; còn những điều bịa đặt khác về tương lai ở trong cuốn "Giáo trình" thì chúng ta sẽ bàn tới xem xét việc ông Đuy-rinh làm đảo lộn chủ nghĩa xã hội. ông Đuy-rinh đã hứa với chúng ta cái gì ? Tất cả. Và ông ta đã giữ được những lời hứa nào ? Chẳng có gì hết. "Những nhân tố của một triết học hiện thực, và do đó cũng hướng về hiện thực của tự nhiên và của đời sống" một "thế giới quan hết sức khoa học", "những tư tưởng sáng tạo ra hệ thống", và tất cả những thành tích khác của ông Đuy-rinh mà chính ông ta đã làm rùm beng bằng những lời lẽ hết sức hoa mỹ, bất cứ về mặt nào cũng đều là sự bịp bợm thuần tuý. Đồ thức luận vũ trụ, "quy định một cách chắc chắn những hình thức, cơ bản của tồn tại mà không hề làm tổn hại chút nào đến tính chất sâu sắc của tư tưởng", hoá ra chỉ là một bản sao lại một cách vô cùng hời hợt lô-gích học của Hegel, và cùng với lô-gich học này nó chia xẻ điều mê tín cho rằng những "hình thức cơ bản" ấy, hay những phạm trù lô-gích, có một sự tồn tại đầy bí ẩn ở một chỗ nào đó trước khi có thế giới và bên ngoài thế giới, và phải được "ứng dụng" vào thế giới. Triết học về tự nhiên đã cung cấp cho chúng ta một môn học về nguồn gốc vũ trụ mà điểm xuất phát là "một trạng thái bất biến của vật chất", một trạng thái mà người ta chỉ có thể quan niệm được nhờ một sự lẫn lộn không thể cứu vãn được về mối liên hệ giữa vật chất và vận động, và hơn nữa, chỉ khi nào người ta thừa nhận một thượng đế nhân cách hoá đứng bên ngoài thế giới, chỉ có thượng đế này mới có thể làm cho trạng thái ấy chuyển sang vận động được. Khi nghiên cứu giới tự nhiên hữu cơ, sau khi vứt bỏ thuyết đấu tranh để sinh tồn và thuyết đào thải tự nhiên của Darwin, coi đó là "một liều thú tính khá mạnh nhằm chống lại nhân tính", triết học hiện thực lại buộc phải đưa những thuyết ấy vào bằng cửa sau, coi đó là những nhân tố tác động trong giới tự nhiên, mặc dầu đó là những nhân tố thứ yếu. Ngoài ra, triết học hiện thực ấy lại có được một dịp để chứng tỏ trong lĩnh vực sinh vật học, một sự ngu dốt đến mức là hiện nay, - kể từ khi người ta không thể tránh không nghe những bản báo cáo phổ biến khoa học được nữa, người ta phải đốt đuốc lên ban ngày mới có thể tìm thấy được một sự ngu dốt như thế ngay trong số những cô tiểu thư thuộc các tầng lớp có học thức. Về mặt đạo đức và pháp quyền, khi tầm thường hoá Rousseau, triết học đó cũng chẳng may mắn gì hơn là trước khi nó đã tầm thường hoá Hegel, và về mặt luật học, mặc dầu mọi lời quả quyết đều ngược lại, nó đã bộc lộ một sự ngu dốt mà chỉ hoạ hoằn lắm người ta mơi thấy được trong số những nhà luật học tầm thường nhất, kiểu cũ ở nước Phổ. Triết học ấy "không thừa nhận một chân trời nào có thể nhìn thấy được một cách giản đơn", song về mặt pháp học, thì nó lại lấy làm thoả mãn với một chân trời hiện thực khớp với khu vực mà bộ luật Phổ có hiệu lực. Còn "những đất và trời của tự nhiên bên ngoài và bên trong" mà triết học ấy hứa hẹn sẽ vạch ra cho chúng ta thấy trong sự vận động làm đảo lộn một cách mạnh mẽ của nó, thì chúng ta vẫn uổng công chờ đợi, cũng như chúng ta vẫn uổng công chờ đợi "những chân lý tuyệt đỉch cuối cùng" và cái "cơ bản tuyệt đối". Nhà triết học mà phương thức tư duy là "gạt bỏ mọi mưu toan thiên về một thế giới quan bị hạn chế một cách chủ quan", đã tỏ ra là không những bị hạn chế về mặt chủ quan do những hiểu biết cực kỳ thiếu sót như chúng ta đã chỉ rõ, do phương thức tư duy siêu hình thiển cận và sự tự tán dương lố bịch của ông ta, mà thậm chí còn do cả những ý kiến kỳ quặc ấu trĩ của cá nhân ông ta nữa. ông ta không thể nào dựng lên được cái triết học hiện thực của mình mà trước đó lại không áp đặt cho toàn thể nhân loại còn lại kể cả người Do - thái, - với tư cách là một điều luật có giá trị phổ biến - sự ghê tởm của ông ta đối với thuốc lá, đối với những con mèo và những người Do - thái. "Quan điểm thực sự phê phán" của ông ta đối với kẻ khác là ở chỗ khăng khăng gán cho người khác những điều mà họ không bao giờ nói, những điều bịa đặt của chính bản thân ông Đuy-rinh. Những suy luật loãng như cháo bố thí của ông ta về những đề tài Phi - li - xtanh, giải thích cho ta rõ tại sao ông ta lại căm giận Faust của Goethe. Dĩ nhiên là không thể tha thứ cho Goethe được, vì nhà thơ đã chọn cái tên Faust vô đạo đức ấy làm nhân vật chính chứ không chọn nhà triết học hiện thực nghiêm túc như Wagner, - Tóm lại, nói theo lối nói của Hegel, triết học hiện thực, nhìn về toàn bộ, là "chất cặn nhạt nhẽo nhất của nền triết học khai thác của nước Đức" ; chất cặn mà sự loãng thuếch và sự tầm thường trong suốt của nó có vẻ dày đặc hơn và đục ngầu lên chỉ là vì tác giả đã trộn lẫn vào trong đó những mẩu câu có tính chất tiên tri. Và khi chúng ta đọc hết quyển sách, chúng ta vẫn thấy mình chẳng hiểu biết hơn gì trước, và chúng ta buộc phải thú nhận rằng "phương thức tư duy mới", "những kết luận và những quan điểm độc đáo một cách triệt để" và "những tư tưởng sáng tạo ra hệ thống" quả thật đã đem lại cho chúng ta nhiều điều phi lý mới, nhưng không đem lại được một dòng nào cho chúng ta có thể học được một cái gì. Vậy mà con người ấy, khua chiêng dóng trống để ca tụng những trò ảo thuật và những món hàng của mình chẳng kém gì một kẻ bán hàng rong tầm thường nhất ở chợ, và đằng sau những từ to lớn ấy chẳng có cái gì cả, thật là không có cái gì cả, - chính cái con người ấy lại dám gọi những người như Fichte, Schelling và Hegel là bịp bợm (thế mà người nhỏ nhất trong ba người này so với anh ta thì cũng là một người khổng lồ rồi đấy). Người bịp bợm thật ư ? Quả thật là bịp bợm - nhưng là ai kia chứ ?



Chúng ta đã kết thúc phần triết học; còn những điều bịa đặt khác về tương lai ở trong cuốn "Giáo trình" thì chúng ta sẽ bàn tới xem xét việc ông Đuy-rinh làm đảo lộn chủ nghĩa xã hội. ông Đuy-rinh đã hứa với chúng ta cái gì ? Tất cả. Và ông ta đã giữ được những lời hứa nào ? Chẳng có gì hết. "Những nhân tố của một triết học hiện thực, và do đó cũng hướng về hiện thực của tự nhiên và của đời sống" một "thế giới quan hết sức khoa học", "những tư tưởng sáng tạo ra hệ thống", và tất cả những thành tích khác của ông Đuy-rinh mà chính ông ta đã làm rùm beng bằng những lời lẽ hết sức hoa mỹ, bất cứ về mặt nào cũng đều là sự bịp bợm thuần tuý. Đồ thức luận vũ trụ, "quy định một cách chắc chắn những hình thức, cơ bản của tồn tại mà không hề làm tổn hại chút nào đến tính chất sâu sắc của tư tưởng", hoá ra chỉ là một bản sao lại một cách vô cùng hời hợt lô-gích học của Hegel, và cùng với lô-gich học này nó chia xẻ điều mê tín cho rằng những "hình thức cơ bản" ấy, hay những phạm trù lô-gích, có một sự tồn tại đầy bí ẩn ở một chỗ nào đó trước khi có thế giới và bên ngoài thế giới, và phải được "ứng dụng" vào thế giới. Triết học về tự nhiên đã cung cấp cho chúng ta một môn học về nguồn gốc vũ trụ mà điểm xuất phát là "một trạng thái bất biến của vật chất", một trạng thái mà người ta chỉ có thể quan niệm được nhờ một sự lẫn lộn không thể cứu vãn được về mối liên hệ giữa vật chất và vận động, và hơn nữa, chỉ khi nào người ta thừa nhận một thượng đế nhân cách hoá đứng bên ngoài thế giới, chỉ có thượng đế này mới có thể làm cho trạng thái ấy chuyển sang vận động được. Khi nghiên cứu giới tự nhiên hữu cơ, sau khi vứt bỏ thuyết đấu tranh để sinh tồn và thuyết đào thải tự nhiên của Darwin, coi đó là "một liều thú tính khá mạnh nhằm chống lại nhân tính", triết học hiện thực lại buộc phải đưa những thuyết ấy vào bằng cửa sau, coi đó là những nhân tố tác động trong giới tự nhiên, mặc dầu đó là những nhân tố thứ yếu. Ngoài ra, triết học hiện thực ấy lại có được một dịp để chứng tỏ trong lĩnh vực sinh vật học, một sự ngu dốt đến mức là hiện nay, - kể từ khi người ta không thể tránh không nghe những bản báo cáo phổ biến khoa học được nữa, người ta phải đốt đuốc lên ban ngày mới có thể tìm thấy được một sự ngu dốt như thế ngay trong số những cô tiểu thư thuộc các tầng lớp có học thức. Về mặt đạo đức và pháp quyền, khi tầm thường hoá Rousseau, triết học đó cũng chẳng may mắn gì hơn là trước khi nó đã tầm thường hoá Hegel, và về mặt luật học, mặc dầu mọi lời quả quyết đều ngược lại, nó đã bộc lộ một sự ngu dốt mà chỉ hoạ hoằn lắm người ta mơi thấy được trong số những nhà luật học tầm thường nhất, kiểu cũ ở nước Phổ. Triết học ấy "không thừa nhận một chân trời nào có thể nhìn thấy được một cách giản đơn", song về mặt pháp học, thì nó lại lấy làm thoả mãn với một chân trời hiện thực khớp với khu vực mà bộ luật Phổ có hiệu lực. Còn "những đất và trời của tự nhiên bên ngoài và bên trong" mà triết học ấy hứa hẹn sẽ vạch ra cho chúng ta thấy trong sự vận động làm đảo lộn một cách mạnh mẽ của nó, thì chúng ta vẫn uổng công chờ đợi, cũng như chúng ta vẫn uổng công chờ đợi "những chân lý tuyệt đỉch cuối cùng" và cái "cơ bản tuyệt đối". Nhà triết học mà phương thức tư duy là "gạt bỏ mọi mưu toan thiên về một thế giới quan bị hạn chế một cách chủ quan", đã tỏ ra là không những bị hạn chế về mặt chủ quan do những hiểu biết cực kỳ thiếu sót như chúng ta đã chỉ rõ, do phương thức tư duy siêu hình thiển cận và sự tự tán dương lố bịch của ông ta, mà thậm chí còn do cả những ý kiến kỳ quặc ấu trĩ của cá nhân ông ta nữa. ông ta không thể nào dựng lên được cái triết học hiện thực của mình mà trước đó lại không áp đặt cho toàn thể nhân loại còn lại kể cả người Do - thái, - với tư cách là một điều luật có giá trị phổ biến - sự ghê tởm của ông ta đối với thuốc lá, đối với những con mèo và những người Do - thái. "Quan điểm thực sự phê phán" của ông ta đối với kẻ khác là ở chỗ khăng khăng gán cho người khác những điều mà họ không bao giờ nói, những điều bịa đặt của chính bản thân ông Đuy-rinh. Những suy luật loãng như cháo bố thí của ông ta về những đề tài Phi - li - xtanh, giải thích cho ta rõ tại sao ông ta lại căm giận Faust của Goethe. Dĩ nhiên là không thể tha thứ cho Goethe được, vì nhà thơ đã chọn cái tên Faust vô đạo đức ấy làm nhân vật chính chứ không chọn nhà triết học hiện thực nghiêm túc như Wagner, - Tóm lại, nói theo lối nói của Hegel, triết học hiện thực, nhìn về toàn bộ, là "chất cặn nhạt nhẽo nhất của nền triết học khai thác của nước Đức" ; chất cặn mà sự loãng thuếch và sự tầm thường trong suốt của nó có vẻ dày đặc hơn và đục ngầu lên chỉ là vì tác giả đã trộn lẫn vào trong đó những mẩu câu có tính chất tiên tri. Và khi chúng ta đọc hết quyển sách, chúng ta vẫn thấy mình chẳng hiểu biết hơn gì trước, và chúng ta buộc phải thú nhận rằng "phương thức tư duy mới", "những kết luận và những quan điểm độc đáo một cách triệt để" và "những tư tưởng sáng tạo ra hệ thống" quả thật đã đem lại cho chúng ta nhiều điều phi lý mới, nhưng không đem lại được một dòng nào cho chúng ta có thể học được một cái gì. Vậy mà con người ấy, khua chiêng dóng trống để ca tụng những trò ảo thuật và những món hàng của mình chẳng kém gì một kẻ bán hàng rong tầm thường nhất ở chợ, và đằng sau những từ to lớn ấy chẳng có cái gì cả, thật là không có cái gì cả, - chính cái con người ấy lại dám gọi những người như Fichte, Schelling và Hegel là bịp bợm (thế mà người nhỏ nhất trong ba người này so với anh ta thì cũng là một người khổng lồ rồi đấy). Người bịp bợm thật ư ? Quả thật là bịp bợm - nhưng là ai kia chứ ?
Chống Duhring
Lời tựa
I.Nhận xét chung
II. ông Đuy-rinh hứa những gì
III. Phân loại. Chủ nghĩa tiên nghiệm
IV. Đồ thức luận về vũ trụ
V. Triết học về tự nhiên. Không gian và thời gian
VI. Triết học về tự nhiên, thiên thể học, vật lý học, hoá học
VII. Triết học về tự nhiên, giới hữu cơ
VIII. Triết học về tự nhiên giới hữu cơ (hết)
IX. Đạo đức và pháp quyền chân lý vĩnh cực
X. Đạo đức và pháp quyền, bình đẳng
XI. Đạo đức và pháp quyền tự do và tất yếu
XII. Biện chứng, lượng và chất
XIII. Biện chứng phủ định cái phủ định
XIV. Kết luận
I. Đối tượng và phương pháp
II. Lý luận về bạo lực
III. Lý luận về bạo lực (Tiếp theo)
IV. Lý luận về bạo lực (Kết luận)
V.Lý luận về giá trị
VII. Tư bản và giá trị thặng dư
VIII. Tư bản và giá trị thặng dư (Tiếp theo)
IX. Những quy luật tự nhiên của kinh tế địa tô
X. Về quyền "lịch sử phê phán"
I- Lịch sử
II- Lý luận
III. Sản xuất
IV. Phân phối
V- Nhà nước, gia đình, giáo dục
Chú Thích