Chương 1
Tác giả: Hàn Diệu Kì
Một trận mưa không to nhưng không dày và dai dẳng xuốn cả vùng Cảo Kinh – kinh đô của triều nhà Chu. Trận mưa mang đến cho mùa xuân 770 trước CN một không khí ẩm ướt.
Một thời gian dài trước đó thời tiết lạnh khô đến lạ kỳ.
Trận mưa kéo dài suốt mười ngày, đúng như dự toán của ông thầy cúng. Mặc dù vậy, trong các ngôi đền, chùa vẫn mù mịt khói hương, người dâng cúng lễ vật và những người cầu mưa đều vui mừng nhìn ra giá ngoài và ê a hát lên bài cầu chúc.
Trong cung Hổ Tước, nơi mà thường xuyên được Chu Vương cho sửa sang và quét vôi, những tên lính hầu và đám cung nữ luôn luôn thấy vị Thiên tử Tây Chu này đi đi lại lại. Ông ta thường cáu giận với các triều thần trong triều vì những chuyện không đâu vào đâu, buổi tối cũng không lui tới thẩm cung của các phi tần. Tiếng chuông treo trên mái hiên phát ra những âm thanh trong trẻo cũng không làm ông ta thích thú mà trái lại ông ta cảm thấy rất chói tai, bèn sai người tháo hết những cái chuông đó xuống. Vị Thiên tứ ngũ tuần này biết rằng, tâm tính khó chịu này cũng một phần là tại thời tiết. Dưới bầu trời nắng như thiêu, không có lấy một gợn mây nào ông ta mong ước có một mỹ nhân cùng với mưa xuân bay xuống. Ông ta cũng chẳng muốn quan tâm đến công việc ruộng đồng, trồng hạt. Đống kê, thóc trong kho lương thực của vị Thiên tử họ Chu cũng đủ để nuôi đám hậu duệ cháu chắt mấy đời và đám phi tần, mỹ nhân của ông ta. Hơn nữa ông ta cũng đã khoán mức thuế phải đóng hàng năm cho các chư hầu, riêng chỗ đó cũng đủ cho việc chi tiêu, ăn mặc trong vương thất. Mặc dù như vậy, Chu U Vương vần mong chờ mưa xuống, không hiểu tại lý do gì. Thậm chí ông ta còn cho vời rất nhiều thầy cúng danh tiếng đến điện ở cung Hổ Tước để xem bói. Những thầy mo mặt vẽ chằng các hoa văn, họ đem đốt những mai rùa, xương thú còn dính nguyên máu tươi trên những đống than, làm phát ra những tiếng lốp bốp, sau khi nhìn thấy những vết rạn nứt ở phía trên những vật đó thì thiên cơ cho Chu U Vương sẽ tiết lộ.
Trận mưa dai dẳng đó đã quét sạch bụi bẩn trên những mái hiên rong rêu trên tường, trên những thềm lan chạm ngọc đồng thời cũng tăng them nhiều màu sắc, dáng vẻ cho những cây liễu, cây mai trong ngự hoa viên của Thiên tử. Mùa xuân đã hiện diện trong tất cả các sự vật. Chu U Vương cũng hiểu rỏ rằng, mùa xuân trong ông ta chính là do một người con gái mời vào cung không lâu đem lại. Đột nhiên, Chu U Vương cảm thấy tinh thần phấn chấn, trong lòng sảng khoái và thoải mái như bầu trời sau cơn mưa, trong mát và thoáng đãng. Mấy tên thái giám hầu hạ bên cạnh cũng thấy ngạc nhiên. Một Thiên tử thường ngày rầu rủ ủ dột giờ đây dường như đã lột xác thành con người hoàn khác. Ông ta đứng lên đi lại, động tác mạnh mẽ khiến cho chiếc vương miện trên đầu hết nghiêng bên này rồi ngả bên kia.
Một ngày, ông ta cùng với người con gái mới đến hân lạc trong thẩm cung, ông ta cởi từng lớp quần áo trên người nàng, để lộ ra một thân thể trắng muốt như ngọc và họ bắt đầu cuộc vần vũ mây mưa. Đây vừa là “sở trường” vừa là sở thích của Chu U Vương. Cô gái sau một hồi run rẩy như bị co giật mới thì thầm với Chu Vương: nàng tên Bao Tự, mới 17 xuân xanh. Chu U Vương nhận thấy rằng “nghệ thuật” chăn gối của Ba Tự quả không tồi, nàng như được trời phú cho cái tài nghệ này, bèn chỉ báo cho nàng chút ít. Thân hỉnh của ông ta như con rắn, lúc thì quấn quanh lúc thì lật đi lật lại, để cho nàng biết được lạc thú của chuyện gối chăn mà từ trước tới nay nàng chưa từng được biết.
Lúc Chu U Vương ôm Bao Tự vào lòng, ông ta để ý tới đôi mắt long lanh và làn môi mọng như trái anh đào của nàng. Từ đó trở đi, đôi mắt và làn môi đó lúc nào cũng quanh quẩn trong đầu Chu Vương.
Nhiều năm sau đó, sau khi Chu U Vương bị giết chết tại Ly Sơn, Bao Tự trở thành món đồ chơi trong tay của Tây Nhung Vương thì cũng là lúc trên các đường phố, ngõ ngách ở Cảo Kinh bắt đầu lưu truyền những truyền thuyết kì lạ về Bao Tự.
Ngày trước, vào thời suy vi thuộc nhà Hạ, có hai con rồng thần đáp xuống cung điện của Thiên tử nhà Hạ và cứ quấn ở trên hai cái cột đó không rời “Chúng ta là hai vị tiên vương của nước Bao”. Vua nhà Hạ lung túng chẳng biết làm sao, vội mới thầy cúng đến để xin chỉ thị của Thượng Đế là giết, đuổi đi hay mời ở lại. Kết quả của những lần xin đầu đều không được, bèn cầu xin tiếp. Thượng Đế phán phải xin rồng thần ban cho nước bọt, đồng thời phải cất cẩn thận chỗ nước bọt đó, có như vậy mới gặp được sự lành. Hạ Vương bèn sai trải ngọc và lụa dưới cái cột trong cung, viết những lời khấn lên các thẻ tre, quì xuống cầu xin: “Kính xin rồng thần hãy ban cho nước bọt, kính xin rồng thần ban cho nước bọt”.
Hai con rồng thần đó chấp nhận lời thỉnh cầu của Hạ Vương, sau khi để lại nước bọt của mình thì bay đi mất. Hạ Vương sai người đựng chỗ nước bọt vào một cái hộp gỗ. Sau khi nhà Hạ bị diệt vong, cái hộp này được truyền đến đời Chu - Trải qua ba đời nhưng không có một vị thiên tử nào dám mở ra xem. Đến cuối triều vua Chu Lệ, cũng chính là thời ông của Chu U Vương, ông này bèn sai người cho mở chiếc hộp đó ra, và không ngờ chỗ nước bọt đó tràn ngập khắp trong cung, không có cách nào dọn sạch được. Lúc đó Chu Lệ Vương đang ôm ấp phi tử trong lòng, thấy vậy bèn sai lệnh cho nàng ra sức gọi nước bọt. Đám nước bọt đó bỗng nhiên biến thành một con thằn lằn màu đen, bò vào hậu cung của Chu Lệ Vương. Trong hậu cung có một cung nữ rất trẻ, nàng ta dẫm phải bãi nước bọt đó; sau khi trưởng thành, mặc dù không cưới gả cho ai tự nhiên mang thai, sau đó sinh được một bé gái. Cung nữ này rất khiếp sợ bèn đem vứt đứa bé gái đó đi, vào thời Chu Tuyên Vương, có một đứa bé gái hát bài ca dao: “ Cung nỏ bằng gỗ cây dâu, mũi tên bằng gỗ ki, tiêu diệt sạch nhà Chu”. Sau khi Chu Tuyên Vương nghe được, ông ta hoang mang hết sức, bèn sai người đi khắp nơi dò hỏi, cuối cùng đã bắt được đôi vợ chồng bán cung nỏ làm bằng gỗ dâu, mụi tên bằng gỗ ki và chuẩn bị hành hình. Đôi vợ chồng nọ tìm đủ lý do để gỡ tội, họ kể trên đường họ gặp đứa bé gái do cung nữ nọ vứt bỏ. Nghe thấy tiếng nó khóc rất tội nghiệp bèn nhặt về nuôi. Đôi vợ chồng nọ đem đứa bé chạy đến nước Bao. Mười mấy năm qua đi, đứa bé nọ giờ đã trở thành một tuyệt sắc giai nhân. Sau này khi người nước Bao đắc tội với Chu U Vương, sợ bị nước Chu thôn tính nên đã xin cô gái nọ cống nộp cho nước Chu để tạ tội. Bởi vì cô gái đó lớn lên ở nước Bao nên gọi là Bao Tự. Bao Tự là kết quả của câu chuyện hoang đường: thần rồng hiện hình, chỉ có thể có trong những điển tích của Sầu thời Tần.
Thực ra Bao Tự có nguồn gốc thật của mình. Nàng chính là con gái của một vị đại phu nước Bao, gia cảnh bình thường, là con nhà gia giáo, giỏi đàn hát múa ca. Năm thứ hai đời Chu U Vương; ba châu: Kinh Hà, Vị Hà, Lạc Hà bị động đất, trên đường đi chạy nạn nàng đã bị lạc mất người thân, trở thành nô lệ, sau khi kẻ dưới của Chu U Vương là Quắc Thạch Phụ mua về. Tên này vốn là một tên bợm quan, suốt ngày chỉ lo cách lấy lòng Chu U Vương nên khi thấy Bao Tự tài sắc vẹn toàn, trong những ngày cuối của đợt mưa xuân đó đã dâng Bao Tự cho Chu U Vương. Bao Tự vốn là cô gái xuất thân từ gia đình gia giáo, những ước muốn của nàng thật thanh cao, Chu U Vương cũng rất biết cách lấy lòng nàng. Bên cạnh thẩm cung của chính cung hoàng hậu bỗng xuất hiện một tòa nhà to đẹp đàng hoàng, đặc biệt Chu U Vương còn cho vời những người văn hay chữ tốt đến để đặt tên cho tòa cung đó và lấy tên là Phụng Minh Các. Cùng với toà cung đó là vô vàn đồ bày biện quý giá, đám kẻ hầu người hạ nhanh nhẹn và một ban nhạc với đàn, trống, ai nấy đều áo quần súng sính. Bao Tự như bị đính chặt vào hậu cung. Trước Phụng minh Các, Chu U Vương còn cho trồng vô số loài hoa như mẫu đơn, hoa hồng, hoa cúc, mai vàng, để cùng người đẹp thưởng hoa.
Một người con gái vào cung được sủng ái như vậy khiến cho bao kẻ thầm ghen tức và cũng từ đó trở thành trung tâm của những câu chuyện kì quái. Kể từ sau ngày người con gái đa tình ấy vào cung thì hình ảnh của nàng lúc nào cũng quanh quẩn trong đầu Chu U Vương. Cả ngày lẫn đêm lúc nào Chu U Vương cũng ở lại Phụng Minh Các, điều này khiến cho chính cung hoàng hậu – Thân Hậu và vô vàn các phi tần khác không tránh khỏi sự cô đơn lẻ bóng. Trong cảnh vắng vẻ đó luôn luôn nảy sinh những âm mưu độc ác và những nguy hiểm rình rập xung quanh Bao Tự.
Chính cung hoàng hậu – Thân Hậu lúc đó chưa đầy ba mươi tuổi, bà ta là chị gái của quốc quân nước chư hầu – Thân Hầu. Bà có hàng lông mày thanh tú nhỏ nhắn, đôi mắt dịu dàng, đẹp nhưng lẳng lơ; thân hình thướt tha, mềm mại như cành liễu trước gió. Dung mạo của bà so với đám phi tần trong cung như con hạc lạc giữa bầy gà. Nhưng tính nhân hậu ở bà lại có phần trội hơn nhan sắc. Lúc vào cung bà mới mười hai tuổi, chỉ là một nàng hầu, do cần cù chăm chỉ nên được cho giữ chức Thế phụ, cai quản việc dâu tằm trong cung, không lâu sau được chọn làm cửu tần của Chu Vương. Thiếp, phụ, Tần đều là những kẻ lao động trong cung, cũng là người danh chính ngôn thuận được cùng qua đêm với Thiên tử. Trong “Lễ ký. Hôn nghĩa” có chép: “Ngày xưa, sau Thiên tử lập sáu cung, ba Đại phu, chín Tần, hai mươi bảy Thế phụ, tám mươi mốt Ngự Thế”. Thân Hậu được làm phi tần mới có nhiều cơ hội gần gũi Chu U Vương, sau khi được sủng ái thì sinh hạ được thái tử Nghi Hữu và được lập làm hoàng hậu.
Sau khi trở thành chính cung hoàng hậu, Thân Hậu càng tỏ rõ sự hiền đức và càng cần cù cố gắng. Chu U Vương thì bỏ bê công việc triều chính, thậm chí càng ngày càng đam mê tửu sắc, không để ý, quan tâm đến việc học hành của Nghi Hữu. Thân Hậu mời một thầy văn, một thầy võ vào cung dạy thái tử học. Thầy dạy võ tên là Tản Nghi Quảng, tính tình tuy hiền lành nhưng khí phách rất cương trực, về tài kếim thuật hay võ thuật có thể nói vô địch thiên hạ. Thầy dạy văn tên Kế Nhiên, tài học uyên thâm, tính tình khảng khí trung thực. Kế Nhiên hơn Thân Hậu hai tuổi nên được bà coi như huynh trưởng và là người tâm phúc của mình. Mặc dù được hai vị thầy giỏi ở bên ngày đêm dạy bảo nhưng Thân Hậu vẫn thường lui tới để giám sát việc học hành của Thái tử, thậm chí mỗi lần Nghi Hữu học xong trở về, Thân Hậu đích thân kiểm tra những bài mà Thái tử đã học. Do hay phải lật giở những cuốn sách bằng tre nên đôi tay của Thân Hậu bị tre đâm chảy cả máu. Nghi Hữu thông minh nhân hậu, phong thái đĩnh đạc, thêm vào đó ngày ngày được hai thầy và Thân Hậu kèm cặp nên phẩm chất, văn chương, binh kiếm… tiến bộ rõ rệt. Mỗi lần Chu U Vương đến thăm, Nghi Hữu lại nhanh trí đọc cho phụ vương nghe một bài văn, múa một bài kiếm, Chu U Vương vui đến mỗi lớn tiếng cười to. Tiếng cười của Chu U Vương vang vọng khắp trong điện, khiến cho những vị đại thần đang khoanh tay ngồi đợi lệnh và đám cung nữ nhìn nhau ngơ ngác, cùng ngước mắt nhìn cái gia đình gồm ba con người chí cao vô thượng này.
Kể từ ngày Bao Tự vào cung thì chẳng thấy bóng dáng và tiếng cười của Chu U Vương bên cạnh hai mẹ con Thân Hậu đâu nữa. Lúc đầu Vương Hậu tỏ ra vô cùng khó chịu, oán hận Chu U Vương bội phần, suốt ngày than ngắn thở dài không thiết ăn uống, thân hình tiều tuỵ. Dần dần về sau, nhờ những lời an ủi khuyên bảo hết lời của Kế Nhiên nên Thân Hậu cũng quen dần với sự lạnh nhạt, cô đơn. Nhưng Thân Hậu lại lo rằng Chu U Vương quá sa đà vào khoái lạc thâu đêm suốt sáng như vậy, không những ảnh hưởng đến long thể mà còn buông lỏng kỷ cương, khiến cho cơ đồ mà tiên vương tạo dựng sẽ sớm muộn tiêu tan. Mỗi lần nghĩ đến điều này, lòng bà nóng như lửa đốt. Có lúc ba tháng không được gặp mặt Chu U Vương, hoặc nếu có gặp được thì lại bị Bao Tự và đám vũ nữ trong cung mê hoặc đến hồn xiêu phách lạc, tinh thần mệt mỏi nên không còn tâm trí và hứng thú để nghe những lời chỉ giáo của Thân Hậu, nào là đạo trị quốc, dưỡng sinh… Thời gian trong cung Hổ Tước cứ lặng lẽ, vô tình trôi đi nhanh chóng. Thấm thoắt Nghi Hữu giờ đây đã tròn mười sáu tuổi, ngày mai, ngày 18 tháng 5 sẽ là sinh nhật của Thái tử. Thân Hậu muốn tổ chức lễ sinh nhật của Thái tử thật to, thật long trọng, có lẽ chỉ có lần sinh nhật này hai mẹ con nàng mới có dịp đoàn tụ với Chu U Vương và cũng là cơ hội để khiến cho Chu U Vương hồi tâm chuyển ý.
Trong một buổi sớm tràn đầy hy vọng và niềm hứng khởi như vậy, Thân Hậu cũng dậy sớm hơn so với mọi ngày. Sau khi trang điểm một cách rất kỹ càng, bà bắt đầu sai người đi trang trí. Buổi sớm ban mai vẫn chưa sáng tỏ; chỉ nhìn thấy bóng người lờ mờ, lay động đang chăng đèn kết hoa, bày biện, dọn dẹp. Nghi Hữu hôm nay cũng quần áo xúng xính, phong thái mạnh mẽ, đĩnh đạc, đến vấn an mẫu hậu từ rất sớm. Sau khi mọi thứ đều được chuẩn bị tươm tất, Thân Hậu đích thân đến mời Chu U Vương. Đến cung Hổ Tước thì được biết Chu U Vương ở chỗ Bao Tự tại Phụng Minh Các. Thân Hậu đến Phụng Minh Các thì gặp hai tên lính gác đang canh giữ trước chính điện, thấy bà đến chúng bèn chặn lại không cho vào. Thân Hậu thẹn quá hoá giận, một tên lính gác quèn quả là mắt không tròng, không còn nhận ra được một vị mẫu nhi thiên hạ nữa! Tên lính gác mặt nhỏ thó vội quỳ xuống, nói như muốn khóc: “Khởi bẩm hoàng hậu nương nương, xin hãy tha tội cho chúng thần, Thiên tử đã có chỉ không cho bất cứ ai vào nếu kháng lệnh sẽ bị xử trảm, bất cứ người đó là ai, xin nương nương hãy giữ gìn hai cái đầu của chúng thần mà lui bước!”
Thân Hậu sau khi suy nghĩ một lát mới bảo: “Vậy thì được thôi, hãy vào bẩm với Thiên tử điện hạ rằng hôm nay là sinh nhật của Thái tử, lễ mừng đã chuẩn bị xong, mời thánh giá đến tham dự”.
Tên lính gác nọ cao giọng truyền những lời của hoàng hậu tới thái giám của Phụng Minh Các. Sau một hồi lâu, thái giám lại truyền đạt ý chỉ của Thiên tử tới Hoàng hậu: “Bẩm Vương hậu nương nương! Hoàng thượng bảo hiện Hoàng thượng không được rảnh rỗi, mời Hoàng hậu nương nương và Thái tử cứ tiến hành buổi lễ!”
Vương hậu giận tím mặt, nước mắt tuôn rơi. Bà hiểu rõ tính cách bảo thủ cố chấp, nóng lạnh thất thường của Chu U Vương, nếu làm không theo ý ông ta thì tất sẽ có kết quả chẳng tốt đẹp gì.
Mặt trời đã lên tới nóc lầu Phụng Minh Các, ánh nắng chiếu vào nóc lầu toả ra những tia xanh vàng rực rỡ, còn Thân Hậu thì mặt mày ủ dột. Một cung nữ đứng bên cạnh đi lên trước để dìu bà nhưng bị bà từ chối, đứng được một lúc, bà quay gót lui ra. Vừa đi bà vừa nói một mình: “Thật khiến người ta khó lòng tha thứ”.
“Vương hậu nương nương tại sao lại phải cam chịu rút lui như vậy chứ?” Một giọng nói chua cay từ phía sau Thân Hậu vọng lại.
Thân Hậu quay lại, hoá ra là phu nhân Tề Dư. Vị này vốn là nàng hầu hạng thấp của nước Tề, mồm mép nhanh nhảu, tư chất thông minh, hồi trước hay giở trò vặt để thu hút sự chú ý của Chu U Vương. Kể từ hồi Bao Tự vào cung thì hoàn cảnh của nàng ta cũng không khác gì Thân Hậu, một mình một bóng, phòng đơn gối chiếc. Thân Hậu thấy mặt nàng ta lột đầy vẻ ghen tuông, thật không ngờ được rằng sau khi Tề Dư bị đối xử lạnh nhạt lại trở nên thù hận, tức tối lồng lộn điên cuồng đến như vậy.
Thân Hậu vội dừng bước, thân mật nắm tay nàng ta nói: “Đại Vương sủng ái Bao Tự, chúng ta làm gì được Đại Vương cơ chứ?”
Tề Dư tức tối: “Chúng ta không làm gì Đại Vương, nhưng phải nghĩ cách để trị cái con tiểu yêu tinh kia chứ! Nói xấu nó, mắng nó, mời thầy bỏ bùa, dùng âm khí để bắn chết nó, dùng thuốc độc để đầu độc, làm cho nó khó ăn khó ở, ăn không ngon ngủ không yên, phát mủ chảy máu, khiến cho nó đau đớn, nói năng linh tinh rồi sẽ chết!”
Thân Hậu cười nói: “Tề phu nhân cũng chỉ nói cho bõ tức thôi, có giỏi thì làm thật cho ta xem xem”.
Đôi mắt Tề Dư đưa đi đưa lại, giảo hoạt nói: “Đúng thật, đúng thật! Cũng chỉ là lời nói chút lưỡi đầu môi, nói thì ai mà chẳng nói được. Thôi chẳng bàn đến chuyện này nữa. Hôm nay là sinh nhật của Thái tử, em cũng đến để cùng chị chung vui, em cũng có món quà xin chúc mừng!”
Thân Hậu đứng một mình ở hành lang hậu cung đang mải suy nghĩ thì bị một cung nữ va phải. Mấy ngày nay, tâm tư của Thân Hậu đang mải nghĩ về chuyện của Chu U Vương và Bao Tự, nên lúc đi lại hay làm việc gì đều không để tâm.
Bị va mạnh bà như chợt tỉnh giấc mộng, nhìn kỹ hoá ra con hầu tên Quyên Chi mới vào Phụng Minh Các. Đứa cung nữ mặt vẫn còn nét ngây thơ này vội vàng giấu bó rau dại đang ôm trong lòng, nhưng không ngờ dải váy bị tụt nên bó rau rơi hết xuống đất. Quyên Chi biết đã đụng phải thánh giá của Hoàng hậu nên vội quỳ xuống tạ tội. Thân Hậu nhặt bó rau dại đó lên, đó là rau hao tử tên là hương chi bồng. Hồi nhỏ lúc còn ở quê nhà bà cũng thường nhìn thấy loại rau này ở vùng sơn dã, từng khóm từng khóm một, mọc khắp cả vùng núi, khi ra hoa trông rất rực rỡ, hương thơm bay khắp nơi. Nhưng lá và cành của loại hoa này vô cùng độc, nếu dùng nước ngâm cành hoặc lá cây này trộn với thức ăn thì sau khi chuột ăn phải lập tức chết ngay. Thân Hậu trả lại những thứ đó cho Quyên Chi nói: “Bọn trẻ các ngươi đều không biết được loại rau này rất độc, đừng đem nó ra làm trò chơi”.
Quyên Chi đỡ lấy bó rau vội vàng nói mấy tiếng “tạ ơn Vương hậu nương nương” rồi đứng dậy đi tiếp.
Khi Thân Hậu về đến cung thì thấy Nghi Hữu đùng đùng nổi giận cùng thầy Kế Nhiên kể cho bà nghe một chuyện mà mọi người trong cung đều đang bàn luận. Nước Tần dùng vũ lực để cướp mất lúa mạch của nước Bao, nay nước Bao quyết định tấn công nước Tần. Để rút ngắn đường đi nên phải mượn đường đi qua Phong Cảo. Tướng quân của nước Bao hết sức lo sợ vội đến Phong Cảo, nhưng không gặp được Chu U Vương bèn cống đến hàng trăm lượng vàng, 10 con ngựa tốt, châu lụa 10 thếp, mỹ nữ 10 cô cho Quắc Thạch Phụ. Quắc Thạch Phụ vốn biết Bao Tự đến từ nước Bao nên đã nhận món lễ vật đó và nhận lời. Hai mươi vạn quân của nước Bao, chiến xa thì chắc ngựa chiến thì sung mãn hùng hùng hổ hổ tiến qua Phong Cao, đến thành Bình Dương của nước Tần sớm hơn hai ngày. Trong thành Bình Dương chỉ có một vạn quân binh. Tần Vương cũng không ngờ rằng quân nước Bao tiến đến thần tốc như vậy, đợi đến khi quân tiếp viện không quản ngày đêm đến được thành Bình Dương và sau khi thành Bình Dương bị công phá thì vội ôm của cải, lương thực gái đẹp chạy ra khỏi thành Bình Dương.
Thân Hậu nghe xong, bán tín bán nghi hỏi lại: “Chuyện này có thật sao?”
Kế Nhiên miêu tả sinh động: “Hai mươi vạn đại quân của nước Bao khí thế hừng hực, khi đi qua Phong Cảo thì bụi bay mù trời, phủ dầy cả các mái ngói của thái miếu. Dân trong thành chen chúc nhau người đông như nêm đứng hai bên đường xem cảnh náo nhiệt.”
Nghi Hữu nói: “Quả đúng như vậy”. Thân Hậu nghe xong rất đỗi lo sợ: “Nếu quả thật Quắc Thạch Phụ cho giặc đi qua thì quả là đã vượt quá quyền hạn của ông ta mà làm càn rồi!”
Kế Nhiên khẳng khái bẩm: “Khởi bẩm Vương hậu nương nương, không chỉ có như vậy mà nguy hại hơn là việc cấu kết với vua Tần sẽ gây hoạ lớn cho nước Chu ta!” Nghi Hữu tiếp: “Việc này có lẽ phụ vương cũng chưa biết!”
Trong lúc ba người còn đang bình phẩm việc cho nước Bao mượn đường thì tên thái giám thường hầu ạh bên cạnh Chu U Vương sấp sấp ngửa ngửa đến gặp Thân Hậu, mời thái tử Nghi Hữu và Kế Nhiên vào triều nghị sự. Hoá ra, nước Tần bị lâm vào thế bất lợi, sau khi biết rằng nước Chu cho nước Bao mượn đường thì Tần Vương trong lúc tức giận đã phái hai mươi vạn quân bao vây chặt Phong Cảo, bắt Chu U Vương phải bồi thường tổn thất với hàng nghìn lượng châu báu.
Khi Quắc Thạch Phụ mặt cắt không còn hột máu bẩm báo với Chu U Vương rằng quân Tần đã bao vây chặt Phong Cảo thì Chu U Vương đang ở trong Phụng Minh Các cùng Bao Tự hát múa hưởng lạc. Sau khi nghe bẩm báo, Chu U Vương tưởng như sấm đánh bên tai, sợ quá toàn thân toát cả mồ hôi. Ông ta vội vàng đẩy người đẹp như tiên giáng thế ra, bắt bọn thái giám và lính hầu dìu mình lên thành để nhìn xuống phía dưới. Ông ta nhìn thấy quân Tần đông như nêm, bụi bay mù trời, rợp cả trời cờ Tần, áo giáp sáng loáng, bài binh bố trận, chiến xa san sát. Chu U Vương căm phẫn nói: “lại một phen làm loạm nữa rồi!”
Vị Thiên tử của Chu triều này vẫn không biết trên núi Ly Sơn đang dành cho ông ta một nơi yên nghỉ ngàn thu. Còn lúc này ông ta đang khoa chân múa tay đạo diễn một màn kịch sử diệt vong “quyền lực bá vương như mặt trời gác non tây”.
Vào khoảng thế kỷ thứ 11 trước CN, Chu Vũ Vương Cơ tiêu diệt Thương Trụ lập nên triều Chu, sau đó nối tiếp nhau các đời Vũ Vương, Thành Vương, Khang Vương, Chiêu Vương, Mục Vương, Công Vương, Ý Vương, Hiếu Vương, Di Vương, Lệ Vương, Tuyên Vương, U Vương, tổng cộng mười hai đời. Hồi đó toàn bộ ruộng đất và nô lệ trên cả nước đều thuộc về quyền sở hữu của thiên tử Chu.
Đúng như trong cuốn “Thư Kinh. Bắc Sơn” có viết rằng: “Ruộng đất trong khắp thiên hạ, không đâu là không thuộc đất của vua; còn ở những vùng duyên hải là thuộc quyền cai quản của Vương thần”. Thiên tử Chu phân cho tầng lớp quý tộc dưới mình những người có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ thân thuộc với thiên tử các vùng khác nhau của mọi miền đất nước. Những người này được gọi là chư hầu; các chư hầu lại cử những người có quan hệ huếyt thống hoặc họ hàng thân thích đến cai quản các vùng đất được phân, những người này được gọi là Khanh hoặc Đại phu; những Khanh hoặc Đại phu lại tiếp tục phân đất cho những người có quan hệ huyết thống hoặc họ hàng thân thích đến cai quản các vùng được phân, những người này được gọi là Sĩ hoặc Gia thần… Cái kết cấu xã hội thời Chu về chế độ phân chức vị, phân đất đai này cũng giống như một mô hình của Kim tự tháp. Chu Vương là người cao nhất có quyền uy tối cao, chỉ cần ban bố mệnh lệnh cho các Chư hầu thực hiện, vênh mặt hất hàm sai khiến, có quyền lực vô song. Lễ nhạc, chinh phạt chỉ cần Chu Vương nói một tiếng là đâu vào đấy. Các Chư hầu có nghĩa vụ là ngoan ngoãn vâng lời, phục tùng mệnh lệnh. Khi Chu Di Vương lâm bệnh, thì các Chư hầu phải tổ chức buổi tế lễ tại nước mình cai trị, cầu cho Chu Vương tai qua nạn khỏi. Nếu các Chư hầu có điều gì bất cẩn thì sẽ bị Thiên tử Chu trừng phạt nghiêm khắc. Tề Ai Hầu chỉ biết suốt ngày săn bắn, du ngoạn, hoang dâm, không hiểu lễ pháp, Chu Di Vương liền cho triệu tập các Chư hầu lại, lôi Tề Ai Hầu ra ném vào đỉnh dầu ngay trước mặt các đại thần, bọn Chư hầu thất kinh khiếp đảm, mặt trắng bệch cắt không còn giọt máu. Nhưng đến cuối thời Chu, đặc biệt là thời Chu U Vương mà chúng ta vừa nói đến ở trên, sau khi ông ta bị giết hại thì chín cái đỉnh cửu đỉnh bị đổ theo, miếu tổ tông cũng hoang vắng, vương quyền sụp đổ, hữu danh vô thực. Hàng trăm các Chư hầu lớn bé đều không thèm quan tâm đến Thiên tử nữa. Họ bắt đầu tranh giành nhau, chém giết lẫn nhau. Theo sự ghi chép cúa cuốn “Xuân Thu”, trong vòng hai trăm bốn hai năm có bốn trăm tám ba cuộc chiến tranh giữa các Chư hầu, có năm trăm linh bốn cuộc họp liên kết đồng minh của triều đình.
Lã Bất Vi được sinh ra giữa lúc vương quyền của Tây Chu phát triển lên đến đỉnh điểm và bắt đầu chuyển sang xã hội chính trị đa trị: Xuân thu chiến quốc.
Khổng Tử người nước Lỗ, đã từng chu du khắp vùng núi nước Tần khi đi du ngoạn nhìn những đám mây lơ lửng đã có bài văn rằng: “Thiên hạ hữu đạo, tắc lễ nhạc chinh phạt tự Thiên tử xuất; Thiên hạ vô đạo, tắc lễ nhạc chinh phạt tự Chu hầu xuất. Tự Chu hầu xuất, cái thập thế hy bất thất hĩ; tự Đại phu xuất, ngũ thế hy bất thất hĩ; bồi thần chấp quốc mệnh, tam thế hy bất thất hĩ. Thiên hạ hữu đạo, tắc thứ nhân bất nghị”. Vị thánh nhân nhìn xa trông rộng này nói thật sâu xa, nếu chúng ta đi sâu vào giải thích thì câu trên có nghĩa: “Ví như thiên hạ thái bình thì những việc như lễ, nhạc, hiệu lệnh chinh phạt… đề do Thiên tử quyết định; nếu như thiên hạ hỗn loạn thì việc lễ, nhạc, chinh phạt là quyết định bởi các Chư hầu. Khi Chư hầu quyết định việc lễ, nhạc, chinh phạt thì đến khoảng đời thứ mười rất hiếm có người kế tiếp; nếu những việc đó do Đại phu quyết định thì rất hiếm truyền được đến đời thứ năm. Nếu như Gia thần của Đại phu nắm quyền lực quốc gia thì rất ít truyền được đến đời thứ ba. Thiên hạ thái bình, quyền uy không còn nằm trong tay của Đại phu, nếu như vậy, thì nhiều người sẽ không bàn tán xôn xao”. Chúng ta hãy lấy luận đoán này trong cuốn “Luận ngữ, Lý Thị” của Khổng Tử để phân tích cục diện của Xuân thu chiến quốc, thì quả là Khổng Tử đã thật sự thấy trước được đặc trưng phát triển của thời đại. Vậy mà sự phát triển này lại đi ngược với những lý tưởng chính trị của vị đại thánh nhân này. Lễ, nhạc, bị bại hoại. Kì lân (1) con vật được tôn quý như vậy cũng bị mọi người tranh nhau săn bắn, Khổng Tử cũng không thể làm gì được chỉ biết than dài: “Cái đạo của chúng ta hỏng thật rồi!”
Chu U Vương từ đầu thành trở về đại đường trong cung Hổ Tước. Mặt ông ta hầm hầm, cáu giận với bá quan văn võ dưới điện, quăng hết những bản tấu nghiên, bút… xuống đất, bọn cung nữ đứng sau đứa nào đứa nấy thất kinh biến sắc. Sau một lúc im lặng, Chu U Vương lo sợ đảo mắt khắp cả quần thần dưới điện, cuối cùng mới cất lời: “Tần Vương quả là một kẻ vong ân bội nghĩa! Quả nhân đối đãi với anh ta không còn gì đáng chê trách, giúp anh ta liên minh các chư hầu, hơn một trăm quốc quân chọn hắn làm minh chủ; thanh minh tổ chức tế lễ cũng mời hắn đến tham dự; mỗi lần quả nhân ban thưởng đều không quên phần của hắn; mùa thu khi đi săn bắn còn mời hắn ngồi trên chiến xa của quả nhân… Nhưng tên loạn thần tặc tử này lại lấy oán đền ơn, dấy binh thảo phạt quả nhân!”
Quắc Thạch Phụ quỳ xuống bẩm: “Lời của Đại Vương thật có lý, hiện nay việc cấp thiết trước tiên là phải điều binh để bảo vệ xung quanh Cảo Kinh, đánh tan quân Tần để bảo vệ sự an toàn của xã tắc”.
Kế Nhiên cướp lời: “Quân binh trong thành Cảo Kinh chưa đầy mười vạn, nếu đánh một trận lớn với quân Tần thì như trứng chọi với đá thôi. Bây giờ chỉ còn cách tới núi Li Sơn đốt lửa báo động, gõ chiêng đánh trống để triệu tập các Chư hầu lại, kêu họ phái binh tới cứu giá!”
Đối với một tên vua không bao giờ quan tâm đến việc triều chính như Chu U Vương như vậy nhưng khi ra lệnh thực hiện biện pháp của vị đại thần học sĩ cũng không lấy gì làm khó khăn lắm, vội phái binh tướng đến Li Sơn trước. Chu U Vương thấy các triều thần của mình hành quân thần tốc như dòng chảy xiết liền tưởng tượng khi đến nơi sẽ có hàng nghìn vạn quân tướng đứng hai bên những con đường nhỏ uốn lượn như rắn để nghênh đón thánh giá lên Li Sơn.
Ngọn núi Li Sơn cao chót vót, cỏ cây um tùm, đá núi lởm chởm. Trên đỉnh núi cao tít có mấy chục cái nồi, đặt mấy chục cái trống lớn. Đây là di tích để lại từ đời Chu Lệ Vương; hồi đó bởi vì Tây Nhung rất hùng hậu, nhiều lần đánh phá Cảo Kinh nên ông cho xây dựng những thiết bị này để tiện cho việc triệu tập các Chư hầu xung quanh. Mỗi khi có việc quân cấp bách bèn cho đốt phân sói trong những cái nồi đó; khói bốc tận lên cung mây, các nước Chư hầu thấy vậy liền xuất binh tướng cứu. Rồi lại đánh chiêng đánh trống nhằm giục quân nhanh đến.
Số quân sĩ mà Chu U Vương phái đi đã lên đến núi Li Sơn, châm lửa đốt cháy những đống phân sói trong nồi, một mùi tanh và khai toả khắp sơn cốc, những cột khói cao to lượn lờ bay lên. Tiếp đó là tiếng trống vang trời động đất. Các Chư hầu ở gần Cảo Kinh nhìn thấy tín hiệu trên núi Li Sơn biết là Thiên tử đang gặp nguy hiểm, nên vội vã xuất quân. Nước Sở điều năm vạn quân, nước Trịnh bảy vạn, nước Tề ba vạn, nước Hoạt năm vạn, nước Ngu năm vạn, Thân quốc mười vạn. Thống soái của Thân quốc chính là Thân hầu, em của Thân Hậu. Hàng mấy trăm nghìn quân tướng của các nước Chư hầu rầm rộ kéo đến. Những vị tướng soái tinh nhuệ này khi giáp chiến với quân Tần thì liền hạ lệnh cho quân sĩ bài binh bố trận. Trống trận âm vang, tiếng ngựa chiến hí ầm trời, tiếng kêu la của các tướng sĩ dội lên tận trời xanh. Nhìn qua đã thấy quân Tần nhuệ khí giảm đi rõ rệt, thế trận hỗn loạn. Cướp lấy thời cơ này, tất cả các tướng quân của các nước Chư hầu đồng loạt hạ lệnh tấn công, hàng vạn quan, mà như hổ đói vồ mồi tiến đánh quân Tần. Lúc đó thế trận quân Tần rối loạn, xác chết như rạ trên chiến trường. Cuộc chiến đẫm máu giữa hai bên diễn ra trong vòng ba canh giờ thì kết thúc, sự thất bại nặng nề của quân Tần đã bắt đầu chấm hết cho cuộc chiến.
Trong lúc bại trận quân Tần đang lặng lẽ thu dọn chiến trận rút khỏi Cảo Kinh thì cũng là lúc trong cung Hổ Tước Chu U Vương đang cho bày tiệc thưởng công chiến thắng. Sau khi Chu U Vương hớn hở ban thưởng cho các Chư hầu và những triều thần có công thì những tiếng hô “Kính chúc quốc vương vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!”, vang lên như sấm dậy. Lần đầu tiên được chứng kiến cảnh tượng huy hoàng như vậy, Bao Tự không cầm nổi nước mắt, sau lúc phấn chấn nàng phải đứng dậy múa hát bài “Văn Vương hữu thanh”. Tiếp nối những lời dạo đầu tưởng như đứt hơi khản tiếng của Quắc Thạch Phụ thì hàng trăm vũ nữ đẹp như tiên nga bắt đầu xuất hiện hai bên chính điện.
Bao Tự lộng lẫy và diễm lệ bước ra khỏi bàn tiệc tiến dần đến đại sảnh, nàng đứng giữa đám vũ nữ quả thật như hạc đứng giữa bầy gà, trong tiếng đàn nhạc như đinh tai nhức óc thì vang lên tiếng hát:
Văn Vương hữu thanh,
Duật tuấn hữu thanh,
Duật cầu quyết ninh,
Văn Vương chủng tai!
Văn Vương thọ mệnh,
Hữu thử võ công,
Kí phạt vu sùng,
Tác ấp vu phong,
Văn Vương chủng tai! (2)
Vào lúc này lựa chọn bài hát ca ngợi Văn Vương diệt xong Sùng dời đô đến Phong, Võ Vương sau khi dẹp yên Trụ thì định đô tại Cảo, hai việc lớn này thật là quá hợp. Thêm vào đó là sự biểu diễn uyển chuyển của Bao Tự trong điện không ngớt lời ca ngợi, tán thưởng. Nàng Bao Tự kiều diễm biết rằng những lời tán thưởng đó đều dành cho nàng nên điệu múa lại càng uyển chuyển, khuôn mặt càng thêm phần rạng rỡ.
Sau khi màn hát múa kết thúc, Thân Hầu vốn đã đứng ngồi không yên nay lập tức đứng dậy nói để các quần thần nghe thấy: “Khởi bẩm Đại Vương, trong buổi lễ long trọng mừng chiến thắng này, thần được Đại Vương ban tặng nên thấy vui mừng hết sức. Thần nghe nói, thưởng phạt phải phân minh, có như vậy mới cai trị đất nước một cách anh minh được. Lần này quân Tần dấy binh làm loạn, vây phá Cảo Kinh, đó là do triều đình ta đã cho nước Bao mượn đường. Theo thần được biết đây hoàn toàn không phải là thánh ý của Đại Vương, mà có kẻ mạo giả thánh chỉ! Đối với những kẻ to gan không coi Đại Vương ra gì như vậy cần phải nghiêm trị, để tránh hậu hoạ về sau!”
Những việc như Chu U Vương sủng ái Bao Tự, lạnh nhạt với Thân hoàng hậu, Quắc Thạch Phụ lạm dụng quyền thế cho nước Bao mượn đường… Thân Hầu trong cung cũng đều biết hết, sau lần xả thân cứu giá lần này, ông bèn ở lại cung Thân Hậu nghỉ ngơi và ông ta cũng được biết qua lời kể của hoàng hậu.
Con người nhanh trí như Quắc Thạch Phụ đã hiểu được ngầm ý của Thân Hầu nên vội đứng lên cùng đối chất với Thân Hầu: “Thân quốc quân, tiểu nhân không hiểu ngài nói ra những điều này là có ý gì? Lẽ nào ngài lại có ý muốn trách sự quyết đoán anh minh của Đại Vương sao?”
Ý tứ sâu xa của Quắc Thạch Phụ chính là muốn nói việc cho nước Bao mượn đường là thánh ý của Chu U Vương, những lời nói gian trá, hoàn toàn bịa đặt này đã khiến cho toàn thể triều thần xôn xao bàn tán.
“Nhà ngươi đã giả truyền thánh chỉ!” – Thân Hầu mặt đỏ tía tai quát lớn. “Nhà ngươi có chứng cứ gì cho là Đại Vương không ban thánh chỉ này?” – Quắc Thạch Phụ thản nhiên hỏi lại.
Cuộc tranh cãi giữa hai vị đại thần làm Chu U Vương như bị rơi vào đám sương mù, ông ta lẩm bẩm một mình: “Quả nhân nhận lời chuyện này từ bao giờ chứ?”
Quắc Thạch Phụ nhìn thấy vẻ mặt ngơ ngác của Chu U Vương nên đã nhân cơ hội đó tiếp: “Khởi bẩm Đại Vương, hôm đó lúc Đại Vương cùng phi tử Bao Tự đang ngắm hoa mai ở trong Ngự hoa viên, hạ thần đã dẫn quốc quân của Bao quốc đến yết kiến Đại Vương nhưng Đại Vương không tiếp, người hỏi thần có việc gì. Thần thưa, quân binh nước Bao muốn mượn đường qua Cảo Kinh của ta. Đại Vương bảo thì cứ cho họ mượn là xong!”
Quắc Thạch Phụ nói xong,bèn đưa mắt nhìn Bao Tự cầu xin sự cứu viện, Bao Tự hiểu ý, cũng thêm vào: “Đại Vương người quên rồi sao, đúng là có chuyện ấy. Lúc đó thiếp còn nói đùa một câu rằng không thể cho mượn không được mà phải trả tiền mua đường”.
Chu U Vương đã nói như vậy thì Thân Hầu cũng không tranh luận thêm nữa. Nhưng trong lòng Thân Hầu hiểu rõ Quắc Thạch Phụ và Bao Tự đã thông đồng với nhau, lừa gạt Thiên tử nhằm che đậy những sai trái. Bản nhạc thứ hai bắt đầu cất lên nhưng Thân Hầu không còn hứng thú gì nữa bèn cáo từ, đến thẩm cung của chị gái nghỉ ngơi. Thân Hầu thấy chị gái mặt mày ủ dột, khí sắc kém tươi bèn bảo ngày mai khi khởi quân về nước sẽ xin cho Thân Hậu về cố quốc để giải phiền cho khuây khoả. Thân Hậu bảo việc này phải xin ý của Đại Vương. Nhưng Kế Nhiên đứng bên cạnh nhắc hoàng hậu rằng, năm ngày nữa sẽ là tết trùng cửu (ngày 9 tháng 9), Đại Vương phải đi tế lễ. Mỗi lần như vậy, hoàng hậu nương nương cũng phải đi cùng.
Trước lúc Thân Hầu và chị gái mình chia tay, Thân Hậu vẫn lưu luyến không muốn rời, dặn dò em trai đợi khi nào cùng Đại Vương cúng tế xong sẽ về Thân quốc để giải phiền tĩnh dưỡng. Thân Hầu để ý thấy rằng tuy nói những lời này nhưng trên nét mặt chị gái mình đang giấu một nỗi buồn mà từ trước tới nay Thân Hầu chưa thấy bao giờ, thật kỳ lạ và khó hiểu. Nhưng cuối cùng Thân Hầu cũng hiểu ra cái điều mà chị gái mình đang thiếu.
Cái bụng Bao Tự mỗi ngày một lớn và cuối cùng đã sắp đến ngày khai hoa kết quả. Trước khi đứa bé được ra đời thì tin không biết từ đâu đưa đến rằng: Chu U Vương đã nhận lời với Bao Tự, nếu sinh con trai sẽ lập đứa bé làm Thái tử. Lời đồn đại như vậy truyền đi mọi nơi và đến tai Thân Hầu và nó như tiếng sét ngang tai Thân Hậu và Nghi Hữu. Nghi Hữu như con kiến bị ném vào mồi lửa, nóng lòng muốn đi tìm Thân Hầu để cùng bàn bạc đối sách. Những tin đồn nhảm rác rưởi đó khiến cho Thân Hậu đau đớn vô cùng, ngày ngày than khóc. Kế Nhiên không tin lắm vào lời đồn này, ông nói với Thân Hậu và Nghi Hữu rằng, Bao Tự sinh con trai hay con gái giờ đây vẫn còn chưa rõ, làm sao có căn cứ gì để nói đến việc lập Thái tử. Hơn nữa, việc lập Nghi Hữu làm Thái tử, Đại Vương đã tuyên chiếu khắp thiên hạ. Thiên tử đại Chu, nhất ngôn cửu đỉnh, làm sao có thể sớm ra lệnh tối lại bãi bỏ được? Huống hồ Nghi Hữu giữ gìn phép tắc, chuyên tâm học hành, văn thao võ lược, khoan hậu yêu dân, phàm những ai đã từng tiếp xúc với Thái tử đều phải kính nể, phế cũ lập mới, có cái gì làm căn cứ.
Cho dù câu nào của Kế Nhiên cũng đều có lý, vô cùng sắc sảo nhưng Thân Hậu vẫn cảm thấy không yên tâm, tư tưởng không tập trung, bà muốn yết kiến Chu U Vương để hỏi rõ nguồn cơn.
Hôm nay, Thân Hậu lấy tất cả vàng bạc chấu báu, đồ tế nhuyễn cất từ trong rương ra. Trong đó vẫn còn hai xếp lụa màu mà bà thích nhất. Khi bà vuốt lại tấm lụa mát như ngọc ấy, một ý nghĩ bỗng hiện ra. Bà sai cung nữ mang hai xếp lụa này đến Phụng Minh Các, bà muốn đem tấm lụa quý mang từ nước Tề này tặng cho Bao Tự, có lẽ như vậy sẽ biết thêm chút gì đấy.
Thân Hậu đến Phụng Minh Các thì đã có cung nữ thông báo cho Bao Tự biết. Bao Tự đi đến hành lễ với Thân Hậu, bảo cung nữ nhận lấy chỗ lụa. Mới trò chuyện được vài câu thì Bao Tự lãnh đạm hỏi hoàng hậu nương nương có gì dặn dò. Thân Hậu thấy thái độ không có gì mặn mà của Bao Tự bèn đứng dậy ra về.
Không lâu sau, trong cung có tin đồn rằng Bao Tự đã dùng chỗ lụa đó để may áo cho ngựa của Thiên tử. Thân Hậu bèn sai một cung nữ thân tín nhất đi nghe ngóng, khi đến chuồng ngựa của Phụng Minh Các quả thấy đúng như vậy.
Lúc này, Thân Hậu mới hiểu rõ rằng bà đang bị xúc phạm ghê gớm. Đường đường những tấm lụa mà một vị mẫu nghi thiên hạ ban thưởng lẽ nào chỉ đáng may áo cho ngựa sao? Mấy đêm rồi Thân Hậu thức trắng không ngủ, tự nhốt mình trong tẩm cung, nước mắt ròng ròng. Nghi Hữu cũng đã biết rõ ngọn nguồn của sự việc thông qua đám cung nữ. Sau những đêm trằn trọc không ngủ cuối cùng anh ta cũng nghĩ ra cách để rửa nhục cho mẫu hậu.
Tiếng gà gáy sáng đổ dồn và ý nghĩ muốn báo thù Bao Tự đã làm cho Nghi Hữu giật mình tỉnh giấc. Nghi Hữu bắt đầu chuẩn bị để “ra trận”. Anh ta chân tay rối loạn ngắt hết những bông hoa trong vườn của Phụng Minh Các, hành động của anh ta cũng làm cho lũ ong, bướm giật mình ngơ ngác, những cánh hoa bay lả tả khắp nơi.
Đám cung nữ trong Phụng Minh Các ra ngăn anh ta lại, chúng bảo vườn hoa này là do Đại Vương sai trồng để nương nương Bao Tự thưởng ngoạn. Đám cung nữ đi theo Nghi Hữu cũng không chịu lép vế bảo rằng chính hoàng hậu múôn ngắt bỏ hết chỗ hoa này đi, ai dám ngăn cản. Từ trong phòng Bao Tự đã chứng kiến hết đầu đuôi sự việc, nàng xuất hiện, trông giống như một đoá hoa vĩ đại đang nở trong vườn hoa trước Phụng Minh Các.
Bao Tự bước ra với cái bụng vượt mặt, lớn tiếng: “Kẻ nào dám làm loạn vậy? Trong mắt các ngươi còn có Bao nương nương này hay không?”
Nghi Hữu từ chỗ nấp giữa những cây hoa bước ra, thấy Bao Tự huênh hoang như vậy, mắt anh ta long lên lòng sọc. Vừa nghe thấy bà ta xưng là “nương nương”, bèn chạy nhanh đến nắm tóc bà ta đồng thời thượng cẳng chân hạ cẳng tay, mắng mỏ: “Con tiện nhân này, ngươi chỉ là một đại phu vô danh tiểu tốt vậy mà dám lộng xưng “nương nương”, thật là không biết xấu hổ! Hôm nay bổn Thái tử đến dạy cho ngươi một bài học!”
Cung nữ của hai phe biết rằng Bao Tự đang mang thai rồng, sợ gây ra chuyện không hay, vạn nhất có gì sai sót thì không biết làm sao, vội đồng tâm hiệp lực kéo Nghi Hữu ra. Nghi Hữu đã trút được mối hận trong lòng, khoát tay ra hiệu cùng đám hơn chục cung nữ nghênh ngang bỏ đi.
Bao Tự nhìn thấy cảnh tượng hoa rụng lả tả trên mặt đất, lại còn đầu tóc bù xù bất giác bật oà lên khóc.
Chu U Vương đã lâu không lên triều, hôm nay đột nhiên đến cung Hổ Tước lật giở đống tấu chương cao như núi, sau khi rời cung thì lại gặp Bao Tự đầu tóc rối bời, nước mắt lã chã đòi Đại Vương cứu lấy mạng mình và đứa trẻ trong bụng. Sau khi biết được nguồn cơn sự việc, Chu U Vương cáu giận đùng đùng, mắng Nghi Hữu là đồ súc sinh ngỗ ngược.
Tiếp đó Bao Tự lại thêm thắt bịa đặt: “Thái tử mồm vẫn chưa hết hơi sữa, hành động vô lễ , thô bạo đối với thần thiếp có lẽ là do chủ ý của Vương hậu nương nương và quốc cữu!”
Chu U Vương hạ chỉ phạt Nghi Hữu ba mươi roi, cho đến nước Thân đóng cửa tự suy nghĩ về hành động của mình; Thái học sĩ Kế Nhiên dạy dỗ không nghiêm khắc phạt bãi bỏ chức quan giáng xuống làm thứ dân. Hoàng hậu sau khi cầu xin U Vương niệm tình tha thứ, nhưng bị ông ta lớn tiếng quát mắng, chỉ còn biết đau xót nhìn thấy con trai của mình bị đánh đến trầy da róc thịt rồi bị đưa đến nước Thân mà thôi.
Mấy ngày nay Bao Tự lúc nào cũng cản thấy da thịt ngứa ngáy khó chịu, nàng ta cũng không để ý lắm, cho rằng đó là do nàng đang mang thai; còn Chu U Vương thì nhẹ nhàng xoa xoa giùm nàng. Mấy ngày sau, Bao Tự phát hiện thấy toàn người rộp đỏ, có vài chỗ có nốt nổi lên, sau khi châm cho vỡ thì thấy có nước mủ màu vàng đục chảy ra. Chu U Vương vội cho truyền ngự y đến. Sau khi ngự y khám xong, bảo đây không phải là bệnh lâu ngày khó chữa, chỉ là do khi tắm gội nước độc ngấm vào gây ra bệnh, chỉ cần dùng một ít cao tán là có thể trị khỏi. Chu U Vương cho người kiểm tra lại chỗ hoa cỏ thơm dùng cho Bao Tự khi nàng tắm thì phát hiện trong đó có rất nhiều hoa hương chi bồng độc, bèn cho gọi bốn đứa cung nữ hay hầu hạ Bao Tự lúc tắm lại, tra khảo nghiêm khắc, nếu không khai thành thật sẽ bị xẻ thịt nấu nhừ. Bốn đứa cung nữ này nói chắc như đinh đóng cột, đều nhận là không làm. Bao Tự bảo Chu U Vương, bốn đứa cung nữ này không có gan to như vậy đâu, e là do người ấy làm. Chu U Vương hỏi người đó là ai, Bao Tự nói rằng do Thân Hậu gây ra.
Chu U Vương nổi giận lôi đình cho gọi Thân Hậu đến cung Hổ Tước để điều tra sự tình, Thân Hậu nói bà không hề hay biết gì về chuyện này. Chu U Vương hỏi có phải chính Thân Hậu làm việc này không, Thân Hậu oan ức quá bèn bật oà lên khóc, bà còn thề với trời xanh rằng nếu có ý xấu với Bao Tự thì trời chu đất diệt, chết không yên thân. Bởi vì Chu U Vương chưa có bằng chứng xác thực gì, nên sau khi páhn “đợi ta làm sáng tỏ sự việc rồi sẽ hỏi tiếp” bèn rũ áo bỏ đi.
Chu U Vương trở lại Phụng Minh Các, ngọt ngào an ủi Bao Tự, nói nhất định sẽ tìm ra kẻ nào đã hại nàng, sẽ chặt chân cắt tay, mổ ruột moi tim nó ra để báo thù rửa chục cho nàng. Sau đó ông ta cho gọi quan trấn phủ, quan coi sự việc trong hoàng cung và quan cai quản lũ binh lính bảo vệ bên cạnh Chu Vương lại, bắt họ phải nghiêm khắc tra xét tất cả đám phi tần, cung nữ, thái giám và bọn tạp dịch trong cung.
Chuyện vừa xảy ra với Bao Tự cũng làm Thân Hậu được an ủi đôi chút. Nhưng khi nghĩ đến sự tra khảo ghê gớm của Chu U Vương thì niềm vui nho nhỏ mà bà vừa cảm thấy đã bị nỗi sợ làm tan biến đi. Bây giờ trong lòng bà chỉ còn nỗi lo sợ. Bà ngồi một mình trong thẩm cung để lục lại trí nhớ của mình. Bà nhớ lại cảnh tượng ngày hôm sinh nhật Thái tử, bà đến Phụng Minh Các mời Đại Vương thì đụng phải Quyên Chi. Thân Hậu chỉ nhớ nàng hầu đó tên Quyên Chi còn mặt mũi hay thân thế của Quyên Chi thì bà cũng không được rõ. Thân Hậu đoán việc này mười phần thì có đến tám, chín phần là do con hầu đó làm. Nhưng đứa cung nữ vô danh đó thì có thù hằn gì với Bao Tự cơ chứ? Hay là có người sai nó đi làm chuyện này mà lại dám cưỡi lên đầu hổ? Thân Hậu quyết định đi tìm con hầu đó để hỏi cho ra nhẽ.
Con hầu Quyên Chi này là họ hàng xa của Tề Dư. Trước kia vốn ở Tề quốc trồng sen, sau được Tề Dư tiến cử vào cung làm việc. Thân Hậu đoán quả không sai, chỗ hương chi bồng đó là do nàng bỏ vào. Nhưng điều Thân Hậu không ngờ tới đây chính là do Tề Dư chỉ thị.
Khi thấy Quyên Chi mặt mày thanh tú, trong lòng hoàng hậu thấy hơi buồn, bà thầm khen: “Con bé này quả là xinh đẹp” Quyên Chi vẫn quỳ bên dưới đợi sự cho phép của Thân Hậu. Vương hậu sau khi quan sát Quyên Chi một lượt mới hỏi: “Nhà ngươi là Quyên Chi, cung nữ trong Phụng Minh Các ư?”
Quyên Chi gật đầu. Hai mắt Thân Hậu nhìn chằm chằm vào Quyên Chi hỏi: “Bây giờ trong cung xảy ra chuyện chắc ngươi cũng biết rồi chứ, phi tử Bao Tự bị nước độc của những cành hương chi bồng đó làm cho phồng rộp cả da rồi”.
Lúc bấy giờ Quyên Chi cũn đã nhớ lại chuyện hôm nàng giấu bó hương chi bồng thì đụng phải Thân Hậu, bị bà phát hiện. Nàng cho rằng Thân Hậu đã biết việc nàng làm, việc đã đến nước này thì e rằng cũng như giấy không bọc được lửa. Nghĩ đến đây, nàng không thấy cần phải giấu giếm gì nữa: “Chẳng phải hoàng hậu đến hỏi ai đã cho chỗ lá độc đó vào trong chậu nước tắm của phi tử Bao Tự ư? Khởi bẩm hoàng hậu nương nương, việc này là do Quyên Chi làm, quả thật là do Quyên Chi gây ra!”. “Ai đã sai ngươi làm như vậy?”. “Dạ bẩm không ai sai nô tỳ cả, là nô tỳ can tâm tình nguyện làm”. “Nhà ngươi với Bao Tự chẳng có thù oán gì, tại sao lại hại cô ta cơ chứ?”. “Bao Tự đã dùng tài sắc của mình để mê hoặc lừa dối Đại Vương, làm mất cả kỷ cương xã tắc, lòng dân oán hờn! Nô tỳ nghĩ rằng mọi người và cả Vương Hậu nương nương nữa có lẽ rất căm hận bà ta!”
Mấy câu nói này của Quyên Chi công thêm sự nói năng lưu loát, đứng trước nguy hiểm mà không run sợ đã khiến cho bà cảm thấy mến phục nàng. Thân Hậu bảo: “Bình thân. Đứng dậy nói đi”.
Quyên Chi đứng dậy, mặt nghiêm nghị: “Việc đã đến nước này, muốn chém muốn giết xin tuỳ ý Đại Vương và Vương hậu nương nương!”
Vương hậu cười rất tươi bảo: “Nhà ngươi hãy lui ra đi, việc này chớ nên nói với ai vội”.
Khi Quyên Chi lui ra thì cũng là lúc nàng ý thức được rằng sẽ có máy chém và vạc dầu hay tương tự như vậy đang chờ để róc thịt róc xương nàng. Khi nghĩ đến đây toàn thân nàng bất giác run rẩy. Tội chết chắc không thể tha được. Nhưng nghĩ đến xác thịt của mình bị đày đoạ trước khi chết nàng cảm thấy vô cùng sợ hãi, nàng muốn tự nàng kết thúc vận mệnh một cách nhẹ nhàng. Nghĩ vậy, nàng bèn đi về phía cái giếng gần chuồng ngựa của Phụng Minh Các. Tận mắt nàng chứng kiến một tên thái giám vì phạm tội mà nhảy xuống giếng tự tử, khi được vớt lên, sắc mặt nhợt nhạt như đang ngủ say, chẳng có chút gì đau khổ cả.
Khi Quyên Chi quyết định đi thẳng tới cái giếng đó, nàng dường như ngửi thấy mùi của những cây thực vật mục nát xung quanh giếng, nhìn thấy mảnh trời xanh nho nhỏ trong lòng giếng. Quyên Chi nghe thấy sau lưng có tiếng người gọi nàng, âm thanh đó lúc rõ lúc không, phảng phất bên tai giống như trong ảo mộng. Nàng quay đầu lại nhìn thì thấy một người đàn ông thân hình vạm vỡ như chiếc đỉnh, đã lớn tuổi đi về phía nàng. Nàng biết người ấy, ông ta là Lã Nhượng, là người canh cửa tại Thủ Cung của Phụng Minh Các. Mỗi lần Quyên Chi ra khỏi cung đều thấy ánh mắt thân thiện của người đàn ông có thân hình như con gấu ấy chào nàng, nhưng không hề nói một lời nào.
Lã Nhượng hoảng hốt bảo Quyên Chi: “Hiện nay trong và ngoài cung đang lan truyền rằgn Quyên Chi là người bỏ những cành lá độc đó vào trong nước tắm của Bao Tự, lát nữa Đại Vương sẽ cho người đến bắt cháu, cháu mau chạy trốn đi!”
Bỏ trốn? Điều này Quyên Chi vẫn chưa nghĩ đến. Chạy như thế nào đây? Chạy đi đâu? Ánh mắt Quyên Chi hướng về phía Lã Nhượng như muốn dò hỏi.
Lã Nhượng bảo ông ta có chìa khoá của cửa hậu trong cung, bây giờ muốn để nàng chạy trốn. Ông còn dặn sau đó hãy đến thẳng nước Thân, Thân Hầu và Thái tử Nghi Hữu sẽ giúp nàng ẩn giấu tung tích.
Khi Quyên Chi đã ra đến ngoài vẫn thấy Lã Nhượng đứng chôn chân nhìn ra phía nàng. Nàng chấn chỉnh lại xiêm áo, quỳ xuống đất hướng về phía Lã Nhượng khấu đầu ba cái rồi đi theo con đường quanh co trước mắt, chẳng mấy chốc bóng nàng đã mất hút phía xa.
Nhiều năm sau đó, sau khi nhân vật chính của cuốn sách này – Lã Bất Vi - trở thành một vị tể tướng quyền lực vô biên tiếng tăm muôn trượng, ông ta thường quỳ trước tấm gia phả bằng lụa vàng treo trên bức tường phía nam trong phủ Tể tướng. Nếu lấy đời ông ta làm mốc tính ngược lên trên mười một đời sẽ tìm thấy một vị tổ tiên từng canh giữ cửa Thủ cung cho Bao Tự, vị tổ tiên này chính là Lã Nhượng. Lúc đó Lã Bất Vi liên tưởng đến người cha của ông ta, Lã Hâm đã từng làm người gác cửa Thủ Cung nước Vệ. Ông ta lờ mờ hiểu được rằng lịch sử giàu sang của gia tộc Lã Thị có một chút dư vị của quy luật luân hồi.
Vị tổ tiên tốt bụng, giúp người lúc hoạn nạn của Lã Bất Vi sau khi giúp cho Quyên Chi chạy trốn, lại khoá cửa lại như cũ. Lã Nhượng biết rõ rằng một trận trừng phạt kinh thiên động địa sẽ diễn ra trong bốn bức tường của cung điện nguy nga tráng lệ này.
Sau khi Quyên Chi đi khỏi, Thân Hậu luôn luôn nghĩ tới và cảm thấy nếu để cho người cung nữ dũng cảm phi phàm này trở thành hồn ma dưới lưỡi đao của Đại Vương thì thật là đáng tiếc và có tội. Bà quyết định sai cung nữ sang mời Tề Dư để cùng bàn bạc làm thế nào để cứu Quyên Chi. Con hầu trở lại rất nhan, lúc trở về mặt cắt không còn hột máu kể lại với Thân Hậu. Quyên Chi bỏ trốn thoát tội, nhưng Tề Dư bị Đại Vương trừng phạt, bà ta bị ném vào chảo dầu nấu chín.
Sau khi cung nữ lui ra, bỗng nhiên bà nhớ tới một câu mà thái học sĩ Kế Nhiên dạy Thái tử Nghi Hữu học bài: “Kinh tâm động phách”(3).
Dưới bầu trời thu xanh thăm thẳm, từng đàn chim nhạn bay từ bắc sang nam, sau những tiếng kêu thê lương những thân chim như những chiếc mỏ neo từ từ hạ xuống hai bên đường từ Cảo Kinh đến Li Sơn. Đội ngũ cúng tế với lọng, cờ quạt rực rỡ của Chu U Vương cũng đang đi về nơi cần đến.
Từ trước tới nay chưa bao giờ thấy có mặt Bao Tự tại buổi tế lễ trùng dương hàng năm, bà ta luôn mong ngày này để có dịp tham dự vào không khí náo nhiệt. Một số đại thần khuyên Chu Vương, Bao Tự bụng đang mang thai, nên sắc khí không được trong sạch e sợ sẽ làm ô ếu đến các đấng thần linh. Hơn nữa không đem theo Thân Hậu đi cùng cũng là đã làm trái với lễ nghi. Quắc Thạch Phụ đỡ lời: lễ, nhạc chinh phạt đều do Thiên tử quyết định; những lời, những việc mà Đại Vương đã nói và làm đều là những điển lễ mà vạn dân phải tuân theo. Trước khi khởi hành, Chu Vương ban chiếu, cho Bao Tự đi cùng thánh giá đến lễ tổ ở Li Sơn còn Thân Hậu ở hậu cung muốn làm gì thì làm.
Thân Hậu thấy Chu Vương chỉ mang theo Bao Tự đến Li Sơn, bỏ mặc mình ở lại thì trong lòng sốt ruột không yên. Sau khi Chu Vương khởi hành, bà quyết định đến Thân quốc, chỗ của Thân Hầu nghỉ ngơi, đồng thời thăm Thái tử Nghi Hữu. Sau khi chuẩn bị chu tất bèn cho người đi sửa soạn chiếc kiệu long phụng có người khiêng chuyên dùng cho hoàng hậu; đến lúc đó mới hay chiếc kiệu đó đã dành cho Bao Tự đi Li Sơn rồi, bà đành phải ngồi kiệu do xe ngựa kéo dành cho đám phi tần. Đoàn người của Thân Hậu rầm rập tiến đến cửa thành của Thân quốc, một cung nữ đến báo cho tên lính coi giữ cổng thành. Ngày trước Thân Hậu đi đâu đều dùng kiệu long phụng, như vậy mới xứng đáng với thân phận của bà. Lần này bọn coi thành thấy đâu không phải là kiệu long phụng mà kiệu sơn đỏ dành cho bọn phi tần nên người ngồi trên kiệu kia nhất định không phải là hoàng hậu nương nương, nên chúng không cho đi qua, Đám cung nữ cũng cãi lý với bọn lính gác, Thân Hậu thấy vậy bèn vén rèm kiệu lên, hé mặt ra hỏi có chuyện gì: Lẽ nào chúng ta giả mạo không thành ư? Bọn lính lúc đó mới nhận ra đúng là hoàng hậu nương nương tôn quý nên vội cúi chào nhường đường.
Khi Thân Hậu đến phủ Thân Hầu thì thấy Thân Hầu đang cùng đám văn võ quan bàn vịêc khai hoang trồng trọt. Hồi đó là “đất đai trên khắp thiên hạ đều là đất của vua”, ruộng đất trên toàn quốc được phân thành những ô vuông giống như chữ “tinh” (nghĩa là giếng), ruộng đất này đều thuộc quyền sở hữu của Chu Vương, Chu Vương phân cho các Chư hầu, mỗi năm họ phải nộp một khoản thuế nhất định. Cùng với sự nâng cao về năng lực sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng những dụng cụ làm bằng sắt trong việc cày ruộng và trồng trọt, một số chư hầu đã bí mật khai hoang để thêm ruộng, vì vậy ngoài những thửa ruộng chữ “điền” thì bắt đầu xuất hiện một số lượng lớn “tư điền” (ruộng riêng). Lúc mới đầu, Chu Vương không chấp nhận “tư điền”. Nhưng về sau “tư điền” càng ngày càng nhiều, Chu Vương chẳng còn cách nào khác đành phải thu thuế đất, điều này chứng tỏ trên thực tế đã chấp nhận sự tồn tại của “tư điền”, như vậy, cơ sở kinh tế của triều Chu - chế độ “tỉnh điền” - bắt đầu bị tan vỡ. Số lượng “tư điền” mà các chư hầu có thường thường trở thành một loại tượng trưng cho uy vọng và thực lực của người đó.
Chiếc xe chở Thân Hậu dừng hẳn, Thân Hậu được đám cung nữ dìu xuống xe. Vừa xuống xe đã thấy Thân Hầu và toàn bộ gia quyến quỳ đón trước cửa phủ tự bao giờ, tiếp đó là những tiếng hô: “Chúc Vương hậu nương nương thiên tuế!”
Những vết thương trên người Nghi Hữu đã lành, cậu ta chạy lại sà vào lòng Thân Hậu. Hai mẹ con ôm nhau mà khóc, nhiều người đứng xung quanh cũng không khỏi ngậm ngùi. Thân Hầu dìu Thân Hậu vào trong phòng khách, đuổi hết bọn lâu la ra ngoài, hai chị em cùng nhỏ to chuyện trò. Lát sau một cô ra bái kiến Vương hậu, Thân Hậu giật bắn mình, đây không phải là cung nữ Quyên Chi sao? Nếu che giấu tội nhân mà Chu U Vương đang cho cáo thị thì sẽ bị chu di chín đời. Thân Hậu cố hết sức lấy lại bình tĩnh, vui vẻ hoà nhã trò chuyện cùng Quyên Chi. Quyên Chi kể lại rằng nàng thoát thân được là do Lã Nhượng – người trông coi cổng cugn đã giúp nàng. Sau khi Quyên Chi lui ra, Thân Hậu lo sợ nói với em trai, nếu Đại Vương biết chúng ta giấu Quyên Chi ở đây thì toàn gia tộc e khó tránh khỏi tội chết. Thân Hầu đáp, Quyên Chi là một cô gái hiệp nghĩa, đã trừng trị được Bao Tự, mặc dù chưa giết được con yêu nữ ấy nhưng cũng đã thay chúng ta rửa hận. Lúc cô ấy gặp khó khăn xin đến nương nhờ lẽ nào chúng ta không giúp. Em đã để cô ta ở ngôi nhà phụ, không ai có thể biết được.
Ánh nắng mùa thu không đủ rực rỡ nhưng khi chiếu vào những bộ trang phục điểm vàng dát bạc của Thân Hậu cũng làm cho bộ trang phục sáng lấp lánh. Ở trong phủ của Thân Hầu, lánh xa những phiền toái, lo âu nơi Cảo Kinh, bà cảm thấy lòng nhẹ nhõm, khoan khoái hẳn, bà cảm thấy lòng mình như đứa trẻ, không phải lo lắng gì. Thấy bảo hôm nay Thân Hầu muốn đến chỗ khai khẩn đất hoang ở núi Nam Sơn phía ngoài thành để thị sát, bà cũng muốn đi để tận mắt thưởng thức cảnh mùa thu ở nơi xa xôi đó xem sao.
Đi ra khỏi thành về phía Nam, ở nơi dưới chân núi có tên là Lạc Phụng Pha có hàng trăm người và nô lệ của Thân Hầu đang chặt cành, phát bụi, cày ruộng một cách miệt mài. Những con người khai phá này quần áo lam lũ, đầm đìa mồ hôi, khi bọn họ biết trong đám quý tộc xa xa kia có Thân Hậu nương nương và tướng quân Thân quốc thì họ hân hoan nhảy nhót, không ngừng giơ những bàn tay còn dính đầy bùn đất lên vẫy vẫy.
Thân Hậu sau khi chứng kiến sự nồng nhiệt tiếp đón của bọn họ, bắt đầu đi thưởng ngoạn cảnh sắc nơi vùng núi xanh biếc dưới ánh nắng trong trẻo. Thân Hậu dừng chân bên cạnh một dòng suối nhỏ, nước suối trong như ngọc, nghe tiếng nước róc rách chảy lòng bà cảmt hấy nhẹ nhõm khoan khoái vô cùng.
Lúc đó có tên quân uý giám sát việc thi công quỳ bẩm với Thân Hậu và Thân Hầu, rằng trong lúc đào đất mọi người phát hiện được vô số ngọc thạch. Thật là ngoài mong muốn khiến cho hai chị em Thân Hậu vui đến nỗi cứ hoa chân múa tay. Họ cũng không còn để ý đến cảnh đẹp xung quanh mà chạy nhanh đến chỗ ngọc thạch được xếp từng đống từng đống. Những viên ngọc thạch thật đẹp mỗi viên một màu sắc, ánh sáng của chúng làm cho người ta loá cả mắt. Chúng được xếp thành từng đống từng đống. Thân Hầu ra lệnh tiếp tục đào, cuối cùng phát hiện đây là một cánh đồng ngọc thạch sâu và dài.
Thân Hầu lập tức sai người về giết lợn mổ dê làm vật tế lễ, bày tiệc rượu cúng trời và tổ chức buổi lễ khai thác ngọc thạch.
Đây quả là một món của cải kếch sù ngoài sự tưởng tượng!
Tại Tây Chu, ngọc được dùng để làm đồ tế lễ, tín vật, đồ trang sức và tiền tệ, được mọi người rất coi trọng, đồng thời có giá rất cao. Trong “Chu Lễ. Xuân Cung. Đại Tông Bá” có ghi lại rằng: “Ngọc được chế biến thành sáu loại, để cúng tế bốn phương trời đất: Màu xanh lam dùng để tế trời, màu vàng nhạt dùng để tế đất, màu xanh da trời để tế phía Đông, màu đỏ để tế phía Nam, màu trắng để tế phía Tây, màu vàng đậm để tế phía Bắc”. Đồng thời, việc dùng ngọc cúng tế này chỉ phục vụ cho chế độ đẳng cấp, “Ngọc được coi như sáu điều may mắn, để phân biệt các nước láng giềng, Vua dùng ngọc khuê, Công dùng ngọc hoàn, Hầu dùng ngọc tín, Bá dùng cung khuê, Tử dùng cốc bích, Nam dùng bạc bích”. Ngoài ra ngọc còn được tầng lớp quý tộc coi như tín vật dùng cho việc cưới hỏi, điều động quân sự… Ngọc dùng vật trang trí thì công dụng lại càng rộng rãi. Trong cuốn “Lễ kí. Ngọc Tảo” có viết: “Quân tử ngày xưa phải đeo ngọc trên mình… Nếu không có biến cố gì thì ngọc bất ly thân”.
Có thể thấy rằng hồi đó việc đeo ngọc được mọi người, đặc biệt là tầng lớp quý tộc hết sức coi trọng. Hồi đó, trên các lễ vật phải có hai miếng ngọc tương đồng với nhau, hai bên trái phải của phần eo, mỗi bên đeo một miếng. Mỗi miếng ngọc đều được đeo bởi sợi dây gai. Trên đầu dây đeo miếng ngọc hình bán cung, gọi là Hoành (tức viên ngọc nằm ngang), hai bên đầu của Hoành mỗi bên treo miếng ngọc tròn, màu xanh, gọi là Hoàng (vòng ngọc hình bán cung), ở giữa dây xâu hai miếng ngọc, gọi là Xung Nha. Đeo dây ngọc này vào khi bước đi thì miếng ngọc Hoàng và Xung Nha sẽ đập vào nhau, phát ra những âm thanh trong trẻo, tượng trưng cho sự phú quý và nho nhã.
Khi Thân Hậu trần đầy hứng khởi cầm những viên ngọc thạch lên xem thì trong đầu bà hiện lên những hình ảnh vừa đep vừa quý phái gắn liền với ngọc.
Sau này rất lâu, Lã Bất Vi mạo hiểm ca tính mạng để bắt đầu nghề kinh doanh châu ngọc. Địa điểm đầu tiên ông ta mua hàng chính là cánh đồng ngọc Lạc Phụng Pha này. Chỉ có điều là bấy giờ nơi đây không phải vùng đất hoang vu nữa mà đã trở thành một thị trấn buôn bán nhỏ có quán xá, nhà trọ tương đối sầm uất. Khi Lã Bất Vi mua những miếng ngọc được chạm trổ tỉ mỉ với những hình dáng muôn hình vạn trạng thì cũng đã được nghe những truyền thuyết xa xưa về việc khai khẩn cánh đồng ngọc này. Nhưng ông ta không tin vào câu chuyện rằng Vương hậu nương nương dùng những ngón tay như búp măng của mình xoa xoa vào những viên ngọc thạch vẫn còn dính bùn đất, và ông ta cho rằng đó là sự hư cấu của người đời sau.
Khi Thân Hầu đang cùng với đám quần thần bàn bạc tìm cách mở rộng vùng đất kinh doanh thì tại cung vua ở Lỳ Sơn, Chu U Vương và Bao Tự vui mừng khôn siết khi nghe thấy tiếng khóc to khoẻ của một đứa trẻ mới chào đời. Một buổi chiều tà, sau một tháng tế tổ, Bao Tự đã sinh hạ được một bé trai đặt tên là Bá Phục. Đây là kết quả mong đợi của những cuộc mây mưa thâu đêm suốt sáng giữa Chu U Vương và Bao Tự.
Vào một ngày sau khi trở về kinh thành, Quắc Thạch Phụ nói với Chu U Vương: “Khởi bẩm Đại Vương, thần có một điều không rõ khiến thần băn khoăn bấy lâu nay. Bao Tự nương nương tuy sinh hạ được quý tử nhưng làm sao mà vẫn không vui, đến một nụ cười cũng chẳng có”.
Chu U Vương nghe xong như sực tỉnh nói: “May mà ái khanh nhắc nhở quả nhân mới phát hiện ra, hà cớ gì mà Bao Tự chẳng cười. Từ ngày vào cung đến nay, ta chưa bao giờ thấy nụ cười của nàng cả”. Quắc Thạch Phụ lắc đầu nói: “Thật là kỳ lạ”. Chu U Vương lập tức khởi giá đến Phụng Minh Các, hỏi với giọng điệu đầy nghi ngờ: “Ái cơ, vì sao mà từ trước tới nay quả nhân chưa bao giờ thấy nàng cười?” Bao Tự trả lời: “Thần thiếp không thích cười, từ xưa đến nay chưa bao giờ cười cả”. Chu U Vương thề thốt: “Quả nhân sẽ làm cho nàng cười”. Bao Tự nói: “Thần thiếp e rằng Hoàng thượng không đủ bản lĩnh thôi”.
Chu U Vương nghe nói Bao Tự thích nghe âm thanh của vải lụa bị xé liền lệnh cho Tổng thái giám đem một trăm cuộn vải lụa vào cung, sai cung nữ xé từng cuộn. Khi nghe thấy âm thanh vừa trong vừa giòn, Bao Tự rất chăm chú. Chu U Vương thăm dò sắc mặt của Bao Tự nhưng vẫn không thấy nàng cười. Chu U Vương lại gọi đến mười người lùn bảo họ kể chuyện cười với những động tác kỳ quái, họ làm trò suốt một ngày một đêm, Chu U Vương, Quắc Thạch Phụ và các thái giám cung nữ đều ôm bụng cười ngật ngưỡng nhưng Bao Tự vẫn không hề hé môi, vẻ mặt vẫn bình thản. Chu U Vương lại gọi một gánh xiếc đến biểu diễn. Các chú hề với những động tác nhào lộn trên không trung rất sống động khiến cho mọi người vô cùng thích thú nhưng Bao Tự vẫn không hề cười.
Chu U Vương nghĩ mãi không ra cách nào, bèn ra cáo thị khắp trong ngoài cung: ai có thể làm cho Bao Tự cười sẽ được thưởng một trăm lạng vàng. Cáo thị đã được ban ra vài ngày nhưng không ai dám đến. Quắc Thạch Phụ nghĩ nát óc cuối cùng cũng tìm ra một cách, liền nói với Chu U Vương: “Đại Vương hãy cùng với Bao Tự nương nương di giá đến Li Sơn, đốt khói phân sói lên, các nước chư hầu lân cận ắt sẽ nghĩ Kinh đô có biến động lập tức phái quân đến Li Sơn tiếp viện. Khi quân đến nhưng không có chuyện gì xảy ra, Bao Tự chắc chắn sẽ cười”.
Chu U Vương nghe xong liền nhìn chằm chằm vào mặt Quắc Thạch Phụ đang đầy những nếp nhăn trên trán, Chu U Vương kinh ngạc đến lạ lùng: làm sao vị cận thần này lại có thể nghĩ ra được một cách thông minh, một diệu kế tuyệt vời đến vậy. Quắc Thạch Phụ bị vua nhìn chằm chằm luống cuống, líu lưỡi nói: “Đại Vương, điều này…”. Chu U Vương mặt mày rạng rỡ nói: “Tuyệt quá, tuyệt quá!”
Ngay đêm đó Chu U Vương cùng với Bao Tự đến Li Sơn, sai người đốt ba mươi đống khói phân sói. Ngay lập tức ánh lửa ngút trời, cả một vùng trời được soi sáng như dải lụa hồng rực rỡ. Các nước chư hầu lân cận cho rằng kinh thành xảy ra chuyện bất trắc liền lập tức điều binh khiển tướng vượt ngày, vượt đêm vội đến Li Sơn. Nhưng chỉ thấy Li Sơn bốn bề im ắng, không hề biến động. Trong cung của Chu U Vương đèn thắp sáng, ca hát vui vẻ., Chu U Vương và Bao Tự lấy rượu làm vui. Quắc Thạch Phụ đứng dựa lan can ở mái hiên lầu hai nói với xuống: “Các vị Quốc Vương chắc hẳn rất kinh ngạc vì không có biến động nào cả. Đây chỉ là do Đại Vương uống rượu nổi hứng phái các vị đến để làm trò tiêu khiển”.
Các vị chư hầu đứng dưới cung của Chu U Vương đưa mắt nhìn nhau đầy bất lực bàn tán xôn xao. Thân Hầu bực tức nói: “Đây chẳng phải là trêu đùa hạ thần đó sao!”
Bao Tự nhờ ánh sáng của ngọn nến thấy các vị chư hầu kinh hồn bất định, đi đi lại lại bất giác đã bật lên tiếng cười. Chu U Vương vui mừng khôn xiết nói: “Nụ cười của nàng thật vô cùng tuyệt diệu!” Đêm hôm đó Chu U Vương và Bao Tự ở lại cung Li Sơn. Nằm trên giường Chu U Vương hài lòng nói với Bao Tự: “Ái cơ, cuối cùng ta đã làm cho nàng cười rồi”. Bao Tự nói: “Đại Vương có thể hàng ngày điều khiển các nước chư hầu đến giúp thiếp cười không? Dù cho như vậy thần thiếp cũng không cười nữa đâu”.
Chu U Vương lúng túng nói: “Như vậy là từ giờ trở đi Ái cơ không bao giờ cười nữa hay sao?” Bao Tự nhân cơ hội nói: “Chỉ có một chuyện khiến cho thần thiếp vui đến suốt đời thôi, không biết Đại Vương có bằng lòng không?” Chu U Vương nói: “Nàng cứ nói đi đừng ngại”. Bao Tự nói: “Lập Bá Phục làm thái tử”. Chu U Vương tiếp lời: “Ta cũng có ý như vậy, thằng Nghi Hữu ngang ngược bất hiếu phải sớm phế truất”.
Ngày hôm sau, Chu U Vương khởi giá hồi cung, tại cung Hổ Tước Chu Vương tuyên bố phế trưởng lập thứ, phong Bao Tự làm Hoàng hậu, lập Bá Phục làm thái tử. Trước biến sự này rất nhiều đại thần trình tấu can gián. Tin tức này truyền đến Thân quốc, trước sự khóc lóc kêu than của mẹ con Nghi Hữu, Thân Hầu lại tỏ ra bình tĩnh. Một mặt Thân Hầu trình tấu chống lại chuyện này: “Tích Kiệt vì cưng chiều Muội Hỉ nên nước Hạ bị diệt vong, vua Trụ vì Đát Kỉ nên mất Thương. Đại Vương nay vì Bao Tự mà phế trưởng lập thứ vừa trái với đạo nghĩa vợ chồng lại làm tổn thương tới tình cảm cha con. Nếu không lấy chuyện của Kiệt, Trụ làm bài học cho hôm nay, thì việc bị diệt vong như Hạ, Thương không phải là chuyện sau này. Mong Đại Vương thu lại lệnh truyền để tránh hoạ diệt vong về sau”. Mặt khác Thân Hầu chuẩn bị binh giáp, liên lạc với các nước chư hầu để đề phòng bất trắc.
Chu U Vương xem xong tấu chương của Thân Hầu vô cùng bực tức. Quắc Thạch Phụ nhân cơ hội đó nói: “Việc Đại Vương đưa Thái tử đi đày, Thân Hầu đã ôm mối hận từ lâu. Nay lại nghe tin Thân Hậu và Thái tử bị phế truất nên có ý làm phản vì vậy mà ông ta mới to gan đánh đồng Đại Vương với Hạ Kiệt, Thương Trụ, bôi nhọ thanh danh của Đại Vương”.
Chu U Vương nghe xong lập tức phái quân đánh dẹp Thân Hầu.
Do sớm chuẩn bị từ trước Thân Hầu liên kết với quân đội nước Tăng và các nước phương Tây nhanh chóng hành động trước, tấn công vào kinh thành. Quân của Thân Hầu thế như chẻ tre không gì chặn được mau chóng tiến vào chân thành. Chu U Vương phải chạy về Li Sơn, lệnh cho quân phóng hoả nhưng quân cứu viện đến lác đác không đáng kể. Quân đội của các nước phương Tây mau chóng chiếm gọn kinh thành, giết chết Chu U Vương ở Li Sơn, vơ vét của cải và bắt Bao Tự đi.
Khi khói lửa còn chưa tan hết, Thái tử Nghi Hữu lên ngôi Hoàng đế với hiệu Chu Bình Vương, năm đó là năm 770 trước CN.
Phụng Minh Các ngày xưa đàn hát náo nhiệt nay bỗng trở thành phế cung xơ xác tiêu điều. Người gác cổng Lã Nhượng mấy ngày nay co rúm lại trong góc cung, kinh hoàng khiếp sợ lắng nghe tiếng va đập của đao kiếm và tiếng chân ngựa trong và ngoài cung Hổ Tước. Ngày Chu Bình Vương lên ngôi rất nhiều người thấy cánh cửa Phụng Minh Các vẫn mở rộng, có một người dáng già nua, lụ khụ vừa nhặt lá khô vừa lẩm bẩm nói: “Thay triều đổi đại rồi”. Đó chính là Lã Nhượng.
Hôm sau khi đang quét sân, Lã Nhượng thấy cạnh đống lá của cây bông có một đôi giày có thêu hình đầu con chim phượng. Lã Nhượng ngẩng đầu lên nhìn, thì ra là Quyên Chi trong bộ quần áo đẹp tuyệt vời, lúc ấy người cung nữ này đã trở thành một vị quốc sắc thiên hương. Sau lưng Quyên Chi là tốp cung nữ rất mực cung kính. Lã Nhượng nói: “Đây không phải là Quyên Chi đó sao?” Các cung nữ nói: “Đối với Hoàng hậu nương nương không được chỉ đích danh”. Việc Quyên Chi trở thành vợ của Nghi Hữu khiến cho Lã Nhượng vui mừng khôn xiết, liền vội vàng quỳ lạy. Quyên Chi nói để tạ ơn cứu mạng Đại Vương ân chuẩn cho Lã Nhượng không phải gác cổng Phụng Minh Các nữa mà theo Thân Hầu làm quan ở Thân quốc.
Lã Nhượng cưỡi ngựa cùng Thân Hầu thắng trận trở về. Cùng đi với Lã Nhượng là thái phó Kế Nhiên. Khi đoàn người đi đến dốc Lạc Phượng, Kế Nhiên nói với Thân Hầu: “Hãy để thần ở lại đây, vừa để thay quốc vương quản lý Ngọc Điền, vừa để trước thư lập thuyết”. Thân Hầu ân chuẩn.
Khi đoàn người tiến vào cổng thành, Lã Nhượng nói với Thân Hầu: “Thần vô cùng cảm tạ ân điển của Đại Vương đối với thần nhưng thần đã nhiều tuổi rồi, mong Đại Vương cho phép thần được làm việc cũ: gác cổng thành cho Người”. Thân Hầu gật đầu ân chuẩn.
Kể từ đó vị quan gác cổng không ham vinh hoa phú quý, cam chịu cuộc sống thanh bần và hai cánh cổng thành màu đỏ tươi trở thành mục tiêu chú ý của người dân Thân quốc.
Nhiều năm trôi qua.
Vào năm thứ hai, khi vua Tần Doanh Chính chính thức chấp chính, Lã Bất Vi bị bãi chức quan Tể tướng, bị duổi khỏi Hàm Dương quay về An Dương sống những ngày tháng cuối đời. Vào buổi chiều hôm ảm đạm, Lã Bất Vi đặt chân đến khu mộ hoang thấp thoáng trong đám cỏ khô tìm được tấm bia đá khắc ngay ngắn dòng chữ “Lã Nhượng chi mộ”. Lã Bất Vi quỳ lạy, hai tay ôm chặt tấm bia đá, nhìn nay nhớ xưa, nước mắt giàn giụa, than thở về cuộc đời chinh thương chua ngọt đắng cay, sóng gió của mình…
(1)Kì lân: ngày xưa được coi là điềm lành.
(2) Dịch văn: Danh tiếng Đại Vương vang bay xa, ân đức như cồn vang bốn bể, muốn tìm nơi an cư lạc nghiệp, cuối cùng đã xây dựng thành công Chu bang. A! Văn Vương thật quả vua anh minh! Văn Vương vâng theo thiên mệnh, đánh đông dẹp bắc trăm trận thắng, diệt gọn Sùng bang gậy nghiệp lớn, dời đô đến Phong, ban chức tước. A! Văn Vương quả thật vua anh minh!
(3) Giải nghĩa: “Kinh tâm động phách”: Sợ đến lòng, động đến phách ý nói rất sợ hãi, rất xúc động.