watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chiếc dù - tác giả Guy de Maupassant Guy de Maupassant

Chiếc dù

Tác giả: Guy de Maupassant

n






àng (Mme. Oreille) là một người đàn bà rất tiết kiệm. Nàng hoàn toàn coi trọng giá trị đồng tiền đến từng nửa xu. Nguyên tắc chặt chẽ của nàng trong nhà là tính toán tiền bạc chi li từng đồng từng cắc. Đến nỗi, chị bếp thật khó xử khi phải đi chợ theo cái kiểu người ăn kẻ ở trong nhà không ngớt ta thán là tiền đong gạo phát. Thậm chí, chồng nàng cũng khó có được một xu bỏ túi. Mặc dù họ có đời sống thoải mái lại không con cái, nàng vẫn đau khổ như thể đứt hết từng đoạn ruột của mình khi phải tiêu xài chi phí. Khi phải mua sắm bất cứ món gì, cho dù cần thiết đến đâu nàng cũng trằn trọc cả đêm, không ngủ yên cho được. Chồng nàng thường khuyên.



- Nên rộng rãi chút đi em, mình không có con, lại chẳng bao giờ đụng đến tiền lương.



Chỉ nghe nàng trả lời.



- Đâu biết chuyện gì sẽ xảy ra. Có tiền yên tâm hơn anh ơi.



Nàng khoảng bốn mươi tuổi, nhỏ nhắn nhưng rất năng động, lanh lẹ. Tuy hay nhăn nhó, nóng tính, nhưng nàng lại rất sạch sẽ và ngăn nắp gọn gàng. Chồng nàng thường than phiền về cuộc sống thiếu thốn mà nàng bắt chàng phải chịu đựng, có những điều thật khổ sở đã đụng chạm đến lòng tự trọng chàng.



Chàng là nhân viên cao cấp của Bộ Chính Trị (War Office), thể theo lòng mong muốn của nàng để nâng cao thêm mức thu nhập cho gia đình, nhưng tiền lương của chàng gần như chẳng bao giờ được xài đến. Trong hai năm trời, mỗi ngày chàng đến sở với chiếc dù vá víu cùng những lời chế giễu của đồng nghiệp. Cuối cùng, vì quá mệt mỏi với sự trêu chọc của họ, chàng năn nỉ vợ mua cho mình chiếc dù mới. Nàng bấm bụng mua cho chàng một chiếc rẻ tiền mà người ta quảng cáo với giá tám quan rưỡi. Khi đồng nghiệp của chàng đọc được tờ quảng cáo một chiếc dù cả ngàn bạc ở Paris, họ lại trêu ghẹo khiến chàng vô cùng khó chịu. Thậm chí họ còn đặt vè để hát hò, và chàng phải chịu đựng nghe những lời giễu cợt từ sớm đến tối. Chàng tức giận thúc giục vợ mua cho mình chiếc dù khác, một chiếc dù bằng tơ lụa hẳn hòi với giá hai mươi quan, và còn phải cho chàng xem hóa đơn có đúng như thế. Nàng đành nghiến răng mua cho chàng một chiếc giá mười tám quan. Mặt đỏ gay không giấu được bực tức, nàng hầm hừ bảo chồng:



- Nè, chiếc dù này ít nhất thì năm năm nữa mới hư đó nghe.



Chàng mừng ra mặt và còn mang niềm phấn khởi vào tận sở. Khi chồng tan sở về nhà, nàng nhìn chiếc dù khó chịu bảo chồng.



- Anh đừng xếp dù chặt như vậy, sợi dây sẽ cắt rắch vải. Anh phải giữ gìn cho kỹ chứ, biết vậy em không mua cho anh đâu.



Nói xong, nàng giật lấy chiếc dù mở banh ra. Bỗng nàng lặng người vì ngạc nhiên và lập tức đùng đùng nổi giận. Ngay giữa mặt vải là một lỗ to bằng đồng xu như thể bị một điếu xì gà dụi vào. Nàng hét thật to.



- Cái gì đây ?



Chàng chẳng nhìn đến, chỉ lẳng lặng đáp.



- Gì ? Em hỏi có ý gì ?



Nàng giận đến nỗi chẳng thốt ra lời.



- Anh ... anh, chắc chắn anh đốt phải không ? Tại sao ? Bộ anh điên hở? Anh muốn cho nhà này tàn mạt phải không ?



Chàng vội quay lại, sợ hãi.



- Em nói gì kỳ vậy ?



- Tôi nói, anh đã cố tình đốt chiếc dù. Nhìn đi !



Nàng xông xông bước đến như muốn ăn thua đủ, gí chỗ rách vào tận mũi chồng. Thái độ của nàng khiến chàng hoàn toàn chết điếng, chỉ còn biết lắp bắp.



- Cái gì, gì đây ? Làm sao anh biết được. Anh chẳng làm gì cả. Anh thề với em anh chẳng biết tại sao chiếc dù ra như thế.



- Anh!



- Anh chỉ mở nó ra một lần duy nhất cho mọi người xem. Anh khẳng định với em như vậy.



Nhưng nàng lắc đầu nguầy nguậy, nổi khí xung thiên khiến một người hiền hòa dưới mái gia đình đầm ấm phải hãi hùng kinh sợ, còn hơn bị hỗn loạn giữa cảnh mưa đạn trong trận đánh nhau. Sau đó nàng vá chỗ rách bằng mảnh vải khác màu cắt ra từ chiếc dù cũ. Hôm sau chồng đến sở, e dè khúm núm với mảnh vá giấu trong tay. Xong chàng cất nó vào tủ và chẳng dám nghĩ đến nữa, tuồng như sợ hãi khi phải hồi tưởng lại quá khứ xấu xa đau buồn. Tối ấy chồng vừa về đến nhà vợ đã chộp chiếc dù trên tay chàng, mở toạc nó ra. Nàng lồng lộn gần như muốn hạ cẳng tay thượng cẳng chân khi nhìn thấy điều xảy ra mà không cách nào cứu vớt nổi. Chiếc dù đầy những lỗ rách to nhỏ, bằng chứng hiển hiện cho thấy bị đốt liên tiếp, như thể một người đổ cả ống vố thuốc đang cháy lên nó. Rõ ràng là bị cố tình phá hoại, hoàn toàn không thể may vá gỡ gạc được gì nữa. Nàng nhìn chiếc dù tức tưởi chẳng nói một lời. Chồng cũng thế, khi nhìn thấy sự hư hại chàng câm lặng, khiếp đảm tột cùng. Sau đó họ nhìn nhau. Chàng cúi đầu. Nàng ném vật vô dụng vào chồng, thét lớn.



- Trời ơi khốn nạn ! Anh khốn nạn quá đi. Anh cố tình mà. Tôi sẽ bắt anh trả chuyện này, từ nay về sau anh đừng hòng có bất cứ chiếc dù nào nữa.



Giông tố lại tiếp tục diễn ra cả giờ. Sau đó, chàng cắt nghĩa cho vợ hiểu, chàng hoàn toàn không hề hay biết tại sao như thế. Chàng thề thốt và dám khẳng định là do kẻ nào ác tâm phá hoại hoặc trả thù. Sau đó, tiếng chuông gõ cửa của người bạn được mời đến ăn tối đã cứu chàng. Nàng khóc lóc kể lể câu chuyện cho anh bạn nghe. Nàng bảo, ý định mua cho chồng chiếc dù khác coi như ngoài dự tính của nàng. Anh bạn khuyên nàng nên nghĩ lại vì quần áo sẽ bị hư hại khi trời mưa, dù sao thì nó cũng đáng giá hơn chiếc dù. Nhưng nàng cứ khăng khăng.



- Nếu trời đổ mưa thì anh ấy có thể dùng chiếc dù tồi tàn trong bếp chứ tôi nhất quyết không mua chiếc mới đâu.



Chàng chống lại ý kiến của vợ.



- Dẹp ! Tôi sẽ từ chức, chứ không thể nào mang chiếc dù quái gở ấy đến sở được.



Anh bạn ngắt lời:



- Mang cho người ta sửa đi nhé, không tốn bao nhiêu đâu.



Nàng vẫn một mực.



- Đừng hòng ! Phải tốn ít nhất là tám quan cho họ sửa. Tám quan cộng mười tám quan là hai mươi sáu quan cả thẩy. Bộ điên sao, chiếc dù như vậy mà đáng giá hai mươi sáu quan!



Anh bạn chợt nảy ra một ý.



- Nè bắt hãng bảo hiểm phải đền. Họ sẽ bồi thường đồ đạc bị cháy trong nhà.



Vừa nghe qua đề nghị ấy nàng nguội xuống ngay lập tức và liền bảo chồng.



- Ngày mai trước khi đến sở, anh phải ghé qua văn phòng bảo hiểm nhé. Đưa họ xem chiếc dù và bắt họ bồi thường.



Chồng nhẩy dựng trước lời bàn của vợ.



- Thôi! Chiếc dù chỉ có mười tám quan, mà bắt người ta đền này đền nọ để họ cười à!

Sáng hôm sau khi chồng đi làm, nàng cứ ray rứt đắn đo vì đã mất oan uổng mười tám quan. Nàng đặt chiếc dù lên bàn ăn, nhìn trừng trừng vào nó mà chẳng biết phải quyết định ra sao cho vừa lòng hả dạ. Nàng nghĩ đến văn phòng bảo hiểm, nhưng e ngại chẳng dám đương đầu với cái nhìn chế nhạo của nhân viên tiếp nàng. Vốn là một người nhút nhát hay thẹn thùng, chuyện không có gì mà nàng đã ngượng đỏ mặt, cảm thấy xấu hổ khi phải tiếp xúc với người lạ. Nhưng lòng cứ tiếc hùi hụi vì đã mất toi mười tám quan làm cho nàng đau đớn khôn cùng như bị ai cắt, ai xé. Nàng cố dằn lòng không nghĩ đến nó nữa vì mỗi lần nhớ đến, nó như đâm sâu vào vết thương trong lòng nàng. Nàng không biết nên làm sao. Thời gian trôi qua khá lâu mà nàng chưa quyết định được gì. Cuối cùng nàng dứt khoát tự bảo, "Nhất định phải đi, xem sao cho biết."



Việc đầu tiên là phải sửa chiếc dù để làm bằng chứng cho người ta biết thảm họa tai ách đã xảy ra cho nó. Nàng lấy diêm ngay lò sưởi đốt một lỗ to bằng lòng bàn tay lên chiếc dù, xong xếp nó lại cẩn thận, đoạn đội mũ và choàng chiếc khăn san bước thật nhanh đến văn phòng bảo hiểm. Gần đến nơi nàng bước càng chậm lại, lo sợ chưa biết mở miệng ra sao, và sẽ nhận được phản ứng gì của họ. Từ xa, nàng nhận ra số nhà, nhưng mỗi bước mỗi chậm hơn. Đến sát tòa nhà, nàng đọc được hàng chữ khắc trên tấm bảng đồng, "Văn Phòng Bảo Hiểm Maternelle". Nàng hồi hộp, vừa bồn chồn lo lắng vừa xấu hổ nên bỏ đi thẳng chẳng dám bước vào. Rồi, nàng tiếc nuối quay trở lại, xong lại bỏ đi, và lại quay về. Sau nhiều lần đi tới đi lui, nàng tự bảo "Nhất quyết, phải vô thôi."



Trống ngực đập thình thịch, nàng bước vào gian phòng thật rộng với nhiều quầy, sau mỗi quầy là một nhân viên.



Một người đàn ông cầm xấp giấy tờ bước qua mặt nàng, nàng chận ông ta lại, ngập ngừng hỏi:



- Xin lỗi ông làm ơn chỉ dùm tôi chỗ để báo đồ đạc bị cháy.



Giọng người đàn ông rổn rảng.



- Phòng đầu tiên bên trái.



Nỗi sợ hãi dâng cao khiến nàng muốn bỏ chạy, bỏ cuộc, hy sinh mười tám quan của nàng chẳng khai báo đền bồi gì cả. Nhưng món tiền bị mất tức tưởi lại thôi thúc nàng thêm ý chí. Nàng bước lên lầu, nín thở và gần như chết trân ở từng bậc thang. Đến chiếc cửa đầu tiên bên trái, nàng gõ nhẹ. Một giọng nói trong trẻo cất lên.



- Xin mời vào.



Nàng líu ríu bước vào gian phòng thật rộng, có ba người đàn ông điệu bộ trang nghiêm đang nói chuyện. Một người hỏi nàng.



- Thưa bà cần chi ?



Nàng chưa biết mở lời ra sao nên chỉ lắp bắp.



- Tôi đến, tôi đến để báo cháy ...



Người đàn ông rất lịch sự chỉ chiếc ghế cho nàng.



- Xin bà ngồi chờ ở đây, tôi sẽ tiếp chuyện bà ngay.



Nói xong ông ta trở lại vị trí hai người đàn ông vừa rồi đang đứng, tiếp tục câu chuyện đang dở.



- Các ông nghe nè, công ty sẽ không bồi thường cho bất cứ trường hợp nào trên bốn trăm ngàn quan cả. Thân chủ muốn báo cáo tổn thất trên một ngàn quan và bắt bồi thường thì kệ họ, chúng ta không cần bận tâm. Sẽ có thanh tra đi đánh giá.



Một người trong bọn ngắt lời.



- Như thế quá đủ rồi, toà án sẽ quyết định quyền lợi cho đôi bên.



Nghe qua nàng muốn bỏ đi, tự nghĩ nếu thoát được nơi này thì sung sướng biết mấy. Nàng muốn chạy và từ bỏ tất cả, nhưng đã quá muộn vì người quản lý bước đến gần nàng. Ông cúi đầu lịch sự.



- Thưa bà cần tôi giúp điều chi ?



Nàng ấp úng mãi mới thốt ra lời.



- Tôi đến đây vì cái này ...



Người đàn ông nhìn vật từ tay nàng đưa ra, ngạc nhiên không nói được nên lời. Ngón tay run lập cập, nàng tháo chiếc dù, vội vàng chỉ vào chỗ hư hỏng. Người đàn ông gật gù.



- Hư hại cả rồi.



Nàng e dè đáp.



- Mất của tôi hai mươi quan đấy.



- Thế ư ?



- Vậy chứ sao, ông nhìn kỹ đi.



- Tôi thấy thưa bà, nhưng tôi chưa rõ tôi có thể giúp bà điều chi ?



Nàng nghe khó chịu, chẳng lẽ hãng bảo hiểm không bồi thường cho trường hợp như thế này.



- Ông nhìn đi, cháy nát hết rồi.



Người đàn ông chẳng thể không nhìn nhận, đáp lời.



- Tôi thấy rõ thưa bà.



Nàng há hốc chẳng biết nói gì thêm, khó khăn ấp úng:



- Tôi có bảo hiểm ở đây, và tôi đến để báo cáo chiếc dù bị cháy. Tôi muốn ông sửa nó lại cho tôi.



Nàng nói thật nhanh như sợ bị từ chối. Người đàn ông còn xấu hổ hơn.



- Thưa bà ... ở đây chúng tôi đâu phải bán dù, cho nên không cam kết nhận sửa chữa.



Cô nàng nhỏ thó nghe can đảm sống lại, nhất định nàng sẽ chẳng bỏ cuộc. Nàng điềm tĩnh bảo.



- Tôi chỉ cần ông trả tiền cho tôi đi sửa. Tôi có thể giải quyết một mình.



Người quản lý bối rối.



- Thưa bà, sự việc thật cỏn con. Xưa nay chúng tôi chưa hề nghe ai báo cáo về trường hợp không đáng kể như thế này cả. Bà cũng biết, chẳng thể nào bảo đảm được chiếc khăn tay, bao tay, cây chổi, hoặc đôi dép, v.v ... cho thật hoàn hảo vì những vật dụng nho nhỏ này hàng ngày đều có thể tiếp xúc với lửa nên dễ bị cháy.



Mặt nàng đỏ bừng, xấu hổ muốn độn thổ.



- Thưa ông tháng mười hai vừa qua ống khói nhà tôi bốc cháy, thiệt hại lên đến năm trăm quan mà chồng tôi còn chưa báo với công ty. Hôm nay chiếc dù này chẳng đáng gì mà ông làm khó khăn.



Viên quản lý hồ nghi nàng đặt điều nói dối nên cười lại.



- Bà có thấy thật buồn cười không ? Thiệt hại đến năm trăm quan mà ông nhà không bắt bồi thường trong khi bà đến đây báo cáo đòi năm, sáu quan để sửa chiếc dù.



Nàng ngoan cố.



- Thưa ông khác nhau chứ. Năm trăm quan kia ảnh hưởng đến túi tiền của chồng tôi, ông ấy muốn bắt đền hay không là quyền của ông ấy. Chiếc dù này ảnh hưởng đến túi tiền của tôi thì tôi có quyền lên tiếng.



Thấy không thể giằng co được với người đàn bà này. Càng đôi chối thì càng mất thời gian của mình vô ích, vị quản lý nhượng bộ.



- Bà có thể cho biết chiếc dù bị cháy cách nào ?



Nàng cảm thấy như mình toàn thắng vẻ vang. Dõng dạc.



- Thưa ông, ngay hành lang nhà tôi có cái giá để dù, trên đầu cái giá là chiếc kệ để đèn cầy và diêm quẹt. Ngày kia về đến nhà tôi liền đặt chiếc dù lên giá. Xong, đánh diêm đốt đèn và bỏ vô phòng. Khoảng mười lăm phút sau, tôi ngửi được mùi khét. Tôi rất sợ bị hoả hoạn vì ống khói nhà tôi đã dưng không bốc cháy một lần. Tôi vội vàng đi khắp nhà tìm cho ra nơi bị cháy. Cuối cùng, mới ra chiếc dù này đây. Có lẽ lửa từ que diêm rơi xuống làm cháy nó, ông thấy chỗ thiệt hại không ?



Viên quản lý bắt ngay lời nói của nàng, ngắt lời.



- Bà có thể cho biết thiệt hại bao nhiêu không ?



Nàng chẳng biết trả lời sao cho đúng, ấp úng.



- Thôi, tôi để đây cho ông sửa dù..



- Không ! Thưa bà tôi đã nói, ở đây chúng tôi không sửa dù. Bà cứ cho biết giá cả, tôi chỉ cần biết như thế mà thôi.



- Hừm, nói thật với ông không phải tôi muốn làm tiền hay làm khó. Thôi bây giờ như vầy, tôi sẽ mang chiếc dù đến nhờ thợ sửa. Bắt họ phải dùng tơ lụa thật tốt, thật bền, và khi xong tôi sẽ mang hoá đơn lại cho ông. Ông nghĩ thế nào ?



- Ý kiến hay, vậy đi nhé. Đây là giấy chứng nhận. Sau khi xong, bà đưa cho thủ quỹ để họ thanh toán tiền sửa chữa dùm bà.



Viên quản lý trao nàng tờ chi phiếu. Nàng chụp nhanh lấy, nói cám ơn và đi vội ra cửa, tuồng như chạy trốn, sợ ông ta đổi ý.



Nàng lật đật luồn lách khắp con phố tìm cho ra nhà làm dù. Khi tìm được một cửa hàng bậc nhất nàng bước vào. Dõng dạc.



- Nè, sửa giùm tôi chiếc dù này nhé. Dùng tơ lụa thượng hảo hạng nhất. Phải tốt, đẹp, bền đó nghe. Giá cả bao nhiêu không thành vấn đề !

Các tác phẩm khác của Guy de Maupassant

Pierre và Jean

Yêu Vô Vọng

Viên mỡ bò

Trong rừng

Trên biển

Trả thù

Tình thôn dã

Sợi dây chuyền kim cương

Nữ hoàng Ooc-tăng-xơ

Người đã khuất

Người chết

Người Cha

Một mẹo lừa

Một đứa con

Mơ-nuy-ê

Món tư trang

Luyến tiếc

Lời nói của tình yêu

Lễ rửa tội

Khúc củi

Kẻ lang thang

KẺ GIẾT CHA MẸ

Huyết thù

Hắn

Đi ngựa

Con quỷ

Cô Rô-za-li Pruy-đăng

Cái thùng con

BOITELLE

Bố của Simon

Bà Hermet

Bà Ec-mê