watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lã Bất Vi-Chương 12 - tác giả Hàn Diệu Kì Hàn Diệu Kì

Hàn Diệu Kì

Chương 12

Tác giả: Hàn Diệu Kì

Dị Nhân - Lã Bất Vi - Tư Mã Không, ba người tờ mờ sáng thì đến Hàm Dương.
Ăn sương nằm đất, giãi gió dầm mưa mấy ngày nay đã kiệt hết sức lực của họ. Ba con người, anh nhìn tôi - tôi nhìn anh, đều như nhau cả, đầu óc rối bù, quần áo nhem nhuốc. Tư Không Mã tự giễu cười nói: "Bộ dạng của chúng ta thế này đến cung Chương Đài vẫn chưa đủ để làm cho Hoàng Thượng Chiêu Tương Vương của chúng ta khiếp đến nỗi hồn bay phách lạc!"
Lúc này Lã Bất Vi cũng hứng khởi nói: "Vậy ta phải khấu đầu tạ tội, ông Thái phụ vô dụng này cũng chẳng tiếp đón điện hạ Dị Nhân tử tế đâu."
Dị Nhân cười lớn rồi nói: "Ngài hơi quá lời rồi!"
Ba người cười nói một hồi rồi sửa sang mủ áo đi về phía cổng thành. Cổng thành vừa mở chưa lâu, phía trong cổng thành vẫn chưa thấy xe ngựa qua lại - tên lính canh không để cho ba người tả tơi rũ rượi bọn họ vào thành.
Vừa thấy bị chặn lại, Dị Nhân tức tối. Trong lòng nghĩ, mấy tên tiểu tốt tép riu các người có mắt cũng như mù, chả lẽ còn nghi ngờ điện hạ Dị Nhân ta hay sao?
Nghĩ đến đó, Dị Nhân giận dữ nói: "Muốn giấy phong truyền gì? các người biết ta là ai không?"
Lã Bất Vi vội đẩy Dị Nhân về phía sau, rút giấy phong truyền của mình ra, cúi đầu khúm núm nói: "Chúng tôi là thương nhân nước Triêu, đến Hàm Dương để làm ăn một chuyến, xin đại ca trấn giữ cổng thành rộng lòng cho chúng tôi qua."
Lã Bất Vi sợ rằng Dị Nhân nói ra: "Ta là Tân Vương Tôn Dị Nhân". Tin tức này sẽ được truyền đi nhanh chóng, khắp thành Hàm Dương sẽ biết Dị Nhân trở về. Họ mới đến lần đầu, vẫn còn chưa biết trong Vương Cung có động tĩnh gì không, đừng nói là nảy sinh nhiều chuyện bất ngờ, gây nhiều phiền phức.
Tên lính trấn giữ cổng thành lật đi lật lại giấy phong truyền nhầu nát của Lã Bất Vi. Lã Bất Vi vội vàng nháy mắt Tư Không Mã một cái, Tư Không Mã hiểu ý, lấy ra một nén bạc từ trong ngực đưa cho tên lính trấn giữ cổng thành.
Tên lính nhận bạc, trả lại cho Lã Bất Vi giấy phong truyền, hất hàm để cho ba người lật đật đi vào trong cổng thành.
Mặc dù phố xá trong thành Hàm Dương vẫn còn che phủ trong sương sớm mong manh, mặc dù Dị Nhân đã xa nó bảy mùa xuân, nhưng anh vẫn còn nhớ được phố này là phố gì, ngôi lầu kia là lầu nào, anh hào hứng sôi nổi kể với Lã Bất Vi và Tư Không Mã khi anh đến đây cảnh tượng như thế nào.
Ngắm nghía một lượt cảnh phố lờ mờ, bỗng nhiên Dị Nhân hỏi Lã Bất Vi: "Thái phụ, ngài nói xem ta đi bái kiến ông nội Chiêu Tương Vương trước hay là đi gặp mẫu thân Hạ Phi trước?"
Lã Bất Vi nói như đã có dự tính sẵn: "Điện hạ, theo ý của tiểu nhân, người mà ta phải bái kiến trước tiên là Hoa Dương phu nhân."
Dị Nhân nghi ngờ hỏi: "Trên có Gia gia Chiêu Tiên Vương. Quân Vương của một nước, sau có mẫu thân Hạ Phi sinh ra ta. Sao phải đi bái kiến Hoa Dương phu nhân!"
Lã Bất Vi nói: "Điện hạ, tôi là một thương nhân, xin cho tôi phép so sánh trong kinh doanh. Ở đây có ba mối làm ăn, một mối có thể thu về ngàn lạng bạc, một mối có thể thu về trăm lạng bạc, còn một mối chẳng có lợi gì. Vậy Điện hạ sẽ làm ăn mối nào trước?"
Dị Nhân nói: "Chẳng cần so sánh cũng biết, đương nhiên phải buôn bán mối thu về ngàn lạng trước, mới tiếp đến là thu về trăm lạng, còn vất bỏ cái mối chẳng có lợi lộc gì."
Lã Bất Vi nói tiếp: "Nghe thế có lý. Hoa Dương phu nhân nói một lời là định đặt trời đất, lập Điện hạ lên làm vua. Từ nay về sau Điện hạ có thể thuận lợi trở thành quốc quân hay không! Hoa Dương phu nhân là người có quyến thế. Đó chính là mối làm ăn kiếm được ngàn lạng vàng đấy!"
Dị Nhân nói: "Được sự chỉ bảo của Thái phụ, làm cho ta tỉnh ngộ ra, thật sự cần phải đi bái kiến Hoa Dương phu nhân trước. Vậy thì chúng ta hãy đến ngay cấm cung Loan Phượng Các của Hoa Dương phu nhân thôi!"
Lã Bất Vi ngăn lại nói: "Đến trước không có nghĩa là lúc này."
Dị Nhân: "Vậy..."
Lã Bất Vi nói: "Bây giờ chúng ta cần phải đến Phủ đệ của Hoa Dương Quân thăm dò. Điện hạ là nghĩa tử và là Hạ thần của Hoa Dương phu nhân, cần phải ăn mặc cho đẹp, mang theo lễ gặp mặt mới không mang tiếng về lễ nghĩa mẫu tử và quân thần, đồng thời đến chỗ Hoa Dương Quân nắm bắt được đầu mối rõ ràng, tình hình chính trị, để Điện hạ từ nay về sau hành sự tránh được sự lỗ mãng hoang đường."
Dị Nhân gật đầu cho thế là phải.
Về việc Dị Nhân và Lã Bất Vi trải qua gian khổ tìm đến Hoa Dương Quân vui ra mặt, vội vàng chuẩn bị rượu làm lễ tẩy trần cho Thái tử và Thái phụ.
Trong bữa tiệc, Lã Bất Vi nói ra ý muốn đến Phủ Đệ của Hoa Dương phu nhân trước, Hoa Dương Quân không ngớt lời thán phục mưu tinh sâu xa của Lã Bất Vi, liền hỏi: "Thái tử và Thái phụ từ Hàm Đan trở về trong công việc làm ăn không biết có đầy đủ hay không, cần bao nhiêu lạng bạc để chi trả mặc dù không dám nói ra."
Lã Bất Vi cười nói: "Cám ơn tấm lòng nghĩa của Hoa Dương Quân. Việc này có lẽ không cần làm phiền đến Hoa Dương Quân, tôi đã chuyển mấy cửa hiệu ở Hàm Đan đến Hàm Dương rồi, không dám nói là buôn bán thịnh vượng, của cải dư thừa nhưng cũng có thể thu lợi, có một số vốn nhỏ. Phụng hiếu cho sự chi trả của Hoa Dương phu nhân cũng không đến nỗi nào."
Hoa Dương phu nhân ngạc nhiên hỏi: "Sao cơ, Thái phụ đã chuyển cửa hiệu về trước rồi phải không?"
Lã Bất Vi trả lời: "Đúng vậy."
Hoa Dương Quân nói: "Là những cửa hiệu gì?" Lã Bất Vi nói: "Lời cửa miệng, vẫn là buôn bán châu báu. Ngay đến tên cửa hiệu, muốn cần đến chút tiếng tăm của Hoa Dương Quân, gỉa dụ như "Long Xương Quảng" chẳng hạn."
Hoa Dương Quân nói: "Lấy tên Long Xương Quảng, nhưng trong thành Hàm Dương tiếng tăm đã lâu, bản nhân còn mấy lần gặp mặt Dương Tử chủ cửa hiệu."
Lã Bất Vi nói: "Dương Tử là một người thông minh năng nổ trong những môn khách của tôi."
Hoa Dương Quân: "Trời đất! sao Thái phụ không sớm nói ra? Mau mời Dương Tử đến, chủ tớ các ngài cũng lâu ngày chưa được gặp lại."
Một lát sau Dương Tử đến, thăm hỏi cặn kẽ đối với Dị Nhân và Lã Bất Vi.
Sau khi cơm no rượu say, Hoa Dương Quân từ sớm đã chuẩn bị xong nước tắm hương thơm, mời Dị Nhân - Lã Bất Vi - Tư Không Mã tắm rửa.
Trong phòng tắm hơi nước bốc ngùn ngụt, ba người bọ họn tuy rằng không một mảnh vải che thân, nhưng đều được khí hơi nước che lấp, hai bên cũng chẳng nhìn rõ nhau. Hơi nước mờ mịt không chỉ làm da thịt của Lã Bất Vi dễ chịu mà còn làm cho tư duy của ông thỏai mái. Tuy ông cùng Dị Nhân trở về nước Tần, nhưng chưa hẳn đã phải là sự thành công, mục tiêu Dị Nhân làm vua Tần, ông trở thành Tướng Quốc vẫn còn cách xa vời vợi. Mỗi bước đi sau này cần phải hết sức thận trọng, không thể có một chút sơ suất nào, nếu không công lao đổ hết xuống sông xuống biển. Trước mắt thật khéo léo đi bái kiến An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân để cho họ càng thêm vui mừng, để củng cố và tăng thêm ấn tượng sâu sắc tốt đẹp đối với Dị Nhân và mình. Do đó Lã Bất Vi nghĩ đến việc Dị Nhân ăn mặc trang phục nào đi vào hầu An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân, việc đó thể hiện được Lã Bất Vi là một điều tinh tế của một thương nhân. Ông nghĩ, ăn mặc mũ áo cũ kỹ thậm chí rách nát của nước Triệu đó, dễ làm cho người ta nghĩ tới nỗi khổ sở phải chịu đựng khi tha hương nước khác, có thể gợi lên sự thông cảm và thương xót của An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân, ăn mặc mũ áo của nước Tần, khiến người ta cho rằng chủ tớ họ nhớ nhung quê hương đất nước, một bầu máu nóng của đứa trẻ sơ sinh, sẽ làm cho An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân cảm thấy lòng tận trung hổ thẹn của họ đối với nước Tần... Đúng lúc Lã Bất Vi không biết lựa chọn cách nào giữa hai cách, đột nhiên ông nghĩ đến Hoa Dương phu nhân là người nước Sở, bà hết sức yêu thích trang phục, vật phẩm, bài hát của nước Sở. Phải phải rồi! Để cho Dị Nhân cùng mình ăn mặc trang phục của nước Sở để vào hầu An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân thôi!
Lã Bất Vi vui mừng trước chủ ý tuyệt diệu của mình, như con giao long lộn mình trong bồn tắm phát ra tiếng nước kêu róc rách.
Dị Nhân, Lã Bất Vi, Tư Không Mã sau khi tắm rửa xong, tất cả vẻ mặt đều rạng rỡ, tinh thần đều sảng khóai. Họ sai người ra chợ mua về ba bộ quần áo thêu con phượng của nước Sở, ăn mặc chỉnh tề rồi vào hầu An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân, tuyệt chiêu này của Lã Bất Vi quả nhiên rất hiệu nghiệm, làm cho Hoa Dương phu nhân hết đỗi vui mừng, có những sử sách đã ghi chép tỉ mỉ tình tiết này.
Trước khi vào cung gặp Hoa Dương phu nhân ngày hôm đó, Lã Bất Vi đã sắp đặt kỹ lưỡng cho Dị Nhân, ngòai những cách thức dạy cho anh ta làm thế nào kể cho Hoa Dương mến mộ, còn có đặc ý để cho Dị Nhân mặc trang phục đang lưu hành trên đất Sở. Phục trang đất Sở thời kỳ chiến quốc có một nét đặc sắc riêng, bởi đất Sở thích hợp trồng cây đay, có lịch sử thêu dệt lâu đời, cho nên sản phẩm dệt của đất Sở tương đối đẹp, sự tinh tế của trang phục thủ công vượt trội các nơi khác. Áo đai, áo dài trở thành kiểu dáng rộng rãi nhưng thỏai mái, con gái thường kéo áo dài và con trai thường dệt áo đai rộng, đều là kiểu dáng trang phục lưu hành của nước Sở, người nước Sở phong Chúc Cách là tổ tiên, Chúc Cách là Hỏa Thần, người nước Sở xưa phần lớn đều thích màu đỏ, vua nước Sở thường mặc là "áo thêu". Người nước Sở lại tôn kính chim phượng hoàng, các đường nét được thêu trên chất liệu quần áo phần lớn là phượng hoàng, thêm lên ít hoa văn phức tạp, thành những mẫu hoa văn hình dạng quái đản. Trang phục nước Sở màu sắc đẹp vô cung thích mắt. Cách ăn mặc cả bộ của Dị Nhân có thể gợi lên tình cảm thân thiết cho Hoa Dương phu nhân và những hồi ức tốt đẹp của bà. Quả nhiên, sự bố trí kỹ càng đó đã giành được kết quả không thể ngờ tới.
Dị Nhân và Lã Bất Vi mặc trang phục đẹp của nước Sở vừa định cất bước, Hoa Dương Quân liền sai người đến Loan Phượng Các báo trước. An Quốc Quân cùng Hoa Dương phu nhân không ngớt vui mừng. Vội ngồi ngay ngắn trên công đường đón chờ. Tiếp đến là một tiếng kêu lớn: "Tần Vương Tôn Dị Nhân và Thái phụ Lã Bất Vi tới!". An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân nhìn thấy hai người đàn ông mũ áo chỉnh tề, sắc mặt trang nghiêm, toàn thân đều ăn mặc trang phục nước Sở, theo đuôi nhau đi tới. Hoa Dương phu nhân chợt thấy trang phục của nước Sở, thêm phần thân thiết. Nhất thời cảm động, cũng chẳng cần để ý đến lễ nghĩa phép tắc giữa quân thần mẫu tử, bước vội xuống công đường ôm chặt lấy Dị Nhân đang lao tới, khóc không thành tiếng: "Con của ta, làm mẫu thân nhớ con đến chết!"
Dị Nhân nước mắt lưng chòng nói: "Nhi thần ở Hàm Đan cũng muôn nhớ mong da diết Phụ quân và Mẫu hậu."
Lã Bất Vi thấy thế, bà Hoa Dương phu nhân vẫn như trước đây dung nhan xinh đẹp, mà An Quốc Quân thì nay đã khác xưa, nếp nhăn già nua đầy khuôn mặt.
Nửa buổi, Dị Nhân mới rời ra khỏi lòng Hoa Dương phu nhân, làm lễ khấu kiến với An Quốc Quân. An Quốc Quân vẻ mặt phấn khởi nói: "Con của ta lớn lên thành một người tài giỏi tư thế hiên ngang, vả lại trên đường đi thuận lợi, không có gì khó khăn hiểm trở, thật là điều đáng mừng."
Dị Nhân nói: "Nhi thần có được ngày hôm nay, đều trông cậy vào sự tính toán, và bảo vệ của Thái phụ Lã Bất Vi."
An Quốc Quân nói: "Thái phụ Lã Bất Vi, ngươi có công lớn vất vả, ta nhất định sẽ trọng thưởng cho ngươi."
Lã Bất Vi cúi người đáp: "Tạ ơn An Quốc Quân."
Hoa Dương phu nhân ngắm nhìn một lượt trang phục của Dị Nhân rồi lại ngắm nhìn trang phục của Lã Bất Vi, nhìn mãi mà không thấy chán.
An Quốc Quân bông đùa nói: "Ái phi của ta, hãy cẩn thận kẻo cứ nhìn vào đó rồi không thu lại ánh mắt về được đâu!"
Hoa Dương phu nhân nói: "Con trai ta, con và Thái phụ ở Hàm Đan đã bao năm nay, vì sao toàn mặc trang phục của nước Sở?"
Dị Nhân nhìn Lã Bất Vi một lượt rồi trả lời: "Dị Nhân bất hiếu không thể ở lại Loan Minh Các hầu hạ Phụ Quân và Mẫu Hậu, trong lòng cảm thấy áy náy, bèn mua về hai bộ trang phục nước Sở để ở trong cấm cung, mỗi lần nhìn thấy, cảm thấy như được ở bên cạnh Phụ Quân và Mẫu Hậu rồi!"
Lã Bất Vi cũng đứng ở một bên liền nói: "Mỗi khi đến ngày sinh nhật của Phụ quân và Mẫu hậu, Dị Nhân đều mặc lên bộ trang phục của nước Sở, thiết đàn chúc thọ cho hai người ở trong Phủ Đệ, chúc phúc cho hai người ở tứ đường phía ngòai thành."
Nghe Dị Nhân và Lã Bất Vi nói như vậy, Hoa Dương phu nhân cảm động lệ chảy ướt đẫm gò má, nghẹn ngào khen ngợi: "Dị Nhân, tấm lòng hiếu nghĩa của con cơn hơn nhiều lần con đẻ. An Quốc Quân, tiện thiếp nhận con kế nghiệp, đó là sự nhìn xa trông rộng!"
An Quốc Quân gật đầu cho là phải.
Lã Bất Vi nhân cơ hội cúi đầu làm lễ Hoa Dương phu nhân nói: "Khởi bẩm An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân, tiểu nhân và Thái tử điện hạ đều có một suy nghĩ, không biết có nên nói ra hay không? xin được tha tội."
Hoa Dương phu nhân nói: "Thái phụ, sau này chúng ta đều là người nhà cả, việc gì phải khách khí, cứ nói đi!"
Lã Bất Vi nói: "Điện hạ Dị Nhân muốn đổi tên thành Tứ Sở, là con của nước Sở, thứ nhất là thể hiện chữ hiếu của Thái tử, thứ hai là để kỷ niệm ngày cha mẹ con cái đoàn tụ."
Một câu nói làm cho An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân lòng vui như mở cờ, nói: "Ý hay, ý rất hay!"
An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân nói cười vui vẻ, quyết định để Dị Nhân và Lã Bất Vi tạm thời ở trong phủ trại của An Quốc Quân, đợi sau khi bẩm tấu Triệu Tương Vương sẽ xây dựng cung điện Thái tử và Phủ viện Thái phụ. Không biết ai khởi xướng lên việc Dị Nhân lấy vợ sinh con, chuyện An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân tìm kiếm Triệu Cơ và tiểu Doanh Chính, Dị Nhân không khỏi nghẹn ngào, lòng dạ trăm sầu.
An Quốc Quân an ủi nói: "Con trai ta không phải buồn rầu nữa, bởi cha muốn tìm cách làm cho mẹ con bình an đoàn tụ. Nếu như việc không thành, con gái trong thành Hàm Dương đều đẹp như hoa như ngọc, chọn trong số họ làm thê thiếp, làm trò tiêu khiển cho con trai ta!"
Hoa Dương phu nhân nói: "Thời gian không còn sớm nữa, Dị Nhân mau đi khấu kiến Hạ Phi, mẹ đã sinh ra con."
Buổi chiều một ngày mùa thu, mặt trời yếu ớt, tia nắng mệt mỏi từng lúc từng lúc chiếu trên những hoa tàn tạ, cánh hoa rơi khắp mặt đất, giống như cõi mộng tan vỡ mà khiếp sợ.
Mờ sáng hôm nay, Triệu Cơ uể ỏai nằm trên chiếc chõng, nhìn chiếc chăn bên cạnh bà trống trải còn ở đó, biết rằng Dị Nhân đêm qua chưa trở về. Lòng bà vừa oán trách vừa lo lắng: "Tiệc tùng gì lung tung ở đâu rồi."
Sau khi dậy, cũng như mỗi sáng theo trình tự bà đang trang điểm, chải chuốt khuôn mặt của mình, Lận Bửu bí mật chạy vào ghé sát tai bà nói: "Lã Bất Vi bảo tôi đến báo với Thái tử phi, ông cùng Điện hạ Dị Nhân đêm qua đã trốn khỏi Hàm Đan trở về nước Tần rồi. Bảo bà trốn đi, bảo trọng lấy mình, có cơ hội họ sẽ cứu mẹ con bà!"
Lận Bửu sau khi nói xong, nhìn rõ trên khuôn mặt của Triệu Cơ hiện ra sắc mặt nhợt nhạt, sau đó lẩm bẩm: "Các ngươi.." tiếp theo là "bọn đàn ông lòng lang dạ sói này.." Chưa dứt lời, Lận Bửu vội vàng bịt miệng bà nói: "Hiện giờ quân thần của nước Triệu vẫn chưa biết điện hạ Dị Nhân và Lã Bất Vi bỏ trốn, Công Tôn Càn mất cảnh giác, bà cùng với Chu Kiệm nhân cơ hội này mà trốn đi. Nếu như bà to tiếng như vậy việc sẽ bại lộ, lập tức Bình Nguyên Mã sẽ bắt mẹ con bà và Chu Kiệm, trở thành con tin của những con tin, đến lúc đó dù có cánh mọi người cũng khó lòng thóat được."
Triệu phi thấy lời nói của Lận Bửu có lý, bèn vuốt nước mắt. Sau khi Lận Bửu đi rồi, bà vội tìm đến Chu Kiệm bàn bạc tìm cách. Chu Kiệm nói với Triệu phi: "Đợi lát nữa tôi và Công Tôn Càn chơi cờ, bà nhân cơ hội đó mà dẫn tiểu Doanh Chính trốn chạy, thay họ dấu tên trú ngụ ở nhà dân thường, sau đó tìm cơ hội trốn khỏi Hàm Đan."
Triệu phi nói: "Tôi thay quần áo, đeo một chiếc đai."
Chu Kiệm nói: "Không được, làm như vậy Công Tôn Càn nhìn thấy sẽ nghi ngờ. Bà và tiểu Doanh Chính cứ ăn mặc thế này, đợi tôi và Công Tôn Càn đặt bàn cờ ở trên bàn, hai người sẽ lập tức đi ngay."
Triệu Phi nói: "Vậy thì..."
Chu Kiệm nói: "Bà làm Thái tử phi, tiểu Doanh Chính là Công tử, tính mệnh hai người ngàn vàng, tiền đồ còn sáng lạng, bất kể thế nào cũng phải trốn về Hàm Dương."
Triệu phi nhận thấy trong mấy tiếng gọi đầu tiên của Chu Kiệm, Công Tôn Càn tỏ ra phớt lờ, chẳng chút mảy may. Triệu phi phán đoán mấy tiếng gọi đó đủ để thấy được cự ly giữa Chu Kiệm và Công Tôn Càn rồi. Phải chăng Công Tôn Càn đã phát giác ra điều gì.
Tiếp đó một tiếng gọi nữa của Chu Kiệm: "Đại ca Công Tôn Càn lại đây chơi cờ với tôi nào!" Công Tôn Càn mới chậm chạp nhúc nhích tấm thân béo tròn đi về phía đó.
Triệu phi nhìn đích xác Công Tôn Càn đã ngồi ngay trước bàn cờ, mới ôm tiểu Doanh Chính vụt chạy qua như lá rơi trong gió giật.
Đi trên ngõ phố người ngựa qua lại nhộn nhịp, Triệu phi không ngớt tự khuyên mình "không nên sợ hãi luống cống, không nên sợ hãi luống cuống!" Cho dù như thế, nhưng bà vẫn cảm thấy tâm can hồi hộp, có lúc như con chim bị dính tên, cuống cuồng lật đật chạy về phía trước.
Công Tôn Càn luôn đi nhầm nước cờ, đem lại cho lòng mình một cảm giác như đãng trí.
Quả thực Công Tôn Càn đãng trí, ông đã có cảm nhận phải cảnh giác về việc đêm qua Dị Nhân đi dự tiệc ở Tùng Đài. Một là vì sao tiệc lại tổ chức trước một ngày, hai là tiệc sẽ thâu đêm suốt sáng, bây giờ đã là buổi chiều ngày thứ hai rồi, tiệc cũng phải tan. Đến giờ này Dị Nhân vẫn chưa về, không biết đã xảy ra chuyện gì đây?
Nghĩ tới đó, Công Tôn Càn thu cờ vào nói: "Để hôm khác sẽ quyết một trận sống còn nhé!"
Công Tôn Càn từ trong phòng của Chu Kiệm đi ra, bỗng nghe thấy tiếng trống kèn kinh thiên động địa từ phía Tùng Đài, người đi trong ngõ phố đều đứng lại nghe ngóng gần xa rồi cụm đầu nhỏ to bàn luận điều gì đó.
Công Tôn Càn cũng chạy ra phố đứng trong một đám người nhìn về phía Tùng Đài. Nghe đám luận giữa những người qua lại, mới biết rằng tiệc mừng ngày lập nước của Bình Nguyên Quân chính thức bắt đầu. Giật mình, ông mới nghĩ tới, tại sao Dị Nhân nói tối qua nó đi dự tiệc nhỉ? Ông quay người trở về trong cung, nhìn ngó khắp nơi cũng chẳng thấy bóng dáng mẹ con Triệu phi, xét đoán là có điều gì không hay xảy ra.
Công Tôn Càn hỏi Chu Kiệm: "Thái tử phi và tiểu Doanh Chính đâu?"
Chu Kiệm cố ý tỏ ra vẻ không biết nói: "Thế à? tôi cũng đang tìm họ, vừa nãy Thái tử phi và tiểu Doanh Chính còn ở đây, nháy mắt một cái đã không thấy đâu rồi!"
Công Tôn Càn đợi người quản gia về, dặn anh theo dõi Chu Kiệm còn mình thì bước vội đến Tùng Đài, tìm tới một tên quan gác cổng quen biết, hỏi thăm xem bên trong có Tần Vương Tôn Dị Nhân và Lã Bất Vi không? tên quan gác cổng nói, ông ta không thấy Tần Vương Tôn Dị Nhân và Lã Bất Vi nào cả! Công Tôn Càn nhờ tên quan gác cổng vào trong phòng tiệc thăm dò tìm giúp. Tên quan gác cổng quay người đi vào, quá nửa buổi mới chạy ra nói với Công Tôn Càn bên trong cũng chẳng thấy Tần Vương Tôn Dị Nhân và Lã Bất Vi.
Lúc này Công Tôn Càn mới bắt đầu hoảng hốt và sợ hãi. Ông đoán chắc đến tám - chín phần là Dị Nhân và Lã Bất Vi bỏ trốn. Khi Công Tôn Càn nghĩ như vậy, ông cảm thấy mồ hôi đang chảy lã chã sau lưng, giống như chó mất đuôi. Ông lại chạy đến phủ đệ của Lã Bất Vi, hỏi han bọn người hầu và các môn khách, thì họ đều nói lão gia nhà họ đêm qua đi dự tiệc ở Tùng Đài.
Công Tôn Càn không dám chần chừ. Lại quay người tìm đến Tùng Đài, bẩm báo với Bình Nguyên Quân sự thể tìm mọi nơi mà chẳng thấy Dị Nhân và Lã Bất Vi đâu. Bình Nguyên Quân đang dương dương tự đắc trong ánh đèn tiệc rượu, sau khi nghe xong thất kinh trách mắng Công Tôn Càn rằng: "còn tìm gì nữa, e rằng họ đã trốn khỏi thành Hàm Đan này rồi!"
Tin Dị Nhân và Lã Bất Vi bỏ trốn, từ bữa tiệc mừng ngày lập nước mà nói, quả là như một cơn gió độc. Bình Nguyên Quân tức giận đùng đùng, lòng dạ rối bời đạp đổ bàn tiệc. Ngày hôm đó, sau khi gửi thiếp mời đến Dị Nhân và Lã Bất Vi, ông đã cẩn thận đưa ra kế
sách làm sao trong bữa tiệc làm cho Tần Vương Tôn và thái phụ của hắn trói tay chịu bị bắt, sau đó đưa ra một tội danh để giết họ. Tối hôm qua thấy Chu Kiệm phụng mệnh Dị Nhân và Lã Bất Vi đem lễ mừng đến Bình Nguyên Quân vui mừng hể hả. Một là họ không có cảnh giác khi bị giết hại, hai là nước láng giềng của Triệu Vương nhiếp chính vẫn tỏ ra ngưỡng mộ kính phục mình. Hôm nay tiệc mừng bắt đầu, không nhìn thấy bóng dáng Dị Nhân và Lã Bất Vi đâu cả, Bình Nguyên Quân võ đoán, hai kẻ chủ tớ này vì sự lúng túng mà tránh dự tiệc. Ông nhếch mép cười nhạt rồi nói: "Trốn tránh lần đầu chứ không thể trốn tránh được mãi, đợi đến sau bữa tiệc rồi sẽ bắt các ngươi!"
Bình Nguyên Quân không thể ngờ rằng Dị Nhân và Lã Bất Vi sớm chuồn mất, ông giận sai người bỏ tù tất cả gia quyến, môn khách của Lã Bất Vi và Dị Nhân, nói: "Không được để cho những người này trốn thóat!"
Công Tôn Càn sợ Chu Kiệm lại có một sai lầm nữa, tội càng thêm nặng, vội trở lại phủ đệ của Dị Nhân, vừa nhìn thấy Chu Kiệm đang đứng bần thần ở đó, như trút được gánh nặng ông thở dài một tiếng.
Được bài học Triệu phi và tiểu Doan Chính chạy trốn, thần kinh của Công Tôn Càn và tên quản gia kia hết sức căng thẳng. Mặc dù Bình Nguyên Quân cắt cử rất nhiều lính canh ở đó, chỉ bỏ tù Chu Kiệm, nhưng Công Tôn Càn không dám có một sơ suất nhỏ ngay cả khi ngủ cũng phải mở một mắt.
Hôm đó, Công Tôn Càn đang trừng mắt nhìn Chu Kiệm đi lại dưới hành lang như không có chuyện gì xảy ra, bỗng nghe có một tiếng trẻ chưa vỡ giọng đang gọi ông; "Công Tôn thúc thúc ơi! Công Tôn thúc thúc!"
Công Tôn Càn nhìn theo hướng tiếng gọi, cho đó là giấc mơ, đứa bé trai thông minh sáng dạ, nhanh nhẹn họat bát đang đứng trước mặt ông không phải là công tử tiểu Doanh Chính của Dị Nhân sao? nó vẫn ở trong thành Hàm Đan, nói rõ rằng bố mẹ nó cũng chưa trốn khỏi. Lần theo dấu vết thì có thể truy nã được hai tên tội phạm của Bình Nguyên Quân, bắt về sẽ được một khoản tiền thưởng lớn.
Chu Kiệm vừa nhìn thấy tiểu Doanh Chính, sợ hãi mặt không còn giọt máu, thất thanh kêu lên: "Tiểu công tử, sao lại chạy về đây?"
Tiểu Doanh Chính hào hứng nói: "Mẫu thân nhốt ta ở trong nhà một bà lão, ngột ngạt đến chết đi được!"
Sắc mặt Chu Kiệm thần hồn nát thần tinh nói: "Tiểu công tử, mau chạy đi, Công Tôn Càn là người xấu, muốn bắt mọi người hãm hại đấy!"
Tiểu Doanh Chính cãi lại nói: "Ngươi lừa ta, Công Tôn thúc thúc là bạn tốt của ta."
Thì ra, Triệu phi dẫn tiểu Doanh Chính trốn đến ngòai thành ẩn náu, tìm đến một nhà bà lão hiền lành tốt bụng, nói là từ Biên Ấp đến thành Hàm Đan tìm người thân bị lạc đường. Bà lão rất cảm thông bèn để cho mẹ con Triệu phi ăn nghỉ ở đó. Triệu phi sợ để lộ tin tức, bèn nhốt tiểu Doanh Chính trong phòng như chim trong lồng cá trong chậu, khó chịu sự vắng vẻ và tĩnh mịch trong căn phòng tăm tối, phải đi ra ngòai chơi cho thích mới được. Triệu phi một chút sơ xuất, cậu liền chạy ra ngòai.
Công Tôn Càn ôm tiểu Doanh Chính vào lòng, như bắt được vàng dụ dỗ nói: "Nào, Công Tôn thúc thúc dẫn cháu đi mua quà nhé!"
Công Tôn Càn tìm đến một cửa hàng thực phẩm gần đấy, mua cho tiểu Doanh Chính bao nhiêu là những thứ ngon, rồi hỏi: "Tiểu công tử, bố mẹ cháu đang ở đâu?"
Tiểu Doanh Chính trả lời: "Mẹ cháu đang ở nhà của một bà lão, còn bố cháu không biết ở đâu cả."
Công Tôn Càn lại hỏi: "Cháu có thể tìm đến nhà bà lão ấy được không?"
Tiểu Doanh Chính nói: "Được, cháu nhớ đường mà!"
Công Tôn Càn bế tiểu Doanh Chính chạy thẳng về phía Tùng Đài đặt tiểu Doanh Chính nô đùa bên ngòai cung điện, còn mình thì vào bẩm báo với Bình Nguyên Quân: "Công tử tiểu Doanh Chính của Dị Nhân đã rơi vào tay tôi, xin điều quân đi theo nó để bắt Dị Nhân và Triệu Cơ."
Bình Nguyên Quân nói: "Tiểu Doanh Chính đang ở đâu?"
"Đang ở ngòai điện ạ."
Bình Nguyên Quân từ trong cung điện bước ra, nhìn thấy một đứa bé trai đang vui đùa như một chú khỉ dưới ánh nắng rực rỡ.
Công Tôn Càn tay dắt tiểu Doanh Chính đi về phía trước như không có chuyện gì xảy ra, một tốp lính theo sau từ phía xa. Tiểu Doanh Chính vừa đi vừa hỏi Công Tôn thúc thúc những chuyện ngây thơ nực cười, hoàn toàn không biết được những âm mưu đằng sau.
Vòng vèo đi qua những ngõ phố nối tiếp nhau, Công Tôn Càn nhìn thấy Triệu phi đang ngẩng đầu đứng đợi trước một gian nhà tranh. Khi Công Tôn Càn dắt tiểu Doanh Chính đi vào, bà biết rõ chuyện gì sắp xảy ra, sắc mặt bà trắng bệch như chưa từng thấy, giống như một chiếc lá run rẩy trong cơn gió.
Công Tôn Càn đẩy ngã tiểu Doanh Chính, chỉ Triệu phi nói với quân lính phía sau: "Đây chính là phi tử của Tần Vương Tôn Dị Nhân!"
Ánh nắng tắt đen trong cái lấp lánh của những mũi đao kiếm và giọt nước mắt của Triệu phi. Lúc đầu, tiểu Doanh Chính còn đủ sức để gào thét. Không lâu sau, cổ họng nó khản đặc lại, chẳng còn nghe thấy gì nữa. Triệu phi đưa vạt áo dài lau nước mắt, cất lên tiếng khóc thổn thức.
Quân lính tinh thần lên cao, áp giải thái tử phi đẹp như hoa đi về Tùng Đài.
Triệu phi và tiểu Doanh Chính đứng trước cung điện Tùng Đài mong manh như ngọn cỏ xuân yếu ớt. Bà nghe thấy giọng nói trống rỗng hỏi bà về nơi ở của Dị Nhân và Lã Bất Vi.
Triệu phi nói với ông rằng, có thể họ đã trở về Hàm Dương rồi. Bình Nguyên Quân không hài lòng nói, tại sao lại có thể? thái tử phi đang giấu giếm ta điều gì?
Triệu phi nói, khi đi Dị Nhân và Lã Bất Vi giấu ta, ta chẳng có điều gì dấu giếm ông cả.
Câu nói vòng vo làm cho Bình Nguyên Quân thấy vui, Bình Nguyên Quân nhìn ngắm, sau khi cười thì Triệu phi cũng nở nụ cười gượng. Bà cảm thấy câu trả lời của mình làm cho mọi người buồn cười.
Bình Nguyên Quân phát hiện thấy nụ cười của Triệu phi có một nét đẹp mê hồn. Làn môi mỏng như một thứ rượu ngon say lòng người, hàm răng trắng như ngọc dày và đều đặn, xếp vào hàng vợ thứ trong hậu cung của ông.
Khi nụ cười của Triệu phi thâu tóm toàn bộ sự chú ý của Bình Nguyên Quân, một tên quan gác ngòai chạy vào điện bẩm báo Bình Nguyên Quân, Xuân Thân Quân đến bái kiến ông, đang đợi hầu ngòai cung điện. Bình Nguyên Quân đành phải cho người đem Triệu phi đi, coi giữ cẩn thận.
Bình Nguyên Quân cho Xuân Thân Quân vào trong điện, Xuân Thân Quân đến báo cáo tình hình với Bình Nguyên Quân.
Xuân Thân Quân mồm năm miệng mười nói: "Quân Tần đã bị đánh bại, Hàm Đan được bảo về, tôi ở quý quốc đã nhiều ngày rồi. Ngày mai chuẩn bị về Trần Thành, Chương Hoa Đài vãn còn hàng đống việc cần tới giúp Hiếu Liệt Vương giải quyết."
Thấy Xuân Thân Quân phải trở về nước Sở, trong lòng Bình Nguyên Quân ngòai sự lưu luyến và bâng khuâng ra, phần lớn là sự lo lắng. Lần này Triệu - Nguy - Sở hợp sức chống lại Tần, đánh cho mười mấy vạn quân Tần tan tác giành được thắng lợi lơn, làm cho nước Triệu từ nguy thành an, cũng là để cho Bình Nguyên Quân nhìn thấy sự đồng tâm hiệp lực, cùng nhau chèo chống của ba nước Triệu - Nguy - Sở thì chẳng có sức mạnh nào chống đỡ nổi. Bây giờ Xuân Thân Quân phải về nước Sở, không lâu nữa Tin Lăng Quân cũng sẽ trở về nước Nguy, liên minh ba nước cũng sẽ tuyên bố giải tán.
Vua của các nước chư hầu và các tướng của họ thường là Triều Tần Mạc Sở, mâu thuẫn với nhau để cướp lấy thành ấp và của cải nhiều hơn. Có cách nào có thể làm cho hai nước Sở - Nguy cùng nhau lâu dài chống lại Tần đây?
Những ngày nay, Bình Nguyên Quân lo lắng mà buồn phiền về việc này. Bây giờ thấy Xuân Thân Quân sắp rời Hàm Đan rồi, cảm giã ấy bỗng như sôi sục, ông thành khẩn nói: "Lần này phá vỡ Tần, bảo về Hàm Đan, toàn bộ nhờ vào Xuân Thân Quân và Tin Lăng Quân. Ta xem ra hai vị anh tài đại lược, tấm lòng nghĩa hiệp, cùng ta sớm tối có nhau nay phải cách xa, một phút không nhìn thấy mà như chia ly ba mùa thu rồi, ta vẫn đợi có nhiều thời gian để mà tâm linh trò chuyện, uống rượu vui đùa, làm sao có thể nói đi là đi được."
Xuân Thân Quân cũng buồn rầu nói: "Trong thiên hạ có bữa tiệc nào là không tàn đâu."
Bởi Xuân Thân Quân hơn Bình Nguyên Quân mấy tuổi, Bình Nguyên Quân trêu đùa nói: "Trưởng huynh nhớ nhung bà chị dâu hay là nhớ nhung mấy vị thiếp xinh đẹp đấy?"
Xuân Thân Quân bĩu môi giễu đùa lại: "Tôi đây bóng hoàng hôn che lấp trước hoàng kim rồi, mấy a tiện thiếp ấy so với các mỹ nữ bên cạnh Bình Nguyên Quân, đâu có dám?"
Bình Nguyên Quân tim đập thình thịnh với kiểu đùa của mình diều đó làm cho ông chợt nghĩ đến một chút ý tuyệt vời. Đúng đúng rồi, phải làm như thế, tiện bề đợi đôi ba việc. Ông muốn dâng tặng Triệu phi cho Xuân Thân Quân làm thiếp. Như vậy, mối thù không đợi trời chung giữa nước Tần và nước Sở, giữa nước Sở và nước Tần cũng không còn một chút thỏa hiệp: "Hiếu Liệt Vương sợ thân cô thế cô, không chịu được sự báo thù của nước Tần, cũng sẽ không thay lòng đổi dạ dựa vào nước Triêu." Bình Nguyên Quân nghĩ đến đây, cười nhăn nhở nói: "Mũi tên ngọn kiếm giao chiến với nước Tần đã làm ta đầu óc quay cuồng, làm việc không còn được chu tất nữa, cuối cùng lại không nghĩ đến cách dâng tặng mỹ nữ để phục dịch bên cạnh. Vừa lúc hiện có một giai nhân tuyệt sắc, tối nay sẽ tiến dâng với công quan của Trương huynh để làm trò vui thú!"
Xuân Thân Quân cảm tạ từ chối nói: "Tôi làm sao có được diễm phúc ấy, hay là hiền đệ giữ lấy mà dùng!"
Bình Nguyên Quân nghĩ đó chính là sự khách sáo của Xuân Thân Quân với ông, liền chuyển sang chuyện khác nói: "Trưởng huynh nhất định phải ở lại Hàm Đan mấy hôm, ngọc thể của Đại vương chúng tôi bất an, việc ngọai giao nội chính của triều đình làm tôi hết sức lúng túng, xin trưởng huynh giúp đỡ tôi mưu tính kế lược trị quốc."
Xuân Thân Quân nói: "Đâu dám, đâu dám! Hiền đệ là một trong những người quyết định sách lược, tránh được mọi sự thất bại, chư hầu trong thiên hạ ai chẳng biết tài cán của hiền đệ, phò trợ nước Triệu làm cho nước Triệu cường thịnh, giàu có một phương. Tôi ở đây bàn gì việc kế lược trị quốc, đó không phải là múa rìu qua mắt thợ hay sao?"
Bình Nguyên Quân thái độ và lời nói cầu khẩn: "Trưởng huynh dẫn quân viễn chinh, chỉ cần ở Hàm Đan vui nghỉ mấy ngày, ta mới an tâm được!"
Thấy Bình Nguyên Quân bày tỏ tình cảm sâu nặng như vậy, Xuân Thân Quân đành nói: "Tôn kính không bằng nghe lệnh."
Bình Nguyên Quân tiễn Xuân Thân Quân đến ngòai điện, sau khi đợi Xuân Thân Quân lên xe đi, ông lập tức sai người áp giải Triệu phi trở lại. Bình Nguyên Quân bịa ra một lọat lời nói dối để đánh lừa Triệu phi, nói rằng Dị Nhân trên đường chạy trốn đã bị quân Triệu chặn giết, Triệu phi trở về nước Tần cũng chỉ là cô nhi quả mẫu, Triệu Thắng ta luôn là người quân tử thương xót những kẻ cô quả, có đặc ý tìm nơi sinh sống yên ổn cho hai mẹ con. Triệu phi đau khổ, vội hỏi Thái phụ Lã Bất Vi kia đâu. Bình Nguyên Quân giả nhân giả nghĩa nói: "Cũng đã đến ngày tận số rồi!" Triệu phi tê tái cõi lòng, khóc lóc thảm thiết. Bình Nguyên Quân nói, người chết không thể sống lại được, đã giao ngươi cho tướng quốc nước Sở làm thiếp của Xuân Thân Quân. Xuân Thân Quân là người có quyền có thế, là một phú hào tiếng tăm. Còn người lại phong lưu tài ba, coi sắc đẹp hơn cả minh châu. Ông hiện đang ở Hàm Đan mấy ngày nữa sẽ quay lại Trần Thành, ngươi đi cùng ông ấy cũng có tiếng thơm lây, vinh hoa phú quý. Đợi lát nữa, ta sẽ dẫn ngươi đến công quán, ngươi phải hầu hạ ông ấy đêm nay ở đấy, ngươi phải niềm nở làm cho ông ấy vui, nếu như cứng đầu cứng cổ, làm phiền Xuân Thân Quân, mẹ con nhà ngươi sẽ bị đuổi ra khỏi cổng, lưu lạc đầu đường xó chợ, ăn sương nằm đất, còn nếu không thì cũng bị bán cho nhà chứa, suốt đời ở đó.
Nghe xong một lọat những lời đường mật, đòn cứng đòn mềm dọa dẫm, Triệu phi cảm thấy chỉ có thể chết dần từng khúc ruột mà đi theo con đường ấy. Bình Nguyên Quân thấy Triệu phi đã chịu, trong lòng mừng thầm vội sai người giúp mẹ con Triệu phi trang điểm chải chuốt. Triệu phi sau khi được trang điểm như cành liễ trong gió, Bình Nguyên Quân cảm thấy có những rung động trong lòng, tâm hồn rạo rực trước một cô gái có khuôn mặt xinh đẹp như thế.
Triệu phi sáng ngời nét đẹp tay dắt tiểu Doanh Chính rãi bước ra, đi theo hướng kiệu hoa lỗng lẫy đã được chuẩn bị từ trước. Bình Nguyên Quân đứng ở một bên nhìn bờ vai đang lay động của bà. Trong đầu chợt hiện ra một chú cá tung tăng, một hòn đá sỏi màu trắng và tròn trịa, một quả đồi bị gió thổi xác xơ... Khi Bình Nguyên Quân liên tưởng như thế, trên mặt thoáng một nụ cười đê tiện.
Lúc này, trong căn phòng của công quá chỉ còng lại Xuân Thân Quân và Triệu Cơ.
Ánh sáng của ngọn đèn dầu rất rõ, chiếu sáng tất cả mọi thứ trong căn phòng, Xuân Thân Quân tầm nhìn không rõ hoặc là cố ý tỏ ra lúng túng trước mặt một người con gái, dáng vẻ tỏ ra không cần để ý tới Triệu phi. Sau khi Bình Nguyên Quân cáo biệt với các môn khách của ông. Xuân Thân Quân bắt đầu nhìn chằm chằm vào Triệu Cơ của vị Tần Vương Tôn.
Xuân Thân Quân ở trong phủ đệ của ông hoặc khi ở các nước chư hầu khác nói chuyện về sắc đẹp của phụ nữ, mọi người đều nói đến mảnh đất Ngô Việt sinh ra một mỹ nữ, giống như người đẹp trên đời tên Tây Thi. Xuân Thân Quân không chút hòai nghi về điểm này. Nhưng hôm nay nhìn thấy Triệu Cơ, làm cho ông có được ấn tượng của cây cỏ ngát mùi thơm của mỹ nữ Yến Triệu. Ông cảm thấy kỳ lạ, Hàm Đan gần kề Man Hồ lễ bạc lòng thành, hoang thể tản mạn thường thường chùm lên áng mây che lấp mặt trời, dòng sông Hoàng Hà tuôn trào ấy không rõ cọ sát thế nào với khu ấp ấy để mang thai sinh ra Triệu phi yểu điệu thục nữ như thế.
Đối với vị tướng của một nước mưu tính, sâu sa như Xuân Thân Quân, cự tuyệt thú vui với một mỹ nữ bên cạnh mình quả là điều khó thấy, thậm chí không thể tìm được. Hiện giờ, Xuân Thân Quân đang ở trong cái điều khó thấy ấy, ông không phải là không nghĩ đến Triệu phi, dục vọng dày vò cũng tự nhiên mất.
Sau khi Bình Nguyên Quân thở dài một cái, liếc nhìn Tin Lăng Quân rồi nói: "Chị gái ta tuổi nay đã cao, làm việc gì cũng lực bất tòng tâm, nghe nói mấy bà vỡ lẽ bên cạnh anh rể cũng đã lơ là cẩu thả, qua loa đại khái, không thể phụng hầu hết lòng được anh rể. Lỡ một khi anh rể có điều gì sai sót không chỉ nước Nguy nam chinh bắt phạt, mà còn nước Triệu ta cũng sẽ mất đi tấm bình phong ngàn vàng. Tôi suy nghĩ và tìm cho anh rể một nữ tỳ đẹp như hoa như ngọc, biết chăm chút từng ly từng tí, nếu nay ông trời tác thành, cuối cùng thì cũng thỏa mãn tâm nguyện của tôi!"
Những lời nói ngon ngọt của Bình Nguyên Quân, giấu kín tâm tư của ông. Triệu phi gả cho Xuân Thân Quân không thành, Bình Nguyên Quân lại nghĩ đến cho Tin Lăng Quân lấy Triệu phi làm thiếp, như vậy Triệu - Nguy hợp sức sẽ vững chắc như bức tường đồng không thể nào phá nỗi. Tin Lăng Quân lại muốn hai chân đạp lên hai chiếc thuyền Tần - Triệu thì còn khó hơn cả việc muốn đi lên trời.
Khi Bình Nguyên Quân đương đương tự đắc với cách tính toán, ông nghe thấy Tin Lăng Quân cảm kích vạn phần nói: "Thật khó có được tấm lòng nhiệt huyết của em đối với ta!"
Bình Nguyên Quân ba hoa khóac lác nói: "Nếu là nữ tứ xuất chúng như vậy, không biết quý danh là ai, nhân sĩ nơi nào?"
Bình Nguyên Quân hí hửng nói: "Nhắc tới họ tên của bà càng thấy tiếng tăm, nổi tiếng tới cả các nước chư hầu."
Xuân Thân Quân là người phá tan sự tính mệnh bằng cách nói chuyện với Triệu phi. Triệu phi lúc này vui buồn lẫn lộn, nghe Bình Nguyên Quân nói đến tin buồn về Dị Nhân và Lã Bất Vi của bà, bà đau buồn khôn tả, nhưng nay lại có thể gửi thân cho Xuân Thân Quân, tướng quốc của một nước vừa giàu có lại nắm giữ quyền lớn, sao không thể vui được? Tuy rằng như vậy, khi trả lời câu hỏi của Xuân Thân Quân, bà vẫn buồn rầu xúc động. Trên thế gian này bà chẳng còn ai thân thích để cậy nhờ, phu quân Dị Nhân danh chính ngôn thuận và Lã Bất Vi dẫu bà có ý vương tơ lòng về tình cảm kia, đã chôn vùi xương thịt duới đất. Bà và tiểu Doanh Chính như hai chiếc lá lả tả rơi rụng trong cơn gió mùa thu khi Xuân Thân Quân hỏi bà có can tâm tình nguyện theo ông đế đấy không. Bà chẳng chút dấu giếm nói ra hết sự tình.
Xuân Thân Quân biết Dị Nhân và Lã Bất Vi đã trở về Hàm Dương, tờ giấy không thể hứng được ngọn lửa, tin tức này rất nhanh được lan truyền đến các nước chư hầu. Giở trò lừa bịp chiếm đọat vợ người khác, từ góc độ khí tiết - đạo đức của Xuân Thân Quân mà nói, quả là một nỗi nhục nhã, một khi các nước chư hầu biết được, danh dự của ông gần như mất hết. Việc này đối với ông, đối với cả nước Sở là một hành động tồi bại bị phơi bày, bất kể thế nào cũng không thể tránh khỏi. Bây giờ, giáp mặt với quân tướng Sở - Tần, chẳng còn mặt mũi nào. Xuân Thân Quân làm tướng của một nước có thể vì tình nghĩa mà chỉ huy hàng ngàn vạn binh mã xung phong vào chỗ hiểm nguy, nhưng sự gặp lại của Dị Nhân đầy sự cảm thông rồi! Thời ký chiến quốc, rất nhiều thái tử, công tử của vua các nước đều trở thành con tin, qua ngày đoạn tháng gian nan thậm chí còn rơi vào sự hiểm nguy ở các nước chư hầu khác. Năm ấy thái tử Hoàn của Thanh Tương Vương làm con tin đến nước Tần, chịu khó khăn vất vả, là ông đã dùng kế để thái tử Hoàn thóat hiểm trở về nước Sở, đối với số phận của những con tin, Xuân Thân Quân có một sự cảm thông sâu sắc, với những nguyên nhân đó, Xuân Thân Quân không chỉ không dung nạp Triệu phi làm thiếp, mà còn muốn thuyết phục Bình Nguyên Quân thả Triệu phi và tiểu Doanh Chính trở về Tần.
Thế rồi Xuân Thân Quân nói với Triệu phi: "Mấy ngày nay mẹ con ngươi chạy ngược chạy xuôi, trốn đông tránh tây đủ mệt rồi! Ta đưa ngươi đến công quán ở nơi khác để nghĩ ngơi nhé!"
Nghe Xuân Thân Quân nói như vậy, Triệu phi sợ hãi vạn phần, không biết điều đó đã thất lễ với vị tướng quốc Sở này, vội quỳ xuống xin tha tội.
Xuân Thân Quân không biết vì sao, vội nói: "Thái tử phi. Ngươi làm gì thế, mau đứng dậy đi!"
Triệu phi nói: "Chắc hẳn tôi có điều gì đắc tội với tướng quốc, nên tướng quốc mới đuổi tôi ra ngòai!"
Xuân Thân Quân nói: "Thái tử phi hiểu biết lễ nghĩa, làm sao có thể đắc tội với ta được!"
Triệu phi mở cửa nhìn trời đất nói: "Bình Nguyên Quân dặn thân hèn này cùng tướng quốc qua đêm, nếu thân hèn này không có điều gì thất thế, sao lại không giữ lại."
Xuân Thân Quân lúc này mới hiểu rõ, nhưng lại không thể tiết lộ sự thật Dị Nhân chưa chết và cái suy nghĩ của mình với Triệu phi, đành chiếu lệ nói: "Thái tử phi đẹp như chim sa cá lặn, sao ta lại không muốn cùng ngươi động rèm hoa trúc? Mấy ngày nay dẫn quân đi chinh chiến, sức lực mệt mỏi, đành phải chọn khi để vui vẻ vậy."
Nghe Xuân Thân Quân nói vậy, Triệu phi cũng vái ba vái cáo từ, nhưng thân bà trong lao tù, không nơi nương náu. Xuân Thân Quân muốn tìm cho Triệu phi một công quá khác qua đêm, vừa tiễn bà ra đến ngòai cửa, đã có mười mấy quân lính nước Triệu phụng mệnh canh giữ. Xuân Thân Quân đành phải nhờ bọn lính này áp giải đi.
Ngày thứ hai, Xuân Thân Quân lại đến bái kiến Bình Nguyên Quân. Bình Nguyên Quân bực dọc đêm qua Xuân Thân Quân cự tuyệt Triệu phi đuổi ra ngòai cửa, bây giờ biết Xuân Thân Quân không tiếp nhận Triệu phi, cười thầm trong bụng miệng lẩm bẩm: "Lại vẫn chỉ là sự nhân hậu cổ hủ." Việc này ta đâu có ép, còn những lời khuyên khua môi múa mép của Xuân Thân Quân nói thả Triệu phi ra, bề ngòai Bình Nguyên Quân tỏ ra chịu nghe lời, nhưng lập tức lại nghĩ ra một quỷ kế.
Sau khi Xuân Thân Quân đi khỏi, Bình Nguyên Quân lại đến công xá của Tin Lăng Quân, đối với cuộc đến thăm bất ngờ của em trai vợ, Tin Lăng Quân không chút ngạc nhiên mà còn yên tâm nữa. Một là mình là anh rể của Bình Nguyên Quân, hai là ông còn là Tiển Nhi Tử của Nguy Thiệu Vương có thể đích thân dẫn đại quân giải vây Hàm Đan, đối với Bình Nguyên Quân thậm chí cả nước Triệu đều là tình sâu nghĩa nặng.
Bình Nguyên Quân hàn huyên mấy câu, bèn nói với Tin Lăng Quân: "Anh rể! mấy ngày nay có một việc ám ảnh trong lòng ăn không ngon, ngủ không yên nữa."
Câu nói đó của Bình Nguyên Quân làm xúc động Tin Lăng Quân, ông vội hỏi Bình Nguyên Quân chuyện gì đã làm ông áy náy không yên như vậy.
Tin Lăng Quân không chờ được nữa, nói: "Em đừng vòng vo với ta nữa, mau nói xem bà là ai?"
"Thái tử phi của nước Tần - Triệu Cơ!"
Vừa nghe đến phi tử Triệu Cơ của Dị Nhân, Tin Lăng Quân lập tức có một thái độ do dự, vội vàng xua tay nói: "Ta không thể sử dụng vị thái tử phi này."
"Đợi một lát, ta sẽ đưa bà ta tới, nhìn thấy anh có cần cũng chẳng được!" Bình Nguyên Quân nói dứt khóat.
Tin Lăng Quân biết rõ lần này Triệu - Nguy - Sở hợp thành một khối, giải vây Hàm Đan, sớm rửa hận nước Tần mạnh thế. Bởi vì bản thân mình là anh rể của Bình Nguyên Quân không thể cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, thấy chết mà không cứu. Nếu như thừa cơ trước sự nguy hiểm của người khác, lấy thái tử phi làm thiếp, như vậy được đằng chân lẫn đằng đầu, quan hệ giữa nước Nguy và Tần sẽ sớm cùng thủy tận, chẳng còn nghi ngờ gì nữa, Trần Thành đứng mũi chịu sào sẽ trở thành mục tiệu đánh phá của nước Tần, oan gia dễ gì gỡ được, không nên cạn tàu ráo máng.
Đã là người bạn thân thiết với Bình Nguyên Quân, phải nói thẳng sự lợi hại của việc này một cách trực tiếp cho rõ ràng. Thế là Tin Lăng Quân chẳng giấu giếm nói ra cách nghĩ từ đáy lòng mình. Bình Nguyên Quân nghe xong, tuy miệng nói: "Có lý!" Nhưng trong bụng lại mắng rằng: "Gan không bằng con chuột, nước Tần lòng lang dạ sói sẽ không tươi cười hớn hở đồi với nước Nguy, không lễ nghĩa đón tiếp bởi Tin Lăng Quân nhà ngươi không tiếp nhận Triệu phi đâu." Sẽ có ngày quân lính đến chân thành, phá thành chiếm đất đó!"
Sau khi Tin Lăng Quân đi rồi, Bình Nguyên Quân suy sụp tinh thần đi đi lại lại trong điện, khuôn mặt ngọc ngà tươi như hoa của Triệu phi bất chợt ẩn hiện trước mặt ông, ông nổi giận đùng đùng nghĩ: "Triệu phi ơi! Triệu phi! Thả một tiểu mỹ nhân như ngươi trở về nước Tần quá dễ dàng, không làm nhục được ngươi cũng phải sai ngươi đi làm một cái gì có ích!"
Trận tuyết đầu tiên của thành Hàm Dương, trắng trong làm mê hồn người như bộ ngực của đứa bé gái, nhưng đối với một cô gái chạy nạn trong gió rét, chẳng có chút yên vui nhàn tản để thưởng thức cảnh tuyết rơi.
Di Hồng vác cái gói, tay ôm hai vai đi trong gió bấc lạnh gía của Hàm Dương, có hai thứ đang được giấu trong bụng cô gái chật chội đến nỗi tưởng như cô không bước đi được, một cái là ngọc tỉ của Triệu Vương, sau khi từ nhà chứa trở về cung làm thiếp của Triệu Hiến Thành Vương đã trở thành con sen chẳng đáng gì. Do một buổi chiều khi đem áo dài cho Triệu Hiến Thành Vương, ăn trộm cái ấn tin thay trời đổi đất - quyền sinh quyền sát kia. Cô muốn đem bảo vật này làm lễ vật ra mắt Dị Nhân. Bây giờ cô nghĩ về sự việc lúc đó, vẫn là nỗi sợ hãi giống như con rắn đang chui luồn trong người cô.
Một thứ nữa mà Di Hồng mang đó là thai nhi trong bụng. Cô có thể tính toán chính xác nó xảy ra khi nào. Sau khi ngủ với Dị Nhân trong nhà chứa, mỗi tháng có như hẹn mà đến. Thai nhi cô mang là cốt nhục của thái tử nước Tần, đạo lý muôn đời là muốn được ở bên cạnh Dị Nhân. Mặc dù có được làm phi tử chính thức hay không. Có được hưởng thụ vinh hoa phú quý hay khôg, cô cũng chẳng cần coi trọng, cô muốn nắm giữ số phận của mình, cô muốn cáo biệt thân phận thiếp hầu với Triệu Hiến Thành Vương, cần thì đến, không cần thì đi. Cô nhìn thấy những cảnh như thế ngay bên cạnh mình. Một số thiếp hầu của quân vương kia, một khi người đàn ông chủ nhân của họ quá bộ ngó tới, không đến Chúc Từ trông coi đèn xanh thì cũng thay thế những hậu phi canh mộ cho người quá cố. Nếu được giữ lại trong cung, cũng phải khổ sở đến nhạt phấn phai hương, sau đó giống như đồ đạt lâu ngày bị vất bỏ ra khỏi cung.
Hỏi thăm nơi ở của Dị Nhân ở Hàm Dương, già trẻ lớn bé đều biết cả. Di Hồng không mấy khó khăn tìm đến Điện Thiện Thanh phủ đệ của Dị Nhân. Khi cô đứng dưới bức hoành phi lớn đưa tay ra mở cổng, bất chợt trăm ngàn cảm xúc xốn xang, bỗn tuôn trào nước mắt.
Tên quan đứng canh cổng nhìn thấy rõ mái tóc bay phất phơ trong gió lạnh đầu mùa đông của một người con gái.
Tên quan gác cổng đi tới hỏi Di Hồng tìm ai. Di Hồng hỏi đây có phải là phủ đệ của điện hạ Dị Nhân không? Tên quan gác cổng nói là đúng rồi. Sau đso hỏi cô là ai, Di Hồng hùng hồn nói, ta là phi thiếp của điện hạ Dị Nhân, đến từ Hàm Đan của nước Triệu.
Tên quan gác cổng vừa nghe thế, không dám chậm trễ, vội mời Di Hồng vào ngôi điện cạnh cổng, sau đó quay người lật đật đặt bước vào phòng của Dị Nhân, bẩm báo nói rằng phi tử ở Hàm Đan của điện hạ Dị Nhân đã trở về.
Dị Nhân nghe thấy thế, nghĩ là Triệu phi và tiểu Doanh Chính trở về, vui mừng khua chân múa tay kêu lớn: "Triệu Cơ phi của ta và Doanh Chính của ta, hai người đã trở về rồi!"
Bởi vì phủ đệ của Lã Bất Vi chưa xong, ông cũng tạm thời ở trong điện Thiện Thanh. Dị Nhân vội bước - tìm đế phòng của Lã Bất Vi, lớn tiếng kêu lên: "Thái phụ ơi! Lã Thái phụ! thái tử phi Triệu Cơ và Doanh Chính nhi trở về rồi."
Đám người hầu nói với Dị Nhân, Thái phụ vừa đi ra ngòai. Dị Nhân lúc này mới quay người tìm tên quan gác cổng, vội vàng hỏi thái tử phi đang ở đâu. Tên quan gác cổng trả lời nói, đang ở trong ngôi điện bên. Dị Nhân trách mắng nói: "Ngươi không có mắt hay sao? còn không mau mời vào Đại đường chính điện."
Khi tên quan gác cổng đưa Di Hồng vào chính điện. Điều bất ngờ mà ông nhìn thấy không phải là Triệu phi và Doanh Chính như ông nghĩ. Ông trau mày hỏi Di Hồng, ngươi là ai?
Di Hồng khẩn thiết nói: "Thái tử điện hạ, ngài không nhận ra tiện thiếp hay sao? Tiện thiếp là Di Hồng, là Di Hồng cùng chung chăn chung gối với điện hạ ở nhà chứa Hàm Đan!"
Dị Nhân nghĩ ra! Người đàn bà lăng nhăng này quả đúgn là Di Hồng. Người con gái thướt tha yểu điệu, phong tinh vạn trạng lúc đầu kia và Di Hồng đang đứng trước mặt thật rất khác nhau, trong lòng dâng lên một sự ghét giận.
Di Hồng rất nhanh thấy cái nhìn của Dị Nhân là thứ tình cảm gì, vội nói: "Trong bụng của tiện thiếp đang mang giọt máu của điện hạ."
Dị Nhân chẳng thèm để ý nói: "Vợ chồng sông nước, vì sao gọi là dòng giống của ta? chẳng qua là ta nhất thời hồ đồ mà thối!" Dị Nhân nói xong, sai người đuổi Di Hồng ra.
Di Hồng khóc lóc kêu trời kêu đất nói: "Tiện thiếp không sợ sống chết, bất chấp hiểm nguy trôi nổi mấy trăm dặm đường tìm đến điện hạ, vì sao điện hạ lại tuyệt tình đoạn nghĩa như vậy."
Dị Nhân lòng gang dạ thép, thẳng tay chỉ mắng nói: "Hãy đuổi bà ta đi cho ta."
Di Hồng kéo lê tấm thân ục ịch, la lối om sòm với bọn a hầu ở dưới môn khách, bước đi trong nước mắt đầm đìa.
Cơn giận của Dị Nhân chưa nguôi, ông lẩm bẩm nói: "Sao có thể như thế được. Ta vui đùa với ngươi, ngươi lại đến tìm ta. Ta bây giờ đường đường là Tần Vương Tôn, thái tử của An Quốc Quân. Di Hồng kia ta đâu thèm nhắc tới. Chỉ cần ta vung tay một cái, các cô gái như hoa như ngọc muốn có bao nhiêu mà chẳng được."
Giữa buổi, Lã Bất Vi trở về, sau khi xem xet thăm dò. Ông hỏi Dị Nhân: "Thái tử điện hạ nổi giận đùng đùng, phải chăng vừa rồi có người làm phiền tới điện hạ!"
Dị Nhân kể lại một lượt sự việc Di Hồng tìm đến.
Lã Bất Vi âu sầu buồn bã nói: "Thành Hàm Dương gió sương mù mịt này, Di Hồng cô gái tiều tụy, tứ cố vô thân đến bước đường cùng, điện hạ xử lý với cô ta thế nào?"
Dị Nhân sắc mặt không hề thay đổi, nói: "Còn thế nào với Di Hồng nữa? không có liên quan gì đến ta!"
Lã Bất Vi cho rằng không đúng, bèn nói: "Lời của thái tử cần xét lại có ba điều mà Di Hồng liên quan đến điện hạ. Một là một ngày nên nghĩa vợ chồng, tình cảm trăm năm tựa sâu như biển sự va chạm da thịt giữa điện hạ và Di Hồng tuy rất ít, nhưng không phải là không có, dù thế nào cũng được coi như một chút duyên phận vợ chồng. Hai là Di Hồng mang dòng máu của điện hạ, điện hạ cũng phải có trách nhiệm của người làm cha. Ba là Di Hồng đương nhiên bỏ Triệu theo Tần, chín phần sống một phần chết, người đàn ông có được thế cũng là khó, huống hồ lại là một người con gái, về tấm lòng nghĩa cử của cô ấy, điện hạ cũng phải lấy tình nghĩa để báo đáp."
Lời nói đanh thép của Lã Bất Vi khiến Dị Nhân băn khoăn áy náy. Ông nói tiếp: "Ăn quen làm biếng, có mới nới cũ... là những hành động xấu xa người chính nhân quân tử không thèm để ý tới, kỳ thực đó là thiên tính của mỗi người. Nếu như một người muốn hèn hạ làm một đồ trang sức, thậm chí can tâm tình nguyện trở thành môi giới làm theo những việc của kẻ tiểu nhân để kiếm lợi, thì cũng không đáng trách lắm. Nhưng người ta muốn trở thành kẻ quân tử đội trời đạp đất đặc biệt là làm vua của một nước, người ta cẩn phải tự kìm chế mình, khiêm tốn, tu thân tích đức mới có thể đạt được mục đích mà mình theo đuổi."
Dị Nhân gật đầu cho là phải.
Lã Bất Vi nói tiếp: "Sau này điện hạ muốn làm Quốc Quân người trong nước có răm rắp nghe theo hay không? có tấm lòng nhân ái yêu thương Quốc Quân hay không? có liên quan rất lớn. Có một lần Quốc Quân của nước Tề là Tề Tuyên Vương thỉnh giáo Mạnh Kha - Mạnh phu tử đạo lý Tề Hoàn Công - Tấn Văn Công bá nghiệp. Từ Tuyên Vương nói: "Mạnh tiên sinh, vì sao Tế Hoàn Công - Tấn Văn Công trị quốc được thịnh vượng? Mạnh Tử trả lời nói: "Môn sinh của Khổng Trọng Ni không nói việc của Tề Hoàn Công - Tấn Văn Công cho nên chẳng lưu truyền được cho hậu thế. Thần hạ cũng không được nghe nói, quả thật đại vương muốn bàn việc trị quốc với thần, vậy thì hãy bàn về đạo ý làm vua thiên hạ. Tề Tuyên Vương hỏi, nhân đức đạt ở mức nào thì có thể làm vua thiên hạ. Mạnh Tử nói: "Trấn an được dân chúng thì có thể làm vua thống trị thiên hạ", "Như quả nhân đây có thể làm vua thống trị thiên hạ được không? " Mạnh Tử nói: "Được." Tề Tuyên Vương lại hỏi: "Dựa vào cái gì mà biết quả nhân có thể làm được?" Mạnh Tử trả lời: "Tôi nghe cận thần Hồ Linh của Đại vương nói: "Đại vương ngồi trên công đường, có một người dắt con trâu đi ngang qua công đường, Đại vương nhìn thấy bèn hỏi: dắt trâu đi đâu. Người đó trả lời, đem trâu đi giết để dùng máu của nó quét chuông. Đại vương nói, thả con trâu đó ra đi, quả nhân không dám nhìn dáng vẻ sợ hãi của con trâu trước khi bị giết, giống như người vô tội đi ra pháp trường. Người đó lại hỏi: Vậy thì bỏ nghi thức quét chuông đó được không? Đại vương nói: Làm sao có thể bỏ nghi thức quét chuông ấy được! Lấy dê để đổi trâu là được rồi! Xin hỏi Đại vương chuyện Hồ Linh kể có thật không? Từ Tuyên Vương nói, chuyện ấy có thật. Mạnh Tử nói: Tấm lòng nhân từ ấy đủ để minh chứng Đại vương có thể làm vua thống trị thiên hạ rồi." Lã Bất Vi nói đến đây, ngừng một lát rồi nói tiếp: "Điện hạ vừa về đến Hàm Dương, cần phải dựng lên cho hình tượng nhân từ, tiếng tăm nhân từ mở rộng, giống như câu chuyện của Di Hồng hãy châm lên một ngọn đèn đều không phải dễ, đúng như là mấu chốt đẹp đẽ về chữ đức của điện hạ Thiện Hiếu Quân Vương vậy. Vì sao điện hạ lại có thể đuổi Di Hồng ra khỏi cổng vậy?"
Những câu nói đó của Lã Bất Vi làm cho Dị Nhân tâm phục khẩu phục.
Dị Nhân nói: "Thái phụ mưu tính sâu xa, những lời nói hôm nay đều là lời hay lẽ phải, ta nhất định ghi tâm khắc cốt. Chẳng may Di Hồng mất đi tin tức trong phong sương bão tố, thật rất khó tìm được."
Lã Bất Vi bí mật cười, nói: "May mà tôi vừa trở về, gặp gỡ cô ấy ngòai cổng phủ, được tôi mời quay trở lại."
Dị Nhân đích thân đón Di Hồng vào chính điện, sai bọn người hầu, chuẩn bị quần áo để cô tắm rửa, hầu hạ cơm nước. Khi Di Hồng đem ngọc tỉ sáng chói trình lên trước mặt Dị Nhân, Dị Nhân vui mừng ra mặt, không tài nào kể xiết. Đang bàn bạc cùng Lã Bất Vi, sai môn khách đem ấn tín của Triệu Vương đến Liễn Thành - Thân Thành ở biên giới của nước Triệu nói dối họ là sứ thần từ Hàm Đan đến, phụng mệnh của Triệu Vương cắt hai thành dâng cho nước Tần. Quân canh giữ của hai thành nhìn thấy ấn tín của Triệu Vương, tin đó là thật, sẽ ngoan ngoãn giao cho ấn tín và công văn của Quận Trứ. Rồi nhẹ nhõm trở về Hàm Đan để phục mệnh.
Dị Nhân chẳng cần mất tí công sức nào mà được hai thành ấp và muốn coi nó là thành ấp của mình. Lã Bất Vi khuyên giải nói: "Điện hạ, theo như kiến giải của hạ thần, hai thành trì này điện hạ không thể xem nó là của mfinh, nên dâng cho Đại vương, một là để cho triều đình và dân chúng kính nể một chút, quân lính của Dị Nhân ta không phải chịu đao kiếm mà dễ dàng có được hai thành của nước Triệu, thực sự vẫn có tài năng khuấy trời đạp đất, hai là thể hiện một chút tấm lòng chí công vô tư của điện hạ.
Dị Nhân hành sự theo sự chỉ bảo của Lã Bất Vi, quả nhiên làm cho văn võ bá quan trong triều phục sát đất tài cán của Dị Nhân và tỏ lòng kính phục, hết lời ca tụng. Việc này đã được truyền đi khắp nhân gian, dân trăm họ cũng mến mộ vạn phần, đều nói rằng Dị Nhân làm Tần Vương, nước Tần của chúng ta có thể vá trời lấp biển, vô địch thiên hạ.
Thiện Tương Vương thấy con trẻ lấy hai thành của nước Triệu, làm lễ tiến, vui mừng tột cùng nói: "Cháu của quả nhân ta, sức mạnh lẫy lừng, văn võ toàn tài. Dị Nhân này thật hơn người?"
Thiện Tương Vương vui vẻ một lúc, cuối cùng lại thưởng cho Dị Nhân Liễn Thành - Thân Thành làm phong địa.
Liễn Thành - Thân Thành đã tặng đi rồi lại được trả lại, đổi lấy được thanh danh to lớn, Dị Nhân cảm thấy trở về Hàm Dương vừa phất cờ đã thắng, mở tiệc mừng ở trong phủ. Đèn nến rực rỡ, gái đẹp hầu hạ. Lã Bất Vi uống đến nỗi mặt đỏ phừng phừng, hứng khởi nói: "Lần này thắng ít, chỉ là thử nghiệm bước dầu, những người buôn bán cho chúng ta thường nói bỏ ra ít thu về nhiều, một vốn bốn lời. Muốn đầu tư ít nhất mà được đền đáp lại lớn nhất như việc chính sự triều đình, việc này là xứng đáng!"
Dị Nhân bảo các môn khách rót đầy chén cho Lã Bất Vi vui mừng hỉ hả nói: "Lời của thái phụ đều là vàng ngọc cả, chúng tôi cứ thế tuân theo mà làm!"
Lúc này, có một người nữ hầu vào báo, Di Hồng sinh một đứa bé trai.
Lã Bất Vi phấn khởi vội nói: "Điện hạ Dị Nhân lại có cả quý tử nữa, thật là hết niềm vui này đến niềm vui khác." Theo sau lời nói của Lã Bất Vi, lại vang lên tiếng cốc chén chạm nhau.
Bởi Di Hồng suốt đường đi vất vả nên sinh sớm, đứa bé trai sinh ra không đủ cân, đầu bé tí teo. Nhưng Dị Nhân vẫn rất thương yêu nó, nói: "Đứa bé yếu ớt quá, như một con sâu nhỏ!"
Di Hồng bị đày đọa đến khổ sở, xin Dị Nhân đặt tên cho đứa bé, Dị Nhân không khỏi suy tính nói: "Thì gọi nó là Tiên đi."
Thấy Di Hồng đã sinh cho mình một đứa con trai, Dị Nhân nghĩ rằng cô cũng phải có một danh phận. Bởi trước đó đã có Triệu phi, Di Hồng đương nhiên không thể gọi làm phi được, chỉ có thể gọi là phu nhân, đó là hàng thứ hai trong hàng thê thiếp.
Lại nói đến hai tên quan huyện canh giữ Liễn Thành, Thân Thành của nước Triệu. Sau khi không dừng lại nghỉ ngơi về đến Hàm Đan, tìm tới trước Tùng Đài xin phục chức.
Triệu Hiến Thành Vương vẫn luôn ốm đau, triều chính của nước Triệu luôn luôn do Bình Nguyên Quân nắm giữ. Sau khi hai tên quan canh giữ huyện thành khấu đầu bái kiến liền nói với Bình Nguyên Quân. Sau khi hai thành Liễn, Thân cắt cho nước Tần, chúng tôi vội về ngay.
Lúc đầu Bình Nguyên Quân như người trên trời rơi xuống, việc gì thế? Cắt hai thành Liễn, Thân cho nước Tần ư?
Hai tên trấn giữ huyện thành bẩm báo lại sự việc đã qua, Bình Nguyên Quân nghe xong thấy rất nghi ngờ. Vội tìm đến chỗ Triệu Hiến Văng Vương để hỏi xem, Triệu Hiến Văn Vương cũng kinh ngạc vô cùng, hỏi lại: "Chúng ta chẳng có nguyên cớ gì, vì sao lại cắt hai thành Liễn, Thân cho Tần?"
Bình Nguyên Quân nói: "Hai vị trấn giữ huyện thành nói là làm theo lệnh truyền của quan giữ ngọc tể của Đại vương."
Triệu Hiến Văn Vương lúc này mới nghĩ đến việc kiểm tra ngọc tỉ của mình, vội vàng sai người mở hộp ngọc ở cạnh đầu giường ra xem, nhìn thấy ngọc tỉ đã không cánh mà bay.
Triệu Hiến Văn Vương sợ hãi nói: "Kẻ nào ăn trộm ngọc tỉ của quả nhân?" Nói rồi một mồm đầy máu tươi phun ra vạt áo.
Bình Nguyên Quân bắt tất cả các cung nữ, hoạn quan trong Tùng Đài có thể đến cấm cung của Triệu Hiến Văn Vương, điều tra xét hỏi. Nhưng miệng người nào người ấy đều câm như hến chẳng nói chẳng rằng, tỏ ra việc ấy không phải là mình làm.
Bình Nguyên Quân thấy việc truy hỏi không có kết quả thì vắt óc suy tính tìm ra cách khác, muốn tìm ra ngọc tỉ của Triệu Hiến Văn Vương đưa về nước Triêu. Cuối cùng ông nghĩ đến thái tử phi và tiểu Doanh Chính của nước Tần, còn có gia quyến của Lã Bất Vi cũng nằm trong đối tượng được nắm bắt, có thể đổi họ lấy ngọc tỉ của Triệu Hiến Văn Vương. Bình Nguyên Quân suy đi tính lại, cảm thấy ngòai cách này ra không còn cách nào hơn. Thế là viết quốc thư, sai sứ thần đến Hàm Dương thương lượng với nước Tần, nước Tần đồng ý.
Sau rất nhiều năm, mỗi khi nói về việc này ở trong cung Chương Đài, Di Hồng đương đương tự đắc nói: "Tin Lăng Quân hắn có thể ăn trộm thẻ để cứu Triệu, ta sẽ lấy ngọc tỉ hoàn cơ cho ông ta thấy." Công Tử Vương Tôn tuổi trẻ không hiểu được nhân tình thế thái và những cung nữ sau này muốn tìm hiểu ngọn ngành đầu đuôi "ăn trộm ngọc tỉ hoàn cơ". Thế rồi giai đoạn lịch sử xúc động tâm hồn năm đó làm sống lại số phận bạc bẽo của Di Hồng."
Tướng quốc Phạm Thư nhớ rõ, hoàng hôn ngày hôm đso kéo dài dằng dặc. Một dãi nắng chiều tàn tạ chậm chạp, không mấy hài lòng lặn xuống Sơn Cốc.
Đó là ngày Phạm Thư biết rằng Dị Nhân và Lã Bất Vi đã trở về Hàm Dương. Trong phòng khách của phủ tướng quốc, Tử Hề và Đỗ Thương sau một thời gian dài oán giận Thiện Tương Vương và Du Quốc Quân, lặng nhìn vào khuôn mặt không tỏ rõ buồn vui của Phạm Thư. Chòm râu rậm rạp bao năm cheo kín miệng của Phạm Thư lúc ẩn lúc hiện. Tử Hề rất chut ý chi tiết này. Hy vọng có một âm thanh làm ông hưng phấn cất lên tiếng nói từ đó.
Hồi lâu, cuối cùng Phạm Thư lên tiếng: "Phàm làm việc đều có nhanh, chậm, nặng, nhẹ, như nay Đại vương nhằm đúng vào Vũ An Quân Bạch khởi nghĩa rửa sạch hận thù, tuy nhiên làm giảm quân sĩ của ông ấy, nhưng chưa giải hận được trong lòng, không muốn nghỉ ngơi. Tôi muôn nghĩ ra một chủ ý, làm hết tâm nguyện của Đại vương. Đợi việc này giải quyết xong, rồi là ra tay đối phó với Dị Nhân và Lã Bất Vi. May sao quốc quân chưa biết được, dù rằng quốc quân sau khi thiên thu, còn có An Quốc Quân được hạ nắm giữ triều đình, Dị Nhân và Lã Bất Vi còn phải nhờ trên chạy dưới, phúc chốc thời gian khó lòng gây lên sóng gió."
Tử Hề và Đỗ Thương thừa biết, Phạm Thư đang bị vướng mắc về việc này không biết xử lý Vũ An Quân như thế nào? Thiện Tương Vương phái Ngũ Đại Phu Vương dẫn quân đánh Hàm Đan, Vũ An Quân đang mắc bệnh. Quân Tần không những tấn công lâu mà không hạ được Hàm Đan, mà còn tiêu binh tổn tướng. Lúc này, bệnh của Vũ An Quân thấy đã giảm, Thiện Tương Vương muốn ông thay Vương Lăng làm Đại tướng quân, chỉ huy đội quân nước Tần. Vũ An Quân sau khi dưỡng bệnh thân thể suy nhược đến điện Kỳ Niên khấu kiến Thiện Tương Vương, khuyên rằng: "Đại vương, nô thần dám nói thật, quả thật Hàm Đan không dễ phá vỡ, mà chư hầu muốn cứu viện, một hôm tức thì từ Trường Bình đến Hàm Đan, các chư hầu đó từ lâu đã oán hận nước Tần, mấy năm trước tuy đại phá quân Triệu tại Trường Bình, nhưng nước Tần ta quân chết một nửa, sức lực trong nước yếu thế. Bây giờ chúng ta không những tích trữ lực lượng khôi phục nguyên khí, mà còn trèo đèo lội suối để đánh vào thành đô của người ta, giả sử nước Triệu tiếp ứng từ trong, chư hầu từ ngòai đánh vào, nước Tần chúng ta như rắn mất đầu, xin Đại vương suy xét để hành sự."
Mấy hôm sau, Thiện Tương Vương nghĩ đi nghĩ lại, cảm thấy Vũ An Quân xứng làm chỉ huy, liền gọi Phạm Thư đêm chiếu lệnh của ông đến phủ của Vũ An Quân thúc mời. Phạm Thư nói hết nước hết cái. Vũ An Quân không hể mảy may. Phạm Thư trở về cung Chương Đài, sôi nổi kể nào là Vũ An Quân thân thể khoẻ mạnh, muốn tìm vui thú, nào là nói năng thẳng thắn, trách Thiện Tương Vương hạ lệnh muốn đánh Hàm Đan. Sau khi Thiện Vương nghe xong tức giận đùng đùng, bởi vì lúc đso nước Tần đang đánh nhau đẫm máu với liên quân ba nước Triệu - Sở - Nguy ở ngòai thành Hàm Đan, tình thế hết sức nguy ngập. Thiện Tương Vương không sử phạt Vũ An Quân. Không lâu sau, quân lính Tần bại trận ngòai thành Hàm Đan. Thiện Tương Vương tức tối cách chức của Vũ An Quân đẩy xuống làm quân sĩ. Vũ An Quân hậm hực nói: "Nếu như Đại vương nghe theo lời khuyên của hạ thần, quân Tần đã không thất bại thảm hại." Câu nói đó đến tai Thiện Tương Vương, Thiện Tương Vương ra lệnh giam Vũ An Quân vào phòng tối. Vũ An Quân vừa buồn vừa hận, bệnh tình tái phát. Một số quan trong triệu đã minh can cho Vũ An Quân, nói rằng Vũ An Quân đã có công lao lớn với nhà Tần, Thiện Tương Vương động lòng trắc ẩn lại ra lệnh nói là đợi sau khi bệnh tình của Vũ An Quân thuyên giảm sẽ đẩy vào phòng tối sau.
Tận mắt nhìn thấy Vũ An Quân sắp rơi vào chỗ chết mà không có đường thóat, Phạm Thư - Tử Hề - Đỗ Thương, bọn họ không ngớt lời than vãn. Không ngờ rằng Thiện Tương Vương hạ hàng lọat chiêu lệnh như thế, họ lo lắng một ngày nào đó Vũ An Quân trở lại cầm quyền, đặc biệt là Phạm Thư vốn dự tính một khi Vũ An Quân lưu đày vào phòng tối ẩm lạnh lẽo, mất đi sự quây quanh giữa môn khách và cựu bộ, tìm mấy vị thích khách du lãng tài nghệ tuyệt vời, cướp đi tính mạng của Vũ An Quân. Bây giờ xem ra kế họach này phải từ từ thực hiện.
Tử Hề và Đỗ Thường lo rằng: Dị Nhân và Lã Bất Vi trở về, sẽ chạy vạy cứu vớt Vũ An Quân ra. Hai người đưa ra ý kiến như vậy, Phạm Thư như người trong mơ tỉnh dậy nghĩ đến lúc đầu là vì không để cho Dị Nhân đến Hàm Đan làm con tin, Vũ An Quân đã không tiếc sức lực cầu cạnh van xin. Bánh ú trao đi, bánh tri trao lại. Lần ngày khẳng định rằng trước mặt Thiện Tương Vương và An Quốc Quân, Dị Nhân và Lã Bất Vi sẽ ca tụng công đức của Vũ An Quân. Lâu dần, nhóm người bọn họ phải tụ tập liên kết, hình thành lên một thế lực mạnh ngang với mình.
Thấy Pham Thư cứ trầm tư chẳng nói, Tử Hề và Đỗ Thường đứng một bên nói như thể lửa đổ thêm dầu: "Tướng quốc! kẻ hèn xin có lời: đã chặt thì chặt cho đứt, tránh để sau này tất loạn. Phải nhân cơ hội khi họ chưa gây lên sóng gió dao sắc chém đay rối, trước tiên diệt Vũ An Quân, sau đó đối phó với Dị Nhân và Lã Bất Vi."
Pham Thư dáng vẻ lo lắng xa tính kỹ, nói: "Công tử và lão tướng quốc nói nghe có lý lắm, chúng ta phải đồng tâm hiệp lực, nắm chắc thời thế, chú ý động tĩnh của Vũ An Quân, không khó tìm ra những sai sót, sau đó bẩm tấu với Đại vương, nói ra điều lợi hại, đuổi Vũ An Quân ra khỏi Hàm Dương. Đến lúc đó, chúng ta sẽ ra tay đúng như ý muốn."
Tử Hề khẩn thiết nói: "Tướng quốc! chúng ta tim được khuyết tật và tội danh trong con người của Vũ An Quân, vậy thì phải đợi đến ngày tháng năm nào? dứt khóat chúng ta phải dựng lên câu chuyện làm cho mọi người kinh sợ, rồi đến cung Chương Đài bẩm tấu Đại vương, để Đại Vương tin và cho đó là thật, chẳng chút ngờ vực và cảm thấy Vũ An Quân là một phạm nhân tội ác tày trời không thể dung tha."
Đỗ Thương lắc đầu nguây nguẩy nói: "Không được, không thể được, Đại vương của chúng ta rất anh minh, không dam nói là thấy được chân tơ kẽ tóc, nhưng có khả năng nắm bắt được đầu mối của sự việc, khó lòng che đậy được. Nếu như cố tình bịa đặt vô lý, một khi bị Đại vương tìm hiểu xem xét, như vậy khác gì việc lạy ông tôi ở bụi này!"
Pham Thư nói: "Bịa đặt vô lý đương nhiên không thể được, nhưng chúng ta có thể tìm hình bắt bóng. Tôi đã nghĩ kỹ rồi. Bây giờ không phải là có một số người nối đuôi nhau đi vào phủ đệ của Vũ An Quân, giải bày nỗi oan khuất hay sao? chúng ta nói rằng họ xỏ xiên triều đình, phỉ báng Thánh thượng, có ý đồ mưu phản theo địch. Tôi đến chỗ Đại Vương bẩm báo, các ngài loan tin trong vương cung và các triều thần. Như vậy sợ gì Đại vương không tin?"
Tử Hề khóat tay tán dương: "Điều này Đại vương tức giận nhất là hạ thần bình luận cái hay cái dở của ông sau lưng."
Đỗ Thương nói: "Dân chúng kích bác triều chính, phỉ báng Thánh thượng, mưu phản theo địch, như vậy là tội đại phản nghịch mắc tội chết chu di chín họ đấy!"
Pham Thư lại cùng Tử Hề - Đỗ Thương mưu tính một hồi lâu sau đó chạy về phí cung Chương Đài kiến diện Thiện Tương Vương.
Gia quyến của môn khách trở về Hàm Dương không lâu sau, Lã Bất Vi đã xây dựng xong phủ đệ của mình. Việc nhà trong phủ ông để cho Hoàng Phủ Kiều toàn quyền lo liệu, việc làm ăn ngòai phủ đệ dựa vào Dương Tử và mấy người tâm phúc kinh doanh. Ông dốc hết tâm sức cùng các môn khách thu thập và nghiên cứu sự việc đổi thay của các nứoc chư hầu và trong cung vua Tần, để củng cố địa vị vương hầu của Dị Nhân và để sớm có ngày lên ngôi, ông đã cố gắng hoàn tất việc chuẩn bị.
Việc đầu tiên Lã Bất Vi nhắc Dị Nhân phải làm là vào cửa thăm hỏi hoàng thân quốc thích và các vị lão tướng trong triều. Dị Nhân biết rõ dụng ý của Lã Bất Vi, họ vừa về đến Hàm Dương, thế lực mỏng yếu, vây cánh chẳng có. Việc cần kíp trước mắt là cúi mình trọng dụng người tài, tìm kiếm mọi nơi thu phục nhân tâm, xây dựng lên thế lực của mình. Lã Bất Vi với sự tinh tế của một thương nhân, ông đều suy tính kỹ càng chu đáo đối với việc Dị Nhân tới phủ đệ của ai, đến nơi nào trước nơi nào sau, mang theo lễ vật gì, cầu lễ nghĩa thế nào để đạt được mọi sự tốt đẹp.
Lã Bất Vi nghĩ thấu đáo mọi việc, tìm đến phủ để của Dị Nhân cùng bàn bạc cho tiện. Dị Nhân trở về Hàm Dương mặc dù thời gian không lâu, nhưng nay cũng đã khác xưa. Đường đường là Tần Vương Tôn, thái tử của An Quốc Quân, nơi ở rèm hoa lộng lẫy, thị vệ nô tì tiền hô hậu ủng, lời lẽ cung kính nịnh hót rót tâu bên tai, bản thân tự cho mình là nhất, vênh vang tự cao tự đại. Do vậy, đối với Thái phụ Lã Bất Vi mặc dù là người tri ân tri kỹ, nghe theo sự tính toán, nhưng chẳng giống khi ở Hàm Đan mọi việc đều phải nghe theo.
Lã Bất Vi sau khi cúi đầu bái kiến, tường tận tỉ mỉ kể lại sự sắp đặt chu tất của ông với Dị Nhân. Đại khái nói để Dị Nhân thấy sự giao thiệp rộng rãi, phú quý quyền lực và thế sự phải làm. Nhưng nghe Lã Bất Vi một thôi một hồi nói đến việc tìm tới phủ đệ của ai, đến đâu trước đến đâu sau, mang theo lễ vật gì, lễ nghi ra sao... cảm thấy rườm rà rách việc, thậm chí hơi chút dạy bảo cặn kẽ như đối với đứa trẻ không biết gì. Dị Nhân mệt mỏi nghe xong Lã Bất Vi kể lễ, chẳng mấy vui vẻ nói: "Thái phụ xin hãy yên tâm, ta lại không phải là đứa trẻ lên ba mà không biết đâu là gần gũi thân quen!"
Lời của Dị Nhân nói vừa dứt thì trong ánh mắt phát ra những cái nhìn sắc lạnh như khinh miệt. Lã Bất Vi biết rõ, nếu như ông còn tiếp tục liên thuyên nữa, sẽ chẳng có gì hay ho cả.
Lã Bất Vi về phủ đệ của mình, trong lòng canh cánh nỗi lo âu như vẫn có một điều gì báo trước không tốt lành.
Trong danh sách những người bái yết mà Lã Bất Vi lập lại không có Vũ An Quân, ông có đầy đủ lý do để nói với Dị Nhân là vì sai người ông cần tôn kính mà lại không biết. Nhung khi Dị Nhân nghe đến sắc mặt không chút mảy may, khiến Lã Bất Vi không nói ra hết ý.
Dị Nhân lên kiệu xe, bằng lòng đi bái yết người mà ông cho rằng cần phải bái yết. Kiệu xe của Dị Nhân leng keng tiến vào phủ đệ của Vũ An Quân.
Dị Nhân vừa nhìn thấy Vũ An Quân bàng hoàng một lát.
Một ông già lọm khọm, đầu gối trên thành giường. Trong trí nhớ của anh, một vị tướng tài quát mây thét gió, dũng mãnh hiên ngang biết bao. Anh còn nhớ rõ lắm, cái trâm cài tóc trên cái đầu lốm đốm bạc của Vũ An Quân như một ngọn lửa lay động, phát sáng rực rỡ mãi mãi trong con mắt của anh. Không ngờ rằng vị đại tướng quân vô tình trước mắt này, cái trâm cái tóc bao năm quân úy ngưỡng mộ ấy đã sớm bị Thiện Tương Vương thu lại mất, búi tóc trắng muốt phủ đầy sương của những tháng năm. Khuôn mặt lâu ngày không nhìn thấy ánh mặt trời kia giống như một cái bánh nướng thiếu lửa - trắng bợt và yếu đuối. Lại còn những nếp nhăn vừa dày vừa sâu, nứt lẻ như một đáy hồ khô cạn.
Dị Nhân nghĩ đến Vũ An Quân lập lên chiến công hiển hách cho Đại Tần, nghĩ đến việc chăm lo cẩn thận đối với anh trong vấn đề làm con tin ở Hàm Đan, một nỗi chua xót cuộn lên trong lòng, nước mắt ngậm ngùi gọi không thành tiếng: "Đại tướng quân!"
Vũ An Quân được nữ hầu giúp việc tựa vào thành giường sau khi kêu lên một tiếng. "Thái tử điện hạ!" Con mắt ấy ẩn hiện sự đan xen một thứ tình cảm vừa hàm chứa nhưng không biểu lộ rõ, rồi lập tức lớn tiếng quát mắng: "Ngươi - kẻ tiểu nhân vong ơn bội nghĩa, cút ngay đi cho ta nhờ!"
Câu nói của Vũ An Quân như một gáo nước lạnh dội vào đầu Dị Nhân làm anh không kịp tránh. Rất lâu sau, Dị Nhân mới như tỉnh lại, trách móc hỏi: "Đại tướng quân, ngươi không thể nhận ra kẻ lại nhân này ư? ta có ý tốt đến thăm viếng ngươi, sao ngươi lại lăng nhục trách mắng ta?"
"Nay ta và ngươi không thể có cùng mặt trời, cũng chẳng có cùng ngôn ngữ chung. Ngươi mau đi đi?" Vũ An Quân với một bộ mặt xa lạ, sau đó gọi bọn người hầu đuổi Dị Nhân ra khỏi cửa.
Dị Nhân từ trong phủ đệ của Vũ An Quân bị coi thường mà trở về, bao nhiêu hứng thú thăm viếng người thân bè bạn bỗng nhiên chẳng còn nữa, ngao ngán trở về phủ đệ của mình, anh ngồi bần thần cả buổi, không tài nào lý giải nổi cử chỉ của Vũ An Quân, lẩm bẩm một mình nói: "Vũ An Quân ngươi chẳng hiểu tình người... đày đi thiên Tỉnh Quan."
Khi Dị Nhân đến phủ đệ của Lã Bất Vi để thông báo cho ông ta biết chiếu lệnh của Chiêu Tương Vương, Lã Bất Vi trông thấy Dị Nhân nước mắt giàn dụa, biểu lộ một nỗi xót thương, đồng cảm chân thành.
Dị Nhân bùi ngùi than thở: "Phía bắt Thiên Tỉnh quan giáp với đất của người Hồ, là nơi hoang vu hẻo lánh, cách trở núi non, đường xá xa xôi. Vũ An Quân lại bệnh tật triền miên, chưa kịp đến nơi có lẽ đã chết đói chết rét dọc đường rồi, chắc rằng trọn đời cũng chẳng thể trở về được nữa!"
Dị Nhân ủ dột, buồn rầu ngồi lại một lúc, rồi rời khỏi phủ Lã Bất Vi trở về.
Nỗi niềm của Dị Nhân đã cảm động đến Lã Bất Vi. Sau khi Dị Nhân trở về, Lã Bất Vi trơ trụi một mình một bóng, đối diện với ngọn đèn dầu mà lặng lẽ buồn thương. Ông có được nghe một số người nhiều lần nói đến chuyện Vũ An Quân đã chăm lo cho những kẻ bị bạc đãi là Hạ Cơ và Dị Nhân với tấm lòng rộng rãi, nghĩa hiệp ra sao; đã cầm gươm mặc giáp , chiến công hiển hách thế nào; đã thương xót những kẻ bần hàn cơ độc, đã tiếp tế cho dân thường áo vải ra sao; và đã công bằng liêm chính, cương trực bất khuất, dám nói thẳng để mạo phạm đến Chiêu Tương Vương như thế nào...
Lã Bất Vi nghĩ đến đây, trong lòng bỗng nảy sinh một nỗi thương xót và kính phục lớn lao đối với Vũ An Quân. Và ông cũng đã lý giải được phần nhiều nguyên do tại sao Dị Nhân luôn luôn có thâm tình với Vũ An Quân như vậy.
Trầm tư khá lâu, rồi Lã Bất Vi cho tìm Tư Không Mã đến phòng ngủ của mình, đóng cửa lại, rồi nói với ông ta, vẻ bí mật vô cùng: "Ngày mai, ngươi hãy thay ta làm một chuyện, mà phải làm sao cho thật kín đáo, trôi chảy, thần không biết, quỷ chẳng hay."
Tư Không Mã với một vẻ sẵn sàng lao vào nước sôi lửa bỏng đáp lời: "Thái phó đại nhân, có chuyện gì tùy đại nhân sai bảo."
"Đại để là người đã được nghe rồi, Vũ An Quân vì làm cho đại vương nổi giận nên bị lưu dầy đến Thiên Tỉnh Quan. Ngươi hãy chờ trên con đường từ Hàm Dương đến Thiên Tỉnh Quan, đợi đúng thời cơ, hãy đem 50 dật vàng này đưa cho Vũ An Quân, rồi nói rằng có vị Vương Tôn nước Tần không tiện bày tiệc tiễn đưa, nên đặc mệnh cho ngươi mang tặng ông ta số tiền vàng này. Mong rằng tướng An Quân hãy gắng bảo trọng."
"Tiểu nhân cam đoan sẽ đưa 50 dật vàng đến tận tay Vũ An Quân, không sót một ly."
"Khi làm việc này, không thể để cho bất kỳ ai trông thấy."
"Tiểu nhân đã rõ. Nhưng giả sử Vũ An Quân có hỏi năm mươi dật vàng này có phải do Dị Nhân điện hạ tặng cho hay không thì tiểu nhân phải trả lời ra sao?"
"Ngươi không phải đáp gì cả, không bảo đúng, cũng chẳng bảo sai. Lập tức đi ngay."
Trên con đường từ Hàm Dương đến Thiên Tỉnh Quan, Tư Không Mã suốt hai ngày đêm gội tuyết dẫm băng, nhịn đói nhịn rét để trốn trong rừng rậm chờ đợi, nhưng cũng chẳng thấy chút tăm hơi nào của Vũ An Quân. Tư Không Mã có biết dâu rằng Vũ An Quân vừa rời khỏi Hàm Dương được mười dặm, mới đi đến vùng Đỗ Sưu, thì Chiêu Tương Vương đã ban cho ông ta một thanh kiếm để tự vẫn rồi.
Lã Bất Vi sững sờ trước cảnh đi săn hoành tráng của Chiêu Tương Vương.
Đó là một buổi sáng, tuyết mới ngừng rơi, gió lạnh tê tái. Đỉnh Tần Lĩnh tô điểm, trang sức một màu bạc trắng, tựa như ánh nến đang thỏa sức lung linh, dòng sông Vị tuyết băng phủ kín, tương tự một cô gái an nhàn đang nằm yên lặng giữa bình nguyên um tùm xanh sẫm. Trên con đường từ Hàm Dương đến ung thành, những lá cờ Thúy hoa năm màu sáu sắc đón gió bay phần phật. Đi đầu tiên trong hàng ngũ đi săn là những quân úy, ngồi trên bốn hàng ngựa đang cùng tiên lên. Những gíap trụ họ mặc trên người và ánh phản quang của đống tuyết trắng phản chiếu lẫn nhau. Đi sát phía sau là đội Nghi trượng. Các thị vệ, cung nga giơ cao cờ hiệu, cờ tiết, quạt lông. Gió bấc thổi vào làm phát ra những âm thanh lọat soạt tựa như tiếng xé vải.
Sau đó là chiếc xe của Chiêu Tương Vương, do bốn con ngựa ngũ sắc kéo. Bên trái xe là An Quốc Quân, bên phải xe làm Phạm Tuy. Tuy rằng đã vào tiết giữa đông gía rét, nhưng trên xe vẫn không che rèm, để tiện lợi cho việc quan sát được xa, khi phát hiện ra con mồi có thể nhanh chóng giương cung bắn tên. Chiêu Tương Vương đầu đội mũ miện, mình mặc măng bào bằng lông chồn. Tuy rằng vị quân chủ của một nước này tuổi đã cao, người đã khô gầy, nhưng vẫn bám vào càng xe, hiên ngang trước gió, rất có khí phách của ngựa Ký tại chuồng, chí ngòai nghìn dặm. Điều này đã cổ vũ cho các văn võ bá quan, vương tôn công tử tùy tùng. Phía sau xe của Chiêu Tương Vương là các quan lại trạng yếu như Cung giảo sĩ, Thứ trưởng, Tả thứ trưởng, Tưởng sử, Bang tư không, Công thất thừa, Tông chúc, Quốc úy, Thượng tướng quân, Tư ngự, họ dắt theo chó săn. Hai mươi ba người cháu của Chiêu Tương Vương cùng với các thái phó của họ cùng ngồi xe, cầm cung, sung thêm vào đội ngũ xạ thủ đi săn.
Đến Ung Thành, Chiêu Tương Vương đích thân bái tế ở bốn khu vực thờ phụng trời và ở Tông miếu, sau đso mới bắt đầu đi săn. Phạm Tuy là tổng tư nghi của đoàn đi săn, sau khi được Chiêu Tương Vương truyền ý chỉ, ông ta bèn ra lệnh một tiếng, tức thì các vương hầu, quan tướng vương tôn, công tử liền thúc ngựa giong xe, chạy vào trong bãi hoang hay rừng núi nơi đi săn. Thoáng chốc đã ồn ào tiếng người la ngựa hý, chiêng trống ầm vang. Bụi tuyết bay mù mịt khắp nơi. Đâu đâu cũng huyên náo, tựa như trong một chiếc vạc đang sôi sùng sục, loạn vô cùng, sôi động.
Những hổ, báo, lợn rừng, dê rừng ẩn nấp trong rừng, bãi, khe, hang bị kinh động, bỏ chạy loạn xạ, trở thành những mục tiêu cho người ta truy đuổi, bắn giết.
Dị Nhân vì đã bị giữ làm con tin rất lâu ở Hàm Đan, võ công rất kém cỏi, ở trên xe, tuy rằng thỉnh thoảng cũng bắn ra vài mũi tên, nhưng đều chỉ phí công vô ích. Vài giờ đã trôi qua, mới bắn trúng một con dê rừng non yếu ớt.
Lã Bất Vi buôn bán khắp thiên hạn, có thể cho rằng đã luyện thành cái thuật hút vàng vào tay áo, nhưng về phép giương cung bắn tên lại dốt đặc. Ông ta phóng ngựa truy đuổi, cũng vờ bắt chước động tác giương cung đặt tên, nhưng chẳng hề động chạm đến một con thú hoang nào.
Trông thấy rất nhiều Vương Tôn khác của nươc Tần bắn bách phát bách trúng, trên thanh chắn phía sau xe, trên khung xe treo, vắt la liệt những chim rừng, thú hoang máu tươi còn nhỏ ròng ròng, con thì đã chết, con thì còn thoi thóp thở, Lã Bất Vi cảm thấy số thú vật mà Dị Nhân săn được ít ỏi đến đáng thương hại. Nếu so sánh Dị Nhân với đám anh em dũng mãnh tráng kiện kia, thì khác gì đem con dê non nhãi ranh trên xe của Dị Nhân so sánh với cả dây những hổ dữ, sư tử kia. Mặc dù là như vậy, nhưng Lã Bất Vi không hề lo lắng, sốt ruột.
Về việc phải làm sao để cải thiện tình trạng thảm hại của Dị Nhân trong cuộc đi săn này, ông ta đã có sẵn kế sách trong lòng.
Trước khi ra khỏi kinh thành, Lã Bất Vi đã dự liệu trước tình hình. Nếu xảy ra tình trạng như vậy, sẽ làm tổn hại đến hình tượng anh dũng của Dị Nhân điện hạ. Ông ta đã có chuẩn bị từ trước nên không hề lo lắng, móc từ trong túi ra rất nhiều tiền bạc. Trong khi mọi người đang vô cùng hào hứng, mê mải trong cuộc săn, đã sắp sửa đẩy xe trở về, Lã Bất Vi lặng lẽ, kín đáo đi mua lại những thú vật do các quan tướng có tước vị khá thấp kém đã săn được, mặ khác, chỉ mua của mỗi người một con. Ông ta vung tiền rộng rãi, giá cả gấp mấy lần ngòai chợ. Trong nháy mắt, con ngựa của Lã Bất Vi khắp lưng khắp người đã treo đầy chim thú, ông ta mới ruổi ngựa đi theo Dị Nhân. Khi đến bên xe của Dị Nhân, Dị Nhân thấy Lã Bất Vi săn được nhiều như vậy, thì vô cùng kinh ngạc. Dị Nhân hỏi: "Thật không ngờ rằng Thái phó lại là mũi dùi giấu trong đống thóc, không để lộ mũi nhọn ra ngòai. Tổng cộng được bao nhiêu?"
Lã Bất Vi trả lời: "Ba hổ, ba sói, năm dê rừng, hai nhung, hai hoẵng, tổng cộng được mười bốn con."
Dị Nhân vô tình nhìn đến túi đựng tên của Lã Bất Vi, phát hiện ra túi tên của ông ta chẳng hao đi mấy chiếc, bèn vô cùng nghi hợac mà hỏi rằng: "Tên của thái phó dường như còn nguyên chưa động đến, vậy bắn bằng thứ gì?"
Lã Bất Vi móc từ túi ra một đĩnh bạc, trả lời: "Bắn bằng cái này, kích phát bách trúng, dễ dàng như lấy đồ vật ở trong túi."
"Lã thái phó dùng tiền bạc để mua về ư?"
"Phải!"
"Giá bao nhiêu?"
Lã Bất Vi nói với Dị Nhân số tiền bỏ ra để mua thú về.
Dị Nhân thấy quá đắt đó, bèn nói: "Giá tiền gấp đôi gấp ba so với chợ, thế mà lại bỏ gần theo xa, về kinh đô rồi đi mua có phải hơn không?"
Lã Bất Vi nhìn khắp xung quanh không thấy ai, bèn nhấc một con dê bụng vàng lên ném vào trong xe của Dị Nhân. Dị Nhân kinh ngạc, mừng rỡ chăm chăm nhìn Lã Bất Vi đầy vẻ biết ơn. Lã Bất Vi vừa định giải thích, thì Dị Nhân nói: "Thái phó không cần phải nói, tôi đã hiểu rõ rồi. Hành động này thực chẳng khác nào tặng than cho người đúng khi trời tuyết!" Thực ra, Dị Nhân cũng đang xấu hổ vô cùng vì bản thân mình gần như trở về ttay không. Bây giờ đã được Lã Bất Vi mua cho những chim thú quý hiếm, để bổ sung vào đám chiến lợi phẩm, cứu được ông ta trong lúc nguy cấp.
Lã Bất Vi mang những muông thú mua được theo thứ tự mà treo đầy vào thanh chắn phía sau xe, nói một cách thẳng thắn: "Điện hạ là bậc cao quý, thái tử của An Quốc Quân. Hạ thần trộm nghĩ, không những chỉ cần danh phận, tước vị cao quý vô song, mà về mọi phương diện khác đều phải tỏ ra siêu phàm thóat tục, tinh anh khác thường."
Dị Nhân mặt mày hớn hở, nói: "Ta cũng nghĩ như vậy, thực là suy nghĩ của những anh hùng tương tự như nhau!"
Kết thúc cuộc săn, Chiêu Tương Vương sai quan sắc phu phát nỏ đi kiểm tra số lượng mông thú đã bị các Vương tôn nhà Tần bắn được. Sau khi tổng kết, kết quả là Dị Nhân đứng đầu bảng. Chiêu Tương Vương biết, vui mừng hiển hiện lên nét mặt, nói với các cận thần tả hữu với giọng tự hào, trước mắt đội ngũ đi săn vừa mới trở về: "Các cháu của quả nhân ai nấy đều giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Hàng long phục hổ, rõ ràng không phải Dị Nhân thì còn là ai được nữa. Lo gì họ Doanh nhà ta lại không thể tiêu diệt sáu nước chư hầu, hoàn thành bá nghiệp nhất thống thiên hạ!"
Cả đoàn người bùng lên một đợt tung hô, âm hưởng vang dội khắp núi non hang suối.
Rốt cục là vì tuổi đã quá năm mươi, thể lực không còn kham nổi, nên Chiêu Tương Vương khi trở về đế thẩm cung ở Chương Đài, liền cảm thấy đau lưng nhức chân, gan cốt rã rời. Ông ta nằm đài trên giường để hai cung nữ da thịt nõn nà đấm bóp lưng một cách nhịp nhàng.

Một vị hoạn quan tiến vào, quỳ xuống khả bẩm rằng Tướng quốc Phạm Tuy muốn được diện kiến. Trong lúc này, nếu là người khác thì Chiêu Tương Vương ắt đã cho người cự tuyệt từ ngòai cửa hợac cho đuổi khỏi cung Chương Đài. Nhưng vừa nghe là Phạm Tuy, lại bất chấpt những mệt nhọc sau cuộc săn bắn mà đến, ắt hẳn là có chuyện quan trọng muốn tâu bày.
Phạm Tuy bước vào, nói: "Đại vương mới trở về, long thể còn mỏi mệt, mà hạ thần lại đến quấy nhiễu, thực là tội đáng muôn chết. Nhưng đại vương đã lơ là mất một chuyện, hạ thần không thể không đến đề cập với đại vương."
Chiêu Tương Vương nói: "Ồ, Đại tướng quốc của quả nhân, khách sáo cái gì, có điều gì thì mau nói ra đi."
Phạm Tuy nói: "Một việc lớn là cuộc săn bắn rầm rộ, vang dội như hôm nay, thực là lâu lắm rồi không có, Đại vương long nhan sảng khóai, nên ban thưởng thịt tế mới phải."
Chiêu Tương Vương nói, rất đồng cảm: "Nên ban thịt tế! nên ban thịt tế! nhà ngươi xem đấy, trí nhớ của ta thật là tệ quá!"
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, sau khi kết thúc những công việc như đến Ung Thành tế Trời tế Miếu, đi săn bắn, thì bậc quân chủ phải tiến hành ban thưởng cho các hạ thần và thân thuộc. Ban thưởng chia thành các lọai thưởng vật, thưởng thành, thưởng mệnh, thưởng thịt. Thưởng vật, tức là ban thưởng bằng vật phẩm. Thưởng thành, tức là ban cho thành cấp làm đất phân phong. Thưởng mệnh, tức là quân vương ban bố mệnh lệnh khen thưởng. Nhưng cao quý nhất, long trọng nhất phải kể đến thưởng thịt tế. Ba lọai ban thưởng phía trên, hầu như tất cả mọi quan lại đều có thể được hưởng, nhưng thưởng thịt tế thì chỉ có những kẻ thân thuộc của nhà vua mới có thể được hưởng. "Thịt tế" tức là thịt được sử dụng trong những dịp tế tổ ở tông miếu, sau khi cúng tế xong, chỉ có thể ban cho những người có quan hệ huyết thống với nhà vua.
Chiêu Tương Vương gắng gượng cất tấm thân mệt mỏi trở dậy, truyền cho quan Tông chúc chưởng quản việc tế tự đến, hỏi xem những thịt tế để cung phụng trong tông miếu đã được vận chuyển đến chưa. Tông chúc nói rằng đã vận chuyển để nơi nguyên vẹn, không hề hao tổn. Chiêu Tương Vương run lật bật ngồi dậy khỏi giường, định chấp chưởng công việc chia thịt. Phạm Tuy nói rằng: "Bóng đêm đã bao trùm, đại vương lại vô cùng mệt mỏi, xin đại vương hãy ban một mệnh lệnh cho chia thịt, còn những công việc cụ thể hãy để hạ thần thừa lệnh thi hành cũng được. Chiêu Tương Vương suy nghĩ chốc lát, rồi ban một đạo mệnh lệnh, giao cho Phạm Tuy thực thi.
Sau khi Phạm Tuy trở về Tướng phủ, lập tức sai môn khách mời Tử Hề đến. Từ Hề dụi dụi đôi mắt lem nhèm ngái ngủ, lầu bầu nói:"Đại tướng quốc của ta, nửa đêm canh ba mà vẫn còn trăn trở cái gì vậy?"
Phạm Tuy vẻ hưng phấn ngồi nói: "Hôm nay săn bắn, đại vương rất vui vẻ, nên đã cho chi thịt tế."
Tử Hề lộ rõ vẽ hớn hở nói: "Buổi đi săn hôm nay khiến cho thằng nhóc Dị Nhân hăng máu quá mức, có thưởng thịt tế cho hắn thì ăn cũng chẳng biết ngon."
Phạm Tuy không vừa lòng, nói: "Đại công tử nói như vậy là bất kính đối với Đại vương rồi!"
Rồi ông ta đuổi hết tả hữu, ghé tai thì thào nói với Tử Hề rằng: "Thịt tế này sẽ trị khỏi cho tâm bệnh của đại công tử."
"Trị khỏi được tâm bệnh gì của ta?"
Phạm Tuy nghiến răng nghiến lợi mà nói: "Đại vương giao cho tôi chấp hành việc này, tôi sẽ tẩm độc vào khắp trên dưới miếng thịt tế đượ chia cho Dị Nhân, để cho hắn cùng hai mụ phi tử với lại thằng nhãi ranh kia ăn vào mà lăn đùng ra chết."
Chuyện này quả thực nghiêm trọng, Tử Hề hoảng sợ đến thót tim, tinh thần chấn động. Tử Hề cũng thấy rằng đây là cơ hội ngàn năm một thuở để trừ khử Dị Nhân, nhưng Tử Hề lại lo rằng sau khi Dị Nhân chết đi, không may bị Đại vương tra xét, mà lộ chân tướng, thì quả thật là một đại họa giáng xuống đầu. Phạm Tuy bảo Tử Hề không phải suy nghĩ nhiều quá, trên đường đi Ung Thành, ông ta đã suy tính trước sau rồi, đảm bảo việc này rất kín đáo, không có một chút sơ hở.
Tử Hề đảo đảo đôi mắt sáng, hỏi: "Dựa vào đâu để bảo rằng không có chút sơ hở?"
Phạm Tuy nói chắc như đinh đóng cột: "Đại công tử hãy nghĩ mà xem, nếu Dị Nhân quả thật chết đi, có kẻ nào lại dám nghi ngờ rằng trong miếng thịt Đại vương ban cho lại có độc. Vả lại từ khi giết thú vật, rửa ráy, thui nướng, vận chuyển đi xa, rồi trải qua cúng tế, vận chuyển trở về, cắt xẻ, phân phát, cho đến khi đưa vào phủ đệ của Dị Nhân, miếng thịt tế ấy đã phải qua tay bao nhiêu người theo một lọat những mắt xích như vậy, đến thần tiên cũng không thể biết rõ được ai là kẻ hạ độc thủ. Chắc chắn là Đại vương sẽ không nghi ngờ cho ngài và tôi đâu!"
Nghe Phạm Tuy nói vậy, Tử Hề được tăng thêm lòng dũng cảm, bèn tự mình xuống bếp hành động, đem thuốc độc tẩm vào khắp miếng thịt tế phát cho Dị Nhân, đồng thời lại chừa lại trên thớt một tiếng thịt đem cho mèo đen ăn, con mèo đen ăn xong kêu gào, giãy giụa trên mặt đất một hồi rồi chết.
Khi Phạm Tuy sai người đem miếng thịt tế đến phủ đệ của Dị Nhân, ở đó vẫn đèn đuốc sáng trưng, người rất đông đúc, không có vẻ yên lặng chuẩn bị đi ngủ. Người trên người dưới trong phủ đều biết chuyện Dị Nhân được Chiêu Tương Vương khen ngợi, nên một cảnh tượng tưng bừng choán ngợp khắp nơi. Giờ đây, lại được Đại vương ban thịt tế, thực là như gấm thêm hoa.
Dị Nhân lập tức sai người cắt thịt làm món, bày đặc tiệc rượu. Lại sai Triệu Cơ, Di Hồng, Doanh Chính tắm gội, thay quần áo, chuẩn bị một cuộc say sưa hưởng thụ ơn trạch nồng hậu của nhà vua trong yến tiệc ban đêm.
Dị Nhân lại nghĩ đến Lã Bất Vi. Bản thân Dị Nhân có thể chuyển nguy thành an, từ Hàm Đan trở về, được nối dõi, đứng vào hàng tên quý, là đều nhờ vào vị đại thương nhân này. Không những thế, lại còn khảng khái nhường người đẹp cho, mỗi khi nguy cấp gian nan, đều chỉ đường dẫn lối, trù tính sắp đặt. Nghĩ đến đấy, Dị Nhân kiên quyết định sai người đi mời Lã Bất Vi đến, cùng nhau chung hưởng vinh dự muộn màng này.
Khi Lã Bất Vi đến nơi, việc chuẩn bị cho yến tiệc đã ổn định xong xuôi. Mùi thơm của rượu, của thức ăn từ tỏng gian bếp tỏa ra từng đợt liên tục, xua cũng không bay đi. Những chén rượu, tửu lệnh sáng phát quang, phản chiếu lên những cảnh tượng mỹ lệ.
Lã Bất Vi vừa đến, cũng là lúc người đầu bếp bưng thức ăn vào sảnh đường, Lã Bất Vi đưa tay ngăn lại, nói: "khoan đã, chớ vội động đũa rót rượu!"
Rồi ông ta hỏi kỹ càng về quá trình Chiêu Tương Vương ban thưởng thịt tế.
Khi ông ta biết được rằng việc này do Phạm Tuy chủ trì, lại sai người đưa thịt tế đến, thì nhíu lông mày lại, hằn lên những vết nhăn dọc giữa trán, đôi con ngươi đảo qua đảo lại, rồi nói, giọng nhẹ nhàng, rõ rệt: "Trước khi mọi người thưởng thức thịt tế, tôi có một mẩu chuyện có liên quan đến thịt tế, cũng rất lý thú. Bây giờ tôi xin được kể cho thái tử điện hạ và mọi người cùng nghe, để trợ hứng, tô điểm thêm cho buổi yến tiệc đêm nay."
Nếu một kẻ bình thường nào khác mà rườm rà như vậy để trì hoãn cuộc thưởng thức thịt tế, thì đã bị Dị Nhân chửi mắng, tống cổ ra ngòai lập tức.
Nhưng hôm nay lại là Thái phó Lã Bất Vi, vả lại, Dị Nhân đã từng trải thực tế, biết rằng mỗi khi xảy ra những tình trạng tương tự, Lã Bất Vi thường có những hành động nằm ngòai dự liệu của mọi người, khiến người ta học tập được không phải là ít.
Dị Nhân nói với Lã Bất Vi: "Nghe được một lời của ngươi còn hơn đọc sách mười năm. Chúng tôi xin cung kính lắng nghe câu chuyện của Thái phó."
Thực ra trong lúc ấy, Lã Bất Vi không hề hay biết rằng Tử Hề đã tẩm thuốc độc vào miếng thịt, mà chẳng qua, ông chỉ cảm thấy rằng Phạm Tuy chủ trì công việc này, có lẽ sẽ sử dụng thủ đoạn. Thậm chí, ông còn thấy trỗi dậy một nỗi hoảng sợ kỳ lạ. Việc này khiến cho ông nhớ đến một câu chuyện xảy ra trong cung đình nước Tấn, ông muốn kể ra để cảnh cáo cho Dị Nhân.
Lã Bất Vi bắt đầu kể với một giọng rất hấp dẫn, lọt tai:
"Xưa kia, nước Tấn còn là một quốc gia lớn mạnh, sau đó là nước Nguy, Hàn, Triệu chia xẻ nước Tấn, nước Tấn mới bị diệt vong. Trước kia, Tấn Hiến công nắm giữ chính sự, cưới người con gai nước Tề là Khương Thị làm vợ, sinh được người con trai tên là Thân, lập làm thái tử. Năm Tấn Hiến công thứ năm, nước Tấn chinh phạt Ly Nhung, bắt được Ly Cơ và em gái. Cả hai đều trở thành những người thiếp được Tấn Hiến công rất sủng ái. Vài năm sau, Ly Cơ sinh được một con trai, đặt tên là Hề Tề. Tấn Hiến công bắt đầu xa lánh ba người con trai đầu, mà rất yêu Hề Tề, muốn lập Hề Tề làm thái tử, phế bỏ Thân. Ly Cơ là một người tâm địa độc ác, quỷ kế đa đoan, chỉ mong sao con trai mình được lập làm thái tử. Nhưng mụ còn e sợ thái tử Thân công cao đức trọng, chư hầu đều hướng theo, sợ rằng bây giờ bỏ trưởng lập thứ, sẽ gây ra loạn lạc, ta họa. Khi Hiến Công nói với Ly Cơ suy nghĩ của mình, mụ ta lại dùng lời lẽ ngon ngọt mà nói rằng: việc lập thái tử, chư hầu đều đã biết cả rồi. Thái tử lại nhiều lần dẫn quân chinh phạt, công đức ngời ngời, rất có thanh danh trước dân chúng, vậy thì đại vương làm sao có thể vì thần thiếp mà phế trưởng lập thứ cho được! nếu đại vương kiên quyết làm như vậy, tiện nữ chỉ còn biết dùng cái chết để can gián mà thôi!>
Ngòai mặt, Ly Cơ ca ngợi thái tử Thân, nhưng trong lòng lại ghét cay ghét đắng, chỉ chăm chăm tìm thời cơ để dịt trừ thái tử. Mẹ đẻ của thái tử Thân là Tề Khương mất sớm. Thái tử là người con có hiếu, muôn phần tưởng nhớ mẫu thân. Thái tử Thân thay mặt Hiến công ra phòng thủ Khúc Ốc. Khúc Ốc là vùng đất màu mỡ, nơi đặt Tông miếu của tổ tiên nước Tấn. Một hôm, Ly Cơ nói với thái tử Thân rằng: Đêm hôm qua Đại vương mơ thấy Tề Khương, nhà ngươi là đứa con có hiếu, hãy mau mau đến tông miếu ở Khúc Ốc tế lễ cho bà ta đi, sau đó mang thịt tế dâng cho Đại vương, để cho Đại vương được hưởng thụ cái phúc ấy.
Thái tử Thân đã đến Khúc Ốc để tế lễ cho mẹ đẻ là Tề Khương, lại đem thịt tế trong Tùng miếu dâng lên cho phụ vương. Ly Cơ đã lén sai người mang thuốc độc bôi lên miếng thịt. Hai ngày sau, Hiến công đi săn trở về, viên quan lo việc nấu nướng đem thịt tế ấy dang lên cho Hiến công, Hiến Công vừa định ăn, thì Ly Cơ đứng bên cạnh ngăn lại, khuyên rằng: Thịt tế này được mang đến từ một nơi rất xa, nên phải thử qua một chút!
Ly Cơ sai người cắt lấy một miếng thịt mang cho chó ăn, chó lập tức lăn ra chết. Lại cho một hoạn quan nhỏ ăn, hoạn quan cũng lập tức chầu trời..."
Nghe đến đây, Dị Nhân như đã tỉnh ra, bèn đứng dậy đi vào gian bếp.
Lã Bất Vi vẫn say sưa kể tiếp: "Khi đó, Ly Cơ khóc lóc nói rằng: Đại vương, Thái tử thật quá tàn nhẫn! đến cha ruột của mình mà còn muốn giết hại, muốn nhân dịp để lên ngôi, huống gì là đối xử với những người khác. Đại vương tuổi tác đã cao, là người trong buổi xế chiều, vậy mà hắn không đợi nổi lại muốn giết đi, thật là độc ác quá lắm! Sở dĩ thái tử làm như vậy, chẳng qua là vì tiện thiếp và Hề Tề thôi. Tiện thiếp khẩn cầu đại vương gia ơn, cho phép mẹ cho tiện thiếp được chạy sang nước chư hầu lánh nạn, hoặc là cho phép được tự sát sớm đi, để tránh khỏi thảm cảnh bị rơi vào bàn tay tàn độc của thái tử.
Hiến Công nổi giận đùng đùng, nhưng vì Thái tử Thân đã trở về Khúc Ốc, nên đã mang Thái phó của Thái tử đang sống ở kinh thành là Đỗ Nguyên Khoản ra giết. Có người đem đầu đuôi câu chuyện kể lại với thái tử Thân, đồng thời khuyên thái tử hãy đến gặp Hiến Công để biện bạch rõ ràng. Thái tử Thân nói: phụ thân tuổi đã cao rồi, nếu không có Ly Cơ thì ngủ không được yên, ăn không được ngon. Nếu chuyện này được vạch rõ trắng đen, Ly Cơ không bị lưu đày thì cũng bị giết chết, vậy thì phụ vương biết sống ra sao đây?
Có người lại nói với thái tử Thân rằng: thái tử điện hạ hãy mau chạy sang nước chư hầu khác đi! Thái tử Thân nói: mang theo tội ác giết cha cướp ngôi nghiêm trọng như vậy, còn vị vua chư hầu nào dám tiếp nhận ta? ta tự sát là xong chuyện! Như vậy vào ngày mậu thân tháng 12, thái tử Thân tự sát mà vong mạng ở Khúc Ốc."
Lã Bất Vi vừa kể xong câu chuyện, thì một người hầu bước vào mời Lã Bất Vi xuống bếp, chỉ thấy một con chó nằm chết còng queo trên mặt đất, còn Dị Nhân đứng bên cạnh, sợ đến nổi mặt xám như chàm. Lã Bất Vi đã hiểu ra, câu chuyện ông ta kể đã gợi ý cho Dị Nhân. Thái tử điện hạ đã thông minh ra nhiều.
Dị Nhân hỏi Lã Bất Vi: "Thái phó, làm sao ngài biết được trong thịt tế có độc?"
Thực sự, Lã Bất Vi không hề biết rằng trong miếng thịt có độc, chỉ là nghi ngờ mà thôi. Nghe Dị Nhân hỏi như vậy, để đề cao hình tượng của mình trong mắt Dị Nhân, Lã Bất Vi khéo léo lên giọng tự phụ rằng: "Mánh khoé của lão giào họ Phạm ấy làm sao có thể qua khỏi mắt tôi."
Dù rằng Lã Bất Vi nói rát nhẹ nhàng thỏai mái, nhưng chính mắt trông thấy miếng thịt quả thực là có độc, ông ta cũng sợ đến bủn rủn chân tay. Những chuyện đấu đá, hãm hại lẫn nhau kiểu một mất một còn trong chốn cung đình, trước đây ông ta chỉ biêt đến qua sách vở hoặc nghe người ta đồn đãi, nhưng giờ đây lại là nếm trải của người trong cuộc. Hơn nữa, lại còn liên quan đến cả bản thân mình. Cây muốn lặng mà gió chẳng đứng, từ nay về sau phải luôn luôn dè chừng như bước trên băng mỏng, những mũi tên ngọn giáo trước mặt sau lưng rồi sẽ liên tục đập kích vào bọn họ.
Dị Nhân định bỏ yến tiệc đêm này, đến chỗ Chiêu Tương Vương để tố cáo Phạm Tuy.
Lã Bất Vi ngăn Dị Nhân lại, nói: "Thịt tế đã chuyển qua tay rất nhiều người, mà công tử lại không bắt được tận tay Phạm Tuy. Không có bằng cớ xác đáng rõ ràng, mà chỉ là hòai nghi, thì làm sao đại vương có thể tin cho được. Điện hạ mà làm lớn chuyện, đòi chất vấn trước triều đình, chúng ta và bọn Phạm Tuy, Tử Hề công khai đối địch, vậy thì không còn chỗ nào có thể tiến thóai được nữa. Bọn họ thao túng trong triều đã lâu, người đông thế mạnh, nếu bị dồn đến đường cùng, chó càn dứt giậu, sẽ dũng mãnh vô cùng. Còn điện hạ mới từ Hàm Đan trở về, các văn võ đại thần trong triều đình được mấy người sẵn lòng liều chết để giúp cho điện hạ. Cái đạo văn võ, là phải vừa căng vừa chùng, căng hay chùng thì phải dựa theo thời thế. Điện hạ giờ đây cần phải âm thầm gây dựng, tăng thêm vây cánh, bao giờ thời cơ chín mùi, chỉ một gậy là có thể đập chết được bọn chúng!"
Dị Nhân hỏi: "Vậy còn bữa yến tiệc đêm nay..."
Lã Bất Vi nói: "Vẫn cứ bắt đầu không nên chậm trễ, đừng nên cho người khác biết chuyện này. Thịt khô mùi vị không khác mấy so với thịt tế, cắt ra một mâm bảo là thịt là xong."
Sự hưng phấn vă thắc thỏm, khiến cho Tử Hề trằn trọc không yên, cả đêm không tài nào ngủ được. Tử Hề nghĩ rằng, đến lúc mặt trời lên ba con sào, chắc rằng sẽ có tin dữ từ phủ đệ của Dị Nhân truyền ra. Nhưng suốt một buổi sáng, bên đó vẫn chẳng thấy động tĩnh tăm hơi gì về sau, Tử Hề không cầm lòng nổi, bèn đích thân sang phủ đệ Dị Nhân xem kết cục ra sao.
Khi Dị Nhân trang phục đẹp đẽ, vẻ như chưa từng xảy ra chuyện gì, bước ra đón tiếp Tử Hề, Tử Hề muôn phần kinh sợ. Tử Hề gắng hết sức tự trấn tĩnh, đến phòng khách để hàn huyên với Dị Nhân. Nói chuyện được một lúc, Tử Hề mới gợi đến đề tài phân chia thịt tế tối hôm trước. Dị Nhân điền nhiên nói: "Lâu lắm rồi không được thưởng thức thịt tế mà cha ban thưởng, hương vị của nó thật là nồng hậu khó quên, thấm sâu vào gan ruột. Đến bây giờ vị ngon vẫn còn trong miệng!"
Tử Hề úp úp mở mở, ba hoa một hồi, rồi cáo từ. Về đến phủ đệ của mình, Tử Hề nghi hoặc liệu có phải đã đưa nhầm miếng thịt có độc đi đâu không. Nhưng những vương tôn khác đều đã ăn cả, mà vẫn bình yên vô sự. Tử Hề kinh sợ, hoảng hốt khi nghĩ rằng phải chăng tổ tiên hoặc trời cao đã ngầm bảo hộ cho Dị Nhân. Nghĩ đến đấy, Tử Hề bất giác thấy sống lưng sởn gai ốc.
Lã Bất Vi
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Đoạn kết